BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
63/2015/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết,
gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông
báo:
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ai-Len về việc thành viên gia đình của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế làm việc có thu nhập, ký tại Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2015, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 01 năm 2016.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao
Bản ghi nhớ theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
BẢN GHI NHỚ
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN
HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN VỀ VIỆC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH CỦA THÀNH VIÊN CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC
QUỐC TẾ LÀM VIỆC CÓ THU NHẬP
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Việt Nam) và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
(LHVQ Anh),
Mong muốn tạo thuận lợi cho việc cư
trú của thành viên gia đình của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự và cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế đóng
trên lãnh thổ mỗi nước,
Đã thỏa thuận như sau:
1. Cho phép làm
việc có thu nhập
Thành viên gia
đình sống chung cùng một hộ với thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự hoặc cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Nước
cử (sau đây gọi chung là “Cơ quan đại diện”), được phép làm việc có thu nhập trên lãnh thổ của
Nước tiếp nhận trên cơ sở có đi có lại và phù hợp với pháp
luật của Nước tiếp nhận.
2. Định nghĩa
Vì Mục đích của
Bản ghi nhớ này:
(a) “Thành viên Cơ quan đại diện” được
hiểu là cán bộ của Nước cử trong cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế và không phải là công dân hoặc thường trú ở Nước
tiếp nhận.
(b) “Thành viên
gia đình”: là vợ/chồng của thành viên Cơ quan đại diện sống cùng một hộ với thành viên đó, hoặc con dưới 18 tuổi; con từ 18 tuổi đến 25 tuổi đang đi học, phụ thuộc kinh tế và sống cùng một
hộ với thành viên cơ quan đại diện.
(c) “Cơ quan có
thẩm quyền” được hiểu: Bộ Ngoại giao
(về phía Việt Nam) và Tổng cục Lễ tân
Bộ Ngoại giao (về phía Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ai-len).
3. Thủ tục
(a) Tại Việt Nam, khi một thành viên gia đình của LHVQ Anh muốn làm việc có thu nhập, Cơ quan đại diện của LHVQ
Anh phải có công hàm đề nghị gửi Cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam. Trong văn bản đề nghị phải có họ tên của thành viên gia đình, họ tên và địa chỉ của người sử dụng
lao động và mô tả công việc.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam,
căn cứ các quy định nội luật có liên quan, sẽ thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện của LHVQ Anh, trong
thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị, về việc người đó có được
phép làm việc có thu nhập hay không. Người đó được cấp giấy
phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này được áp dụng một
cách thiện chí.
Cơ quan đại diện của LHVQ Anh phải
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc thành viên gia đình đó
đã chấm dứt việc làm có thu nhập và sẽ phải có văn bản đề
nghị mới trong trường hợp người này quyết định làm việc mới.
(b) Tại LHVQ Anh, những người được
quy định tại Điểm 2 Bản ghi nhớ này được phép làm việc mà không
phải thực hiện bất cứ thủ tục hành chính nào khác.
4. Chấm dứt cho
phép làm việc
Về nguyên tắc, việc cho phép làm việc
có thu nhập trên lãnh thổ của Nước tiếp
nhận sẽ chấm dứt khi:
(a) Cá nhân liên quan không còn là
thành viên gia đình theo định nghĩa của Bản ghi nhớ này;
(b) Cá nhân liên
quan không còn cư trú tại Nước tiếp nhận với tư cách là thành viên gia đình;
(c) Thành viên cơ quan đại diện mà
đương sự là thành viên gia đình chấm dứt nhiệm kỳ công tác;
(d) Việc thực hiện
công việc có thu nhập chấm dứt.
5. Quyền ưu đãi
và miễn trừ
(a) Trong trường hợp thành viên gia
đình được hưởng quyền miễn trừ tài phán về dân sự hoặc
hành chính của Nước tiếp nhận theo Công ước Viên ngày 18
tháng 4 năm 1961 về quan hệ ngoại giao hay các Điều ước quốc tế khác có liên quan, quyền miễn trừ này
sẽ không được áp dụng đối với các hành vi thực hiện trong quá trình làm việc có thu nhập thuộc phạm vi Điều chỉnh
của pháp luật về dân sự và hành chính của nước tiếp nhận.
(b) Trong trường hợp thành viên gia đình được hưởng quyền miễn
trừ tài phán về hình sự của Nước tiếp nhận theo Công ước Viên ngày 18 tháng 4
năm 1961 về quan hệ ngoại giao hay các Điều ước quốc tế khác có liên quan thì
các Điều Khoản về quyền miễn trừ tài phán về hình sự của
Nước tiếp nhận sẽ được tiếp tục áp dụng. Tuy nhiên, Nước cử phải xem xét nghiêm túc bất kỳ yêu cầu nào của Nước tiếp nhận về việc từ bỏ quyền miễn
trừ tài phán về hình sự đối với thành
viên gia đình bị truy tố do phạm tội trong khi thực hiện
công việc có thu nhập. Trong trường hợp không từ bỏ quyền
miễn trừ này và Nước tiếp nhận coi
đây là vấn đề nghiêm trọng, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu
rút thân nhân đó về nước.
6. Chế độ thuế và
bảo hiểm xã hội
Phù hợp với Công ước Viên ngày 18
tháng 4 năm 1961 về quan hệ ngoại giao hoặc các Điều ước quốc tế khác có
liên quan, thành viên gia đình phải tuân thủ chế độ thuế và bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận đối
với các vấn đề liên quan đến công việc có thu nhập của họ
trên lãnh thổ của Nước đó.
7. Giải quyết
tranh chấp
Mọi tranh chấp giữa hai Chính phủ
liên quan đến việc thực hiện hoặc giải thích hoặc áp dụng
Bản ghi nhớ này được giải quyết qua
thương lượng bằng đường ngoại giao.
8. Thời hạn và việc
chấm dứt hiệu lực
(a) Bản ghi nhớ
này có hiệu lực sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày phía LHVQ Anh nhận
được công hàm ngoại giao của phía Việt Nam thông báo về việc đã hoàn tất các thủ
tục nội luật cần thiết theo quy định pháp luật Việt Nam để Bản ghi nhớ này có hiệu lực.
(b) Các Chính phủ có thể sửa đổi, bổ sung Bản ghi nhớ này theo thỏa
thuận bằng văn bản qua đường ngoại giao.
(c) Bản ghi nhớ này có giá trị vô thời hạn. Mỗi Chính phủ có thể hủy bỏ Bản ghi nhớ này vào bất cứ thời Điểm nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho Chính phủ kia qua đường ngoại giao.
Trong trường hợp đó, Bản ghi nhớ sẽ chấm dứt hiệu lực sau
sáu (06) tháng kể từ ngày nhận được thông báo.
Ký tại Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm
2015 thành hai (02) bản gốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt;
các văn bản có giá trị như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
BÙI THANH SƠN
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC AI-LEN
THE Rt HON HUGO SWIREMP
QUỐC VỤ KHANH
BỘ NGOẠI GIAO
|