BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC
BẢO VỆ THỰC VẬT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 883/QĐ-BVTV-KH
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN TIẾN BỘ KỸ THUẬT LĨNH VỰC
BẢO VỆ THỰC VẬT
CỤC
TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;
Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 03/5/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận
tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp;
Căn cứ biên bản họp
của Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật về việc đánh giá hồ sơ đề nghị
công nhận tiến bộ kỹ thuật: “Quy trình quản lý tổng hợp nhóm loài mọt đục thân
keo tai tượng, keo lai và keo lá tràm”;
Xét đề nghị của
Trưởng phòng Kế hoạch,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công
nhận quy trình kỹ thuật sau đây là tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn lĩnh vực bảo vệ thực vật:
- Tên tiến bộ kỹ
thuật: Quy trình quản lý tổng hợp nhóm mọt đục thân gây hại cây keo.
- Mã hiệu: TBKT
01-122: 2023/BVTV
- Nội dung chi tiết
của tiến bộ kỹ thuật được ban hành tại phụ lục kèm theo Quyết định này.
- Nhóm tác giả tiến
bộ kỹ thuật: Trần Xuân Hưng, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, Đào Ngọc Quang,
Lê Văn Bình, Trần Thanh Trăng, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Mạnh Hà, Phạm Văn
Tiến, Phạm Tiến Hùng, Phùng Văn Tỉnh, Nguyễn Đình Trình.
- Tổ chức có tiến bộ
kỹ thuật được công nhận: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Điều 2. Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả của tiến bộ kỹ thuật và các đơn vị
liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến tiến bộ kỹ thuật nêu trên để áp
dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh
Văn phòng Cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả,
Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 4;
- Vụ KHCN&MT (để b/c);
- Trung tâm KNQG;
- Cục trưởng (để b/c);
- Phòng HTQT và TT (đăng website);
- Trung tâm Chuyển đổi số & TKNN (đăng website)
- Lưu: VT, K
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Quý Dương
|
TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
(TBKT
01-122: 2023/BVTV)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ/BVTV-KH ngày tháng năm 2023 của Cục trưởng
Cục Bảo vệ thực vật)
1.
Tên tiến bộ kỹ thuật
Quy trình quản lý
tổng hợp nhóm mọt đục thân gây hại cây keo.
2.
Tác giả
Tên nhóm tác giả: Trần Xuân Hưng1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1, Đào Ngọc Quang1, Lê Văn Bình1, Trần Thanh Trăng1, Nguyễn Thị Minh
Hằng1, Nguyễn Mạnh Hà1, Phạm Văn Tiến2, Phạm Tiến Hùng3, Phùng Văn Tỉnh4, Nguyễn Đình Trình5.
1Trung tâm Nghiên cứu
Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Khoa học
Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trung tâm Khoa học
Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
4Trung tâm Nghiên cứu
thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
5Ban Quản lý rừng
phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tổ chức có Tiến bộ kỹ
thuật được công nhận: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Địa chỉ: Phường Đức
Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại/Fax: 0243.8362376
Email:
[email protected]
3.
Xuất xứ của tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật
(TBKT) này được xây dựng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài
cấp Bộ “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính
và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam”
do ThS. Trần Xuân Hưng, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
- Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam chủ trì, thời gian thực hiện năm 2020 - 2022.
4.
Tóm tắt nội dung của tiến bộ kỹ thuật
Hiện nay, nhóm mọt đục
thân gây hại chính cây Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tập trung ở các
vùng trồng cây keo trên toàn quốc, bao gồm: Euwallacea fornicatus, Xylosandrus
crassiusculus và một số loài nấm mang theo (Fusarium sp., Ceratocystis
manginecans), với tỷ lệ hại tại rừng trồng keo từ 16 - 38%, chỉ số hại (R)
10,3 - 29,5% và ngày càng có xu hướng mở rộng. Do vậy, trong thực tế sản xuất
và kinh doanh rừng trồng keo đòi hỏi phải có biện pháp quản lý tổng hợp bao gồm
áp dụng biện pháp lâm sinh, biện pháp vật lý (bẫy mồi), biện pháp sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo hạn chế sự gây hại của mọt đục thân, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng gỗ và quản lý rừng trồng keo bền vững trong cả nước.
4.1. Nội dung của
tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật này
đưa ra các giải pháp phòng chống tổng hợp mọt đục thân (Euwallacea
fornicatus, Xylosandrus crassiusculus) gây hại rừng trồng Keo tai tượng,
keo lai và Keo lá tràm.
