Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 58/2002/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Thiện Luân
Ngày ban hành: 24/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 58/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ "Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá";

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

1. 10 TCN 545-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm và kiểu di động ngang có vòi phun với nhiều lỗ phun - Xác định độ đồng đều phân phối nước.

2. 10 TCN 546-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử.

3. 10 TCN 547-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Vòi phun - Yêu cầu chung và phương pháp thử.

4. 10 TCN 548-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp - Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Lãnh đạo các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thiện Luân

 

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

- MÁY TƯỚI KIỂU QUAY QUANH TRỤC TRUNG TÂM VÀ KIỂU DI ĐỘNG NGANG CÓ VÒI PHUN VỚI NHIỀU LỖ PHUN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỒNG ĐỀU PHÂN BỐ NƯỚC

10TCN 545 - 2002

Agricultural irrigation equipment – centre - pivot and moving lateral irrigation machines with sprayer or sprinkler nozzels - Determination of uniformity of water distribution.

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002-QĐ-BNN –KHCN ngày 24 tháng 06 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo độ đồng đều phân bố nước trên đồng của các máy tưới dùng trong nông nghiệp, kiểu quay quanh trục và kiểu di động ngang có lắp các vòi phun có một hoặc nhiều lỗ phun. Tiêu chuẩn cũng đặt ra phương pháp tính toán hệ số đồng đều từ các số liệu thu được trong thí nghiệm.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ thống tưới có các thiết bị tưới nước đặt cao hơn mặt đất 1,5 m và nước được phân bố từ các thiết bị tưới có một phần chồng lấn lên nhau.

Tiêu chuẩn không áp dụng để đánh giá máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm được trang bị các thiết bị tưới có góc tưới thay đổi.

2. Thuật ngữ và định nghĩa:

Tiêu chuẩn áp dụng các định nghĩa sau đây:

2.1. Máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm (centre-pivôt): Máy tưới dùng áp lực kiểu tự hành, gồm có một đường ống quay quanh một tâm quay và được đỡ bởi một số trụ đỡ tự hành. Nước được cấp tại tâm quay của trục chảy ra qua đường ống và được phân phối bởi các lỗ vòi phun đặt dọc ống.

2.2. Máy tưới kiểu di động ngang(moving lateral): Máy tưới bằng áp lực kiểu tự hành, gồm một đường ống được đỡ bởi một số trụ đỡ tự hành. Cả liên hợp chuyển động thẳng trên đồng sao cho đường ống luôn nằm trên một đường thẳng để tưới cho một diện tích hình chữ nhật.

Nước có thể được cung cấp đến máy tại một điểm bất kỳ dọc theo đường ống và được phân phối đi bởi các lỗ của các vòi phun đặt dọc ống.

2.3. Tổ hợp vòi phun nước (sprinkler package): Tập hợp các thiết bị lắp vào các cửa xả của máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm hoặc kiểu di động ngang. Có thể bao gồm cả các vòi phun (sprayer) hoặc sprinkler và cả hệ thống ống, các thiết bị điều chỉnh áp suất huặc lưu luợng và hệ thống ống phụ được thiết kế cho một máy đặc biệt và cho tập hợp các thông số làm việc.

2.4. Súng phun nước đặt ở cuối đường ống (end gun) Bộ gồm một hay nhiều vòi phun có một hoặc nhiều lỗ phun, lắp ở các đầu cuối của máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm hoặc máy tưới kiểu di động ngang để tăng thêm diện tích được tưới. Các súng phun này thường làm việc chỉ trong một khoảng thời gian nhất định để tưới khắp các vùng ranh giới của hệ thống tưới.

2.5. Áp suất thử của máy tưới (test pressure) Áp suất của máy tưới kiểu quay quanh trung tâm hoặc kiểu di động ngang, được đo tại cửa cấp nước đầu tiên của khuỷu hoặc cút nối chữ T, ở điểm bắt đầu của cửa nhận nước.

2.6. Bán kính làm việc của máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm (effective radius of centre-pivot machine): Bán kính của diện tích hình tròn được tưới trên đồng, được tính bằng khoảng cách từ tâm quay của trục tới vòi phun cuối cùng trên đường ống cộng với 75% bán kính tưới ướt của vòi phun đó.

Ghi chú 1 Nếu chọn bán kính tưới ướt khác thì cần nói rõ trong kết quả thử.

2.7. Chiều dài làm việc của máy tưới di động ngang (effective length of moving - lateral machine): Kích thước song song với đường ống của diện tích được tưới, được tính bằng khoảng cách giữa 2 lỗ vòi phun xa nhất trên đường ống cộng với 75 % của bán kính tưới ướt của mỗi vòi phun ở cuối đường ống.

Ghi chú 2 Nếu phần của diện tích ở dướii đường ống được dùng cho hệ thống cấp nước và không dùng để trồng cây thì khoảng cách đó không được tính vào chiều dài làm việc. Trong trường hợp này, chiều dài làm việc là khoảng cách giữa hai lỗ vòi phun xa nhất cộng với 75% bán kính tưới ướt của mỗi lỗ phun, trừ đi khoảng cách được dùng cho hệ thống cấp nước.

Ghi chú 3 Nếu chọn chiều dài làm việc khác thì cần nói rõ trong các kết quả thử.

2.8. Bán kính tưới ướt của vòi phun (wetted radius): Khoảng cách đo được từ đường trục trung tâm của vòi phun tới một điểm xa nhất có cường độ phun của một lỗ phun giảm tới xấp xỉ 0,25 mm/h. Bán kính tưới ướt dựa trên các phép thử được tiến hành khi không có gió hoặc khi tốc độ gió ± 1m/s (xem mục 3.5.4)

Ghi chú 4 Do mục đích của phép thử có thể ước lượng bán kính tưới ướt của vòi phun theo số liệu trong sổ danh mục của nhà chế tạo hoặc bằng cách quan sát sự làm việc của máy trên đồng.

2.9. Mức nước tưới d1 (appied depth): Thể tích nước thu được trong mỗi ống lấy mẫu đã được hiệu chỉnh cộng với số lượng trung bình của nước bốc hơi từ trong ống lấy mẫu chia cho tiết diện của miệng ống.

2.10. Ống lấy mẫu để thử (collector): Ống hứng nước xả ra từ một vòi phun suốt trong quá trình thử độ đồng đều phân bố nước.

2.11. Khách hàng cần thử máy tưới (client): Một người, nhiều người hoặc một tổ chức yêu cầu thử máy.

2.12. Bên thử máy tưới (tester):Một người, nhiều người hoặc một tổ chức thử máy.

3. Điều kiện thử và trang thiết bị để thử:

3.1. Tất cả các ống lấy mẫu dùng để thử phải giống nhau và có hình dạng sao cho nước không được bắn vào hoặc bắn ra. Miệng ống lấy mẫu phải đối xứng và không bị biến dạng. Chiều cao các ống lấy mẫu tối thiểu phải là 120 mm, đường kính miệng ống phải bằng một nửa chiều cao nhưng không được nhỏ hơn 60 mm.

3.2. Các ống lấy mẫu phải được đặt cách đều nhau dọc theo hai hay nhiều đường thẳng vuông góc với hướng chuyển động của máy. Khoảng cách của các ống lấy mẫu trên mỗi đường vuông góc đó không được quá 3m cho vòi phun kiểu (Sprayer), và không được quá 5m cho vòi phun kiểu (Sprinkler) (xem sơ đồ chi tiết cách bố trí các ống lấy mẫu ở hình 1 và 2).

Khoảng cách của các ống lấy mẫu không được là bội số của khoảng cách giữa các vòi phun. Phải di chuyển các ống lấy mẫu ra khỏi những chỗ các vết bánh xe đi qua và ghi lại vị trí đặt các ống lấy mẫu.

3.3. Cần đặt các ống lấy mẫu sao cho các vật cản như tán cây không gây cản trở tới việc đo mức nước tưới. Khi vật cản cao hơn chiều cao ống, nhưng lại thấp hơn chiều cao lỗ vòi, thì phải lấy khoảng cách không bị cản theo chiều nằm ngang ít nhất bằng hai lần chiều cao vật cản cả về hai phía của các hàng ống lấy mẫu (Hình 3, trường hợp A).

Đối với các hệ thống tưới có lỗ phun thấp hơn chiều cao tán cây, thì phải lấy khoảng cách không bị che khuất theo chiều nằm ngang bằng ít nhất 1,25 lần bán kính tưới ướt của một lỗ phun về mỗi phía của các hàng ống lấy mẫu (Hình 3, trường hợp B).

3.4. Miệng các ống lấy mẫu phải cao bằng nhau. Khi tốc độ gió vượt quá tốc độ mong muốn 2m/s, thì miệng ống lấy mẫu không được cao hơn mặt đất hoặc tán cây 0,3m. Chiều cao xả ra của các loại vòi phun phải cao hơn ống lấy mẫu ít nhất là 1m. Phải ghi lại chiều cao của lỗ phụn của các loại vòi phun tưới và chiều cao miệng các ống lấy mẫu.

3.5. Phải đo tốc độ gió suốt thời gian thử bằng máy đo gió kiểu quay hoặc bằng các thiết bị tương đương.

3.5.1. Hướng gió có liên quan đến đường đặt các ống lấy mẫu, phải được xác định bằng chong chóng tại ít nhất 8 điểm chung quanh điểm thử.

3.5.2. Phải đặt thiết bị đo tốc độ gió ở độ cao 2 m và trong phạm vi 200 m ở khu đất thử có điều kiện gió điển hình.

3.5.3. Máy đo gió phải có tốc độ ngưỡng (tốc độ thấp nhất máy đo gió có thể đo được) không được vượt quá 0,3 m/s và có thể đo được tốc độ thực dao động trong khoảng ± 10%.

3.5.4. Độ chính xác của phép đo bắt đầu giảm xuống khi tốc độ gió vượt quá 1 m/s. Nếu tốc độ gió vượt quá 3m/s, thì phép thử về độ đồng đều hoặc về tính năng của cả liên hợp vòi phun được coi như không có giá trị. Để tiến hành thử khi tốc độ gió lớn hơn 3m/s, khách hàng và bên thử phải hiểu rõ những hạn chế của các kết quả thử. Phải đo và ghi lại tốc độ gió, hướng gió chính vào thời điểm thử, trong khoảng thời gian không quá 15 phút.

3.6. Cần tiến hành phép thử trong quá trình mà ảnh hưởng của độ bốc hơi là nhỏ nhất, như vào ban đêm hoặc vào sáng sớm. Phải đo nhiệt độ của bầu khô, hoặc nhiệt độ bầu ướt, độ ẩm tương đối hoặc nhiệt độ điểm sương theo hướng ngược chiều tiến của máy và phải ghi lại các giá trị đo được vào lúc gần bắt đầu và kết thúc phép thử. Phải ghi lại cả thời gian đo trong ngày.

3.6.1. Để giảm thiểu ảnh hưởng của độ bốc hơi từ các ống lấy mẫu suốt quá trình thử, phải đo và ghi lại thể tích nước trong mỗi ống lấy mẫu ngay sau khi đưa ống lấy mẫu ra khỏi vùng lấy mẫu nước. Nếu thể tích nước thu được trong mỗi ống lấy mẫu cần được hiệu chỉnh vì lượng nước mất mát do bốc hơi, cần phải biết thời gian từ lúc ống lấy mẫu bắt đầu hứng nước tới khi kết thúc đo.

3.6.2. Nếu việc hiệu chỉnh được tiến hành dựa trên các số liệu đã thu thập được để tính lượng nước bốc hơi từ các ống lấy mẫu, thì tối thiểu phải có 3 ống lấy mẫu cần kiểm tra có chứa lượng nước được biết trước, đặt vào nơi thử và được theo dõi để xác định tốc độ bốc hơi. Phải đặt các ống lấy mẫu này vào nơi có vùng tiểu khí hậu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự vận hành của máy. Thông thường ngược với hướng gió trong vùng diện tích thử. Phải ghi lại thời điểm khi đo ống lấy mẫu cần kiểm tra.

3.6.3. Có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu lượng bốc hơi. Phương pháp này bao gồm việc dùng các chất chống bay hơi hoặc dùng các ống lấy mẫu được thiết kế đặc biệt. Phải ghi lại các phương pháp được dùng để chống bay hơi kể cả loại chất chống bay hơi, nếu có áp dụng.

3.7. Phải ghi lại phép thử tại vùng có độ cao khác nhau, trong phạm vi đặc tính kỹ thuật theo thiết kế của liên hợp các vòi phun. Phải dùng các dụng cụ đo có khả năng đo sự thay đổi độ cao trong khoảng ± 0,2m với khoảng cách 50m. Trong kết quả thử phải gồm cả bản phác thảo về biên dạng dọc theo mỗi đường đặt ống lấy mẫu, nếu mặt đất không bằng phẳng.

4. Phương pháp thử máy tưới:

4.1. Các qui định chung khi thử máy tưới

4.1.1. Trước khi thử máy bên thử phải xác minh rằng liên hợp vòi phun vừa lắp đặt dựa theo đặc điểm kỹ thuật thiết kế, nếu khách hàng không có các quy định khác.

4.1.2. Phải điều chỉnh và giữ áp suất nước cấp cho máy trong phạm vi sai số ± 5% áp suất thử suốt thời gian thử theo thoả thuận giữa khách hàng và bên thử. Thiết bị đo áp suất phải có khả năng đo chính xác tới ± 2% áp suất thử. Phải ghi lại áp suất thử đó.

4.1.3. Phải vận hành máy với tốc độ tiến để đạt được mức tưới nước trung bình không dưới 15 mm, nếu khách hàng không qui định khác.

4.1.4. Phải ghi lại mức nước tưới bằng cách đo thể tích hoặc khối lượng của nước hứng được trong các ống lấy mẫu. Thiết bị đo phải có độ chính xác tới ± 3% lượng nước trung bình thu được

4.1.5. Phải loại bỏ cá số liệu không đúng như sự rò rỉ, ống lấy mẫu bị nghiêng hoặc các sai khác có thể giải thích được. Phải ghi vào trong báo cáo tất cả các lần quan sát, số lần quan sát bị loại bỏ cùng với các nguyên nhân loại bỏ chúng.

4.1.6. Những quan sát ngoài bán kính làm việc, hoặc chiều dài làm việc của máy cũng phải được loại bỏ khỏi phép phân tích.

4.1.7. Nếu thiết kế liên hợp vòi phun có súng phun đặt ở đầu cuối đường ống, thì phải thực hiện phép thử với súng phun đặt ở đầu cuối làm việc. Không được thay đổi số vòi phun suốt quá trình thử. Nếu cần cũng có thể thực hiện phép thử khi không cho súng phun đặt ở đầu cuối đường ống làm việc để đánh giá sự phân bố nước trong các điều kiện đã nêu.

4.2. Máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm:

4.2.1. Các ống lấy mẫu được đặt dọc theo các đường kéo dài xuyên qua tâm quay của trục. Đầu mút của các đường xuyên tâm không được xa quá 50m về mỗi bên (xem hình 1 cách bố trí chi tiết ống lấy mẫu).

4.2.2. Nếu có sự thoả thuận giữa bên thử và khách hàng, có thể phải loại bỏ tới 20% số liệu của các ống lấy mẫu ở phần bên trong tổng chiều dài của máy khỏi phép phân tích phân bố nước. Nếu không cần xác định sự phân bố nước ở phần bên trong máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm, thì không cần đặt ống lấy mẫu ở phần bên trong trục quay đó.

4.3. Máy tưới kiểu di động ngang:

Phải đặt các ống lấy mẫu dọc theo các đường thẳng song song với đường ống. Các đường đặt ống lấy mẫu sẽ được mở rộng ra suốt chiều dài làm việc của máy và không được xa quá 50m về mỗi bên (xem hình 2 cho việc bố trí chi tiết các ống lấy mẫu).

5. Tính toán hệ số đồng đều phân bố nước:

5.1. Dùng công thức giản ước của Heerman và Hein (1) để tính hệ số đồng đều của máy kiểu quay quanh trục trung tâm.

Trong đó:

CuH Hệ số đồng đều Heerman và Hein;

n Số ống lấy mẫu được dùng để phân tích số liệu;

i Số thứ tự được qui định cho ống lấy mẫu đặc biệt, thông thường bắt đầu là ống lấy mẫu đặt gần tâm quay nhất (i=1) và kết thúc với i=n cho ống lấy mẫu đặt xa tâm quay nhất;

Vi Thể tích (hoặc khối lượng hoặc chiều sâu) của nước thu được trong

ống lấy mẫu thứ i.;

Si Khoảng cách từ tâm quay của trục tới ống lấy mẫu thứ i.;

V Thể tích trung bình (khối lượng hoặc chiều sâu) của lượng nước thu được, tính như sau:

5.2. Tính hệ số đồng đều củả máy di động ngang theo công thức Christiansen (2)

Trong đó:

Cuc Hệ số đồng đều christiansen;

n Số ống lấy mẫu được dùng để phân tích số liệu;

Vi Thể tích (hoặc khối lượng hoặc chiều sâu) của nước thu trong ống lấy mẫu;

V Trị số trung bình số học của thể tích (khối lượng hoặc chiều sâu) nước thu được trong tất cả các ống lấy mẫu dùng để phân tích số liệu.

