Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 358/QĐ-UBND 2021 Cơ cấu lại ngành nông nghiệp phát triển nông nghiệp Tuyên Quang

Số hiệu: 358/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Thế Giang
Ngày ban hành: 08/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 358/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 08 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN HÀNG HÓA, TẬP TRUNG VÀO CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC SẢN THEO CHUỖI LIÊN KẾT BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, GIÁ TRỊ GIA TĂNG CAO GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/05/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg, ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025;

- Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025;

- Căn cứ Căn cứ Kết luận số 195-KL/TU ngày 15/4/2021 của Tỉnh ủy về Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ họp thứ 8, nhiệm kỳ 2020-2025).

- Căn cứ Kết luận số 198-KL/TU ngày 23/4/2021 của Tỉnh ủy về Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 (khóa XVII) nhiệm kỳ 2020-2025.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 27/4/2021 về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng Phòng: KT, TH;
- Chuyên viên NLN;
 -
Lưu VT (Hòa )

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thế Giang

 

ĐỀ ÁN

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN HÀNG HÓA, TẬP TRUNG VÀO CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC SẢN THEO CHUỖI LIÊN KẾT BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, GIÁ TRỊ GIA TĂNG CAO GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   / 6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

Phần thứ nhất

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM

- Cơ cấu lại nông nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển nông nghiệp hàng hóa; củng cố và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch; phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, đồng thời khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, nước, khí hậu và các lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa để phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, từng bước xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ du lịch và các ngành khác phát triển.

- Tổ chức sản xuất hiệu quả gắn với thị trường và phát triển bền vững; tập trung đổi mới mô hình sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết thông qua HTX, Tổ hợp tác, doanh nhiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập chung, vùng sản xuất hàng hóa đặc sản có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Củng cố, nâng cao hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; nông dân đủ sức thực hiện nhiệm vụ và vai trò kiến tạo phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

(1) Phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh nông sản. Tổ chức lại sản xuất, chế biến, phân phối nông sản: Các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa chủ lực, đặc sản cơ bản được sản xuất theo hình thức tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác); ứng dụng khoa học công nghệ, có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và phải thông qua chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

(2) Nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa; tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn, xây dựng nông nghiệp, nông thôn phát triển hiện đại, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng (Homestay).

(3) Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn tài nguyên (đất, nước, nguồn lợi thủy sản, rừng); quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025

(1) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 11.348,7 tỷ đồng, tăng bình quân trên 4%/năm. Cơ cấu GRDP nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025: Nông nghiệp chiếm 76,6% (giảm 7,3%), lâm nghiệp chiếm 18,3% (tăng 5,3%), thủy sản chiếm 5,1% (tăng 1,9%).

(2) Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.

(3) Tỷ lệ giá trị sản phẩm sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%.

(4) Tỷ trọng giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 15%.

(5) Tổng diện tích đất trồng trọt hữu cơ trên 1% tổng diện tích đất cây trồng chính (1,5% diện tích các cây trồng chủ lực).

(6) Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên 80%.

(7) Xây dựng 116 liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong đó có ít nhất 76 chuỗi sản phẩm thực hiện liên kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

(8) Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha canh tác nông nghiệp, rừng trồng, nuôi trồng thủy sản gấp 1,3 lần so với năm 2020, trong đó: Đất trồng trọt 130 triệu đồng/ha (Cây trồng chủ lực: Cam 270 triệu đồng/ha; bưởi 250 triệu đồng/ha; chè 140 triệu đồng/ha; mía 90 triệu đồng/ha; lạc 140 triệu đồng/ha); rừng trồng 150 triệu đồng/ha/chu kỳ; đất chuyên nuôi thủy sản 125 triệu đồng/ha.

(9) Toàn tỉnh có trên 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 44 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm.

(Chi tiết có biểu 02 kèm theo)

3. Định hướng đến năm 2030

(1) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 3%/năm.

(2) Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 60%.

(3) Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 60%.

(4) Tỷ trọng giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 30%.

(5) Tổng diện tích đất trồng trọt hữu cơ trên 2% tổng diện tích đất cây trồng chính.

(6) Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên 90%.

(7) Có ít nhất 150 liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

(8) Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha canh tác nông nghiệp trên 150 triệu đồng/ha; giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha rừng trồng 180 triệu đồng/ha/chu kỳ; giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1ha đất chuyên nuôi thủy sản 145 triệu đồng/ha.

(9) 100% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; 06/06 huyện, đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

III. NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2025

1. Định hướng sản xuất theo theo vùng

Các huyện, thành phố xây dựng các Đề án, Kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng; tập truntriển khai các cơ chế, chính sách, mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng sản phm, năng lực tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mi xã một sản phẩm (OCOP); hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, từng bước xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.

1.1. Vùng núi cao phía Bắc (huyện Na Hang, Lâm Bình)

 Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế: Chè Shan tuyết, lạc, lúa đặc sản, đỗ xanh, lê Hồng Thái, rau quả đặc sản, hữu cơ, trồng rừng gỗ lớn (cây Mỡ, Lát, Dổi, De, Trám đen, Sấu...; nghiên cứu trồng các cây cảnh quan: Lôi khoai, Vông rừng, Phong...), trâu, bò thịt, lợn đen, lợn rừng, gà thả vườn, vịt bầu địa phương thả suối, dê núi, ong mật, cá đặc sản (các loài cá Chiên, Lăng, Bỗng, Dầm Xanh, Anh Vũ và các loài cá giá trị kinh tế cao). Các sản phẩm tiềm năng: Trồng hoa tại các xã Hồng Thái, Khâu Tinh...huyện Na Hang; trồng dược liệu dưới tán rừng (Xa Nhân, Thảo Quả, Khôi Nhung, Ba Kích tím, Đinh Lăng...)gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng.

1.2. Vùng đồi núi phía Bắc (huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên)

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế: Cam, chè, mía, gỗ rừng trồng (trồng rừng gỗ lớn ở một số xã vùng cao huyện Chiêm Hóa), trâu, bò thịt, lợn, gà thả vườn, vịt bầu địa phương thả suối, dê núi, ong mật, cá đặc sản (các loài cá Chiên, Lăng và các loài cá giá trị kinh tế cao). Các sản phẩm tiềm năng: Gia cầm; chanh; rau quả VietGAP, hữu cơ; lúa chất lượng cao; cây nguyên liệu dệt may, dược liệu (Cà Gai leo, Xạ Đen, Hoàn Ngọc, Hương Nhu, Bạc Hà, Đinh Lăng... trồng tập trung ở các xã vùng thấp; Xa Nhân, Thảo Quả, Khôi Nhung, Ba Kích..trồng dưới tái rừng ở các xã vùng cao); chuối xuất khẩu tập trung ở huyện Chiêm Hóa.

