Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 775/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Huỳnh Anh Minh
Ngày ban hành: 16/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 775/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 16 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “TRỒNG XEN CANH, CHĂN NUÔI DƯỚI TÁN ĐIỀU GIAI ĐOẠN 2023-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/1/2019;

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển cây điều giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TU);

Thực hiện Kế hoạch s 235/KH-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Tỉnh ủy về phát triển cây điều giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tt là Kế hoạch s 235/KH-UBND);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 99/TTr-SNN ngày 09/5/2023 về việc đề nghị phê duyệt Dự án Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều giai đoạn 2023-2025”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án “Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều giai đoạn 2023-2025” (kèm theo nội dung Dự án).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TTT
U, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- LĐVP, P. KT;
- Lưu: VT (NN-7
12/5).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Huỳnh Anh Minh

DỰ ÁN

“TRỒNG XEN CANH, CHĂN NUÔI DƯỚI TÁN ĐIỀU GIAI ĐOẠN 2023-2025”

MỤC LỤC

PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

PHẦN II. CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

I. Cơ sở pháp lý

1. Các văn bản của Trung ương

2. Các văn bản của tỉnh

II. Thực trạng sản xuất Điều, trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều trên địa bàn tnh

1. Thực trạng sản xuất Điều

2. Thực trạng trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều

3. Phân tích khả năng sinh trưởng của một số cây trồng, vật nuôi

4. Tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ

5. Đánh giá chung

Phần III. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Mục tiêu của Dự án

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

3. Đối tượng, phạm vi của Dự án

II. Nội dung và giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền vận động nông dân tham gia Dự án

2. Bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện Dự án

3. Chuyển giao khoa học kỹ thuật

4. Tổ chức sản xuất

5. Kinh phí thực hiện

Phần IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3. Sở Tài chính

4. Sở Khoa học và Công nghệ

5. Sở Công Thương

6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

7. Hội Nông dân tỉnh

8. Hội Điều Bình Phước

9. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

11. Các cá nhân, tổ chức sản xuất Điều trên địa bàn tỉnh

12. Doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu

13. Các Phụ lục

Phần I.

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

Tính đến thời điểm hiện nay, Bình Phước là tỉnh có diện tích Điều lớn nhất cả nước. Sau 15 năm thực hiện dự án Quy hoạch ngành Điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2020 theo Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh cho thấy năng suất và sản lượng Điều của tỉnh liên tục tăng qua các năm. Năm 2017, diện tích Điều khoảng 134.302 ha, năng suất 0,73 tấn/ha, sản lượng 96.813 tấn. Đến năm 2021, diện tích đạt 141.595 ha, năng suất 1,49 tấn/ha; năm 2022 diện tích 151.892 ha, năng suất 1,15 tấn/ha, sản lượng 170.358 tấn. Cây Điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành Điều còn khá nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều diện tích Điều trồng chưa theo quy hoạch, vẫn mang tính tự phát, phân tán. Tỷ lệ hộ canh tác Điều quảng canh bằng các giống Điều cũ khá phổ biến. Số hộ trồng Điều thâm canh chưa nhiều. Vì thế, hiệu quả kinh tế từ cây Điều mang lại chưa cao. Đa số cây Điều được trồng độc canh, năng suất còn hạn chế, tỷ lệ thiệt hại, rủi ro cao khi dịch bệnh phát sinh hoặc khi có biến động về giá thị trường. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chủ yếu thực hiện ở một số ít vùng trồng tập trung. Đa số người trồng Điều và các nhà máy chế biến chưa ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán và thiếu chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thời tiết bất thường khiến mưa trái mùa, lốc xoáy xảy ra, các loại sâu bệnh phát sinh gây hại khiến năng suất, chất lượng sản phẩm giảm sút. Hiệu quả kinh tế từ cây Điều mang lại chưa cao và có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Mặt khác, cây Điều trên địa bàn tỉnh khó cạnh tranh với một số cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: Cà phê, Hồ tiêu, Cao su, cây ăn trái...

Đ cải thiện hiệu quả sản xuất từ cây Điều, việc trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán là một giải pháp thích hợp giúp tận dụng khoảng trống bên dưới tán Điều; tăng thu nhập trên một cùng đơn vị diện tích, giúp tăng khả năng cạnh tranh với những cây trồng khác, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, giảm rủi ro do biến động giá cả và dịch hại so với hệ thống trồng độc canh... việc xây dựng Dự án Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều” là cần thiết, giúp cải thiện kinh tế cho nông dân trồng Điều, đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành Điều Bình Phước giai đoạn 2020-2025 và tm nhìn đến năm 2030.

Phần II.

CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

I. Cơ sở pháp lý

1. Các văn bản của Trung ương

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 4097/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công nhận 3 quy trình: Quy trình kỹ thuật nhân giống Điều bằng phương pháp ghép; quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Điều ghép; Quy trình kỹ thuật thâm canh vườn Điều.

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Dự án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTG ngày 10/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

- Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT ngày 13/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Điều đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Các văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành Điều Bình Phước giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TU).

- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 19/07/2017 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

- Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh ban hành Quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh Bình Phước.

- Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 04/6/2014 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng và kiểm soát chỉ dẫn địa lý “Bình Phước” cho sản phẩm hạt điều.

- Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 01/7/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển cây Điều giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước.

II. Thực trạng sản xuất Điều, trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều trên địa bàn tỉnh

1. Thực trạng sản xuất Điều

1.1. Vị trí, vai trò của ngành Điều

- Bình Phước được coi là thủ phủ Điều của cả nước. Cây Điều được coi là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Tổng diện tích Điều năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh là 151.892 ha, chiếm 24,7% diện tích đất nông nghiệp, 34,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và 35,17% diện tích cây lâu năm.

