VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------
|
Số:
28/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ NGUYỄN SINH HÙNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH KIÊN GIANG
Ngày 06 tháng 02 năm 2007, tại thành
phố Rạch Giá, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã thăm và
làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ
quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Du lịch. Sau khi nghe đồng chí Chủ
tịch UBND tỉnh Kiên Giang báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội năm 2006 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2007, ý kiến bổ
sung của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ
tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn để đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tổng sản phẩm trên
địa bàn (GDP) giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 11% năm, năm 2006 tăng 10,04%;
cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người
11,18 triệu đồng/năm cao hơn mức bình quân chung cả nước và Khu vực Tây Nam Bộ.
Kiên Giang là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp, sản lượng thuỷ sản và thu
ngân sách thuộc trong nhóm đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long; tỷ lệ hộ
nghèo tiếp tục giảm 3,24% trong năm 2006 xuống còn 10,78%, đời sống nhân dân
được cải thiện, giáo dục, y tế, văn hoá và xã hội có bước phát triển.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được
về phát triển kinh tế-xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh,
năm 2006 còn có chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội chưa đạt kế hoạch, chỉ số
phát triển giáo dục, đào tạo nghề đạt thấp so với cả nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG
THỜI GIAN TỚI:
1. Tập trung rà soát, bổ sung Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và quy hoạch ngành, nhất
là quy hoạch về xây dựng Phú Quốc thành Khu kinh tế mở, có sân bay, cảng biển
quốc tế, thu hút các dự án đầu tư lớn về du lịch, thương mại, dịch vụ cao cấp,
bảo đảm việc gắn kết giữa phát triển Phú Quốc với Hà Tiên-Rạch Giá; phải thể
hiện cho được tầm nhìn mới hơn về vị thế của Kiên Giang trong xu thế mở cửa với
khu vực Đông Nam Á và với các nước trên thế giới, cùng cả nước thực hiện thành
công hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế biển.
2. Trên cơ sở quy hoạch được phê
duyệt, cần nhanh chóng xây dựng các dự án cụ thể để huy động vốn, các nguồn lực
trong và ngoài nước, kêu gọi nhiều hình thức đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước
ngoài để thúc đẩy Phú Quốc phát triển nhanh, tương xứng với tiềm năng.
3. Cần huy động mọi nguồn lực vào
xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế cao hơn 13%.
Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng địa phương có lợi thế như gạo, thuỷ
sản chế biến; phát triển nhanh công nghiệp trên địa bàn nhất là công nghiệp vật
liệu xây dựng, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp lên 40% trong cơ cấu kinh tế;
phát triển mạnh các ngành du lịch, hàng hải để trong thời gian không xa, Kiên
Giang trở thành Trung tâm thương mại, du lịch và vận tải hành khách hàng hải
quốc tế.
4. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và
đào tạo nghề, thu ngắn khoảng cách so với cả nước, đảm bảo nguồn nhân lực có chất
lượng cao phục vụ phát triển kinh tế, xuất khẩu lao động, góp phần xoá đói giảm
nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn thu từ xổ số kiến
thiết cho giáo dục, đào tạo nghề và y tế. Quan tâm hơn nữa công tác xoá đói
giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội, kiên quyết thực hiện các giải pháp để
hạn chế, giảm thấp tai nạn giao thông. Không ngừng nêu cao cảnh giác, giữ vững
an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tập trung giải quyết dứt điểm các
khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm, tích cực thực
hiện cuộc vận động học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH:
1. Phát triển huyện đảo Phú Quốc:
a) Về việc thành lập Ban Quản lý
đầu tư phát triển đảo Phú Quốc: Văn phòng Chính phủ đôn đốc Bộ Nội vụ trong quý
I/2007 trình Thủ tướng Chính phủ Ban Quản lý và Trưởng ban Quản lý phát triển đảo
Phú Quốc.
b) Về tổ chức bộ phận thực hiện thủ
tục xuất nhập cảnh tại Phú Quốc: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao
thông Vận tải, Ngoại giao và Tổng cục Du lịch triển khai thực hiện thủ tục cho
cả sân bay và cảng biển.
c) Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng trên đảo Phú Quốc:
- Hệ thống đường giao thông chính
trên Đảo: đã bố trí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện theo quy
hoạch được phê duyệt. Nếu các công trình đã được phê duyệt mà còn thiếu vốn,
Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết. Nếu kêu gọi được
vốn đầu tư BOT thì dành số vốn còn lại đầu tư các công trình khác.