4.1.1. Công tác điều
tra, theo dõi định kỳ
Lịch điều tra
Điều tra mọt đục thân
(Euwallacea fornicatus, Xylosandrus crassiusculus) ở thế hệ 2 và thế hệ
6, mỗi thế hệ sâu điều tra 1 lần ở pha trưởng thành. Lịch điều tra cụ thể cho
từng vùng được trình bày tại bảng 1 ở phần phụ lục.
Phương pháp điều tra
Điều tra trong các ô
tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 và đảm bảo trong mỗi ô tiêu chuẩn có ít nhất
30 cây ở rừng trồng Keo tai tượng, keo lai hoặc Keo lá tràm, ô tiêu chuẩn phải
đại diện cho khu vực điều tra.
Diện tích điều tra
dao động 0,2 - 1,0% tổng diện tích lâm phần. Số lượng ô tiêu chuẩn bằng tổng
diện tích điều tra chia cho diện tích ô tiêu chuẩn và tiến hành phân cấp hại
cho toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn (tại phụ lục).
4.1.2. Các biện pháp
kỹ thuật phòng chống mọt đục thân
4.1.2.1. Biện pháp
lâm sinh
Áp dụng thường xuyên
các biện pháp chăm sóc và vệ sinh rừng trong suốt chu kỳ sinh trưởng hàng năm
của cây theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành.
Tiến hành vệ sinh,
thu gom những cây đã bị gây hại nặng, không có khả năng hồi phục; hoặc những
cây đã bị chết có xuất hiện lỗ mọt trên thân cây đem ra khỏi rừng và tiêu hủy.
Dọn sạch thực bì xung quanh gốc cây đường kính từ 1,5 - 2,0 m, tránh làm tổn
thương cây và rễ cây.
Bón thúc phân NPK với
liều lượng 200 gram/gốc vào đầu năm thứ 2. Phân được trộn đều phân với đất, lấp
đất phủ kín lên trên mỗi rạch, sâu từ 08 - 10 cm, rộng từ 10 - 15 cm, cách gốc
cây từ 40 - 50 cm.
Quản lý và bảo vệ
rừng trồng keo không bị tác động của gia súc làm tổn thương cây. Không tận thu
và không vận chuyển cây bị hại sang nơi khác tránh lây lan.
4.1.2.2. Biện pháp
bẫy
Sử dụng loại bẫy được
thiết kế từ chai nhựa tái chế với mồi cồn 90% hoặc 70%, các mồi này được đựng
trong túi nilon treo phía trên bẫy. Trong chai hứng mọt phía dưới dựng nước có
bổ sung chất bám dính để thu bắt mọt trưởng thành.
Khoảng cách giữa các
bẫy từ 25 - 30 m, treo ở độ cao từ 1,5 - 2,0 m so với mặt đất. Bẫy được treo
giữa hàng cây đảm bảo bên dưới và xung quanh bẫy thông thoáng, không có thực bì
che khuất.
Tiến hành vệ sinh,
thay nước và thu bắt con trưởng thành từ 7 - 10 ngày/lần. Thời gian đặt bẫy từ
tháng 3 đến tháng 5. Số lượng bẫy đặt từ 7 - 10 bẫy/ha.
4.1.2.3. Biện pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật
Thời điểm bắt đầu
tiến hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ lỗ mọt xuất hiện trên 18,1
lỗ/ 1000 cm2
đối với
Keo tai tượng, mật độ lỗ mọt trên 19,4 lỗ/ 1000 cm2 đối với Keo lai và
mật độ lỗ mọt trên 19,8 lỗ/ 1000 cm2 đối với Keo lá tràm. Phun nhắc lại sau 7 - 10
ngày nếu mật độ lỗ mọt, tỷ lệ hại không giảm và ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật sinh học.
+ Sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật sinh học
Sử dụng thuốc sinh
học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis, Bacillus thuringinensis có
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng với nồng độ theo hướng
dẫn của nhà sản xuất và liều lượng phun 300 - 400 ml dung dịch/cây đối với cây
từ 2 tuổi trở lên.
Nếu sau lần phun thứ
nhất từ 7 - 10 ngày điều tra lại vẫn thấy mọt gây hại (lỗ mọt vẫn đùn phân hoặc
chảy nhựa) thì phun tiếp lần hai.
