Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

2. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

3. Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng

Giai đoạn 2008 – 2010

Giai đoạn 2011 – 2020

- Tăng trưởng sản xuất hàng năm

16 – 18%

12 – 14%

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm

20%

15%

Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2006

Mục tiêu toàn ngành đến

2010

2015

2020

1. Doanh thu

triệu USD

7.800

14.800

22.500

31.000

2. Xuất khẩu

triệu USD

5.834

12.000

18.000

25.000

3. Sử dụng lao động

nghìn người

2.150

2.500

2.750

3.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa

%

32

50

60

70

5. Sản phẩm chính:

 

 

 

 

 

- Bông xơ

- Xơ, sợi tổng hợp

- Sợi các loại

- Vải

- Sản phẩm may

1000 tấn

1000 tấn

1000 tấn

triệu m2

triệu SP

8

-

265

575

1.212

20

120

350

1.000

1.800

40

210

500

1.500

2.850

60

300

650

2.000

4.000

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Sản phẩm

a. Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

b. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.

c. Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.

d. Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.

2. Đầu tư và phát triển sản xuất

a. Đối với các doanh nghiệp may:

Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

b. Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:

Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.

c. Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ.

3. Bảo vệ môi trường

a. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường.

b. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.

c. Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.

d. Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường.

e. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.

g. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Giải pháp về đầu tư

a. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

b. Xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

c. Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo.

d. Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi.

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau:

a. Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.

b. Mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn môi trường và lao động).

c. Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

d. Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.

e. Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.

g. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ

a. Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.

b. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May.

c. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.

d. Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008 – 2010.

e. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.

g. Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt May.

4. Giải pháp thị trường

a. Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế.

b. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục.

c. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

d. Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

e. Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

g. Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.

5. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu

a. Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.

b. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.

6. Giải pháp về tài chính

a. Vốn cho đầu tư phát triển

Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

b. Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chiến lược, như sau:

a. Lập, thẩm tra và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

b. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phê duyệt Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

c. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Công thương hỗ trợ kêu gọi đầu tư nước ngoài và hướng dẫn các thủ tục đầu tư thực hiện triển khai Chiến lược và Quy hoạch.

3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thương xây dựng các cơ chế chính sách tài chính để hỗ trợ triển khai thực hiện các Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công thương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các vùng trồng bông có tưới, đảm bảo mục tiêu cung cấp nguyên liệu bông cho ngành dệt.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Công thương xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo phát triển và ổn định nguồn nhân lực cho ngành Dệt May.

6. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt May Việt Nam hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt May giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ quỹ đất, giải quyết các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng để triển khai nhanh các dự án của ngành Dệt May.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 36/2008/QD-TTg

Hanoi, March 10, 2008

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY TILL 2015 AND ORIENTATIONS TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1. To approve the strategy on development of Vietnams textile and garment industry till 2015 and orientations to 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To develop the textile and garment industry towards specialization and modernization, aiming to create a breakthrough in both the quality and quantity of products. To create conditions for the industry to develop in a rapid, stable, sustainable and efficient manner. To redress weaknesses of the industry such as unpopular brand names of enterprises, improper attention to fashion designs, underdeveloped support industries, insufficient and untimely supply of raw and auxiliary materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To develop the textile and garment industry while protecting the environment and restructuring agricultural labor in rural areas. To relocate polluting establishments to industrial parks and clusters for environmental treatment. To relocate intensive-labor textile and garment enterprises to rural areas and, at the same time, develop markets for Vietnamese textile and garment fashions in urban centers and big cities.

4. To diversify forms of ownership and types of enterprise in the textile and garment industry, promote all domestic and foreign resources for investment in the development of the industry. To attach importance to calling for foreign investment in the domains in which domestic investors are still incapable and inexperienced.

5. To quantitatively and qualitatively develop human resources for sustainable development of Vietnams textile and garment industry, attaching importance to training managers, technicians and skilled workers, in order to build a contingent of good entrepreneurs, specialized officials and skilled workers.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

To develop textiles and garments into a key and spearhead export industry; increasingly meet domestic consumption demands; to create many jobs for society; and raise the industrys competitiveness and steady integration into regional and world economies.