- Về sân bay mới và cảng biển: giao
Bộ Giao thông Vận tải xem xét, xử lý.
- Đầu tư các hồ chứa nước: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang hoàn
chỉnh lại quy hoạch thuỷ lợi huyện đảo Phú Quốc và phê duyệt theo quy định.
2. Một số vấn đề biên giới, du lịch,
đối ngoại:
a) Về nâng cấp cửa khẩu Xà Xía trở
thành cửa khẩu quốc tế và đổi tên thành cửa khẩu Hà Tiên: Bộ Ngoại giao chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định trong quý I/2007.
b) Về việc khách du lịch đi theo
tour được sử dụng giấy phép "thông hành" qua lại biên giới: Bộ Công an
nghiên cứu ban hành Quy chế sử dụng hộ chiếu 2 chiều (giấy thông hành) phù hợp
với tình hình hiện nay và quan hệ giữa hai nước.
c) Hỗ trợ kinh phí đối ngoại:
Việc hỗ trợ kinh phí làm đường giao
thông: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và
các Bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải để đưa vào chương trình đàm phán của Uỷ
ban Hợp tác Việt Nam-Campuchia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Về bổ sung xây dựng Nhà máy nhiệt
điện than tại Kiên Lương vào quy hoạch phát triển ngành điện giai đoạn 2007-2020:
Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu báo cáo
Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2007.
4. Đề nghị thành lập huyện Giang
Thành trong năm 2007: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên
cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2007.
5. Về các công trình giao thông:
a) Về đề nghị tiếp tục đầu tư 26,6km
quốc lộ 61, đoạn từ phà Cái Tư-Bến Nhứt: giao Bộ Giao thông Vận tải xem xét,
giải quyết.
b) Về xây dựng tuyến tránh thành
phố Rạch Giá: Giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư xem xét tìm nguồn vốn bố trí đầu tư.
c) Đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ
80, đoạn ngã ba Lộ Tẻ-Rạch Giá: giao Bộ Giao thông Vận tải xem xét, xử lý.
d) Về bổ sung vốn đầu tư đường giao
thông đến trung tâm xã: Trung ương đã bố trí vốn xây dựng đường đến trung tâm
của 8 xã với tổng mức đầu tư là 69,9 tỷ đồng, Tỉnh cần sớm triển khai và phải
đảm bảo quy trình, chất lượng công trình. Số vốn đề nghị bổ sung do trượt giá,
giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất hướng xử lý.
e) Về đầu tư đường giao thông đến
Trung tâm xã của các xã chưa có đường đến trung tâm xã: giao Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải cùng địa phương
rà soát lại, xác định định mức, tiêu chí đầu tư, vốn đầu tư, trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt để thực hiện trong năm 2008-2010.
g) Về số vốn đã ứng cho Bộ Giao thông
Vận tải đầu tư các quốc lộ các năm trước đây: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, cân đối vốn cho Bộ Giao thông Vận tải để
cùng Tỉnh trả số nợ đọng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý
I/2007.
6. Đầu tư xây dựng các công trình
thuỷ lợi: Chính phủ đã bổ sung 2000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
để đầu tư các công trình thuỷ lợi Vùng đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có tỉnh
Kiên Giang). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kiên
Giang sắp xếp thứ tự ưu tiên, bố trí vốn cho các công trình dở dang, cấp bách
để sớm phát huy hiệu quả công trình và phải đảm bảo đúng thủ tục đầu tư theo
quy định.
7. Về giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
a) Về đề nghị tăng đầu tư kinh phí
phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn: giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, tìm nguồn vốn bố trí
để phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
b) Về thực hiện Chương trình kiên
cố hoá trường lớp học giai đoạn II: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp
với các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
c) Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xem
xét, hướng dẫn tỉnh Kiên Giang xây dựng cơ sở Đại học Thuỷ sản tại Kiên Giang,
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý I/2007.
d) Đồng ý về nguyên tắc đầu tư xây
dựng Trường Dạy nghề tại khu vực bán đảo Cà Mau, giao Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Kiên Giang,
xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo
để các Bộ, cơ quan có liên quan và UBND tỉnh Kiên Giang biết, thực hiện.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Công nghiệp, Công an, Quốc phòng;
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Tổng cục Du lịch;
- TU, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website CP, các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, KG, VX, TCCB,
NC, QHQT, IV, TTBC;
- Lưu: VT, ĐP(4)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Quốc Huy
|