1.3. Vùng trung tâm (huyện Yên Sơn, Thành phố Tuyên Quang)

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế: Chè, gỗ rừng trồng, rau quả hữu cơ; mía, trâu, bò (bò sữa, bò thịt), lợn và hồng không hạt Xuân Vân, bưởi, cam canh, quýt, ong lấy mật (huyện Yên Sơn). Các sản phẩm tiềm năng: Nhãn, lúa chất lượng cao; gia cầm, chanh, na, cây nguyên liệu dệt may, dược liệu (các loài: Cà Gai leo, Xạ Đen, Hoàn Ngọc, Hương Nhu, Bạc Hà, Đinh Lăng...) chuối xuất khẩu (huyện Yên Sơn).

1.4. Vùng phía Nam (huyện Sơn Dương)

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế: Chè, mía, rau quả hữu cơ, gỗ rừng trồng, trâu, lợn. Các sản phẩm tiềm năng: Gia cầm, lúa chất lượng cao, cây nguyên liệu dệt may, dược liệu (các loài: Cà Gai leo, Xạ Đen, Hoàn Ngọc, Hương Nhu, Bạc Hà, Đinh Lăng...), chuối xuất khẩu.

2. Cơ cấu các sản phẩm

2.1. Sản phẩm chủ lực

Được tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững . Ưu tiên ngun lc đu tư phát trin các nhóm sn phm nông nghip ch lc ca tnh. Đy mnh sn xut theo các quy trình sn xut tt và tương đương, đáp ng các tiêu chun, quy chun k thut v an toàn thc phm, bo v môi trưng; tăng cưng chế biến đ đa dng hóa sn phm, phát trin các sn phm có ch dn đa lý, truy xut ngun gc rõ ràng.

* Định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực:

2.1.1. Lúa gạo: Diện tích lúa cả năm 43.169 ha (trong đó: lúa chất lượng cao trên 12.000 ha), sản lượng 258.966 tấn/năm; diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương (VietGAP, hữu cơ…) 300 ha; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc (mã vạch hoặc mã QR) khoảng 07 sản phẩm.

2.1.2. Cây cam:n định diện tích cam trên 8.300 ha, sản lượng trên 102 nghìn tấn quả/năm; mở rộng diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương lên 1.360 ha, tăng 1,6 lần so với năm 2020; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc (mã vạch hoặc mã QR) khoảng 14 sản phẩm.

2.1.3. Cây bưởi: Ổn định diện tích bưởi 5.200 ha, sản lượng bưởi trên 50 nghìn tấn; mở rộng diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương được cấp mã truy xuất nguồn gốc lên 1.500 ha.

1.1.4. Cây chè: Duy trì ổn định diện tích chè trên 8.500 ha, sản lượng trên 84 nghìn tấn; tiếp tục trồng thay thế 1.000ha/3.000 ha chè giống Trung du đã già cỗi bằng các giống chè lai, chè đặc sản có năng suất cao, chất lượng tốt, đưa tỷ lệ chè lai, chè đặc sản tăng từ 62% hiện nay lên trên 73%; tăng cường đầu tư thâm canh đưa năng suất chè vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến lên 135tạ/ha (cải tạo năng suất chè đặc sản Shan tuyết đạt trên 52 tạ/ha); sản lượng trên 103 nghìn tấn; mở rộng diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương lên 1.120 ha; cấp mã số vùng trồng 200 ha; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 28 sản phẩm.

2.1.5. Cây mía: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu mía. Phấn đấu đến năm 2025, vùng nguyên liệu mía toàn tỉnh 2.500 ha, năng suất mía bình quân toàn tỉnh đạt 90 tấn/ha, sản lượng 224.900 tấn/năm; chữ đường đạt trên 12 CCS.

2.1.6. Cây lạc: Tập trung mở rộng diện tích lạc tại các huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, đưa tổng diện tích gieo trồng lạc đến năm 2025 lên 4.910 ha, sản lượng trên 14,6 nghìn tấn/năm; xây dựng và phát triển vùng sản xuất lạc giống trên 500 ha, sản lượng lạc giống khoảng 1.100 tấn/năm; diện tích lạc hữu cơ 20 ha; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 02 sản phẩm.

2.1.7.Chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm: Tổng đàn gia súc trên 788.000 con; tổng đàn gia cầm trên 8,7 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi trên 104.000 tấn; sản lượng sữa tươi trên 33.000 tấn; số cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn chứng nhận (An toàn dịch bệnh, VietGAP, GlobalGAP...) khoảng 35 cơ sở; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 12 sản phẩm/12 cơ sở.

2.1.8. Nuôi trồng và khai thác thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản trên 3.000 ha, tổng số lồng nuôi 2.728 lồng (tăng 5,4%/năm), sản lượng đạt 14.200 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng 13.215 tấn, sản lượng khai thác 985 tấn; số cơ sở nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP...) khoảng 20 cơ sở; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 21 sản phẩm.

2.1.9. Gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu giấy, gỗ lớn): Tập trung phát triển rừng gỗ lớn trên 89.000 ha (trồng cây Mỡ, Lát, Dổi, De, Sấu, Trám Đen ở vùng cao, trồng cây keo, mỡ ở vùng thấp) trồng rừng tập trung bình quân trên 9.700 ha/năm (trồng rừng kinh doanh gỗ lớn 4.000 ha/năm); khai thác gỗ rừng trồng bình quân trên 900.000 m3/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và thị trường lâm sản; 90.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC).

2.2. Sản phẩm đặc sản địa phương

Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chú trọng hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, quản lý và thương mại sản phẩm để mở rộng thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Các huyện, thành phố tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt phát triển các gia trại, trang trại nông nghiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở nông thôn có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

*Định hướng phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương:

2.2.1. Gạo đặc sản: Diện tích 400 ha/năm (các giống: Nếp cái Hoa Vàng, Nếp Khẩu mo, Nếp Mun, Nếp Mắc vai...), sản lượng 2.000 tấn lúa/năm; diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương 40 ha; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 03 sản phẩm.

2.2.2. Con cá (Sản phẩm chủ lực, đặc sản: Cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, Dầm Xanh, Anh Vũ...): Phát triển nuôi trên 1.300 lồng, sản lượng trên 2.600 tấn/năm; tỷ trọng giá trị cá đặc sản/tổng giá trị sản phẩm thủy sản chiếm 30%; số cơ sở nuôi cá đặc sản theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP...) khoảng 15 cơ sở; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 21 sản phẩm.

2.2.3. Chè Shan hữu cơ: Diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trên 200 ha, sản lượng chè búp tươi trên 1.000 tấn/năm; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 05 sản phẩm.

2.2.4. Lợn đen, gà thả vườn, vịt bầu địa phương thả suối, dê núi vùng Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình: Quy mô trên 65.000 con dê, trên 128.000 con lợn đen, trên 800.000 con gà thả vườn, trên 290.000 con vịt bầu địa phương; tổng thịt hơi xuất chuồng trên 14.000 tấn/năm; số cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn chứng nhận (An toàn dịch bệnh, VietGAP, GlobalGAP...) khoảng 10 cơ sở; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 05 sản phẩm.

2.2.5. Rau, quả đặc sản, vùng Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa: Phát triển sản xuất các loài rau Bò Khai, rau Dớn, rau trái vụ, Lê....; quy mô phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; có 05 cơ sở được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.

