BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/2007/TT-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 9 năm 2007
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày
19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng
và áp dụng tiêu chuẩn như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế
hoạch, xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn áp dụng tiêu
chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước
ngoài; hướng dẫn xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở.
2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Bộ, ngành),
tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng,
thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn
quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; xây dựng, công bố
tiêu chuẩn cơ sở.
3. Giải
thích từ ngữ
3.1. Tiêu chuẩn quốc gia là
tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố theo
trình tự, thủ tục quy định.
3.2. Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc
gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia có liên quan với nhau (ví
dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực hoá chất, lĩnh vực
thực phẩm, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn
quốc gia được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).
3.3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc
tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước
ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia là
việc công bố một tiêu chuẩn quốc gia có nội dung hoàn toàn tương đương hoặc
tương đương có sửa đổi với nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng.
3.4. Tiêu chuẩn quốc tế là
tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
3.5. Tiêu chuẩn khu vực là
tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn khu vực hoặc tổ chức khu vực có hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
3.6. Tiêu chuẩn nước ngoài
là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước ngoài hoặc tổ chức nước
ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội nghề nghiệp, viện nghiên
cứu,...) công bố.
3.7. Tiêu chuẩn cơ sở là
tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động
của tổ chức đó.
3.8. áp dụng tiêu chuẩn là
sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt động kinh tế - xã hội
khác.
II. HƯỚNG
DẪN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
1. Lập và
phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1.1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan tổ chức việc lập dự thảo
quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (sau đây viết tắt là quy hoạch
tổng thể).
Quy hoạch tổng thể phải mang tính
hệ thống, đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia; chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật và các
lĩnh vực hoạt động khác.
Nội dung của quy hoạch tổng thể bao gồm: các chuyên
ngành, lĩnh vực, đối tượng cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổng số tiêu chuẩn
quốc gia cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng; lộ trình thực hiện; nguồn
lực để đáp ứng yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho từng giai đoạn; các biện
pháp thực hiện.
1.2. Việc lập
và phê duyệt quy hoạch tổng thể được thực hiện cụ thể như sau:
1.2.1. Các Bộ, ngành, căn cứ chiến
lược, quy hoạch phát triển chuyên ngành, tổ chức việc lập dự kiến quy hoạch xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành được phân công quản lý
(sau đây viết tắt là dự kiến quy hoạch chuyên ngành) theo đề nghị của Bộ Khoa học
và Công nghệ và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Dự kiến quy hoạch chuyên ngành
bao gồm các nội dung quy định tại mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này.
1.2.2. Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:
- Lập dự thảo quy hoạch tổng thể
trên cơ sở dự kiến quy hoạch chuyên ngành của các Bộ, ngành và đề xuất quy hoạch
của các tổ chức, cá nhân.
Dự thảo quy hoạch tổng thể bao gồm
các nội dung quy định tại mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Gửi dự thảo quy hoạch tổng thể
để lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo về việc lấy
ý kiến trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba
mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;
- Tổng hợp và xử lý ý kiến góp ý
đối với dự thảo quy hoạch tổng thể;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch tổng thể và trình Bộ Khoa học
và Công nghệ.
1.2.3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ
chức việc xem xét, phê duyệt quy hoạch tổng thể, thông báo cho các Bộ, ngành và
công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy hoạch
được phê duyệt.
1.3. Quy hoạch
tổng thể đã được phê duyệt có thể được điều chỉnh, bổ sung theo nhu cầu hoặc sự
thay đổi của định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và chiến
lược, quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật. Trình tự, thủ tục
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể được thực hiện theo quy định tại điểm
1.2 khoản này.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia.
2. Lập,
phê duyệt kế hoạch năm năm và hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
2.1. Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan
tổ chức việc lập dự thảo kế hoạch năm năm, kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia.
Kế hoạch năm năm xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; đáp ứng
nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý nhà nước, hội nhập quốc
tế; phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia.
Kế hoạch
hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phải phù hợp với kế hoạch năm năm. Kế hoạch
hằng năm bao gồm các nội dung xây dựng mới,
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia.
2.2.
Kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Nội
dung của kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm: lĩnh vực, đối
tượng cụ thể cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; loại tiêu chuẩn; số lượng tiêu
chuẩn quốc gia cần xây dựng; thời gian thực hiện; nguồn kinh phí và kinh phí dự
kiến; cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị.
Việc lập,
phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được
thực hiện theo các bước sau:
2.2.1. Lập
dự thảo kế hoạch năm năm
- Quý II năm cuối của kỳ kế hoạch năm năm, các Bộ, ngành,
tổ chức lập và gửi dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực
chuyên ngành của mình (sau đây viết tắt là dự
kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành) cho năm năm tiếp theo
kèm theo bản thuyết minh đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem
xét, tổng hợp.
