ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3663/TB-SCT
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 6 năm 2011
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CÔNG BỐ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015 CÓ XÉT TỚI 2020.
Căn cứ Quyết định số
6493/QĐ-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy
hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến 2015 có xét tới
2020.
Căn cứ Công văn số
2944/VP-CNN ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về công bố
và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Công Thương
thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan việc công bố và triển khai thực
hiện Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến 2015, có
xét tới 2020 với nội dung như sau:
I. NỘI DUNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015 CÓ XÉT TỚI
2020:
1. Phụ tải điện:
Phê duyệt phương án cơ
sở của dự báo nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 12%/năm và giai
đoạn 2016-2020 là 11%/năm. Cụ thể như sau:
a) Năm 2015:
Công suất cực đại Pmax
= 4.800MW, điện thương phẩm 28.325 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện
thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 12,9%/năm, trong đó: công
nghiệp - xây dựng tăng 12,2%/năm; nông - lâm - thủy sản tăng 1,1%/năm; thương mại
- dịch vụ tăng 20,5%/năm; quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 10,3%/năm; phụ tải
khác tăng 17,1%. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 3.130kWh/người.năm.
b) Năm 2020:
Công suất cực đại Pmax
= 7.551MW, điện thương phẩm 44.601 triệu kWh. Tốc
độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là
9,5%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 4.395kWh/người.năm.
Tổng hợp nhu cầu điện của
các thành phần phụ tải được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1 kèm theo.
2. Quy hoạch
phát triển lưới điện:
2.1 Quan điểm thiết kế
2.1.1 Lưới điện 220, 110kV
- Cấu trúc lưới điện: Lưới điện
220kV-110kV Thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế mạch vòng, mỗi trạm biến áp sẽ
được cấp điện bằng hai đường dây đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng
điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định
hiện hành. Lưới điện 220kV-110kV phải đảm bảo độ dự phòng cho phát triển ở giai
đoạn kế tiếp.
- Đường dây 220-110kV: Được thiết
kế nhiều mạch, ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các
đường dây tải điện và sử dụng dây dẫn có tiết diện lớn.
- Trạm biến áp 220/110kV: Được
thiết kế với cấu hình đầy đủ tối thiểu là hai máy biến áp và có trạm 110/22(15)
kV nối cấp. Tại các trạm 220kV, phía 220kV và 110kV chọn sơ đồ hai hệ thống
thanh cái có hoặc không có đường vòng. Tại các trạm 110kV, phía 110kV chọn sơ đồ
một hệ thống thanh cái có phân đoạn bằng máy cắt hoặc sơ đồ hai hệ thống thanh
cái, phía 15 – 22kV chọn sơ đồ một hệ thống thanh cái có phân đoạn bằng máy cắt.
- Tiết diện dây dẫn:
+ Các đường dây 220kV: sử dụng
dây dẫn tiết diện 400mm2 hoặc dây phân pha có tiết diện 300mm2,
có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp. Cáp ngầm dùng loại XLPE-1600.
+ Các đường dây 110kV: sử dụng
dây có tiết diện 400mm2 hoặc tương đương cho các mạch vòng, tiết diện
240-400mm2 cho các nhánh hình tia. Cáp ngầm dùng loại XLPE-800 đến
XLPE-1200.
- Gam máy biến áp: Sử dụng gam
máy biến áp công suất 125, 250MVA cho cấp điện áp 220kV; 25, 40, 63MVA cho cấp
điện áp 110kV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy đặt tuỳ theo
quy mô công suất sử dụng. Công suất cụ thể từng trạm được chọn phù hợp với nhu
cầu công suất và đảm bảo chế độ vận hành bình thường mang tải lớn nhất 75% công
suất định mức.
2.1.2 Lưới điện trung thế
a) Định hướng
xây dựng và cải tạo lưới điện:
- Cấp điện áp 22kV được chuẩn
hoá cho phát triển lưới điện trung thế trên địa bàn thành phố.
- Lưới 15kV: không xây dựng mới
lưới điện 15kV; có lộ trình cải tạo lưới 15kV lên 22kV. Tại các khu vực đang vận
hành ở cấp điện áp 15kV, phát triển lưới 22kV vận hành tạm cấp 15kV, riêng máy
biến áp sử dụng loại có hai đầu phân áp 15kV và 22kV.
b) Cấu trúc
lưới điện :
- Lưới điện thiết kế mạch vòng
đơn, vận hành hở, các mạch vòng này được cấp điện từ 2 trạm biến áp 110kV hoặc
từ 2 phân đoạn thanh cái của trạm 110kV có 2 máy biến áp.
