BỘ
NGOẠI GIAO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
06/2012/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ru-ma-ni về hợp tác trong lĩnh vực
quốc phòng, ký tại Hà Nội ngày 13 tháng 4 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày
31 tháng 01 năm 2012.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản
sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Hoàng Anh
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ RU-MA-NI VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ru-ma-ni, sau đây gọi riêng là “Bên Việt Nam”, “Bên
Ru-ma-ni” và gọi chung là “hai Bên”,
Nhận thấy hợp tác trong lĩnh vực quốc
phòng là một nhân tố quan trọng của an ninh và ổn định và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với hợp tác trong thúc đẩy hệ thống an ninh toàn cầu,
Với quyết tâm phát triển các mối
quan hệ tốt đẹp giữa hai Bên và với mong muốn thúc đẩy và củng cố hợp tác trên
các lĩnh vực cùng quan tâm,
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Mục
đích của Hiệp định
1. Hiệp định này sẽ quy định các điều
khoản chung liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai Bên, trên
cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.
2. Hợp tác giữa hai Bên trong khuôn
khổ của Hiệp định này sẽ được thực hiện phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia,
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, cũng như các cam kết quốc tế của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của Ru-ma-ni.
3. Hợp tác trong lĩnh vực quốc
phòng sẽ được phát triển trong các lĩnh vực và theo các hình thức được xác định
trong Hiệp định này.
Điều 2. Thuật
ngữ
Trong khuôn khổ của Hiệp định này,
các từ ngữ được hiểu như sau:
1. “Quân nhân” là các thành viên
trong quân đội hai Bên.
2. “Nhân viên dân sự” là các nhân
viên dân sự trong Quân đội và các cơ quan quốc phòng của hai Bên.
3. “Bên cử” là Bên gửi quân nhân và
nhân viên dân sự của mình tới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và của Ru-ma-ni, phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
4. “Bên nhận” là Bên tiếp nhận quân
nhân và nhân viên dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc của
Ru-ma-ni, phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
5. Tại Điều 7, bảo vệ thông tin
quân sự mật, thuật ngữ “Bên gửi” là Bên chuyển cho Bên kia các vật chất và
thông tin quân sự mật, và thuật ngữ “Bên nhận” là Bên nhận từ Bên kia các vật
chất và thông tin quân sự mật.
Điều 3. Các
lĩnh vực hợp tác
1. Hợp tác giữa hai Bên bao gồm các
lĩnh vực sau đây:
a) Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh
vực hoạch định quốc phòng;
b) Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang trong xã hội hiện đại, bao gồm
việc thực hiện các điều khoản của các hiệp ước quốc tế trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh và kiểm soát vũ khí;
c) Trao đổi kinh nghiệm về các sứ mệnh
hòa bình và hỗ trợ nhân đạo cũng như các chiến dịch khác của Liên Hợp quốc liên
quan đến gìn giữ hòa bình cũng như các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn (SAR);
d) Bảo đảm hậu cần kỹ thuật phục vụ
nhu cầu của các lực lượng vũ trang;
e) Đào tạo và huấn luyện cho quân
nhân hoặc nhân viên dân sự;
f) Phát triển khoa học quân sự và
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến quốc phòng;
g) Ứng dụng các hệ thống thông tin
quân sự cũng như các công nghệ viễn thông và thông tin quân sự;
h) Kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn
hóa quân sự;
i) Quân y;
j) Các vấn đề pháp lý liên quan tới
quốc phòng.
2. Các đầu mối liên lạc được xác định
tại Điều 9 của Hiệp định này sẽ cụ thể hóa việc hợp tác trong các lĩnh vực nêu
trên.
3. Hai bên có thể thỏa thuận hợp
tác trong các lĩnh vực khác.
Điều 4. Các
hình thức hợp tác
1. Việc hợp tác giữa hai Bên sẽ được
thực hiện cụ thể theo các hình thức sau:
a) Các chuyến thăm và gặp gỡ giữa Bộ
trưởng Quốc phòng và các quan chức quân sự của hai Bên;
b) Trao đổi kinh nghiệm ở các cấp;
c) Hội nghị tư vấn, hội thảo và hội
nghị chuyên đề về chính trị - quân sự;
d) Học tập và huấn luyện thực hành
tại các nhà trường quân sự, các viện nghiên cứu và phát triển quân sự, bao gồm
trao đổi giảng viên và học viên;
e) Quan sát viên tham gia các cuộc
tập trận và diễn tập tìm kiếm cứu nạn;
f) Tham gia trong các sứ mệnh được
nêu tại Điều 3, khoản 1), tiết c) của Hiệp định này;
g) Trao đổi thông tin, tài liệu và
các vật chất huấn luyện;
h) Tổ chức và tham gia các hoạt động
văn hóa, thể thao.