2.2.6. Cây dược liệu: Phát triển trồng khoảng 2.000 ha dược liệu dưới tán rừng (bằng các loài cây như: Sâm, Hà thủ ô đỏ, Xa Nhân, Thảo Quả, Khôi Nhung, Ba Kích tím...). Chuyển đổi khoảng 2.000 ha đất cây nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây nguyên liệu dệt may, dược liệu (các loài: Nghệ đen, Chè Hoa đỏ, Cà Gai leo, Xạ Đen, Hoàn Ngọc, Hương Nhu, Bạc Hà, Đinh Lăng...); diện tích sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương 4.000 ha; số lượng sản phẩm được cấp mã truy xuất nguồn gốc khoảng 03 sản phẩm.

3. Cơ cấu sản xuất theo từng lĩnh vực

3.1. Lĩnh vực trồng trọt

- Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên 34 vạn tấn/năm. Cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực 36,2%/tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, ổn định diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 43.000 ha, đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất 30% diện tích gieo cấy; tăng tỷ trọng cây ăn quả 41,6%/tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng cây công nghiệp còn 14,2%/tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; phát triển vùng chuối khoảng 3.000 ha (cấp mã số vùng trồng xuất khẩu khoảng 150 ha), tập trung ở huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương. Áp dụng canh tác đảm bảo an toàn; tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trên các cây trồng chính (lúa, ngô, lạc, mía cam, chè, bưởi, rau) trên 55%; tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên 35%.

- Đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha canh tác đất trồng trọt 130 triệu đồng/ha (Cây trồng chủ lực: Cam 270 triệu đồng/ha; bưởi 250 triệu đồng/ha; chè 140 triệu đồng/ha; mía 90 triệu đồng/ha; lạc 140 triệu đồng/ha); giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 4.762,9 tỷ đồng, tăng bình quân 2%/năm; cơ cấu GRDP chiếm 49,5% cơ cấu nông nghiệp (cơ cấu giảm 0,9%).

3.2. Lĩnh vực chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, an toàn dịch bệnh, theo tiêu chuẩn được công nhận, đảm bảo tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi tập trung chiếm 45% giá trị chăn nuôi. Duy trì tăng trưởng đàn trâu tăng 1%/năm, đàn bò tăng 5%/năm, đàn lợn tăng 4%/năm, đàn gia cầm tăng 6%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 3.649,9 tỷ đồng, tăng bình quân trên 4%/năm; cơ cấu GRDP chiếm 49% cơ cấu nông nghiệp (cơ cấu tăng 0,4%).

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Khai thác có hiệu quả mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất giống cá trên địa bàn tỉnh (60% giống cá đặc sản được sản xuất trong tỉnh). Đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha đất chuyên nuôi thủy sản 125 triệu đồng/ha; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 457,1 tỷ đồng, tăng bình quân 9%/năm; cơ cấu GRDP chiếm 5,1% cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản (cơ cấu tăng 1,9%).

3.4. Lĩnh vực lâm nghiệp

Phát triển diện tích rừng gỗ lớn đạt khoảng 45% tổng diện tích rừng trồng sản xuất toàn tỉnh; năng suất rừng trồng đạt bình quân 20 m3/ha/năm; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 65%; quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng đạt trên 90.000 ha. Đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân 1 ha rừng trồng 150 triệu đồng/ha/chu kỳ; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 2.273,6 tỷ đồng, tăng bình quân trên 9%/năm; cơ cấu chiếm 18,3% cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản (cơ cấu tăng 5,3%); "Đưa Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững", “trở thành trung tâm chế biến gỗ, đồ gỗ nội thất, sản phẩm xuất khẩu, sản xuất giấy của Việt Nam và khu vực”.

Phần thứ hai

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO LĨNH VỰC, SẢN PHẨM, VÙNG

1. Lĩnh vực trồng trọt

- Duy trì và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung (lúa, cam, bưởi, chè, lạc, mía...). Xây dựng vùng canh tác hữu cơ; vùng nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện cấp mã số vùng trồng và hoàn thiện sản phẩm chuối, chè đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; làm tốt công tác dự tính, dự báo và hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng kịp thời. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tập quán canh tác của người dân trong sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng vùng trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chuyển đổi linh hoạt giữa trồng cây lương thực và cây thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đem lại lợi nhuận cao.

- Cây lương thực: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống để phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao; tăng tỷ lệ lúa đặc sản, lúa chất lượng cao từ 18% lên trên 30% cơ cấu giống; tập trung đầu tư vào các vùng có điều kiện thâm canh lúa; thành lập các tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất; phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm.

- Cây cam: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam gắn với thị trường tiêu thụ. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…. Điều chỉnh cơ cấu giống, từng bước giảm diện tích cam sành, rải vụ tăng diện tích cam chín sớm, chín muộn; tiếp tục trồng các giống cam mới thích ứng với điều kiện của địa phương, chọn tạo, đưa một số giống mới vào sản xuất để rải vụ thu hoạch quả. Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến cam trên địa Hàm Yên, Chiêm Hóa. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tưới nhỏ giọt cho cây cam; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến để tiêu thụ sản phẩm cam.

- Cây bưởi: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi gắn với thị trường tiêu thụ. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ…. Đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo hướng phát triển bền vững. Cơ cấu lại giống phù hợp, rải vụ thu hoạch, đưa các giống bưởi có chất lượng vào trồng (bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, ...); nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm; cấp mã số vùng trồng, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi; đáp ứng được các quy định của các thị trường các nước nhập khẩu.

- Cây chè: Tăng cường đầu tư thâm canh đưa năng suất chè vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn VietGAP, nông nghiệp bền vững, hữu cơ,…); tiếp tục trồng thay thế chè giống Trung du đã già cỗi bằng các giống chè lai, chè đặc sản có năng suất cao, chất lượng tốt. Đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tăng cường các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trồng, chăm sóc, chế biến chè; đẩy mạnh sản xuất chè an toàn, ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè. Thành lập các HTX, Tổ hợp tác sản xuất chè gắn với du lịch. Cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng chế biến chè thành phẩm, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu chè khô vào các thị trường lớn như Nga, Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pakistan, Đài Loan và một số nước Châu Âu.

- Cây mía: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu mía gắn với doanh nghiệp chế biến, nhà máy chế biến phải đổi mới, sáng tạo, có cơ chế chuyển đổi, khôi phục trồng mía để tạo vùng trồng tập trung, thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm đường, sau đường để đáp ứng những yêu cầu đa dạng của thị trường. Tập trung làm tốt khâu giống đưa các giống mía có năng suất, chữ đường cao và rải vụ vào sản xuất, tổ chức sản xuất, nhân rộng các mô hình trồng mía hiệu quả.

- Cây lạc: Tập trung mở rộng diện tích lạc tại các huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa. Đẩy mạnh công tác phục tráng giống lạc L14 đưa các giống lạc mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, ứng dụng thâm canh tăng năng xuất lạc. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất lạc giống; xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến ép dầu lạc tiêu thụ sản phẩm lạc.