- Tăng cường phân đoạn sự cố các
đường trục, các nhánh rẽ lớn bằng các thiết bị Recloser, LBS, DS, LBFCO, FCO,…;
trang bị hệ thống thiết bị bảo vệ, điều khiển hiện đại.
- Các đường trục trung thế mạch
vòng ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất so với công
suất mang tải cực đại cho phép của đường dây.
- Ngầm hoá dần lưới điện trung
thế. Lưới điện của các khu đô thị mới, khu công nghiệp, các xuất tuyến xây dựng
mới sau trạm 110kV là cáp ngầm. Khu vực trung tâm đến 2015 đạt tỷ lệ ngầm hoá
100%, các khu vực khác đạt tỷ lệ ngầm hoá từ 40-90%.
c) Tiết diện
dây dẫn:
- Đường trục sử dụng dây có tiết
diện ≥ 240mm2 ở khu vực nội thành, tiết diện ≥ 150mm2 ở
khu vực ngoại thành. Các đường nhánh rẽ sử dụng dây có tiết diện từ 95-120mm2.
Dây dẫn của đường dây trên không sử dụng loại dây nhôm lõi thép có bọc PVC để
tăng an toàn và giảm diện tích hành lang tuyến. Cáp ngầm sử dụng cáp khô 3 pha,
cách điện XPLE có đặc tính chống thấm dọc và ngang lõi đồng.
d) Gam máy
biến áp phân phối:
- Sử dụng các máy biến áp 3 pha
có gam công suất 160, 250, 320, 400, 560, 630, 750, 1000, 1250, 1500, 2000 kVA.
- Các trạm biến áp chuyên dùng của
khách hàng được thiết kế phù hợp với quy mô phụ tải.
2.1.3 Lưới điện hạ thế
Lưới điện hạ áp sử dụng điện áp
380-220V, đường dây 3 pha 4 dây với dây trung tính nối đất trực tiếp.
a) Khu vực đô thị
- Đường trục ngầm dùng cáp tiết
diện ≥ 150mm2.
- Đường nhánh ngầm dùng cáp tiết
diện ≥ 95mm2 .
- Đường trục nổi dùng cáp vặn xoắn
ABC với tiết diện ≥ 120mm2 .
- Đường nhánh nổi dùng cáp vặn
xoắn ABC với tiết diện ≥ 70mm2
- Bán kính lưới hạ áp 50 ÷ 300m
b) Khu vực nông thôn
- Đường trục hạ áp dùng dây AV với
tiết diện ≥ 95mm2 .
- Đường nhánh dùng dây AV với tiết
diện ≥ 50mm2
- Bán kính lưới hạ áp 300 ÷ 800m
Dây dẫn vào nhà dùng cáp đồng tiết
diện 6 ÷ 11 mm2, chiều dài trung bình từ cột hạ áp vào nhà dân khoảng
30-40m.
2.2 Khối lượng xây dựng
Phê duyệt quy mô, tiến độ xây dựng
các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp theo các giai đoạn quy hoạch
như sau:
2.2.1 Lưới điện 220kV:
a) Giai đoạn 2011-2015:
Trạm biến áp 220kV:
- Xây dựng mới 7 trạm 220kV với
tổng công suất 3.500MVA, cụ thể như sau:
+ Trạm 220/110/22kV Bình Tân,
quy mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2011.
+ Trạm 220/110/22kV Hiệp Bình
Phước, quy mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2012.
+ Trạm 220/110/22kV Cầu Bông,
quy mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2013.
+ Trạm 220/110/22kV Tân Cảng,
quy mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2013.
+ Trạm 220/110/22kV Củ Chi, quy
mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2014.
+ Trạm 220/110/22kV Quận 8, quy
mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2014.
+ Trạm 220/110/22kV Tân Uyên (Thủ
Đức Bắc), quy mô công suất 2x250MVA, đưa vào vận hành năm 2015.
- Lắp máy 2 trạm 220/110/22kV
Cát Lái, công suất 250MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x250MVA, đưa vào vận
hành năm 2011.
Đường dây 220kV:
- Xây dựng mới 101km đường dây
220kV, cụ thể như sau:
+ Nhánh rẽ bốn mạch đấu nối trạm
220kV Bình Tân chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Phú Lâm – Hóc Môn, chiều
dài 0,2km, dây dẫn ACSR-2x330, đưa vào vận
hành năm 2011.
