BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
|
Số:
01/2010/SL-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2010
|
Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực
nông nghiệp giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân, ký tại An-giê ngày 21 tháng 11 năm
2004, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2009.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
|
THỎA THUẬN
HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA AN-GIÊ-RI DÂN CHỦ VÀ
NHÂN DÂN
Lời mở đầu
Một Bên là Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một Bên là Chính phủ nước Cộng hòa An-giê-ri dân
chủ và nhân dân (dưới đây gọi là “các Bên”);
Xét thấy lợi ích của các Bên trong
việc duy trì và củng cố sự hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp;
Xét thấy tầm quan trọng của việc hoạch
định một chương trình chung phát triển nông nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả những
nguồn tài nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như tương xứng với tiềm năng của
hai nước;
Xét thấy cần phát triển nguồn nhân
lực của hai nước nhằm hỗ trợ những nỗ lực chung trong phát triển nông nghiệp đối
với quảng bá sản phẩm cũng như thương mại quốc tế;
Nhận thấy rằng việc hỗ trợ phát triển
nông nghiệp của hai nước sẽ củng cố tiến trình hợp tác giữa các cơ quan thuộc
khu vực công chịu trách nhiệm về hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;
Hai bên thỏa thuận như sau:
Điều 1. Đối tượng
Đối tượng của Thỏa thuận này là
thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại và đào tạo cũng như phát triển hợp
tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai Bên.
Điều 2. Cơ quan
có thẩm quyền
Để thực thi Thỏa thuận này, cơ quan
có thẩm quyền sẽ là:
Phía An-giê-ri: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
Phía Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Điều 3. Phạm vi của Thỏa thuận
Hai Bên sẽ dành sự hỗ trợ cần thiết
nhằm thực sự đem lại sự phát triển chung của những chương trình nông nghiệp, đồng
thời đặc biệt chú ý tới tiềm năng của hai nước cũng như của các vùng của mỗi nước.
Điều 4. Nội
dung hợp tác chính
Những nội dung hợp tác chính được
hai Bên xác định gồm:
- Nghiên cứu nông nghiệp và đào tạo;
- Bảo vệ thực vật và thú y;
- Thủy nông;
- Tài nguyên rừng;
- Bảo vệ và làm tăng giá trị những
vùng đất hoang hóa;
- Sản xuất cây dược liệu và cây
hương liệu.
Điều 5. Mục
tiêu
Mục tiêu của Thỏa thuận này được cụ
thể hóa thông qua sự phát triển của các Chương trình nông nghiệp chung (dưới
đây gọi tắt là “Chương trình chung”) không loại trừ những lĩnh vực hợp tác khác
có thể được xem xét trong tương lai, đặc biệt đối với các lĩnh vực:
1. Nghiên cứu và thực nghiệm trong
nông nghiệp;
2. Đào tạo nghề trong lĩnh vực nông
nghiệp;
3. Khuyến nông, thông tin và tư liệu
về nông nghiệp;
4. Sản xuất cây trồng và bảo vệ thực
vật;
5. Chăn nuôi và thú y;
6. Phát triển thị trường và thúc đẩy
thương mại;
7. Thúc đẩy xuất khẩu;
8. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp và những tổ chức hữu quan trong khu vực nhà nước và khu vực tư
nhân;
9. Quản lý những nguồn tài nguyên
thiên nhiên (đất, nước và nguồn gien);
10. Phát triển nông thôn.
Điều 6. Quản lý
1. Thành lập Tiểu ban công tác hỗn
hợp chịu trách nhiệm theo dõi việc thực thi các điều khoản của Thỏa thuận này.
2. Tiểu ban công tác hỗn hợp bao gồm
mỗi nước ba thành viên đại diện.
3. Tiểu ban công tác hỗn hợp có
trách nhiệm:
a) Soạn thảo kế hoạch hành động
hàng năm;
b) Bảo đảm cho những chương trình hợp
tác được thực thi, cung cấp tài chính, kiểm tra và đánh giá kết quả;
c) Đệ trình lên cấp trên bản báo
cáo hàng năm về những hoạt động phát triển của chương trình; và
d) Trong trường hợp cần thiết, Tiểu
ban công tác hỗn hợp sẽ được tăng cường và bổ sung những chuyên gia có thẩm quyền.