Tính V như sau:

5.3. Tính hệ số CuH hoặc Cuc cho mỗi đường đặt ống lấy mẫu với từng loại máy. Tính hệ số đồng đều phối hợp từ số liệu của cả hai đường đặt ống lấy mẫu.

5.4. Nếu thử một máy có một súng phun ở cuối đường ống phải dùng phương pháp ở mục 4.1.7 để đo hệ số đồng đều khi súng phun làm việc và không bắt buộc thử khi súng phun tắt.

Phải nêu được đặc trưng làm việc của súng phun đó trong phụ lục A1, bằng cách ghi lại diện tích gần đúng của cánh đồng được tưới khi súng phun làm việc và diện tích được tưới khi súng phun không làm việc.

5.5. Phải vẽ đồ thị chỉ thể tích (khối lượng hoặc chiều sâu) của nước thu được trong mỗi ống lấy mẫu ngược với khoảng cách từ tâm quay đến từng ống lấy mẫu hoặc dọc theo đường nằm ngang cùng vị trí của các trụ đỡ và các vòi phun. Từ số liệu của mỗi đường ống lấy mẫu đó phải vẽ lên các đồ thị riêng biệt.

6. Đánh giá

6.1. Phải dùng hệ số đồng đều đã tính được để biểu thị đặc tính kỹ thuật của cả liên hợp vòi phun cùng với các điều kiện về cánh đồng, môi trường, áp suất thử và những thay đổi thường xảy ra suốt quá trình thử. Có thể so sánh hệ số đồng đều của liên hợp vòi phun mới với các kiểu liên hợp vòi phun khác, và xem như hệ số tham khảo cho các máy tương tự đã được sử dụng trong một thời gian.

6.2. Nếu hệ số đồng đều của một máy đã được lắp đặt lệch nhiều so với giá trị qui định theo thiết kế ban đầu, thì cần phải nghiên cứu khảo sát thêm để xác định lại nguyên nhân.

Hệ số đồng đều nhỏ hơn giá trị thiết kế có thể chứng tỏ sự mòn, rạn vỡ hoặc các thiết bị dùng nước không đúng yêu cầu.

6.3. Đồ thị về mức nước tưới dọc theo đường ống tưới giúp nhận ra những điều khó hiểu trong khi vận hành máy. Các vị trí dọc theo ống tưới có mức nước tưới cao hay thấp hơn 10% so với mức nước tưới trung bình, cần được nghiên cứu để xác định nguyên nhân của những thay đổi đó.

7. Báo cáo kết quả thử máy tưới:

Số liệu đo được của phép thử này phải được ghi vào mẫu tương tự như mẫu số liệu tiêu chuẩn giới thiêụ ở phụ lục A1 & A2, và mẫu thử tổng hợp ở phụ lục A3. Các cách sắp xếp khác với các mẫu trên theo thoả thuận giữa bên thử và khách hàng phải được giải thích.Việc chỉnh lý các số liệu mâu thuẫn phải được biểu thị theo các dạng tài liệu. Các số liệu thêm vào mà tiêu chuẩn không yêu cầu, cũng phải được đưa vào cùng với các kết quả thử nếu các số liệu đó giúp biểu thị đặc trưng độ đồng đều.

Hình 1. Sơ đồ bố trí ống lấy mẫu để xác định phân bố nước của máy tưới trục quay trung tâm

Hình 2. Bố trí ống lấy mẫu để xác định sự phân bố nước của máy tưới kiểu di động ngang

Hình 3. Hướng dẫn bố trí ống lấy mẫu khi có các vật cản (như cây trồng) trong suốt quá trình thử

 

PHỤ LỤC A

BẢN KÊ SỐ LIỆU THU THẬP VÀ MẪU BÁO CÁO THỬ

A.1. Bản kê về cánh đồng thí nghiệm và tài liệu về máy thí nghiệm

- Loại thử.........................................................................................

- Địa điểm thử.................................................................................

1. Mô tả về máy

- Nhà sản xuất / kiểu máy................................................................

- Số trụ đỡ.........................................................................................

- Khoảng cách giữa trục quay và trụ đỡ cuối cùng..........................

+ Chiều dài máy kiểu di động ngang

- Phân đoạn 1:................................mm Phân đoạn 2:.................................mm

- Phân đoạn 3:................................mm

+ Đường kính của ống nằm ngang

- Phân đoạn 1:.................................mm Phân đoạn 2:......................................mm

- Phân đoạn 3:.................................mm

+ Kiểu của tổ hợp vòi phun.......................................................................................

+ Súng phun đặt ở cuối đường ống:Diện tích tưới xấp xỉ khi

- Súng phun tắt:........................................................................ha

- Súng phun mở:..............................................................................................ha

+ Chiều cao danh nghĩa của lỗ phun so với mặt đất:........................................ m

+ Chiều cao của ống lấy mẫu so với mặt đất:................................................... m

+ Áp suất thử:.................................................................................................... kPa

+ Tốc độ máy:

- Trụ cuối trục quay trung tâm:............................................................................ m/h

- Máy di động ngang...........................................................................................m/h

- Thời gian đặt của thiết bị đo thời gian:...............................................................%

- Thời gian kéo dài của chu kỳ thiết bị đo thời gian:........................................s

2. Điều kiện khí hậu: bắt đầu và kết thúc phép thử

Nhiệt độ bầu khô Độ ẩm tương đối hoặc nhiệt độ điểm sương

Bắt đầu......................0C........................................................................% hoặc 0C

Kết thúc......................0C.........................................................................% hoặc 0C

Trung bình..................0C........................................................................% hoặc 0C

3. Độ bốc hơi trong các ống lấy mẫu được kiểm tra

Ống lấy mẫu N0                                 1                     2                    3            Trung bình

Thể tích ban đầu............................... ml....................ml................. ml.............. ml

Thời gian đo trong ngày

Thể tích sau cùng..............................ml.....................ml.................. ml.

Lượng mất mát..................................ml.....................ml................... ml

Thời gian bay hơi...............................h.......................h.................... h

Tốc độ bay hơi (loss) E1.....................ml/h....................ml/h.............. ml/h

4. Cánh đồng lắp đặt máy

Chỉ vị trí ống tưới nhánh suốt quá trình thử

Máy kiểu quay quanh trục trung tâm                   Máy kiểu di động ngang

5. Thông tin về gió:

- Vẽ sơ đồ véc tơ gió cho mỗi lần đo gió

- Tốc độ gió cực đại theo thoả thuận khi thử............................ m/s

- Tốc độ gió trung bình suốt thời gian thử................................m/s

Độ cao của ống tưới:

Vẽ sơ đồ độ cao tương đối gần đúng của ống tưới trong quá trình thử

A.2. Bản kê số liệu lấy mẫu để báo cáo kết quả thử

- Loại thử :.................................................................................................................

- Số đường đặt ống lấy mẫu

- Đường kính ống lấy mẫu (Dc)............................................................................mm

- Tiết diện miệng ống lấy mẫu theo danh nghĩa (Ac = 0,785D2c).......................mm2

- Khoảng cách danh nghĩa giữa các ống lấy mẫu..................................................m

- Độ bốc hơi trung bình của các ống lấy mẫu được kiểm tra (E1).......................ml/h

Thứ tự ống lấy mẫu

N0

Chỉ dẫn về số liệu bị loại bỏ

(1)

Khoảng cách từ ống lấy mẫuđến

Trục quay

(2)

Thể tích nước hứng được

ml

Thể tích nướchứng đã hiệu chỉnh

(3)

ml

Mức nước tưới

(4)

mm

Tích khoảng cách và thể tích

(5)

Ghi chú

i

 

Si

Vi

V

d1

SiV1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1) Đánh dấu nếu số liệu bị loại bỏ

2) Không dùng cột này với hệ thống tưới di động ngang

3) Thể tích hiệu chỉnh bằng thể tích thu được trong mỗi ống cộng với lượng nước bốc hơi trung bình trong các ống lấy mẫu được kiểm tra suốt thời gian (t1) nước ở trong ống lấy mẫu theo qui định:

Vi = Vci + E1. ti

4) Xem 2.9        di = 1000 Vi/ Ac

5) Tích khoảng cách và thể tích chỉ dùng để tính toán hệ số đồng đều của máy kiểu quay quanh trục trung tâm.

A.3. Bảng kê tổng hợp thử:

+ Loại thử................................................................................................................

+ Bán kính tưới ướt của vòi phun cuối cùng....................................................... m

Máy tưới kiểu quay quanh trục trung tâm

- Khoảng cách từ tâm quay đến vòi phun cuối cùng............................................m

- Bán kính làm việc............................................................................................m

Máy tưới kiểu di động ngang

- Khoảng cách giữa 2 vòi phun xa nhất...............................................................m

- Khoảng cách dưới đường ống được dùng để cấp nước................................ m

- Chiều dài làm việc............................................................................... m

- Số ống lấy mẫu được đặt....................................................................................

- Số ống lấy mẫu dùng để phân tích (n).................................................................

- Phần trăm ống lấy mẫu bị loại khỏi phép phân tích.............................................

- Nguyên nhân loại bỏ.............................................................................................

Thể tích trung bình (khối lượng hoặc mức nước tưới)

Máy kiểu quay quanh trục trung tâm                   Đường đặt ống lấy mẫu

Tổng hoặc

1          2          Tổng hoặc bao gồm

Tổng của tích thể tích (khối lượng hoặc mức nước tưới) và khoảng cách.

Tổng của khoảng cách

Thể tích trung bình (khối lượng hoặc mức nước tưới)

Máy kiểu di động ngang

Thể tích trung bình (khối lượng hoặc mức nước tưới)

Hệ số đồng đều của máy kiểu quay quanh trục trung tâm

Hệ số đồng đều của máy kiểu di động ngang

 

PHỤ LỤC B

(thông báo)

1. HEEMANN, DF và HEIN.P.R.Đặc tính vận hành của hệ thống ống tưới dùng với vòi phun mưa ở máy tưới trục quay trung tâm tự hành (Báo cáo khoa học của hội kỹ sư nông nghiệp Mỹ)

2. CHRISTIAN.J.E -Tưới phun mưa - Tập san 670-1942.Trường đại học tổng hợp California,.Trường cao đẳng Nông nghiệp, Trạm thực nghiệm nông nghiệp - Bor kely-California

3. Hội tiêu chuẩn kĩ thuật mỹ ASAE 8436, Phương pháp thử xác định độ đồng đều phân bố nước của máy tưới kiểu trục quay trung tâm, trục quay theo góc và máy tưới kiểu di động ngang lắp miệng phun sương mù hoặc miệng phun mưa

 

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

- HỆ THỐNG ỐNG TƯỚI - ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

10TCN 546 - 2002

Agricultural irrigation equipment - Emitting pipe systems – Specipication and test methods

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002-QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về cơ khí, các yêu cầu về tính năng của ống tưới dùng trong nông nghiệp và các trang bị phụ của chúng, phương pháp thử và các tài liệu do nhà chế tạo cung cấp, cho phép lắp đặt và vận hành đúng ở trên đồng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ống cứng, ống mềm, và hệ thống ống tưới nhỏ giọt và tưới thành dòng nhỏ, nhiều đơn vị tưới của ống tưới tạo thành một chi tiết hoàn chỉnh. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các trang bị phụ dùng để nối các ống tưới, các ống mềm, và hệ thống ống; Tiêu chuẩn không áp dụng cho ống xốp (xốp trên toàn bộ chiều dài của ống).

2. Tiêu chuẩn tham khảo:

a) ISO 3501: 1976, Các chỗ ghép nối giữa phụ kiện máy và ống chịu áp suất (PE) - thử sức bền chịu kéo.

(ISO 3501: 1976, Assembled joints between fittings and polyethylen (PE) pressure pipes-Test of resistance to pull out.)

b) ISO 8796:1989, Ống Polietylen (PE) 25 dùng cho hệ thống ống tưới nhánh - Độ nhạy với ứng suất tạo khe nứt của môi trường do phụ kiện lồng ghép với nhau gây nên - Đặc điểm kỹ thuật và Phương pháp thử.

(ISO 8796:1989, Polyethylen (PE) 25 pipes for irrigation laterals -susceptibility to environmental stress- cracking induced by insert- type fitings- test method and specification)

3. Thuật ngữ và định nghĩa:

Tiêu chuẩn áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. ỐNG TƯỚI (EMITTING- PIPE):

Ống đúc liên tục, ống mềm, hay hệ thống ống, có đục lỗ hoặc có các thiết bị thuỷ lực khác, được tạo thành ở trong ống suốt quá trình sản xuất để tưới nước thành giọt hoặc thành dòng liên tục, với lưu lượng không vượt quá 15 l/h trên một đơn vị tưới.

3.2. ỐNG TƯỚI ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC (ĐƯỢC BÙ ÁP SUẤT) [REGULATED (PRESSURE- COMPENSATING) EMITTING-PIPE]:

Ống tưới có lưu lượng tưới gần như không đổi khi thay đổi áp suất tại cửa nhận nước của ống tưới trong giới hạn do nhà chế tạo quy định.

3.3. ỐNG TƯỚI KHÔNG ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC (UNREGULATED EMITTING- PIPE):

Ống tưới có lưu lượng tưới thay đổi khi áp suất nước thay đổi.

3.4. ỐNG TƯỚI KHÔNG THỂ DÙNG LẠI (NON-REUSABLE EMITTING- PIPE):

Ống tưới có khối lượng nhẹ, không được di chuyển và lắp đặt lại.

3.5. ỐNG TƯỚI CÓ THỂ DÙNG LẠI (REUSABLE EMTTING PIPE):

Ống tưới có khối lượng nặng, được thiết kế để di chuyển và lắp đặt lại, mà vẫn vận hành tốt từ mùa này qua mùa khác hoặc trong các hoàn cảnh khác nhau.

3.6. ĐƠN VỊ TƯỚI (EMITTING UNIT):

Một phần của ống tưới, lặp lại trong nhiều khoảng, từ đó nước tưới đến một vị trí có thể phân biệt rõ ràng.

3.7. ỐNG TƯỚI MỘT ĐƠN VỊ (UNIT EMITTING PIPE):

Chiều dài của ống tưới chứa một đơn vị tưới.

3.8. ĐAI KẸP (CLAMPING BAND):

Một cái vòng hoặc một trang bị phụ giống một cái đai, dùng để nối kín nước giữa ống tưới và phụ kiện.

3.9. PHỤ KIỆN NỐI (FITTING):

Phụ kiện phù hợp để nối đến một ống tưới, có hoặc không có đai kẹp.

3.10. PHỤ KIỆN NỐI Ở CỬA NHẬN NƯỚC (INLET FITTING):

Phụ kiện có một đầu phù hợp để nối đến một ống tưới tiêu chuẩn hoặc một thiết bị tiêu chuẩn, và một hoặc các đầu kia phù hợp để nối đến một ống tưới.

3.11. CÁC PHỤ KIỆN NỐI NỐI TIẾP (IN-LINE FITTING):

Phụ kiện có cả hai đầu phù hợp để nối đến một ống tưới (xem hình vẽ) hình 1 phụ lục A.

3.12. ĐƯỜNG KÍNH DANH NGHĨA (NOMINAL DIAMETER):

Thông thường được kí hiệu bằng số, để chỉ kích thước của ống tưới, và xấp xỉ bằng đường kính ngoài của ống, tính bằng mm.

3.13. ÁP SUẤT THỬ DANH NGHĨA, Pn (NOMINAL TEST PRESSURE):

Áp suất yêu cầu bằng 100 kPa tại cửa nhận nước của đơn vị tưới không được điều chỉnh, hoặc áp suất bất kỳ theo chỉ dẫn trong tài liệu của nhà chế tạo.

3.14. LƯU LƯỢNG TƯỚI DANH NGHĨA, qn (NOMINAL EMISSION RATE):

1) Ống tưới không điều chỉnh được (không bù áp suất): Lưu lượng tưới, tính bằng lít trong một giờ, của một đơn vị tưới khi áp suất thử bằng áp suất danh nghĩa và khi nhiệt độ nước bằng 230C theo qui định của nhà chế tạo.

