Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2010/TT-BKHCN quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam

Số hiệu: 21/2010/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Nguyễn Quân
Ngày ban hành: 29/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 21/2010/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, gồm điều kiện đối với tổ chức công nhận; trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động công nhận; giám sát hoạt động công nhận và trách nhiệm của các bên có liên quan.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ công nhận (sau đây gọi là tổ chức công nhận), tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động công nhận.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuyên gia đánh giá là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đánh giá tổ chức đánh giá sự phù hợp. Chuyên gia đánh giá có thể thực hiện cuộc đánh giá một mình hoặc là thành viên của đoàn đánh giá.

2. Chuyên gia đánh giá trưởng là chuyên gia đánh giá có năng lực được tổ chức công nhận giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các hoạt động đánh giá đã quy định.

3. Chuyên gia kỹ thuật là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cụ thể về phạm vi công nhận sẽ được đánh giá. Chuyên gia kỹ thuật là thành viên đoàn đánh giá, hỗ trợ cho đoàn đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng không phải là chuyên gia đánh giá.

4. Xác nhận đăng ký hoạt động công nhận là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định năng lực của tổ chức công nhận theo các điều kiện hoạt động công nhận để cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Tổ chức công nhận phải đảm bảo năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Tổ chức công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC).

2. Các chuyên gia của tổ chức công nhận phải được đào tạo và am hiểu về các tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và các nguyên tắc đánh giá tương ứng với các chương trình công nhận; đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

Điều 4. Điều kiện hoạt động công nhận

Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

1. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.

2. Có cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.

3. Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm.

4. Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau:

a) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF);

b) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.

5. Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu chung:

- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

- Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó:

+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

- Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.

- Về kinh nghiệm đánh giá:

+ Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

b) Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

6. Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

- Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký.

Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá.

7. Được Tổng cục Tính chất Đo lường chất lượng cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Chương 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Điều 5. Hồ sơ đăng ký

Tổ chức công nhận đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này, lập 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

1. Giấy đăng ký hoạt động công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;

2. Bản sao Quyết định thành lập;

3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

4. Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan) để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

5. Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức.

6. Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện (nếu có) chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với chương trình công nhận đăng ký.

7. Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau:

a) Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp tài liệu chứng minh kèm theo chương trình và lĩnh vực công nhận tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau;

b) Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập.

8. Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4 theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm đánh giá thực tế.

9. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.

10. Kết quả hoạt động công nhận đã thực hiện gần nhất (nếu có).

Điều 6. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

1. Đối với tổ chức công nhận quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư này.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định Điều 5 Thông tư này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này cho tổ chức công nhận.

2. Đối với tổ chức công nhận quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư này.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập đoàn thẩm định để thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận. Việc thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Thời hạn thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận đối với tổ chức công nhận quy định tại khoản này là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Giấy xác nhận cấp trong trường hợp này có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.

Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký.

3. Tổ chức công nhận đã đăng ký hoạt động công nhận khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung hoạt động công nhận đã đăng ký phải thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung và cung cấp bằng chứng cần thiết theo quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 5 Thông tư này.

Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

Điều 7. Giám sát hoạt động công nhận

1. Tổ chức công nhận sau khi được cấp Giấy xác nhận phải duy trì hoạt động và năng lực tuân thủ theo các điều kiện nêu tại Thông tư này.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc giám sát hoạt động của các tổ chức công nhận. Việc giám sát hoạt động công nhận được thực hiện thông qua việc xem xét các tài liệu, hồ sơ của tổ chức công nhận; thẩm định lại các hồ sơ liên quan tới năng lực chuyên gia; quá trình cấp chứng chỉ công nhận; phỏng vấn các cán bộ, chuyên gia có liên quan; kiểm tra lại hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp đa được công nhận.