- Đối với khâu sản xuất và chế biến, Điều đang ở mức chế biến thô với nguyên liệu nhập khẩu khoảng 2/3. Mỗi năm tổng giá trị của ngành Điều đạt khoảng trên 33 nghìn tỷ đồng (1,5 tỷ đô la Mỹ). Tổng giá trị gia tăng ước tính của cây Điều, bao gồm cả khâu chế biến cộng với lượng Điều được nhập khẩu thì cụm ngành Điều đang tạo ra hơn 10% GRDP toàn tỉnh, đây là một tỷ phần rất đáng kể.

- Có khoảng 1.400 cơ sở, doanh nghiệp phục vụ sơ chế, chế biến cho ra các sản phẩm hạt Điều như: Điều nhân trắng, Điều rang muối... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu với công nghệ về sơ chế, chế biến ngành Điều của tỉnh được coi là điểm sáng của ngành chế biến nước ta.

- Về an sinh xã hội: Giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 50.000 lao động tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến Điều và hàng ngàn lao động trực tiếp trong sản xuất và thu mua tại vườn, góp phần n định cuộc sống cho 71.612 hộ trồng Điều trên địa bàn tỉnh.

1.2. Hiện trạng sản xuất Điều

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng Điều 03 năm gần đây

STT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

1

Diện tích (ha)

139.868

141.595

151.892

2

Diện tích cho thu hoạch (ha)

135.892

137.708

148.326

3

Năng suất (tạ/ha)

13,9

14,9

11,5

4

Sản lượng (tấn)

188.881

205.277

170.358

(Nguồn: Ngành Nông nghiệp và PTNT)

Qua Bảng 1 cho thấy, diện tích Điều trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần trong 3 năm gần đây. Năng suất cũng có xu hướng tăng và có sự biến động theo từng năm. Nguyên nhân: một phần do nhiều hộ dân đã bước đầu sử dụng giống Điều mới có năng suất, chất lượng cao; nông dân trồng Điều bắt đầu quan tâm đến đầu tư, chăm sóc cây điều. Tuy nhiên, năng suất điều vẫn còn thấp so với tiềm năng do bị ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh.

Sản xuất Điều được chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu của nông dân như: Chuỗi liên kết sản xuất có 38 hợp tác xã với diện tích khoảng 3.000 ha. Chuỗi hợp tác vùng nguyên liệu có 8 đơn vị doanh nghiệp tham gia đăng ký chỉ dẫn địa lý liên kết. Chuỗi điều hữu cơ có khoảng 3.200 ha. Vùng sản xuất Điều tập trung tại các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú, Phú Riềng.

Tình hình biến đi khí hậu diễn biến phức tạp, mưa trái mùa xảy ra, nhiều loại dịch bệnh phát sinh gây hại... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Điều.

1.3. Hiện trạng về phân bố sản xuất Điều

1.3.1. Phân bố theo đơn vị hành chính

Theo tổng hợp của ngành Nông nghiệp và PTNT, năm 2022, tổng diện tích Điều trên bàn tỉnh là 151.892 ha, phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau:

Bảng 2. Hiện trạng sản xuất Điều phân theo huyện, thị xã, thành phố năm 2022

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Diện tích (ha)

Diện tích cho sản phm (ha)

Năng suất tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Toàn tỉnh

151.892

148.326

11,5

170.358

1

Bù Đăng

60.240

59.200

14,0

82.880

2

Phú Riềng

23.200

22.750

13,5

30.713

3

Bù Gia Mập

32.150

31.380

13,0

40.794

4

Đồng Phú

16.275

16.275

10,3

16.763

5

Phước Long

5.054

5.053

13,5

6.822

6

Lộc Ninh

3.650

3.650

11,0

4.015

7

Hớn Quản

3.850

3.685

10,3

3.796

8

Đồng Xoài

1.500

1.410

10,0

1.410

9

Bù Đốp

2.310

2.037

10,5

2.139

10

Bình Long

900

830

10,5

872

11

Chơn Thành

210

210

9,6

202

(Nguồn: Ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2022)

Qua bảng trên cho thấy, diện tích Điều tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 huyện: Bù Đăng 60.240 ha (39,66%), Phú Riềng 23.200 ha (15,27%), Bù Gia Mập 32.150 ha (21,17%) và Đồng Phú 16.275 ha (10,71%), các huyện còn lại có quy mô nhỏ (chỉ chiếm từ 1 - 3%) trồng phân tán, hầu như không đáng kể.

Do ảnh hưởng chung về khí hậu thời tiết và dịch bệnh nên năng suất không đồng đều ở các địa phương, năng suất Điều thấp nhất tại thành phố Đồng Xoài (9,6 tạ/ha) và cao nhất tại huyện Bù Đăng (14 tạ/ha).

1.3.2. Phân bố theo độ tuổi

Theo kết quả điều tra thu thập số liệu tại phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế của UBND các huyện, thị xã, thành phố, diện tích Điều trên địa bàn tỉnh phân theo độ tuổi như sau:

Bảng 3. Hiện trạng diện tích Điều phân theo độ tuổi năm 2022

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Điều kinh doanh (4-25 năm tuổi) (ha)

Điều 26-30 năm tuổi (ha)

Điều trên 30 năm tuổi (ha)

1

Bù Đăng

2.4747,56

17.796,38

12.371,32

2

Phú Riềng

1.083,09

1.058,00

669,00

3

Bù Gia Mập

12.014,30

7.573,20

2.160,80

4

Đồng Phú

11.224,00

2.090,00

106,00

5

Phước Long

5.202,00

893,00

204,00

6

Lộc Ninh

2.674,64

157,07

0,00

7

Hớn Quản

1.968,50

647,70

609,00

8

Đồng Xoài

1.129,40

134,20

6,00

9

Bù Đốp

1.641,61

235,15

121,96

10

Bình Long

827,70

17,00

8,00

11

Chơn Thành

226,35

0,00

0,00

Cộng

62.739,15

30.601,7

16.256,08

Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, những năm gần đây, các giống Điều được lai tạo, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn hơn, năng suất, chất lượng cao, đã khuyến khích các nông hộ cải tạo vườn Điều, qua đó, đã làm giảm tỷ lệ diện tích Điều già ci.