2) Ống tưới điều chỉnh được (được bù áp suất): Lưu lượng tưới, tính bằng lít trong một giờ của một đơn vị tưới khi nhiệt độ nước bằng 230C theo qui định của nhà chế tạo.

3.15. VÙNG ÁP SUẤT LÀM VIỆC (RANGE OF WORKING PRESSURES):

Vùng áp suất nước ở cửa nhận nước của một đơn vị tưới của ống tưới nhánh, từ áp suất làm việc cực tiểu, Pmin,, đến áp suất làm việc cực đại, Pmax, để đảm bảo vận hành đúng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

3.16. VÙNG ĐIỀU CHỈNH (RANGE OF REGULATION):

Vùng áp suất nước tại cửa nhận nước của đơn vị tưới được điều chỉnh, mỗi đơn vị tưới của ống tưới xả nước ra trong vùng lưu lượng do nhà chế tạo qui định.

4. Phân loại:

Các ống tưới được phân loại theo 3 tiêu chuẩn (xem mục 4.1 đến 4.3) dưới đây:

4.1. Độ đồng đều về lưu lượng tưới và điều chỉnh độ đồng đều:

Có 2 loại độ đồng đều được phân ra như sau:

a. Loại đồng đều A: ống tưới có độ đồng đều về lưu lượng cao hơn và độ lệch nhỏ hơn so với lưu lượng tưới danh nghĩa.

b. Loại đồng đều B: ống tưới có độ đồng đều về lưu lượng tưới thấp hơn và độ lệch cao hơn so với lưu lượng tưới danh nghĩa.

Ghi chú 1 Yêu cầu cho mỗi loại được qui định ở mục 9.1& 9.2.

4.2. Thời gian sử dụng:

Có 2 loại thời gian sử dụng được phân ra như sau:

a) Loại ống tưới không thể sử dụng lại

b) Loại ống tưới có thể sử dụng lại.

4.3. Cách thức vận hành:

Có hai cách vận hành được phân ra như sau:

a) Ống tưới không điều chỉnh được;

b) Ống tưới điều chỉnh được.

5. Đặt tên:

Các ống tưới phải được đặt tên theo các yêu cầu dưới đây:

a) Các từ "ống tưới";

b) Tên tiêu chuẩn áp dụng;

c) Đường kính danh nghĩa;

d) Lưu lượng danh nghĩa, tính bằng l/h;

e) Áp suất làm việc cực đại là bội số của100 kPa;

f) Loại đồng đều.

Ví dụ: Một ống tưới tuân theo tiêu chuẩn này có đường kính danh nghĩa bằng 16mm, lưu lượng 2 l/h, dự định vận hành với áp suất lên tới trị số cực đại là 120 kPa và phù hợp với loại đồng đều A, thì được đặt tên như sau:

Ống tưới 10 TCN... 16 - 2- 1,2 – A

6. Ghi nhãn mác:

6.1. Ống tưới:

Mỗi ống tưới phải mang các nhãn hiệu rõ ràng và bền chắc gồm các nội dung sau:

a) Tên của nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu được đăng ký;

b) Nhãn hiệu thống nhất với năm chế tạo;

c) Đặt tên theo điều mục 5;

d) Mũi tên chỉ hướng dòng chảy (Nếu hướng dòng chảy có ảnh hưởng đến việc vận hành ống tưới).

Các nội dung này phải được làm dấu ở các khoảng cách nhau không quá 5m.

6.2. Các phụ kiện (của ống tưới):

Các phụ kiện của ống tưới phải mang các nhãn hiệu rõ ràng và bền chắc gồm các nội dung sau :

Tên nhà chế tạo, hoặc nhãn hiệu được đăng kí.

6.3. Bao gói các ống tưới:

Khi các ống tưới được cấp theo cuộn, thì mỗi cuộn phải được gắn một thẻ ghi các thông báo rõ ràng, dễ đọc, và bền chắc:

a) Tên và địa chỉ nhà chế tạo;

b) Đặt tên và đánh số danh mục của trang bị phụ;

c) Đường kính danh nghĩa của ống tưới;

d) Phân loại theo điều 4.1, 4.2, 4.3;

e) Chiều dài cuộn ống tưới;

f) Năm sản xuất và lô chế tạo;

g) Lưu lượng danh nghĩa của ống tưới một đơn vị và áp suất danh nghĩa;

h) Khoảng cách của các đơn vị tưới;

6.4. Bao gói các phụ kiện (trang bị phụ):

Các trang bị phụ phải được cung cấp dưới dạng kiện hàng, mỗi kiện có ghi các thông tin rõ ràng, dễ đọc và bền chắc sau:

a. Tên và địa chỉ nhà chế tạo;

b. Số danh mục của trang bị phụ;

c. Đường kính danh nghĩa của ống tưới và nếu có thể, phải ghi lại cả đường kính danh nghĩa của ống tưới nhánh hoặc kích thước danh nghĩa của ren

d. Năm sản xuất và lô chế tạo.

7. Kết cấu và vật liệu:

7.1. Các yêu cầu chung:

Ống tưới, các chi tiết và các trang bị phụ của nó không được có các khuyết tật do chế tạo có hại cho sự vận hành của ống tưới.

Kết cấu của ống tưới và các trang bị phụ cho phép nối ghép chúng dễ dàng, dù có hay không có các đai kẹp, dù nối bằng tay hay bằng các dụng cụ phù hợp do nhà chế tạo cung cấp.

7.2. Kích thước:

7.2.1. Nhà chế tạo phải qui định đường kính trong và chiều dày thành ống, và kích thước thực của sản phẩm phải tuân theo những điều đã qui định ở mục 9.3.

7.2.2. Kích thước của các phụ kiện nối phải vừa với kích thước của ống tưới, để bảo đảm nối ghép dễ dàng và tin cậy.

7.2.3. Các ống tưới có cùng cấp, nhưng khác nhau về đường kính trong, do cùng một nhà chế tạo sản xuất, có đường kính chênh nhau quá 2mm, phải được ghi nhãn theo cấp kích thước khác.

7.3. Vật liệu:

Vật liệu chế tạo ống và các phụ kiện của chúng phải chịu được tác dụng của phân bón và hoá chất thường dùng để tưới, và phải phù hợp khi sử dụng với nước ở nhiệt độ lên tới 600C và áp suất qui định cho ống tưới.

Vật liệu, dù để lâu bao nhiêu, cũng không tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và vi khuẩn. Các chi tiết của ống tưới, bị phơi dưới ánh sáng mặt trời, phải là loại vật liệu mờ đục và được bảo vệ khỏi bị thoái hoá do tia tử ngoại chiếu vào.

7.4. Các phụ kiện của ống:

Nhà chế tạo phải cung cấp cho mỗi kiểu và mỗi cỡ ống tưới, các phụ kiện phù hợp về kích thước và hình dạng để ghép nối vào ống tưới được tốt.

Việc ghép nối, được thực hiện khi có hay không dùng đai kẹp, phải đủ bền để chịu được toàn bộ dải áp suất làm việc.

Các phương tiện để kẹp như đai và vít, phải là loại vật liệu không ăn mòn, hoặc bằng các vật liệu không bị ăn mòn.

8. Các mẫu thử và điều kiện thử:

8.1. Các mẫu thử:

Người đại diện của phòng thử phải lấy ngẫu nhiên các mẫu thử trong một lô có ít nhất 500 đơn vị tưới. Không được chọn các mẫu thử trong số các đoạn liền kề nhau của ống. Một mẫu thử phải bao gồm ít nhất 5 đơn vị tưới liền kề, và tổng số các mẫu thử phải gồm ít nhất 25 đơn vị tưới. Số đơn vị tưới yêu cầu cho mỗi lần thử được chỉ rõ ở các mục thích hợp.

8.2. Trình tự thử:

Tất cả các phép thử phải được tiến hành theo trình tự đã nêu ở mục 9. Tất cả các phép thử bắt đầu từ mục 9.2 phải được thực hiện trên các mẫu đã thử theo mục 9.1

8.3. Các điều kiện để thử:

Nếu không có qui định khác, tất cả các phép thử phải được tiến hành ở nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường và ở nhiệt độ nước bằng 230C ± 10C. Nước dùng phải được lọc qua bộ lọc có lỗ với kích thước danh nghĩa bằng 75-100 m m (có 160-200 mắt lưới), hoặc theo yêu cầu của nhà chế tạo.

8.4. Độ chính xác của thiết bị đo:

Phải đo áp suất nước với sai số không vượt quá 2% của giá trị đo thực;

Suốt trong quá trình thử, áp suất nước không được thay đổi quá 2%;

Lưu lượng của ống tưới phải được đo với sai số không vượt quá ± 2% lưu lượng đo thực.

9. Phương pháp thử và yêu cầu thử:

9.1. Độ đồng đều của lưu lượng tưới:

9.1.1. Quy định chung:

Phép thử này áp dụng cho các ống tưới điều chỉnh được và ống tưới không điều chỉnh. được Mẫu thử phải gồm ít nhất 25 đơn vị tưới theo yêu cầu nêu ở mục 8.1.

9.1.2. Ống tưới không điều chỉnh được:

Đo lưu lượng tưới của các đơn vị tưới trong ống tưới khi áp suất nước ở các cửa nhận nước của các đơn vị tưới bằng áp suất thử danh nghĩa. Ghi lại từng lưu lượng đo được của mỗi cửa xả.

Tính hệ số biến thiên Cv theo công thức sau đây:

Trong đó:

Sq Độ lệch chuẩn của lưu lượng của lô mẫu

q Lưu lượng tưới trung bình của lô mẫu

Các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng:

a. Lưu lượng tưới trung bình của lô mẫu thử không được lệch so với lưu lượng tưới danh nghĩa qn quá 5% cho loại A, hoặc quá 10% cho loại B.

b. Hệ số biến thiên, Cv , của lưu lượng tưới của mẫu thử không được vượt quá 5% cho loại A. và cũng không vượt quá 10% cho loại B.

9.1.3. Các ống tưới điều chỉnh được

Kiểm tra các đơn vị tưới được đặt trong lô mẫu để thử bằng cách cho các đơn vị tưới làm việc ít nhất một giờ, khi áp suất ở cửa vào của đơn vị tưới bằng với áp suất ở giữa vùng áp suất làm việc. Khi bắt đầu kiểm tra qui cách sản phẩm, phải cho các đơn vị tưới làm việc ba lần với áp suất xấp xỉ áp suất Pmax và ba lần với áp xuất xấp xỉ áp suất Pmin. Mỗi lần cho làm việc, phải duy trì áp suất thử trong 3 phút. Suốt trong 10 phút kiểm tra cuối, áp suất thử phải được giữ ở điểm chính giữa vùng áp suất điều chỉnh.

Ngay sau đó, thử các đơn vị tưới theo mục 9.1.2 nhưng giữ áp suất ở điểm chính giữa vùng điều chỉnh và không được thay đổi áp suất ở cửa nhận nước.

Các đơn vị tưới phải tuân theo các yêu cầu ở mục 9.1.2.

9.2. Lưu lượng tưới của đơn vị tưới là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước:

Các phép thử để xác định lưu lượng tưới là một hàm số của áp suất phải được tiến hành liên tục theo mục 9.1.2.

9.2.1. Lựa chọn các mẫu thử:

Đánh số các đơn vị tưới đã thử theo mục 9.1 theo thứ tự tăng lên của lưu lượng tưới, với N01 là ống tưới có lưu lượng thấp nhất và N0 25 là ống tưới có lưu lượng tưới cao nhất.

Lấy 4 đơn vị tưới trong số các đơn vị tưới trên: N0s: 3,12,13, 23 -và đo sự thay đổi lưu lượng của chúng như là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước (của đơn vị tưới).

Thử mỗi đơn vị tưới theo các mức áp suất, mỗi mức không quá 50 kPa, từ áp suất bằng không tới 1,2 Pmax. Phải thử các đơn vị tưới điều chỉnh được ở 3 hoặc nhiều hơn 3 mức áp suất khác nhau nằm trong vùng điều chỉnh khi tăng và giảm áp suất ở cửa nhận nước. Phải đọc các kết quả thử sau ít nhất 3 phút kể từ khi áp suất đạt đến áp suất thử.

Nếu áp suất ở cửa nhận nước vượt quá áp suất yêu cầu 10 kPa suốt trong quá trình tăng và giảm áp suất, phải trả về điểm áp suất không và nhắc lại phép thử.

9.2.2. Ống tưới không điều chỉnh được:

Tính lưu lượng tưới trung bình, q, cho mỗi mức áp suất ở cửa nhận nước, bằng cách đo lưu lượng tưới của 4 đơn vị tưới khi tăng áp suất lên.

Vẽ đồ thị q theo hàm số của áp suất ở cửa nhận nước.

Đường cong q phải phù hợp với đường cong được trình bày trong các tài liệu của nhà chế tạo, với độ lệch cho phép không được vượt quá ± 5% cho loại A hoặc vượt quá ± 10% cho loại B.

9.2.3. Ống tưới điều chỉnh được:

Tính lưu lượng tưới trung bình, q, cho mỗi mức áp suất, p, ở cửa nhận nước bằng cách đo lưu lượng tưới trung bình của 4 đơn vị tưới vào lúc áp suất tăng lên và giảm xuống (trị số trung bình của 8 lần đo lưu lượng tưới).

Giá trị của q không được lệch so với giá trị danh nghĩa quá 5% cho loại A, hoặc quá 10% cho loại B.

9.3. Kích thước:

9.3.1. Bề dày thành ống tưới:

Đo bề dày thành ống tại 4 điểm cách đều nhau trên chu vi ống. Nhắc lại phép đo trên hai mặt cắt.Trường hợp một phần thành ống dầy hơn so với thiết kế (ví dụ có gờ ở trong ống tưới) thì việc tăng chiều dầy như vậy là không đáng kể.

Chiều dầy thành ống tưới khi đo tại một trong bốn điểm phải không được nhỏ hơn 90% chiều dầy của thành ống đã qui định.

9.3.2. Đường kính trong của ống tưới:

Để đo đường kính trong của ống tưới, cần lồng một chi tiết hình côn (góc ở đỉnh không lớn hơn 100) vào đầu ống tưới, chú ý không được làm tăng đường kính ống. Đánh dấu lên hình côn một vòng tròn sát đầu ống và đo đường kính của vòng tròn đó. Đường kính trong đo được không được lệch quá ± 0,3mm so với đường kính qui định.

9.3.3. Đường dẫn trong đơn vị tưới :

Đo kích thước nhỏ nhất của đường dẫn ở ít nhất ba đơn vị tưới trong điều kiện không có áp suất (việc đo này không áp dụng cho kích thước thay đổi theo áp suất).

Kích thước đường dẫn nhỏ nhất đo được không nhỏ hơn kích thước do nhà chế tạo quy định.

9.3.4. Khoảng cách giữa các đơn vị tưới:

Đo ba khoảng của các đơn vị tưới với độ chính xác xấp xỉ 1,0 mm.

Khoảng cách giữa các đơn vị tưới không được lệch quá 5% so với khoảng cách do nhà chế tạo qui định.

9.4. Độ bền đối với áp suất thuỷ tĩnh:

9.4.1. Độ bền đối với áp suất thủy tĩnh ở nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường:

Tiến hành thử trên chiều dài ống tưới gồm năm đơn vị tưới nối nối tiếp với nhau.

Thực hiện phép thử theo hai giai đoạn (9.4.1.1 & 9.4.1.2)

9.4.1.1. Nối cụm ống tưới đến nguồn nước bằng một cút nối ở cửa nhận nước, và bịt kín cửa xả. Đổ đầy nước vào cụm ống tưới, và kiểm tra sao cho không còn không khí sót lại trong ống. Tăng dần áp suất nước (ít nhất trong 10s) đến áp suất bằng 1,2 áp suất làm việc cực đại cho loại ống tưới không thể dùng lại, hoặc bằng 1,8 áp suất làm việc cực đại cho loại ống tưới có thể dùng lại, và giữ áp suất thử trong một giờ.

Cụm ống tưới phải chịu được áp suất thử mà không có các dấu hiệu hư hại ở ống tưới, ở các đơn vị tưới hoặc ở các phụ kiện nối. Các đoạn ống tưới một đơn vị đã ghép nối không bị kéo rời nhau, và không có rò rỉ tại đầu cút nối, chỗ cửa nhận nước. Sự rò rỉ không vượt quá lưu lượng tưới cho phép của một đơn vị tưới ở các chỗ nối nối tiếp.