3. Áp dụng các biện pháp yêu cầu hành động khắc phục, cảnh cáo, tạm đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận khi tổ chức công nhận vi phạm các quy định của Thông tư này hoặc các quy định tại Điều 55 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

a) Áp dụng biện pháp yêu cầu hành động khắc phục: khi có bằng chứng về sự vi phạm nhẹ của tổ chức công nhận;

b) Áp dụng biện pháp cảnh cáo: khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận:

- Sự vi phạm mang tính lặp lại của tổ chức công nhận;

- Không có hành động xử lý thích hợp sau khi có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan.

c) Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hiệu lực của Giấy xác nhận đã cấp khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận:

- Sự vi phạm mang tính lặp lại và ảnh hưởng tới việc tuân thủ các điều kiện và yêu cầu đối với tổ chức công nhận; hoặc

- Thiếu sự giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu và điều kiện đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp; hoặc

- Cố ý cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp có vi phạm nghiêm trọng tới các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

d) Áp dụng biện pháp hủy bỏ Giấy xác nhận đã cấp khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận:

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức công nhận không thực hiện các biện pháp khắc phục; hoặc

- Sự vi phạm mang tính lặp lại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tuân thủ các điều kiện và yêu cầu đối với tổ chức công nhận; hoặc

- Có bằng chứng về việc khai báo không trung thực trong hồ sơ đánh giá công nhận; hoặc

- Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

Tổ chức công nhận bị hủy bỏ Giấy xác nhận chỉ được xem xét cấp lại Giấy xác nhận sau 02 năm, kế từ khi có thông báo hủy bỏ hiệu lực và đã khắc phục các vi phạm.

Trường hợp tổ chức công nhận đã được cấp Giấy xác nhận có thời hạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tiến hành giám sát hoạt động của tổ chức công nhận sau 02 năm thành lập. Trường hợp tổ chức công nhận không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều Thông tư này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định hủy bỏ Giấy xác nhận đã cấp, đồng thời thông báo cho Bộ quản lý chủ quản đề có biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức công nhận cho phù hợp.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC CÔNG NHẬN VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Điều 8. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận; cấp và hủy bỏ Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận cho tổ chức công nhận theo quy định tại Thông tư này.

3. Giám sát và quản lý hoạt động công nhận của các tổ chức công nhận.

4. Công bố công khai các tổ chức công nhận đã đăng ký hoạt động công nhận trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

5. Báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu về tình hình cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận và tình hình hoạt động công nhận về Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức công nhận

1. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Đảm bảo các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn công nhận tương ứng và các quy định của pháp luật liên quan.

3. Chịu trách nhiệm về kết quả công nhận do mình thực hiện.

4. Công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động công nhận.

5. Công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác có liên quan.

6. Thu, chi các khoản chi phí công nhận theo thỏa thuận giữa tổ chức công nhận với tổ chức đánh giá sự phù hợp và thực hiện công khai các khoản thu chi phí công nhận.

7. Báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu về kết quả hoạt động công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

8. Thông báo cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới hoạt động công nhận đã đăng ký trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận

1. Duy trì hoạt động và hệ thống quản lý tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu của tổ chức công nhận và yêu cầu của tiêu chuẩn công nhận tương ứng.

2. Tuân thủ yêu cầu giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động công nhận và hoạt động đánh giá sự phù hợp.

3. Đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện việc hướng dẫn và quản lý đối với hoạt động của tổ chức công nhận tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

2. Tổ chức công nhận vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng tiêu chuẩn, văn bản đã sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

 

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

………., ngày …. tháng …. năm 200…

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: .................................................................................................................

Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:......................

3. Quyết định thành lập số:.....................................................................................................

4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ:................................................

Cơ quan cấp:....................................................................................... Ngày cấp..................

5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ công nhận đối với các chương trình công nhận sau:

TT

Tên chương trình công nhận

Phạm vi công nhận

1.

 

 

2.

 

 

6. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận, dấu (logo) công nhận được gửi kèm theo.

7. Các tài liệu kèm theo:

-

-

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

  

PHỤ LỤC II

MẪU DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN TỔ CHỨC:….

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN

1. Danh sách chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật)

Kinh nghiệm công tác (ghi sổ năm)

Kinh nghiệm đánh giá (ghi số cuộc)

Loại hợp đồng lao động đã ký

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Tiêu chuẩn đánh giá

Lĩnh vực công nhận

Thời gian đánh giá

Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá

Người giám sát

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.

