Xin chúc mừng thành viên đã đăng ký sử dụngthành công www.thuvienphapluat.vn
THƯ VIỆN PHÁP LUẬTgiúp thành viên tìm kiếm văn bản chính xác, nhanh chóng theo nhu cầu và cung cấp nhiều tiện ích, tính năng hiệu quả:
1. Tra cứu và xem trực tiếp hơn 437.000 Văn bản luật, Công văn, hơn 200.000 Bản án Online;
2. Tải về đa dạng văn bản gốc, văn bản file PDF/Word, văn bản Tiếng Anh, bản án, án lệ Tiếng Anh;
3. Các nội dung của văn bản này được văn bản khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc; các quan hệ của các văn bản thông qua tiện ích Lược đồ và nhiều tiện ích khác;
4. Được hỗ trợ pháp lý sơ bộ qua Điện thoại, Email và Zalo nhanh chóng;
5. Nhận thông báo văn bản mới qua Email để cập nhật các thông tin, văn bản về pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
6. Trang cá nhân: Quản lý thông tin cá nhân và cài đặt lưu trữ văn bản quan tâm theo nhu cầu.
Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Để trải nghiệm lại nội dung hướng dẫn tiện ích, Bạn vui lòng vào Trang Hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh những tiện ích vừa giới thiệu, Bạn có thể xem thêm Video/Bài viết hướng dẫn sử dụng để biết cách tra cứu, sử dụng toàn bộ các tính năng, tiện ích trên website.
Ngoài ra, Bạn có thể nhấn vào đây để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tiện ích khi xem văn bản dành cho thành viên CÓ PHÍ.
👉 Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng
tại Việt Nam.
1. Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này,
gồm:
a) Thuốc sử dụng
trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 689
hoạt chất với 1670 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 651
hoạt chất với 1492 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 256
hoạt chất với 765 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 8
hoạt chất với 37 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh
trưởng: 58 hoạt chất với 172 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn
trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31
hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất
trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 14
hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm
sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng
kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho
sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2
hoạt chất với 2 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1
hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh
trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt
giống:
- Thuốc trừ sâu: 10
hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 13
hoạt chất với 13 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản
nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01
tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu,
thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6
hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1
hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1
hoạt chất.
3. Bảng mã số HS
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện
theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục
hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp
luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế đó.
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2023.
2. Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử
dụng tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Cục trưởng Cục Bảo
vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản
ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem
xét và kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: -
Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Ủy ban nhân dân, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Hải Quan;
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng
thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, BVTV.