ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2015/QĐ-UBND
|
Đồng
Xoài, ngày 11 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CỦA
LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày
27/11/2014;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã số
06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP
ngày 07/9/2009 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Công an xã;
Căn cứ
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã;
Căn cứ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 06/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA
ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều
của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/0009/NĐ-CP ngày 7/9/2009 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị quyết số
04/2015/NQ-HĐND ngày 30/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VIII,
kỳ họp thứ 12 thông qua Đề án nâng cao chất lượng,
hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công
an xã giai đoạn 2015-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an
tỉnh tại Tờ trình số 120/TTr-CAT-PV28 ngày 05/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu
quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã giai đoạn 2015 -2020.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành:
Công an tỉnh, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Thông tin - Truyền thông, Xây dựng,
Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chỉ huy trưởng
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, P.NC-NgV(T-QD14-27/10).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG
AN XÃ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày
11/11/2015 của UBND tỉnh Bình
Phước)
Phần I
MỞ ĐẦU
Bình Phước là khu vực biên giới, miền
núi, giáp khu vực Tây Nguyên, thuộc miền Đông Nam Bộ, năm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có 08 huyện, 03
thị xã với 92 xã/111 xã, phường, thị trấn, 748 thôn, ấp,
sóc/864 khu phố, thôn, ấp, sóc; có 67 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự
(ANTT) theo Quyết định số 2456/QĐ-BCA(V28) ngày 07/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an; diện tích tự nhiên 687.154 ha; có đường biên giới dài
260,4 km, 15 xã biên giới thuộc 3 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp,
Bù Gia Mập tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc
Campuchia, 01 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và
nhiều đường tiểu ngạch qua lại; dân số toàn tỉnh 241.526
hộ, 1.007.699 nhân khẩu, trong đó có 16.821 hộ, 69.405 nhân khẩu
tạm trú từ các tỉnh đến làm ăn sinh sống; mật độ dân số 147 người/ km2.
Trong nội địa giáp với các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Bình Dương, Tây Ninh; có 41 dân tộc anh em làm ăn sinh sống, dân tộc thiểu
số chiếm 19%, tôn giáo chiếm 19% dân số. Toàn tỉnh có 3.900 doanh nghiệp, 09
khu công nghiệp với 90 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 55 doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài), 03 nhà máy thủy điện, 07 công ty cao su (do Trung
ương và tỉnh quản lý), 46 cơ quan cấp tỉnh, 06 trung tâm cai nghiện, 829 cơ sở
thờ tự, 319 chức sắc tôn giáo; thu nhập bình quân năm 2013
là 41 triệu đồng/người; dân số ở địa bàn nông thôn chiếm
hơn 80% toàn tỉnh.
Trong những năm qua, lực lượng Công
an xã của tỉnh không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về nhiều
mặt, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã
hội ở địa bàn cơ sở, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ đảm
bảo an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn toàn
tỉnh.
Trong tình hình mới, công tác của lực
lượng Công an nói chung và Công an xã nói riêng đang đứng trước những khó khăn,
thử thách to lớn do tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và tình
hình tội phạm, tệ nạn xã hội, ngày càng diễn biến phức tạp; những diễn biến
căng thẳng về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây
làm phát sinh một số vấn đề phức tạp liên quan đến ANTT, đặc biệt là ở các khu
công nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc, công nhân biểu tình, tuần hành phản
ứng trước việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép tại thềm lục địa của Việt
Nam đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội; các vụ việc mâu thuẫn phát sinh và
khiếu kiện đất đai ở nông thôn chưa được giải quyết kịp thời.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, UBND
tỉnh xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ ANTT của lực lượng
Công an xã giai đoạn 2015 - 2020, nhằm từng bước xây dựng, củng cố lực lượng
Công an xã vững mạnh về mọi mặt, hướng tới chuyên nghiệp, ổn định lâu dài, nâng
cao năng lực, sức chiến đấu, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác giữ gìn
ANCT, TTATXH ở địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
- 2020 trên địa bàn tỉnh.
Phần II
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ANTT TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ TRONG THỜI GIAN QUA
I. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án
1. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
2. Luật An ninh quốc gia ngày
03/12/2004;
3. Luật Công an nhân dân ngày
27/11/2014;
4. Luật Cư trú ngày 29/11/2006;
5. Pháp lệnh Công an xã ngày
21/11/2008;
6. Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày
07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Công an xã;
7. Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
8. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán
bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã;
9. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày
08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
10. Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
11. Chỉ thị số 03/CT-BCA-X11 ngày
10/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an về xây dựng toàn diện Công an cấp huyện đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình
hình mới;
12. Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND
ngày 28/8/2008 của UBND tỉnh ban hành quy định về chế độ phụ cấp đặc thù hàng
tháng cho lực lượng Công an xã;
13. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
14. Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày
12/3/2012 của UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ xây dựng Đề án Nâng cao
chất lượng, hiệu quả bảo vệ ANTT của lực lượng Công an xã
giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày
16/12/2013 của UBND tỉnh về kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ xây dựng Đề án Nâng cao
chất lượng, hiệu quả bảo vệ ANTT của lực lượng Công an xã giai đoạn 2014 - 2020;
15. Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 19/8/2011 của UBND tỉnh quy định về số lượng, chức danh và chế độ,
chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng
khác công tác ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh
Bình Phước;
16. Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND
ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh quy định một số chế độ đối với lực lượng Công an
xã khi làm nhiệm vụ thường trực trên địa bàn tỉnh.
17. Công văn số 408/V28(P3) ngày
29/8/2011 của Cục V28 - Bộ Công an về việc hướng dẫn xây dựng Đề án Công an xã;
18. Kế hoạch số 99/KH ngày 03/8/2011
của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới
Bình Phước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch số 83/KH ngày 18/4/2013 của Ban Chỉ đạo
CTMTQG xây dựng nông thôn mới Bình Phước về điều chỉnh
tiến độ thực hiện các tiêu chí theo Kế hoạch số 99/KH;
19. Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày
13/10/2011 của UBND tỉnh về xây dựng Đề án Nâng cao chất
lượng, hiệu quả bảo vệ ANTT của lực lượng Công an xã giai
đoạn 2012 - 2020;
II. Thực trạng công tác
quản lý nhà nước về ANTT ở địa bàn các xã
1. Công tác phòng, chống tội phạm
và các vi phạm pháp luật về ANTT
Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; các nghị quyết,
chương trình hành động, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lực lượng Công an các
cấp đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp lãnh đạo,
chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn ANTT, không để xảy ra “điểm
nóng” về ANTT và các tình huống bị động, bất ngờ.