 

 

……., ngày …. tháng …. năm 200…
Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………/TĐC-HCHQ

Hà Nội, ngày …. tháng  … năm 20….

 

GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Căn cứ Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Căn cứ Thông tư số 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận:

1. ………… (tên tổ chức công nhận)........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:......................

Đã đăng ký hoạt động công nhận đối với chương trình sau đây:

TT

Tên chương trình công nhận

Lĩnh vực công nhận

1.

 

 

2.

 

 

2. Số đăng ký: ......................................................................................................................

3. Giấy xác nhận được cấp lần: ..................... (đầu, thứ hai…)

4. Giấy xác nhận này có hiệu lực từ ngày ký (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư).

Giấy xác nhận này có hiệu lực 02 năm kể từ ngày ký (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư).

 


Nơi nhận:
- Tên tổ chức tại mục 1;
- Lưu VT, HCHQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

………., ngày …. tháng …. năm 200…

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: .................................................................................................................

Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:......................

3. Hoạt động công nhận đã đăng ký theo Giấy xác nhận đăng ký số …. ngày … tháng … năm 20…. Do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

4. Hoạt động công nhận đề nghị thay đổi, bổ sung:

TT

Tên chương trình công nhận

Lĩnh vực công nhận

1.

 

 

2.

 

 

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung chương trình, lĩnh vực hoạt động công nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

 

 

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên tổ chức công nhận) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

Ngày … tháng … năm 200…

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

(Từ ngày …./…./200 …. đến ngày …./…./200 ….)

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(Bộ Khoa học và Công nghệ)  

1. Tên tổ chức công nhận: .....................................................................................................

2. Địa chỉ: ............................................................................................................................

3. Điện thoại: ................................................ Fax:................................ E-mail:......................

4. Tình hình hoạt động ….. (tên tổ chức công nhận) báo cáo tình hình hoạt động công nhận từ ngày …./…../20 …. đến ngày …./…../20…như sau:

a) Đơn vị được công nhận trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Lý do

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) ………… (tên tổ chức công nhận) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

 

 

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

--------------

No: 21/2010/TT-BKHCN

Hanoi, December 29, 2010

 

CIRCULAR

REGULATING MANAGEMENT ON ACCREDITATION ACTIVITIES IN VIETNAM

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government detailing the implementation of some articles of the Law on Standards and Technical Regulations;
Pursuant to Decree No. 28/2008/ND-CP dated March 14, 2008 of the Government regulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
the Minister of Science and Technology release regulations on the management of accreditation activities in Vietnam are as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Regulation scope and subjects of application

1. This circular regulate the management of accreditation activities in Vietnam, including the conditions for accreditation organizations; the order and procedures for registration of accreditation activities; supervision of accreditation activities and the responsibility of the relevant parties.

2. This Circular applies to organizations that provide accreditation services (hereinafter referred to as accreditation organizations), conformity assessment institutions and the state management agencies related to accreditation activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Evaluation specialist is a qualified person whom is designated by an accreditation organization to evaluate the conformity assessment bodies. Evaluation specialists can perform an assessment independently or act as a member of the assessment team.

2. Chief evaluation specialist is a qualified person to whom an accreditation organization assigned to direct the implementation of specified evaluation activities.

3. Technical specialist is a qualified person whom is designated by an accreditation organization to ensure the provision of specific knowledge and skills about the scope of recognition to be assessed. A technical expert is a member of assessment team, supporting technically the assessment team, but is not an evaluation specialist.

4. Certification of registration of accreditation activities is consideration and evaluation of the capacity of an accreditation organization by a competent state agency in accordance with conditions for accreditation activities to grant a certificate of registration of accreditation activities.

Article 3. General principles

1. Accreditation organizations shall ensure their operational capacity meet the requirements specified in national standards, international standards and regulations of the International Accreditation Forum (IAF), International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC), Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation (APLAC), and Pacific Accreditation Cooperation (PAC).

