Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 46/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 13/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 13 tháng 01 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2025-2027

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XII) về việc phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 05/TTr-SNN ngày 09/01/2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2025 - 2027 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Như Điều 3 (thực hiện);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh (Ô. Nhất);
- Các hội, đoàn thể tỉnh (phối hợp);
- Báo Bắc Kạn, Đài PT&TH tỉnh;
- CVP, PCVP Ô. Trung);
- Lưu: VT, Bắc.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Quang Nhất

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2025 - 2027

(Kèm theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự cần thiết

Trong những năm qua công tác khuyến nông được tăng cường với nhiều nội dung và hình thức hoạt động góp phần làm thay đổi nhận thức của người nông dân và các tổ chức sản xuất; nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hoạt động khuyến nông đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông, Sở Nồng nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2022-2024 theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định 153/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh đảm bảo tiến độ, kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Trong giai đoạn 2022-2024, từ nguồn ngân sách địa phương cấp chi cho hoạt động khuyến nông là 5.522 triệu đồng (nguồn sự nghiệp tỉnh), Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện được 15 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với 864 hộ tham gia, trong đó triển khai thực hiện 5 mô hình trồng trọt, 3 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình thủy sản, 4 mô hình lâm nghiệp; tập huấn 36 lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản cho 992 lượt người tham gia (các hộ trong và ngoài mô hình); phối hợp xây dựng và phát sóng 12 chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và duy trì 01 trang thông tin điện tử về chủ trương, định hướng, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các mô hình có tính thực tiễn và ứng dụng cao; dự tính, dự báo thời tiết, phòng trừ sâu bệnh,...

Các mô hình khuyến nông cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu, tiêu chí đã đề ra về năng suất, chất lượng sản phẩm,...; mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân nâng cao kỹ thuật canh tác, làm thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa thị trường, giúp đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, được người dân đánh giá cao.

Mặc dù Chương trình khuyến nông giai đoạn 2022-2024 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng do chưa dự báo được nhu cầu của thị trường và việc xây dựng các mô hình còn nhỏ lẻ nên khả năng nhân rộng chưa cao.

Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế đã chỉ ra. Chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khuyến nông giai đoạn và hằng năm đúng quy định; đồng thời đảm bảo bố trí nguồn lực cho chương trình hoạt động xuyên suốt, có tầm nhìn, có khả năng nhân rộng cao, việc xây dựng Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2025-2027 là rất cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng Chương trình

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về các kỹ thuật lâm sinh;

- Thông tư 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động Khuyến nông;

- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;

- Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi;

- Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình Khuyến ngư;

- Quyết định 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung ương;

- Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc Ban hành quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong nước do ngân sách địa phương đảm bảo;

- Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định nội dung, mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại địa phương từ nguồn ngân sách tỉnh Bắc Kạn;

- Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 01/8/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong nước do ngân sách địa phương đảm bảo ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND ngày 18/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về mức chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Tỉnh ủy Bắc Kạn Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba ( khóa XII) về việc phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035;

- Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để áp dụng trong thực hiện các chương trình, dự án, mô hình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

II. MỤC TIÊU

1. Xây dựng chương trình Khuyến nông giai đoạn 2025 - 2027 gồm tập hợp các chương trình, mô hình khuyến nông và công tác thông tin tuyên truyền tập trung vào các ngành hàng, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quan trọng, nhằm phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và những cây trồng, vật nuôi chủ lực, nâng cao hiệu quả trong sản xuất; thúc đẩy sản xuất nông lâm ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, thúc đẩy cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh.

3. Làm cơ sở đề xuất kế hoạch khuyến nông, dự toán kinh phí hằng năm, chủ động trong việc bố trí nguồn lực triển khai thực hiện.

III. NỘI DUNG

1. Chương trình khuyến nông cấp tỉnh giai đoạn 2025-2027

1.1 Đối với xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gắn với liên kết chuỗi giá trị (từ nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến nông cấp tỉnh)

- Mô hình trồng trọt: 03 mô hình sản xuất thâm canh cây ớt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; 02 mô hình trồng đậu tương rau gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; 01 mô hình trồng cây lê ghép VH6.

- Mô hình chăn nuôi: 03 mô hình chăn nuôi dê thương phẩm theo hướng thâm canh thích ứng với Biến đổi khí hậu.