1.3.3. Đánh giá thực trạng về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác Điều

a) Giống Điều

Các giống Điều được trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh bao gồm: Các giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đưa vào sản xuất (MH 4/5, MH 5/4); một số giống địa phương do tỉnh chọn lọc (BP18, BP27, BP43...; giống có khả năng thích nghi, năng suất, chất lượng cao và ổn định như PN1.

Kết quả điều tra các hộ trồng Điều cho thấy: Toàn tỉnh có 21,42% diện tích Điều được trồng bằng giống mới; các huyện có tỷ lệ lớn diện tích Điều trồng bằng giống mới theo thứ tự là: Bù Đăng (23,5%), Phú Riềng (22,07%), Hớn Quản (21,90%), Bù Gia Mập (21,39%).

Nguyên nhân làm cho cây Điều giống mới được trồng với tỷ lệ thấp là do quỹ đất trồng mới hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn quan niệm cho rằng: Điều là cây của người nghèo nên ít cần đầu tư giống, chăm sóc, là cây trồng “dễ tính”, trồng được trên nhiều loại đất...; sức cạnh tranh của cây Điều thấp hơn các loại cây trồng khác (Cao su, Hồ tiêu, cây ăn quả, Cà phê...) nên đa số các hộ trồng Điều ít quan tâm đến việc sử dụng giống mới cũng như thâm canh cho cây Điều.

b) Mật độ trồng Điều

Kết quả điều tra các hộ trồng Điều cho thấy: Hầu hết các vườn Điều trên địa bàn tỉnh chưa có quy trình thống nhất về mật độ trồng nên các hộ nông dân trồng Điều với mật độ khác nhau, trong đó, phổ biến nhất là 2 kiểu mật độ gồm: kiểu mật độ 6 x 8 m (27,84%), kiểu này phù hợp với những vườn Điều trồng mới; kiểu 10 x 10 m, phù hợp với những vườn Điều trồng lâu năm, đã được tỉa thưa. Với mật độ trồng phức tạp như hiện nay, sẽ rất khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch điều. Do đó, thời gian tới cần tiến hành cải tạo những vườn Điều trồng quá thưa hoặc quá dày để vừa tiết kiệm đất vừa bảo đảm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Điều.

c) Thâm canh Điều

Kết quả điều tra cho thấy, có 42,14% số hộ trồng Điều có sử dụng phân bón; bình quân 1 ha trồng bón 560 kg phân hữu cơ, 18,94 kg phân NPK và 65,41 kg phân Lân. So với mức khuyến cáo (01 ha Điều kỳ kiến thiết cơ bản cần bón 2.000 - 3.000 kg phân hữu cơ, 200 kg phân Urea, 150 kg phân Lân và 50 kg phân Kali) thì mức bón phân cho Điều trong kỳ kiến thiết cơ bản ở Bình Phước rất thấp.

Trong thời kỳ kinh doanh, kết quả điều tra cho thấy, có 36,15% số hộ có bón phân cho Điều và lượng phân bón chỉ ở mức 9,35 kg phân Urea, 44,35 kg phân NPK và 69,35 kg phân Lân. Như vy, thực trạng thâm canh cho cây Điều còn rất thấp, gần 58% số hộ không bón phân trong kỳ kiến thiết cơ bản và 64% số hộ không bón phân trong kỳ kinh doanh. Số hộ có bón phân cũng không đủ về số lượng, số lần bón và không đúng về quy trình bón. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất và chất lượng hạt Điều luôn thấp, sức cạnh tranh của cây Điều không cao.

d) Quản lý dịch bệnh

Cây Điều thường bị các loại sâu hại như: Bọ xít muỗi, Bọ đục chồi, Bọ trĩ, Sâu đục thân, đục cành gây hại. Các loại bệnh phổ biến như: Bệnh Thán thư, bệnh Xì mủ thân, bệnh Nấm hồng.

Công tác quản lý dịch bệnh trên cây Điều được cơ quan chuyên môn (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh) theo dõi, hướng dẫn biện pháp phòng trị thông qua công tác dự tính, dự báo hàng tuần. Bên cạnh đó, hàng năm, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (TDVNN) các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp nông dân sản xuất hiệu quả.

2. Thực trạng trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều

Những năm trước đây, cây Điều ở Bình Phước được trồng theo mô hình độc canh. Trong quá trình canh tác, nông dân dần dần biết áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Các khuyến cáo của ngành Nông nghiệp về sử dụng giống mới, quy trình trồng, chăm sóc Điều được triển khai. Xuất hiện những mô hình trồng xen canh dưới tán Điều các loại cây trồng, vật nuôi để gia tăng hiệu quả sản xuất. Các mô hình trồng xen canh Điều hiện nay gồm: trồng xen canh Ca cao, Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn trái; chăn nuôi gà, nuôi vịt khô dưới tán điều; tận dụng quỹ đất trống dưới tán điều để làm chuồng trại nuôi gia súc như: trâu, bò, dê. Tuy nhiên, diện tích trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán còn rất hạn chế do các đối tượng trồng xen canh chủ yếu cần nước tưới, chăn nuôi dưới tán yêu cầu vùng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Đến nay, khoảng 8.000 ha cây trồng được trồng xen canh/đa canh dưới tán Điều, trong đó, chủ yếu là: Cà phê, Ca cao, cây ăn trái. Một số ít nông hộ nuôi gà thả dưới tán Điều để phục vụ sinh hoạt gia đình. Các địa phương phát triển xen canh nhiều tập trung tại các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú.