Sử dụng bình phun
tích điện hoặc bình phun tay để phun ướt lên toàn bộ thân cây vào sáng sớm hoặc
chiều mát, trời không có mưa.
+ Sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật hóa học (khi thuốc bảo vệ thực vật sinh học không đạt hiệu quả
phòng chống).
Sử dụng các loại
thuốc có chứa một trong các hoạt chất như Carbosulfan hoặc Chlorantraniliprole
+ thiamethoxam có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng với
nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, liều lượng phun 300 - 400 ml dung dịch
/cây đối với cây từ 2 tuổi trở lên.
Nếu sau lần phun thứ
nhất từ 7 - 10 ngày điều tra lại vẫn thấy mọt gây hại (lỗ mọt vẫn đùn phân hoặc
chảy nhựa) thì phun tiếp lần hai.
Sử dụng bình phun
tích điện hoặc bình phun tay để phun ướt lên toàn bộ thân cây vào sáng sớm hoặc
chiều mát, trời không có mưa.
4.2. Địa điểm ứng
dụng
Tại vùng nghiên cứu
(Phú Thọ, Quảng Trị và Đồng Nai) và các rừng trồng keo lai (Acacia hybrid),
Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
có điều kiện sinh thái tương tự.
4.3. Phạm vi/điều
kiện ứng dụng
Quy trình này được áp
dụng để phòng chống mọt đục thân gây hại trên cây keo lai (Acacia hybrid),
Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
tại Việt Nam tại vùng nghiên cứu (Phú Thọ, Quảng Trị và Đồng Nai) và các rừng
trồng keo có điều kiện sinh thái tương tự.
Thuốc bảo vệ thực vật
hóa học có chứa các hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + thiamethoxam
và thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa vi khuẩn Bacillus subtilis, Bacillus
thuringinensis chỉ được khuyến cáo sử dụng sau khi được đăng ký vào Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phòng chống mọt đục thân
cho cây Keo.
PHỤ LỤC
1.
Đặc điểm của loài mọt đục thân gây hại chính
Loài mọt đục thân Euwallacea
fornicatus
a) Đặc điểm gây hại
của loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus
Cây từ 3 năm tuổi trở
lên thường bị mọt đục thân, một số nơi có ghi nhận cây mới chỉ hơn 2 năm tuổi
đã bị mọt đục thân gây hại. Lỗ mọt nhỏ như đầu tăm, phân mọt đùn ra có màu
trắng, sau chuyển thành đen. Bên ngoài lỗ mọt có xuất hiện chảy nhựa, bên trong
đường mọt khi chẻ ra, mọt thường đục thẳng vào thân cây xuyên qua lớp vỏ. Trong
quá trình tạo đường hang, mọt mang nấm vào trong đường hang để làm thức ăn cho
sâu non. Nấm phát triển trong thân cây, làm biến màu gỗ, gây tắc các mạch dẫn
làm cây thiếu nước gây nên hiện tượng héo và chết.
Hình
1. Đặc
điểm gây hại của loài mọt đục thân E. fornicatus
a-
Keo tai tượng; b: Keo lai; c: Keo lá tràm; d: Triệu chứng bên ngoài lỗ mọt chảy
nhựa; e: Mặt cắt ngang đường bên trong thân
b) Đặc điểm hình thái
- Loài mọt đục thân E.
fornicatus phát triển qua 4 giai đoạn: Trưởng thành, trứng, sâu non và
nhộng.
+ Trưởng thành: Con
cái khi mới vũ hóa thường màu nâu hoặc nâu vang sau chuyển sang màu nâu đen và
đen, con đực nhỏ hơn con cái, cơ thể màu nâu hoặc nâu sẫm.
+ Trứng: Hình oval,
có màu trắng sữa đến màu trắng, thường nằm ở cuối đường hang trên cành, thân bị
hại.
+ Sâu non: Sâu non có
3 tuổi. Sâu non có màu trắng ở giai đoạn tuổi 1 - 2, đến tuổi 3 chuyển sang
vàng nhạt, phần đầu đã có nhiều tấm chắn bảo vệ xuất hiện.