- Mô hình thủy sản: 03 mô hình nuôi cá rô phi trong lồng trên sông/hồ chứa.

- Mô hình lâm nghiệp: 03 mô hình trồng thâm canh cây trám đen (bằng cây ghép) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1.2. Thông tin - Tuyên truyền

Xây dựng chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm: 12 phóng sự.

2. Chương trình khuyến nông cấp huyện giai đoạn 2025-2027

- Thành phố Bắc Kạn xây dựng 07 mô hình và 30 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT): 02 mô hình trồng thâm canh cây mơ vàng theo hướng hữu cơ (tiếp tục hỗ trợ chăm sóc năm 2, 3), 01 mô hình trồng thâm canh cây chuối theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị, 01 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật luân canh cây trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, 01 mô hình chăn nuôi dúi sinh sản gắn với liên kết chuỗi giá trị, 01 mô hình nuôi lươn gắn với liên kết chuỗi giá trị, 01 mô hình tỉa thưa rừng trồng để chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng gỗ lớn (tỉa thưa lần 2 trên diện tích đã thực hiện mô hình năm 2024), 30 lớp chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi.

- Huyện Na Rì xây dựng 11 mô hình: 03 mô hình trồng khoai tây vụ đông gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại, 03 mô hình trồng cây hồng không hạt LT-1, 03 mô hình trồng cây dược liệu (cây cà gai leo) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, 01 mô hình chăn nuôi ngựa cái sinh sản, 01 mô hình chăn nuôi trâu cái sinh sản.

- Huyện Chợ Đồn xây dựng 08 mô hình: 03 mô hình nhân rộng phát triển cây chè hoa vàng, 01 mô hình phát triển cây Giảo cổ lam gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm, 03 mô hình nhân rộng phát triển giống lúa Khẩu Nua Pái gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm, 01 mô hình nuôi dúi sinh sản gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm.

- Huyện Ba Bể xây dựng 06 mô hình: 01 mô hình trồng mới cây chè, 01 mô hình cải tạo thâm canh cây chè, 01 mô hình thâm canh cải tạo cây hồng không hạt, 01 mô hình trồng mới cây hồng không hạt, 01 mô hình thâm canh tăng vụ trồng bí xanh thơm, 01 mô hình sản xuất giống lúa nếp tài chất lượng cao.

- Huyện Chợ Mới xây dựng 04 mô hình: 01 mô hình thâm canh tăng năng suất cây mơ, 02 mô hình chăm sóc cây quế (năm 2, 3), 01 mô hình trâu, bò vỗ béo.

- Huyện Bạch Thông xây dựng 04 mô hình: 01 mô hình trồng rau trái vụ, 01 mô hình nhà màng trồng dưa lưới, 01 mô hình nhân giống và nuôi Dê lai thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, 01 mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao.

- Huyện Ngân Sơn xây dựng 03 mô hình: 01 mô hình trông cây lê VH6, 01 mô hình trồng rau trái vụ, 01 mô hình chăn nuôi ngựa sinh sản.

(Chi tiết tại các Phụ lục theo kèm)

IV. ĐỊNH MỰC HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Định mức hỗ trợ

Thực hiện theo Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 về ban hành quy định nội dung, mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại địa phương từ nguồn ngân sách tỉnh Bắc Kạn.

2. Kinh phí thực hiện

2.1. Chương trình khuyến nông cấp tỉnh giai đoạn 2025-2027.

- Dự kiến kinh phí thực hiện: 7.521.539.553 đồng.

+ Kinh phí nhà nước: 5.809.362.813 đồng.

+ Người dân đối ứng: 1.712.176.740 đồng.

- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2025 - 2027 do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

2.2. Chương trình khuyến nông cấp huyện giai đoạn 2025-2027

- Dự kiến kinh phí thực hiện: 17.907.594.151 đồng.

+ Kinh phí nhà nước: 14.000.338.077 đồng.

+ Người dân đối ứng: 3.907.256.074 đồng.

- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2025 - 2027 do ngân sách các huyện, thành phố đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả và phương pháp hoạt động khuyến nông

1.1. Đổi mới cách tiếp cận khuyến nông

- Nội dung khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu của nông dân và sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, theo phương châm: Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông.

- Lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất nổi bật, hiệu quả nhất, có sức thuyết phục cao và có khả năng lan tỏa cao.

- Chất lượng hàng đầu: Xu hướng xã hội hóa khuyến nông, nông dân lựa chọn tổ chức khuyến nông nào có chất lượng dịch vụ tốt nhất.

1.2. Đổi mới về phương pháp hoạt động khuyến nông

- Nguyên tắc chung của đổi mới phương pháp khuyến nông là thực hiện: Giảm hành chính hóa, giảm hình thức, giảm phân tán; tăng tính chuyên nghiệp hóa (kiến thức, phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc); tăng áp dụng công nghệ thông tin, tăng khả năng tư vấn, dịch vụ (theo yêu cầu của nông dân).

- Đổi mới tư duy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông: Cán bộ khuyến nông thực hiện: Thạo nghề, thông chính sách; nhiệt tình, gần dân; khiêm tốn, cầu thị; không thụ động, ỷ lại; không quan liêu, sách nhiễu dân; không bảo thủ, trì trệ.

1.3. Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông

Hoạt động khuyến nông nhằm vào 3 nội dung cốt lõi để tăng trưởng giá trị và tăng thu nhập, đó là: Thúc đẩy sản xuất tăng trưởng; liên kết, hợp tác sản xuất; gắn tiêu thụ sản phẩm.

Mở rộng nội dung và nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ khuyến nông đáp ứng nhu cầu của nông dân, thông qua các hình thức phù hợp.

Thực hiện rà soát, cập nhật, chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất có sức thuyết phục và khả năng lan tỏa, sản xuất hàng hóa gắn chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, từ đó làm cơ sở triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Mở rộng và cải tiến các kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết đến người dân

- Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Phổ biến những tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng; chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng để nông dân học tập làm theo; tư vấn giải đáp các chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; quảng bá các sản phẩm nông nghiệp và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông toàn quốc.

- Phóng sự về sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm:

+ Tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt thông tin, học tập và nhân rộng các mô hình về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, qua đó quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, từng bước đưa các sản phẩm đặc sản của tỉnh ra thị trường ngoài tỉnh.

+ Xây dựng chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đảm bảo thiết thực và hiệu quả, các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin phải là các sản phẩm có lợi thế và tiềm năng, đặc biệt các sản phẩm OCOP của tỉnh.

+ Mỗi chương trình phải tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin được một chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

- Thông tin tuyên truyền thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cấp, ban, ngành vào hoạt động truyền thông, cập nhật thông tin một cách đa dạng, nhiều chiều, khách quan và kịp thời nhằm đưa ra các dự báo chính xác phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.

3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông

Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến nông đầu mối, các điển hình sản xuất giỏi.

Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.

4. Huy động tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông

Tranh thủ các nguồn lực thực hiện chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, Trường, các Trung tâm nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp nhận nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ các Dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Tích cực triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác khuyến nông, thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia,... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác khuyến nông.

5. Đẩy mạnh việc tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, coi đây là một trong các giải pháp then chốt để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị,... để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Mạnh dạn thí điểm thực hiện cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông và tăng thu ngân sách cho địa phương.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh; chủ trì hướng dẫn, tổng hợp, phê duyệt kế hoạch thực hiện hằng năm và các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông theo Chương trình này.

- Chủ trì tổng hợp kinh phí thực hiện chương trình khuyến nông hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực hiện.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình.

2. Các Sở, ngành liên quan

2.1. Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình.

2.2. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến để thực hiện Chương trình.

2.3. Sở Công Thương: Ưu tiên, hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.4. Cơ quan thông tin tuyên truyền và các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Hằng năm cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện các Chương trình Khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ Chương trình khuyến nông địa phương giai đoạn 2025-2027 đã phê duyệt và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường hướng dẫn tổ chức triển khai xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương theo quy định.

Căn cứ nội dung Chương trình này và nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn. Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông; chuyển giao, nhân rộng các mô hình thành công vào sản xuất đại trà tại địa phương./.