4. Nhằm đánh giá kế hoạch làm việc
và báo cáo hàng năm, Tiểu ban công tác hỗn hợp sẽ nhóm họp hàng năm và luân
phiên tại nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân và nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 7. Hỗ trợ
về thể chế
Những hoạt động hợp tác giữa hai
Bên sẽ được phát triển dưới hình thức cộng tác khoa học và kỹ thuật, đào tạo và
thông tin, chủ yếu gồm những nội dung sau:
1. Trao đổi kỹ thuật viên và cán bộ
nghiên cứu;
2. Nghiên cứu, xây dựng những dự án
hỗ trợ kỹ thuật;
3. Trao đổi những thông tin khoa học,
kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp được thực hiện tại mỗi nước;
4. Tham gia giảng dạy, hội thảo, khảo
sát và các loại hình đào tạo nghiệp vụ cần thiết;
5. Phát triển thị trường, thúc đẩy
quan hệ trong thương mại quốc tế;
6. Sử dụng trên nguyên tắc có đi có
lại những thiết bị của các phòng thí nghiệm có sự tham gia của các cơ sở thuộc
khu vực công và khu vực tư trong lĩnh vực thú y và bảo vệ thực vật;
7. Trao đổi những chương trình cải
thiện giống trong chăn nuôi, giống cây trồng và cải tạo, tăng cường thổ nhưỡng;
8. Trao đổi những chương trình về bảo
tồn và sử dụng bền vững những nguồn gien động và thực vật.
Điều 8. Điều kiện
để thực hiện các Chương trình chung
Thông qua các cơ quan có thẩm quyền,
hai Bên khuyến khích xây dựng các chương trình chung, theo những tiêu chí sau:
1. Những mục tiêu và thời gian đề
nghị thực hiện;
2. Nội dung cụ thể của chương trình
nghiên cứu, của dự án hoặc chương trình hợp tác;
3. Người chịu trách nhiệm thực hiện
chương trình hợp tác;
4. Dự toán tài chính và chế độ
trách nhiệm;
5. Những báo cáo đã được Tiểu ban
công tác hỗn hợp phê duyệt;
6. Công nhận các quyền sở hữu trí
tuệ.
Điều 9. Nghĩa vụ
đóng góp tài chính
1. Hai Bên sẽ dự kiến đóng góp tài
chính của mỗi Bên đối với từng chương trình hợp tác chung;
2. Đối với từng dự án chung, hai
Bên nhất trí sẽ tính đến những điều kiện công tác cho các chuyên gia do hai Bên
trao đổi, bao gồm cả việc tôn trọng pháp luật của mỗi nước (cũng như những quyền
miễn trừ và ưu đãi do một số chuyên gia yêu cầu);
3. Hai Bên nhất trí chuẩn bị những
chương trình chung để có thể đệ trình các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tài
chính khác trợ giúp tài chính nhằm thực hiện chương trình hợp tác;
4. Hai Bên nhất trí hỗ trợ tài
chính cho việc thực hiện những hoạt động trong khuôn khổ Thỏa thuận này phù hợp
với chương trình hàng năm đã được chuẩn y;
5. Nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện
cho việc sử dụng các phương tiện sở tại và các dịch vụ hậu cần khác.
Điều 10. Sửa đổi
Thỏa thuận này
Những điều khoản của Thỏa thuận này
có thể được sửa đổi trên cơ sở sự nhất trí của hai Bên bằng cách trao đổi công
hàm thông qua đường ngoại giao.
Điều 11. Giải
quyết tranh chấp
Tất cả những bất đồng nảy sinh từ
việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận này sẽ được giải quyết một cách thân
thiện thông qua tham khảo ý kiến hoặc thương lượng giữa hai Bên.
Điều 12. Hiệu
lực và chấm dứt hiệu lực
Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực vào
ngày của thông báo sau cùng của hai Bên về việc đã hoàn tất những thủ tục pháp
lý trong nước cần thiết để Thỏa thuận này có hiệu lực.
Thỏa thuận này có hiệu lực trong thời
hạn năm (05) năm và được mặc nhiên gia hạn thêm từng năm (05) năm một trừ khi một
trong hai Bên thông báo cho Bên kia qua đường ngoại giao trước ba (03) tháng về
ý định chấm dứt hiệu lực.
Việc chấm dứt hiệu lực Thỏa thuận
này không ảnh hưởng tới những dự án đang thực hiện; những dự án này tiếp tục
tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận này.
Thỏa thuận này được ký An-giê ngày
21 tháng 11 năm 2004, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng A-rập và tiếng
Pháp; các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác
nhau, văn bản tiếng Pháp sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Hứa Đức Nhị
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA AN-GIÊ-RI DÂN CHỦ VÀ NHÂN DÂN
BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TS. Said Barkat
|