2. Experts of the accreditation organization must be trained and understand the standards, procedures, orders and principles for assessment corresponding to the accreditation program; meet capacity requirements in accordance recognized by the International Accreditation Forum (IAF), International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC).

Article 4. Conditions for accreditation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Management systems and operational capacity of an accreditation organization must meet the requirements specified in national standard TCVN ISO / IEC 17011: 2007 or International Standard ISO / IEC 17011:2004.

2. To have organization and structure that meet the requirements specified in Decision No. 26/2007/QD-BKHCN on 31/10/2007 by Minister of Science and Technology that regulate organizational mode and operation of accreditation organizations.

3. To organize, jointly organize or act as centre for proficiency testing programs, inter-laboratory comparison accordance with international standard ISO / IEC 17043:2009 for laboratories accreditation program.

4. To meet the requirements and conditions of one of the regional or international accreditation organizations regulating accreditation activities corresponding to the registration accreditation program, as follows:

a) Accreditation organizations conducting accreditation activities of accreditation organizations, management systems, product certification organization must meet the requirements prescribed by The Pacific Accreditation Cooperation (PAC) and the International Accreditation Forum (IAF);

b) Accreditation organizations conducting accreditation activities of testing laboratories, calibration laboratories and inspection organization must meet the provisions of Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation (APLAC), International Accreditation Forum (IAF) and International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC).

Within 02 years from the date of establishment, accreditation organizations must generate their capacity to meet the conditions specified in this clause so as to become members of international or regional accreditation organization accreditation organization for corresponding accreditation programs.

5. To have at least 02 evaluation specialists, including 01 chief evaluation specialist in each accreditation program. These experts are official staff of the organization (or officials of employee with a contract of indefinite term). The evaluation specialists must meet the following requirements:

a) General requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At least 04 years of experience working in technical areas, including:

+ For the chief evaluation specialist: at least 02 years of experience related to quality management and evaluation of the quality management system of conformity assessment institutions.

+ For the evaluation specialist: at least 01 years of experience related to quality management and evaluation of the quality management system of conformity assessment institutions.

- Being trained and granted a certificate of the course and meet the requirements for accreditation evaluation under the standards (ISO / IEC 17025, ISO / IEC 17020, ISO 15189, ISO / IEC 17021, ISO / IEC Guide 65, ISO / IEC 17024 ...) corresponding to the registration accreditation program.

- The experience of assessment:

+ For evaluation specialists: having conducted at least 02 evaluations of accreditation in accordance with accreditation standards (ISO / IEC 17025, ISO / IEC 17020, ISO 15189, ISO / IEC 17021, ISO / IEC Guide 65, ISO / IEC 17024 ...) under the supervision of approved the chief evaluation specialist.

+ For the chief evaluation specialists: meeting the requirements for experience of evaluation for evaluation specialist and have managed and directed at least 02 evaluations of accreditation in accordance with accreditation standards (ISO / IEC 17025 , ISO / IEC 17020, ISO 15189, ISO / IEC 17021, ISO / IEC Guide 65, ISO / IEC 17024 ...) under the approved supervision of the chief evaluation specialists.

b) Specific requirements: The evaluation specialist accredit testing organizations, standardization organizations, expertise organization, in addition to meeting the requirements mentioned in point a clause 5 of this Article, must meet other requirements specified in the instruction ILAC-G11: 07/2006 by International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC).

6. Technical experts must meet the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At least 04 years of working experience, including 02 years of technical experience related to the registration accreditation program.

Accreditation organizations may sign a contract with technical experts to support the assessment team to carry out the assessment.

7. Obtaining a certificate of registration of accreditation activities from the General Department of Standards and Quality Measurement.

Chapter 2.

ORDER AND PROCEDURES FOR REGISTRATION AND SUPERVISION OF ACCREDITATION ACTIVITIES

Article 5. Registration dossier

Accreditation organizations that meet the conditions specified in Article 4 of this Circular, shall 01 set of dossier for registration of accreditation activities and submit it to the General Department for Standards and Quality Measurement.