Dự kiến kế hoạch năm năm xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành và thuyết minh bao gồm nội dung quy định tại mục
1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Căn cứ
quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập
dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự kiến kế hoạch
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành của
các Bộ, ngành, tổ chức.
Dự thảo kế hoạch năm năm xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia và thuyết minh bao gồm nội dung quy định tại mục 2 Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư này.
2.2.2. Lấy
ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch năm năm
Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:
- Gửi dự
thảo kế hoạch năm năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đến các Bộ, ngành, tổ chức,
cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, thông báo trên trang tin điện tử (website)
của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để lấy ý
kiến rộng rãi. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể từ
ngày gửi dự thảo;
- Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan
hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.2.3. Phê duyệt kế hoạch năm năm
- Bộ Khoa
học và Công nghệ tổ chức việc xem xét, phê duyệt kế hoạch năm năm xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia, thông báo cho các Bộ, ngành có liên quan và công khai trên
trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê
duyệt.
2.2.4. Điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch
- Kế hoạch
năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia có thể được điều chỉnh, bổ sung theo đề
nghị của các Bộ, ngành, tổ chức.
- Việc điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch năm năm được thực hiện theo trình tự quy định tại các
tiết 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 điểm này.
2.3. Kế
hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Nội
dung của kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm: tên tiêu chuẩn
quốc gia cần xây dựng được sắp xếp theo lĩnh vực tiêu chuẩn; tên tổ chức biên
soạn dự thảo; thời gian thực hiện; phương thức xây dựng dự thảo (chấp nhận tiêu
chuẩn quốc tế; xây dựng mới; sửa đổi, bổ sung); kinh phí dự kiến và nguồn kinh
phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xây dựng tiêu chuẩn; dự kiến kế hoạch phổ
biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn.
Việc lập
kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo các bước
sau:
2.3.1. Lập
dự thảo kế hoạch
- Quý II
hằng năm, căn cứ vào kế hoạch năm năm, nhu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay
thế tiêu chuẩn quốc gia, kết quả rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia, các Bộ,
ngành, tổ chức, cá nhân gửi dự kiến kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho
năm sau kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho từng đối tượng hoặc
nhóm đối tượng tiêu chuẩn cụ thể đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Dự kiến kế
hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho năm sau được lập theo mẫu quy định tại mục
1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Dự án xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm
theo Thông tư này.
- Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc xem xét các dự án xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan và lập
dự thảo kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho năm sau theo mẫu quy định tại
mục 2 và thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo nội dung quy định tại mục
3 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2.3.2. Lấy
ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch hằng năm
Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện các công việc sau:
- Gửi dự
thảo kế hoạch đến các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, thông báo trên trang tin
điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là ba mươi ngày, kể
từ ngày gửi dự thảo;
- Tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý cho dự thảo;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức liên quan
hoàn chỉnh dự thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.3.3. Phê duyệt kế hoạch hằng năm
Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia trong đầu quý IV của năm trước năm kế hoạch. Bộ Khoa học và Công nghệ
thông báo kế hoạch đã được phê duyệt đến các Bộ, ngành và công khai trên trang
tin điện tử (website) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.
2.3.4. Thực hiện kế hoạch hằng năm
- Căn cứ
vào kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thực
hiện kế hoạch;
- Định kỳ
sáu tháng, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành
thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch;
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổng hợp, báo
cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch; hướng
dẫn nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn; tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành chủ trì.
2.3.5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
- Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia có thể
được điều chỉnh, bổ sung theo đề nghị bằng văn bản của các Bộ, ngành, tổ chức.
- Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định
việc điều chỉnh về tiến độ, kinh phí, rút khỏi hoặc bổ sung vào kế hoạch hằng
năm về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
- Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn
quốc gia được thực hiện như sau:
+ Các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân gửi đề nghị điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bằng văn bản đến Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổng hợp.
Việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia phải được thực hiện trước ngày 01 tháng 10 hằng năm.
+ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc
xem xét các đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học
và Công nghệ quyết định; thông báo việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đến các Bộ,
ngành có liên quan và công khai trên trang tin điện tử (website) của Bộ Khoa học
và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp thiết của quản lý
nhà nước hoặc nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trình tự, thủ
tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trình tự, thủ
tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia
3.1.
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ, ngành (không bao gồm Bộ Khoa học và Công
nghệ) tổ chức xây dựng.
Bộ, ngành chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ
trực thuộc hoặc thành lập ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành (sau đây gọi tắt
là Tổ chức biên soạn) để thực hiện việc biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
theo các bước sau:
Bước 1:
Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
- Tổ chức
biên soạn thực hiện việc biên soạn dự thảo và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia.