+ Đường dây Cầu Bông – Hóc Môn
là đường dây sáu mạch trong đó bốn mạch 220kV và hai mạch 110kV, chiều dài
17km, dây 220kV dùng dây dẫn ACSR-2x330, dây 110kV dùng dây ACSR-400 (kết hợp
giữa xây dựng mới 8km và cải tạo tuyến đường dây 110kV hiện hữu 9km). Trong bốn
mạch 220kV, năm 2013 treo dây hai mạch
đường dây 220kV đấu vào trạm 220kV Hóc Môn.
+ Đường dây Cầu Bông – Bình Tân
là đường dây bốn mạch (kết hợp hai mạch 220kV và hai mạch 110kV), hai mạch
220kV bao gồm hai đường cáp ngầm dài 8km, cáp XLPE-1600 và đoạn đường dây trên
không mạch kép dài 20km, dây dẫn ACSR-2x330, đưa
vào vận hành năm 2013.
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối trạm
220kV Hiệp Bình Phước chuyển tiếp trên một mạch đường dây 220kV Hóc Môn - Thủ Đức,
chiều dài 2,75km, dây dẫn TACSR-400, đưa vào
vận hành năm 2012.
+ Đường cáp ngầm 220kV hai mạch
Cát Lái – Tân Cảng, chiều dài 13,6km, cáp XLPE-1600, đưa vào vận hành năm 2013.
+ Nhánh rẽ bốn mạch đấu nối trạm
220kV Củ Chi chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Tân Định - Trảng Bàng,
chiều dài 0,5km, dây dẫn ACSR-400, đưa vào vận
hành năm 2014.
+ Đường cáp ngầm 220kV hai mạch
Nam Sài Gòn – Quận 8, chiều dài 5km, cáp XLPE-1600, đưa vào vận hành năm 2014.
+ Nhánh rẽ bốn mạch đấu nối trạm
500kV Tân Uyên (Thủ Đức Bắc) chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Long
Bình – Thủ Đức, chiều dài 11km, dây dẫn ACSR-400, đưa vào vận hành năm 2015.
+ Đường dây Cầu Bông – Củ Chi là đường dây bốn mạch trong đó hai mạch 220kV và
hai mạch 110kV, chiều dài 23km (kết hợp
giữa xây dựng mới 10,5km và cải tạo từ đường dây 110kV Củ Chi – Phú Hoà Đông hiện
hữu 12,5km), dây dẫn ACSR-2x330, đưa
vào vận hành năm 2015.
- Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn
42,9km đường dây 220kV, cụ thể như sau:
+ Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn
một mạch đường dây 220kV Phú Lâm – Hóc Môn, chiều dài 19km từ dây dẫn ACSR-330
lên ACSR-2x400, đưa vào vận hành năm 2011.
+ Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn
hai mạch đường dây 220kV Nhà Bè – Nam Sài Gòn – Phú Lâm, chiều dài 15km từ dây
dẫn ACSR-2x666MCM lên GZTACSR-2x330, đưa vào
vận hành năm 2012.
+ Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn
hai mạch đường dây 220kV Cát Lái – Thủ Đức, chiều dài 8,9km từ dây dẫn
ACSR-2x666MCM lên GZTACSR-2x330, đưa vào vận
hành năm 2012.
b) Giai đoạn 2016-2020:
Trạm biến áp 220kV:
- Mở rộng, nâng công suất trạm
220kV Vĩnh Lộc lên 2x250MVA, chuyển từ trạm tạm thành trạm chính thức.
- Xây dựng mới 7 trạm 220kV với
tổng dung lượng 3.250MVA, cụ thể như sau:
+ Trạm 220/110/22kV Nam Hiệp Phước,
quy mô công suất 2x250MVA tại khu công nghiệp Hiệp Phước.
+ Trạm 220/110/22kV Đầm Sen, quy
mô công suất 2x250MVA tại khu công viên Đầm Sen.
+ Trạm 220/110/22kV Tân Sơn Nhất,
quy mô công suất 2x250MVA tại khu vực công viên Gia Định, quận Phú Nhuận.
+ Trạm 220/110/22kV Bình Chánh,
quy mô công suất 2x250MVA tại khu vực xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.
+ Trạm 220/110/22kV Tây Bắc Củ
Chi, quy mô công suất 2x250MVA tại KĐT Tây Bắc, huyện Củ Chi.
+ Trạm 220/110/22kV Quận 9, quy
mô công suất 1x250MVA tại khu công nghệ cao Quận 9.
+ Trạm 220/110/22kV Phú Hoà
Đông, quy mô công suất 2x250MVA tại xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi (gần trạm
110kV Phú Hoà Đông).