+ Nhộng: Khi mới hóa
nhộng có màu trắng, sau chuyển sang nâu đến vàng nhạt.
c) Đặc điểm tập tính
của loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus
Các giai đoạn phát
triển của mọt từ trưởng thanh, trứng và sâu non, nhộng đều được tìm thấy trong
đường hầm của mọt ở thân cây. Con cái có nhiệm vụ đào hang và nấm do mọt mang
theo sẽ xâm nhiễm vào trong đường hang và làm thức ăn cho sâu non. Sau khi vũ
hóa và giao phối, trưởng thành cái bay ra ngoài và bắt đầu đào hang trên cây
chủ khác và đẻ trứng. Khi sâu non nở sẽ sử dụng sợi nấm do mọt mang theo làm
thức ăn để phát triển.
Hình
2. Đặc
điểm hình thái loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus
(a-b:
Trưởng thành cái; c: Trưởng thành đực; d- Trứng, e: Sâu non tuổi 3; f: Nhộng.
Thước 1mm)
Loài mọt đục thân Xylosandrus
crassiusculus
a) Đặc điểm gây hại
của loài mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus
Cây từ 2 năm tuổi trở
lên đã xuất hiện lỗ do mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus gây ra.
Thân cây bị mọt đục có phân mọt đùn ra có màu trắng, sau chuyển thành đen,
thường khá cứng dính vào nhau khó rơi tạo thành những que tăm cắm trên thân
cây. Trong quá trình tạo đường hang, mọt mang nấm vào trong đường hang để làm
thức ăn cho sâu non.
b) Đặc điểm hình thái
Loài mọt đục thân Xylosandrus
crassiusculus phát triển qua 4 giai đoạn: Trưởng thành, trứng, sâu non và
nhộng.
+ Trưởng thành: Con
cái khi mới vũ hóa màu nâu sau chuyển sang màu nâu đen và đen, con đực nhỏ hơn
cơ thể màu nâu hoặc nâu sẫm.
+ Trứng: Hình oval,
có màu trắng sữa đến màu trắng, thường nằm ở cuối đường hang trên cành, thân bị
hại.
+ Sâu non: Sâu non có
3 tuổi. Ở tuổi 1 - 2 sâu non có màu trắng sữa. Ở tuổi 3 sâu non chuyển từ màu
trắng sang vàng nhạt, phần đầu đã có nhiều tấm chắn bảo vệ xuất hiện.
+ Nhộng: Khi mới hóa
nhộng có màu trắng, sau chuyển sang nâu đến vàng nhạt.
c) Đặc điểm tập tính
của loài mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus
Cũng tương tự như
loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus, các giai đoạn phát triển của
mọt từ trưởng thành, trứng và sâu non, nhộng đều được tìm thấy trong đường hầm
của mọt ở thân cây. Sau khi vũ hóa và giao phối, trưởng thành cái bay ra ngoài
và bắt đầu tấn công cây chủ khác. Sau khi đào hang ít nhất 2 tuần thì con cái
bắt đầu đẻ trứng. Khi sâu non nở sẽ ăn sợi nấm để phát triển. Tuy nhiên loài
nấm mà chúng mang theo khi nhiễm vào hang khi đào là loài khác so với loài mọt Euwallacea
fornicatus (Fusarium sp.) đó là Ambrosiella sp.
Hình
3.
Mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus
(a-b:
Trưởng thành cái; c: Trưởng thành đực; d: Trứng, e: Sâu non tuổi 3; f: Nhộng.
Thước 1mm)
2.
Phương pháp điều tra, phân cấp hại
Điều tra mọt đục thân
ở thế hệ 2 vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và thế hệ 6 vào thời gian từ
tháng 9 đến tháng 11. Đây là các giai đoạn mọt đục thân trưởng thành hoạt động
và gây hại chủ yếu trong năm. Mỗi thế hệ mọt điều tra 1 lần ở pha trưởng thành.
Từ kết quả nghiên cứu
vòng đời và lịch phát sinh, đề tài đã xây dựng lịch điều tra mọt đục thân đối
với hai loài mọt hại chính (Euwallacea fornicatus và Xylosandrus
crassiusculus) cho ba vùng Trung tâm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Bảng 1: Lịch điều tra mọt
đục thân ở các vùng sinh thái
Thế
hệ sâu
|
Điều
tra trưởng thành E. fornicatus
|
Điều
tra trưởng thành X. crassiusculus
|
Trung
tâm
Bắc Bộ
|
Bắc
Trung
Bộ
|
Đông
Nam
Bộ
|
Trung
tâm Bắc Bộ
|
Bắc
Trung
Bộ
|
Đông
Nam
Bộ
|
2
|
21/3
- 9/5
|
11/3
- 5/5
|
28/3
- 9/5
|
5/4
- 19/5
|
5/4
- 19/5
|
25/3
- 5/5
|
6
|
22/9
- 5/11
|
3/10
- 15/11
|
22/9
- 12/11
|
22/9
- 3/11
|
22/9
- 3/11
|
25/9
- 12/11
|
Phương pháp phân cấp hại
Phân cấp hại của mọt
đục thân thông qua lỗ mọt trên thân theo phương pháp của Coleman và đồng tác
giả (2019) được điều chỉnh cho phù hợp thực tế trên rừng keo.