Tuy nhiên, công tác tham mưu, hướng
dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện còn tồn tại hạn chế nhất định làm ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trên lĩnh vực an ninh chính trị: Các
thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng các
vấn đề ‘‘nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” nhằm chống phá cách mạng nước ta;
các tổ chức phản động người Việt lưu vong, tổ chức Fulro và các đảng phái phản
động khác luôn tìm cách móc nối, tài trợ, kích động, lôi kéo những phần tử bất
mãn, cơ hội, cán bộ thoái hóa, biến chất nhằm gây bất ổn
về chính trị; các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật còn xảy
ra phức tạp.
Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội
diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Năm
2013, xảy ra 910 vụ phạm pháp hình sự làm chết 33 người, 198 người bị thương,
thiệt hại tài sản hơn 10 tỷ đồng, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2012 (901/876
vụ). Tổng số vụ phạm pháp hình sự trong 11 tháng của năm 2014 là 906 vụ (giảm
0,43% so với cùng kỳ năm 2013), thiệt hại: làm chết 30 người, bị thương 124
người và tài sản trị giá khoảng 25 tỷ đồng.
Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao
thông: Năm 2013 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 428 vụ tai nạn, làm chết 189
người, bị thương 468 người; lực lượng chức năng đã lập biên bản 93.773 trường
hợp vi phạm, phạt tiền hơn 50 tỷ đồng. Trong đó, địa bàn các xã xảy ra 192 vụ
(giảm 30,2% so với năm 2012), làm chết 91 người, bị thương 215 người. Năm 2014,
trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 332 vụ tai nạn, làm chết 163 người, bị thương 371
người; lực lượng chức năng đã khởi tố 57 vụ - 57 bị can, lập biên bản, xử phạt
hành chính 85.529 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 58 tỷ đồng; tại địa bàn các
xã xảy ra 167 vụ, làm chết 94 người, bị thương 236 người.
2. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày
01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình
hình mới, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các cấp đã được củng cố, kiện toàn. Phong trào ngày
càng phát triển sâu rộng, từng bước đổi mới về nội dung,
hình thức tổ chức thực hiện, vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị được
phát huy; công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ
ANTT”, xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt, nhất là Tổ an ninh nhân dân được
chú trọng, qua đó tranh thủ được các nguồn lực trong nhân
dân, từng bước đưa phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển theo phương châm “xã hội hóa” công tác đảm bảo ANTT.
Bên cạnh những mặt tích cực, phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất
định; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa
được phát huy đầy đủ; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật chưa hiệu quả, chậm đổi mới về nội dung, hình thức; công tác phối kết hợp giữa các ban, ngành trong công tác xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa đồng bộ, chặt chẽ; lực lượng Công an xã chưa
được xây dựng, củng cố ngang tầm với nhiệm vụ đảm bảo ANCT, TTATXH địa bàn cơ
sở trong tình hình mới.
III. Thực trạng lực lượng Công an
xã
1. Tổ chức
a) Biên chế
Lực lượng Công an xã của tỉnh hiện
nay được xây dựng theo mô hình: 01 Trưởng, 02 Phó, 03 Công
an viên Thường trực làm việc tại xã và mỗi thôn, ấp có 02 Công an viên.
Tính đến tháng 12/2014, tổng số lực
lượng Công an xã có 1.659 đồng chí, trong đó: Trưởng Công an xã có 86 đồng chí,
Phó Công an xã có 163 đồng chí, Công an viên thường trực có 253 đồng chí, Công
an viên thôn, ấp có 1157 đồng chí; lực lượng Công an chính quy được điều động
đảm nhận chức danh Trưởng Công an xã ở địa bàn trọng điểm,
phức tạp về ANTT là 27 đồng chí (trong đó có 12 xã xây dựng nông thôn mới).
Hiện nay, còn thiếu 06 Trưởng Công an xã, 21 Phó Trưởng
Công an xã, 23 Công an viên Thường trực và 339 Công an viên thôn, ấp.
b) Trình độ
- Trưởng Công an xã:
+ Trình độ chuyên
môn: 30 đồng chí có trình độ đại học (34,8%), 04 đồng chí có trình độ cao đẳng
(4,6%), 43 đồng chí có trình độ trung cấp (50%), 04 đồng chí có trình độ sơ cấp
(4,6%), 05 đồng chí chưa qua đào tạo (6 %).
+ Lý luận chính trị: 03 đồng chí có
trình độ cao cấp (3,4%), 50 đồng chí có trình độ trung cấp (58,1%), 13 đồng chí
có trình độ sơ cấp (15,1%), 20 đồng chí chưa qua đào tạo (23,4%).
- Phó trưởng
Công an xã:
+ Trình độ chuyên môn: 18 đồng chí có
trình độ đại học (11,04%), 02 đồng chí có trình độ cao đẳng (1,22%), 86 đồng chí có trình độ trung cấp (52,76%), 57 đồng chí chưa qua đào tạo
(34,98%).
+ Lý luận chính trị: 53 đồng chí có
trình độ trung cấp (32,5%), 26 đồng chí có trình độ sơ cấp (16%), 84 đồng chí
chưa qua đào tạo (51,5%).
- Công an viên:
+ Trình độ chuyên môn: 20 đồng chí có
trình độ đại học (1,41 %), 24 đồng chí có trình độ cao đẳng (1,7%), 26 đồng chí
có trình độ trung cấp (1,89%), 1340 đồng chí chưa qua đào tạo (95%).
+ Lý luận chính trị: 21 đồng chí có
trình độ trung cấp (1,48%), 18 đồng chí có trình độ sơ cấp (1,27%), 1.371 đồng
chí chưa qua đào tạo (97,25%);
c) Độ tuổi
Dưới 30 tuổi: 625 đồng chí (37,6%);
từ 31 - 45 tuổi: 780 đồng chí (47,01%); trên 45 tuổi: 254
đồng chí (15,3%).
d) Thành phần
Nữ: 57 đồng chí (3,4%); DTTS: 370
đồng chí (22,3%); Đảng viên: 441 đồng chí (26,58%); Đoàn viên: 368 đồng chí
(22,1%).
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ
Thực hiện Kế hoạch số 35/KH-BCA(X14)
ngày 06/5/2005 của Bộ Công an về đào tạo Trưởng Công an xã, từ năm 2006 đến
nay, Công an tỉnh đã phối hợp với trường Trung cấp An ninh nhân dân II - Bộ
Công an (nay là trường Cao đẳng ANND II) mở một lớp đào
tạo sơ cấp nghiệp vụ cho 75 đồng chí, 02 lớp đào tạo trung
cấp nghiệp vụ cho 141 đồng chí; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở 01 lớp
trung cấp lý luận chính trị cho 63 đồng chí là Trưởng, Phó Công an xã và cán bộ
dự nguồn cho các chức danh trên.
Thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BCA-V19
ngày 28/5/2009 của Bộ Công an quy định về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện
Công an xã hàng năm, từ năm 2009 đến năm 2014, Công an tỉnh và Công an huyện,
thị đã tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho 5.653 lượt đồng chí Công an
xã, trong đó 367 lượt đồng chí cấp Trưởng, 511 lượt đồng chí cấp Phó, 492 đồng
chí Công an viên thường trực và 4.283 lượt đồng chí Công an viên thôn, ấp.