PHỤ LỤC 01:

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2025 - 2027
(Kèm theo Quyết định số: 46/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị tính: Đồng

STT

NỘI DUNG

Địa điểm thực hiện

Quy mô

Kết quả dự kiến đạt được

Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian dự kiến thực hiện (năm)

Kinh phí dự kiến (ngân sách nhà nước)

I

MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

3.062.365.425

1

Trồng thâm canh cây ớt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng I, II)

03 mô hình (15 ha/mô hình)

Xây dựng được 45 ha trồng ớt trong 3 năm từ năm 2025 - 2027 mỗi năm thực hiện 15 ha. Thu nhập đạt trên 140 triệu đồng/ha/năm. Tập huấn cho khoảng 180 lượt nông dân

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Thành phố, UBND các xã thực hiện mô hình; các công ty giống

2025-2027

1.824.629.625

2

Sản xuất đậu tương rau gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng III)

02 mô hình (10 ha/mô hình)

Xây dựng được 20 ha trồng đậu tương rau, liên kết tiêu thụ sản phẩm từ năm 2025- 2026; Mỗi năm thực hiện 10 ha; tập huấn nâng cao năng lực cho 120 lượt nông dân

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Thành phố, UBND xã thực hiện mô hình; các công ty giống

2025-2026

483.184.800

3

Trồng cây lê ghép VH6

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng I, II)

01 mô hình (15ha)

Xây dựng được 15 ha trồng cây lê trong 02 năm từ năm 2026 - 2027 (Trồng mới năm 2026 với 15ha và chăm sóc năm 2027); tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 300 lượt nông dân; tỉ lệ sống đạt trên 85%; sau 03 năm lãi khoảng 40 triệu đồng/ha.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Thành phố, UBND các xã thực hiện mô hình; các công ty giống

2026-2027

754.551.000

II

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI

 

 

 

 

606.753.000

1

Chăn nuôi dê thương phẩm theo hướng thâm canh thích ứng với Biến đổi khí hậu

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng I, II)

03 mô hình (80 con/mô hình)

- Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi dê thương phẩm theo hướng thâm canh thích ứng với Biến đổi khí hậu đạt năng suất cao, an toàn dịch bệnh.

- Các chỉ tiêu cần đạt: Thời gian nuôi 4 tháng; tỷ lệ sống ≥ 90%; Khối lượng xuất bán ≥ 40kg.

- Mô hình là nơi các hộ chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi dê thương phẩm đến tham quan, học tập.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố; UBND các xã thực hiện mô hình; doanh nghiệp...

2025-2027

606.753.000

III

MÔ HÌNH THỦY SẢN

1.004.804.388

1

Nuôi cá rô phi trong lồng trên sông/hồ chứa

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng I, II)

3 mô hình (200 m3/mô hình)

Tỷ lệ sống > 70%; Cỡ cá thu hoạch > 0,7 kg/con; Năng suất đạt 40 kg/m3; Hệ số thức ăn 1,8. Sản lượng dự kiến đạt 9.800 kg với giá bán bình quân từ 45.000-50.000đ. Trừ chi phí giống, vật tư… lợi nhuận dự kiến thu về từ 110.000đ- 250.000đ/m3

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố; UBND các xã thực hiện mô hình;…

2025-2027

1.004.804.388

IV

MÔ HÌNH LÂM NGHIỆP

815.976.000

1

Trồng thâm canh cây trám đen (bằng cây ghép) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Thuộc địa bàn Vùng I, II)

03 mô hình (10 ha/mô hình)

Xây dựng thành công mô hình với quy mô 30 ha/3 năm; Cây gỗ tự nhiên sinh trưởng phát triển tốt, gia tăng giá trị rừng; tỷ lệ sống > 85%;

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố; UBND các xã thực hiện mô hình.

2025-2027

815.976.000

V

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

 

 

 

 

319.464.000

1

Chương trình phóng sự khoa giáo

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Số lượng: 12 phóng sự/3 năm

Mỗi năm phát sóng được 04 phóng sự chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; Mỗi chương trình phát sóng tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin về một chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Các cơ quan chuyên môn trong ngành nông nghiệp, cộng tác viên

2025-2027

319.464.000

Tổng cộng

 

15 mô hình

 

 

 

 

5.809.362.813

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2025 - 2027
(Kèm theo Quyết định số: 46/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị tính: Đồng

TT

NỘI DUNG

Dự kiến địa điểm thực hiện

Quy mô

Dự kiến kết quả đạt được

Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện

Đơn vị phối hợp

Dự kiến thời gian thực hiện (năm)