Bước
2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
- Bộ,
ngành gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử
(website) của Bộ, ngành và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy
ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;
- Bộ,
ngành tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để thảo
luận và góp ý cho dự thảo;
- Tổ chức
biên soạn thực hiện việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2007/NĐ-CP) và gửi bộ,
ngành quy định tại điểm 3.1 khoản này để tổ chức thẩm tra;
-
Bộ, ngành tổ chức việc thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và chuyển hồ sơ dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia đến Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.
Bước 3:
Thẩm định hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
- Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia do các Bộ, ngành đề nghị thẩm định. Trường hợp hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia đề nghị thẩm định không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản
1 Điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng đề nghị Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ.
- Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia theo nội dung quy định tại Điều 18 Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Thành phần
Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, ban kỹ thuật tiêu chuẩn
quốc gia có liên quan và các chuyên gia khác. Hội đồng thẩm định làm việc theo
nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3)
số thành viên Hội đồng có mặt.
- Hội đồng
thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có kết luận
và kiến nghị cụ thể, chuyển cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước
4: Công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét kết quả thẩm định và lập hồ
sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trình duyệt.
+ Trường
hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem
xét, công bố.
+ Trường
hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia không đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chuyển hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia đến Bộ, ngành liên quan để tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc
gia.
- Bộ Khoa
học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp
Bộ, ngành không nhất trí với ý kiến thẩm định.
3.2.
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị.
Trên cơ sở
dự thảo đề nghị của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ
chức việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có sự tham gia của các Bộ, ngành
tương ứng trong các hoạt động có liên quan như: tham gia ban kỹ thuật tiêu chuẩn
quốc gia, đóng góp ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, tham gia Hội đồng thẩm
định tiêu chuẩn quốc gia.
Trình tự,
thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện như
sau:
Bước 1:
Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Ban kỹ
thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các công việc sau đây:
- Thành lập
nhóm công tác để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ
chức, cá nhân đề nghị;
- Tổ chức
lấy ý kiến góp ý và thảo luận trong ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia;
- Hoàn
thiện và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Lập hồ
sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
xem xét.
Bước 2: Lấy
ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện
các công việc sau:
- Xem xét
hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia trình để
quyết định việc gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để lấy ý kiến;
- Gửi dự
thảo tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan, thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử (website) của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu
mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo;
- Tổ chức
hội nghị chuyên đề để thảo luận, góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Tổ chức
xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP.
Bước 3:
Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
- Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc thẩm tra Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn
quốc gia, thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
theo nội dung quy định tại Điều 18 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật.
Thành phần
Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia có
liên quan khác. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết
theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.
- Hội đồng
thẩm định lập biên bản thẩm định đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia có kết luận
và kiến nghị cụ thể, chuyển cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 4:
Công bố tiêu chuẩn quốc gia
Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trình duyệt.T
- Trường
hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem
xét, công bố.
- Trường
hợp dự thảo tiêu chuẩn quốc gia không đáp ứng yêu cầu theo nội dung thẩm định,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xử lý, hoàn chỉnh dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, công
bố.
3.3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu
chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ
tổ chức xây dựng.
Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng
triển khai việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
Trình tự,
thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện như
sau:
Bước 1:
Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Ban kỹ
thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các công việc sau đây:
- Thành lập
nhóm công tác để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Tổ chức
lấy ý kiến góp ý và thảo luận trong ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia;
- Hoàn
thiện và viết thuyết minh cho dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Lập hồ
sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
xem xét.
Các bước
2, 3, 4 được thực hiện theo quy định tương ứng tại các bước 2, 3, 4 của điểm 3.2
khoản 3 Mục này.
4.
Trình bày, thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia và lưu trữ hồ sơ dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia
4.1. Việc trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc
gia được thực hiện theo TCVN 1-2 và các hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
4.2. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia được lưu trữ tại Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.
5. Rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ
tiêu chuẩn quốc gia
5.1. Rà
soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia
5.1.1. Hằng
năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập danh mục các tiêu chuẩn quốc
gia đến thời hạn ba năm phải rà soát định kỳ để đưa vào kế hoạch hằng năm về
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
5.1.2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức việc thực hiện rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc
gia theo danh mục đã lập.
5.1.3.
Trình tự, thủ tục rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia được quy định như sau:
- Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện công việc sau:
+ Gửi
danh mục các tiêu chuẩn quốc gia cần rà soát đến các Bộ, ngành có liên quan để
thực hiện việc rà soát.
+ Tổ chức
việc rà soát các tiêu chuẩn quốc gia không thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ,
ngành.