2.1. Hiệu quả của mô hình trồng xen canh dưới tán Điều

- Giai đoạn 2014-2016, giá Cà phê và Hồ tiêu tăng cao, mô hình trồng xen canh các loại cây trong vườn Điều trở nên phổ biến. Hầu hết các hộ canh tác Ca cao trồng xen Điều đều cho năng suất bình quân của Ca cao từ 1,3-1,5 tấn hạt khô/ha và 2,5-3 tấn điều/ha, đem lại lợi nhuận từ 2 nguồn thu là 90-120 triệu/ha. Mô hình trồng xen canh các loại cây Điều - Cà phê - Tiêu đạt lợi nhuận khoảng 143 triệu/ha. Mô hình trồng xen canh Điều cho thấy hiệu quả rõ rệt khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh nhưng do có nhiều loại sản phẩm trên cùng đơn vị diện tích nên đã giúp hạn chế rủi ro về giá thị trường.

- Một số mô hình trồng xen canh dưới tán Điều:

+ Mô hình trồng xen canh Ca cao tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng: Nhờ được hưởng lợi phân bón, nước tưới trong quá trình chăm sóc Ca cao nên vườn Điều 4,5 ha có năng suất trên 10 tấn, thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, với 1.000 cây Ca cao thu nhập gần 150 triệu đồng. Do đó, tổng thu nhập cả Điều và Ca cao khoảng 80 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với trồng chuyên canh cây Điều.

+ Mô hình trồng xen canh Hồ tiêu tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng: Trên diện tích 3,5 ha Điều trồng xen canh khoảng 3.000 nọc Hồ tiêu ở các năm tuổi khác nhau. Cây Điều cho năng suất 8,5 tấn, cây Hồ tiêu đạt năng suất 3 tấn, thu nhập gần 250 triệu đồng.

+ Mô hình trồng xen canh Cà phê tại xã Tân Phước, huyện Đồng Phú: Trên diện tích 2 ha, trung bình mỗi năm, cây Điều cho năng suất 2-2,5 tấn/ha, Cà phê năng suất 3 tấn. Ước tính mỗi năm mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

+ Mô hình trồng xen canh cây dược liệu của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Quả điều đỏ tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng: Khoảng 30 ha Sâm Đại hành và 40 ha Nghệ Bọ cạp trồng xen canh trong vườn Cao su kiến thiết cơ bản. Năng suất ước đạt từ 15-18 tấn/ha, giá bán khoảng 17 ngàn đồng/kg đối với Sâm Đại hành và 50 ngàn đồng/kg với Nghệ Bọ cạp; sau khi trừ chi phí có thể mang lại lợi nhuận cho nông dân hơn 100 triệu đồng/ha. Các loại cây dược liệu này đều có thể trồng xen canh dưới tán Điều.

2.3. Hiệu quả mô hình chăn nuôi dưới tán Điều

- Các loại vật nuôi phù hợp chăn nuôi dưới tán Điều là: Nuôi gà thả vườn, vịt cạn, ngan, ngỗng. Ngoài ra, có thể tận dụng tán Điều để làm chuồng trại chăn nuôi các loại gia súc khác như: dê, trâu, bò.

- Nuôi gia cầm dưới tán điều mang lại lợi ích kép như sau: Gà chăn nuôi dưới tán sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ sâu, nhộng hại Điều, từ đó, hạn chế mầm sâu gây hại, nhất là các loại ve sầu, sâu đục thân, sâu róm... Phân gà thải ra là nguồn phân bón tốt cho cây Điều. Thực tế từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán Điều của một số nông hộ trên địa bàn huyện Bù Đp nuôi khoảng 700 con gà, vịt, ngan (nuôi 3 lứa) thu lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán điều tại xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài nuôi 3 lứa (3.000 con/lứa) mỗi năm, cho lợi nhuận 80 triệu đồng.

- Như vậy, mô hình chăn nuôi dưới tán đã tận dụng được bóng mát của vườn Điều để chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân, cho thấy hiệu quả của việc tận dụng diện tích Điều để tăng thu nhập trên cùng diện tích sản xuất.

3. Phân tích khả năng sinh trưởng của một số cây trồng, vật nuôi

3.1. Đối với cây Cà phê

- Cây Cà phê thích hợp trồng ở đất có độ dốc từ 0-15°, đất có độ xốp trên 60%, đất dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70 cm, độ pH từ 4,5-6, thích hợp nhất là đất Bazan. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 15-24°C, Cà phê vối có thể sinh trưởng tốt ở 24-30°C. Cây cần có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, cộng với nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa.

- Cà phê ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng. Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây Cà phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước của cây nên cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió. Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trung bình mỗi gốc cần phân chuồng hoai mục từ 5-10kg/năm; cà phê cho năng suất 4,3-4,5 tấn quả cần cung cấp 89 kg phân Urea, 37 kg phân Lân nung chảy, 83 kg Kali Clorua. Lượng nước tưới giai đoạn kiến thiết cơ bản cần 200-300 lít/lần, giai đoạn kinh doanh 400-500 lít/lần theo chu kỳ 25-30 ngày.

- Cây Cà phê thường bị Rệp, Mọt đục cành, đục quả; bệnh Gỉ sắt. Các loại bệnh như: Nấm hồng, bệnh Thán thư khi phát sinh dễ lây lan sang vườn Điều khi được trồng xen canh nên cần được lưu ý khi chăm sóc vườn.

3.2. Đối với cây Ca cao

- Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ tối đa khoảng 30-32°C và tối thiểu khoảng 18-21°C. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70-80%, pH tối ưu 5,5-6,7. Cây phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các vùng triển dốc, đất cát, phù sa ven sông, phù sa cổ bạc màu nếu có che bóng và tưới nước đầy đủ. Lá Ca cao có cuống dài, phiến rộng nên dễ bị tổn thương nếu vùng gió mạnh và kéo dài, do đó, nhất thiết phải trồng cây che bóng.

- Cây không thích hợp với chân đất ngập úng, khó thoát nước. Cây ra hoa, phát triển quả trong mùa mưa. Nếu được tưới trong mùa khô, năng suất sẽ cao và cây cho trái quanh năm. Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ trong hạt thấp và tỷ lệ vỏ nhiều. Cây ca cao có nhu cầu phân Kali cao sau đó đến Đạm, Lân, trung vi lượng. Lượng phân bón thay đổi tùy loại đất, tuổi, năng suất. Cây một năm tuổi bón 0,2-0,3 kg/cây, hai năm tuổi bón 0,5-0,6 kg/cây, ba năm tuổi bón 0,6-0,8 kg/cây. Giai đoạn kinh doanh bón 1,5-2,5 kg/cây mỗi năm.