3. Về chế
độ chính sách đối với lực lượng Công an xã
Hiện nay, lực
lượng Công an xã được hưởng lương, phụ cấp hàng tháng, phụ cấp đặc thù, hỗ trợ
ngày công lao động và tiền ăn khi làm nhiệm vụ thường trực 24/24 tại xã theo
quy định của Chính phủ và UBND tỉnh, trong đó:
a) Trưởng Công
an xã hưởng lương và các chế độ, chính sách khác theo chức danh công chức cấp
xã (mức lương hàng tháng phụ thuộc vào bằng cấp, thâm niên). Cụ thể lương hàng
tháng như sau:
- Đại học: Hệ số khởi điểm 2,34; 03
năm tăng 01 bậc với hệ số 0,33.
- Trung cấp: Hệ số khởi điểm 1,86; 02
năm tăng 01 bậc với hệ số 0,2.
- Chưa có bằng cấp chuyên môn, nghiệp
vụ: Hệ số 1,75 (nếu là thành viên Ủy ban nhân dân); sau nhiệm kỳ 5 năm nếu được
bầu thì tăng lên hệ số 2,25.
Trưởng Công an xã được hưởng phụ cấp
đặc thù mỗi tháng bằng 30% mức lương hiện hưởng.
b) Phó Công an xã: Phụ cấp hàng tháng
1.370.000 đồng + phụ cấp đặc thù bằng 20% mức phụ cấp hiện hưởng = 1.644.000 đồng/tháng.
c) Công an viên Thường trực: Phụ cấp
hàng tháng bằng 1.0 mức lương tối thiểu + phụ cấp đặc thù bằng 30% phụ cấp hiện hưởng + hỗ trợ ngày công lao động bằng 0.05 mức lương tối thiểu/ngày
+ hỗ trợ tiền ăn bằng 0,01 mức lương tối thiểu/ngày = 3.565.000 đồng/tháng.
d) Công an viên thôn, ấp: Phụ cấp
hàng tháng bằng 0,6 mức lương tối thiểu + phụ cấp đặc thù bằng 30% phụ cấp hiện
hưởng = 897.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, khi đồng chí Trưởng, Phó Công
an xã và Công an viên ở thôn, ấp được cấp có thẩm quyền quyết định điều động làm
nhiệm vụ thường trực thì được hưởng trợ cấp ngày công lao
động và hỗ trợ tiền ăn như Công an viên Thường trực (63.000đồng/ngày). Phó Công
an xã, Công an viên Thường trực ở một số xã được đóng bảo
hiểm y tế, trong đó UBND xã hỗ trợ 3%, cá nhân đóng 1,5% mức lương tối thiểu/tháng.
4. Về
đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác
a) Nơi làm việc
Trong tổng số 92 Ban Công an xã có:
- 03 Ban Công an xã có trụ sở làm việc
riêng.
- 72 Ban Công an xã có nơi làm việc
riêng.
- 17 Ban Công an xã bố trí phòng làm
việc chung với Trụ sở UBND xã.
Trong đó:
- 44 Ban Công an xã cơ bản đáp ứng
yêu cầu công tác.
- 48 Ban Công an xã có nơi làm việc chật hẹp, xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
Trong đó: 42 Ban Công an xã cần phải được sửa chữa, nâng
cấp nhà làm việc, 06 Ban Công an xã có nơi làm việc là nhà khung thép, mái tôn
chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, cần phải được đầu tư, xây dựng mới.
b) Trang bị phương tiện, công cụ hỗ
trợ
- Phương tiện:
+ 83/92 Ban Công an xã được trang bị bộ máy vi tính.
+ 26/92 Ban Công an xã có ti vi.
+ 84/92 Ban Công an xã có điện thoại
bàn.
+ 27/92 Ban Công an xã có máy fax.
+ 92 Ban Công an xã chưa được trang
bị máy photocopy.
- Công cụ hỗ trợ:
Trong những năm qua, UBND các huyện,
thị xã, UBND và Công an các xã đã tranh thủ nhiều nguồn kinh phí để mua sắm,
trang bị công cụ hỗ trợ phục vụ công tác của lực lượng Công an xã, cụ thể:
- 77 Ban Công an xã tự trang bị được
162 khẩu súng bắn đạn cao su (thiếu 30 khẩu để trang bị cho 15 xã còn lại).
- 46 Ban Công an xã tự trang bị được
86 rùi cui điện (thiếu 92 chiếc rùi cui điện để trang bị cho 46 xã còn lại).
5. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Công an xã
hiện nay bao gồm: Kinh phí hoạt động theo lương, phụ cấp và ngân sách UBND các
xã hỗ trợ thêm, quỹ An ninh - Quốc phòng... Tùy vào điều kiện của mỗi địa
phương nên mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Công an xã cũng khác nhau.
Khảo sát tại 14 xã thuộc 04 huyện Bù
Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Đồng Phú cho kết quả như sau: Công an xã có mức hỗ
trợ kinh phí hoạt động cao nhất là 66.000.000 đồng/năm; Công an xã có mức hỗ
trợ kinh phí thấp nhất là 6.000.000 đồng/năm; trung bình
là 25.000.000 đồng/năm. Với mức kinh phí hoạt động trung bình như trên không đủ
để đáp ứng yêu cầu công tác của lực lượng Công an xã hiện nay.
6. Nhận xét, đánh giá
a) Ưu điểm
Trong những năm qua, lực lượng Công
an nói chung, lực lượng Công an xã nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền các
cấp quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng Công an xã, tạo chuyển biến
tích cực về chính trị, pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần
trách nhiệm với công việc, thái độ phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng,
ủng hộ... Đó là những điều kiện cơ bản để lực lượng Công an xã hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
b) Tồn tại
- Một số địa phương, cấp ủy, chính
quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố
lực lượng Công an xã; chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa
và tầm quan trọng của Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09-CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
trong tình hình mới.
- Việc triển khai thực hiện một số
nhiệm vụ công tác chưa đi vào chiều sâu như: Công tác quản
lý, giáo dục đối tượng, giáo dục người vi phạm pháp luật
tại cộng đồng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý công tác
phòng cháy, chữa cháy; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; công
tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông; quản lý cư trú.
- Một bộ phận Công an xã chưa thực sự
an tâm công tác; chưa nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ
nhân dân, xa rời quần chúng nhân dân, vi phạm quy trình công tác, đạo đức, lối sống dẫn tới bị xử lý kỷ
luật.