Việc rà
soát được thực hiện theo hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng.
- Kết quả
rà soát định kỳ kèm theo thuyết minh được gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng để tổng hợp và xử lý, cụ thể như sau:
+ Kiểm
tra, đánh giá các kết quả rà soát của các Bộ, ngành và tổng hợp thành kết
quả rà soát tổng thể và gửi đi lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có
liên quan;
+ Tổng hợp,
xử lý ý kiến góp ý, lập hồ sơ kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia làm căn cứ
cho việc xây dựng kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và báo cáo Bộ
Khoa học và Công nghệ.
5.1.4. Hồ
sơ rà soát định kỳ tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
- Tờ
trình của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về kết quả rà soát và kiến
nghị;
- Bản tiếp thu ý kiến góp ý và công văn góp ý của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Các tài liệu khác liên
quan (nếu có).
5.2. Sửa đổi, bổ sung,
thay thế tiêu chuẩn quốc gia
5.2.1. Việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia phải được đưa vào kế hoạch hằng năm xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Mục này.
5.2.2.
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự,
thủ tục tương ứng quy định tại các điểm 3.1, 3.2, 3.3 khoản 3 Mục này.
5.2.3.
Kết quả của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia là quyết định
công bố bản sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn quốc gia hoặc công bố tiêu chuẩn quốc
gia thay thế.
5.3. Huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc
gia
5.3.1.
Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở kết quả rà soát định kỳ tiêu chuẩn
quốc gia quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Mục này được thực hiện như sau:
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng căn cứ kết quả rà soát định kỳ được phê duyệt để lập hồ sơ đề
nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết
định việc công bố huỷ bỏ. Hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
- Bản tiêu chuẩn quốc gia
đề nghị huỷ bỏ;
- Tổng hợp ý kiến của các
Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan về việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia
trong quá trình rà soát;
- Các tài liệu có liên
quan khác (nếu có);
- Công văn của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia cụ thể có kèm
theo thuyết minh.
5.3.2. Việc huỷ bỏ tiêu
chuẩn quốc gia trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân được thực hiện
như sau:
- Các Bộ, ngành, tổ chức,
cá nhân lập và gửi hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia về Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, tổ chức thẩm định. Hồ sơ đề nghị huỷ bỏ
tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
+ Bản tiêu chuẩn quốc gia
đề nghị huỷ bỏ;
+ Văn bản đề nghị của Bộ,
ngành, tổ chức, cá nhân;
+ Bản thuyết minh (lý do,
cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);
+ ý kiến của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;
+ Các tài liệu khác liên
quan (nếu có).
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và
trình Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thẩm định để xem xét, quyết định.
5.3.3.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo trên trang tin điện tử
(website) về các tiêu chuẩn quốc gia đã được công bố huỷ bỏ và đăng trên tạp
chí của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời hạn ba mươi ngày, kể
từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia.
5.4.
Hồ sơ rà soát định kỳ, sửa đổi, bổ sung,
thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được lưu trữ tại Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu.
6. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia
6.1.
Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm
từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
Ví
dụ: TCVN 4980: 2006 là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 4980, được
công bố năm 2006.
6.2.
Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký
hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc
tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự.
Ví
dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998)
Ký
hiệu tiêu chuẩn quốc gia được trình bày trên trang bìa như sau:
-
Phần 1 của ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia nằm ở trên bao gồm ký hiệu của tiêu chuẩn
quốc gia như quy định tại điểm 5.1 khoản này.
-
Phần 2 của ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia nằm ở dưới bao gồm ký hiệu đầy đủ của
tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận hoàn toàn thành tiêu chuẩn quốc gia.
Ví
dụ: ký hiệu TCVN 111:2006
ISO 15:1998
là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 111 được
xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 15: 1998 và được
công bố năm 2006.
Trường hợp đặc biệt, khi
tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc
tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO về hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO
14000, ISO 18000 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác), ký hiệu tiêu chuẩn
quốc gia bao gồm ký hiệu TCVN đứng trước, ký hiệu ISO đứng sau một ký tự, sau
đó là số hiệu tiêu chuẩn ISO được chấp nhận và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia
được phân cách bằng dấu hai chấm (:).
Ví dụ: ký hiệu TCVN ISO 14001: 2006 là ký hiệu
tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc
tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.
6.3.
Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia thay thế bao gồm số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia được
thay thế, năm công bố tiêu chuẩn quốc gia thay thế được phân cách bằng dấu hai
chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCVN. v
Ví
dụ: TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289: 2000 được ký hiện là TCVN
289:2006.
Trường
hợp một tiêu chuẩn quốc gia thay thế nhiều tiêu chuẩn quốc gia hoặc một phần của
một tiêu chuẩn quốc gia khác thì tiêu chuẩn quốc gia thay thế được mang số hiệu
mới.
