BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2024/TT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương;
Căn cứ Nghị định số 105/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2024 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28
tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban
hành Thông tư quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản
xuất nhựa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp
xác định mức sử dụng năng lượng, định mức sử dụng năng lượng, chế độ báo cáo
trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa
bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật có mức sử dụng điện
từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.
2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân
khác có liên quan.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Mức sử dụng năng lượng (SEC) là
tổng mức năng lượng sử dụng để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm.
2. Định mức sử dụng năng lượng là
mức sử dụng năng lượng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể quy định tại Thông
tư này.
3. Túi nhựa: là túi nylon sản xuất
theo công nghệ ép đùn thổi màng.
4. Chai nhựa: là các loại chai sản
xuất từ nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) theo công nghệ thổi khuôn và chai
khác sản xuất theo công nghệ đùn thổi.
5. Nhựa bao bì: là các sản phẩm
màng nhựa (màng co PE (Polyethylene), màng bọc thực phẩm, màng bảo vệ, màng xốp
hơi), bao bì nhiều lớp, băng dính dân dụng, tấm nhựa.
6. Nhựa vật liệu xây dựng: là các
loại ống nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo
hình bằng vật liệu nhựa PVC (Polyvinylchloride), nhựa HDPE (High Density
Polyethylene) và nhựa PPR (Polypropylene Random Copolymers).
7. Nhựa gia dụng: là các sản phẩm
nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp,
đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi
nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.
8. Nhựa kỹ thuật: là các sản phẩm
nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình, trong đó không bao
gồm sản phẩm nhựa kỹ thuật là linh kiện trong thiết bị điện - điện tử.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH MỨC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 4.
Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng
Mức sử dụng năng lượng trong ngành
công nghiệp sản xuất nhựa được xác định theo phương pháp được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
Điều 5. Định
mức sử dụng năng lượng
Định mức sử dụng năng lượng áp dụng
cho cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, cụ thể:
Nhựa bao gói (kWh/kg)
|
Nhựa vật liệu xây dựng (kWh/kg)
|
Nhựa gia dụng (kWh/kg)
|
Nhựa kỹ thuật (kWh/kg)
|
Túi nhựa
|
Chai nhựa
|
Nhựa bao bì
|
PVC
|
HDPE&PPR
|
0,95
|
1,45
|
0,62
|
0,35
|
0,58
|
1,0
|
1,0
|
Điều 6. Chế
độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong
ngành công nghiệp sản xuất nhựa
1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng
năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa
phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu
chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn về tình hình thực
hiện định mức sử dụng năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thực hiện báo cáo qua
trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có
trách nhiệm liên hệ với Sở Công Thương để được lập và cung cấp tài khoản.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa, Sở Công Thương có ý
kiến phản hồi, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin của Sở Công Thương, cơ sở sản xuất
sản phẩm nhựa có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung thông tin theo yêu cầu.
2. Trước ngày 31 tháng 03 hàng
năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng gửi
Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản
theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang
thông tin điện tử https://dataenergy.vn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7.
Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên
quan việc thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Phối hợp với Sở Công Thương các
địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng đối với các
cơ sở sản xuất nhựa thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.
3. Tổng hợp, thống kê số liệu định
mức tiêu thụ năng lượng ngành công nghiệp nhựa từ báo cáo của các địa phương.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Hàng năm, chủ trì hướng dẫn,
đôn đốc, nhắc nhở, xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra việc tuân thủ quy định
định mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng áp dụng tại
Thông tư này ở địa phương và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của
pháp luật.
2. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng
lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện định mức
sử dụng năng lượng theo các nội dung của Thông tư này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 9.
Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa
1. Quản lý, giám sát quá trình sản
xuất để xác định lượng năng lượng đã tiêu thụ.
