Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2012/TT-BKHCN an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu phát triển

Số hiệu: 21/2012/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 20/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 21/2012/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN SINH HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 sửa đổi Nghị định 69/2010/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học”;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư Quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi tắt là nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến công tác quản lý và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (sau đây viết tắt là nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen) là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; đánh giá tác động của sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người, vật nuôi, đa dạng sinh học và môi trường.

2. Rủi ro là các yếu tố có hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người, cây trồng hoặc vật nuôi, có thể dễ phát hiện hoặc tiềm ẩn do các hoạt động có liên quan đến nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gây ra.

3. Quản lý an toàn sinh học là các biện pháp quản lý để đảm bảo an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

1. Mọi hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tại các Điều 19, Điều 20 của Luật Khoa học và Công nghệ; Điều 87 của Luật Bảo vệ Môi trường; Điều 7 của Luật Đa dạng sinh học; Điều 44, Điều 50 của Luật An toàn thực phẩm và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải được tiến hành trong khuôn khổ các nhiệm vụ KH&CN (đề tài, dự án) được cấp có thẩm quyền phê duyệt: nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở do tổ chức quản lý trực tiếp phê duyệt.

3. Nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo các cấp độ an toàn sinh học.

a) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1: được thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyển gen; phân tích phát hiện sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm sinh vật biến đổi gen; đánh giá, kiểm định tiêu chuẩn chất lượng, rủi ro của những đối tượng không hoặc ít có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;

b) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2: ngoài các quy định tại Điểm a của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có thể có nguy cơ rủi ro xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học;

c) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3: ngoài các quy định tại các Điểm a và b của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi;

d) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4: ngoài các quy định tại các Điểm a, b và c của Khoản này còn được thực hiện nghiên cứu chuyển gen ở những đối tượng có nguy cơ rủi ro cao, nguy hiểm đến con người, có khả năng gây dịch bệnh.

4. Các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở về sinh vật biến đổi gen mà sinh vật cho và sinh vật nhận có nguy cơ rủi ro cao ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi thuộc phân nhóm cấp độ an toàn sinh học cấp 3 và cấp 4 phải được Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý bằng văn bản trước khi phê duyệt.

5. Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen ngoài các quy định hiện hành phải có nội dung về quản lý an toàn sinh học: đánh giá rủi ro và phương án quản lý rủi ro.

6. Các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải chịu sự giám sát của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành có liên quan.

Chương 2.

QUY ĐỊNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN

Điều 5. Quy định phân nhóm cấp độ an toàn sinh học theo mức độ nguy cơ rủi ro của các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

1. Cấp độ 1 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen không hoặc có nguy cơ rủi ro ở mức độ thấp đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.

2. Cấp độ 2 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ trung bình đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.

3. Cấp 3 bao gồm các sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng đã có biện pháp quản lý.

4. Cấp 4 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và nguy hiểm đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng chưa có biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.

Điều 6. Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

1. Việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện theo từng công đoạn trong quá trình nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Nếu việc đánh giá rủi ro ở công đoạn nào có kết luận có nguy cơ phát sinh rủi ro khó có thể kiểm soát được thì không được triển khai thí nghiệm ở công đoạn tiếp theo.

2. Nội dung đánh giá rủi ro bao gồm: xác định các nguy cơ rủi ro, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra theo phân nhóm nguy cơ mất an toàn sinh học đối với đa dạng sinh học, môi trường và sức khoẻ con người, vật nuôi.

3. Xác định những nguy cơ rủi ro theo mức độ (ít có khả năng xảy ra, khả năng xảy ra ở mức cao, chắc chắn xảy ra) thuộc các nhóm đối tượng sau:

a) Nguy cơ rủi ro đối với môi trường đất, nước và không khí: mức độ gây ô nhiễm, suy thoái;

b) Nguy cơ rủi ro đối với đa dạng sinh học: thay đổi thành phần loài theo hướng bất lợi;

c) Nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ con người, vật nuôi: độc tố, chất gây dị ứng.

4. Đối với các nguy cơ được dự đoán chắc chắn sẽ xảy ra, nguy cơ có khả năng xảy ra ở mức cao phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ rủi ro về các nội dung:

a) Phân tích, đánh giá các nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe con người và với môi trường;

b) Phân tích, dự báo vấn đề có thể xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ;

c) Phân tích, dự báo các rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại;

d) Phân tích, đề xuất các biện pháp thích hợp để quản lí rủi ro;

đ) Dự báo ảnh hưởng tổng thể lên môi trường, kể cả tác động có tính tích cực đối với môi trường và sức khỏe con người.

5. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro, chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN xây dựng phương án quản lý rủi ro bao gồm các giải pháp giảm thiểu nguy cơ, kế hoạch giám sát và đánh giá việc thực hiện:

a) Giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro được xây dựng theo nguyên tắc phòng ngừa là chính;

b) Kế hoạch giám sát và đánh giá việc thực hiện phải được xây dựng dựa trên các nội dung, tiến độ nghiên cứu;

c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý khi có sự cố mất an toàn sinh học tại phòng thí nghiệm.

6. Báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro được xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Quy định an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen

1. Những quy định chung

a) Việc nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại Phòng thí nghiệm được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có mức độ an toàn sinh học cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;

b) Phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn và vệ sinh phòng thí nghiệm;

c) Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật, nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Các nguyên liệu, vật liệu, mẫu vật thí nghiệm, ống nghiệm, dụng cụ chuyên dụng dùng trong nghiên cứu sinh vật biến đổi gen phải ghi nhãn có tên và ngày tháng thực hiện;

d) Hoạt động nghiên cứu tạo véc tơ tái tổ hợp, chuyển gen chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1 trở lên của khu thí nghiệm chính;

đ) Chỉ thực hiện chuyển gen cho 01 đối tượng trong một lần thí nghiệm;

e) Người thao tác chuyển gen phải mặc áo blouse, đeo khẩu trang, đi găng tay. Khi thực hiện thao tác phải ngồi trước tủ an toàn sinh học đang hoạt động, lấy đủ lượng các nguyên liệu cần thiết và tránh làm rơi vãi;

g) Tủ an toàn sinh học, các thiết bị thí nghiệm phải được vệ sinh bằng cồn 70 độ. Mẫu vật bị rơi vãi, nguyên liệu, vật liệu dư thừa, bông cồn, dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm và các dụng cụ khác đã sử dụng phải được thu gom, phân loại và xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường;

h) Định kỳ hàng tuần khử trùng phòng thí nghiệm và tủ an toàn sinh học bằng dung dịch chloramin hoặc cồn 70 độ hoặc các chất khử trùng khác được sử dụng theo quy định;

i) Các sản phẩm thí nghiệm được bảo quản và quản lý theo quy định, không đưa ra ngoài phòng thí nghiệm khi chưa được phép của người quản lý. Nếu bị mất mẫu vật hoặc có dấu hiệu xáo trộn thì phải báo ngay với người quản lý để có giải pháp xử lý kịp thời hạn chế sự phát tán thiếu kiểm soát ra môi trường;

k) Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nguy cơ rủi ro khó kiểm soát thì phải dừng ngay hoạt động nghiên cứu và xử lý theo hướng dẫn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

2. Quy định quản lý an toàn sinh học trong một số hoạt động nghiên cứu có tính chất đặc thù:

Ngoài các quy định đã nêu tại Khoản 1 của Điều này cần tuân thủ các quy định sau:

a) Hoạt động nhân dòng với các đối tượng chuyển gen là thực vật: Trong quá trình tiến hành nhân dòng đối tượng chuyển gen tuyệt đối cách ly với các sinh vật khác. Các mẫu hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần phải được tiêu hủy theo quy định;

b) Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là vi sinh vật: phải quản lý chặt chẽ các ống nghiệm nhân sinh khối, đối với các ống nghiệm nhân nuôi không thành công phải được tiêu hủy theo quy định;

c) Hoạt động nhân dòng với đối tượng chuyển gen là động vật: phải quản lý chặt chẽ số lượng các dòng tế bào đã chuyển gen trước khi cấy vào vật chủ. Nếu mẫu bị hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Điều 8. Quy định an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cho các nghiên cứu đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen

1. Các hoạt động nghiên cứu về đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen tiến hành trong phòng thí nghiệm của khu thí nghiệm chính phải thực hiện theo các quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

2. Các hoạt động nghiên cứu về đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen là thực vật phải tuân thủ các quy định sau:

a) Các nghiên cứu về đặc tính sinh học chỉ được phép tiến hành trong nhà kính hoặc nhà lưới, phải đảm bảo cách ly giữa các đối tượng sinh vật với nhau;

b) Các dụng cụ chăm sóc, cắt tỉa cây được dùng riêng cho một loại cây trồng chuyển gen;

c) Phải sử dụng giầy, dép riêng biệt khi vào nhà kính, nhà lưới;

d) Không được mang đất, các mẫu vật từ cây trồng chuyển gen ra khỏi khu vực nhà kính, nhà lưới khi chưa được phép;

đ) Khi lấy các mẫu vật đi phân tích phải đảm bảo tránh để rơi vãi, lẫn mẫu và cần quản lý an toàn khi phân tích mẫu;

e) Khi kết thúc thí nghiệm, các cây trồng đã chuyển gen đủ hoặc không đủ điều kiện làm giống đều phải được quản lý chặt chẽ, nếu không tiếp tục sử dụng phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.