- Ca cao bị rất nhiều tác nhân gây bệnh như: Bọ xít muỗi, Sâu hồng, Bọ cánh cứng, Rầy mềm, Rệp sáp, Sâu đục vỏ trái, vỏ thân, mối; bệnh Thối trái, Loét thân do nấm Phytopythora, bệnh Vệt sọc đen, Nấm hồng, Khô thân... Trong đó, Bọ xít muỗi là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cả cây Điều và cây Ca cao nên dễ lây lan trên vườn khi trồng xen canh 2 đối tượng cây trồng này.

3.3. Đối với cây dược liệu

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang phát triển khoảng 100 ha cây dược liệu, chủ yếu là: Đinh lăng, Nghệ bọ cạp, Sâm Đại hành. Ngoài ra, còn một số dược liệu đang được trồng thử nghiệm như: Húng chanh, Hương nhu, Bạch đàn chanh... Hầu hết các loại cây dược liệu phù hợp đ trồng xen canh ở bìa rừng và dưới tán các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình như: Đinh lăng, Nghệ Bọ cạp. Các loại cây dược liệu thường có tinh dầu, mùi đặc trưng nên ít bị sâu hại, chủ yếu là: bệnh Thối rễ, Thối củ trong điều kiện ẩm độ cao nên chú ý dọn vườn, tỉa thông thoáng để hạn chế bệnh.

3.4. Đối với Gà thả vườn

- Gà nuôi thả vườn phù hợp với các giống gà lông màu như: Cao Khanh, Minh Dư, Dabaco.... Gà được nuôi theo phương thức bán chăn thả, giai đoạn đầu được nuôi nhốt hoàn toàn, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định trong đó có vắc xin Cúm gia cầm và Newcastle. Giai đoạn sau, ban ngày, gà được thả ra vườn Điều, ban đêm nhốt trong chuồng. Gà nuôi dưới tán Điều bổ sung nguồn thức ăn xanh, côn trùng, giun đất giúp tiêu diệt cỏ dại, côn trùng gây hại cho Điều, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chăn nuôi gà thả vườn dưới tán Điều có thể din ra quanh năm, ít ảnh hưởng đến năng sut cây Điều. Tuy nhiên, gà nuôi dưới tán Điều độ ẩm cao dễ phát sinh dịch bệnh.

- Khuyến cáo chỉ nuôi trong thời kỳ sinh trưởng của cây Điều, không nuôi và thời kỳ ra hoa và thu hoạch. Mật độ chăn nuôi phù hợp 1m2/con, tối đa 2m2/con, chuồng nhốt mật độ 6 - 7 con/m2. Ưu tiên phát triển tại các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập.

3.5. Đối với Vịt

- Chăn nuôi theo phương thức vịt khô: Giai đoạn đầu, vịt được nuôi nhốt trong chuồng, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Giai đoạn lớn, vịt được thả ra vườn Điều bổ sung thêm thức ăn xanh, côn trùng và tăng cường vận động. Chăn nuôi vịt có thể diễn ra quanh năm, không ảnh hưởng đến năng suất, thu hoạch của vườn Điều, góp phần tiêu diệt các loại côn trùng gây hại, giúp cây Điều phát triển tốt hơn.

- Khuyến cáo: Phải có rào chắn để quây vịt ngan trong một khu vực, vườn cây phải có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước khi trời mưa, làm mất vệ sinh. Vườn cây không được dốc quá gây khó khăn cho việc đi lại của vịt, đặc biệt đối với vịt đẻ, sẽ khó khăn cho việc giao phối. Vườn cây phải có độ cao của cây phù hợp: Cây có độ cao trên 1 m, nếu cây thấp quá, vịt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đặc biệt là làm hỏng chồi và lá cây. Ưu tiên phát triển ở địa bàn có mật độ chăn nuôi thấp. Vịt nuôi dưới tán Điều dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến phát triển của cây, nhất là đối với cây non.

3.6. Đối với Dê

- Tận dụng nguồn cỏ dại trong vườn Điều làm thức ăn cho dê và tận dụng các cành lá, cành lá trong vườn Điều, giúp tiêu diệt cỏ dại, giảm công tỉa cành và bổ sung một phần phân bón cho cây Điều.

- Dê có khả năng leo trèo nên chỉ phù hợp nuôi trong vườn Điều trưởng thành, Điều già. Khuyến cáo: Phải làm chuồng có chiều cao cách mặt đất từ 50 - 80 cm, ưu tiên phát triển tại các huyện có mật độ chăn nuôi thấp như: Bù Đăng, Bù Gia Mập.

3.7. Đánh giá chung

Qua đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi nói trên, có thể khẳng định, cây Ca cao, cây Cà phê, cây dược liệu và các gia súc, gia cầm: gà, vịt, dê là các đối tượng phù hợp để trồng xen canh và chăn nuôi dưới tán Điều. Bên cạnh đó, khi quỹ đất ngày càng thu hẹp, rủi ro trong sản xuất do tác động của giá cả thị trường, xu thế tiêu dùng thì các mô hình trồng xen canh và chăn nuôi dưới tán ngày càng tỏ ra có hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

4. Tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ

4.1. Tổ chức sản xuất

Sản xuất Điều được chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu của nông dân như các chuỗi sản xuất: Chuỗi liên kết sản xuất có 38 HTX với diện tích điều khoảng 3.000 ha. Chuỗi hợp tác vùng nguyên liệu có 8 đơn vị doanh nghiệp tham gia đăng ký chỉ dẫn địa lý liên kết. Chuỗi Điều hữu cơ có khoảng 3.200 ha. Vùng sản xuất Điều tập trung tại các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú, Phú Riềng.