- Cây dược liệu: Quản lý khai thác, sử dụng bền vững nguồn dược liệu rừng tự nhiên. Khuyến khích bảo vệ phát triển các loài dược liệu quý ở địa phương để cải thiện sinh kế, phục vụ nhu cầu ngành dược và nghề truyền thống. Phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng, bằng các loài: Sâm, Hà thủ ô đỏ, Xa Nhân, Thảo Quả, Khôi Nhung, Ba Kích tím... Chuyển đổi đất cây nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng dược liệu, bằng các loài: Chè hoa đỏ, Cà Gai leo, Xạ Đen, Hoàn Ngọc, Hương Nhu, Bạc Hà... gắn với chế biến. Xây dựng các HTX làm đầu mối tổ chức sản xuất, kết nối, thu hút doanh nghiệp liên kết trồng, tiêu thụ, xây dựng các nhà máy chế biến.

2. Lĩnh vực chăn nuôi

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung gia trại, trang trại, theo chuỗi giá trị an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thu hút doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư, liên kết chăn nuôi an toàn, bảo vệ môi trường. Hỗ trợ liên kết chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ; phát triển cơ sở sản xuất giống vật nuôi đủ tiêu chuẩn để phục vụ con giống cho nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi. Hỗ trợ sản xuất giống chất lượng cao, đẩy mạnh thụ tinh nhân tạo bằng các giống chất lượng cao.

- Con trâu: Cải tạo đàn giống bằng phương pháp chọn lọc giống tốt và áp dụng thụ tinh nhân tạo để nâng cao chất lượng đàn trâu; áp dụng thụ tinh nhân tạo sinh sản khoảng 1.000 nghé sơ sinh/năm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách, đề án, dự án; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trâu thịt theo hướng trang trại quy mô lớn; duy trì, phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi trâu hàng hóa quy mô trên 2.000 con/năm; hình thành vùng sản xuất trâu giống tốt trong dân.

- Con lợn: Phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo quy mô trang trại, gia trại an toàn sinh học tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã thuộc huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa; phát triển các giống lợn bản địa, đặc sản, lợn rừng có giá trị kinh tế cao tại các huyện Na Hang, Lâm Bình và một số xã của huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa. Từng bước xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm gắn với vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh.

3. Lĩnh vực Thủy sản

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống sản xuất giống cá đặc sản tại Trại cá Hoàng Khai thuộc Trung tâm Thủy sản tỉnh đạt tiêu chuẩn Trung tâm giống thủy sản cấp I. Nâng cao năng lực sản xuất giống, dịch vụ thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và bền vững; mở rộng phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường... chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng các loài cá bản địa, cá đặc sản, cá thương phẩm cao sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển các hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện gắn với chế biến, tiêu thụ; xây dựng thương hiệu thủy sản Tuyên Quang.

- Khai thác hiệu quả diện tích mặt nước hồ thủy điện, phát triển nuôi thâm canh cá lồng trên sông, suối, hồ để nâng cao tỷ trọng nuôi bằng các loài cá đặc sản (Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, Dầm Xanh, Anh Vũ...). Nâng cao năng lực sản xuất một số giống cá đặc sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo; đẩy mạnh thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học. Thu hút chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các thị trường.

4. Lĩnh vực Lâm nghiệp

- Thực hiện quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khai thác tối đa giá trị hưởng dụng từ rừng thông qua việc phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu, dịch vụ môi trường rừng, khai thác hiệu quả rừng cho phát triển du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, "Đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững".

- Đối với sản phẩm gỗ rừng trồng: Rừng sản xuất nguyên liệu chế biến gỗ được tổ chức liên kết theo từ trồng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản (Liên kết chặt chẽ giữa nhà máy với người trồng rừng). Tập trung phát triển rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập từ rừng.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững; Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang.

5. Các sản phẩm đặc sản địa phương khác

Các huyện, thành phố căn điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, chủ động xây dựng Đề án, kế hoạch để ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển thành vùng hàng hóa tập trung; phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm để trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

II. ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

- Thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT; Đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo hướng hành chính phục vụ. Làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách và các hỗ trợ cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế.

- Tập trung hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả của các Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản để đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối tổ chức sản xuất theo chuỗi từ cung cấp dịch vụ đầu vào, bảo quản, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập nông dân. Xử lý dứt điểm các HTX hoạt động yếu, kém, tồn tại hình thức. Xây dựng, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025[1]; hỗ trợ các HTX vay vốn mở rộng sản xuất, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến, thương mại; đào tạo, tập huấn cho giám đốc các HTX, chủ trang trại về nâng cao năng lực quản lý, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi liên kết; xây dựng nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (dự kiến 341 Giám đốc HTX được tập huấn); đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho thành viên HTX; thu hút đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ về làm việc ở HTX. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ cán bộ quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt 20%.; chuyển đổi 100% HTX sang cơ chế hoạt động theo Luật Hợp tác xã, có trên 80% HTX hoạt động có hiệu quả; gần 60% HTX có tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản[2]; HTX là “hạt nhân” trong mối liên kết sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và nông dân.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với chính sách khuyến khích phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến nông sản: Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết; hạ tầng phục vụ liên kết; đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng. Tỷ lệ HTX có hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ít nhất là 50% trên tổng số HTX.

- Củng cố tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, đổi mới cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Tuyên Quang (100% vốn nhà nước).

- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản chủ lực, hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch và đa dạng hóa sản phẩm nông sản chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chất lượng của thị trường tiêu thụ.

III. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao, nền tảng số, công nghệ cao, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, đáp ứng đòi hỏi tiêu chuẩn nông sản càng cao của thị trường trong nước, thế giới. Tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra cho sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng, như: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, chất lượng cao; sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, tưới tiên tiến cho cây trồng cạn; bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch; ứng dụng thương mđiện tử; truy xuất nguồn gc nông sản; phòng chống dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ngành, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đào tạo nâng cao chất lượng hệ thống khuyến nông, chất lượng dịch vụ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nâng cao năng lực cho nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ thể liên kết. Cụ thể:

1. Về khuyến nông

- Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân. Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho các HTX, trang trại, nông dân ứng dụng trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực tư vấn và dịch vụ khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp; khởi nghiệp, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

2. Về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo những bước đột phá trong nghiên cứu, ng dụng công nghệ cao để kịp thời giải quyết các vấn đề, thách thức cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đào tạo kiến thức về dự báo thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trên thị trường trong nước, thế giới; xúc tiến thương mại nông, lâm, thuỷ sản; cấp mã số vùng trồng và các điều kiện xuất khẩu nông sản; ứng dụng công nghệ cao; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập; chủ động phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Về đào tạo nghề cho người sản xuất

 Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gn với nhu cầu của thị trường, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mi, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, thương mại nông sản, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và thực hiện chương trình OCOP…cho các HTX, trang trại, nông dân; liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị (dự kiến 358 chủ trang trại được tập huấn).

4. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ thể liên kết

 Đào tạo, tập huấn cho các chủ thể liên kết về năng lực sản xuất kinh doanh; xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa; xây dựng nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm; hoàn thiện sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu (dự kiến trên 400 doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ tập huấn về sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao...).