3. Những nghiên cứu về đặc tính sinh học của động vật được thực hiện ở khu phụ trợ:

a) Khu chuồng nuôi các đối tượng đã chuyển gen phải đảm bảo điều kiện cách ly với môi trường bên ngoài, có hệ thống thu chất thải, nước thải riêng. Phân và nước thải được thu gom và xử lý bằng các hóa chất tiêu độc, không thải trực tiếp vào hệ thống nước thải chung. Các chất thải rắn, chất độn chuồng (nếu có) được xử lý theo phương pháp đốt trong lò kín;

b) Quản lý chặt chẽ động vật đã được chuyển gen: Phải đánh dấu và quản lý số lượng. Những con chết hoặc không đủ điều kiện giữ giống, mẫu vật của động vật biến đổi gen cần được tiêu hủy theo phương pháp đốt trong lò kín.

4. Trong quá trình nghiên cứu đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen, nếu phát hiện thấy có nguy cơ gây hại cao đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người, vật nuôi, tổ chức chủ trì nhiệm vụ phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng biết và xin ý kiến về biện pháp ngăn chặn rủi ro.

Điều 9. Quy định an toàn sinh học trong hoạt động phân tích phát hiện, phân tích chất lượng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

1. Các hoạt động phân tích phát hiện, phân tích chất lượng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chỉ được thực hiện tại các Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận.

2. Công tác quản lý an toàn sinh học trong hoạt động thực hiện theo các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Thông tư này.

Điều 10. Hồ sơ đăng ký và nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen

1. Hồ sơ đăng ký nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen được xây dựng theo quy định hiện hành về hồ sơ đăng ký nhiệm vụ KH&CN. Thuyết minh phải nêu tổng quan đầy đủ thông tin về đặc tính sinh học, các kết quả nghiên cứu KH&CN và các vấn đề có liên quan đến an toàn sinh học đối với sinh vật chuyển gen. Trong mục cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng cần có phần phân tích và xây dựng phương án quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

2. Hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen được xây dựng theo quy định hiện hành. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ ngoài những nội dung đã quy định, bắt buộc phải có nội dung báo cáo về rủi ro đã xảy ra và các biện pháp quản lý rủi ro đã thực hiện.

Điều 11. Quy định an toàn sinh học đối với nhân viên Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

1. Thực hiện đầy đủ các nội quy của phòng thí nghiệm.

2. Không dự trữ thức ăn, đồ uống trong các tủ lạnh của phòng thí nghiệm.

3. Không ăn uống trong phòng thí nghiệm.

4. Không dùng pipet hút bằng miệng khi thao tác các thí nghiệm về sinh vật biến đổi gen.

Điều 12. Quy định quản lý khi xảy ra sự cố mất an toàn sinh học tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

1. Khi xảy ra sự cố mất an toàn sinh học, chủ nhiệm nhiệm vụ, người chịu trách nhiệm quản lý Phòng thí nghiệm phải tổ chức:

a) Lập tức báo cáo với cơ quan chủ quản trực tiếp và xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố tại phòng thí nghiệm;

b) Thu thập lại tối đa các mẫu vật bị rơi vãi trong các trường hợp: đổ vỡ ống nghiệm đựng mẫu; côn trùng, chuột xâm nhập; hỏng hóc thiết bị dẫn đến phát tán mẫu vật thí nghiệm; hỏng phòng thí nghiệm. Sau khi thu thập các mẫu vật phải sửa chữa, vệ sinh và khử trùng các thiết bị, phòng thí nghiệm bị hỏng.

2. Trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn sinh học mà vượt quá khả năng của tổ chức có phòng thí nghiệm phải báo cáo ngay bằng văn bản với các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức giám sát hiện trường và khắc phục sự cố.

3. Sau khi xử lý sự cố, các nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen thuộc phân nhóm cấp độ an toàn sinh học cấp 3 và cấp 4 chỉ được tiếp tục triển khai khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Trách nhiệm quản lý an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

1. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Có trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo quy định của Thông tư này.

b) Có trách nhiệm phê duyệt và quản lý trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước về sinh vật biến đổi gen.

c) Trong thời hạn 30 ngày từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Thông tư này, bao gồm thuyết minh nhiệm vụ đã được sửa chữa sau khi đánh giá, thẩm định và công văn đề nghị của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức KH&CN (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này), Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc cho phép hoặc không cho phép thực hiện (trường hợp không cho phép thực hiện, cần nêu rõ lý do) để bộ, ngành, địa phương, tổ chức KH&CN phê duyệt theo quy định.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Có trách nhiệm quản lý an toàn sinh học những nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở đã phê duyệt theo quy định của Thông tư này;

b) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức kiểm tra, giám sát, việc thực hiện các quy định về an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen trong phạm vi quản lý.

c) Báo cáo hàng năm với Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình triển khai các nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen trong phạm vi quản lý (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Các tổ chức khoa học công nghệ, phòng thí nghiệm, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen:

a) Có trách nhiệm quản lý an toàn sinh học khi triển khai thực hiện những nhiệm vụ KH&CN;

b) Tổ chức việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt theo đúng quy định;

c) Có trách nhiệm giám sát rủi ro trong hoạt động nghiên cứu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt) hoặc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý (đối với nhiệm vụ do bộ, ngành, địa phương phê duyệt) khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi về nội dung, kế hoạch nghiên cứu và chỉ được tiếp tục tiến hành sau khi được các cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Điều 14. Xử lý vi phạm