4.2. Liên kết, tiêu thụ sản phẩm

- Đối với canh tác Điều độc canh: Việc thu mua diễn ra tương đối thuận lợi do có các cơ sở, đại lý thu mua nằm rải rác ở khắp các địa phương, nông dân dễ dàng lựa chọn thời gian, địa điểm mua bán. Theo kết quả phỏng vấn các hộ trồng Điều, tỷ lệ mua của các đối tượng thu mua như sau: bán cho người mua gom tại địa phương 94,65%, bán cho các doanh nghiệp thu mua nông sản trong huyện, thị xã 3,24% và bán cho các cơ sở thu mua ngoài tỉnh 2,11%.

Hệ thống thu mua Điều nguyên liệu được tổ chức như sau

- Các sản phẩm trồng xen canh và chăn nuôi dưới tán: Chưa hình thành liên kết sản đa canh do các mô hình đa canh chủ yếu được thực hiện ở các nông hộ có diện tích sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất nhỏ, lẻ. Đối với Cà phê được thu mua tương đối thuận lợi do có hệ thống thu mua rải rác ở các địa phương. Hạt Ca cao chỉ được 1 số cơ sở thu mua nhất định như Công ty A1 nên nông dân không có cơ hội lựa chọn đi tác mua bán. Cây dược liệu là cây trồng mới nên được người dân tìm hiểu đầu ra trước khi tiến hành trồng, do đó, sản xuất thường gắn với doanh nghiệp thu mua. Đối với chăn nuôi, các loại gia cầm nuôi dưới tán thường bán cho thương lái hoặc tự bỏ mối, bán lẻ, chưa tạo được liên kết như chăn nuôi theo kiểu chuồng trại khép kín.

5. Đánh giá chung

Trong bối cảnh tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xác định Điều là mặt hàng chủ lực, mũi nhọn trong ngành Nông nghiệp và giành nhiều sự quan tâm đi với ngành Điều. Trong thời gian tới, diện tích, năng sut và tng sản lượng Điều cho thu hoạch khó có sự tăng trưởng nhanh do hạn chế về quỹ đất và sự cạnh tranh của các cây khác như: Cà phê, Cao su, H tiêu, đặc biệt là cây ăn quả; diện tích Điều già ci chiếm diện tích lớn; thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, dịch bệnh trên cây Điều dự báo sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Điều sẽ giảm áp lực về kinh tế cho người nông dân, giúp duy trì diện tích Điều của tỉnh thông qua canh tác đa canh kết hợp trồng xen canh và chăn nuôi dưới tán Điều.

Phần III.

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Mục tiêu của Dự án

1. Mục tiêu chung

n định diện tích cây Điều trên diện tích thích nghi theo hướng thâm canh với các biện pháp áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh xen canh/đa canh chăn nuôi dưới tán các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng điều; phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025:

+ Tổng diện tích xen canh/đa canh dưới tán điều toàn tỉnh là 10.000 ha như Nghị quyết số 11/NQ-TU đã đề ra, trong đó: huyện Bù Đăng 8.000 ha, huyện Bù Gia Mập 1.000 ha, các huyện, thị xã, thành phố còn lại 1.000 ha.

+ Các loại cây trồng xác định trồng xen canh/đa canh dưới tán Điều gồm: Cà phê; Ca cao; cây dược liệu.

+ Các loại vật nuôi dưới tán điều xác định gồm: Gà, vịt, dê.

- Đến năm 2030:

+ Nâng diện tích xen canh/đa canh dưới tán Điều toàn tỉnh lên 5.000 ha tương ứng lũy kế là 15.000 ha, trong đó, huyện Bù Đăng 10.000 ha, huyện Bù Gia Mập 3.000 ha; các huyện, thị xã, thành phố còn lại 2.000ha

+ Các loại cây trồng xác định trồng xen canh/đa canh dưới tán điều gồm: Cà phê; Ca cao; cây dược liệu.

+ Các loại vật nuôi dưới tán điều xác định gồm: Gà, vịt, dê

3. Đối tượng, phạm vi của Dự án

- Đối tượng thực hiện Dự án: Các tổ chức, cá nhân trồng xen canh/đa canh, chăn nuôi dưới tán Điều.

- Phạm vi thực hiện: Tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

II. Nội dung và giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền vận động nông dân tham gia Dự án

- Nhằm đổi mới nhận thức về phát triển cây Điều theo hướng xen canh/đa canh, chăn nuôi dưới tán Điều đối với diện tích phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, giảm thiểu rủi ro khi cây Điều bị ảnh hưởng bởi thời tiết, biến động giá cả bằng các chương trình cụ thể như sau:

+ Thực hiện 5 phóng sự truyền hình tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của Dự án; cập nhật tiến độ thực hiện; phản ánh hiệu quả của mô hình trồng xen canh để nông dân học hỏi, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế.

+ Đa dạng các hình thức tuyên truyền nội dung Dự án, lồng ghép với các chương trình chuyên môn của địa phương để khuyến cáo nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện canh tác đa canh (trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuyên truyền nhân rộng mô hình, hiệu quả của Dự án trên địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện Hội thảo chuyên đề:

* Thực hiện 3 Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh nhằm khởi động Dự án để các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp cận, hiểu đúng về mục đích Dự án, qua đó, hỗ trợ công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người trồng Điều ở địa phương. Thực hiện Hội thảo sơ kết, tổng kết Dự án nhằm đánh giá kết quả, từ đó, tuyên truyền, nhân rộng hình thức sản xuất xen canh/đa canh, chăn nuôi dưới tán Điều.

* Thực hiện 22 Hội thảo chuyên đề cấp huyện nhằm cập nhật thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật; trao đổi thông tin giữa các tổ/nhóm sản xuất, chia sẻ khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm sản xuất. Hội thảo có thể mở rộng đối tượng ngoài Dự án để tham gia tìm hiểu thông tin, học hỏi cách thức sản xuất.