IV. XÂY DỰNG, QUẢNG BÁ, BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM

1. Về giới thiệu, quảng bá sản phẩm

 Xây dựng các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh (như các phóng sự, bản tin, chuyên mục Khuyến nông, tờ rơi...); Chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP trên VTV truyền hình Việt Nam. Tổ chức các Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP Tuyên Quang; sự kiện không gian văn hóa du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc sản Tuyên Quang tại các thành phố lớn. Đa dạng các hình thức giới thiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP, sản phẩm đặc sản Tuyên Quang tại các hội nghị, nơi có hoạt động thương mại, giao lưu văn hóa, du lịch. Xây dựng các cửa hàng giới thiệu và cung ứng sản phẩm trong chuỗi có truy suất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở cửa hàng, tham gia các hội chợ, sàn giao dịch nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm từ chuỗi.

2. Sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương

Mở rộng sản xuất theo các tiêu chuẩn (PGS, VietGAP, SAN) trên 4.820 ha, tăng gấp 2,9 lần năm 2020; có 35 trang trại được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, tăng 14 trang trại so với năm 2020; xây dựng vùng an chăn nuôi toàn dịch bệnh huyện Hàm Yên; 14 cơ sở chăn nuôi theo VietGAP, GlobalGAP, tăng 10 cơ sở so với năm 2020; có 20 doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), gấp 2 lần so với năm 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng cao của thị trường trong nước, thế giới.

3. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm

Tiếp tục giữ vững thương hiệu, không ngừng củng cố và nâng cao thương hiệu nông sản Tuyên Quang. Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, chứng nhận sản phẩm. Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm. Xây dựng và thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)" giai đoạn 2021-2025”, trọng tâm là: Nâng cao chất lượng, hạng sao sản phẩm đã phân hạng OCOP năm 2020; hoàn thiện kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, tem truy suất nguồn gốc, sức cạnh tranh sản phẩm; tiếp tục hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (ưu tiên nhóm sản phẩm gắn với các hoạt động dịch vụ du lịch nông thôn). Phấn đấu giai đoạn 2021-2025:

- Có thêm trên 100 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu (nâng tổng số trên 150 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu).

- Có 05 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý: Cam sành Hàm Yên, chè Shan Tuyết Na Hang (đã cấp năm 2020 và 2021), Bưởi Soi Hà; rượu ngô Na Hang; Trâu Tuyên Quang.

- Có thêm trên 150 sản phẩm đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao, nâng tổng số toàn tỉnh có trên 230 sản phẩm OCOP vào năm 2025 đạt từ 3 sao trở lên, trong đó:

+ Hỗ trợ tiêu chuẩn hoá, nâng cấp 10 sản phẩm đạt hạng 4 sao để lập hồ sơ trình Hội đồng quốc gia đánh giá phân hạng 5 sao, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 07 sản phẩm đạt hạng 5 sao (sản phẩm quốc gia); dự kiến sản phẩm: Chè Shan Tuyết Hồng Thái và Lộc trà của Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái; Trà túi lọc đậu đen xanh lòng của HTX hữu cơ Hồng Phát xã Tri Phú; Cam sành Hàm Yên của Công ty Cổ phần Cam sành Hàm Yên; Chè xanh Ngọc Thuý và Trà Ngọc Thúy của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh; Thịt trâu khô Tiến Thành; Trà xanh hữu cơ Trung Long của HTX Ngân Sơn Trung Long; Mật ong hương rừng của Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ; Homestay 99 ngọn núi Lâm Bình.

+ Có khoảng 40% sản phẩm hạng đạt 4 sao (trong đó tiêu chuẩn hoá, nâng cấp trên 30 sản phẩm đã phân hạng năm 2020 đạt hạng 3 sao nâng lên hạng 4 sao).

+ Có khoảng 58% sản phẩm 3 sao (Duy trì các sản phẩm đã phân hạng năm 2020; hoàn thiện bổ sung trên 120 sản phẩm mới).

- Hỗ trợ 01 đến 02 sản phẩm của tỉnh vào “Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030” được duyệt tại Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, để hoàn thiện đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Dự kiến sản phẩm đồ gỗ. Điều kiện hiện có: Sản phẩm đồ gỗ thuộc nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; diện tích rừng trồng tỉnh Tuyên Quang được cấp Chứng chỉ rừng quốc tế FSC hiện có 35.840 ha, cao nhất cả nước; tổng sản lượng gỗ khai thác rừng trồng tỉnh Tuyên Quang trong 5 năm qua đạt trên 4 triệu m3, chiếm 20% và cao nhất 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 5 toàn quốc[3]; tỉnh Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ định hướng “là cứ điểm quan trọng của ngành gỗ và lâm sản với tầm nhìn trở thành trung tâm chế biến gỗ, đồ gỗ nội thất, sản phẩm xuất khẩu, sản xuất giấy của Việt Nam và khu vực”[4]).

- Thương mại nông sản: Hỗ trợ kết nối cung cầu nông sản Tuyên Quang với các thành phố lớn, hệ thống các siêu thị, chợ nông sản; hoàn thiện các sản phẩm đáp ứng được các quy định của thị trường trong nước và các thị trường các nước nhập khẩu; tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp trong nước, xuất khẩu. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025:

+ Thu hút xây dựng 05 trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP: 01 trung tâm trên địa bàn thành phố gắn với Trạm dừng nghỉ nút giao cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; 01 trung tâm trên Quốc lộ 2 (Tuyên Quang - Hà Giang); 03 Trung tâm ở các huyện Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương gắn với du lịch; xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các xã có điểm du lịch, Trung tâm các thành phố lớn.

+ Thực hiện có hiệu quả Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng chuỗi xuất khẩu các sản phẩm: Chuối (quy mô 3.000 ha tại huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương), bưởi (4.500 ha ở huyện Yên Sơn), cá (thu hút nuôi cá lồng bè công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu tại hồ thủy điện Tuyên Quang); hỗ trợ thúc đẩy nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến chè, đồ gỗ, đường kính.

+ Có trên 100 chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

+ Duy trì có hiệu quả 24 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, phấn đấu mỗi năm tăng 15% (04 cơ sở/năm) được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Lựa chọn các chuỗi sản phẩm chủ lực, đặc sản (cam, chè, thủy sản, mật ong, thịt trâu, thịt dê..) để xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp nông sản an toàn vào hệ thống các siêu thị VinMart, BigC và các trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn.

V. XÂY DỰNG, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã ban hành. Hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu trình ban hành cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; chính sách thu hút đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ về làm việc ở Hợp tác xã; hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu gắn liền với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dắt, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường trong và ngoài nước.

- Bố trí hợp lý vốn đầu tư thực hiện một số, chương trình dự án trọng điểm: Dự án phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Dự án hỗ trợ nông nghiệp 4.0 cho nông sản chủ lực tỉnh Tuyên Quang; Dự án phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Dự án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang; Dự án thí điểm cấp và quản lý mã số vùng trồng các sản phẩm hàng hóa nông sản bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Có biểu danh mục kèm theo).