6.4. Ký hiệu bản sửa đổi của tiêu chuẩn quốc gia bao gồm
chữ “SỬA ĐỔI” kèm theo số thứ tự lần sửa đổi và năm công bố được phân
cách bằng dấu hai chấm (:)đứng trước ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi.®
Ví
dụ: Sửa Đổi 1:2006 TCVN 789: 2005 là ký hiệu bản sửa đổi lần thứ nhất của TCVN
789:2005, được công bố năm 2006.
6.5.
Ký hiệu và tên đầy đủ của tiêu chuẩn quốc gia phải được thể hiện tại quyết định
công bố tiêu chuẩn quốc gia.
7.
Thông báo, xuất bản và phát hành, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia
7.1. Thông báo
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng thông báo về việc công bố, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ
tiêu chuẩn quốc gia trên tạp chí, trang thông tin điện tử (website) của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các phương tiện thông tin thích hợp khác
trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
ký quyết định công bố.
7.2. Xuất bản và phát hành
tiêu chuẩn quốc gia
7.2.1. Tiêu
chuẩn quốc gia được xuất bản, phát hành dưới dạng bản giấy và có thể dưới dạng
bản điện tử.
7.2.2.
Nội dung sửa đổi, bổ sung của tiêu chuẩn quốc gia được xuất bản dưới dạng bản rời
cho đến khi tái bản tiêu chuẩn đó.
7.2.3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện
việc xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn sáu mươi ngày, kể
từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký quyết định công bố.
7.2.4.
Bộ, ngành có thể xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc gia do mình xây dựng dự thảo
sau khi có sự thống nhất với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Các
tổ chức khác có nhu cầu xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc gia phải được sự đồng
ý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
7.3.
Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia
7.3.1.
Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành tổ chức lập kế hoạch phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia đã
được công bố.
7.3.2.
Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc
phổ biến tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quản lý được phân công theo kế hoạch
đã được phê duyệt.
7.3.3.
Việc phổ biến tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện thông qua các hình thức như hội
nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn và các hình thức khác.
III.
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ, TIÊU CHUẨN KHU VỰC
VÀ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.
Phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia
1.1. Phương thức áp dụng
tiêu chuẩn quốc gia
1.1.1 áp dụng trực tiếp
Tiêu chuẩn quốc gia được
áp dụng trực tiếp mà không thông qua một tài liệu trung gian khác.
1.1.2. áp dụng gián tiếp
Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng thông qua
tài liệu trung gian khác (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật...) có
viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia đó.
1.2. Biện pháp áp dụng
tiêu chuẩn quốc gia
1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo việc áp dụng
tiêu chuẩn quốc gia cho các đối tượng liên quan.
1.2.2. Ưu tiên sử dụng tiêu chuẩn quốc gia một cách thích hợp
trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
1.2.3. Đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định,
chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn, công nhận theo các tiêu chuẩn quốc gia
hiện hành.
2.
Nguyên tắc, phương thức và biện pháp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu
vực và tiêu chuẩn nước ngoài
2.1. Nguyên tắc áp dụng
2.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tự nguyện đối với mọi
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.1.2. Việc áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài không được trái
với quy định pháp luật và làm tổn hại tới an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế
- xã hội và các lợi ích khác của đất nước.
2.1.3. Khuyến khích áp dụng
phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước
ngoài.
2.1.4. Bảo đảm việc áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan
quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trong các
thoả thuận hợp tác song phương, đa phương giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2.2. Phương thức áp dụng
2.2.1. áp dụng trực tiếp
Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất
- kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giao dịch mua bán và các hoạt động kinh tế - xã
hội khác.
2.2.2. áp dụng gián tiếp
Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước
ngoài một cách gián tiếp thông qua việc thực hiện quy định trong các tài liệu kỹ
thuật, văn bản quản lý (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật…) trong
đó có viện dẫn hoàn toàn hoặc một phần nội dung của tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
2.3. Các biện pháp áp dụng
2.3.1. Tăng cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn
cơ sở.
2.3.2. Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn
nước ngoài làm căn cứ để tổ chức và thực hiện việc đánh giá sự phù hợp thông
qua các hoạt động như: công nhận, chứng nhận, giám định, thử nghiệm, hiệu chuẩn.
2.3.3. Tổ chức việc nghiên
cứu, tìm hiểu để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn
nước ngoài trong điều kiện của Việt Nam; tham gia tích cực vào hoạt động của
các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực có liên quan.
2.3.4. Lập kế hoạch cụ thể
và có lộ trình đầu tư công nghệ, quản lý, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được dự kiến đưa vào áp dụng.
