1. Các sản phẩm được quy định tại
Điều 2 Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy
sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Sản phẩm trồng trọt: mía đường,
bưởi năm roi, cam sành, khóm Cầu Đúc, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc,
chanh không hạt.
3. Sản phẩm thủy sản: cá rô đồng,
cá thát lát, cá điêu hồng, cá lóc, lươn, ba ba, cua đinh, ếch.
Điều 5. Điều
kiện hỗ trợ
Chủ đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm
nông lâm thủy sản phải có đủ các điều kiện sau:
1. Áp dụng VietGAP trong sản xuất,
sơ chế sản phẩm.
2. Có hợp đồng tiêu thụ hoặc
phương án tiêu thụ sản phẩm.
Điều 6. Một số
chính sách hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước
1. Đầu tư 100% kinh phí về điều
tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để
xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp,
thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Không quá 50% tổng vốn đầu tư
xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế,
hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng.
3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động
nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế và xúc tiến thương mại sản phẩm
nông nghiệp và thủy sản; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp
đào tạo, tập huấn.
Nội dung và mức hỗ trợ: thực hiện
theo quy định tại các chương trình, dự án lồng ghép thực hiện VietGAP.
4. Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ
chức chứng nhận đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP.
5. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật
mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo
vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản
lý cây trồng tổng hợp (ICM): nội dung chi và mức chi theo Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
6. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến
thương mại theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây
dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Điều 7. Nguồn
kinh phí thực hiện
Kinh phí hỗ trợ các nội dung tại
Quyết định này được sử dụng từ ngân sách Trung ương thông qua các chương trình,
dự án có liên quan; kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí khuyến nông, kinh phí
sự nghiệp khoa học công nghệ đã được giao cho các cơ quan, đơn vị và các nguồn
hợp pháp khác.
Điều 8. Trách
nhiệm thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan phổ biến,
tuyên truyền nội dung cơ chế chính sách này đến các tổ chức và cá nhân; định kỳ
hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện
chính sách trên địa bàn tỉnh.
- Hàng
năm, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kinh phí
thực hiện chính sách, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Điều
tra cơ bản, khảo sát địa hình; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập và phê duyệt
quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện áp dụng quy trình VietGAP
trên địa bàn tỉnh. Đánh giá, đề xuất tổ chức chứng nhận sản xuất, sơ chế sản phẩm
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Chủ trì
thực hiện xét duyệt đối tượng đăng ký được hỗ trợ và chịu trách nhiệm thanh quyết
toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Sở Tài chính phối hợp Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan căn cứ nguồn ngân
sách Trung ương hỗ trợ, kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí khuyến nông, kinh
phí sự nghiệp khoa học công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thẩm tra,
phân bổ cho các đơn vị để thực hiện chính sách theo đúng quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn
vị, cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách tại các huyện, thị xã,
thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các đơn vị liên quan
lập kế hoạch và ưu tiên phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lồng ghép của
các chương trình, dự án để thực hiện chính sách theo quy định.
4. Sở Công Thương
Căn cứ kế hoạch hàng
năm, định hướng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại về lưu thông, phân phối
các sản phẩm an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP.
5. Sở Khoa học và
Công nghệ
- Ưu tiên triển
khai thực hiện các đề tài, dự án về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng
các mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm VietGAP; hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài, hỗ trợ đổi mới công
nghệ trong sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí
xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm theo quy định.
6. Sở Y tế
Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến sản phẩm VietGAP.
7. Sở Tài nguyên
và Môi trường
- Tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên (đất đai); các
tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất được ưu tiên thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền
sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại các vùng sản xuất rau theo quy
hoạch; phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội; quản lý về môi trường trên địa
bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Hướng dẫn thủ tục
về đất đai và bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm
nông, lâm, thủy sản an toàn theo quy trình VietGAP.
- Kiểm tra, giám
sát việc chấp hành các quy định về đất đai và thực thi các giải pháp bảo vệ môi
trường đối với hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm VietGAP.
8. Kho bạc Nhà nước Hậu Giang
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện việc chuyển trả kinh phí hỗ trợ cho các chủ đầu
tư theo quy định.
9. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hậu Giang
Chỉ đạo
các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí nguồn vốn vay cho các
chương trình, dự án sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại sản phẩm nông,
lâm, thủy sản áp dụng theo quy trình VietGAP.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố có trách nhiệm:
- Rà soát tính quy hoạch của
phương án đầu tư.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn xác nhận địa điểm đầu tư theo Quy định này.
- Chỉ đạo các phòng, ban chức
năng, đơn vị liên quan phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, tập huấn, lập phương án sản xuất áp dụng quy
trình VietGAP để được đăng ký hưởng các cơ chế chính sách theo quy định.
- Hàng năm, xây dựng dự toán kinh
phí hỗ trợ theo quy định, gửi các sở, ngành liên quan (Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) để tổng hợp trình Ủy ban
nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu hàng năm theo quy định
Điều 9. Trách nhiệm của các Chủ đầu tư
Cung cấp
đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu để chứng minh việc sử dụng vốn đầu
tư cho mô hình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu
đã cung cấp.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở,
ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ
chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định
này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì các cơ quan, tổ chức,
cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.