VI. XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Vùng nguyên liệu chế biến nông, lâm, thủy sản

1.1. Chế biến gỗ

- Nhà máy: Phát huy công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm 08 nhà máy chế biến gỗ, 01 nhà máy giấy và bột giấy hiện có đủ điều kiện tham gia chuỗi xuất khẩu. Thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực về công nghệ và khả năng tham gia chuỗi xuất khẩu đồ gỗ, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao vào tỉnh; đồng thời đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có cơ chế thu hút đầu tư chế biến gỗ, hỗ trợ xây dựng Khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao tại Tuyên Quang gắn với liên kết vùng nguyên liệu với các tỉnh lân cận. Phấn đấu Tuyên Quang “là cứ điểm quan trọng của ngành gỗ và lâm sản với tầm nhìn trở thành trung tâm chế biến gỗ, đồ gỗ nội thất, sản phẩm xuất khẩu, sản xuất giấy của Việt Nam và khu vực” theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 05/3/2021 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.

- Vùng nguyên liệu: Vùng rừng nguyên liệu gỗ lớn trên 89.000 ha tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; vùng rừng nguyên liệu giấy trên 125.000 ha, tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang. Mở rộng diện tích quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng, đảm bảo đủ điều kiện cho chế biến gỗ xuất khẩu.

1.2. Chế biến chè

- Nhà máy: Phát huy công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm 03 nhà máy và trên 40 cơ sở chế biến chè của doanh nghiệp, Hợp tác xã hiện có. Thu hút đầu tư nhà máy chế biến chè Shan hữu cơ trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang gắn với cải tạo vùng chè Shan hiện có.

- Vùng nguyên liệu: Duy trì ổn định diện tích chè trên 8.500 ha, đảm bảo nguyên liệu các nhà máy và cơ sở chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng suất, theo tiêu chuẩn chất lượng chè nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo đủ điều kiện cho chế biến chè xuất khẩu.

1.3. Chế biến mía đường

- Nhà máy: Doanh nghiệp chế biến mía đường phải đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm đường. Cơ cấu lại nhà máy, cải tiến công nghệ gắn với khôi phục vùng nguyên liệu.

- Vùng nguyên liệu: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu mía đảm bảo tập trung, thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa. Đến năm 2025, diện tích vùng mía nguyên liệu 2.500 ha, tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm hóa.

1.4. Chế biến, bảo quản nông sản

- Nhà máy: Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy bảo quản, chế biến cam, chuối (xử lý sau thu hoạch xuất khẩu), lạc (ép dầu), dược liệu, nguyên liệu dệt may tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.

- Vùng nguyên liệu: Ổn định vùng cam trên 8.000 ha tại huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa; mở rộng vùng lạc từ 4.500 ha lên 4.900 ha tại huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình; mở rộng vùng chuối từ 2.100 ha lên 3.000 ha tại huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương; chuyển đổi đất ruộng 01 vụ, đất mía phế canh, đất bãi trồng trọt kém hiệu quả sang trồng nguyên liệu chế biến: Dược liệu trên 2.000 ha và cây nguyên liệu dệt may trên 1.000 ha tại các huyện Sơn Dương (1.000 ha), Yên Sơn (1.000 ha) và một số xã vùng thấp huyện Hàm Yên (500 ha), Chiêm Hóa (500 ha).

1.5. Giết mổ gia súc, gia cầm: Thu hút đầu tư, đến năm 2030 có 7 cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện, thành phố. Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung đạt khoảng 20-30% vào năm 2025.

1.6. Chế biến thủy sản: Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản và nuôi cá lồng bè công nghệ cao xuất khẩu khu vực hồ thủy điện Tuyên Quang.

2. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Giai đoạn 2021-2030, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào nhóm sản phẩm rau, hoa, quả, dược liệu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến gỗ, cụ thể: Công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật, tự động hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…; tiêu chí xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khắc phục thiếu đất, thiếu nước, ô nhiễm môi trường, hoặc phát triển khu vực đã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành sản xuất hàng hóa lớn; phát huy lợi thế một số vùng đất có khí hậu, chất đất, nước thuận lợi cho sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu gắn với du lịch.

- Giai đoạn 2021-2030, có chính sách mời gọi đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; toàn tỉnh có 05 vùng nông nghiệp, 02 vùng nuôi trồng thủy, 05 trang trại chăn nuôi và 01 khu công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao; cụ thể:

- Lĩnh vực trồng trọt: 03 vùng trồng rau, hoa, quả, dược liệu công nghệ cao tại xã Khau Tinh, Hồng Thái, Thanh Tương (huyện Na Hang); 02 vùng trồng rau, quả công nghệ cao tại xã Kháng Nhật (huyện Sơn Dương), thành phố Tuyên Quang.

- Lĩnh vực thủy sản: 02 vùng nuôi cá lồng bè công nghệ cao xuất khẩu tại hồ thủy điện Tuyên Quang (khu vực huyện Na Hang, Lâm Bình).

- Lĩnh vực chăn nuôi (05 trang trại): 03 Trang trại bò sữa công nghệ cao (01 trang trại đã được chứng nhận năm 2020); 02 Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao (quy mô quy mô trên 20.000 lợn thương phẩm, 40.000 lợn giống/năm).

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ có cơ chế thu hút đầu tư chế biến gỗ, hỗ trợ xây dựng Khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao tại Tuyên Quang gắn với liên kết vùng nguyên liệu với các tỉnh lân cận (Trên cơ sở nâng cấp Cụm công nghiệp Thắng Quân, huyện Yên Sơn).

3. Vùng nông nghiệp hữu cơ

Đến năm 2025, tổng diện tích canh tác hữu cơ toàn tỉnh 1.102 ha, gồm:

- Cây cam 250 ha, tại các xã Trung Hà (huyện Chiêm Hóa), Tân Thành, Minh Khương (huyện Hàm Yên), Thắng Quân (huyện Yên Sơn).

- Chè 400 ha, tại các xã Thổ Bình (huyện Lâm Bình), Hồng Thái, Sơn Phú, Sinh Long (huyện Na Hang), Thái Sơn, Tân Thành (huyện Hàm Yên), Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn), Tân Trào, Trung Yên (huyện Sơn Dương).

- Bưởi: 119 ha, tại các xã Xuân Vân, Phúc Ninh, Lực Hành (huyện Yên Sơn).

- Lạc 60 ha, tại các xã Thổ Bình, Phúc Sơn (huyện Lâm Bình).

- Lúa: 190 ha, tại các xã Lăng Can, Khuôn Hà, Bình An (huyện Lâm Bình), Hồng Thái (huyện Na Hang), Hòa Phú, Tân An, Xuân Quang, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Hòa An (huyện Chiêm Hóa), Kim Phú (thành phố Tuyên Quang), Minh Hương (huyện Hàm Yên), Hoàng Khai, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Minh Thanh, Hợp Hòa (huyện Sơn Dương).

- Rau các loại 40 ha, tại các xã Lăng Can (huyện Lâm Bình), Khau Tinh (huyện Na Hang), Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa), Thái Sơn (huyện Hàm Yên), Hoàng Khai, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam (huyện Sơn Dương), phường Hưng Thành, Thái Long (thành phố Tuyên Quang).