9.4.1.2. Giảm áp suất thử tới áp suất danh nghĩa và giữ ít nhất trong 3 phút. Đo lưu lượng của mỗi đơn vị tưới.

Lưu lượng của mỗi đơn vị tưới không được lệch quá 10% so với lưu lượng đo được ban đầu ở mục 9.1.

9.4.2. Độ bền đối với áp suất thuỷ tĩnh khi nhiệt độ tăng cao:

Tiến hành thử trên chiều dài ống tưới gồm ba đơn vị tưới nối nối tiếp với nhau.

9.4.2.1. Nối cụm ống tưới với nguồn nước bằng một cút nối ở cửa nhận nước và bịt kín cửa xả. Đổ đầy nước vào ống tưới, và kiểm tra sao cho không còn không khí sót lại trong ống. Tăng dần áp suất nước (ít nhất trong 10s) đến áp suất cực đại và giữ áp suất đó trong 24 giờ cho loại ống tưới không thể dùng lại hoặc 48 giờ cho ống tưới có thể dùng lại, trong khi đó ống tưới được nhúng vào nước ở nhiệt độ 600C ± 20C.

Ống tưới chịu được áp suất thử mà không có dấu hiệu hư hại.

9.4.2.2. Lấy cụm ống tưới đã thử ra khỏi nước và để nó ở nhiệt độ môi trường trong 30 phút. Tác động một áp suất thuỷ tĩnh, Pn, ít nhất trong 3 phút ở nhiệt độ môi trường và đo lưu lượng của từng ống tưới.

Lưu lượng của mỗi đơn vị tưới không được lệch quá 10% so với lưu lượng ban đầu như đã đo ở mục 9.1.

9.5. Độ bền chịu kéo khi nhiệt độ tăng cao:

Thực hiện phép thử trên năm đơn vị tưới ở nhiệt độ 500C ± 20C.

Nếu ống tưới không thể dùng lại, đánh dấu hai đường thẳng cách nhau khoảng 150mm trên ống tưới một đơn vị. Kẹp mỗi ống tưới một đơn vị vào giá kẹp của máy thử kéo và tăng dần lực kéo (trong 20 đến 30s) đặt lên ống tưới đó đến:

- 160N cho loại ống tưới không thể dùng lại [xem mục 4.1.a)];

- 180N cho loại ống tưới có thể dùng lại [xem mục 4.1.b)].

Giữ lực kéo trong thời gian 15 phút, sau đó nhả ra và cho phép làm mát ống tưới một đơn vị đến nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường.

Các ống tưới không thể dùng lại phải chịu được lực thử kéo mà không bị vỡ hoặc bị rách.

Các ống tưới có thể dùng lại phải chịu được lực thử kéo mà không bị vỡ hoặc bị rách, lưu lượng danh nghĩa trong mẫu thử không được thay đổi quá 5% so với lưu lượng đo trước khi thử, và khoảng cách giữa hai đường vạch đánh dấu không được thay đổi quá 5% so với khoảng cách đo được theo mục 9.1.

9.6. Độ bền chịu kéo của các chỗ nối giữa các đầu nối và các ống tưới có thể dùng lại:

Phương pháp thử và thiết bị thử được sử dụng phải theo qui định ở ISO 3501, nhưng lực thử kéo phải là 180N và giữ trong 1 giờ.

Đầu nối không bị kéo rời khỏi ống tưới.

9.7. Độ bền của ống tưới poliêtilen (PE) đối với ứng suất làm rạn nứt của môi trường:

Phép thử và các yêu cầu thử phải theo qui định của ISO 8796 (phụ lục B hình 1và2).

9.8. Xác định số mũ của áp suất cho một đơn vị tưới:

Việc xác định này chỉ áp dụng cho các đơn vị tưới điều chỉnh được.

Mối tương quan giữa lưu lượng, q, tính bằng lít trong một giờ, và áp suất ở cửa nhận nước p, trong một đơn vị tưới, tính bằng kilôpascal, cho bằng phương trình sau:

q ≈ k. pm

Trong đó:

K Hằng số

m Số mũ của áp suất của đơn vị tưới.

Sử dụng tất cả các giá trị q và p trong mục 9.2.3, tính số mũ m theo công thức sau:

Trong đó:

i Các số 1,2,3...n

n Giá trị áp suất được sử dụng ở mục 9, 2, 3

q Lưu lượng trung bình, tính bằng l/h

p Ap suất ở cửa nhận nước, tính bằng kPa.

Trị số của số mũ của áp suất trong đơn vị tưới m không được vượt quá 0,2

10. Tài liệu do nhà chế tạo cấp:

Nhà chế tạo phải thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng về các phụ kiện nối ống, các danh mục thiết bị, hoặc các tờ thông báo gồm các dữ liệu sau:

a) Số danh mục ống tưới và phụ kiện;

b) Kiểu phụ kiện để nối ống tưới đến mạng cung cấp, hoặc trang bị phụ;

c) Các tờ chỉ dẫn để vận hành ống tưới cho đúng, các tờ chỉ dẫn này phải được ghi ngày tháng;

d) Các từ "Loại đồng đều A" hoặc "Loại đồng đều B" có thể áp dụng, bao gồm các giá trị thích hợp cho ở bảng 1;

e) Các chi tiết về các phụ kiện phù hợp (bao gồm số mã ghi ở trên mỗi phụ kiện) dùng cho các trường hợp khác nhau;

f) Chỉ dẫn về lắp đặt ống tưới và phụ kiện;

g) Lưu lượng tưới danh nghĩa của ống tưới một đơn vị;

h) Đường kính trong của ống tưới;

i) Chiều dày ống tưới;

j) Vùng áp suất làm việc của ống tưới;

k) Phân loại ống tưới;

l) Đặc tính vận hành của ống tưới (xem mục 9.2);

m) Giới hạn sử dụng của ống tưới (phân bón, hoá chất...);

n) Vùng điều chỉnh (nếu có);

0) Yêu cầu lọc;

p) Khoảng cách giữa các đơn vị tưới trong ống tưới;

q) Bán kính nhỏ nhất theo yêu cầu để cuộn ống tưới;

r) Những yêu cầu về bảo dưỡng và bảo quản;

s) Áp suất thử danh nghĩa;

t) Kích thước nhỏ nhất của đường dẫn trong ống tưới.

Bảng 1 - Giá trị đồng đều (theo mục 9.1)

Loại đồng đều

Thông số

Độ lệch của lưu lượng trung bình q so với qn max

%

Hệ số biến thiên Cv max

%

A

B

± 5

± 10

± 5

± 10

 

PHỤ LỤC A

CÁC CHỖ GHÉP NỐI GIỮA PHỤ KIỆN MÁY VÀ ỐNG CHỊU ÁP SUẤT POLYETYLEN (PE) THỬ CHỊU KÉO.

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra khả năng nối của các mối ghép nối (không kể các chỗ nối hàn nóng chảy) giữa các đầu nối và ống poliêtylen (PE) chịu ứng suất căng dọc trục.

Phép thử có thể áp dụng để nối ống poliêtylen và áp dụng cho ống có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng 63mm (2,480 in).

2. Nguyên tắc: Kiểm tra khả năng nối ghép để chịu được ứng suất kéo dọc trục.

3. Thiết bị thử:

Thiết bị đo ứng suất (tensometer): Có khả năng giữ mẫu với ứng suất dọc trục không đổi tới trị số bằng trị số danh nghĩa. Lực tính được có thể tác động lên mẫu thử bằng khâu đo điện qua cặp bánh răng côn truyền lực (nhờ tay quay) đến khung kẹp để kẹp mẫu thử. Khâu đo điện đã được hiệu chuẩn trước. Tín hiệu điện từ khâu đo lực (được cung cấp từ nguồn cung cấp chuẩn), được chuyền qua thiết bị đo, và chỉ thị tương ứng với lực đã cho (H1).

4. Mẫu thử:

Mẫu thử gồm có đầu nối đã được lắp sẵn để thử, có một hoặc nhiều đoạn ống (PE) có kích thước và chất lượng theo yêu cầu để lắp ráp theo thiết kế.

Mỗi đoạn ống dài ít nhất 300 mm (12in). Việc lắp ráp các chỗ nối phải được thực hiện theo thực tế, hoặc tiêu chuẩn riêng.

5. Phương pháp thử:

Từ kích thước của ống, tính tiết diện thành ống, và từ số liệu, tính lực (K) cần để tạo ra ứng suất dọc trục bằng 1,5 lần ứng suất làm việc cực đại cho phép của vật liệu chế tạo ống theo công thức sau đây:

Trong đó:

st Ứng suất cho phép đối với ống PE khảo sát;

de Đường kính ngoài danh nghĩa của ống;

d Đường kính trong của ống.

Nhiệt độ thử sẽ phải là 20 ± 20C. Kẹp mẫu thử vào thiết bị thử, tác động một lực dần dần theo tính toán

6. Báo cáo thử:

Báo cáo thử phải đề cập đến tiêu chuẩn quốc tế (phụ lục A ISO 3501) và phải chỉ ra:

- Lực theo tính toán

- Chỗ nối có bị bong ra hay không

Chỗ nối sẽ được coi là thoả mãn nếu suốt quá trình thử, ống không bị kéo rời khỏi đầu nối.

Hình 1: Giá thử kéo

1: Tay quay và cặp bánh răng nón

2: Khung thử

3: Đầu đo được nối với thiết bị chỉ thị

4: Giá đỡ động

5: Mẫu thử kéo

 

PHỤ LỤC B

1. Phương pháp thử:

1.1. Thuốc thử:

Chất tác nhân kiểu nonylphenoxypolifethanol không bị pha loãng, có tác động lên bề mặt vết thử, đựơc đựng trong một thùng kín, và dùng khi còn mới cho mỗi lần thử. Nếu dùng trong bể, thuốc thử phải được thay một tuần một lần do tính chất hút ẩm của nó.

1.2. Thiết bị thử:

Lò điều chuyển không khí cưỡng bức, duy trì ở nhiệt độ ở 400C ± 20C, có khả năng tái lập nhiệt độ đó trong 5 phút sau khi lồng vào các đoạn ống thử.

Ghi chú Một thùng có nhiệt độ không đổi có thể được dùng để thay thế cho lò, với điều kiện là lò có nhiệt dung như qui định với lò điều chuyển đã nêu.

1.3. Các đoạn ống để thử:

Lấy 5 đoạn ống thích hợp từ các cuộn ống khác nhau, có các đoạn để thử. Mỗi đoạn có chiều dài 20d (d= đường kính danh nghĩa của ống)

Ghi chú Cũng có thể dùng các đoạn ngắn hơn, nhưng không tiện lợi. Các đoạn ống này ngay từ đầu không có bất kỳ rạn nứt nào.

1.4. Phương pháp thử:

1.4.1. Uốn gập đoạn ống thử tại hai vị trí, tạo thành hai chỗ uốn hình chữ U, theo hai mặt phẳng vuông góc với nhau (xem hình 2).

Các chỗ uốn phải cách các đầu của đoạn thử ít nhất 3d. Mỗi chỗ uốn được gập lại phía sau 1800, tới khi nếp gấp của hai cạnh trùng nhau, sau đó kẹp nó một cách hợp lý để duy trì độ biến dạng sau khi thử (xem hình 2).

1.4.2. Phủ hoàn toàn mỗi chỗ uốn bằng một chất thử, (ví dụ bằng cách trải hoặc nhúng), và sau đó đặt tất cả các đoạn thử vào trong lò (hoặc dìm chúng vào trong bể). Chú ý không đặt bất kỳ một ứng suất phụ nào lên chúng.

1.4.3. Sau 60 phút kể từ khi nhiệt độ lò (bể) trả về 700C ± 20C, lấy tất cả các đoạn thử và lau hết thuốc thử ở các chỗ uốn.

1.4.4. Qua kiểm tra bằng mắt các chỗ uốn (không có phương tiện phụ) đối với các rạn nứt nhìn thấy bất kỳ phát sinh tại các tiết diện gập.

1.5. Trình bày các kết quả thử:

Phân loại theo mỗi đoạn uốn bị "hỏng" có ít nhất một chỗ rạn nứt có thể nhìn thấy (không kể bất kỳ vết nứt sinh ra do buộc chỗ uốn).

Ghi chú tổng số các chỗ uốn bị hỏng theo các định nghĩa ở trên, đồng thời đánh giá và đếm hai chỗ uốn của mỗi đoạn thử riêng rẽ.

2. Thử lại:

Nếu như có một chỗ uốn bị hỏng trong khi chín chỗ uốn khác còn nguyên, thì hãy lặp lại phép thử với toàn bộ chương trình thử cho năm đoạn thử khác (có nghĩa là mười chỗ uốn).

3. Yêu cầu:

Một ống được xem là đã đạt được chất lượng thử, nếu không quá 10% các chỗ uốn đã được thử (nghĩa là từ 0 trong 10 chỗ hoặc lớn nhất là 2 trong số 20 chỗ uốn bị hỏng).

Hình 1- ống PE nối tiếp

a) Mẫu trước khi uốn

b) Mẫu sau khi uốn (sẵn sàng để thử)

Hình 2- Chuẩn bị các chỗ uốn chữ U

 

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

VÒI PHUN - YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

10TCN 547 - 2002

Agricultural irrigation equipment - sprayers – General Requirements and test methods

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-BNN–KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2002

1. Phạm vi ứng dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chung và Phương pháp thử các vòi phun kiểu (sprayer).

Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại vòi phun lắp vào mạng đường ống dẫn nước và làm việc với nguồn nước để tưới.

2.2. Các tiêu chuẩn tham khảo

a) ISO 7-1.1994, Ren ống tại các chỗ nối kín chịu áp lực - phần 1: Kích thước, dung sai và tên gọi.

(ISO 7-1:1994, Pipe threads where pressure- tight joints are made on the threads - part 1: Dimensions, tolerances and designation.)

b) ISO2859-1.1989, Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra điển hình - Phần1: Các phương án lấy mẫu biểu thị mức công nhận chất lượng (AQL) khi kiểm tra lô bằng cách bốc thăm.

(ISO 2859-1: 1989, Sampling procedures for inspection by attributes

Part 1: Sampling plans indexed by acceptable quality level (AQL) for lot- by - lot inspection).

c) ISO 3951:1989, Phương pháp lấy mẫu và biểu đồ kiểm tra sự thay đổi tỉ lệ % không phù hợp.

(ISO 3951.1989: sampling procedures and charts for inspection by variables for percent non conforming)

d) ISO 7749-2- 1990 Thiết bị tưới- Vòi phun quay- Phần 2: Độ đồng đều phân bố nước và phương pháp thử

(ISO 7749-2- 1990, Irrigation equipment - Rotating sprinklers - part 2: Uniformity of ditribution and test methods).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Vòi phun tưới (Irrigation sprayer):

Thiết bị phun nước thành tia mịn hoặc thành hình quạt với các chi tiết của nó không quay

3.2. Vòi phun điều chỉnh được (vòi phun được bù áp suất) (regulated sprayer; pressue- compensated sprayer):

Vòi phun có lưu lượng nước gần như không đổi khi áp suất ở cửa nhận nước của vòi phun thay đổi trong giới hạn điều chỉnh, do nhà chế tạo qui định (mục 3.5)

3.3. Vòi phun không điều chỉnh được (vòi phun không được bù áp suất) (non - regulated sprayer; non- pressure- compensating sprayer):

Vòi phun có lưu lượng phun thay đổi khi áp suất nước ở cửa nhận nước của vòi phun thay đổi.

3.4. Lưu lượng danh nghĩa (nominal flowrate):

Lượng nước xả ra của một vòi phun có một lỗ phun trong một đơn vị thời gian ở nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường và tại áp suất thử do nhà chế tạo quy định trong tài liệu kỹ thuật.

3.5. Vùng điều chỉnh (regulating range):

Vùng áp suất ở cửa nhận nước của vòi phun điều chỉnh được trong phạm vi thiết kế để vòi phun làm việc và xả nước ra với độ lệch của lưu lượng trong khoảng ± 5% lưu lượng danh nghĩa (mục 3.4).

3.6. Áp suất thử, p (Test pressure)

1. Bằng 200 kPa tại cửa nhận nước của vòi phun.

2. Áp suất bất kỳ ở cửa nhận nước của vòi phun, do nhà chế tạo qui định là áp suất thử.

3.7. Áp suất làm việc cực tiểu, Pmin (minimun efsective pressure):

Áp suất làm việc thấp nhất do nhà chế tạo qui định, được đo gần chân đế vòi phun, cách miệng phun chính về phía dưới khoảng 0,2m, còn thiết bị đo áp suất được đặt trên cùng mặt phẳng với miệng phun chính (xem hình 1).