- Lực lượng Công an xã luôn biến động
về nhân sự, việc tuyển chọn gặp khó khăn; việc quy hoạch, sử dụng Công an xã,
nhất là số Công an xã đã qua đào tạo nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, chưa mang tính
kế thừa, ổn định. Trong tổng số 141 Trưởng, Phó Công an xã và cán bộ dự nguồn
được đào tạo trung cấp nghiệp vụ đã có 31 trường hợp chuyên ngành (02 Trưởng ,
08 phó, 21 công an viên). Tính riêng trong năm 2014, đã có 95 trường hợp xin
thôi việc (04 Phó, 91 Công an viên), 03 trường hợp chuyển ngành (03 Trưởng Công
an xã). Một số Trưởng, Phó Công an xã sau khi được đào tạo trở về địa phương
lại được bố trí công tác khác dẫn đến đào tạo nhiều nhưng phục vụ công tác bị
hao hụt.
- Chế độ, chính sách đối với lực
lượng Công an xã còn thấp, chưa phù hợp với đặc thù công tác; một số chế độ về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ khám, chữa bệnh, trợ cấp ốm đau, thương
tật... đối với Công an xã chưa thực hiện được do chưa có hướng dẫn của Trung
ương. Tính bình quân thu nhập của một Công an xã trong 01 năm là 22.870.000
đồng, thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh là
41.000.000 đồng/năm.
- Biên chế lực lượng Công an xã hiện
còn thiếu so với quy định và yêu cầu đảm bảo ANTT ở cơ sở, đặc biệt là lực
lượng Công an viên thôn, ấp (thiếu 339 đồng chí).
- Cơ sở vật chất, trang bị phương
tiện đi lại, công cụ hỗ trợ, kinh phí phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công
an xã còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng đến sức chiến đấu của lực
lượng này, trong khi đó, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ có
biểu hiện gia tăng. Từ khi tái thành lập tỉnh đến nay đã có 02 Công an xã hy
sinh, 10 Công an xã bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ nhưng được giải quyết
chế độ chính sách rất chậm và còn nhiều hạn chế.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng lực, sức chiến đấu
của lực lượng Công an xã, chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn
xã.
Phần III
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ANTT CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
I. Dự
báo tình hình
Trong thời gian tới, tình hình thế
giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; hòa bình, hợp
tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố
gây mất ổn định; xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức
tạp, căng thẳng; tình hình tranh chấp tại Biển Đông tiếp tục được dư luận quan
tâm và có tác động tiêu cực tới tình hình ANTT. Tình hình trong nước nói chung
và tỉnh Bình Phước nói riêng, kinh tế - xã hội có sự phục hồi nhưng còn gặp
nhiều khó khăn; các thế lực thù địch, phản động sẽ tăng cường thực hiện âm mưu
“Diễn biến hòa bình” với nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ta; những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, tham nhũng, xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ đảng
viên ở cơ sở và những bức xúc trong xã hội diễn biến phức tạp; các vấn đề dân
tộc, tôn giáo, khiếu kiện liên quan đến đất đai chưa giải
quyết dứt điểm là những yếu tố sẽ gây ảnh hưởng đến ANTT.
Tình hình tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp, tội phạm trong thanh thiếu niên
tiếp tục diễn biến theo chiều hướng trẻ hóa và phức tạp; thiên tai, dịch bệnh
và các tệ nạn xã hội vẫn sẽ là mối quan tâm lớn của toàn xã hội.
II. Mục tiêu, yêu cầu
1. Mục
tiêu
a) Mục tiêu chung
- Kiện toàn tổ chức một cách khoa
học, hợp lý về số lượng và chất lượng, đảm bảo xây dựng lực lượng Công an xã
trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở trong tình
hình mới.
- Đảm bảo chính sách, điều kiện,
phương tiện, trang thiết bị làm việc của lực lượng Công an xã.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- 78 % xã đạt chuẩn tiêu chí về an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (tiêu chí 19 về xây dựng nông thôn mới);
- 100 % Trưởng, phó Công an xã
và Công an viên dự nguồn chức danh trên đạt chuẩn trình độ từ
trung cấp nghiệp vụ và trung cấp chính trị hành chính trở lên;
- 85 % số xã kiềm chế hoặc giảm tội
phạm, tệ nạn xã hội theo các năm.
- 100 % xã có mô hình tự quản về ANTT.
2. Yêu cầu
a) Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây
dựng, củng cố lực lượng Công an xã với đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về
ANTT; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tổ chức nòng cốt; tranh
thủ vận động người có uy tín trong cộng đồng và các tầng lớp nhân dân trong việc đảm bảo ANTT, góp phần thực hiện thắng lợi
Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới.
b) Huy động sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó lực lượng Công an xã làm nòng cốt
trong công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn các xã; từng bước xây dựng, củng cố lực
lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, từng bước hiện đại, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới, góp
phần phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.
III. Một số giải pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn các xã
1. Giải pháp về xây dựng lực lượng và đảm bảo điều kiện vật chất cho Công
an xã đến năm 2020
a) Về tuyển dụng
Hàng năm, có kế hoạch quy hoạch,
tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã đảm bảo ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu
đảm bảo ANTT ở địa bàn các xã. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ đã phục vụ
có thời hạn trong Công an nhân dân và chiến sỹ thực hiện nghĩa vụ quân sự đã
hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã; những
người có năng khiếu, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với lực
lượng Công an xã, góp phần hạn chế tình trạng xin chuyển ngành, thôi việc trong
lực lượng Công an xã hiện nay.
Việc tuyển chọn người vào Công an xã
phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của Chính phủ và Bộ
Công an, Bộ Nội vụ và quy định của tỉnh; đảm bảo cơ cấu hợp lý về trình độ, độ
tuổi, dân tộc, tỉ lệ nữ; tùy vào điều kiện của từng địa
phương có thể điều chỉnh tiêu chuẩn khi tuyển dụng Công an
xã, nhưng không được thấp hơn tiêu chuẩn theo quy định.
b) Về đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ
- Đào tạo nghiệp vụ, chính trị: Mục
tiêu trong giai đoạn 2015 - 2020 mở 01 lớp Trung cấp
nghiệp vụ và 01 lớp Trung cấp chính trị - hành chính cho Trưởng, Phó Công an xã
và cán bộ dự nguồn cho các chức danh Trưởng, Phó trưởng
Công an xã. Đảm bảo đến năm 2020, cơ bản Trưởng, Phó Công an xã và cán bộ dự
nguồn có trình độ Trung cấp nghiệp vụ và Trung cấp chính trị - hành chính.
Dự toán kinh phí để tổ chức đào tạo
nghiệp vụ, chính trị cho lực lượng Công an xã giai đoạn 2015 - 2020 là 2.445.100.000
đồng (Hai tỷ bốn trăm bốn mươi lăm
triệu một trăm ngàn đồng).
- Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
Công an xã: Thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BCA-V19
ngày 28/5/2009 của Bộ Công an quy định về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện
Công an xã. Kinh phí chi cho công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Công an
xã hàng năm do Bộ Công an cấp.
c) Về bố trí, sử
dụng
Tại Ban Công an xã có 06 đ/c: 01
Trưởng Công an xã; 02 Phó Công an xã và 3 Công an viên Thường trực; tại mỗi
thôn, ấp được bố trí không quá 02 Công an viên. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình,
yêu cầu bảo đảm ANTT tại địa phương, Chủ tịch UBND xã huy động Trưởng, Phó Công an xã và Công an viên thôn, ấp làm
nhiệm vụ thường trực.
d) Về chế độ
chính sách
- Chế độ lương, phụ cấp: Thực hiện
chế độ lương, phụ cấp đối với lực lượng Công an xã trên cơ sở quy định của pháp
luật, theo lộ trình hợp lý, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với đặc thù công tác
của Công an xã và điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh, phấn đấu đảm bảo chế độ
lương, phụ cấp đối với Công an xã bằng hoặc cao hơn mức thu nhập bình quân theo
đầu người của tỉnh.
- Chế độ chính sách khác: Tham mưu
HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện đối
với Phó Công an xã và Công an viên phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của
tỉnh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
đ) Về kinh phí
hoạt động
Kinh phí hoạt động của Công an xã
thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, do ngân sách các huyện,
thị xã bố trí vào dự toán chi hàng năm của ngân sách xã.
UBND tỉnh quy định mức kinh phí hoạt
động tối thiểu của Công an xã như sau:
- Xã trọng điểm, phức tạp về ANTT (67
xã): 6.500.000 đồng/tháng/01 đơn vị Công an xã
- Các xã còn lại (25 xã): 4.500.000 đồng/tháng/01 đơn vị Công an xã.
Theo mức kinh phí trên, kinh phí hoạt
động của Công an 92 xã trong 01 năm là: 6.576.000.000 đồng.
So với mức kinh phí hoạt động như
hiện nay của Công an 92 xã trong 01 năm là 2.300.000.000 đồng (hai tỷ ba
trăm triệu đồng), phần kinh phí hoạt động cần bổ sung thêm hàng năm là:
4.276.000.000 đồng (bốn tỷ hai trăm bảy mươi sáu triệu đồng).
Do đó, phần kinh phí hoạt động cần bổ
sung thêm trong 5 năm thực hiện đề án là: 21.380.000.000 đồng (Hai
mươi mốt tỷ ba trăm tám mươi triệu đồng)
e) Về cơ sở vật
chất, phương tiện phục vụ công tác
- Trụ sở, nơi làm việc
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa
phương, các địa phương bố trí đất, kinh phí để xây dựng trụ sở hoặc nơi làm
việc của Công an xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở theo Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999
của Thủ tướng chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm
việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 18/2013/NĐ-CP
ngày 21/02/2013 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ
quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân. Trụ
sở hoặc nơi làm việc của Công an xã bao gồm 07 phòng, cụ thể: 01 phòng làm việc
của Trưởng Công an xã (diện tích 12m2); 01 phòng họp (diện tích 24m2);
01 phòng giải quyết thủ tục hành chính, tiếp dân (diện tích 24m2);
01 phòng tạm giữ tang vật, phương tiện (diện tích 12m2); 02 phòng
tạm giữ hành chính (01 phòng dành cho nam, 01 phòng dành cho nữ, mỗi phòng có diện tích 9m2); 01 phòng trực và nghỉ ngơi, sinh hoạt của Công an viên thường trực (diện tích 12m2).
Lộ trình và khái toán kinh phí thực
hiện như sau:
- Xây dựng mới: Năm 2017, xây 06 nhà
làm việc cho 06 Ban Công an của các huyện Đồng Phú, Bù Đốp, Chơn Thành, Lộc
Ninh (Hiện nay là nhà tạm) đảm bảo có các phòng chức năng nêu trên. Khái toán
kinh phí xây dựng mới nhà làm việc cho 06 Ban Công an xã là: 601.149.120 đồng/nhà x 06 nhà = 3.606.894.720 đồng (ba tỷ sáu trăm lẻ sáu triệu tám trăm chín mươi tư ngàn bảy trăm
hai mươi đồng).
- Nâng cấp, sửa chữa:
Năm 2018, sửa chữa, nâng cấp Nhà làm
việc cho 24 Ban Công an xã thuộc các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản.
Trong đó 15 nhà làm việc cần kinh phí nâng cấp, sửa chữa là 150.000.000
đồng/nhà x 15 nhà = 2.250.000.000
đồng (hai tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng); 09 nhà cần kinh phí sửa chữa, nâng cấp là 200.000.000 đồng/nhà x
9 nhà = 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng).
Tổng kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp năm 2018 là: 4.050.000.000 đồng (bốn tỷ không trăm năm mươi triệu
đồng).
Năm 2019: Sửa
chữa, nâng cấp Nhà làm việc cho 18 Ban Công an xã thuộc các huyện: Bù Đăng, Bù Đốp. Trong đó 10 nhà làm việc cần kinh phí nâng cấp, sửa chữa là
150.000.000 đồng/nhà x 10 nhà = 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng); 08 nhà cần kinh phí sửa chữa, nâng cấp là 200.000.000
đồng/nhà x 8 nhà = 1.600.000.000 đồng
(một tỷ sáu trăm triệu đồng). Kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp năm 2019 là: 3.100.000.000 đồng (ba
tỷ một trăm triệu đồng).
Tổng kinh phí xây dựng mới, nâng cấp,
sửa chữa nhà làm việc cho Công an xã là: 10.756.894.720 đồng (mười
tỷ bảy trăm năm mươi sáu triệu tám trăm chín mươi tư ngàn bảy trăm hai mươi
đồng).
f) Trang bị hồ sơ, sổ sách, bàn, ghế
và các trang, thiết bị, phương tiện của Công an xã
Trang cấp cho Công an các xã không có
các phương tiện, thiết bị để phục vụ yêu cầu công tác. Cụ thể: Năm 2016 trang bị 09 bộ máy vi tính, 09 máy in, 65 máy fax, 03 máy phôtô (các xã
có trụ sở riêng, xa UBND xã). (Việc trang bị căn cứ theo quy định tại Thông
tư số 43/2013/TT-BCA ngày 15/10/2013 của Bộ Công an).
Dự toán kinh phí mua sắm, trang bị
phương tiện liên lạc, máy vi tính, máy in cho lực lượng Công an xã là 405.000.000
(Bốn trăm lẻ năm triệu đồng).
g) Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
cho Công an xã
Việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
thực hiện theo Thông tư số 43/2013/TT-BCA ngày 15/10/2013 của Bộ Công an. Các
loại vũ khí, công cụ hỗ trợ bao gồm: Súng trường, súng tiểu liên (trang bị cho
67 xã trọng điểm, phức tạp trên địa bàn tỉnh), súng bắn đạn cao su, hơi cay,
dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, khóa số 8, áo giáp, gậy nhựa,
dùi cui cao su.
h) Về trang phục,
phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã
Trang phục, phù hiệu và Giấy chứng
nhận Công an xã được cấp, quản lý, sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Kinh
phí mua sắm trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã bình quân mỗi năm
khoảng 1.600.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm triệu
đồng). Kinh phí này đang được chi quyết toán từ nguồn
Ngân sách thường xuyên hàng năm của tỉnh.