A registration dossier includes:

1. Registration certificate for accreditation activities in the form prescribed in Annex I to this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A copy of certificate of registration of science and technology;

4. A system of documents (documents, processes, procedures for assessment and other relevant documents) to prove that the operational capacity is suitable to the requirements of corresponding standards prescribed in Clause 1 and Clause 2 of Article 4 of this Circular.

5. An explanation of organization and structure and responsibilities for each position in the organization and structure.

6. An implementation plan or implementation results (if any) proficiency testing program, inter-laboratory comparison for the registration accreditation program.

7. Evidences to demonstrate the satisfaction with the requirements and conditions of the regional and international accreditation organizations, as follows:

a) For the accreditation organizations acting as a member that has signed or participated an agreement of mutual accreditation with respect to results of conformity assessment of international or regional accreditation organization: Submit proving documentation together with the program and field of accreditation to be participated with respect to the mutual accreditation agreement;

b) For accreditation organizations that are not members signing or participating an agreement of mutual accreditation of results of conformity assessment of international or regional accreditation organization: Submit written commitments stating that they will build their capacity to meet requirements and conditions of regional or international accreditation organizations so as to become members of these organizations within 02 years since their establishment.

8. List of chief evaluation specialists, evaluation specialists, and technical experts meeting the requirements specified in Clauses 5 and 6 of Article 4 in the form prescribed in Annex II of this Circular, together with corresponding copies of training certificates (professional knowledge, management system), working experience, and practical assessment experience.

9. A template of accreditation decision, a certificate of accreditation and seal (logo) of accreditation of the organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Order and procedures for certificate registration accreditation

1. For accreditation organizations stipulated in clause 7 of Article 5 of this Circular.

Within 07 working days after receipt of a complete and valid dossier as specified in Article 5 of this Circular, the General Department for Standards and Quality Measurement conduct the appraisal of the dossier, grant a certificate of registration of accreditation activities (hereinafter referred to as the certificate) in the form prescribed in Annex III to this Circular to accreditation organizations.

2. For the accreditation organizations stipulated in point b, Clause 7, Article 5 of this Circular.

General Department for Standards and Quality Measurement establish a practical evaluation team in the accreditation organization. The practical evaluation in the accreditation organization must be notified in writing by the General Department for Standards and Quality Measurement to the accreditation organization that has submitted the dossier for registration. Time limit to evaluate the dossier, evaluate the practical matters of the accreditation organization, and issue a certificate of registration for accreditation activities for accreditation organizations specified in this clause is 30 working days after receipt of a complete and valid dossier. Certificate issued in this case is valid for 02 years from the date of grant.

In case of refusal to grant a certification, the General Department for Standards and Quality Measurement must notify in writing, stating the reasons to the accreditation organization that have filed the dossier of registration.

3. Accreditation organizations which have registered accreditation activities when having a need for change or supplement to accreditation activities shall perform procedure for registration of change or supplement and provide evidence necessary under the provisions of Clause 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Article 5 of this Circular.

A written in the form prescribed in the Appendix IV of this Circular that request for changes, supplementation of activities.

Article 7. Supervision of accreditation activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. General Department for Standards and Quality Measurement organize the supervision of the activities of accreditation organizations. The supervision of accreditation activities are conducted through the review of documents, records of the accreditation organizations; re-examination of records relating to competence of experts; the process of granting accreditation certificate; interviews of relevant officials and experts; re-examination the operation of conformity assessment institutions that has been recognized.

3. Applying the measures to require corrective action, warning, temporary suspension of validity or cancellation of registration certificate of accreditation activities when accreditation organization violate the provisions of this Circular or the provisions in Article 55 of Law on Standards and Technical Regulations and the provisions of relevant laws, as follows:

a) Applying measures to require corrective action: when there is evidence of a mild violation of accreditation organizations;

b) Applying measures of warning: when there is evidence of the following violations of the accreditation organizations:

- The repetitive violations of accreditation organizations;

- No appropriate action for treatment has been done after getting the notice of competent state agencies on the fact that the recognized conformity assessment organization has already violated the regulations of the relevant laws.