3.8. Áp suất làm việc cực đại, Pmax (maximum efsective pressure):

Áp suất làm việc cao nhất do nhà chế tạo qui định, được đo gần chân đế vòi phun, cách miệng phun chính về phía dưới khoảng 0,2m, còn thiết bị đo áp suất được đặt trên cùng mặt phẳng với miệng phun chính (xem hình 1).

3.9. Vùng áp suất làm việc hữu hiệu (range of efsective pressure):

Vùng áp suất giữa áp suất làm việc cực tiểu, Pmin , và áp suất làm việc cực đại , Pmax, do nhà chế tạo qui định, là vùng áp suất trong đó vòi phun làm việc có hiệu quả, được đo gần chân đế của vòi phun, cách miệng phun chính về phía dưới 0,2m, còn thiết bị đo áp suất được đặt trên cùng mặt phẳng với miệng phun chính (xem hình 2).

3.10. Nhiệt độ môi trường, (ambient temperature):

Nhiệt độ chung quanh vùng đo dao động trong khoảng 25 0C ± 50C.

3.11. Biểu đồ vùng tác dụng phun (spray coverage pattern):

Vùng được tưới ướt của vòi phun và được mô tả bởi biểu đồ hình quạt.

Ghi chú 1: Hình quạt này có thể là hình tròn 3600; Một nửa hình tròn 1800; Có thể là 2 hình quạt tròn, giữa 00 và 900 và giữa 1800 và 2700.

3.12. Đường cong phân bố nước (water distribution curve):

Đường cong biểu thị cường độ phun đo được trong các ống lấy mẫu đặt dọc theo bán kính tưới ướt, là hàm số của khoảng cách từ ống lấy mẫu tới vòi phun.

3.13. Cường độ phun nước (application rate):

Chiều sâu trung bình của nước phun trên một diện tích được tưới trong một đơn vị thời gian (mm/h) (ISO 7749-2 : 1990 E).

3.14. Bán kính phun (radius of throw):

Khoảng cách xa nhất đo từ đường trục vòi phun tới một điểm có cường độ phun nhỏ nhất là 0,25 mm/h, đối với vòi phun có lưu lượng phun vượt quá 75 l/h; Và cường độ phun là 0,13 mm/h đối với vòi phun có lưu lượng nhỏ hơn hoặc bằng 75 l/h, đo đại diện tại cung bất kỳ của vùng phun, trừ các điểm xa nhất của cung phun đối với vòi phun phun dạng hình quạt.

Ghi chú 2: Các giá trị tương ứng chỉ dùng cho những vòi phun phun l iên tục.

3.15. Đường kính vùng tác dụng phun (diameter of coverage):

Bằng 2 lần bán kính phun (mục 3.13)

3.16. Góc của quĩ đạo phun (trajectory angle):

Góc của nước phun ra ở phía trên mặt phẳng nằm ngang khi lỗ vòi phun phun với áp suất bằng áp suất thử.

3.17. Chiều cao quĩ đạo phun (trajectory height):

Chiều cao phun cực đại ở phía trên lỗ vòi phun, khi làm việc với áp suất bằng áp suất thử.

3.18. Chiều cao cửa xả nước (water outlet height):

Chiều cao cách mặt đất của cửa xả vòi phun, khi lắp đặt vòi phun theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

3.19. Lỗ phun (nozzle):

Lỗ, hoặc ống chỉnh dòng ra của vòi phun cho nước phun qua.

3.20. Ống lấy mẫu nước (collector): Ống chứa nước xả ra của vòi phun suốt thời gian thử phân bố nước.

3.21. Ống tưới nhánh (irrigation lateral):

Đường nhánh cấp nước trên đó lắp trực tiếp các thiết bị phân phối (các vòi phun, đầu tưới, các ống tưới nhỏ giọt) hoặc bằng các phụ kiện lắp ráp phù hợp, ống trụ đứng hoặc ống.

Hình 1 – Đo áp suất làm việc của vòi phun

Hình 2- Vùng áp suất làm việc hữu hiệu của vòi phun

4. Phân loại vòi phun:

Vòi phun được phân loại theo Hai cách: Xem mục 4.1 & 4.2

4.1. Phân loại theo đặc tính làm việc (lưu lượng có quan hệ với áp suất)

4.1.1.Vòi phun điều chỉnh được;

4.1.2. Vòi phun không điều chỉnh được;

4.2. Phân loại theo đặc tính phun của vòi phun:

4.2.1. Vòi phun có biểu đồ vùng tác dụng phun tương đối đồng đều theo mọi hướng, ví dụ ,một số vòi phun có biểu đồ vùng tác dụng phun là hình quạt tròn 3600.

4.2.2. Vòi phun có biểu đồ vùng tác dụng phun không đồng đều, ví dụ: Các vòi phun phun nước thành tia mịn.

5. Ghi nhãn:

Mỗi vòi phun cần được ghi nhãn rõ ràng và bền chắc với các thông tin sau:

a) Tên hoặc nhãn hiệu của nhà chế tạo;

b) Ký hiệuđịnh loại theo danh mục;

c) Kích thước miệng vòi phun hoặc lưu lượng phun danh nghĩa;

d) Chỉ dẫn về vị trí làm việc đúng, nếu cần thiết;

Các chi tiết có thế thay thế, có ảnh hưởng đến sự làm việc của vòi phun phải được ghi nhãn riêng biệt. Cũng có thể dùng mầu sắc để đánh dấu nhận biết.

Nếu khoảng trống trên vòi phun không đủ để ghi nhãn toàn bộ theo yêu cầu, thì có thể chấp nhận ký hiệu nhận biết về một nhà chế tạo và biểu tượng đồng nhất về danh mục thiết bị, với điều kiện là các đặc điểm không được ghi nhãn có thể được nhà chế tạo đó sử dụng.

6. Yêu cầu chung:

6.1. Vật liệu:

Vòi phun phải được chế tạo bằng kim loại hoặc chất dẻo. Vòi phun kim loại phải được chế tạo bằng hợp kim đồng hay bằng các kim loại khác, có tính chất cơ học và khả năng chịu ăn mòn khi dùng nước để tưới không được kém hơn hợp kim đồng.

Các chi tiết bằng chất dẻo của vòi phun khi dẫn nước, và bị phơi dưới ánh sáng mặt trời,, phải là loại vật liệu mờ đục. Các chi tiết bằng chất dẻo của vòi phun khi bị phơi dưới ánh sáng bức xạ của tia tử ngoại (UV) phải chứa một chất phụ gia chịu được bức xạ của tia tử ngoại.

Theo yêu cầu, nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin về độ bền của vòi phun khi dùng các hoá chất trong nông nghiệp.

6.2. Kết cấu và chất lượng chế tạo:

6.2.1. Các chi tiết của vòi phun không được có vết rạn nứt, lỗ, bọt khí hoặc các khuyết tật khác có thể nhìn thấy làm giảm tính năng và độ bền của vòi phun, có hại cho sự làm việc và sự phù hợp khi lắp đặt.

Bề mặt của vòi phun phải nhẵn và không cản trở các tia phun hoặc các gờ sắc gây tác hại hoặc có tác dụng xấu đến sự làm việc của vòi phun.

6.2.2. Nếu kết cấu của vòi phun cho phép lắp đặt lại hoặc thay thế các chi tiết (ví dụ lỗ phun), thì việc lắp đặt lại các chi tiết phải thực hiện được bằng các dụng cụ tiêu chuẩn. Nếu cần các dụng cụ đặc biệt, nhà chế tạo phải có khả năng cung cấp chúng.

Các chi tiết của các vòi phun có cùng loại, cùng kiểu và cùng mẫu mã, nếu có thể áp dụng, có khả năng thay thế được cho nhau.

6.2.3. Việc thiết kế và chế tạo vòi phun cho phép vận hành vòi phun đúng khi lắp đặt và vận hành vòi phun theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

6.2.4. Các vòi phun bằng kim loại để nối ren vào một đường ống (xem mục 6.3) hoặc vào ống trụ đứng phải có một đầu nối sáu cạnh, hai mặt song song, hoặc có hình dạng khác thích hợp cho việc xiết chặt bằng một cờ lê miệng tiêu chuẩn hoặc bằng mỏ lết.Vòi phun có các chi tiết bằng chất dẻo để nối vào ống trụ đứng có thể có hình dạng khác (có các gờ, rãnh...) để tiện cho việc tháo lắp bằng tay.

6.3. Nối ghép bằng ren

Ren vít của các vòi phun được thiết kế để nối vào các đường ống phải tuân theo ISO 7-1 (Xem phụ lục A). Ngược lại, có thể dùng các ren khác với điều kiện là: mỗi mối nối bằng ren phải được cung cấp một đầu nối phù hợp tuân theo ISO 7-1 (xem phụ lục A).

7. Điều kiện thử:

7.1. Qui định chung

Phải thực hiện các phép thử với nước ở nhiệt độ bằng 250C ± 50C, nếu không có ghi chú khác.

7.2. Yêu cầu lấy mẫu và nghiệm thu mẫu

7.2.1. Yêu cầu thử nghiệm thu mẫu (Type test)

Lấy ngẫu nhiên các mẫu thử trong số ít nhất 500 vòi phun. Số mẫu thử cần cho mỗi lần thử phải theo qui định ở bảng 1.

Nếu số vòi phun có khuyết tật trong lô mẫu bằng hoặc nhỏ hơn số được công nhận theo qui định trong bảng 1, thì lô mẫu được xem như tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nếu số mẫu có khuyết tật trong lô mẫu lớn hơn số được công nhận, thì lô mẫu được xem như không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Bảng 1: Số mẫu thử theo yêu cầu và số mẫu được công nhận

Mục N0

Tên phép thử

Số mẫu thử

Số được công nhận

6.2

8.1

8.2

9.2

9.3

9.4.2

9.4.3

9.4.4

9.4.5

10

Kết cấu và chất lượng chế tạo

Độ bền của các mối nối ren

Độ bền chịu áp suất thuỷ tĩnh khi nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường

Độ đồng đều về lưu lượng

Đặc tính làm việc

Đường cong phân bố nước

Đường kính vùng tác dụng phun

Biểu đồ vùng tác dụng phun

Chiều cao quĩ đạo phun

Độ bền lâu

10

10

5

1

5

3

3

3

3

5

1

1

0

0

1

2

2

2

0

1

1. Số mẫu thử và điều kiện công nhận theo ISO 3951

2. Điều kiện công nhận được qui định ở điều mục thích hợp

7.2.2. Yêu cầu thử công nhận chất lượng

Khi cần công nhận chất lượng chế tạo hàng loạt, hoặc cần gửi hàng theo đường biển, phải thực hiện việc lấy mẫu theo ISO 2859-1:1989, dựa trên mức chất lượng có thể được công nhận (AQL) bằng 2,5 % và mức kiểm tra đặc biệt S-4. Để thử tất cả các mẫu thử trong lô mẫu phải chọn ngẫu nhiên các mẫu thử, theo bảng II-A ISO 2859-1: 1989 theo qui định ở mục 8.2.

Nếu số mẫu có khuyết tật trong phép thử không vượt quá số công nhậnđược qui định trong ISO 2859-1: 1989, thì lô hàng chế tạo hàng loạt hoặc gửi hàng theo đường biển tuân theo tiêu chuẩn này.

Đối với các phép thử khác, phải chọn mẫu để thử ngẫu nhiên, phù hợp với số lượng được qui định ở bảng 1.

Lô hàng gửi theo đường biển hoặc chế tạo hàng loạt được xem như tuân theo tiêu chuẩn này nếu số mẫu có khuyết tật trong các phép thử khác không vượt quá số chấp nhận theo qui định ở bảng 1.

Không cần thực hiện các phép thử ở mục 9.4 và mục 10 trong khuôn khổ các phép thử công nhận chất lượng, nếu như phép thử nghiệm thu mẫu vừa được thực hiện với vòi phun có cùng kiểu, vàvới điều kiện là: nhà chế tạo chưa có sự thay đổi nào về kết cấu của vòi phun kể từ sau khi thử nghiệm thu mẫu.

Để huỷ bỏ sự cần thiết phải tiến hành các phép thử nghiệm thu mẫu, nhà chế tạo phải đưa ra được bằng chứng rằng chưa có sự thay đổi nào trong chế tạo sản phẩm (đã qua nghiệm thu mẫu).

7.3. Độ chính xác của thiết bị đo

Độ lệch cho phép của thiết bị đo so với các giá trị đo thực của chúng phải như sau:

- Độ lệch của áp suất là: ± 2%;

- Độ lệch của lưu lượng là: ± 1%.

8. Thử độ bền chắc

Thử các vòi phun khi lắp vào ống tưới nhánh.

Đối với các vòi phun cùng kiểu, nhưng có các cách lắp ghép khác nhau thì phải thử riêng biệt mỗi cách phối hợp vòi phun với từng phương tiện lắp ghép (ví dụ: lắp bằng đai kẹp, lắp ren, lắp bằng cút nối nối tiếp...)

8.1. Thử độ bền của các mối nối ren

Mối nối ren của các vòi phun bằng kim loại phải chịu được mô men xoắn bằng 20 N.m mà không có dấu hiệu hư hỏng. Các chi tiết có tiện ren của các vòi phun bằng chât dẻo phải chịu được mô men xoắn bằng 7 N.m trong một giờ, mà không có dấu hiệu hư hỏng.

8.2. Thử độ bền chịu áp suất thủy tĩnh khi nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường

8.2.1. Nối vòi phun với thiết bị thử theo chỉ dẫn của nhà chế tạo khi lắp ráp ở hiện trường và bịt kín miệng phun sao cho không có rò rỉ ở chỗ nối suốt thời gian thử.

Kiểm tra sao cho không còn không khí trong hệ thống, sau đó tăng dần áp suất nước qua các nấc bằng 100 kPa/ 1nấc, giữ áp suất đó trong 5s.

Tăng dần áp suất nước từ không lên gấp hai lần áp suất làm việc cực đại, pmax, nhưng không nhỏ hơn 600 kPa. Giữ áp suất này 1 giờ.

8.2.2. Vòi phun và các chi tiết của nó phải chịu được áp suất thử mà không bị hư hại, không có rò rỉ qua thân vòi phun hoặc các chỗ nối của nó, và chúng không bị tách khỏi chỗ lắp ghép.

8.3. Thử độ bền chịu áp suất thủy tĩnh trong điều kiện nhiệt độ cao.

8.3.1. Nối vòi phun với thiết bị thử theo chỉ dẫn của nhà chế tạo như khi lắp ở hiện trường và nút kín lỗ phun lại. Đảm bảo tất cả các chỗ nối đều kín, sao cho không có rò rỉ trong suốt quá trình thử.

Cho phép đổ đầy nước vào vòi phun khi dìm vòi phun vào nước ở nhiệt độ 600C ± 50C, và kiểm tra để không còn không khí sót lại trong hệ thống.

Nối hệ thống lắp ráp để thử với nguồn có áp suất nước và tăng áp suất nước từ không đến áp suất làm việc cực đại Pmax trong khoảng xấp xỉ 15s

Giữ áp suất làm việc cực đại trong thời gian:

1 giờ đối với vòi phun bằng kim loại;

24 giờ đối với vòi phun bằng chất dẻo.

8.3.2. Vòi phun và các chi tiết của nó phải chịu được áp suất thử mà không bị hư hại, không rò rỉ qua thân hoặc qua các chỗ nối và vòi phun không bị tách rời khỏi chỗ lắp ghép là được.

9. Thử tính năng và thử vận hành:

9.1. Điều kiện thử

9.1.1. Thực hiện các phép thử đối với các vòi phun đã được kiểm tra bằng mắt trước đó (không tháo rời vòi phun) để đảm bảo chất lượng và độ tinh xảo trong chế tạo.

Gắn các vòi phun thử với đường ống cung cấp nước theo chỉ dẫn của nhà chế tạo như khi lắp ở hiện trường.

Thử các vòi phun cùng kiểu, nhưng có các lỗ phun khác nhau, hoặc cách lắp ghép khác nhau, cho từng phương pháp phối hợp vòi phun với lỗ phun hoặc vòi phun và các phương tiện lắp ghép.

Trước khi tiến hành thử tính năng và thử vận hành, cho mỗi vòi phun thử làm việc trong một giờ với áp suất bằng áp suất thử.

9.1.2. Các đặc điểm của chất lỏng dùng để thử phải theo qui định của ISO 7749-1 (khi thử dùng nước lọc qua bộ lọc theo yêu cầu của nhà chế tạo trong các điều kiện bình thường, nếu không nước phải được lọc sơ qua lỗ có kích thước 0,4 mm. Thử với nước ở nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường, nếu không có ghi chú khác).