1. Cấp có thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này quyết định dừng hoặc đình chỉ các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định về an toàn sinh học hoặc phát sinh bất cứ một nguy cơ nào có hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, vật nuôi, đa dạng sinh học và môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Thông tư này hoặc các quy định khác của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ cụ thể mà bị thu hồi Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

Những Phòng thí nghiệm đang hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen trước thời điểm ban hành Thông tư này được lùi thời gian hiệu lực thực hiện các quy định của Thông tư đến ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Giao Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn và quản lý việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Thông tư này tổ chức quản lý, hướng dẫn các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện các quy định về quản lý an toàn sinh học trong phạm vi quản lý.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc kiến nghị những nội dung cần điều chỉnh, đề nghị có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, điều chỉnh./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, CNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Chu Ngọc Anh

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

PHÒNG THÍ NGHIỆM
…….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày ….. tháng …. năm 20……

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN

I. Thông tin chung

1. Tên đề tài/nhiệm vụ: ...........................................................................................

2. Cấp quản lý: Nhà nước □ Bộ □ Tỉnh □ Cơ sở □

3. Tên sinh vật biến đổi gen/sản phẩm của sinh vật biến đổi gen/Tên khoa học:

................................................................................................................................

4. Tên đơn vị (Tổ chức, cá nhân) thực hiện:..........................................................

5. Cơ quan chủ quản:.............................................................................................

6. Tên chủ nhiệm đề tài:.........................................................................................

7. Thời gian thực hiện:...........................................................................................

II. Sự cần thiết của việc xây dựng báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro của nhiệm vụ

(Phân tích bám sát vào định hướng và nội dung thực hiện, đối tượng nghiên cứu của đề tài/nhiệm vụ liên quan tới sự cần thiết phải xây dựng “Báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, (sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen)” trong quá trình tiến hành nghiên cứu)

III. Mục tiêu

(Nêu rõ các mục tiêu của báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài/nhiệm vụ)

IV. Các tiếp cận và phương pháp đánh giá, quản lý rủi ro

(Nêu cách tiếp cận và phương pháp được áp dụng để xây dựng “Phương án đánh giá và quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen/sản phẩm của sinh vật biến đổi gen” trong quá trình nghiên cứu)

V. Cơ sở khoa học của đánh giá và phương án quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen

(Phân tích những nội dung khoa học, những kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn có liên quan đã được nghiên cứu, ứng dụng kết hợp với những suy luận khoa học là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen/sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trong quá trình nghiên cứu, chi tiết như nội dung dưới đây)

1. Những thông tin chính đã được nghiên cứu về sinh vật biển đổi gen

a. Thông tin liên quan đến sự chuyển nạp gen.

b. Thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen.

- Phân bố địa lý của sinh vật biến đổi gen. Nơi đã áp dụng liên quan đến sinh vật biến đổi gen chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.

- Sự biểu hiện tính trạng của gen đưa vào sinh vật biến đổi gen liên quan đến các lợi ích có chủ đích.

- Đặc tính sinh học của sinh vật biến đổi gen (đặc điểm sinh học, sinh thái, phương thức sinh sản, khả năng phát tán, lây nhiễm...)

- Sự tác động giữa sinh vật biến đổi gen với các sinh vật chủ đích và sinh vật không chủ đích khác.

- Khả năng độc tố, dị ứng và các tác động bất lợi đối với sức khoẻ con người và môi trường phát sinh từ sự biến đổi gen.

- Khả năng ứng dụng sinh vật biến đổi gen.

2. Thông tin về đánh giá và quản lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen chủ đích đã được ứng dụng

- Tiêu chí đánh giá rủi ro đã lựa chọn để đánh giá.

- Những rủi ro đã được xác định, mô tả và ước lượng rủi ro (kết quả đánh giá đã xác định sinh vật biến đổi gen/sản phẩm của sinh vật biến đổi gen) có khả năng phát sinh những rủi ro gì? mô tả những rủi ro đó, rủi ro nào có nguy cơ cao, nếu những rủi ro đó xảy ra không kiểm soát được thì sẽ gây hậu quả ra sao?

- Những rủi ro thực tế đã phát sinh tại nơi đã ứng dụng. Hậu quả của những rủi ro này.

- Phương án quản lý rủi ro đã được áp dụng.

3. Đặc điểm của môi trường tiếp nhận khi sinh vật biến đổi gen được phóng thích ở Việt Nam

Đặc điểm sinh học, sinh thái (kể cả hàm lượng hoạt chất độc tố, chất gây dị ứng) của sinh vật biến đổi gen có liên quan chặt chẽ đến khả năng tạo ra nguy cơ rủi ro như khả năng lan truyền, lây nhiễm, phát tán do tiếp xúc, do sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp... Do vậy các yếu tố cần được phân tích bao gồm:

- Điều kiện môi trường: Đất đai, thời tiết, khí hậu, thảm thực vật và sinh quần sinh vật trong vùng sinh thái...).