2. Các giải pháp khác
a) Tăng cường và nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước về ANTT ở địa bàn các xã
- Tổ chức thực hiện nghiêm chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo ANTT; thường
xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh những thiếu sót
hoặc kiến nghị những vấn đề có liên quan đến công tác đảm bảo ANTT cho phù hợp
với chủ trương và diễn biến của tình hình. Trọng tâm là tiếp tục thực hiện
nghiêm, có hiệu quả quy định của pháp luật về cư trú, quản lý xuất nhập cảnh,
chứng minh nhân dân, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, quản lý các loại đối tượng hình sự, ma túy, người mãn hạn
tù về địa phương nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, ngăn chặn tội phạm
có thể xảy ra ở địa bàn xã.
- Chủ động nắm tình hình, kịp thời
phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi có liên quan đến hoạt
động xâm phạm ANTT ở địa bàn xã. Phát hiện sớm, giải quyết nhanh, thu hẹp vụ
việc không để lan rộng, phức tạp, đây là nguyên tắc cơ bản
trong chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT hiện nay và với phương châm giải quyết các
vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở, lấy vận động, thuyết phục, giáo dục là chính
nhưng giữ vững nguyên tắc phải kiên quyết xử lý nghiêm những đối tượng quá khích, manh động, tổ chức, cầm đầu,
kích động ...
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
phải quan tâm công tác xây dựng lực lượng Công an xã vững
mạnh về mọi mặt, đặc biệt là việc trang bị phương tiện, thiết bị, đảm bảo kinh
phí và các điều kiện khác cho hoạt động của Công an xã; chú trọng quy hoạch lực
lượng Công an xã theo hướng ổn định, chuyên nghiệp, lâu dài.
- Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm
chỉ đạo việc phối hợp giữa Công an xã với các ngành, lực lượng ở địa phương về
thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ANTT; tổ chức tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về đảm bảo ANTT, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác quản lý
Nhà nước về ANTT.
b) Củng cố hệ thống chính trị ở địa
bàn các xã để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đảm bảo ANTT
- Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh quy
chế hoạt động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở xã; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng cơ chế thực hiện phát huy quyền làm chủ, quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân; xác định rõ vai trò, phạm vi trách nhiệm
của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quần chúng nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác đảm bảo ANTT theo tinh
thần Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chỉ thị số 09-CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong
tình hình mới và các Chương trình, Kế hoạch thực hiện của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
thực hiện công tác đảm bảo ANTT của từng cấp, từng tổ chức, từng khu dân cư và
trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống chính trị về công tác này.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm
chắc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và những người
hoạt động không chuyên trách cấp xã; phổ biến, nhân rộng những mô hình, điển hình và kinh nghiệm hay trong việc giải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất
lượng hoạt động của Ban Tổ chức thực hiện phòng, chống tội
phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ cấp xã; củng cố các lực lượng nòng cốt như Tổ An ninh nhân dân, Đội - Tổ
dân phòng, Đội Thanh niên xung kích và các mô hình phòng chống tội phạm hoạt
động có hiệu quả; vận động cơ quan, doanh nghiệp, quần chúng nhân dân tự nguyện
đóng góp kinh phí, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức trong công tác giữ gìn
ANTT.
c) Nâng cao hiệu quả các biện pháp
công tác ở địa bàn xã
Lực lượng Công an các cấp tiếp tục
triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp công tác Công an đã được quy định để
bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn các xã. Tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Làm tốt công tác nắm tình hình có
liên quan đến ANCT, TTATXH ở địa bàn các xã để chủ động triển khai, áp dụng các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề liên quan đến
ANTT nảy sinh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khiếu kiện đông người, an
ninh nông thôn, an ninh xã hội.
- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phù
hợp với từng địa bàn dân cư cụ thể; gắn chặt với các phong trào khác ở địa
phương. Chú trọng xây dựng, củng cố phong trào ở địa bàn các xã trọng điểm, phức tạp về ANTT; tổng kết nhân rộng các mô
hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phát huy sức mạnh của
nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn các xã.
- Sử dụng đồng bộ các biện pháp
nghiệp vụ của lực lượng Công an, đặc biệt là công tác dân vận để chủ động phát
hiện, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại những hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã.
- Triển khai và tổ chức thực hiện
Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an; Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND
ngày 08/10/2013 của UBND tỉnh về xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ
quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” gắn
với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động
quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
d) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa lực
lượng Công an xã với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, và
các lực lượng khác
Tiếp tục nâng cao vai trò của các cơ
quan, đoàn thể trong công tác phối hợp với lực lượng Công an xã thực hiện nhiệm
vụ đảm bảo ANCT, TTATXH, trong đó tập trung vào những nội dung sau:
- Lực lượng Công an xã chủ trì tổ
chức xây dựng và ký kết quy chế phối hợp với từng ngành ở địa phương, đồng thời
tổ chức đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nghị quyết, quy chế
phối hợp liên tịch giữa lực lượng Công an xã với các ngành, tổ chức chính trị -
xã hội, đoàn thể trong công tác đảm bảo ANTT, nhằm đánh
giá đúng những kết quả, tồn tại, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm,
trên cơ sở đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện trong thời gian
tới.
- Sửa đổi, bổ sung và xác định rõ
trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đoàn thể, lực
lượng trong công tác phối hợp với Công an xã thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT.
- Cải tiến và nâng cao hiệu quả công
tác phối hợp giữa Công an - Quân sự xã và các lực lượng khác (Biên phòng, Kiểm
lâm, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp) trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ rừng theo Nghị định số
74/2010/NĐ-CP và Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ, Thông
tư liên tịch số 100/2010/TTLT-BQP-BCA ngày 22/7/2010 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ
Công an.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Thời gian thực hiện Đề án
Đề án sẽ được triển khai thực hiện từ
năm 2016 đến năm 2020. Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá tiến độ thực hiện Đề
án. Cuối năm 2018, tiến hành sơ kết giai đoạn 1; cuối năm 2020 tiến hành tổng
kết Đề án. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, các ngành, địa phương tổ
chức triển khai thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.
II. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn
vị trong việc thực hiện Đề án
1. Công an tỉnh
a) Chủ trì và là đầu mối có trách
nhiệm điều hành, theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan tham
mưu bổ sung Đề án để đảm bảo tính khả
thi và hiệu quả thực hiện.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công
an các huyện, thị xã, Công an xã tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ANTT trên
địa bàn các xã.
c) Phối hợp với các ngành, đoàn thể
và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã thực hiện
tốt công tác quản lý Nhà nước về ANTT, củng cố hệ thống chính trị ở xã và tổ
chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
d) Chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định về chế độ,
chính sách đối với lực lượng Công an xã phù hợp với quy định của Chính phủ;
hàng năm rà soát, thống kê các xã trọng điểm phức tạp về ANTT để báo cáo UBND
tỉnh đề nghị Bộ Công an quyết định công nhận xã trọng điểm
phức tạp về ANTT; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các địa phương tuyển dụng, bổ sung đủ biên chế cho lực lượng Công an xã
theo quy định; chỉ đạo Công an cấp huyện điều động sĩ quan Công an nhân dân đảm
nhiệm các chức danh Công an xã theo quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BCA ngày
24/5/2010 của Bộ Công an;
đ) Chủ trì, phối hợp với các ngành có
liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường Cao đẳng Công an nhân dân,
Trường Chính trị tỉnh đào tạo trung cấp nghiệp vụ, trung cấp lý luận chính trị
- hành chính cho Công an xã trình UBND tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch và tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã toàn tỉnh đảm bảo về thời gian, nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng
theo quy định của Bộ Công an.
e) Hàng năm phối hợp với Sở Tài chính có kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện
Đề án để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện.
f) Đề xuất Bộ Công an cấp kinh phí
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho lực lượng Công an xã; trang bị vũ
khí, công cụ hỗ trợ; các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp
luật.
2. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong công tác quy hoạch, tuyển
dụng, tạo nguồn Công an xã đảm bảo đủ biên chế quy định; bố trí sử dụng Công an
xã hợp lý, ổn định lâu dài.
b) Phối hợp cùng các ngành có liên
quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định về chế độ, chính sách đối
với lực lượng Công an xã phù hợp với quy định của Chính phủ và điều kiện kinh
tế, xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và
các ngành có liên quan có kế hoạch đảm bảo kinh phí thực hiện hàng năm theo nội
dung Đề án và hướng dẫn phân cấp quản lý ngân sách thực hiện Đề án.
4. Sở Tư pháp
a) Tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và ý thức trách nhiệm của công dân trong công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, giữ gìn quốc phòng - an ninh ở địa bàn các xã. Chủ động
tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật để tiếp tục nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
b) Phối hợp cùng
các ngành có liên quan thẩm định, tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy
định về chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an cấp xã phù hợp với quy
định của pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và
các sở, ngành có liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban
hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội theo các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời nghiên cứu đề xuất
áp dụng các chế độ, chính sách khác đối với Công an xã và các lực lượng khác
trong thực hiện công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông
tin - Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia
công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, phản ánh gương người tốt việc tốt
trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan báo
chí trong tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ANTT trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, trên các Trang thông tin điện tử (Website),
bản tin.
b) Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền
về ANTT nhằm từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các tầng lớp nhân dân về công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở; tạo
môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên
hạnh phúc của nhân dân.
c) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí xuất bản liên quan đến thông tin
tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.
d) Nghiên cứu tổ chức các cuộc thi,
hội thi tuyên truyền về công tác đảm bảo an ninh trật tự. Thẩm định, cấp phép
xuất bản các tài liệu không kinh doanh, bản tin liên quan đến công tác an ninh
trật tự.
7. Sở Xây
dựng
Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn
trình tự thủ tục đầu tư xây dựng để việc tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở, nơi
làm việc của Công an xã đúng quy định và đảm bảo yêu cầu
công tác.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các xã quy hoạch đất xây
dựng trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã.
9. Sở Y
tế
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và
các sở, ngành có liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng
dẫn, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế đối với Công an
cấp xã và các lực lượng khác tham gia công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh
theo các quy định pháp luật hiện hành.
10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Dân
quân tự vệ tăng cường công tác phối hợp với Công an xã trong việc đảm bảo ANTT ở địa bàn xã theo Nghị định 74/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông
tư liên tịch số 100/2010/TTLT-BQP- BCA giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các
kế hoạch, phương án phối hợp bảo vệ ANTT giữa lực lượng
Quân sự, Dân quân tự vệ với Công an xã, kết hợp giữa xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo, hướng dẫn các Đồn Biên phòng
phối hợp với Công an xã triển khai thực hiện công tác bảo vệ vững chắc ANTT
tuyến biên giới.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp
tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ngành, các cấp trong công tác xây
dựng và củng cố hệ thống chính trị ở địa bàn các xã; nâng
cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng
Công an xã.
b) Tiếp tục lồng ghép thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội
phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân
cư”, phong trào “Xây dựng gia đình, khu dân cư không có tội phạm”...Chỉ đạo các
tổ chức thành viên tiếp tục phối hợp với lực lượng Công an xã trong thực hiện
công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn các xã.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã
a) Căn cứ vào nội dung của Đề án và
tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo ANTT trên
địa bàn các xã thuộc địa phương mình.
b) Lập quy hoạch, bố trí đất, chủ
động ngân sách hoặc đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách xây dựng
mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, nhà làm việc của Ban Công an xã.
c) Bố trí kinh phí thực hiện Đề án
theo các nội dung quy định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu Đề án đề ra.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ANTT; đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý
những hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân
chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia công tác đảm bảo ANTT.
đ) Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nội
vụ và các ngành chuyên môn tổ chức tốt các biện pháp củng cố, nâng cao chất
lượng hoạt động của lực lượng Công an xã theo quy định.
e) Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã hàng
năm phối hợp với Công an cấp huyện có kế hoạch quy hoạch, tuyển chọn Công an xã theo quy định.
f) Chỉ đạo UBND các xã:
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn
trong việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng Công an xã hợp lý, ổn định, lâu dài;
quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết để lực lượng Công an xã hoàn
thành nhiệm vụ.
- Căn cứ vào tình hình thực tế để huy
động Trưởng, Phó Công an xã và Công an viên thôn, ấp làm nhiệm vụ thường trực
nhằm đảm bảo công tác tiếp công dân và giải quyết công việc, vụ việc hình sự
tại địa phương.
- Lập kế hoạch mua sắm các loại hồ
sơ, tủ đựng hồ sơ, bàn, ghế, sổ sách và các trang thiết bị cần thiết khác cho
Công an cấp xã hoặc đề nghị UBND huyện, thị xã có kế hoạch mua sắm để trang bị
cho Công an xã.
- Chỉ đạo lực lượng Công an xã triển
khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ANTT; chỉ đạo các ngành, tổ chức,
đoàn thể phối hợp với lực lượng Công an xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Bố trí kinh phí đủ để bảo đảm thực
hiện Đề án theo quy định.
III. Kinh phí thực hiện Đề án
Tổng kinh phí thực hiện Đề án trong
05 năm là 35.026.994.720 (ba mươi lăm tỷ không trăm hai mươi sáu triệu chín trăm chín mươi tư ngàn bảy trăm hai mươi đồng). Trong
đó:
1. Kinh phí để tổ chức đào tạo nghiệp
vụ, chính trị cho lực lượng Công an xã là 2.445.100.000 đồng (Hai tỷ
bốn trăm bốn mươi lăm triệu một trăm ngàn đồng), được chi từ nguồn ngân sách thường xuyên
của tỉnh.
