BỘ
CÔNG NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/1998/TT-BCN
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 3 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 02/1998/TT-BCN NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CÁC THIẾT BỊ ÁP LỰC VÀ THIẾT BỊ NÂNG
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 378/TTg ngày 4/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Cục kiểm tra giám sát kỹ thuật
an toàn - công nghiệp;
Căn cứ Công văn số 2812/CCHC ngày 5/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đăng ký, cấp phép sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
trong ngành công nghiệp;
Căn cứ Công văn số 3695/LĐTBXH ngày 15/10/1997 về việc đăng ký và cấp giấy
phép an toàn lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Bộ Công nghiệp nghiệp hướng dẫn việc kiểm tra, kiểm định các thiết bị áp lực
và thiết bị nâng như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
Tất cả các doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức, tư nhân thuộc ngành công nghiệp trong cả nước (kể cả các doanh nghiệp
liên doanh, 100% vốn nước ngoài đặt tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) có sử dụng các thiết bị chịu áp lực được qui định trong các tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 6004-1995, TCVN 4245-1996, TCVN
6014-1996, TCVN 6153-1996, TCVN 6158-1996, TCVN
6159-1996 và thiết bị nâng được qui định trong các tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4244-1986, TCVN
5180-1990, TCVN 5744-1993, TCVN 5862-1995, TCVN
5863-1995, TCVN 5864-1995, TCVN 5865-1995, TCVN
5866-1995, TCVN 5867-1995, các thiết bị
được qui định trong Quyết định 121/QĐ-LĐTBXH và Thông tư 22/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, và các thiết bị nâng trục tải dùng trong các mỏ chưa được quy định trong
các tiêu chuẩn và Thông tư trên đều phải thống nhất thực hiện việc quản lý tại
Cục Kiểm tra giám sát an toàn công nghiệp và các sở Công nghiệp. Việc kiểm tra,
kiểm định do các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp thuộc Cục kiểm
tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp Bộ Công nghiệp thực hiện làm cơ sở để
Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
cấp giấy phép sử dụng.
II. QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH
1. Thống kê và lập kế hoạch kiểm
định kiểm tra, kiểm định:
Hàng năm vào tháng 12, các đơn vị
trong ngành công nghiệp phải thống kê các thiết bị, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm
định năm tới gửi về Cục kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp và các
Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp khu vực.
Mẫu thống kê và kế hoạch kiểm
tra, kiểm định theo phụ lục của Thông tư này.
Khi đến thời hạn kiểm tra, kiểm
định, các đơn vị phải thông báo lại trước 10 ngày để Trung tâm kiểm định khu vực
bố trí cán bộ đến làm việc.
Việc thống kê hàng năm tiếp theo
đối với các đơn vị đã có thống kê năm trước chỉ lập thống kê bổ sung cho các
thiết bị có thay đổi (lắp mới, di chuyển hoặc loại bỏ).
2. Kiểm định sau khi chế tạo:
Các thiết bị nêu trong Mục I sau khi chế tạo xong phải được Trung tâm kiểm định kỹ thuật
an toàn công nghiệp kiểm định và cấp chứng chỉ xuất xưởng.
Khi kiểm định xuất xưởng phải có
đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của từng loại thiết bị phù hợp với các TCVN và Quy
trình, Quy phạm đã được ban hành ứng với loại thiết bị đó.
3. Kiểm định sau khi lắp đặt:
Kiểm định sau khi lắp đặt phải
có đủ hồ sơ sau:
- Bản thiết kế lắp đặt đã được
duyệt.
- Lý lịch và hồ sơ xuất xưởng của
thiết bị;
- Hồ sơ lắp đặt bao gồm cả sơ đồ
hàn và kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn lắp ráp;
- Các văn bản theo quy định của TCVN.
Việc kiểm định thực hiện theo
đúng quy trình đã được nhà nước ban hành.
Sau khi kiểm định xong, các kiểm
định viên phải lập biên bản, có đủ chữ ký của kiểm định viên và đơn vị quản lý
thiết bị để làm cơ sở xin cấp giấy phép sử dụng.
Đối với các nồi hơi, kiểm định
sau khi lắp đặt phải qua 2 bước: kiểm định nguội và kiểm định nóng.
Đối với hệ thống các trạm sản xuất
khí, hệ thống lạnh sau khi kiểm định độ bền bằng thuỷ lực phải qua kiểm định độ
kín theo đúng qui định trong các TCVN và qui trình thanh tra nồi hơi của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Kiểm định định kỳ hoặc bất
thường.
Các trường hợp kiểm định định kỳ
hoặc bất thường theo đúng qui định trong các TCVN.
Trước khi tiến hành kiểm định định
kỳ hoặc bất kỳ, các đơn vị sử dụng thiết bị cần báo trước 10 ngày để Trung tâm
kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp khu vực bố trí kế hoạch. Trường hợp
không bố trí được theo đúng thời hạn các đơn vị sử dụng thiết bị đã báo thì
Trung tâm kiểm định cần thoả thuận lại với các đơn vị đó, đảm bảo phục vụ kịp
thời sản xuất.
Các thiết bị đã đăng ký và được
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Công nghiệp tiến hành kiểm định và cấp
giấy phép sử dụng từ trước ngày 20/6/1997 chưa hết hạn, thì tiến hành kiểm định
khi đến hạn lần tiếp theo. Khi kiểm định bất thường, các đơn vị phải lập hồ sơ
sửa chữa và đưa hồ sơ đó vào trong lý lịch thiết bị.