Đường dây 220kV:
- Xây dựng mới 39km đường dây
220kV, cụ thể như sau:
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối trạm
220kV Tây Bắc Củ Chi chuyển tiếp trên một mạch đường dây 220kV Củ Chi – Trạm
500kV Đức Hoà, chiều dài 1,8km, dây dẫn ACSR-400;
+ Nhánh rẽ bốn mạch đấu nối trạm
220kV Phú Hoà Đông chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Cầu Bông - Củ Chi,
chiều dài 0,5km, dây dẫn ACSR-2x330, đấu chuyển tiếp trên đường dây 220kV mạch
kép Cầu Bông – Củ Chi.
+ Đường cáp ngầm hai mạch Hiệp
Bình Phước – Tân Sơn Nhất, chiều dài 7km, cáp ngầm XLPE-1600.
+ Đường cáp ngầm hai mạch Phú
Lâm – Đầm Sen, chiều dài 6km, cáp ngầm XLPE-1600.
+ Nhánh rẽ bốn mạch đấu nối trạm
220kV Bình Chánh chuyển tiếp trên hai mạch đường dây 220kV Cầu Bông – Bình Tân,
chiều dài 0,5km, dây dẫn ACSR-2x330;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối trạm
220kV Quận 9 chuyển tiếp trên một mạch đường dây 220kV Tân Uyên (Thủ Đức Bắc) –
trạm 220kV Thủ Đức, chiều dài 2,7km, dây dẫn ACSR-400;
+ Nhánh rẽ mạch kép đấu nối trạm
220kV Nam Hiệp Phước chuyển tiếp trên một mạch đường dây 220kV Cai Lậy – Phú Mỹ,
chiều dài 1km, dây dẫn ACSR-400;
+ Đường dây mạch kép NĐ Hiệp Phước
2 – Nam Sài Gòn, chiều dài 19,5km, dây dẫn ACSR-400.
- Treo dây 2 mạch còn lại đường
dây 220kV Cầu Bông – Hóc Môn, chiều dài 17km, dây dẫn ACSR-2x330, một mạch đấu
nối tiếp vào đường dây 220kV Hóc Môn – Phú Lâm, một mạch đấu nối tiếp vào đường
dây Hóc Môn – Thuận An (điểm đấu nối ở bên ngoài, gần sát trạm 220kV Hóc Môn).
2.2.2 Lưới
điện110kV:
a) Giai đoạn 2011-2015
Trạm biến áp 110kV:
- Xây dựng mới 35 trạm 110kV với
tổng công suất 3.427MVA.
- Nâng công suất 13 trạm với tổng
công suất tăng thêm 588MVA.
Đường dây 110kV:
- Xây dựng mới 140,58km đường
dây 110kV.
- Cải tạo, nâng tiết diện dây
dẫn 60,04km đường dây 110kV.
b) Giai đoạn 2016-2020
Trạm biến áp110kV:
- Cải tạo, nâng quy mô công suất
10 trạm 110kV với tổng công suất tăng thêm 550MVA.
- Xây dựng mới 34 trạm
110/22kV, công suất mỗi trạm 2x63MVA và 6 trạm 110/22kV chuyên dùng cho hệ thống
đường xe điện ngầm, công suất mỗi trạm 2x25MVA, tổng công suất các trạm xây dựng
mới là 3.828MVA.
Đường dây 110kV:
- Xây dựng mới 100km đường dây
mạch kép 110kV, trong đó có 15km là cáp ngầm ở khu vực trung tâm thành phố.
- Ngầm hoá 37km đường dây nổi
110kV hiện hữu ở khu trung tâm thành phố.
Chi tiết danh mục và quy mô
các công trình đường dây và trạm biến áp 500-220-110kV giai đoạn 2010 – 2015 có
xét đến năm 2020 trong Phụ lục 2, Phụ lục 3 và hồ sơ đề án quy hoạch.
2.2.3 Lưới điện trung thế
giai đoạn 2011-2015:
- Cải tạo lưới điện 15kV thành
22kV: Giai đoạn đến 2015 cải tạo toàn bộ lưới 15kV khu vực các quận 2, 7, 9,
12, huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn thành lưới 22kV, các quận Thủ Đức,
Tân Bình, Tân Phú cải tạo một phần lưới 15kV thành lưới 22kV.
- Ngầm hoá lưới điện trung áp:
+ Lưới điện của các khu đô thị
mới, khu công nghiệp, các xuất tuyến xây dựng mới sau trạm 110kV là cáp ngầm.
+ Các quận 1, 2, 3, 4, 5, 10,
11 được ngầm hoá 100%.