2. Kinh phí sơ kết, tổng kết Đề án
là: 40.000.000 đồng (bốn mươi
triệu đồng), được chi từ
nguồn ngân sách thường xuyên hàng năm của tỉnh.
3. Kinh phí hoạt động cần bổ sung
thêm trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 là: 21.380.000.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ ba trăm tám mươi triệu đồng),
được chi từ nguồn ngân sách thường xuyên của tỉnh.
4. Kinh phí xây dựng mới, nâng cấp,
sửa chữa nhà làm việc cho Công an xã là: 10.756.894.720 đồng (mười tỷ bảy trăm năm mươi sáu triệu tám
trăm chín mươi tư ngàn bảy trăm hai mươi đồng), Ủy ban nhân các huyện, thị xã chủ động ngân sách hoặc đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách xây dựng mới, sửa chữa,
nâng cấp trụ sở, nhà làm việc của Ban Công an xã.
5. Kinh phí mua sắm, trang bị phương
tiện liên lạc, máy vi tính, máy in cho lực lượng Công an xã là: 405.000.000 (Bốn trăm lẻ năm triệu đồng), do UBND
các huyện, thị xã cân đối.
Phần V
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng công tác đảm bảo
ANTT ở địa bàn các xã trong tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2015 - 2020 là một chủ
trương phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nông
thôn mới của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 48-CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) và nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện thắng lợi
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020.
Việc triển khai thực hiện Đề án nhằm
từng bước đưa công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn nông thôn của tỉnh đi vào nề nếp, góp phần quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi những nguy cơ
gây mất ổn định về ANTT, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính
mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ cuộc sống bình yên và
hạnh phúc của nhân dân.
Với những ý nghĩa đó, UBND tỉnh yêu
cầu các cấp, các ngành nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức triển khai
thực hiện các nội dung Đề án, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Kết quả
triển khai thực hiện Đề án, yêu cầu các ngành, địa phương báo cáo về UBND tỉnh
(thông qua Công an tỉnh) để tổng hợp, tham mưu Tỉnh ủy,
UBND tỉnh chỉ đạo và báo cáo Bộ Công an theo quy định.
(Kèm theo 06 Phụ lục)./.
PHỤ LỤC 1
KINH PHÍ SƠ - TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn
vị tỉnh: Đồng
Stt
|
Nội
dung
|
Kinh
phí thực hiện
|
Nguồn
ngân sách
|
1
|
Sơ kết Đề án
|
20.000.000
|
Ngân
sách tỉnh
|
2
|
Tổng kết thực
hiện Đề án
|
20.000.000
|
Ngân
sách tỉnh
|
|
TỔNG
|
40.000.000
|
Ngân
sách tỉnh
|
PHỤ LỤC 2
KINH PHÍ ĐÀO TẠO CÔNG AN XÃ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn
vị tính: Đồng
Nội
dung thực hiện
|
Kinh
phí
|
Nguồn
ngân sách
|
Ghi
chú
|
Trung
cấp chính trị - hành chính
(Khóa 2016-2018)
|
644.000.000
|
Ngân
sách tỉnh
|
Mỗi
lớp dự kiến khoảng 92 học viên
|
Trung
cấp nghiệp vụ
(Khóa 2018-2020)
|
1.801.100.000
|
TỔNG
|
2.445.100.000
|
PHỤ LỤC 3
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn
vị tính: Đồng
Loại
xã
|
Mức
hỗ trợ trung bình hiện nay/năm/ xã
|
Mức
hỗ trợ theo đề án/năm/xã
|
Mức
chênh lệnh trong 01 năm/xã
|
Số
xã
|
Số năm
|
Mức
chênh lệch trong 5 năm
|
Nguồn ngân sách
|
Trọng điểm, phức tạp về ANTT
|
25.000.000
|
78.000.000
|
53.000.000
|
67
|
5
|
17.755.000.000
|
Ngân
sách tỉnh
|
Loại II
|
25.000.000
|
54.000.000
|
29.000.000
|
25
|
5
|
3.625.000.000
|
TỔNG
|
21.380.000.000
|
PHỤ LỤC 4
KINH PHÍ XÂY DỰNG MỚI, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP NHÀ LÀM
VIỆC CỦA CÔNG AN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn
vị tính: Đồng
STT
|
Nội
dung
|
Số
lượng (nhà)
|
Số tiền đầu tư
|
Thành
tiền
|
Nguồn ngân sách
|
01
|
Xây mới
|
06
|
601.149.120
|
3.606.894.720
|
các
huyện, thị xã chủ động
cân đối, tỉnh hỗ trợ
|
02
|
Nâng cấp, sửa chữa
|
17
|
200.000.000
|
3.400.000.000
|
25
|
150.000.000
|
3.750.000.000
|
Tổng
|
10.756.894.720
|
PHỤ LỤC 5
KINH PHÍ MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỦA
CÔNG AN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
40/2015/QĐ-UBND ngày
11/11/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
Đơn
vị tính: Đồng
Stt
|
Tên
phương tiện
|
Đơn
giá
|
Số
lượng
|
Thành
tiền
|
Nguồn
ngân sách
|
1
|
Máy vi tính
|
7.000.000
|
09 bộ
|
63.000.000
|
các
huyện, thị xã cân đối
|
2
|
Máy in
|
3.000.000
|
09
cái
|
27.000.000
|
3
|
Máy fax
|
3.000.000
|
65
cái
|
195.000.000
|
4
|
Máy phôtô
|
40.000.000
|
03
cái
|
120.000.000
|
TỔNG
|
405.000.000
|
* Ghi chú: Thanh toán theo đơn giá
thực tế tại thời điểm mua.
PHỤ LỤC 6
DỰ TOÁN KINH PHÍ HÀNG NĂM THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn
vị tính: đồng
STT
|
Nội
dung
|
Năm
|
TỔNG
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
|
1
|
Sơ, tổng kết đề án
|
|
|
20.000.000
|
|
20.000.000
|
40.000.000
|
2
|
Đào tạo nghiệp
vụ cho lực lượng Công an xã
|
644.000.000
|
|
1.801.100.000
|
|
|
2.445.100.000
|
3
|
Phương tiện,
thiết bị phục vụ công tác
|
405.000.000
|
|
|
|
|
405.000.000
|
4
|
Tăng thêm kinh phí hoạt động
|
4.276.000.000
|
4.276.000.000
|
4.276.000.000
|
4.276.000.000
|
4.276.000.000
|
21.380.000.000
|
5
|
Kinh phí xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà làm việc
|
|
3.606.894.720
|
4.050.000.000
|
3.100.000.000
|
|
10.756.894.720
|
6
|
TỔNG
|
5.325.000.000
|
7.882.894.720
|
10.147.100.000
|
7.376.000.000
|
4.296.000.000
|
35.026.994.720
|