- Phát hành 6.000 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác Điều kết hợp trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều. Tài liệu được trang bị cho tủ sách của các tổ/nhóm tham gia Dự án và tất cả các xã, phưng, thị trấn để làm tài liệu sinh hoạt, học tập cho cộng tác viên của các địa phương.

Ngoài ra, trang bị thêm các tài liệu khác như: Bản tin Khuyến nông; tài liệu kỹ thuật do tỉnh, Trung ương cấp phát nhằm đa dạng hóa tài liệu cho tủ sách của tổ/nhóm tham gia Dự án.

2. Bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện Dự án

- Hướng dẫn các tổ/nhóm nông dân sinh hoạt cộng đồng. Duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển giao kiến thức để canh tác điều hiệu quả cho nông dân: Tổ chức 150 lớp tập huấn cho tổ/nhóm sản xuất, nội dung tập huấn tập trung vào kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cho cây Điều; kỹ thuật trng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều theo đối tượng cây trồng, vật nuôi; công tác quản lý, liên kết sản xuất.

- Phối hợp với Doanh nghiệp hỗ trợ tập huấn cho tổ/nhóm sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

- Liên kết tiêu thụ Ca cao: Kết nối Doanh nghiệp tham gia tập huấn cho nông dân về kỹ thuật bảo quản, thu hoạch và ủ lên men hạt Ca cao theo tiêu chuẩn của Doanh nghiệp thu mua.

- Khuyến khích liên kết tiêu thụ Cà phê: Hướng dẫn sơ chế, bảo quản Cà phê đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn thu mua.

- Liên kết tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu: Phối hợp với Sở Y tế kết ni doanh nghiệp dược tập huấn về yêu cầu của sản phẩm dược liệu.

- Khuyến khích liên kết tiêu thụ gà, vịt, dê cho các hộ thực hiện chăn nuôi dưới tán.

3. Chuyển giao khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng mô hình, chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh, trng xen canh/đa canh, chăn nuôi dưới tán Điều cho người sản xuất. Hướng dẫn cách chăm sóc, biện pháp thâm canh, kỹ thuật trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều ở những vùng đất thích hợp, nhất là những nơi có nguồn nước tưới.

- Nhóm mô hình chính được triển khai gồm: Nhóm mô hình sản xuất và mô hình liên kết, thực hiện trong 3 năm. Riêng các mô hình chăn nuôi thực hiện theo lứa nuôi (1 lứa). Các mô hình được xây dựng sẽ là mô hình điểm cho địa phương để người dân học hỏi và nhân rộng.

- Nhóm mô hình sản xuất: Triển khai 50 mô hình xen canh/đa canh trên địa bàn các huyện, thị, thành phố (bố trí tại các xã, phường, thị trấn có điều kiện phù hợp về nguồn nước và các điều kiện phù hợp khác), gồm: Mô hình trồng xen canh/đa canh trên vườn Điều, mô hình chăn nuôi kết hợp dưới tán Điều.

- Nhóm mô hình liên kết: Triển khai 20 mô hình liên kết, tập trung tại các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú, Phú Riềng.

4. Tổ chức sản xuất

- Hình thành các tổ/nhóm sản xuất Điều đa canh (hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ trồng Điều): Vận động hình thành 50 nhóm sản xuất để cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm.

- Hình thành liên kết hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp với người trồng Điều để liên kết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm.

5. Kinh phí thực hiện

- Nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách. Nguồn lồng ghép với các chương trình, dự án đã được giao trong năm:

- Nguồn vốn người dân, doanh nghiệp tham gia.

- Nguồn vận động, tài trợ hợp pháp khác theo quy định.

Phần IV.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung Dự án theo quy định.

- Xây dựng các mô hình xen canh, chăn nuôi dưới tán điều, mô hình liên kết sản xuất để phát triển bền vững.

- Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất Điều và các sản phẩm trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều.

3. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Dự án tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh các đề tài nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ liên quan đến cây Điều (giống, kỹ thuật thâm canh, công nghệ chế biến tiên tiến...), chú trọng chuyển giao đề tài nghiên cứu trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều nhằm tăng thu nhập cho nông dân trồng Điều.

5. Sở Công Thương

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ; hỗ trợ đưa các mặt hàng nông sản chào bán trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền đến các hợp tác xã thành viên về sản xuất đa canh trên vườn Điều.

7. Hội Nông dân tỉnh

Phối hợp với Hội Điều Bình Phước tăng cường tuyên truyền vận động hội viên nông dân, doanh nghiệp về mục tiêu, ý nghĩa lợi ích của Dự án, thông tin phổ biến kịp thời các kiến thức khoa học kỹ thuật về giống, quy trình thâm canh Điều, trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều.

8. Hội Điều Bình Phước

Cập nhật dữ liệu thông tin về giá cả, thị trường; các trường hợp gian lận thương mại, thông báo kịp thời cho doanh nghiệp, người trng Điều đ phối hợp tổ chức thu mua hợp lý, đảm bảo công bằng.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Tích cực đưa tin, tuyên truyền, phổ biến Dự án và xây dựng các chuyên mục, chuyên đề để tạo tính lan tỏa, góp phần triển khai Dự án thành công.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể vận động nông dân trồng Điều tích cực tham gia vào cuộc vận động chuyển đổi vườn tạp, thay thế giống cũ bằng giống mới tại địa phương.

- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí thực hiện dự án và chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tham mưu thực hiện:

+ Công bố cụ thể đến các xã về các vùng dự kiến trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều đến năm 2025.

+ Hướng dẫn cụ thể đối với các xã thuộc Dự án về quy trình kỹ thuật trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều.

+ Quản lý các hoạt động về dịch vụ phát triển đối với cây Điều như: dịch vụ cung ứng giống, đặc biệt là dịch vụ thu mua hạt Điều.

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các hộ triển khai thực hiện mô hình trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều của Dự án.