- Cây ăn quả khác 43 ha, trong đó: 20 ha hồng tại các xã Hồng Thái, Đà Vị (huyện Na Hang); 10 ha chuối Kim Bình (huyện Chiêm Hóa); 5 ha na Lực Hành; 8 ha na, hồng Xuân Vân (huyện Yên Sơn).

VII. PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VỚI CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện sản xuất hàng hóa theo chuỗi bền vững; phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ cải tạo đất, thuê quyền sử dụng đất để tích tụ đất đai, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP để củng cố, xây dựng các liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tập trung hỗ trợ các chủ thể liên kết về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh; xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quảng bá, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm; hoàn thiện sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 116 liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực, trong đó có ít nhất 76 chuỗi sản phẩm thực hiện liên kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm: 73 liên kết trong lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi có 34 liên kết; thuỷ sản có 06 liên kết; lâm nghiệp có 03 liên kết. Cụ thể:

- Chè, mía: Củng cố, xây dựng 22 liên kết (04 liên kết cấp tỉnh và 18 liên kết cấp huyện), tương ứng với diện tích 2.921 ha (chiếm khoảng 34 % diện tích canh tác), số hộ tham gia liên kết 3.000 hộ, sản lượng tiêu thụ qua liên kết đạt 35% sản lượng chè. Tập trung phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ chè Shan tuyết tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình; chè đặc sản, chè chất lượng cao tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và Chiêm Hoá.

- Cây ăn quả: Củng cố, xây dựng 17 liên kết sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả (02 liên kết cấp tỉnh và 15 liên kết cấp huyện), với diện tích trên 3.400 ha (chiếm 23% diện tích sản xuất), khoảng 3.000 hộ tham gia, nâng tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết 20% sản lượng cây ăn quả. Tập trung phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Cam tại huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Bưởi tại các huyện Yên Sơn và Hàm Yên.

- Lạc: Củng cố, xây dựng 06 liên kết sản xuất, tiêu thụ lạc (06 liên kết cấp huyện), tương ứng với diện tích 1.050 ha, số hộ tham gia liên kết 3.000 hộ, sản lượng tiêu thụ qua liên kết đạt 22% sản lượng.

- Rau củ quả: Củng cố, xây dựng 13 liên kết sản xuất, tiêu thụ rau (03 liên kết cấp tỉnh và 10 liên kết cấp huyện), tương ứng với diện tích 232 ha (chiếm 3% diện tích canh tác), 1.000 hộ tham gia liên kết, sản lượng tiêu thụ qua liên kết đạt 4% sản lượng rau. Trong đó tập trung phát triển chuỗi liên kết sản xuất rau trái vụ ở các huyện Na Hang, Lâm Bình và một số vùng sinh thái đặc thù của huyện Hàm Yên.

- Lúa gạo: Củng cố, xây dựng 04 liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo với 1.400 ha diện tích (chiếm 2,0% diện tích sản xuất), khoảng 1.300 hộ tham gia, nâng tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết 3% sản lượng lúa của tỉnh.

- Dược liệu: Củng cố, xây dựng 08 liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến tiêu thụ cây dược liệu với 595 ha diện tích. Trong đó trú trọng phát triển chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ dược liệu dưới tán rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch homestay tại huyện Lâm Bình và Na Hang.

- Cây thức ăn gia súc: 02 liên kết trồng và tiêu thụ cây thức ăn gia súc với quy mô 650 ha; nâng cấp 01 liên kết trồng dong giềng và chế biến miến dong với quy mô 100 ha.

- Chăn nuôi trâu, bò: Củng cố, xây dựng 12 liên kết liên sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với khoảng trên 500 hộ tham gia, sản lượng khoảng 3.300 tấn thịt và 24.000 tấn sữa; nâng tỷ lệ tiêu thụ thịt theo liên kết 42% và sản lượng sữa tiêu thụ theo liên kết lên 99,8% toàn tỉnh.

- Chăn nuôi lợn: Củng cố, xây dựng 12 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với khoảng 50 hộ tham gia, sản lượng gần 24.000 tấn; nâng tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết 45% sản lượng toàn tỉnh.

- Chăn nuôi gia cầm: Củng cố, xây dựng 04 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với khoảng 100 hộ tham gia, sản lượng khoảng 83 nghìn tấn; nâng tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết 23% sản lượng toàn tỉnh.

- Nuôi ong: Củng cố, xây dựng 04 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với sản lượng khoảng 15.000 tấn.

- Chăn nuôi dê: Củng cố, xây dựng 02 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với khoảng 30 hộ tham gia.

- Nuôi trồng thủy sản: Củng cố, xây dựng 06 liên kết (với sự tham gia của 300 hộ, khoảng 03-04 doanh nghiệp và 05-07 HTX); tổng sản lượng thủy sản thương phẩm tham gia liên kết trên 2.000-2.500 tấn; nâng tỷ lệ tiêu thụ theo liên kết 20% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh.

- Gỗ rừng trồng: Củng cố, xây dựng 03 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản lượng gỗ rừng trồng, bình quân mỗi năm trên 200 nghìn m3 gỗ; giá trị lâm sản qua hợp đồng khoảng trên 200 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng trên 30% giá trị gỗ khai thác toàn tỉnh. Trong đó chú trọng phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ của Công ty Woodsland Tuyên Quang.

- Phát triển các liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm tiềm năng: Hồng không hạt Xuân Vân; lê Hồng Thái; rau, hoa tại các huyện Na Hang, Lâm Bình và một số xã vùng cao của huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa...

 (Có biểu số 04 kèm theo)

VIII. HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, HẠ TẦNG NÔNG THÔN

- Huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cấp nước cho lúa 2 vụ, các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung; công trình thủy lợi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công trình phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; công trình thủy lợi đa mục tiêu, phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch; công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; bê tông hóa đường nội đồng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; công trình hạ tầng xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng nông thôn mới: Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân; tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới”; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục lồng ghép chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh, các chương trình, dự án để tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là các tiêu chí về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của các đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, giữ vững ổn định an ninh trật tự, giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có trên 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (85/124 xã), trong đó: Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 47 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu có thêm ít nhất 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 26 xã (30%) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao 9 xã (10%) số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung nguồn lực xây dựng huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới.

IX. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường nông thôn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng giải pháp phù hợp trong canh tác để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Xây dựng công trình cấp nước tập trung, công trình thu gom, xử lý nước thải, chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, tiêu chí nông thôn mới. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và các giải pháp sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước và vật tư nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính. Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi bảo đảm quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

- Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường nông thôn, nhất là sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ trang trại chăn nuôi, nhà máy, cơ sở chế biến, làng nghề.

X. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH

- Quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ các hệ sinh cảnh tự nhiên, bảo vệ và phát triển các loài dược liệu quý gắn với du lịch, nghề truyền thống. Thực hiện giao rừng cho 03 Ban Quản lý rừng đặc dụng Na Hang, Cham Chu, Tân Trào. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Phương án quản lý rừng bền vững; Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2021-2030 của các Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng. Củng cố, nâng cao năng lực các ban quản lý rừng về xúc tiến, mời gọi hợp tác, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, nâng cấp, nâng số Homestay đạt tiêu chuẩn OCOP; phát triển ngành nghề truyền thống, HTX, trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đang là thế mạnh của tỉnh được sản xuất theo quy trình chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy suất nguồn gốc để phục vụ du lịch. Thu hút đầu tư dự án trồng hoa rau, củ quả, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao để phục vụ khách du lịch tại các huyện Na Hang, Lâm Bình; xây dựng các trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP tại các Trạm dừng nghỉ, điểm du lịch. Tổ chức các sự kiện không gian văn hóa du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc sản Tuyên Quang tại các thành phố lớn.

- Gắn kết xây dựng nông thôn mới với mục tiêu du lịch; đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu gắn với nâng cao sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi về kinh doanh du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác; xây dựng đường nội đồng; từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của các đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, giữ vững ổn định an ninh trật tự, bản sắc văn hóa truyền thống. Với lợi thế: Hệ sinh cảnh rừng phòng hộ, đặc dụng các chủ rừng (Ban quản lý rừng) được hợp tác, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại các khu rừng. Năm 2019, tỉnh Tuyên Quang công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình; với hệ thống sản phẩm nông nghiệp, Homestay đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ khơi dậy tiềm năng, là điều kiện thu hút phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

XI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí thực hiện đề án 23.169 tỷ đồng; trong đó:

1. Kinh phí thực hiện một số chương trình, chính sách, dự án đầu tư: 1.169 tỷ đồng; trong đó:

- Vốn đầu tư công trung hạn: 606 tỷ đồng.

- Vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh: 563 tỷ.

 (chi tiết có biểu 05, 06, 07 kèm theo)

2. Vốn doanh nghiệp: 10.000 tỷ đồng.

3. Vốn huy động các thành phần kinh tế khác: 12.000 tỷ đồng.

XII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

- Đề án được triển khai thực hiện sẽ góp phần triển khai thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các cây trồng, vật nuôi thế mạnh, chủ lực, đặc sản của tỉnh; các sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn, chất lượng, giá trị gia tăng cao, có thương hiệu và sức cạnh trạnh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, vốn đầu tư và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh bình quân trên 4%/năm; đóng góp trên 21.000 tỷ (theo giá hiện hành) vào tăng tổng kinh tế của tỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Nâng cao thu nhập của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 44 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm.

2. Hiệu quả về xã hội

- Tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần ổn định đời sống và an sinh xã hội; tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ trong nông nghiệp (chế biến, bảo quản sau thu hoạch, vận tải, cung ứng vật tư....); nâng cao hiệu quả lao động và tư duy về sản xuất hàng hóa cho nông dân; duy trì và phát huy các ngành nghề truyền thống, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến có sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp; thúc đẩy phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển mạnh từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp tiên tiến, từng bước hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp là điều kiện quan trọng để hoàn thành 06 tiêu chí xây dựng nông thôn mới về thủy lợi, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tổ chức sản xuất, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm; là điều kiện để nhân dân chỉnh trang nhà cửa, đóng góp xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo tiêu chí nông thôn mới theo phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; tham mưu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả thực hiện theo quy định.

- Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa để chỉ đạo triển khai thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu đề xuất giải pháp phân bổ vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tích hợp chỉ tiêu, không gian vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, dự án ưu tiên thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn vào Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn lực của địa phương, tham mưu, đề xuất giải pháp bố trí nguồn vốn thực hiện các cơ chế chính sách, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ cho phát triển nông nghiệp hàng hóa; thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và các chương trình đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo đề án.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Đề xuất các dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản Tuyên Quang; xây dựng chỉ dẫn địa lý một số sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản chủ lực, đặc sản của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản. Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.

 5. Sở Công Thương

Tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nghiên cứu, dự báo thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh nông sản chủ lực của tỉnh trên thị trường trong nước, xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp; đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào “Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2021 đến năm 2030”, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đạt Thương hiệu quốc gia. Chủ trì tham mưu thực hiện có hiệu quả Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025.

6. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; khai thác có hiệu quả Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình và các hệ sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp, nông thôn cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch Homestay gắn với gắn với giới thiệu các sản phẩm đặc sản trên địa bàn Tuyên Quang. Tổ chức các sự kiện không gian văn hóa du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc sản Tuyên Quang tại các thành phố lớn.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các cơ quan liên quan, hướng dẫn UBND cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất 2021-2030 đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất thực hiện Đề án. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các dự án phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tiếp tục rà soát đề xuất các chính sách liên quan đến tích tụ đất đai, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học để tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.

8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu thực hiện tốt chương trình hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản đáp ứng nhu cầu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

9. Sở Y tế

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh trong quá trình triển khai Luật an toàn thực phẩm; triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến Đề án này.

10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được tiêp cận các nguồn vốn tỉnh dụng ưu đãi; triển khai có hiệu quả các các chương trình, chính sách về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới để thực hiện Đề án này.

11. Cục Thống kê tỉnh

Phối hợp thu thập, tính toán các tiêu chí cấp địa phương theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và các chỉ tiêu giám sát thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Tuyên Quang

Tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh; chủ động xây dựng kịch bản, các nội dung hình thức để tuyên truyền thực hiện hàng tháng.

13. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện; xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách trên địa bàn; chủ động bố trí nguồn lực tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của địa phương. Vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, tổ chức liên kết, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện đảm bảo đạt mục tiêu của đề án; hoàn thiện kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm; xây dựng các trung tâm, điểm giới thiệu, phân phối nông sản trên địa bàn huyện và các điểm du lịch.

14. Các Sở ngành, hiệp hội

Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.

15. Đề nghị UBMT Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu của Đề án, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất hàng hóa với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

16. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Thực hiện tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ HTX; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển các HTX; vận động HTX tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đề án, tổng hợp, đề xuất các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của cơ sở trong quá trình thực hiện.

17. Các doanh nghiệp, hợp tác xã

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và các nội dung của Đề án. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện đổi mới, sắp xếp và phát triển theo chủ trương của Nhà nước.

II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Đề án; hằng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này; định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Đề án (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp)./.

 

 

 

 



[1] Hỗ trợ thành lập mới 100 HTX NLN, thu hút trên 1.000 thành viên mới tham gia hợp tác xã; giải thể 60 HTX hoạt động yếu kém, tồn tại hình thức; củng cố 107 HTX năm 2020 xếp loại trung bình để nâng cao chất lượng hoạt động lên loại khá trong đó: Lâm Bình 08 HTX; Na Hang 03 HTX; Chiêm Hoá 09 HTX; Hàm Yên 10 HTX; Yên Sơn 35 HTX; Sơn Dương 26  HTX và thành phố Tuyên Quang 16 HTX.

[2]Hiện nay: 35,1 % Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; 40% Hợp tác xã có tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản.

[3]Sau các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An.

[4]Theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 05/3/2021 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 358/QĐ-UBND ngày 08/06/2021 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.251

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.252.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!