c) Applying measures to temporarily suspend the validity of the granted certificate when there is an evidence of following violation of the accreditation organizations:

- The violations are repeatability and affect compliance with the conditions and requirements for accreditation organizations, or

- Lack of supervision of the activities by the conformity assessment organization, leading to the serious violations of the requirements and conditions for conformity assessment organization; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Applying measures to cancel the granted Certificate when there is evidence of following violations of the accreditation organizations:

- Within 60 days after getting the decision to temporarily suspend the validity of Certificate, accreditation organizations do not implement remedial measures, or

- The violations are repetitive and seriously affect the compliance of the conditions and requirements for accreditation organizations, or

- There is evidence of dishonesty in the declaration of the dossier for accreditation evaluation, or

- Not meeting the conditions specified in clause 4 of Article 4 of this Circular.

Accreditation organizations of which the certificate was revoked may only be considered for re-certifications after 02 years, since they get the notice of cancellation of validity and violations is made good.

Where accreditation organizations have been granted certificate with a fixed period of time, the General Department for Standards and Quality Measurement shall conduct supervision of activities of the accreditation organizations after 02 years of establishment. Where accreditation organizations did not meet the conditions specified in Clause 4, Article of this Circular, the General Department for Standards and Quality Measurement decide to cancel the granted certificate, and also notify the Ministry in charge of managing to take measures to adjust and rearrange the accreditation organizations accordingly.

Chapter 3.

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT ORGANIZATION ACCREDITATION ORGANIZATION AND RECOGNIZED CONFORMITY ASSESSMENT ORGANIZATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organizing the implementation of this Circular

2. Receiving and evaluating dossiers for registration of accreditation activities; granting and revoking certificates of registration for accreditation activities to accreditation organization under the provisions of this Circular.

3. Supervising and managing accreditation activities of the accreditation organization.

4. Publicizing the accreditation organizations that have registered for accreditation activities on the website of the General Department for Standards and Quality Measurement.

5. Reporting annually or irregularly upon requirement concerning situation of granting Certificate of registration for accreditation activities and situation of accreditation activities to the Ministry of Science and Technology.

Article 9. Responsibilities of Accreditation Organizations

1. Complying with the provisions of this Circular and other relevant legal documents.

2. Ensuring recognized conformity assessment organization is in compliance with the conditions and requirements specified in the corresponding accreditation standards and the provisions of relevant laws.

3. Being responsible for the results of accreditation done by themselves.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Publishing procedures, formalities for evaluation, accreditation and other relevant requirements.

6. Receiving and spending expenses from accreditation under the agreement between the accreditation organization and the conformity assessment organization and make public the cost of accreditation.

7. Reporting annually or irregularly upon requirement for results of accreditation activities in the form prescribed in Annex V of this Circular to the General Department for Standards and Quality Measurement.

8. Notifying the General Department for Standards and Quality Measurement of any changes that affect the registered accreditation activities within fifteen days from the date of any change.

Article 10. Responsibility of the recognized conformity assessment accreditation

1. Maintaining the operation and management system in accordance with the conditions and requirements for accreditation organizations and the requirements of corresponding accreditation standards.

2. Complying with supervision requirements of the competent state management agency over accreditation activities and conformity assessment activities.

3. Ensuring compliance with the provisions of the Law on Standards and Technical Regulation, Law on Quality Control of Products and other relevant legal documents.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Effect of implementation

This Circular takes effect after 45 days from the date of signing.

Article 12. Organization of implementation

1. General Department for Standards and Quality Measurement shall organize the guidance and management of the operation of accreditation organizations in Vietnam as stipulated in this Circular and other relevant regulations.

2. Accreditation organizations that violate the provisions of this Circular, depending on the nature and seriousness of violations, will be dealt with according to law.

3. In the case where national standards, international standards, legal documents mentioned in this Circular have been revised, supplemented or replaced; the revised or new ones are applied.

4. In the course of implementation of the Circular, if any problems arise, agencies, organizations and individuals promptly inform the Ministry of Science and Technology for consideration and settlement. /.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.288

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.32.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!