Kinh phí dự kiến (Ngân sách nhà nước)

I

THÀNH PHỐ BẮC KẠN

07 mô hình; 30 lớp chuyển giao KHKT

 

 

 

 

2.630.908.202

1

Trồng thâm canh cây mơ vàng theo hướng hữu cơ (tiếp tục hỗ trợ chăm sóc năm 2, 3)

Xã Nông Thượng; phường Xuất Hóa

02 mô hình (10ha)

Mở rộng và phát triển 10 ha cây mơ vàng sản xuất theo hướng hữu cơ; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh, cải tạo cây mơ vàng cho 60 lượt người thuộc trong và ngoài mô hình

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng Kinh tế, UBND xã Nông Thượng, UBND phường Xuất Hóa

2025 - 2026

577.642.909

2

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật luân canh cây trồng gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

dự kiến thực hiện tại cánh đồng Tổng Nẻng,phường Huyền Tụng.

01 mô hình (03 ha)

Hình thành và phát triển 03 ha vùng sản xuất rau củ tập trung gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững, ổn định, đồng thời duy trì ổn định chất lượng sản xuất lúa trong vụ mùa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng Kinh tế, UBND phường Huyền Tụng

2025-2027

362.801.160

3

Trồng thâm canh cây chuối theo hướng hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị

Dương Quang

01 mô hình (05 ha)

Hình thành vùng nguyên liệu chuối hữu cơ chất lượng, có giá trị kinh tế gắn với liên kết chuỗi giá trị ổn định, bền vững phục vụ tốt nhu cầu chế biến của một số HTX nông nghiệp trên địa bàn

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng Kinh tế, UBND xã Dương Quang

2025-2027

453.091.418

4

Nuôi lươn gắn với liên kết chuỗi giá trị

Phường Huyền Tụng

01 mô hình (300 m2)

Hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ lươn thương phẩm ổn định với sản lượng trung bình 4.000kg/năm, thu nhập khoảng trên 800 triệu đồng/năm.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng Kinh tế, UBND phường Huyền Tụng

2025-2027

436.104.000

5

Tỉa thưa rừng trồng để chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng gỗ lớn (tỉa thưa lần 2 trên diện tích đã thực hiện mô hình năm 2024)

Phường Huyền Tụng

01 mô hình (05 ha)

Hình thành 5ha rừng trồng mỡ đạt chỉ tiêu khai thác cây gỗ lớn, giá trị trung bình trên 300.000.000đồng/ha.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Hạt Kiểm lâm, Phòng Kinh tế, UBND các xã, phường

2025-2027

75.786.833

6

Chăn nuôi dúi sinh sản gắn với liên kết chuỗi giá trị

Các xã, phường trên địa bàn thành phố

01 mô hình (200 Con)

Hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ Dúi má đào thương phẩm ổn định với số lượng xuất bán trung bình khoảng 400 con/năm, trọng lượng dúi thương phẩm trung bình khoảng 1.200kg, giá liên kết trung bình 600.000đồng/kg, đem lại thu nhập trong năm đầu khoảng trên 720 triệu đồng và tiếp tục duy trì chăm sóc sinh sản, bán con thương phẩm trong những năm tiếp theo

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm Lâm; UBND xã Dương Quang, Nông Thượng

2025-2027

575.481.882

7

Thông tin tuyên truyền: Các lớp chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi

Các xã, phường trên địa bàn thành phố

30 lớp (10 lớp/năm)

Tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) cho trên 900 lượt người

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, phường

2025 - 2027

150.000.000

II

HUYỆN NA RÌ

 

11 mô hình

 

 

 

 

6.534.521.500

1

Trồng khoai tây vụ đông gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tại các xã Lương Thượng, Xuân Dương và các xã khác trên địa bàn huyện Na Rì

03 mô hình (10 ha/mô hình)

Xây dựng được vùng liên kết tiêu thụ sản phẩm tiến tới mở rộng diện tích vùng nguyên liệu; thu nhập trên đơn vị diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ ha/ năm; tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 100 lượt nông dân nắm vững được kỹ thuật thâm canh cây khoai tây