2.3.5. Tổ chức việc phổ biến,
hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước
ngoài.
IV.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
1. Yêu cầu và căn cứ xây dựng
tiêu chuẩn cơ sở
1.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở
1.1.1. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và
quy định của pháp luật hiện hành.
1.1.2. Tiêu chuẩn cơ sở
cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng
được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
1.2. Căn
cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết
quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và
khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu
vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp
nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
2. Loại và phương thức xây dựng
tiêu chuẩn cơ sở
2.1. Loại tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm
các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ
thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp
thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu
chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy
theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở
có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để
quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.
2.2. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những
phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây
dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và
công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu
chuẩn cơ sở hiện hành.
3.
Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
3.1. Tuỳ theo quy mô, loại
hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu
chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng
TCCS ;
Bước 2:
Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ
chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ
chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử
lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
3.2. Công bố TCCS
Người đứng đầu cơ sở xem xét và
quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ
tại cơ sở.
3.3. Thể hiện nội dung và trình
bày tiêu chuẩn cơ sở
3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở
được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu
chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố
(ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được
phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu
của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là
XXX xây dựng và công bố năm 2006.
3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có
thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc,
không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành
từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh
số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc
thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
3.4. Căn cứ hướng dẫn
chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng
và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành, cơ quan,
tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn cơ sở và các công việc có liên quan khác theo quy định của hướng dẫn
này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trường hợp đối tượng tiêu
chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành có yêu cầu quản lý
đặc thù hoặc phải bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục,
xây dựng, công bố, trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở
các quy định của Thông tư này.
Căn cứ
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP,
hướng dẫn của Thông tư này, Bộ Quốc phòng xây dựng và ban hành quy định cụ thể
về lập quy hoạch, kế hoạch, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu
chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự quốc phòng chỉ áp dụng trong nội bộ Bộ Quốc
phòng sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thông tư này có hiệu lực
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
3. Trong quá trình thực hiện
Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời
phản ánh cho Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. /.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b /c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở KH &CN các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, TĐC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần
Quốc Thắng
|
PHỤ LỤC I
NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC
GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9
năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Nội
dung Dự kiến quy hoạch chuyên ngành
...(Tên Bộ,
ngành lập dự kiến quy hoạch)...
Dự
kiến quy hoạch chuyên ngành xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia
Từ
năm.... đến năm...
1. Định
hướng, chiến lược phát triển chuyên ngành
2. Quan
điểm quy hoạch chuyên ngành
3. Mục
tiêu quy hoạch chuyên ngành
3.1. Mục
tiêu tổng quát
3.2. Mục
tiêu cụ thể
4. Định
hướng quy hoạch chuyên ngành
5. Quy hoạch
chuyên ngành
5.1. Lĩnh
vực tiêu chuẩn cần quy hoạch
5.2. Đối
tượng tiêu chuẩn cần xây dựng
5.3.
Phương thức xây dựng tiêu chuẩn
5.4. Tổng
số tiêu chuẩn cần xây dựng cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng
5.5. Nguồn
lực cho việc thực hiện quy hoạch
5.6. Lộ
trình thực hiện quy hoạch
5.7. Bản
tổng hợp nội dung dự kiến quy hoạch chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
theo mẫu quy định tại Biểu I của Phụ lục này
6. Các giải pháp thực hiện
quy hoạch
7. Các phụ lục kèm theo (nếu
có)
2. Nội
dung Quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Bộ Khoa học
và Công nghệ
Quy
hoạch tổng thể xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia
Từ
năm...đến năm...
1. Định hướng, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
2. Quan điểm quy hoạch tổng
thể
3. Mục tiêu quy hoạch tổng
thể
3.1. Mục tiêu tổng quát
3.2. Mục tiêu cụ thể
4. Định hướng quy hoạch tổng
thể
5. Quy hoạch tổng thể
5.1. Lĩnh vực tiêu chuẩn cần
quy hoạch
5.2. Đối tượng tiêu chuẩn
cần xây dựng
5.3. Phương pháp xây dựng
tiêu chuẩn
5.4. Tổng số tiêu chuẩn cần
xây dựng cho từng chuyên ngành, lĩnh vực, đối tượng
5.6. Lộ trình và thời gian
thực hiện quy hoạch
5.5. Nguồn lực cho việc thực
hiện quy hoạch
5.7. Bản tổng hợp nội dung
quy hoạch tổng thể xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo mẫu quy định tại Biểu I của
Phụ lục này
6. Các giải pháp thực hiện
quy hoạch
7. Các phụ lục kèm theo (nếu
có)
Biểu 1:
BẢNG
TỔNG HỢP NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ/DỰ KIẾN QUY HOẠCH CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TT
|
Chuyên
ngành/Lĩnh vực/đối tượng TCVN
|
Tổng số
TCVN cần xây dựng
|
Lộ trình thực
hiện
|
Kinh
phí dự kiến
(triệu
đồng)
|
Ghi chú
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
Tổng số
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
1
|
Chuyên ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chuyên ngành B
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2:
MẪU KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC
GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của
Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Dự kiến
kế hoạch năm năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành
...(Tên Bộ,
ngành lập dự kiến kế hoạch)...