- Điều kiện xã hội: Đặc điểm xã hội, dân trí, mục đích sử dụng và quy mô áp dụng.

4. Dự đoán nguy cơ rủi ro

Căn cứ vào những thông tin khoa học (tại Mục V; điểm 1 của Mục VI) những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra để xây dựng phương án quản lý rủi ro. Dự đoán nguy cơ rủi ro phân chia theo nhóm (với người và động vật, với môi trường sinh học, môi trường phi sinh học) để dễ quản lý. Trong đó chia ra các mức độ:

- Những rủi ro có nguy cơ phát sinh cao

- Những rủi ro có khả năng có thể phát sinh.

VI. Đánh giá rủi ro trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

- Xác định những nguy cơ phải đánh giá bao gồm: (1) nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ con người và vật nuôi (độc tố, chất gây dị ứng), (2) nguy cơ rủi ro đối với đa dạng sinh học (tác động đến các sinh vật chủ đích và không chủ đích) và môi trường (nước và các yếu tố môi trường khác...).

- Đánh giá các nguy cơ rủi ro xác định là có khả năng xảy ra: Đánh giá các nguy cơ được dự đoán chắc chắn sẽ xảy ra, nguy cơ có khả năng xảy ra rủi ro cao trước, sau đó đến các các nguy cơ khác.

- Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro phải tiến hành qua các công đoạn nghiên cứu (trong phòng thí nghiệm; trong điều kiện nhà lưới/nhà kính; trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng/chuồng trại ở diện hẹp, diện rộng).

VII. Phương án quản lý rủi ro

(Đưa ra được những biện pháp cụ thể để quản lý rủi ro đối với loại sinh vật biến đổi gen/sản phẩm của sinh vật biến đổi gen được tiến hành nghiên cứu. Quản lý đối với những rủi ro được dự đoán có khả năng xảy ra (theo từng rủi ro hoặc theo nhóm rủi ro).

Phương án quản lý rủi ro phải đảm bảo được các nguyên tắc chung từ quản lý nguồn vật liệu nghiên cứu đến các giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trong nhà lưới (nhà kính) và giai đoạn đồng ruộng, chuồng trại...kề cả sau khi kết thúc thí nghiệm, vận chuyển, chuyên chở vật liệu nghiên cứu, quản lý thông tin...)

1. Phương án quản lý cụ thể đối với rủi ro đã được dự đoán

a) Biện pháp quản lý rủi ro 1:

……………………………………

b) Biện pháp quản lý rủi ro 2:

…………………………………….

c) Biện pháp quản lý rủi ro 3:

…………………………………….

2. Biện pháp quản lý đối với những rủi ro phát sinh (ngoài dự đoán) xảy ra trong quá trình nghiên cứu

VIII. Kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ (hoặc đột xuất khi có những phát sinh)

IV. Kế hoạch hội thảo, rút kinh nghiệm, tổng kết đánh giá

X. Đề xuất phương án quản lý rủi ro chính thức sinh vật biến đổi gen.

CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

CHỦ NHIỆM
NHIỆM VỤ
Ký tên

PHỤ LỤC II

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN THUỘC PHÂN NHÓM AN TOÀN SINH HỌC CẤP 3, 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC KH&CN
(ghi rõ tên Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, Tổ chức KH&CN…)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……/ ………
V/v đề nghị thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp … về sinh vật biến đổi gen thuộc phân nhóm cấp độ an toàn sinh học cấp 3, cấp 4

……., ngày … tháng … năm 20…

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Thông tư số 21/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, Bộ, ngành, tổ chức ….. đã tiếp nhận, đánh giá, thẩm định (các) hồ sơ đăng ký nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen thuộc phân nhóm cấp độ an toàn sinh học cấp 3, cấp 4 của các Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, cụ thể như sau:

STT

Tên nhiệm vụ

Tên Phòng thí nghiệm

Cấp độ an toàn sinh học (3 hoặc 4)

Ghi chú

1

2

3

...

Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho ý kiến về các nhiệm vụ nêu trên để Bộ, ngành, tổ chức ….. có thể tiến hành phê duyệt theo quy định hiện hành./.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Họ, tên, chữ ký của Lãnh đạo Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổ chức KH&CN, đóng dấu)

Ghi chú: Đề nghị gửi kèm theo Công văn này thuyết minh nhiệm vụ đã được sửa chữa sau khi đánh giá, thầm định và bản sao các tài liệu phục vụ công tác đánh giá, thẩm định của từng nhiệm vụ.

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO HÀNG NĂM VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC KH&CN
(ghi rõ tên Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, Tổ chức KH&CN…)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……/BC-……

……., ngày … tháng … năm 20…

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Thông tư số 21/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đồi gen, Bộ, ngành, tổ chức ……… báo cáo tồng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN về sinh vật biến đổi gen trong phạm vi quản lý như sau:

STT

Tên nhiệm vụ

Chủ nhiệm, Phòng thí nghiệm thực hiện

Thời gian thực hiện
(số tháng, năm bắt đầu-kết thúc)

Kinh phí NSSN KH&CN
(triệu đồng)

Ghi chú

1

2

….