2. Hai bên có thể thỏa thuận hợp
tác theo những hình thức khác.
Điều 5. Các kế
hoạch hợp tác thường niên
1. Kế hoạch hợp tác thường niên, là
cơ sở cho hợp tác trong năm tiếp theo, được các đại diện được ủy quyền của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng hai Bên đồng ý và ký kết vào ngày 01/11 hàng năm.
2. Kế hoạch hợp tác thường niên,
cho năm tiếp theo, sẽ được đề xuất bằng văn bản vào ngày 01/10 hàng năm.
3. Kế hoạch hợp tác thường niên sẽ
cụ thể hóa nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm và số lượng người tham dự
cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện.
4. Kế hoạch hợp tác thường niên có
thể được sửa đổi bằng văn bản vào bất kỳ thời điểm nào khi có sự đồng thuận của
các đại diện được xác định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Trách
nhiệm pháp lý của quân nhân và nhân viên dân sự
1. Nhân sự của Bên cử phải tuân thủ
luật pháp và quy định của Nhà nước Bên nhận trong thời gian ở trên lãnh thổ của
Bên nhận.
2. Bên cử được quyền xét xử kỷ luật,
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân sự mang quốc tịch nước Bên cử, trong
thời gian ở trên lãnh thổ của Bên nhận.
3. Việc bồi thường dân sự đối với
các mất mát, hư hỏng tài sản do các hành vi vô ý hay cố ý của nhân sự Bên cử
gây ra cho Bên nhận sẽ được giải quyết thông qua tư vấn giữa các cơ quan có thẩm
quyền của hai Bên.
Điều 7. Bảo vệ
thông tin quân sự mật
1. Hai Bên sẽ tiến hành các hành động
phù hợp để bảo vệ thông tin quân sự bảo mật được tạo ra và được trao đổi trong
quá trình áp dụng Hiệp định này, cho đến khi việc bảo vệ thông tin mật được xác
định trong một Hiệp định riêng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ Ru-ma-ni.
2. Bất kỳ tài liệu hoặc thông tin
quân sự mật được tạo ra hoặc trao đổi giữa hai Bên trong khuôn khổ Hiệp định
này sẽ không được tiết lộ, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các Chính phủ, các tổ
chức, các công ty hay cá nhân của các nước khác, hay cho bất kỳ bên nào khác
không liên quan đến Hiệp định này, sau đây gọi là “Các Bên thứ ba”, khi chưa được
sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên gửi.
3. Mỗi Bên sẽ áp dụng cấp độ bảo vệ
các thông tin quân sự mật nhận được từ Bên gửi, ít nhất là ngang với cấp độ bảo
vệ được Bên gửi áp dụng đối với thông tin quân sự bảo mật cấp tương đương. Tất
cả các thông tin, các tài liệu và vật chất quân sự mật sẽ được phân loại theo cấp
độ bảo mật như sau:
Tiếng
Việt
|
Tiếng
Anh
|
Tiếng
Ru-ma-ni
|
Tuyệt
mật
|
Top
secret
|
Strict
secret de importanta deosebita
|
Tối
mật
|
Secret
|
Strict
secret
|
Mật
|
Confidential
|
Secret
|
Phát
hành hạn chế
|
Restricted
|
Secret
de serviciu
|
4. Việc tiếp cận thông tin quân sự
mật được hạn chế. Chỉ những người được chỉ định tham gia thực hiện Hiệp định
này được cấp phép trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc gia về bảo vệ thông tin
bảo mật và phù hợp với cấp độ phân loại an ninh được tiếp cận.
5. Các thông tin và vật chất quân sự
mật sẽ chỉ được chuyển giao thông qua kênh chính thức giữa các cơ quan có trách
nhiệm của hai Bên.