9.2. Độ đồng đều của lưu lượng:

9.2.1. Đo lưu lượng của vòi phun thử với áp suất bằng áp suất thử

9.2.2. Các vòi phun đã được thử phải đáp ứng được các yêu cầu lấy mẫu của ISO 3951 về mức chất lượng thấp có thể được công nhận (AQL) bằng 2,5%, và phải có các giới hạn cao hơn và thấp hơn về đặc tính kỹ thuật như sau:

a. 10% cho các vòi phun điều chỉnh được(mục 4.1.1);

b. 7% cho các vòi phun không điều chỉnh được (mục 4.1.2).

9.3. Đặc tính làm việc

9.3.1. Yêu cầu chung

Sắp xếp vòi phun đã thử ở mục 9-2 theo trật tự tăng dần đối với lưu lượng đo được của chúng, và đánh số các vòi phun từ 1 đến n với số 1 là vòi phun có lưu lượng nhỏ nhất và số n là vòi phun có lưu lượng lớn nhất.

Chọn 4 vòi phun có các số như sau: 2; (n/2-1); (n/ 2+ 1) và (n-1) để thử

Ghi chú 3: Nếu n là số lẻ, thì làm tròn (n/2) xuống số nguyên

Đo lưu lượng khi áp suất thay đổi từ 0,8 pmin tới 1,2 pmax, với mỗi cấp tăng lên không đổi và không vượt quá 50 kPa. Từ các kết quả thu được vẽ đường cong lưu lượng là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước của vòi phun.

9.3.2. Các vòi phun điều chỉnh được

9.3.2.1. Khi đo lưu lượng của các vòi phun điều chỉnh được, cần ghi lại các kết quả và xác định lưu lượng cực đại, qmax ,và lưu lượng cực tiểu, qmin ,từ số các lưu lượng khác nhau trong vùng điều chỉnh của mỗi vòi phun. Tính lưu lượng trung bình, q, trong số các kết quả thu được của 4 vòi phun.

9.3.2.2. Lưu lượng cực đại và cực tiểu, qmax và qmin không được sai lệch quá ± 10% so với lưu lượng danh nghĩa,qnorm, trong vùng điều chỉnh. Lưu lượng trung bình, q ,không được lệch so với lưu lượng danh nghĩa qnom quá ± 2,5%.

9.3.3. Các vòi phun không điều chỉnh được

9.3.3.1. Khi thử các vòi phun không điều chỉnh được, cần tính trị số trung bình của các lưu lượng, q, đo được từ 4 vòi phun tại áp suất bằng áp suất qui định. Vẽ đồ thị các giá trị trung bình của lưu lượng là hàm số của áp suất.

9.3.3.2. Đặc tính vận hành (lưu lượng là hàm số của áp suất) phải phù hợp với đặc tính vận hành ghi trong tài liệu của nhà chế tạo với độ lệch cho phép là ± 5%.

9.4. Các đường cong phân bố nước, đường kính vùng phun, biểu đồ vùng tác dụng phun và chiều cao quỹ đạo phun.

9.4.1. Chuẩn bị thử và qui cách ống lấy mẫu

9.4.1.1. Chỉ thực hiện phép thử này đối với các vòi phun đã chỉ rõ ở mục 4.2.1.

Thực hiện các phép thử này ở trong phòng kín gió, còn trong các điều kiện thông thoáng hoặc ở ngoài trời thì phải thử khi không có gió.

9.4.1.2. San bằng diện tích thử và chia diện tích thử thành các hình vuông có cạnh lớn nhất bằng 0,5m cho vòi phun có đường kính vùng tác dụng phun nhỏ hơn hoặc bằng 6m; Và hình vuông có cạnh lớn nhất là 1,25m cho vòi phun có đường kính vùng tác dụng phun lớn hơn 6m. Đặt các ống lấy mẫu tại các góc của mỗi hình vuông (xem hình 3)

Để thử các vòi phun phun nước theo dạng hình quạt, có thể bố trí các ống lấy mẫu chỉ trong khu vực được tưới với vòi phun được đặt ở tâm hình học của hình quạt tưới.

9.4.1.3. Các ống lấy mẫu phải là ống hình trụ hoặc hình côn có thành nghiêng ít nhất 450 so với mặt phẳng nằm ngang. Các ống lấy mẫu phải có miệng tròn, mép sắc, đường kính từ 100 đến 150mm và không bị biến dạng. Chiều cao của ống lấy mẫu phải ít nhất gấp 2 lần chiều cao trung bình của nước thu được suốt một lần thử, nhưng phải lớn hơn hoặc bằng 15cm (ISO 7749-2).

Phải đặt miệng các ống lấy mẫu trên cùng mặt phẳng nằm ngang. Số ống lấy mẫu phải đủ để đặt cho toàn bộ diện tích vùng tác dụng phun.

9.4.1.4. Chuyển một ống lấy mẫu ra khỏi tâm của diện tích thử, và đặt một vòi phun vào chỗ của nó sao cho nước phun ra ở độ cao 20cm ở phía trên miệng các ống lấy mẫu (xem hình 4), nếu nhà chế tạo không yêu cầu ở độ cao khác.

9.4.2. Các đường cong phân bố nước

9.4.2.1. Cho vòi phun làm việc ít nhất một giờ trong khi vẫn giữ áp suất thử tại cửa nhận nước của vòi phun không đổi.

Ngay sau khi kết thúc thử, phải đo lượng nước thu được của mỗi ống lấy mẫu đặt dọc theo hai bán kính (nên đo tại các góc vuông), trong vùng tác dụng phun (xem hình 3).

Tính cường độ nước, h, bằng milimét/giờ, theo công thức sau:

       V x 10        1

h = ---------- x -------

          A             t

Trong đó:

V thể tích nước thu được trong mỗi ống lấy mẫu, tính bằng cm3;

A tiết diện của miệng ống, tính bằng cm2;

t thời gian thử ,tính bằng giờ.

Vẽ các đường cong phân bố nước cho tất cả các ống lấy mẫu đo được theo hàm số của khoảng cách từ mỗi ống đến vòi phun đặt dọc theo hai bán kính. Tính và vẽ đường cong phân bố nước trung bình của cường độ phun từ hai đường cong trên (xem hình 5)

9.4.2.2. Đường cong cường độ phân bố nước trung bình thu được trong các ống lấy mẫu (đường cong phân bố nước) phải phù hợp với đường cong ghi trong tài liệu của nhà chế tạo, có độ lệch cho phép là ± 15%.

9.4.3. Đường kính vùng tác dụng phun

9.4.3.1. Đo khoảng cách dọc theo hai bán kính từ vòi phun tới điểm xa nhất có cường độ nước thu được nhỏ nhất của một vòi phun là 0,25mm/h tương ứng với vòi phun có lưu lượng nước lớn hơn 75 l/h; Và cường độ nước nhỏ nhất là 0,13mm/h tương ứng với vòi phun có lưu lượng bằng hoặc nhỏ hơn 75 l/h, đo đại diện tại cung bất kỳ của vùng tác dụng phun trừ các điểm xa nhất của hình quạt phun.

Đường kính vùng tác dụng phun là trị số trung bình của hai khoảng cách đo được nhân với 2.

9.4.3.2. Đường kính vùng tác dụng phun phải phù hợp với các giá trị do nhà chế tạo cấp với độ lệch cho phép là ± 10%.

9.4.4. Biểu đồ vùng tác dụng phun:

9.4.4.1. Cho vòi phun làm việc ít nhất 1 giờ, đồng thời giữ áp suất thử ở cửa nhận nước của vòi phun không đổi.

Ngay sau khi thử xong, phải đo lượng nước thu được trong mỗi ống lấy mẫu trong diện tích vùng tác dụng phun, và đánh dấu trị số trên giấy vẽ đồ thị.

Vẽ đường cong (các đường đẳng trị) bằng cách nối các điểm ứng với cường độ nước thu được bằng nhau (xem hình 6).

So sánh sự phân bố nước trong vùng tác dụng phun khi thử với vùng tác dụng phun do nhà chế tạo cấp.

9.4.4.2. Vùng tác dụng phun thu được từ các kết quả thử thông thường phải phù hợp với dạng vùng tác dụng phun do nhà chế tạo cung cấp.

9.4.5. Chiều cao quĩ đạo phun

4.5.1. Đo chiều cao quĩ đạo phun

9.4.5.2. Chiều cao quĩ đạo phun không được vượt quá chiều cao của quĩ đạo do nhà chế tạo quy định.

10. Thử độ bền lâu

10.1. Lấy 4 vòi phun đã thử trước đó theo mục 9.3 để thử độ bền lâu. Cho chúng làm việc 1500 giờ, khi áp suất ở cửa nhận nước bằng với áp suất thử. Tiến hành thử bằng nước đã được lọc qua bộ lọc có lỗ theo yêu cầu của nhà chế tạo trong các điều kiện làm việc thông thường ở ngoài đồng, hoặc trường hợp không có bộ lọc như yêu cầu, thì lọc nước qua bộ lọc có lỗ bằng 0,4mm.

10.2. Sau khi thử

a) Lưu lượng đo được của vòi phun thử có độ lệch bằng ± 10% so với lưu lượng ban đầu; và

b) Sau khi kết thúc thử độ bền lâu không thấy có khuyết tật nào ở vòi phun.

11. Tài liệu do nhà máy cấp

Nhà chế tạo phải cung cấp cho người sử dụng các thông tin thích hợp về các vòi phun tưới dưới dạng các bảng danh mục thiết bị, các bảng chỉ dẫn hoặc các bảng số liệu kỹ thuật. Tất cả phải có nhãn mác đồng nhất, và có ngày tháng thông báo.

11.1. Tài liệu tổng hợ

a) Danh mục của vòi phun tưới;

b) Phân loại vòi phun theo mục 4;

c) Vật liệu chế tạo vòi phun;

d) Chỉ dẫn lắp đặt và vận hành;

e) Những hạn chế về sử dụng vòi phun (phân bón, hoá chất...);

f) Chỉ dẫn bảo hành, bảo quản và sửa chữa;

g) Danh mục các chi tiết dự phòng kể cả tranh minh hoạ;

h) Những qui định về yêu cầu lọc;

i) Chỉ dẫn về tẩy rửa sét rỉ hoặc các vật liệu khác (như vật liệu sinh học) bằng cách dùng các hoá chất.

11.2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng

a. Lưu lượng danh nghĩa cho mỗi kích thước lỗ phun, tính bằng lít/h;

b. Áp suất thử, tính bằng kpa;

a. Vùng áp suất làm việc hữu hiệu, tính bằng kpa

b. Vùng điều chỉnh của vòi phun điều chỉnh được, tính bằng kpa;

c. Vẽ chi tiết vùng tác dụng phun bằng đồ thị hay bằng đường đẳng trị (như hình 6) hoặc một số dạng khác theo giới thiệu ở mục 4.2.1 về vòi phun;

f. Đặc tính vận hành (đồ thị lưu lượng là hàm số của áp suất);

g. Đường kính vùng tác dụng phun, tính bằng m;

h. Góc của quĩ đạo phun;

i. Chiều cao quĩ đạo phun, tính bằng m;

j. Chiều cao của cửa xả nước trên mặt đất theo yêu cầu của nhà chế tạo, tính bằng m.

Hình 3: Sơ đồ bố trí hiện trường để thử phân bố nước và đường kính vùng tác dụng phun

Hình 4: Bố trí vòi phun để thử phân bố nước

Hình 5: Các đường cong phân bố nước

 Hình 6: Đường đẳng trị của biểu đồ vùng tác dụng phun, các đường biểu diễn cường độ phun nước bằng nhau

 

PHỤ LỤC A

REN ỐNG TẠI CÁC CHỖ NỐI KÍN, CHỊU ÁP LỰC - KÍCH THƯỚC, DUNG SAI VÀ GỌI TÊN

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:

Phần này qui định ký hiệu, kích thước và dung sai của ren ống tại chỗ nối kín chịu áp lực.

Các ren kiểu này phù hợp để lắp ống bằng đinh vít, có dùng vòi nước, van và các thiết bị phụ trợ bất kỳ để nối vào ống bằng bắt vít. Nếu cần, có thể dùng phương tiện nối trung gian bằng ren, để bảo đảm độ kín khít.

Cỡ ren 1/16 chỉ duy nhất dùng cho ren ở các đầu nối (xem ISO 1179)

2. Kí hiệu và giải thích

Rp Ren trong hình thang của ống tại các chỗ nối kín chịu áp lực;

Rc Ren trong hình tam giác của ống tại các chỗ nối kín chịu áp lực;

R Ren ngoài hình tam giác của ống tại các chỗ nối kín chịu áp lực;

H Chiều cao của hình tam giác của tiết diện ren vuông góc với đường trục ren;

h Chiều cao của tiết diện ren giữa đỉnh và chân ren, vuông góc với đường trục ren;

r Bán kính của đỉnh và chân ren;

P Bước ren;

d Đường kính đỉnh ren;

d1 Đường kính chân ren                         d1 = d-1,280654p;

d2 Đường kính trung bình của ren;          d2 = d- 0,640327p

T1 Dung sai của khoảng cách từ mặt phẳng đo đến đầu mút ống;

T2 Dung sai của vị trí của mặt phẳng đo đầu ống cho loại ren

trong cỡ 1/16.

3. Kích thước ren

Kích thước tính bằng mm cho ở bảng 2

4. Đặt tên

Việc đặt tên các loại ren ở phần này của tiêu chuẩn ISO 7 gồm các nội dung dưới đây:

1- Nhóm từ: ren ống;

2- Nhóm từ về số tiêu chuẩn: Ví dụ ISO 7/1;

3- Nhóm từ riêng tạo nên bởi:

a) Ký hiệu có một chữ cái:

- Chữ p tiếp theo chữ R chỉ loại ren trong hình thang;

Chữ c tiếp theo chữ R chỉ loại ren trong hình nón;

- Chữ R chỉ loại ren ngoài (hình tam giác).

b) Các ký hiệu bằng chữ cái này tiếp theo các ký hiệu của ren ở cột 1 bảng 2


Bảng 2 - Kích thước ren của ống

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Ký hiệu ren

Số ren trên 25,4

Bước ren

Chiều cao ren

Đường kính cơ bản tại mặt phẳng đo

Chiều dài đo (khoảng cách từ mặt phẳng đo đến đầu mút ống

Vị trí của mặt phẳng đo ren trong

Chiều dài phần ren có ích ở đầu ống không nhỏ hơn

(mm)

Phần nối ghép ren cho phép

P

h

Đường kính đỉnh ren

d

Đường kính trung bình

d2

Đường kính chân ren

d1

Cơ sở

L

Dung sai (+) và (-) T1 /2

cực đại

cực tiểu

Dung sai (+) và (-) (3) T2/2

Chiều dài đo cơ sở

Chiều dài đo cực đại

Chiều dài đo cực tiểu

 

 

 

mm

mm

mm

mm

mm

mm

 

mm

Số vòng ren

mm

mm

mm

Số vòng ren

mm

mm

mm

mm

Số vòng ren

1/16

1/8

1/4

3/8

1/2

3/4

1

1 1/4

1 1/2

2

2 ẵ

3

4

5

6

28

28

19

19

14

14

11

11

11

11

11

11

11

11

11

0,907

0,907

1,337

1,337

1,817

1,814

2,309

2,309

2,309

2,309

2,309

2,309

2,309

2,309

2,309

0,581

0,581

0,856

0,856

1,162

1,162

1,479

1,479

1,479

1,479

1,479

1,479

1,479

1,479

1,479

7,723

9,728

13,157

16,662

20,955

26,441

33,249

41,910

47,803

59,614

75,184

87,884

113,030

138,430

163,830

7,142

9,147

12,301

15,806

19,793

25,279

31,770

40,431

46,324

58,135

73,705

86,405

111,551

136,951

162,351

6,561

8,566

11,445

14,950

18,631

24,117

30,291

38,952

44,845

56,656

72,226

84,926

110,072

135,472

160,872

4,0

4,0

6,0

6,4

8,2

9,5

10,4

12,7

12,7

15,9

17,5

20,6

25,4

28,6

28,6

0,9

0,9

1,3

1,3

1,8

1,8

2,3

2,3

2,3

2,3

3,5

3,5

3,5

3,5

3,5

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1 1/2

1 1/2

1 1/2

1 1/2

1 1/2

4,9

4,9

7,3

7,7

10,0

11,3

12,7

15,0

15,0

18,2

21,0

24,1

28,9

32,1

32,1

3,1

3,1

4,7

5,1

6,4

7,7

8,1

10,4

10,4

13,6

14,0

17,1

21,9

25,1

25,1

1,1

1,1

1,7

1,7

2,3

2,3

2,9

2,9

2,9

2,9

3,5

3,5

3,5

3,5

3,5

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/4

1 1/2

1 1/2

1 1/2

1 1/2

1 1/2

6,5

6,5

9,7

10,1

13,2

14,5

16,8

19,1

19,1

23,4

26,7

29,8

35,8

40,1

40,1

7,4

7,4

11,0

11,4

15,0

16,3

19,1

21,4

21,4

25,7

30,2

33,3

39,3

43,6

43,6

5,6

5,6

8,4

8,8

11,4

12,7

14,5

16,8

16,8

21,1

23,2

26,3

32,3

36,6

36,6

2,5

2,5

3,7

3,7

5,0

5,0

6,4

6,4

6,4

7,5

9,2

9,2

10,4

11,5

11,5

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

2 3/4

3 1/4

4

4

4 1/2

5

5

 


Bảng 3-Thí dụ về các ký hiệu tổng thể của ren 1.1/2

Ren trong

Hình thang

Ren ống ISO 7/1 Rp1.1/2

 

Hình tam giác

Ren ống ISO 7/1 Rc 1. 1/2

Ren ngoài

Luôn hình tam giác

Ren ống ISO 7/1 R 1.1/2

 

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯỚI

- ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

10TCN 548 - 2002

Agricultural irrigation equipment - emitters – specification and test methods.