2. Specific objectives

Growth rate

2008-2010

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Annual production growth rate

16-18%

12-14%

- Annual export growth rate

20%

15%

The strategy's major targets are as follows:

Target

Unit of calculation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The whole industry's target

By 2010

By 2015

By 2020

1. Turnover

USD million

7,800

14,800

22,500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Export

USD million

5,834

12,000

18,000

25,000

3. Employment

thousand people

2,150

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2,750

3,000

4. Rate of localization

%

32

50

60

70

5. Key products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

- Cotton fiber

1,000 tons

8

20

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Synthetic fiber

1,000 tons

-

120

210

300

- Assorted fibers

1,000 tons

265

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



500

650

- Fabrics

million m2

575

1,000

1,500

2,000

- Garments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,212

1,800

2,850

4,000

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Products

a/To develop, and raise the competitiveness of, exported garments in order to make full use of market opportunities. To increase the rate of localization for a higher efficiency of garments production and export. To attach importance to fashion designing, turn out textiles and garments with highly distinctive features, step by step build brand names for enterprises. To speed up the application of quality management standards to meet integration requirements in the textile and garment industry. To rapidly increase the output of textiles and garments, meeting export and domestic consumption demands.

b/ To call for domestic and foreign investment in manufacturing synthetic fibers, raw and auxiliary materials, substitute accessories and support products for textile and garment enterprises.

c/ To formulate a program on manufacturing fabrics for export. Vietnam Textile and Garment Group shall play a core role in the implementation of this program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Production investment and development

a/ For garment enterprises:

To step by step relocate production establishments to localities with available rural labor and convenient transport. To build fashion centers, model research and design units, and raw and auxiliary material-supplying and trade centers in Hanoi, Ho Chi Minn City and other big cities.

b/ For fiber, textile, dyeing and fabric finishing enterprises:

To build specialized textile and garment industrial parks and clusters with adequate infrastructure for electricity and water supply and wastewater treatment up to environmental standards prescribed by the State. To relocate dyeing and textile establishments to and build new ones in industrial parks and clusters for treating wastewater and properly dealing with environmental pollution.

c/ To build specialized areas for irrigated cotton growing in localities with appropriate land, soil and climate conditions in order to raise the yield, productivity and quality of cotton fibers.

3. Environmental protection

a/ To make an environmental impact assessment report in accordance with this strategy and the law on environment.

b/To thoroughly handle establishments which cause serious environmental pollution. To build textile and garment industrial parks and clusters with wastewater treatment systems up to environmental standards for receiving relocated polluting textile and garment establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To build and implement a roadmap of renewing textile and garment technologies to become friendly to the environment.

e/ To enhance the capacity of scientific and technological research on the environment.

f/ To meet environmental and technical-barrier requirements for international economic integration.

IV. STRATEGY IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Investment solutions

a/ To encourage all domestic and foreign economic sectors to invest in the development of the textile and garment industry to meet domestic and export demands.

b/ To formulate investment projects on textile, dyeing, production of cotton fibers and artificial fibers, and production of raw and auxiliary materials for attracting domestic and foreign investors, giving precedence to projects on manufacturing shuttle-woven fabrics for making garments for export.

c/ To build specialized textile and garment industrial parks with adequate infrastructure for electricity and water supply and wastewater treatment, meeting requirements on the environment and trained labor.

d/ To coordinate with localities in investing in cotton tree development, attaching importance to establishing irrigated cotton growing areas, step by step meeting cotton demands of textile and yam industries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To implement a program on training human resources for the textile and garment industry with the following contents:

a/ Organizing courses for training econo-technical managers, legal officials, and sale officials in the textile and garment industry, and technicians and skilled workers for key textile and dyeing projects.

b/ Organizing training courses on fabric designing and analysis, production management skills, sale skills (including designing, patterning and sale skills, and knowledge about raw-material, product, environmental and labor standards). ;

c/ Cooperating with international organizations to send officials and students to overseas courses for training managers, legal officials, technicians, sale officials, and skilled technical workers.

d/ Combining long-term training with short-term training, full-time training with in-service training, domestic training with overseas training.

e/ Consolidating and expanding the specialized textile and garment training system, and establishing a Textile. Garment and Fashion University to conduct training courses.

f/ Regularly organizing courses for providing collegial- and secondary-degree training and training workers at professional textile and garment schools in order to supply adequate human resources for the textile and garment industry. The Vietnam Textile and Garment Association and Vietnam Textile and Garment Group are primarily responsible for coordinating and cooperating with domestic and foreign training institutions to implement the program on training human resources for the textile and garment industry.