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025 - 2027

1.701.750.000

2

Trồng cây hồng không hạt LT-1

Tại các xã Trần Phú, Sơn Thành, Quang Phong, Cư Lễ, Văn Vũ, Xuân Dương, Dương Sơn, Đổng Xá

03 mô hình (20 ha/mô hình)

Tăng thu nhập cho các hộ dân tham gia dự án.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025 - 2027

2.675.430.000

3

Trồng cây dược liệu (cây cà gai leo) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tại các xã Sơn Thành, Cư Lễ, Trần Phú

03 mô hình (05 ha/mô hình)

Tăng thu nhập cho các hộ dân tham gia dự án.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025 - 2027

1.387.575.000

4

Chăn nuôi ngựa cái sinh sản

Tại các xã Cường Lợi, Kim Lư, Côn Minh, Thị trấn Yến Lạc.

01 mô hình (10 con)

Tăng thu nhập cho các hộ dân tham gia mô hình, sau 18 tháng bình quân mỗi hộ có thu nhập trên 7 triệu đồng, từ đó cải thiện được đời sống của người dân.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

468.925.000

5

Chăn nuôi trâu cái sinh sản

Tại các xã Xuân Dương, Dương Sơn, Đổng Xá, Văn Lang, Cư Lễ

01 mô hình (10 con)

Tăng thu nhập cho các hộ dân tham gia mô hình, sau 18 tháng bình quân mỗi hộ có thu nhập trên 6 triệu đồng, từ đó cải thiện được đời sống của người dân.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

300.841.500

III

HUYỆN CHỢ ĐỒN

 

08 mô hình

 

 

 

 

1.922.481.750

1

Nhân rộng phát triển giống lúa Khẩu Nua Pái gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm

Trên địa bàn huyện

03 mô hình (10 ha/mô hình)

Xây dựng được mô hình phát triển giống lúa Khẩu Nua Pái gắn với liên kết tiêu tụ sản phẩm với diện tích 30ha/3 năm; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hơn 180 lượt người trong và ngoài mô hình

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

731.430.000

2

Nuôi Dúi sinh sản gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm

Trên địa bàn huyện

01 mô hình (200 con)

Xây dựng được mô hình nuôi đàn dúi sinh sản với 200 con; Hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ dúi ổn định đem lại thu nhập cho người dân; Mô hình là nơi các hộ chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi dúi sinh sản đến tham quan, học tập.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

491.951.250

3

Phát triển cây Giảo cổ lam gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm

Trên địa bàn huyện

01 mô hình (05 ha)

Xây dựng được mô hình phát triển cây giảo cổ lam với diện tích 05ha thực hiện năm 2026; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 60 lượt người trong và ngoài mô hình tham gia

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

356.265.000

4

Nhân rộng phát triển cây chè hoa vàng

Các xã trên địa bàn huyện

03 mô hình (02 ha/mô hình)

Sau trồng 6-7 năm đối với cây trồng được giâm hom; 8 - 9 năm đối với cây gieo từ hạt thu được sản lượng khoảng 1.750 - 3.000 kg/ha; lợi nhuận thu được từ 310 triệu - 710 triệu đồng/ha/năm, tăng thu nhập cho người dân

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

342.835.500

IV

HUYỆN BA BỂ

 

06 mô hình

 

 

 

 

1.264.665.000

1

Trồng mới cây chè

Xã Chu Hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc

01 mô hình (05 ha)

Dự kiến có 03 ha cây chè trồng mới và trồng thay thế giống chè già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND Xã Chu Hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc

2025-2027

224.932.500

2

Cải tạo, thâm canh cây chè

Các xã Chu hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc.

01 mô hình (10 ha)

Dự kiến có 07 ha cây chè già cỗi, năng suất, chất lượng thấp được cải tạo, thâm canh.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND xã Chu Hương, Mỹ Phương, Đồng Phúc

2025-2027

213.780.000

3

Thâm canh cải tạo cây hồng không hạt

Các xã Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Thượng Giáo.

01 mô hình (11 ha)

Dự kiến có 5 ha diện tích Hồng không hạt được thâm canh cải tạo.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND xã Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Thượng Giáo

2025-2027

221.370.000

4

Trồng mới cây hồng không hạt

Các xã Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Thượng Giáo.

01 mô hình (05 ha)

Dự kiến có 5 ha diện tích Hồng không hạt được trồng mới.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND xã Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Thượng Giáo

2025-2027

188.542.500

5

Thâm canh tăng vụ trồng bí xanh thơm

Các xã Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu.