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-BNN–KHCN Ngày 24 tháng 6 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định rõ các yêu cầu về cơ khí và chức năng của các đầu vòi tưới dùng trong nông nghiệp, các phương pháp thử và tài liệu do nhà chế tạo cung cấp, cho phép l ắp đặt và vận hành đúng trên đồng.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các vòi tưới, có hoặc không có điều chỉnh áp suất, dùng để tưới.; tiêu chuẩn không áp dụng cho các vòi tưới chế tạo thành khối nguyên chiếc, liền với ống.

2. Tiêu chuẩn tham khảo :

ISO 3501: 1976: Các mối ghép nối giữa các phụ kiện máy và ống polyetylen (PE) chịu áp suất -Thử chịu kéo;

(ISO 3501: 1976 Assembled joints between fittings and polyethylene (PE) pressure pipes - Test of resistance to pull out)

ISO 8779- ống poliêtylen (PE) dùng cho ống tưới nhánh- đặc điểm kỹ thuật;

(ISO 8779- Polyethylen (PE) pipes for irrigation laterals - Specifications).

3. Thuật ngữ và định nghĩa:

Tiêu chuẩn áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Đầu tưới (emitter): Thiết bị lắp vào một nhánh tưới dùng để tưới nước thành giọt hoặc dòng liên tục với lưu lượng của một cửa xả ra, không vượt quá 15 l/h, không kể nước bay hơi.

3.2. Đầu tưới lắp nối tiếp (in-line- emitter): Đầu tưới được lắp đặt giữa hai đoạn ống (nhánh tưới)

3.3. Đầu tưới lắp trực tuyến (on –line- emitter): Đầu tưới được lắp trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ lắp qua một đoạn ống) lên thành của ống tưới nhánh.

3.4. Đầu tưới có nhiều lỗ tưới (multiphe –0ut let): Đầu tưới trong đó dòng nước đựoc chia ra và hướng đến một số vị trí riêng biệt.

3.5. Đầu tưới không điều chỉnh được(không bù áp suất) (unrgulated) [non compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới thay đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới.

3.6. Đầu tưới điều chỉnh được(bù áp suất) [presure-compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới gần như không đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước trong phạm vi qui định của nhà chế tạo.

3.7. Cửa nhận nước của đầu tưới (emitter in- let): Điểm tại đó nước đi vào đầu tưới.

3.8. Cửa xả của đầu tưới (emitter out- let): Lỗ hoặc tập hợp các lỗ của đầu tưới, từ đó nước tưới đi qua và hướng đến một vị trí có thể phân biệt rõ ràng.

3.9. Nhánh tưới (irrigation  lateral):ống cấp nước nhánh hoặc hệ thống ống có lắp các đầu tưới.

3.10. Áp suất thử danh nghĩa, pn ,,norminal test pressure) : áp suất yêu cầu để thử bằng 100 kPa ở cửa nhận nước của đầu tưới không điều chỉnh được  hoặc áp suất bất kỳ theo qui định trong tài liệu thiết kế của nhà chế tạo.

3.11. Vùng áp suất làm việc(range  of working pressure) :Vùng áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới, từ áp suất làm việc cực tiểu pmin tới áp suất làm việc cực đại pmax, theo yêu cầu của nhà chế tạo để bảo đảm cho  đầu tưới làm việc đúng yêu cầu.

3.12. Vùng điều chỉnh (rang of regulation) : Vùng áp suất ở cửa nhận nước của đầu tưới điều chỉnh được để lưu lượng tưới của đầu tưới nằm trong vùng  qui định của nhà chế tạo.

3.13. Lưu lượng tưới danh nghĩa, qn (norminal emission rate) :

1) Đầu tưới không điều chỉnh được: Lưu lượng tưới của đầu tưới tính bằng l/h, tại áp suất thử danh nghĩa và nhiệt độ nước bằng 23 0C, theo qui định của nhà chế tạo.

2) Đầu tưới điều chỉnh được: Lưu lượng tưới của đầu tưới, tính bằng l/h, làm việc trong vùng điều chỉnh và nhiệt độ nước bằng 23 0C, theo qui định của nhà chế tạo.

3) Đầu tưới có nhiều lỗ tưới: Tính lưu lượng của mỗi lỗ tưới

4. Phân loại:

Đầu tưới được phân loại theo độ đồng đều của lưu lượng điều chỉnh, thành hai loại đồng đều.

a) Loại đồng đều A: Các đầu tưới có độ đồng đều về lưu lượng tưới cao hơn  và có độ lệch nhỏ hơn so với lưu lượng tưới danh nghĩa theo qui định (đối với các đầu tưới điều chỉnh được, có độ điều chỉnh về lưu lượng tốt hơn).

b) Loại đồng đều B: Đầu tưới có độ đồng đều về lưu lượng thấp hơn và có độ lệch lớn hơn so với lưu lượng danh nghĩa qui định (đối với đầu tưới  điều chỉnh được, có độ điều chỉnh lưu lượng kém hơn).

Ghi chú 1: Yêu cầu cho mỗi loại được qui định ở mục 9.1 & 9.2.

5. Ghi nhãn:

Mỗi đầu tưới  phải có nhãn mác rõ ràng và bền chắc gồm các nội dung sau :

a) Tên của nhà chế tạo hoặc nhãn hiệu đăng ký;

b) Lưu lượng tưới danh nghĩa, tính bằng l/h;

c) Mũi tên chỉ hướng dòng chảy (nếu quan trọng đối với việc vận hành đúng);

Lưu lượng tưới danh nghĩa (xem mục b) có thể được biểu thị bằng màu sắc của một chi tiết bất kỳ của đầu tưới hoặc bằng phương pháp khác bất kỳ được mô tả trong tài liệu của nhà chế tạo.

6. Kết cấu và vật liệu:

6.1. Ghép nối:

Việc ghép nối đầu tưới vào nguồn phải theo yêu cầu của nhà chế tạo, với điều kiện là việc ghép nối phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan đến độ bền chịu áp suất thuỷ lực bên trong và độ chịu lực kéo rời ra. Nhà chế tạo phải cung cấp các dụng cụ chuyên dùng  cần thiết cho việc lắp đặt.

6.2. Các đầu nối của đầu tưới:

Khi dùng ống polyetylen (PE), các đầu nối để nối nối tiếp vòi phun với ống  không được làm tăng đường kính ống quá 20%.

Ghi chú 2: Kích thước của hệ thống ống PE theo qui định trong ISO 8779 (bảng 1 phụ lục A).

6.3. Vật liệu:

Vật liệu chế tạo đầu tưới phải phù hợp cho việc sử dụng với nước,  phân bón và các hoá chất  thường dùng để tưới, kể cả nước thải từ cống rãnh đã được xử lý. Vật liệu, dù để bao lâu cũng không được nuôi dưỡng cho sự phát triển của tảo và vi khuẩn hoặc cũng không làm bằng kim loại dễ bị ăn mòn. Các chi tiết làm bằng chất dẻo của đầu tưới phun, khi bị phơi dưới ánh sáng phải là loại không trong suốt và được bảo vệ khỏi bị xuống cấp do tia tử ngoại chiếu vào    (xem mục A- vật liệu).

7. Các mẫu thử và điều kiện thử:

7.1. Mẫu thử:

Người đại diện của phòng thí nghiệm thử phải chọn ngẫu nhiên các mẫu thử từ một lô có ít nhất 500 mẫu thử. Tổng số mẫu thử ít nhất phải là 25 mẫu. Số mẫu thử cần cho mỗi lần thử được qui định cụ thể trong mục thích hợp.

7.2. Điều kiện thử:

Phải  lắp các mẫu dùng để thử vào ống theo chỉ dẫn của nhà chế tạo như kiểu ống, kiểu dụng cụ lắp ráp, và cách nối. Khi dùng ống poliêtylen (PE)  phải tuân theo yêu cầu của ISO 8779 (xem phụ lục A).

Cấm sử dụng mỡ, hay các chất hoá học có ảnh hưởng đến tính chất của ống hoặc các đầu tưới khi ghép nối chúng với ống.

Nếu nhà chế tạo cung cấp đầu tưới đã lắp sẵn với ống, thì có thể sử dụng các đoạn dài có lắp các đầu tưới như vậy làm mẫu để thử.

Tất cả các phép thử phải được tiến hành ở nhiệt độ nước bằng 23 0C ± 1 0C. Nước dùng phải được lọc qua bộ lọc với lỗ có kích thước danh nghĩa bằng 75 mm đến 100 mm (160 đến 200 lỗ) hoặc theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

7.3. Độ chính xác của thiết bị đo:

- Phải đo được áp suất nước với sai số không vượt quá 2% giá trị đo thực.

- Trong quá trình thử áp suất thử không được dao động quá 2%.

- Phải đo được lưu lượng tưới của đầu tưới với sai số không vượt quá 2% giá trị đo thực.

8. Thử cơ học và yêu cầu thử:

8.1. Kết cấu và chất lượng chế tạo: Nếu thiết kế với mục đích để tháo rời, thì phải tháo rời toàn bộ các chi tiết hợp thành của ít nhất ba đầu tưới. Nếu không, thì cắt một mặt cắt ngang của các đầu tưới rồi kiểm tra các khuyết tật bằng mắt.

Đầu tưới và các chi tiết của nó không được có bất kỳ khuyết tật nào trong chế tạo như rãnh hoặc gờ ở bề mặt đường dẫn. Các vết rạn hoặc lỗ rỗ có thể có hại đến sự vận hành của đầu tưới

8.2. Các đường dẫn nước trong đầu tưới: Đo kích thước nhỏ nhất của ba đường dẫn ở ít nhất 3 đầu tưới, với độ chính xác đến ± 0,02mm trong điều kiện không có áp suất. (Phép đo này không áp dụng cho kích thước thay đổi theo áp suất).

Kích thước nhỏ nhất của đường dẫn đo được không nhỏ hơn so với kích thước qui định của nhà chế tạo.

8.3. Độ bền đối với áp suất thuỷ tĩnh: Nối một đầu cụm ống có lắp đầu tưới đến nguồn nước có áp suất thuỷ lực và nút chặt đầu kia lại. Tiến hành phép thử với ít nhất năm đầu tưới đã nối đến một ống tưới nhánh.

Tiến hành phép thử theo  hai giai đoạn (mục 8.3.1 & 8.3.2)

8.3.1. Thử độ kín khít đường nước đã lắp ráp như sau:

- Tăng áp suất lên theo 3 nấc:

- Tăng áp suất lên tới 0,4 áp suất làm việc cực đại giữ trong 5 phút.

- Sau đó tăng áp suất lên tới 0,8 áp suất làm việc cực đại và giữ trong 5 phút.

- Sau đó tăng áp suất lên tới 1,2 áp suất làm việc cực đại và giữ trong 60  phút.

Không được có rò rỉ  qua thân đầu tưới hoặc các chỗ nối của đầu tưới với ống.

8.3.2. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn thử 8.3.1, tăng áp suất lên gấp hai lần áp suất làm việc cực đại, và giữ trong 5 phút.

Các đầu tưới phải  chịu được áp suất thử mà  không bị hư hại và không bị kéo rời khỏi ống lắp ráp.

8.3.3. Nếu đầu tưới gồm các chi tiết có thể tháo rời để làm sạch hoặc thay thế và lắp lại, thì phải thực hiện phép thử 3 lần liên tiếp theo mục 8.3.1 & 8.3.2 sau khi đã lắp  lại đầu tưới, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

8.4. Thử kéo đầu tưới: Phải  tiến hành phép thử ở nhiệt độ môi trường bằng 23 0C ± 2 0C

8.4.1. Các đầu tưới lắp nối tiếp (với đường ống), (Hình 1 phụ lục B):

Tiến hành phép thử trên ít nhất  ba đoạn ống tưới nhánh, mỗi đoạn có một đầu tưới. Tác động  một lực kéo tăng dần theo chiều trục để tạo ra một lực kéo F, tính bằng Niutơn, lên hai đoạn ống nối đến đầu tưới, trong đó F được tính theo công thức dưới đây và không được lớn hơn 500N:

F = 1,5 P st. e (D - e)

Trong đó:

st: Ứng suất cho phép tạo ra đối với vật liệu chế tạo ống tính bằng niuton trên 1mm2 (ví dụ: ống  poliêtylen PE 25 : st  = 2,5 N/mm2);

e: Chiều dầy nhỏ nhất của thành ống, tính bằng mm;

D: Đường kính ngoài cùng của ống, tính bằng mm (xem phụ lục A các giá trị st, e, D).

Tác động lực, F, này trong một giờ với đầu tưới lắp thẳng đứng, bằng cách dùng một trọng vật hoặc bằng thiết bị thử kéo, theo nguyên tắc tương tự như mô tả trong ISO 3501 (xem phụ lục B, Hình-2). 

Các đầu tưới chịu được lực kéo qui định, F mà ống không bị kéo rời ra là được.

8.4.2. Các Đầu tưới lắp trực tuyến (với đường ống)

Tác động lên đầu tưới một lực kéo tăng dần dần đến 40N theo phương vuông góc với đường ống trong một giờ (xem hình 1).

Đầu tưới chịu được lực kéo  qui định mà không bị rời ra khỏi thành ống.

Hình 1

9. Thử tính năng (hoạt động) và yêu cầu thử

9.1. Độ đồng đều của lưu lựng tưới.

9.1.1. Số lượng mẫu thử

a) Đầu tưới có một lỗ tưới: lấy ít nhất 25 đầu tưới:

b) Đầu tưới có nhiều lỗ tưới: ít nhất có 25 lỗ tưới trong một đầu tưới, và lấy không dưới 10 đầu tưới. Tất cả các lỗ tưới của các đầu tưới trong lô mẫu thử phải mở, và đều phải qua thử nghiệm.

9.1.2. Các đầu tưới không điều chỉnh được:

Đo lưu lượng của các đầu tưới trong lô mẫu thử khi áp suất nước ở cửa nhận nước bằng áp suất thử danh nghĩa. Ghi lại lưu lượng đo được riêng rẽ tại mỗi cửa xả của đầu tưới.

Nếu đầu tưới gồm các chi tiết có thể di chuyển, thì phải kiểm tra đầu tưới trước khi tiến hành thử theo mô tả ở mục 9.1.3.

Tính hệ số biến thiên Cv theo công thức sau:

Trong đó:

Sq : Độ lệch chuẩn của lưu lượng trong lô mẫu thử;

`q : Lưu lượng trung bình của lô mẫu thử.

Các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng:

a) Lưu lượng tưới trung bình của lô mẫu thử không được chênh lệch quá 5% so với lưu lượng tưới danh nghĩa qn đối với loại A, hoặc quá 10% đối với loại B.

b) Hệ số biến thiên. Cv, của lưu lượng tưới của lô mẫu thử không  được vượt quá 5% đối với loại A hoặc  10% đối với loại B.

Đối với  các đầu tưới có nhiều lỗ tưới, thì yêu cầu ở mục a) và b) áp dụng cho cả hai loại lưu lượng tưới của các lỗ tưới  riêng biệt lẫn lưu lượng tưới của toàn bộ các đầu tưới.