Cục trưởng Cục Kiểm tra giám sát
kỹ thuật an toàn công nghiệp qui định riêng cho một số trường hợp cụ thể khác.
III. TRÁCH
NHIỆM THỰC HIỆN.
1. Cục kiểm tra giám sát kỹ thuật
an toàn công nghiệp chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất
tất cả các đơn vị trong ngành về công tác quản lý kỹ thuật an toàn đối với thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn
các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp tiến hành kiểm định các
thiết bị nói ở mục I được chính xác đúng kế hoạch nhằm đáp ứng
yêu cầu sản xuất và an toàn thiết bị.
- Tổ chức bồi huấn, kiểm tra sát
hạch và cấp chứng chỉ cho công nhân vận hành và các thiết bị nêu trong mục I kể cả thợ hàn áp lực.
- Tổ chức đào tạo, kiểm tra, cấp
giấy chứng nhận và cấp thẻ cho các kiểm tra, kiểm định viên trong ngành công
nghiệp.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo lãnh
đạo Bộ và các cơ quan Nhà nước về công tác kiểm tra, kiểm định trong toàn
ngành.
2. Trung tâm kiểm định kỹ thuật
an toàn công nghiệp chịu trách nhiệm:
- Thực hiện công tác kiểm định tất
cả các thiết bị nêu trong mục I kịp thời hạn.
- Tiến hành kiểm định theo đúng
các tiêu chuẩn, qui phạm Nhà nước và qui trình kiểm tra, đảm bảo chất lượng kiểm
định. Sau khi kiểm tra, kiểm định phải lập biên bản theo mẫu qui định có xác nhận
của đơn vị được kiểm định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những kết luận của
mình.
- Trung tâm có trách nhiệm chuyển
hồ sơ kiểm định sang các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động làm thủ
tục cấp phép. Nếu các đơn vị tự đảm nhận việc xin cấp phép thì Trung tâm chuyển
toàn bộ hồ sơ kiểm định cho đơn vị được kiểm định.
- Các kiểm định viên thuộc Trung
tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp khi đến các đơn vị phải có các trang
thiết bị và trang phục theo quy định, có phù hiệu, và thẻ kiểm định viên.
- Các trung tâm kiểm định kỹ thuật
an toàn công nghiệp được thu phí kiểm định theo qui định trong Thông tư 66/TT/LB ngày 29/8/1995 liên Bộ Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính và Công văn số 1180/CV-TCKT ngày 8/4/1996
của Bộ Công nghiệp. Mọi khoản chi tài chính phải thực hiện theo đúng qui định của
Nhà nước và của Bộ.
- Bộ cho phép Cục Kiểm tra giám
sát kỹ thuật an toàn công nghiệp và các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn
công nghiệp được sử dụng các cộng tác viên và phân cấp từng phần cho các Sở
Công nghiệp. Các kiểm định viên cần phải được đào tạo, sát hạch và phải được Cục
Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp cấp giấy chứng nhận.
- Định kỳ báo cáo tổng hợp công
tác kiểm định cho Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp để Cục báo
cáo Bộ và các cơ quan Nhà nước.
3. Các Sở Công nghiệp chịu trách
nhiệm:
- Thực hiện quyền quản lý Nhà nước
đối với khu công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp cần bố trí đủ nhân sự có
trình độ chuyên môn để đảm nhận công tác quản lý này.
- Kiểm tra các đơn vị thuộc Công
nghiệp địa phương có sử dụng các thiết bị nói trong mục I thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.
- Đôn đốc các đơn vị thuộc Công
nghiệp địa phương thống kê và lập kế hoạch kiểm định hàng năm.
- Thống nhất kế hoạch và phương
án thực hiện công tác kiểm định với Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công
nghiệp và các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Công nghiệp thuộc bộ công
nghiệp, để các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp làm các thủ tục
với các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phép sử dụng.
- Tổ chức bồi huấn, kiểm tra sát
hạch, và cấp chứng chỉ cho công nhân vận hành các thiết bị, nêu ở mục
I trong các đơn vị thuộc Công nghiệp địa phương Quản lý.
4. Các đơn vị sử dụng thiết bị
nói trong mục I trong ngành công nghiệp chịu trách nhiệm:
- Thường xuyên chăm lo bảo dưỡng
các thiết bị nêu trong mục I đảm bảo chất lượng và vận hành
an toàn.
- Lập thống kê và kế hoạch kiểm
định hàng năm báo cáo Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp và
Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp khu vực.
- Lập đầy đủ hồ sơ đối với các dạng
kiểm định nêu trong mục II.
- Đưa các thiết bị vào kiểm định
đúng thời hạn đã ghi trong kế hoạch và trong giấy phép.
- Thực hiện các nội dung chuẩn bị
cho việc kiểm định như: bố trí mặt bằng, vệ sinh thiết bị, chuẩn bị phương tiện:
(nước, điện, tải trọng, nhân lực...) để phục vụ cho công tác kiểm định, tạo mọi
điều kiện để các kiểm định viên tiến hành kiểm định được thuận lợi, nhanh
chóng.
IV. HIỆU LỰC
THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với Thông
tư này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp yêu cầu
các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện theo đúng qui định trong Thông
tư này.