ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 489/QĐ-UBND
|
Gia
Lai, ngày 22 tháng 10
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI NĂM 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số
09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc hướng dẫn thực hiện điểm a, khoản 1, điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC
ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết
định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
22/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định chi tiết thực
hiện Điểm b, Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ
giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 122/TTr-SNNPTNT ngày 12/9/2018,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê
duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
năm 2019, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
nông hộ trên địa bàn tỉnh, chủ động nắm bắt nhu cầu thực tế của người chăn nuôi
nông hộ, có phương án hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Khuyến khích các hộ trực tiếp chăn
nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đưa chăn nuôi nông hộ vào kiểm soát về quy
trình chăn nuôi, chất lượng con giống, vệ sinh phòng bệnh và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường chăn nuôi.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đúng đối tượng; công khai danh sách các đối
tượng được hưởng hỗ trợ đến từng xã, thôn; thường xuyên kiểm tra, giám sát thực
hiện chính sách tại địa phương.
- Chủ động kiểm soát và khống chế
được các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh
gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi và an toàn thực phẩm.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Địa bàn thực hiện: 17/17 huyện, thị xã, thành phố
2. Đối tượng, định mức hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND
tỉnh Gia Lai.
3. Các hạng mục hỗ trợ:
3.1. Hỗ trợ tinh, Nitơ lỏng và dụng
cụ:
- Tinh bò: Sử dụng tinh đông lạnh các
giống bò Brahman, Angus, Droughtmaster, BBB, Charolais.
- Tinh heo: Sử dụng tinh lỏng các
giống heo Duroc, Pietrain, Landrace, Yorkshire.
- Nitơ lỏng: 1 lít/liều tinh để bảo
quản và vận chuyển tinh đông lạnh bò đi phối giống.
- Dụng cụ phối giống nhân tạo bò: 1
bộ/liều tinh.
3.2. Hỗ trợ mua heo, bò đực giống bố
mẹ:
- Sử dụng các giống Duroc, Pietrain,
Landrace, Yorkshire.
- Sử dụng các giống bò Brahman,
Angus, Droughtmaster, BBB, Charolais.
3.3. Hỗ trợ về xử lý chất thải chăn
nuôi: Sử dụng công nghệ hầm xây KT1, KT2 và hầm Composite được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận.
3.4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các
cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
3.5. Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng
để vận chuyển, bảo quản tinh.
(Chi
tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
4. Nhu cầu kinh phí thực hiện năm
2019: 13.114.838.000 đồng (Mười ba tỷ, một trăm mười
bốn triệu, tám trăm ba mươi tám nghìn đồng chẵn).
4.1 Nguồn Trung ương: Đề nghị Trung
ương hỗ trợ địa phương 50% với số kinh phí là: 6.557.419.000 đồng (Sáu tỷ, năm
trăm năm mươi bảy triệu, bốn trăm mười chín nghìn đồng chẵn) theo Khoản 2, Điều
3, Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính.
4.2. Nguồn địa phương: Ngân sách địa
phương 50% là: 6.557.419.000 đồng (Sáu tỷ, năm trăm năm mươi bảy triệu, bốn trăm
mười chín nghìn đồng chẵn), trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% tổng kinh
phí thực hiện kế hoạch: 3.934.452.000 đồng (ba tỷ, chín trăm ba mươi bốn triệu,
bốn trăm năm mươi hai nghìn đồng chẵn).
- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20% tổng
kinh phí thực hiện kế hoạch: 2.622.967.000 đồng (Hai tỷ, sáu trăm hai mươi hai
triệu, chín trăm sáu mươi bảy nghìn đồng chẵn).
(Chi
tiết tại phụ lục 2 kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính,
các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai
thực hiện các nội dung kế hoạch theo đúng quy định.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể các
đơn vị chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch.
- Thường xuyên giám sát việc tổ chức
thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh; kịp thời đề xuất, tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển
khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh gửi về UBND tỉnh và Bộ Nông
nghiệp và PTNT để theo dõi (báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 20/5; báo cáo năm
gửi trước ngày 20/11).
2. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng ngân sách và các
nguồn tài chính khác, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch
có hiệu quả; hướng dẫn cơ chế tài chính và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ
theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để
triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế
hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ năm 2019 trên địa bàn để người dân
được biết, đăng ký.
- Chỉ đạo UBND cấp xã xác định các
đối tượng hộ nông dân trên địa bàn được thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của kế
hoạch; hướng dẫn các hộ viết đơn đăng ký và cam kết thực hiện việc hỗ trợ theo
đúng quy định.
- Cử cán bộ theo dõi và tổng hợp nhu
cầu đăng ký hàng tháng gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp chung trên
toàn tỉnh;
- Theo dõi, chủ trì nghiệm thu kết
quả thực hiện các nội dung được hỗ trợ của các hộ, gửi về Sở Nông nghiệp và
PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi
Chủ động làm đơn đăng ký hạng mục cần
được hỗ trợ có xác nhận của UBND cấp xã, cam kết thực hiện các nội dung sau:
- Chăn nuôi bảo đảm vệ sinh phòng
dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái;
- Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và khai
thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với heo và 48 tháng đối với trâu, bò;
trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh;
- Không sử dụng con đực heo, trâu, bò
không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ
(b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, NL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kpă Thuyên
|