+ Các quận 6, 7, 8, 9 Gò Vấp,
Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức đạt tỷ lệ ngầm hoá từ 70-85%.
+ Các quận huyện còn lại đạt tỷ
lệ ngầm hoá từ 20-40%.
- Khối lượng xây dựng:
+ Cải tạo 7.095 trạm 15-22
(22)/0,4kV với tổng công suất 2.597MVA.
+ Xây dựng mới 2.606 trạm
15(22)/0,2-0,4kV với tổng công suất 1.705MVA.
+ Xây dựng mới 2.693 trạm
22/0,2-0,4kV với tổng công suất 2.259MVA.
+ Cải tạo 925,22km đường dây
15-22kV, trong đó hạ ngầm 442,24km.
+ Xây dựng mới 2.813km đường
dây 22kV, trong đó cáp ngầm là 2.407km.
+ Đặt bù công suất phản kháng
trên lưới 15-22kV là 430MVAr.
Danh mục chi tiết các công
trình lưới điện trung thế và sơ đồ đấu nối từng quận, huyện của TP.Hồ Chí Minh
trong hồ sơ đề án quy hoạch.
2.2.4 Lưới điện hạ thế
giai đoạn 2011-2015:
- Lưới điện hạ áp được thiết kế
đúng theo tiêu chuẩn đặt ra, sử dụng cáp bọc và tăng cường ngầm hoá, đạt tỷ lệ
100% trong khu vực trung tâm.
- Thực hiện đặt bù công suất phản
kháng để nâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất, đến 2015 cần lắp đặt thêm
455MVAr.
- Cải tạo đường dây hạ áp, nâng
cao chất lượng và khả năng tải, giai đoạn đến 2015 cần cải tạo 1.252km.
- Xây dựng mới 3.265km đường dây
hạ áp.
- Lắp đặt thêm 864.570 công tơ.
2.2.5 Quy hoạch năng lượng
tái tạo và năng lượng mới
Năm 2015 xây dựng công trình Nhà
máy đốt rác phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Tây Bắc TP Hồ Chí
Minh (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi) có quy mô tối đa đến 40MW (2x20MW).
3. Vốn đầu
tư thực hiện quy hoạch:
Tổng vốn đầu tư cho phát triển
điện lực giai đoạn 2011-2015 là 20.936,228 tỷ đồng, trong đó:
- Lưới 220kV: 2.776,895 tỷ đồng
- Lưới 110kV và bù cao áp:
7.171,239 tỷ đồng
- Lưới trung áp: 8.378,775 tỷ đồng
- Lưới hạ áp: 1.538,789 tỷ đồng
- Năng lượng tái tạo: 1.070,530
tỷ
II. HÌNH THỨC
CÔNG BỐ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC:
- Trưng bày công
khai bản vẽ quy hoạch tại nơi công cộng.
- Phổ biến, tuyên
truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Công bố trong
các hội nghị do Sở tổ chức (nếu có).
III. TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC:
1. Sở Công Thương:
- Tổ chức triển khai, công bố
quy hoạch và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển
điện lực đã được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp hoặc kiến
nghị Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực.
2. Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ
Chí Minh, Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước phối hợp với Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh cân đối vốn và đưa vào kế hoạch hàng năm để thực hiện Quy hoạch.
Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải và phân phối,
các đơn vị điện lực cần tuân thủ đúng cấu trúc lưới điện, quy mô và cấp điện áp
được phê duyệt tại Quyết định này.
- Tổng công ty Điện lực thành phố
Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước định kỳ báo cáo tổng
hợp tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực thành phố với Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Công Thương trước
ngày 10 tháng 12 hàng năm.
3. Sửa đổi, bổ
sung quy hoạch phát triển điện lực:
Trong quá trình thực
hiện, nếu do nguyên nhân khách quan phải sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển
điện lực thành phố, thì đơn vị có nhu cầu sửa đổi, bổ sung quy hoạch phải có
văn bản trình Sở Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung quy hoạch để Sở Công
Thương sẽ nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Bộ Công
Thương xem xét, quyết định.
Sở Công Thương
thông báo nội dung công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực
thành phố giai đoạn đến 2015 có xét tới 2020 đến các cơ quan, đơn vị liên quan
biết để cùng thực hiện./.
Nơi nhận:
- UBND thành phố (để báo
cáo);
- Sở QHKT;
- Sở KHĐT;
- Sở XD;
- Sở TN-MT;
- Sở TC;
- Sở GTVT;
- Sở TT&TT;
- Viện NCPT;
- UBND các quận, huyện;
- Tổng Cty Điện lực TP;
- Lưu VP, QLNL.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Lai
|