Đánh giá chung: (Đánh giá tổng thể về tiến độ nội dung, kinh phí của các nhiệm vụ nêu trên, đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn sinh học trong quá trình triển khai các nhiệm vụ)

Đề nghị: (Nêu các đề nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ có liên quan tới công tác quản lý của Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổ chức KH&CN và thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và Công nghệ)

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Họ, tên, chữ ký của Lãnh đạo Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổ chức KH&CN, đóng dấu)

Ghi chú:

- Đề nghị gửi báo cáo mỗi năm 1 lần, trước 15/3 hàng năm;

- Gửi kèm theo báo cáo này bản sao các báo cáo định kỳ trong năm trước đó của từng nhiệm vụ.

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
----------------

No. 21/2012/TT-BKHCN

Hanoi, November 20, 2012

 

CIRCULAR

ON BIOSAFETY IN CONDUCTING RESEARCH AND DEVELOPING TECHNOLOGY RELATED TO GENETICALLY MODIFIED ORGANISMS;

Pursuant to the Government’s Decree No. 28/2008/ND-CP dated March 14, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology ;

Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2002/ND-CP dated October 17, 2002 on detailing the implementation of a number of articles of the Ministry of Science and Technology Law;

Pursuant to Decree No. 69/2010/ND-CP dated on June 21, 2010 and Decree No. 108/2011/ND-CP on amendments to the Government’s Decree No. 69/2010/ND-CP dated November 30, 2011  on biosafety for genetically modified organisms, genetic specimens and products of genetically modified organisms;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.79/2007/QD-TTg dated May 31, 2007 approving the national action plan on biodiversity up to 2010 and orientations towards 2020 for implementation of the convention on biodiversity and the Cartagena Protocol on biosafety;

Considering the suggestions of General Directors of Department of Science and Technology for Economic and Technical branches.

The Minister of Science and Technology promulgates the Circular on biosafety in conducting research and developing technology related to GMOs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes the management of biosafety in conducting research and developing technology related to genetically modified organisms, genetic specimens and products of genetically modified organisms (hereafter referred to as GMO research).

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals (hereafter referred to as organizations and individuals) that are involved in management and research activities related to GMOs, genetic specimens and GMO products in the territory of the Socialist Republic of Vietnam. 

Article 3. Definitions

For the purpose of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. GMO research means activities of researching science and developing technology related to creation, analysis, isolating test of GMOs, genetic specimens and GMO products; analyzing the impacts of GMO products to health of human and domestic animals, biodiversity and environment.

2. Risks mean factors that harm directly or indirectly environment, biodiversity, health of human, plants and domestic animals, may be discovered easily or latent and are results of activities related to GMO research.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Rules of biosafety management in GMOs research

1. Every GMO research shall comply with the applicable regulations on management of science and technology missions prescribed in Articles 19 and 20 of Science and Technology Law; Article 87 of Law on Environmental Protection; Article 7 of Law on Biodiversity; Articles 44 and 50 of Law on Food Safety and other relevant regulations of law.

2. GMO research that shall be carried out within the scope of science and technology missions (related to subject and project) that are approved by competent authority: National science and technology missions  are subject to approval by Ministry of Science and Technology; science and technology missions  of ministries and provinces  are subject to approval by  ministries and People’s Committee of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provinces”); science and technology missions at grassroots level  are subject to by the supervisory organization.

3. GMO research shall only be carried out in the laboratory that has been issued with/granted Certificate of eligibility to conduct GMO research according to its biosafety level.

a) A biosafety level 1 laboratory may: conduct research into gene transfer; analyze and discover GMOs, genetic specimens and GMO products; evaluate and assess quality standards and risks of subjects that do not or hardly affect to the environment, biodiversity, health of human and domestic animals.

b) A biosafety level 2 laboratory may conduct research activities prescribed in Point a of this Clause and conduct research into gene transfer on subjects that pose risk to the environment and biodiversity.

c) A biosafety level 3 laboratory may conduct research activities prescribed in Points a and b of this Clause and research into gene transfer of subjects that pose risk to the environment, biodiversity, health of human and domestic animals;

d) A biosafety level 4 laboratory may conduct research activities prescribed in Points a, b and c of this Clause and research into gene transfer of subjects that pose high risk and are dangerous for human and capable of causing an epidemic.

4. Science and technology missions related to GMOs at ministry, province and grassroots levels of which the giving and receiving subjects that pose high risk to environment, biodiversity and health of human and domestic animals at biosafety level 3 and 4  are subject to written consent of the Ministry of Science and Technology before being approved.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. GMO research shall be supervised by Ministry of Science and Technology and other relevant Ministries and Branches.

Chapter 2.