11. Các cá nhân, tổ chức sản xuất Điều trên địa bàn tỉnh

- Có nhận thức đúng về đầu tư phát triển cây Điều. Thực hiện trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán để gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Tích cực tham gia các mô hình kinh tế hợp tác hoặc các câu lạc bộ trồng Điều tại các địa phương.

- Tham gia tích cực các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong canh tác.

12. Doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan chuyên môn ở địa phương xây dựng mối liên kết trong sản xuất.

PHỤ LỤC 1.

KHÁI TOÁN CÁC HẠNG MỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Kèm theo Dự án “Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều giai đoạn 2023-2025”)

STT

Tên chương trình

Thời gian thực hiện

Thành tiền (triệu đồng)

Đơn vị chủ trì

Tổng

Chia ra các nguồn

Ngân sách nhà nước (nguồn sự nghiệp)

Nông dân

Doanh nghiệp nguồn khác

1

Hoạt động thông tin tuyên truyền (Hội thảo, phóng sự, sổ tay, ...)

2023-2025

775

775

SNN & PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Xây dựng, triển khai Mô hình làm điểm nhân rộng (Mô hình sản xuất 50 mô hình; 20 mô hình liên kết)

2023-2025

7.000

3.100

3.300

600

SNN & PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố

3

Hình thành mới HTX, THT, CLB (50 tổ, nhóm)

2023-2025

530

530

SNN & PTNT

4

Đào tạo tập huấn (150 lớp)

2023-2025

900

900

SNN & PTNT; UBND các huyện,thị xã, thành phố

Tng

9.205

5.305

3.300

600


PHỤ LỤC 2.

KHÁI TOÁN CÁC NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN THEO PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH - NGUỒN LỒNG GHÉP VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC GIAO TRONG NĂM
(Kèm theo Dự án “Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán Điều giai đoạn 2023-2025”)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Cấp quản lý ngân sách

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Cộng 3 năm

Ghi chú

1

Tỉnh

876.500

695.500

918.500

2.490.500

- Thành lập 50 CLB

- Thực hiện 20 mô hình (MH): 4 MH gà, 4 MH vịt, 6 MH dê, 3 MH Ca cao, 3 MH Cà phê (tại các huyện, thị xã, thành phố: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng, Bù Gia Mập)

- Thực hiện 10 MH liên kết

- 03 hội thảo, 33 lớp tập huấn

- 05 phóng sự, 6.000 cun tài liệu

2

Đồng Xoài

12.000

27.000

12.000

51.000

Tổ chức 01 hội thảo, 6 lớp tập huấn

3

Đồng Phú

243.100

59.900

59.900

362.900

- Thực hiện 4 MH gà, 2 MH liên kết

- 03 hội thảo, 15 lớp tập huấn

4

Bù Đăng

175.850

139.350

142.950

458.150

- Thực hiện 3 MH Cà phê, 3 MH liên kết

- 03 hội thảo, 15 lớp tập huấn

5

Phú Riềng

186.400

131.800

128.800

447.000

- Thực hiện 3MH dược liệu, 2 MH liên kết

- 03 hội thảo, 15 lớp tập huấn

6

Bù Gia Mp

175.850

139.350

142.950

458.150

- Thực hiện 3MH Ca cao, 3 MH liên kết

- 03 hội thảo, 15 lớp tập huấn

7

Phước Long

33.000

33.000

18.000

84.000

- 02 hội thảo, 9 lớp tập huấn

8

Bù Đốp

215.100

33.000

18.000

266.100

- Thực hiện 6 MH dê

- 02 hội thảo, 9 lớp tập huấn

9

Lộc Ninh

242.400

33.000

18.000

293.400

- Thực hiện 7 MH dê

- 02 hội thảo, 9 lớp tập huấn

10

Bình Long

33.000

18.000

18.000

69.000

- 01 hội thảo, 9 lớp tập huấn

11

Hớn Quản

237.800

18.000

18.000

273.800

- Thực hiện 4 MH vịt

- 01 hội thảo, 9 lớp tập huấn

12

Chơn Thành

12.000

27.000

12.000

51.000

- 01 hội thảo, 6 lớp tập huấn

Tổng cộng

2.443.000

1.354.900

1.507.100

5.305.000

PHỤ LỤC 3.

KHÁI TOÁN CÁC NGUỒN VỐN NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP THAM GIA DỰ ÁN
(Kèm theo Dự án “Trồng xen canh, chăn nuôi dưới t
án Điều giai đoạn 2023-2025”)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Đơn vị thực hiện

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Cộng 3 năm

Ghi chú

1

Tỉnh

392.200

495.100

712.600

1.599.900

- Thực hiện 20 mô hình (MH): 4 MH gà, 4 MH vịt, 6 MH dê, 3 MH Ca cao, 3 MH Cà phê (tại Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng, Bù Gia Mập)

- Thực hiện 10 MH liên kết

2

Đồng Xoài

0

0

0

0

3

Đồng Phú

160.000

20.000

20.000

200.000

Thực hiện 4 MH gà, 2 MH liên kết

4

Bù Đăng

176.100

157.500

161.200

494.800

Thực hiện 3MH phê, 3 MH liên kết

5

Phú Riềng

211.100

171.500

171.500

554.100

Thực hiện 3 MH dược liệu, 2 MH liên kết.

6

Bù Gia Mập

176.100

157.500

161.200

494.800

Thực hiện 3 MH Ca cao, 3 MH liên kết

7

Phước Long

0

0

0

0

8

Bù Đốp

176.800

0

0

176.800

Thực hiện 6 MH dê

9

Lộc Ninh

206.200

0

0

206.200

Thực hiện 7 MH dê

10

Bình Long

0

0

0

0

11

Hớn Quản

173.400

0

0

173.400

Thực hiện 4 MH vịt

12

Chơn Thành

0

0

0

0

Tổng cộng

1.671.900

1.001.600

1.226.500

3.900.000

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 775/QĐ-UBND ngày 16/05/2023 phê duyệt Dự án "Trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán điều giai đoạn 2023-2025" do tỉnh Bình Phước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.159

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.181.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!