3. Science and technology solutions

a/ To reorganize textile and garment research institutes towards autonomy and accountability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Supporting textile and garment enterprises to step up research and development of technical advances, technology transfer, and raising of their production capacity.

b/ To research and apply new technologies and materials for turning out textiles with distinctive features, implement programs on cleaner production, energy conservation, application of software to designing, and management of the production and quality of textiles and garments.

c/ To formulate standards and technical regulations for textiles and garments in conformity and harmony with the law on standards and technical regulations and international practice. To support the upgrading of centers for verification and inspection of the quality of textiles and garments,, and support textile and garment enterprises in managing quality and dealing with technical barriers.

d/To build a textile and garment eco-laboratory and a fabric development center during 2008-2010.

e/To build a textile and garment database and raise the website quality.

f/ To study and adopt policies to encourage and promote technology transfer in the textile and garment industry.

4. Market solutions

a/ To take advantage of all possibilities and opportunities to negotiate on the expansion of Vietnams international textile and garment markets.

b/ To reform administrative procedures in taxation, customs, import and export by applying one-stamp and one-stop shop mechanism and simplifying procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To enhance international trade law consultancy. To properly prepare exporting enterprises for dealing with new technical barriers created by importing countries.

e/To organize a domestic retail network, renew export marketing methods and, at the same time, pay attention to building and advertising brand names of products and building the image of Vietnams textile and garment industry in domestic and international markets.

f/To assign adequate legal officials for textile and garment enterprises to participate in making and negotiating contracts, especially international trade contracts, and settling disputes.

5. Solutions on supply of raw and auxiliary materials

a/ To build centers for supplying raw and auxiliary materials in Hanoi city, Ho Chi Minn City and other big cities in a timely manner for textile and garment enterprises.

b/To set up enterprises trading in high-quality raw and auxiliary materials with reasonable import prices to meet textile and garment enterprises needs.

6. Financial solutions

a/ Capital for development investment

For its development investment, Vietnams textile and garment industry will raise capital from domestic and foreign economic sectors in the form of business cooperation, joint venture, business association, equitization of enterprises, or setting up enterprises with 100% foreign capital. To encourage enterprises to raise capital via the securities market (issuance of bonds, shares or international bonds) or get commercial loans with or without the Governments guarantee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State shall provide pan of state budget funds for textile and garment research institutes and training schools in order to increase material foundations, carry out research activities and train human resources for the textile and garment industry in accordance with Vietnams international commitments.

The State shall provide textile and garment enterprises with state credit capital, ODA and the environmental funds capital for the implementation of environmental treatment projects.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial/municipal Peoples Committees in, implementing this strategy, specifically as follows:

a/ To formulate, verify and approve a planning on development of the textile and garment industry till 2015 and orientations to 2020.

b/ To coordinate with ministries, branches and localities in formulating and approving a program on manufacturing fabrics for export, a program on cotton tree development and a program on training textile and garment human resources.

c/ To coordinate with concerned ministries and branches and localities in implementing the strategy and the planning.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, supporting the attraction of foreign investment and guiding investment procedures for the implementation of the strategy and the planning.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Indusuy and Trade in, formulating financial mechanisms and policies to support the implementation of the program on manufacturing fabrics for export, the program on cotton tree development and the program on training textile and garment human resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, formulating mechanisms and policies to support training, development and stabilization of textile and garment human resources.

6. The Ministry of Justice shall coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Vietnam Textile and Garment Association in guiding and advising textile and garment enterprises to settle disputes under international trade contracts.

7. Provincial/municipal Peoples Committees shall provide supports in terms of land fund, carry out land-related and ground clearance procedures for fast implementation of textile and garment projects.

Article 3.This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/03/2008 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.010

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.55.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!