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
CHUYÊN NGÀNH
Từ
năm... đến năm....
TT
|
Chuyên
ngành/Lĩnh vực/đối tượng TCVN
|
Loại tiêu
chuẩn
|
Số lượng
TCVN cần xây dựng
|
kinh
phí dự kiến
(triệu đồng)
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Năm 1
|
Năm 2
|
Năm 3
|
Năm 4
|
Năm 5
|
Tổng
số
|
NSNN
|
nguồn khác
|
1
|
Chuyên ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chuyên ngành B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN THUYẾT
MINH
DỰ KIẾN KẾ
HOẠCH NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CHUYÊN NGÀNH
(Kèm theo kế hoạch)
Nội dung chính của bản thuyết
minh bao gồm các mục sau:
- Căn cứ xây dựng kế hoạch năm
năm (phân tích sự liên quan và định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia, kế hoạch năm năm phát triển chuyên ngành, chương
trình quốc gia, văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu hài hoà tiêu
chuẩn trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương.v.v...);
- Mục tiêu;
- Phân tích, đánh giá thực
trạng lĩnh vực tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành;
- Xác định nhu cầu xây dựng
TCVN trong từng lĩnh vực;
- Xác định đối tượng cụ thể
và loại TCVN cần xây dựng;
- Dự kiến về khả năng đảm
bảo nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện;
- Dự kiến thời gian thực
hiện;
- Kiến nghị biện pháp thực
hiện;
- Các nội dung khác có
liên quan;
- Các phụ lục kèm theo (nếu
có).
2. Kế hoạch năm năm
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Bộ Khoa học và Công
nghệ
KẾ HOẠCH NĂM
NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TT
|
Chuyên
ngành/ Lĩnh vực/đối tượng TCVN
|
Loại tiêu
chuẩn
|
Số lượng
TCVN cần xây dựng
|
kinh
phí dự kiến
(triệu đồng)
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Năm 1
|
Năm 2
|
Năm 3
|
Năm 4
|
Năm 5
|
tổng số
|
NSNN
|
nguồn khác
|
....(tên
Bộ, ngành)……
|
1
|
Chuyên ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chuyên ngành
B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN THUYẾT
MINH
KẾ HOẠCH
NĂM NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (KÈM THEO KẾ HOẠCH)
(Nội dung chính của bản thuyết minh tương tự như đối với thuyết minh kế hoạch
năm năm chuyên ngành)./.
PHỤ LỤC 3:
MẪU KẾ HOẠCH HẰNG NĂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của
Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Dự kiến kế hoạch hằng năm xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân
... ( Tên
Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đề xuất dự kiến xây dựng TCVN)...
DỰ
KIẾN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM:....(năm kế hoạch)
TT
|
Lĩnh vực/đối
tượng tiêu chuẩn quốc gia
|
Tên tiêu
chuẩn quốc gia
|
Phương thức
xây dựng TCVN
|
Tổ chức
biên soạn/Ban kỹ thuật xây dựng Dự thảo TCVN
|
Thời gian
thực hiện
|
Kinh phí dự
kiến
(triệu
đồng)
|
Ghi chú
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
Tổng số
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
1
|
Chuyên
ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chuyên
ngành B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Dự kiến kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần kèm theo các Dự án
xây dựng TCVN
2.
Kế hoạch hằng năm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Bộ
Khoa học và Công nghệ
KẾ
HOẠCH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA NĂM.... (năm kế hoạch)
TT
|
Lĩnh vực/đối
tượng tiêu chuẩn quốc gia
|
Tên tiêu
chuẩn quốc gia
|
Phương thức
xây dựng TCVN
|
Tổ chức
biên soạn/Ban kỹ thuật xây dựng Dự Thảo tcvn
|
Thời gian
thực hiện
|
Kinh
phí dự kiến
(triệu
đồng)
|
Ghi chú
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
Tổng số
|
NSNN
|
Nguồn khác
|
.....(Tên Bộ,
ngành)....
|
1
|
Chuyên
ngành A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chuyên
ngành B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Lĩnh vực...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
|
Đối tượng....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Thuyết minh kế hoạch
hằng năm xây dựng TCVN
Nội dung chính của bản
thuyết minh bao gồm các mục sau:
- Căn cứ xây dựng kế hoạch;
- Thời gian thực hiện;
- Mục tiêu;
- Tính phù hợp với kế hoạch
5 năm và quy hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
- Sự phù hợp với hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia hiện hành (không trùng lặp ...);
- Sự đáp ứng nhu cầu quản
lý, sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu hài hoà tiêu chuẩn,...;
- Dự kiến kế hoạch hướng dẫn,
phổ biến áp dụng TCVN được công bố theo kế hoạch;
- Dự kiến
kinh phí thực hiện và nguồn kinh phí;
- Các dự
án xây dựng TCVN kèm theo./.