6. Trường hợp rửi ro về an ninh (do
mất mát, lộ lọt, rò rỉ thông tin, vật chất quân sự mật trong quá trình hội đàm,
thảo luận, đàm phán hoặc trao đổi, gửi và tiếp nhận thông tin giữa các Bên), Hai
Bên cần có trách nhiệm: ngay lập tức thông báo cho Bên kia; phối hợp thực hiện
các biện pháp cần thiết để loại trừ các thiệt hại, tổn thất cho cả Hai Bên;
cùng phối hợp tiến hành điều tra phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia về bảo
vệ thông tin, tài liệu mật.
7. Hai Bên sẽ tuân thủ các quyền sở
hữu trí tuệ trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế mà mỗi Bên tham gia.
Điều 8. Đảm bảo
tài chính
Việc đảm bảo tài chính cho các chuyến
thăm chính thức trong khuôn khổ hợp tác sẽ được tiến hành phù hợp với các nguyên
tắc sau:
a) Bên nhận đảm bảo các chi phí: ăn
và ở; cấp cứu y tế, chương trình văn hóa và đi lại trong quốc gia sở tại khi tiến
hành các hoạt động phù hợp với các quy định tại Hiệp định này.
b) Bên cử đảm bảo các chi phí liên
quan tới giao thông quốc tế.
c) Các chi phí liên quan tới huấn
luyện chỉ huy tham mưu và các chuyên gia trong các cơ sở đào tạo của Bên nhận,
việc gửi các chuyên gia trợ giúp hỗ trợ hậu cần, dịch vụ phục vụ máy bay quân sự
cho bên kia, cũng như bất cứ chi phí nào có thể phát sinh trong quá trình thực
hiện các điều khoản của Hiệp định này, sẽ được giải quyết bằng thỏa thuận/ hoặc
hợp đồng riêng.
d) Bên nhận sẽ tạm thời đảm bảo chi
phí các dịch vụ y tế, gồm chi phí nằm viện trong trường hợp khẩn cấp. Các chi
phí đó sẽ được Bên cử thanh toán cho Bên nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận
được hóa đơn thanh toán hợp lệ.
Điều 9. Các cơ
quan chức năng và các đầu mối liên lạc
1. Các cơ quan có trách nhiệm thực
hiện Hiệp định này là Bộ Quốc phòng của mỗi Bên. Các cơ quan này có thể ký các
Thỏa thuận thực hiện cụ thể.
2. Các đầu mối liên lạc được ủy quyền
cho việc phối hợp hợp tác là:
- Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam: Cục Đối ngoại;
- Bộ Quốc phòng Ru-ma-ni: Tổng cục
Hợp tác quốc tế về quốc phòng.
Điều 10. Giải
quyết tranh chấp
Tranh chấp giữa hai Bên liên quan tới
việc diễn giải hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được hai Bên giải quyết chỉ thông
qua đàm phán và tham vấn.
Điều 11. Các
điều khoản cuối cùng
1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ
ngày nhận được văn bản cuối cùng của hai bên, thông báo cho nhau đã hoàn thành
quy trình pháp lý nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này có thể sửa đổi bất
cứ lúc nào, bằng văn bản, với sự đồng thuận của hai bên. Các sửa đổi này sẽ có
hiệu lực theo quy định tại khoản 1) của Điều này.
3. Hiệp định này có hiệu lực trong
thời gian năm (05) năm và mặc nhiên được gia hạn trong thời gian từng năm (05)
năm tiếp theo cho đến khi một trong hai Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia
ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định. Trong trường hợp này, Hiệp định tiếp tục
còn hiệu lực trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày nhận được thông báo.
4. Đến ngày chấm dứt hiệu lực, nếu
vẫn còn các khía cạnh hoặc các yêu cầu tài chính chưa được giải quyết thì các
điều khoản liên quan của Hiệp định này sẽ tiếp tục giữ nguyên hiệu lực cho đến
khi giải quyết xong các khía cạnh hoặc các yêu cầu tài chính đó.
Làm tại Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm
2011, thành 2 bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Ru-ma-ni và tiếng Anh, các
văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt trong diễn giải,
văn bản tiếng Anh sẽ được lấy làm cơ sở.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Trung tướng Lê Hữu Đức
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
RU-MA-NI
QUỐC VỤ KHANH BỘ QUỐC PHÒNG
Mr. Viorel Oancea
|