2. Tuân thủ định mức sử dụng năng
lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp có sự thay đổi, biến động
trong quá trình sản xuất dẫn đến cơ sở chưa đáp ứng được định mức, cơ sở có
trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan chức năng nguyên nhân và kế hoạch thực
hiện để đáp ứng định mức trên cơ sở báo cáo kiểm toán năng lượng.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 10.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 và thay thế Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công
Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Tổng bí thư;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Các đồng chí Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TKNL.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Long
|
PHỤ LỤC I
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
(Ban hành kèm
theo Thông tư số
29/2024/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Phạm vi đo đạc, tính toán
Việc đo đạc, tính toán lượng năng
lượng tiêu thụ thực hiện đối với dây chuyền sản xuất sản phẩm và năng lượng do
các hệ thống thiết bị phụ trợ sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản
phẩm (không bao gồm các khu vực khác như hành chính hay khu vực sản xuất các
sản phẩm khác).
2. Thời gian đo đạc, tính toán: trong 01 (một) năm từ ngày 01
tháng 01 tới ngày 31 tháng 12.
3. Các thông số để xác định mức sử
dụng năng lượng (SEC) trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa:
Thông số
|
Ý nghĩa (tính theo năm)
|
Đơn vị
|
Psx
|
Tổng điện năng sử dụng phục
vụ sản xuất
|
kWh
|
Ptt
|
Điện năng sử dụng trực tiếp
cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất
|
kWh
|
Ppt
|
Điện năng sử dụng cho các
thiết bị của hệ thống phụ trợ sản xuất
|
kWh
|
P
|
Sản lượng sản phẩm
|
Tấn
|
4. Mức sử dụng năng lượng (SEC)
cho sản phẩm nhóm i của cơ sở sản xuất nhựa được xác định như sau:
|
(1)
|
Trong đó:
- Psxi: tổng điện năng
phục vụ sản xuất sản phẩm nhóm i;
- Pi: sản lượng của sản phẩm i.
Psxi được xác định theo
công thức (2), cụ thể như sau:
Trong đó:
- Ptti: Điện năng sử dụng trực tiếp cho
các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản
phẩm nhóm i;
- Ppti: Điện năng sử
dụng cho các thiết bị của hệ thống phụ trợ sản xuất sản phẩm nhóm i.
* Riêng trường hợp sản xuất chai
nhựa PET từ phôi PET, Psxi được xác định theo công thức (3), cụ thể
như sau:
Psxi
= 1,505xPtti + Ppti
|
(3)
|
Ptti được xác định
thông qua hệ thống đồng hồ đo trực tiếp tại bộ phận sản xuất chai.
Ppti được tính toán và
xác định như sau:
- Trường hợp có thể tách được điện
năng của hệ thống phụ trợ sản xuất cho từng nhóm sản phẩm thông qua hệ thống
đồng hồ đo, điện năng phụ trợ sản xuất sản phẩm nhóm i được xác định từ hệ
thống đồng hồ đo tương ứng.
- Trường hợp không thể tách được
điện năng của hệ thống phụ trợ sản xuất cho từng nhóm sản phẩm thông qua hệ
thống đồng hồ đo, điện năng phụ trợ sản xuất sản phẩm nhóm i được xác định trên
cơ sở tỷ lệ sản lượng của sản phẩm nhóm i trên tổng sản lượng các nhóm
sản phẩm cùng sử dụng hệ thống phụ trợ, được xác định theo công thức (4) dưới
đây:
|
(4)
|
Trong đó:
- Ppti: Điện năng sử
dụng cho các thiết bị của hệ thống phụ trợ sản xuất sản phẩm nhóm i;
- Ppt: Điện năng sử dụng cho các
thiết bị của hệ thống phụ trợ sản xuất các nhóm sản phẩm;
- Pi: Khối lượng sản
phẩm nhóm i;
- P: Tổng khối lượng các nhóm sản
phẩm cùng sử dụng hệ thống phụ trợ.
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH
MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 29/2024/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương)
(Dùng cho Sở
Công Thương)
UBND …
SỞ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …..
|
……., ngày tháng năm ……
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
năm ...