9.1.3. Đầu tưới  điều chỉnh được:

Kiểm tra các đầu tưới trong lô mẫu thử bằng cách cho chúng làm việc ít nhất một giờ với áp suất ở cửa nhận nước của đầu tưới bằng với áp suất ở chính giữa vùng áp suất làm việc. Vào lúc bắt đầu kiểm tra, phải cho đầu tưới làm việc ba lần với áp suất Pmax và ba lần với áp suất Pmin, mỗi lần cho làm việc phải kéo dài ít nhất 3 phút. Suốt 10 phút kiểm tra cuối cùng, áp suất tưới phải được giữ ở giữa vùng áp suất điều chỉnh.

Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, hãy thử các đầu tưới theo mục 9.1.2, và không thay đổi áp suất ở cửa nhận nước, nhưng vẫn giữ áp suất ở điểm giữa vùng áp suất điều chỉnh.

Đầu tưới phải tuân theo các yêu cầu ở mục 9.1.2

9.2. Lưu lượng là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước:

Thực hiện các phép thử liên tục theo mục 9.1 để xác định lưu lượng như  một hàm số của áp suất.

9.2.1. Chọn các mẫu thử:

Số lượng đầu tưới đã thử  mục 9.1, theo trình tự tăng lên của lưu lượng đo được, đánh số N01 là đầu tưới có lưu lượng tưới nhỏ nhất và  N0 25 là đầu tưới có lưu lượng tưới cao nhất.

Lấy 4 đầu tưới trong số các loạt đã thử với  N0s: 3, 12, 13, 23 và đo sự thay đổi của lưu lượng tưới của chúng theo hàm số của áp suất ở cửa nhận nước.

Thử mỗi đầu tưới ở các cấp áp suất, từ áp suất bằng không tới áp suất lên tới 1,2 pmax,, mỗi cấp không quá 50 kPa. Phải thử  các đầu tưới điều chỉnh được ở 3 hoặc hơn 3 cấp áp suất khác nhau nằm trong vùng điều chỉnh, khi tăng lên và khi giảm xuống áp suất ở cửa nhận nước. Đọc các kết quả đo được sau ít nhất 3 phút, kể từ khi áp suất đạt đến áp suất thử. Nếu áp suất ở cửa nhận nước vượt quá áp suất yêu cầu 10 kPa suốt thời gian tăng hay giảm áp suất, thì  trả về áp suất bằng không và lặp lại phép thử.

9.2.2. Đầu tưới không điều chỉnh được  :

Tính lưu lượng trung bình `q, ứng với mỗi mức áp suất (ở cửa nhận nước) bằng cách đo lưu lượng của 4 đầu tưới khi áp suất tăng lên.

Vẽ đường cong `q theo hàm số của áp suất ở cửa nhận nước.

Đường cong q phải phù hợp với đường cong được giới thiệu trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo với độ lệch cho phép bằng ± 5 % của áp suất thử bất kỳ.

9.2.3. Các đầu tưới điều chỉnh được

Tính lưu lượng trung bình `q ứng với mỗi mức áp suất, p, ở cửa nhận nước bằng cách đo lưu lượng của 4 đầu tưới khi áp suất tăng lên, và cả khi áp suất giảm xuống (trị số trung bình của 8 lần đo lưu lượng).

Giá trị `q không được lệch so với lưu lượng danh nghĩa, qn, , quá 5 % đối với loại A và quá 10 % đối với loại B.

9.3. Xác định số mũ (của thông số áp suất tưới) của đầu tưới:

Việc xác định này chỉ áp dụng cho các đầu tưới điều chỉnh được.

Tỷ số giữa lưu lượng tưới , q, tính bằng l/h và áp suất ở cửa nhận nước của một đầu tưới, p, tính bằng kPa cho bởi công thức sau:

q @ k. Pm

Trong đó:

K: Hằng số

m: Số mũ (của thông số áp suất) của đầu tưới.

Dùng tất cả các giá trị `q và p ở mục 9.2.3, tính số mũ, m, của đầu tưới đó theo công thức sau:

Trong đó:

i: 1,2,3,..., n

n: Số giá trị áp suất được dùng ở mục 9.2.3;

q: Lưu lượng trung bình, tính bằng lít/h;

p: Mức áp suất ở cửa nhận nước, tính bằng kPa;

Giá trị của số mũ m (của thông số áp suất) của đầu tưới không được vượt quá 0,2;

10. Tài liệu do nhà máy cấp

Nhà chế tạo phải cung cấp cho người tiêu dùng các bảng kê mục lục hoặc các tờ thông báo gồm các dữ liệu sau :

a) Số danh mục của đầu tưới;

b) Các từ " Loại đồng dều A" hoặc " Loại đồng đều B", khi đựơc áp dụng, sẽ bao gồm cả các giá trị cho ở bảng 1;

c) Kiểu ống thích hợp với đầu tưới và các kích thước của chúng

(xem phụ lục A);

d) Kiểu nối của đầu tưới vào ống;

e) Kích thước đường dẫn nhỏ nhất của đầu tưới;

f) Lưu lượng tưới danh nghĩa;

g) áp suất thử danh nghĩa;

h) Vùng áp suất làm việc;

i) Vùng áp suất diều chỉnh (nếu có);

j) Lưu lượng là hàm số của áp suất ở cửa nhận nước tại các nhiệt độ nước khác nhau;

k) Các đặc tính điều chỉnh (đối với đầu tưới điều chỉnh được);

l) Chỉ dẫn lắp ráp đầu tưới lên ống;

m) Các chỉ dẫn về làm sạch và thay thế;

n) Các chỉ dẫn về phòng ngừa tắc nghẽn của đầu tưới;

o) Giới hạn sử dụng đầu tưới (phân bón, hoá chất...);

p) Yêu cầu lọc;

q) Yêu cầu bảo dưỡng và bảo quản;

r) Lưu lượng tưới danh nghĩa trong suốt quá trình tưới thành tia, nếu được áp dụng.

Bảng 1- Các giá trị về độ  đồng đều của lưu lượng (theo mục 9.1)

Loại đồng đều

Thông số

Độ lệch của `q so với qn max. (%)

Hệ số biến thiên

Cv max.

(%)

A

 

± 5



± 10

± 5



± 10

 

B

 

PHỤ LỤC A

ỐNG POLIÊTYLEN (PE) DÙNG CHO ỐNG TƯỚI NHÁNH - ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT

 

1. Kích thước và áp suất(đường kính ngoài, áp suất danh nghĩa và chiều dày thành ống)

1.1. Dung sai của đường kính ngoài và chiều dày thành ống phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 3607, trừ các đường ống có đường kính danh nghĩa là 12,16 và 20mm, có dung sai về chiều dày thành ống 0¸ +0.2 mm.

1.2. Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa phải tuân theo ISO 161-1. Việc lựa chọn đường kính ngoài danh nghĩa, và chiều dày thành ống tuỳ thuộc áp suất danh nghĩa đưọc chọn, cho ở bảng 1.

1.3. Chiều dày thành ống theo ISO 4065 tuỳ thuộc việc lựa chọn áp suất danh nghĩa cho ở bảng 1.

Ghi chú 1: Các giá trị được chọn ở bảng 1, cùng với những sửa đổi dựa trên số liệu thực nghiệm, căn cứ vào những qui định ở ISO 4065. Như vậy chiều dầy thành của một số ống có đường kính nhỏ hơn sẽ phải tăng lên để ống đáp ứng được các yêu cầu vận hành.

1.4. áp suất làm việc cực đại có thể chấp nhận khi nhiệt độ nước lên tới 450C được xác định ở mục 3.3.

1.5. Đo kích thước ống theo mô tả ở ISO 3126

2. Độ bền với áp suất bên trong:

ống phải tuân theo các yêu cầu của ISO 1167 trong các trường hợp thử với thời gian rút ngắn (1h) và thử kéo dài, có sử dụng các thông số thử ở bảng 2.

Bảng 1 - Chiều dày danh nghĩa của thành ống, e, tính bằng mm

Đường kính ngoài danh nghĩa ,D

PE 25(1)

PE 32(1)

PE 50(1,2)

S 10

S 6,3

54

S 12,5

S 8

S 5

S 5

 

Chiều dày thành ống, e

12

16

20

25

32

1

1,2

1,3

1,4

1,6

1,1

1,4

1,5

1,9

2,4

1,4

1,8

2,3

2,8

3,6

-

1

1,2

1,2

1,5

1

1,2

1,5

1,5

1,9

1,1

1,5

1,9

2,3

2,9

1,1

1,5

1,9

2,3

2,9

Áp suất danh nghĩa PN (bar)

2,5

4

6

2,5

4

6

10

 

Bảng 2 - Độ bền đối với áp suất bên trong - Thông số thử

Vật liệu ống

(Ký hiệu)

Thử ngắn

Thử kéo dài

Nhiệt độ

Thời gian

Ứng suất

Nhiệt độ

Thời gian

Ứng suất

 

0C

h

MPa

0C

h

MPa

PE 32

 

 

7,8

 

100

2,9

PE 25

20

1

6,9

70

100

2,5

PE 50

 

 

12

80

170

3,9

Ghi chú: Các ký hiệu bằng số trong bảng là tạm thời và đang thảo luận.

3. Nguyên tắc lựa chọn ống tưới nhánh :

3.1. Điều kiện làm việc chung

Các điều kiện làm việc thông thường của ống tưới phải  như sau:

- Cho ống tưới làm việc tối đa 1500 h/1 năm với áp suất bằng áp suất danh nghĩa của ống và với nhiệt độ nước bằng 450C. Để tạo ra độ an toàn phụ thêm khi ống làm việc với các điều kiện vượt quá qui định, thì phải chọn dãy ống có chỉ số thấp hơn bên cạnh, có nghĩa là ống có chiều dày lớn hơn. (Theo bảng 1)

- Khi ống không được dùng, thì phải giảm áp suất (trong ống) tới áp suất bằng áp suất khí quyển.

Ghi chú 2: Trong các điều kiện làm việc như vậy, tuổi thọ mong muốn của ống sẽ kéo dài tới 10 năm hoặc ít hơn, tuỳ thuộc vào ứng suất cơ học và vào độ mài mòn của ống (không quá 50 năm theo thông lệ của ống cấp nước).

3.2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống

Ngoài áp suất làm việc, các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiều dày ống.

3.2.1. Kiểu nối giữa ống và các phụ  kiện, giữa ống và các thiết bị phân phối khác nhau.

3.2.1.1. Kiểu ghép nối  không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống trong các trường hợp sau:

a) Khi phụ kiện nối hoặc các thiết bị phân phối là kiểu lồng ghép (lồng ghép có răng) có hoặc không có kẹp tăng cường ở ngoài.

b) Khi thiết bị phân phối lồng vào ống, chỗ nối đó được kẹp  bằng kẹp an toàn hoặc không được kẹp.

3.2.1.2. Kiểu ghép nối có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ống trong các trường hợp sau đây:

a) Khi thiết bị phân phối được lồng vào lỗ không có ren ở thành ống và không có kẹp an toàn.

Trường hợp này, độ dày thành ống (PE 25) không được nhỏ hơn 1,2mm.

Ghi chú 3: Để đảm bảo độ chính xác lớn hơn, phải tìm mối liên hệ giữa chiều dày thành ống danh nghĩa, đường kính lỗ và đường kính trong của ống.

b) Khi thiết bị phân phối được lắp ren từ mép vào trong thành ống, trường hợp này, chiều dày thành ống không được nhỏ hơn 1,5mm.

Ghi chú 4: Để có độ chính xác lớn hơn, phải tìm mối liên hệ giữa chiều dày nhỏ nhất và đường kính ren.

c) Khi phụ kiện nối là loại ép (phụ kiện kẹp ngoài). Trong trường hợp này, chiều dày thành ống không được nhỏ hơn 1,4mm đối với ống PE 25 và không được nhỏ hơn 1,2mm đối với ống PE 32 & PE50.

Giới hạn này không áp dụng khi ống được tăng cường ở vùng kẹp bằng một ống lót.

3.2.2. Cách thức liên kết ống tưới nhánh với các thiết bị còn lại của hệ thống cố định hay cơ động.

3.2.2.1. Trong hệ thống tưới dùng vòi phun kiểu (Sprinkler) bán cơ động, áp suất của ống tưới nhánh không được nhỏ hơn áp suất của ống PN 6.

3.2.2.2. Trong hệ thống tưới nhỏ giọt, kiểu moóc kéo, áp suất của ống tưới nhánh không được nhỏ hơn  áp suất của ống PN4.

3.3. nh hưởng của nhiệt độ của nước  đến sự lựa chọn áp suất danh nghĩa của ống.

- Khi nhiệt độ nước lên tới 350C, áp suất danh nghĩa của ống được xác định bởi áp suất làm việc theo yêu cầu của ống (xem  phụ lục A , mục 1)

- Khi nhiệt độ từ 360C đến 450C, phải chọn ống có chỉ số loạt bên cạnh nhỏ hơn, nghĩa là có áp suất gần kề lớn hơn, kê ở bảng 1 (phụ lục A), để có ống có chiều dày lớn hơn [như vậy, nếu áp suất làm việc cực đại là 2,5 bar (0,25 MPa) phải dùng loại ống PN 4].

Ví dụ:

ống PE 32

Vùng nhiệt độ: 0C tới                 35                     36-45

Loạt ống chọn                          S 8                   S 5

áp suất danh nghĩa PN              4                     6

(theo nhãn)

áp suất làm việc , bar                4                     4

 

PHỤ LỤC B

CÁC MỐI GHÉP NỐI GIỮA PHỤ KIỆN VÀ ỐNG POLIÊTYLEN (PE) CHỊU ÁP SUẤT- THỬ CHỊU KÉO

 

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp kiểm tra khả năng nối của các mối ghép nối (không kể các mối nối hàn nóng chảy) giữa các phụ kiện nối, và ống poliêtylen (PE) chịu ứng suất căng dọc trục.

Phép thử có thể áp dụng để nối ống poliêtylen có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng 63mm (2,480 in) dù kết cấu và vật liệu của phụ kiện để nối ống ra sao.

2. Nguyên tắc:

Phải kiểm tra khả năng của mối nối chịu kéo khi ứng suất kéo tác động dọc trục.

3. Thiết bị thử:

Thiết bị đo áp suất có khả năng giữ mẫu thử với ứng suất dọc trục không đổi tới trị số danh nghĩa.

Lực tính được có thể tác động lên mẫu thử bằng khâu đo điện, thông qua cặp bánh răng truyền lực (nhờ tay quay) đến khung kẹp để kẹp mẫu thử tại một đầu, còn đầu kia của mẫu thử được kẹp bởi giá cố định. Tín hiệu điện từ khâu đo lực (được cung cấp từ nguồn cung cấp chuẩn), được chuyền qua thiết bị đo và chỉ thị bằng số tương ứng với lực đã cho (Hình 2)

4. Mẫu thử:

Mẫu thử gồm có đầu nối đã được lắp sẵn để nối nối tiếp với vòi phun, còn đầu kia nối với ống theo kiểu lắp găng (H.1).

Mỗi đoạn ống dài ít nhất 300 mm (12 in). Việc lắp ráp các mối nối phải được thực hiện theo thực tế hoặc tiêu chuẩn riêng của mỗi nước.

5. Phương pháp thử:

Từ kích thước của ống, tính tiết diện của thành ống, và từ số liệu tính lực (k) cần để tạo ra ứng suất dọc trục bằng 1,5 lần ứng suất làm việc cực đại cho phép của vật liệu chế tạo ống theo công thức sau đây:

                                              P

                        K = 1,5. st. ----- (de2 - d2)

                                              4

Trong đó:          st   Ưng suất cho phép đối với ống PE khảo sát;

                        de   Đường kính ngoài danh nghĩa của ống;

                        d    Đường kính trong của ống.

Nhiệt độ thử  phải là 20 ± 20C

Kẹp mẫu thử vào thiết bị thử

Tác động một lực từ từ (theo tính toán)  trong thời gian khoảng 30"

Giữ mẫu với lực căng không đổi ít nhất 1 giờ

6. Báo cáo thử

Báo cáo thử đề cập đến tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế liên quan, cho biết:

- Lực theo tính toán

- Chỗ nối có bị rời ra hay không? Chỗ nối được coi là thoả mãn, nếu suốt quá trình thử, ống không bị kéo tuột khỏi đầu nối.

Hình 1: Kiểu ghép nối nối tiếp

Hình 1: Giá thử kéo

1: Tay quay và cặp bánh răng nón

2: Khung thử

3: Đầu đo được nối với thiết bị chỉ thị

4: Giá đỡ động

5: Mẫu thử kéo

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 58/2002/QĐ-BNN ngày 24/06/2002 về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.002

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.103.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!