REGULATIONS OF BIOSAFETY MANAGEMENT IN CONDUCTING RESEARCH AND DEVELOPING TECHNOLOGY RELATED TO GMOS

Article 5. Regulations on subgroups of biosafety levels according to risk level of GMOs and their products

1. Biosafety level 1  is associated with GMOs and their products that pose no risk or low risk to environment, biodiversity, health of human, plants and domestic animals.

2. Biosafety level 2 is associated with  GMOs and their products that  pose moderate risk to environment, biodiversity, health of human, plants and domestic animals.

3. Biosafety level 3 is associated with GMOs and their products that that pose high risk to environment, biodiversity, health of human, plants and domestic animals but  the risk is manageable.

4. Biosafety level 4 is associated with GMOs and their products that  pose high risk to environment and biodiversity and endanger health of human, plants and domestic animals and  there has been no effective measures for management of the risk.

Article 6. Risk analysis and risk management related to GMO research

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.  Risk analysis includes: identify risks, analyze and evaluate the levels of risks to biodiversity, environment, health of human and domestic animals according to biosafety risk groups.

3. Determination of risks according to their levels (probable, highly probable, certain) belongs to subject groups as follows:

Risks to soil, water and air environments: Level of pollution and of regression;

b) Risks to biodiversity: negative changes in the species composition;

c) Risk to health of human and domestic animals: toxins, allergens.

4. Risks that are highly probable or certain shall be evaluated in terms of:

a) risks to human health and environment;

b) potential harmful effects of the risk;

c) risks arising from harmful effects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Anticipated overall effects on environment, including positive effects on the environment and human’s health.

5. According to the results of risk analysis, the leader of science and technology mission shall formulate a risk management plan including: solutions for diminishing risks, plan for supervising and evaluating the implementation of the risk management plan.

Solution for diminishing risks is set up according to “prevention is better than cure” principle;

b) The supervision and evaluation plan shall be set up in accordance with contents and research progress.

c)   There has to be a plan for prevention of and response to biosafety accidents in the laboratory.

6. Reports on risk analysis and management measures shall be prepared according to forms prescribed in Appendix 1 issued together with this Circular.

Article 7. Biosafety regulations on researching into creation of GMOs

1. General provisions

Research into creation of GMOs shall be only carried out in a laboratory that has been granted the Certificate of GMO biosafety level 1, 2, 3, or 4 laboratory;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Adequate specimens, raw materials and experimental equipment shall be prepared. Materials, experiment specimens, test tubes and specialized equipment using for studying genetically modified organisms shall have labels showing name and date of implementation.

d) Research into recombinant vector and gene transfer shall be only carried out in the laboratory of the work area having biosafety level 1 or over;

dd) Only transfer gene to 01 subject in one experiment.

e) The person who carries out gene transfer shall wear the lab coat, face mask and gloves. When a person carries out gene transfer, he/she shall sit in front of the biosafety cabinet which is operating, take an adequate amount of materials and avoid dropping.

g) Biosafety cabinets and experiment equipment shall be cleaned with 70% alcohol. Dropped specimens, redundant materials, used cotton wool, used experiment equipment, used test tubes and other used equipment shall be collected, classified and treated before being discharged into the environment. ;

h) Laboratories and biosafety cabinets shall be sterilized with chloramines or 70% alcohol or other permissible antiseptics accordance with regulations.

Experiment products shall be preserved and managed in accordance with law and shall not be brought out of the laboratory without manager’s permission. Any loss of specimens or ransacking shall be reported immediately to the manager for timely solutions to limit uncontrolled spread into environment.

k) If unregulated risks are discovered in the progress,  the research shall be immediately stopped and unregulated risks shall be dealt with/handled in accordance with instruction prescribed in Article 12 of this Circular.

2. Biosafety regulations applying to some special research:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cloning activities on plants:  When being cloned, the subject of gene transfer shall be isolated absolutely from other entities. Damaged or unused specimens shall be destroyed in accordance with regulations 

 Cloning activities on microorganism: test tubes of biomass clone shall be managed strictly. Failed test tubes shall be destroyed in accordance with regulations

 Cloning of animals: the quantity of cells that have undergone gene transfer shall be managed strictly before being cultured into the owner. Specimens that are damaged or no longer needed shall be destroyed in accordance with regulations.

Article 8. Biosafety regulations applying to GMO laboratories that are used for research into GMO’s biological characteristics

1. d) Research into GMO’s biological characteristics that are carried out in the laboratory of the work area shall comply with regulations prescribed in Clause 1 Article 7 of this Circular.

2. Research into biological characteristics of genetically modified plants shall comply with regulations below:

Research into GMO’s biological characteristics shall be only carried out in greenhouses or net houses. Research subjects shall be isolated from each other.

b) Equipment that is used for taking care of and cutting plants is only used for a type of genetically modified plant;

c) It is required to wear special shoes when entering greenhouses and net houses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) When taking specimens to analyze, people shall avoid dropping and mixing specimens and manage safety when analyzing specimens.

e) When the experiment finishes, plants that have undergone gene transfer shall be managed strictly regardless of their eligibility to be used as breeds. If they are no longer needed, they shall be destroyed in accordance with regulations.