Tiến hành đếm số lỗ
mọt đang hoạt động (có nhựa mới chảy ra, hoặc đùn phân mới dạng mùn cưa từ lỗ
mọt) và diện tích xung quanh trên thân cây từ vị trí cách gốc 0,5m và cao 1,5m
để tính mật độ lỗ trên đơn vị diện tích. Ngoài ra trong điều kiện sản xuất có
thể sử dụng tấm giấy kính mờ có chia ô đặt lê thân cây (diện tích 200 - 250 cm2), sau đó đếm số lỗ
mọt xuất hiện.
Phân cấp lỗ mọt trên
thân cấp theo 5 cấp cụ thể như sau:
Cấp
hại
|
Chỉ
tiêu đánh giá
|
0
|
Cây khỏe, không có
lỗ mọt trên thân
|
1
|
Gây hại nhẹ, 1 - 10
lỗ/ 1000 cm2
|
2
|
Gây hại trung bình,
11 - 30 lỗ/ 1000 cm2
|
3
|
Gây hại nặng, 31 -
50 lỗ/ 1000 cm2
|
4
|
Gây hại rất nặng,
trên 50 lỗ/ 1000 cm2
|
● Tỷ lệ hại (P%) được
xác định theo công thức:
Trong đó: n: là số
cây bị hại; N: là tổng số cây điều tra
● Chỉ số hại (R%)
được xác định theo công thức:
Trong đó: R %: chỉ số
hại; ni: là số cây bị hại ở cấp hại i; vi: là trị số của cấp hại i có giá trị
từ 0 - 4; N: là tổng số cây điều tra, V: giá trị cao nhất của thang phân cấp
hại được sử dụng.
3.
Đặc điểm thiết kế bẫy mồi
Phần bẫy: Bẫy bằng chai nhựa tự
chế được thiết kế theo 2 dạng gồm dạng bẫy có cửa sổ và bẫy dạng phễu. Bẫy được
treo ở độ cao từ 1,5 - 2m so với mặt đất.
+ Bẫy dạng cửa sổ
thiết kế từ chai nhựa có dung tích 1,5l - 2l, bên trên có mái che nhằm hạn chế
nước mưa vào bẫy. Ở giữa thân chai cắt một cửa sổ kích thước 10 x 15 cm, mọt
trưởng thành sẽ bay qua cửa sổ để vào trong bẫy. Bên trong chai nhựa có treo
mồi để dẫn dụ trưởng thành đến. Phía dưới chai được kết nối chai nhỏ bên trong
có dung dịch để thu bắt mọt trưởng thành khi rơi vào trong bẫy.
+ Bẫy dạng phễu:
Thiết kế từ 8-10 chai nhựa có dụng tích từ 0,5-1,0l. Cắt 1/3 phía gần cổ chai,
úp ngược lại và xếp chồng lên nhau tạo thành dây treo. Phía dưới cùng cũng được
nối với 01 chai nhỏ bên trong có dung dịch để thu bắt mọt trưởng thành khi rơi
vào bẫy. Số lượng mồi được treo 02 - 3 mồi/ bẫy.
Phần mồi: Mồi hiệu quả để thu
bắt mọt trưởng thành là các hợp chất hóa học bay hơi như paramenthanol,
kairomone hoặc ethanol. Cồn ethanol (90% hoặc 70%) được đựng trong túi dán
miệng 3x5 cm hoặc lọ nhựa nhỏ có châm lỗ nhỏ trên nắp.
Phần dung dịch: Dung dịch được đựng
ở lọ hứng mọt phía dưới của bẫy. Dung dịch sử dụng nước và chất bám dính
glycerol hoặc chất bám dính tương tự với tỷ lệ 50:50. Lưu ý khi sử dụng chất
bám dính phải sử dụng loại không có mùi để tránh ảnh hưởng đến mồi đặt trong
bẫy.
Hình
4.
Bẫy chai nhựa cửa sổ để thu bắt mọt trưởng thành