01 mô hình (05 ha)

Dự kiến có 2 ha diện tích được thâm canh trồng cây bí vụ mùa tăng năng suất và thu nhập cho người dân.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND xã Yến Dương, xã Địa Linh

2025-2027

139.312.500

6

Sản xuất giống lúa nếp Tài chất lượng cao

Các xã trên địa bàn huyện

01 mô hình (20 ha)

Xây dựng 20 ha lúa nếp Tài chất lượng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

UBND các xã, thị trấn

2025-2027

276.727.500

V

HUYỆN CHỢ MỚI

 

04 mô hình

 

 

 

 

332.904.000

1

Thâm canh tăng năng suất cây mơ

xã Nông Hạ, Cao KǶ, Hòa Mục

01 mô hình (05 ha

Thực hiện thâm canh tăng năng suất được 5ha cây mơ; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 30 lượt người trong và ngoài mô hình

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Nông Hạ, Cao KǶ, Hòa Mục

2025-2027

67.800.000

2

Chăn nuôi trâu, bò vỗ béo

Tân Sơn, TT Đồng tâm

01 mô hình (35 con)

Thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo khoảng 35 con trâu, bò; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 20 lượt người

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Tân Sơn, TT Đồng Tâm

2025-2027

124.604.000

3

Chăm sóc cây quế năm 2 và năm 3

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

2 mô hình (40ha)

Xây dựng được mô hình chăm sóc cây quế với tổng quy mô 40ha (chăm sóc năm thứ 2: 20ha, năm thứ 3: 20ha). Chuyển giao kỹ thuật cho 60 người trong và ngoài mô hình

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND các xã, thị trấn

2025-2027

140.500.000

VI

HUYỆN BẠCH THÔNG

04 mô hình

 

 

 

 

739.743.125

1

Trồng rau trái vụ

Xã Vũ Muộn

01 mô hình (01 ha)

Giúp người dân trên địa bàn xã biết áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất có năng suất, mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Vũ Muộn

2025-2027

34.857.000

2

Nhân giống và nuôi Dê lai thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt

Xã Quân Hà

01 mô hình (55 con)

Xây dựng và áp dụng hình thức chăn nuôi dê tập trung, hướng tới có nhiều hộ áp dụng hình thức chăn nuôi dê nhốt thay thế dê thả tự nhiên

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Quân Hà

2025-2027

219.218.125

3

Nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao

Xã Nguyên Phúc

01 mô hình (100.000 con /1ha)

Áp dụng hình thức nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp người nâng cao kỹ thuật chăn nuôi tôm càng xanh trong ao. Mô hình thành công là địa chỉ để các hộ có điều kiện ao nuôi học hỏi, nhân rộng

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Nguyên Phúc

2025-2027

245.010.000

4

Nhà màng trồng dưa lưới

Xã Quân Hà

01 mô hình (01 ha)

Áp dụng hình thức sản xuất dưa trong nhà lưới nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp người nâng cao kỹ thuật sản xuất, đảm bảo áp dụng vào sản xuất được thành công. Mô hình thành công là cơ sở để triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện Bạch Thông

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Quân Hà

2025-2027

240.658.000

VII

HUYỆN NGÂN SƠN

03 mô hình

 

 

 

 

575.114.500

1

Trồng cây lê VH6

Thị trấn Vân Tùng

01 mô hình (01 ha)

Giúp người dân trên địa bàn thị trấn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất, mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND TT Vân Tùng

2025-2027

58.995.000

2

Trồng rau trái vụ

Xã Hiệp Lực

01 mô hình (02 ha)

Gíup người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường; nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thâm canh tăng vụ, phát triển sản xuất cây vụ đông

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Hiệp Lực

2025-2027

58.004.500

3

Chăn nuôi ngựa sinh sản

Xã Thượng Quan

01 mô hình (20 con)

Người dân biết áp dụng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi ngựa sinh sản; Tăng thu nhập cho người dân; mở rộng quy mô và số lượng người tham gia

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

Phòng NN&PTNT, UBND xã Thượng Quan

2025-2027

458.115.000

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

14.000.338.077

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2025-2027

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4

DMCA.com Protection Status
IP: 203.210.176.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!