3. Research into biological characteristics of GM animals which shall be carried out in the auxiliary area:

Cages of subjects that have undergone gene transfer shall be isolated from external environment and have a separate system for collecting wastes and wastewater. Waste and wastewater shall be collected and treated by antidotal chemicals and shall not be discharged into the common sewage system. The solid waste shall be burnt in hermetic ovens;

b)  Animals that have undergone gene transferred shall be managed by marking and counting. Animals that are dead or cannot be used as breeds and specimens of genetically modified animals shall be burnt in hermetic ovens.

4. While research into GMO biological characteristics are conducted, if there is any risk with regard to environment, biodiversity, health of human and domestic animals, the supervisory authority of  this mission shall inform the competent authority and get opinion about prevention measures.

Article 9. Biosafety regulations on discovery and quality analysis related to GMOs and their products

1. Discovery and quality analysis related to GMOs and their product shall only be carried out in the GMO laboratory whose Certificate was granted.

2. Biosafety management tasks shall comply with regulations in Articles 8, 9 and 10 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An application for science and technology mission related to GMO shall comply with effective regulations on the application for science and technology mission. The description shall specify adequate information about biological characteristics, results of science and technology research and other issues related to biosafety with regard to GMO. The sections of approach, research method and applied techniques shall  contain the risk analysis and risk management plan in accordance with Article 6 of this Circular.

2. Documents about commissioning of a science and technology mission related to GMO shall comply with applicable regulations. The summary report on mission shall have adequate content as prescribed and specify the risks that occurred and measures for risk management that were implemented.

Article 11. The biosafety regulations applied to employees of a GMO laboratory

1.  Comply with By-Laws of the laboratory.

2. Do not store food and drink in the GMO laboratory’s fridge.

3. Do not eat and drink in the GMO laboratory.

4. Do not use mouth pipetting when conducting GMO research.

Article 12. Management regulations in case of biosafety accident in a GMO laboratory

1.  In case of a biosafety accident, the mission leader and the manager of the GMO laboratory shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Collect specimens that are dropped as much as possible in case of damage to the specimen-containing tubes, infestation of insects or mice into GMO laboratory, spread of specimens because of damaged equipment or breakdown of the GMO laboratory. After specimens are collected, the damaged equipment and GMO laboratory shall be repaired, cleaned and sterilized.

2. If the biosafety accident exceeds the capacity to control of the organization owning the GMO laboratory, this organization shall report immediately in writing to the competent authorities to receive assistance in site supervision and response.

3. After the accident is handled, biosafety 3 and biosafety 4 science and technology missions shall not be continued without the written agreement of the competent authority.

Chapter 3.

MANAGEMENT RESPONSIBILITY AND ACTION AGANST VIOLATION

Article 13. Responsibility for biosafety management in GMO research

1. The responsibility of Ministry of Science and Technology shall:

a)  Take responsibility for biosafety management in GMO research in accordance with regulations of this Circular.

b) Take responsibility for approving and managing national science and technology mission related to GMO.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.  Ministries People’s Committee of provinces shall:

Take responsibility for biosafety management of approved science and technology missions related to GMOs at ministry, province and grassroots levels accordance with regulations of this Circular.

b) Cooperate with Ministry of Science and Technology in inspecting and supervising compliance with regulations on biosafety in GMO research under their management.

c)  Submit annual reports to Ministry of Science and Technology on process of science and technology mission related to GMOs under their management (using form in Appendix III issued together with this Circular).

3. Science and technology organizations, GMO laboratories, people conducting GMO research shall:

a) Take responsibility for biosafety management when implementing science and technology missions; science and technology mission;

b) Organize science and technology missions related to GMOs that have been approved in accordance with regulations;

c) Take responsibility for analyzing risks in GMO research and report to Ministry of Science and Technology (with regard to mission approved by Ministry of Science and Technology) or the supervisory ministry or the People’s Committee (with regard to missions approved by ministries and provincial governments). If there is any adjustment to contents of GMO research, the mission shall not continue without written consent of the competent authority.

Article 14. Action against violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Organizations and individuals that violate the regulations of this Circular or other regulations of law shall have their Certificate of GMO laboratory revoked, face administrative penalties or criminal prosecution in accordance with the Vietnam Law.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 15. Effect

This Circular shall take effects after 45 days from the days on which it is signed.

Article 16. Transition clause

Laboratories which are conducting GMO before this Circular is promulgated shall fulfill the requirements of this Circular by January 01, 2014.

Article 17. Implementation organization

1. Department of Science and Technology for Economic- Technical Branches shall support Ministry of Science and Technology to instruct and manage the implementation of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. During process of implementation, if there is any query or suggestion on contents of this Circular that needs to be adjusted, these written queries and suggestions should be sent to Ministry of Science and Technology.

 

 

 

 

P.P. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Chu Ngoc Anh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2012/TT-BKHCN ngày 20/11/2012 quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.789

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.126.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!