VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
07/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ NGUYỄN SINH HÙNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH AN GIANG
Ngày 24/12/2006, Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã về thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh
An Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Tây
Nam bộ và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch
UBND tỉnh An Giang báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2006, kế hoạch phát triển năm 2007 và một số đề xuất, kiến nghị của Tỉnh
đối với chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ
quan; Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Năm 2006, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh An Giang đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu
kinh tế-xã hội. Tăng trưởng GDP đạt mức cao hơn bình quân chugn của cả nước
(9%), xuất khẩu tăng trưởng nhanh trên (29%); tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức
bình quân chung của Vùng (12% 15%); các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, xã đều
có những chuyển biến tích cực và an ninh-chính trị ổn định, trật tự xã hội được
bảo đảm.
Tuy nhiên, An Giang là tỉnh có
thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp hơn bình quân chung của cả nước (9,5
triệu đồng/11,6 triệu đồng/người) cơ cấu kinh tế chưa thể hiện là tỉnh công
nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá lớn. Trong nông nghiệp còn
chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng để tạo ra năng suất và giá trị cao hơn.
Là Tỉnh có lợi thế giáp biên với Campuchia, đã xây dựng 02 khu công nghiệp và
01 khu kinh tế cửa khẩu, nhưng chưa khai thác và phát huy được hiệu quả cao,
thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh còn hạn chế; đầu tư trong nước nhất là các
lĩnh vực chế biến lương thực, thủy sản quy mô còn nhỏ. Mạng lưới giao thông đường
thủy khá thuận lợi nhưng chưa được khai thác đúng mức để phục vụ phát triển
kinh tế. Chưa tận dụng được lợi thế và phát huy được vai trò của trường Đại học
An Giang để đào tạo nhanh nguồn lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế
xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TẬP
TRUNG THỰC HIỆN TRONG NĂM 2007:
Năm 2007, Tỉnh đã đề ra được mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, dự án rất cụ thể để thực hiện với
quyết tâm phấn đấu rất cao. Các chỉ tiêu đặt ra cao là để bù lại cho năm 2006
và để phấn đấu vươn lên trong năm 2007, nhằm tạo đà hoàn thành thắng lợi mục
tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Để phát huy những kết quả đạt được
nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ của năm 2007, Tỉnh cần tập
trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công tác sau đây:
Tập trung phát triển nhanh công
nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản, thủy sản để tăng kim ngạch xuất khẩu từ
450 triệu USD hiện nay tăng lên 700 triệu USD hoặc 01 tỷ USD trong thời gian từ
nay đến năm 2010. Từ đó, nhanh chóng đưa hàng hóa sản xuất tại An Giang ra thị
trường cả nước và thế giới.
Huy động mọi nguồn lực cho đầu
tư phát triển, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, khuyến
khích phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn để tạo động lực
tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đồng thời, nhằm giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống nhân dân.
Tỉnh cần quan tâm chuyển dịch
nhanh về cơ cấu lao động, nhất là lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch
vụ để góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân đầu
người.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
trong nông nghiệp nhất là lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi. Kiên quyết thực hiện
có hiệu quả công tác phòng, chống dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở cây
lúa; dịch cúm ở gia cầm; dịch lở mồm, long móng ở gia súc; không được chủ quan,
lơ là. Tỉnh phải củng cố chế độ thông tin kịp thời, nhanh nhạy; tăng cường kiểm
tra trong vận chuyển gia súc, gia cầm; phải tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm trên
địa bàn; chú ý các giải pháp đề phòng khả năng có thể xảy ra dịch cúm H5N1 ở
người.
Tập trung đào tạo nguồn lao động
chất lượng cao, đầu tư cho trường Đại học An Giang thành trường đi đầu trong
đào tạo nhân lực và nhân tài. Đưa trường Đại học An Giang thành trường Đại học
đa ngành, gắn đào tạo với sử dụng tại chỗ, thực hiện liên kết đào tạo với các
trường đại học quốc tế. Có giải pháp phát triển dạy nghề để nâng cao tay nghề
cho người lao động.
Kiên quyết chặn đứng và đẩy lùi
tai nạn giao thông. Tỉnh phải quan tâm chỉ đạo thực hiện cho bằng được việ giảm
thiểu tai nạn giao thông, nhất là giảm số người chết (mức giảm thấp nhất phải
tương đương với mức tăng của năm 2006 so với năm 2005 và phấn đấu giảm thêm
10%)
Quan tâm đến công tác phòng cháy
chữa cháy, nhất là trên các địa bàn các chợ, khu dân cư. tỉnh phải xem đây là
nhiệm vụ thường xuyên và là nhiệm vụ chính trị của các cấp chính quyền, các tổ
chức đoàn thể.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA
TỈNH
1. Về cơ chế chính sách:
a. Việc cải tiến thủ tục xuất nhập
cảnh qua cửa khẩu Tịnh Biên: giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan liên quan xem xét, xử lý.
b. Về cơ chế cho Khu kinh tế cửa
khẩu Tịnh Biên: Khu kinh tế cửa khẩu này có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế của Vùng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan đề xuất cơ chế để áp dụng, trình Thủ tướng Chính phủ.
c. Về vốn đầu tư cho các dự án
cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu: Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư để giải quyết theo chế độ hiện hành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d. Về việc hỗ trợ phần giảm về
Ngân sách phân bổ năm 2007: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
đ. Việc xác định và ban hành giá
đất hàng năm ở địa phương theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
e. Về đề nghị sửa đổi nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường
tiếp thu kiến nghị của Tỉnh, đề xuất biện pháp tháo gỡ cho địa phương.
2. Về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng
cơ bản và tạo quỹ đất:
a. Bổ sung kinh phí để tiếp tục
hoàn thiện các dự án đang thi công: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp
với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
b. Hỗ trợ kinh phí triển khai đầu
tư các dự án mới: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Nôgn nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động -Thương binh và Xã
hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết và tìm nguồn cân đối trình Thủ
tướng Chính phủ.
c. Hỗ trợ Tỉnh được vay từ các
nguồn vốn:
- Về việc vay vốn từ Kho Bạc Nhà
nước, việc tạm ứng vốn để tạo quỹ đất: giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất
trên cơ sở từng dự án cụ thể.
- Cho tỉnh tạm vay 140 tỷ đồng
trong năm 2007 để trả nợ vay ngân hàng thương mại: Bộ tài chính tìm nguồn cho tỉnh
vay để trả dứt điểm nợ của ngân hàng thương mại.
d. Hỗ trợ kinh phí để trả nợ:
giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét, gải
quyết. Tỉnh phải quản lý chặt chẽ ngân sách địa phương không để dư nợ quá cao
như hiện nay.
đ. Về đề nghị phê duyệt Dự án
"Trang bị xe phòng cháy, chữa cháy và hỗ trợ kỹ thuật": Bộ Kế hoạch
và Đầu tư phối hợp với Bộ Công an xem xét xử lý.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để các Bộ, cơ quan có liên quan và UBND tỉnh An Giang biết, thực hiện./
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương;
-Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, Kế hoạch &Đầu
tư, Tài chính, thương mại, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nội vụ,
NN&PTNN, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Công an,
Lao động và TBXH;
- Ủy ban dân tộc;
-Ban tôn giáo chính phủ;
- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh
An Giang;
- Các Uỷ viên Uỷ ban An toàn
giao thông QG;
- VPCP:BTCN, các PCN,
Website Chính phủ,
các Vụ: TH, CN, KTTH, V.I,
ĐP, NN, KG,VX,,NC,V.IV;
- Lưu: VT, ĐP (5b). 50
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Quốc Huy
|