PHỤ LỤC 4:
MẪU DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9
năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
1.
Tên tiêu chuẩn
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
3. Tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị
Tên
tổ chức (cá
nhân)........................................................................................................
Địa
chỉ.................................................................................................................................
Điện
thoại:...................
..........Fax:............................E-mail:............................................
Tên
cơ quan chủ quản: (nếu có).........................................................................................
4.
Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong nước và ngoài nước
5.
Lý do và mục đích xây dựng TCVN
-
Tiêu chuẩn đáp ứng những mục tiêu nào sau đây:
+ Thông
tin, thông hiểu
|
□
|
+ Tiết
kiệm
|
□
|
+ An
toàn sức khoẻ môi trường
|
□
|
+
Giảm chủng loại
|
□
|
+ Đổi lẫn
|
□
|
+ Các mục
đích khác (ghi dưới)
|
□
|
+ Chức
năng công dụng chất lượng
|
□
|
|
|
- Tiêu
chuẩn có dùng để chứng nhận
không?
□ có □ không
- Căn cứ
+ Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu
phát triển KTXH của Nhà nước
không?
□ có
□ không
+
Thuộc chương trình nào?
+
Yêu cầu hài hoà tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực): □
có □ không
6.
Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn
-
Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (hoặc sửa đổi bổ sung):
+ Thuật ngữ và định nghĩa
|
□
|
|
+ Tiêu chuẩn cơ bản
|
□
|
+ Phân
loại
|
□
|
|
+ Yêu cầu an toàn vệ sinh
|
□
|
+ Ký hiệu
|
□
|
|
+ Yêu cầu về môi trường
|
□
|
+ Thông
số và kích thước cơ bản
|
□
|
|
+ Lấy mẫu
|
□
|
+ Yêu cầu kỹ thuật
|
□
|
|
+ Phương pháp thử và kiểm tra
|
□
|
+ Tiêu chuẩn về quá trình
|
□
|
|
+ Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
|
□
|
+ Tiêu chuẩn về dịch vụ
|
□
|
|
+ Các khía cạnh và yêu cầu khác
(ghi cụ thể ở dưới) :
|
□
|
-
Bố cục, nội dung các phần chính của TCVN dự kiến:
- Nhu cầu khảo nghiệm tiêu chuẩn quốc gia trong thực tế:
□
có □ không
(nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa
điểm, thời gian khảo nghiệm)
7. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN
- Phương thức thực hiện:
+
Xây dựng mới
|
□
|
+
Sửa đổi, bổ sung
|
□
|
+ Chấp
nhận tiêu chuẩn quốc tế
|
□
|
+
Thay thế
|
□
|
-
Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (bản chụp kèm theo)
8.
Kiến nghị thành lập Ban kỹ thuật (hoặc Tiểu ban kỹ thuật)
9.
Cơ quan phối hợp
-
Tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị:
-
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn có liên quan phải lấy ý kiến:
-
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến:
10.
Dự kiến tiến độ thực hiện
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
|
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
1
|
Biên soạn dự thảo TCVN
|
|
|
2
|
Lấy ý
kiến
|
|
|
3
|
Hội nghị
chuyên đề
|
|
|
4
|
Hoàn chỉnh dự thảo TCVN và lập Hồ sơ dự thảo TCVN
|
|
|
5
|
Thẩm
tra Hồ sơ dự thảo TCVN
|
|
|
6
|
Gửi hồ sơ dự thảo
TCVN để thẩm định
|
|
|
7
|
Thẩm định dự thảo
TCVN
|
|
|
8
|
Lập Hồ
sơ TCVN trình duyệt
|
|
|
9
|
Trình
duyệt và công bố
|
|
|
11. Dự
toán kinh phí thực hiện
a. Tổng
kinh phí dự kiến:……. trong đó:
-
Ngân sách Nhà nước: .............................
.............................. ...................
-
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân:
...........................................................
(ghi
rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)
-
Nguồn khác: ...............................................................................................
b. Dự toán chi tiết kinh
phí thực hiện (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
|
......., ngày......tháng ……năm 200 ...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án TCVN
Ký tên, đóng dấu (nếu có)
|