Kính gửi: Bộ
Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững)
Thực hiện quy định của Thông tư số
.../ .../TT-BCT ngày.... tháng .... năm 20… của Bộ Công Thương quy định định mức
sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa, Sở Công Thương
....….. báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong ngành công
nghiệp sản xuất nhựa thuộc địa bàn quản lý như sau:
I. Tình hình thực hiện định mức sử
dụng năng lượng trong ngành nhựa:
- Số cơ sở báo cáo: …… cơ sở
- Số cơ sở không báo cáo: …… cơ sở
- Số cơ sở đạt định mức sử dụng
năng lượng: …… cơ sở
TT
|
Tên cơ sở
|
Mức sử dụng năng lượng (kWh/kg)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
3
|
|
|
…
|
|
|
- Số cơ sở chưa đạt định mức sử dụng
năng lượng: …… cơ sở
TT
|
Tên cơ sở
|
Mức sử dụng năng lượng (kWh/kg)
|
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và thời gian thực
hiện
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
…
|
|
|
|
II. Đánh giá việc tuân thủ quy định
của Thông tư
1. Về tình hình số lượng doanh
nghiệp thuộc phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại thông tư
- Tổng số doanh nghiệp:
- Số lượng doanh nghiệp thực hiện
khai báo: chiếm …%
- Số lượng doanh nghiệp đạt định mức
sử dụng năng lượng:……. chiếm …%
- Số doanh nghiệp chưa đạt định mức
sử dụng năng lượng:……. chiếm …%
2. Đánh giá nguyên nhân về các kết
quả chưa đạt
3. Đề xuất, kiến nghị
Nơi nhận:
-
-
|
GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)
|
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH
MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 29/2024/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương)
(Dùng cho các cơ sở sản xuất trong ngành nhựa)
Tên
cơ sở sản xuất
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………
|
…….,
ngày tháng năm …..
|
BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
Kính gửi: - Sở Công Thương tỉnh/thành phố
[Tên cơ sở sản xuất] báo cáo tình
hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng năm [xxxx]
Ngày tháng năm nhận
báo cáo
|
[Dành cho Sở Công Thương
ghi]
|
Ngày tháng năm xử
lý, xác nhận
|
[Dành cho Sở Công Thương
ghi]
|
Phân ngành:
……………………………………………………………………………
Tên cơ sở:
………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………….. [Tên Huyện
....] [Tên Tỉnh ……]
Điện thoại: …………………… Fax:
………………….., Email: …………………….
Trực thuộc (tên công ty mẹ):
……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………. [Tên Huyện
....] [Tên Tỉnh …….]
Điện thoại: …………….. Fax:
…………………………, Email: ……………………
Chủ sở hữu: (Nhà nước/ thành phần
kinh tế khác)
I. Thông tin về cơ sở và sản phẩm
Năm đưa cơ sở vào hoạt
động
|
|
Năng lực sản xuất của cơ sở
Năng lực SX
Tên sản phẩm
|
Đơn vị đo (Tấn/năm)
|
Sản lượng theo thiết kế
|
Sản lượng năm báo cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
Mức tiêu thụ năng lượng hiện tại (Số liệu báo cáo thực hiện
trong năm trước)
Loại năng lượng
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Mục đích sử dụng
|
Điện
|
|
kWh
|
|
II. Tình hình thực hiện định mức sử
dụng năng lượng
năm 20…… [xxxx]
a) Mức sử dụng năng lượng (SEC): (tính
toán theo công thức trong Phụ lục I).
b) Tỷ lệ cải thiện mức sử dụng
năng lượng so với năm trước: (= [(SECnăm trước - SEChiện tại)/
SECnăm trước] x 100%).
c) Dự kiến SECdự kiến
năm tiếp theo:………………………………………………………………
d) Khả năng đạt được định mức sử dụng
năng lượng theo kế hoạch:………………………
e) Đề xuất giải pháp và kế hoạch
thực hiện để đạt được định mức sử dụng năng lượng (nếu cơ sở chưa đạt định mức
sử dụng năng lượng):……………………………………………………
Người
lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
Giám
đốc
(Ký tên và đóng
dấu)
|