Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 327/QĐ-TTg 2022 Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững

Số hiệu: 327/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 10/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 327/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ BỀN VỮNG, HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả, theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm nguyên liệu gỗ hợp pháp trong chế biến, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.

3. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia; huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.

b) Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 t USD vào năm 2030.

c) Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến.

d) 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

III. NHIỆM VỤ

1. Phát triển hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất

a) Hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.

b) Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường.

c) Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển các nguyên liệu phụ trợ keo dán gỗ, các chất sơn phủ, trang trí bề mặt thân thiện với môi trường; ưu tiên phát triển dịch vụ logistics.

d) Xây dựng 01 Trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế.

đ) Khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ phù hợp với nhu cầu, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng.

2. Phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, chế biến các nhóm sản phẩm chính sau:

a) Nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất: sản phẩm bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, bàn trang điểm, giá kệ sách; các loại ván sàn.

b) Nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời: ghế xích đu, cầu trượt, bàn ghế, ghế băng; dù che nắng.

c) Nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo: ván ghép thanh; ván dán, ván dăm; ván MDF.

d) Nhóm sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác làm tăng tính thẩm mỹ, độ bền chắc, tiết kiệm gỗ: song mây, tre, trúc; nhựa, kim loại, vải, da.

đ) Nhóm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ: bàn ghế, giường tủ; sản phẩm sơn mài, tranh gỗ, các loại tượng bằng gỗ; sản phẩm lưu niệm, mỹ nghệ trang trí kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác.

e) Nhóm sản phẩm viên nén gỗ, dăm gỗ.

3. Phát triển thị trường thương mại gỗ và sản phẩm gỗ

a) Thị trường xuất khẩu

- Tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế.

- Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế gii.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu “Gỗ Việt”, khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu “Gỗ Việt”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng online hoặc qua các sàn thương mại điện tử.

- Thông tin thương mại, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu chính, gồm: Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng theo các nhóm sản phẩm gỗ và tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về gỗ, sản phẩm gỗ Việt.

- Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại gỗ tại nước ngoài, hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam và các hội nghị quốc tế ngành chế biến gỗ để mở rộng thị trường xuất khẩu.

b) Thị trường trong nước

- Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng đồ gỗ quan trọng gắn với phong tục, tập quán, thói quen mua sắm của người Việt; thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ các sản phẩm gỗ Việt đến người tiêu dùng.

- Tập trung xúc tiến và phát triển thị trường nội địa trên cơ sở xác định thực trạng và vai trò của thị trường nội địa, xu hướng cung, cầu và mối tương quan giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khu.

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm đồ gỗ Việt, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến gỗ và lâm sản đối với người tiêu dùng trong nước; các hoạt động bán hàng thông qua các doanh nghiệp có thương hiệu uy tín.

4. Tháo gỡ các rào cản thương mại, kỹ thuật và phòng chống gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

a) Kịp thời tháo gỡ khó khăn về rào cản thương mại, kỹ thuật trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; cung cấp, hỗ trợ doanh nghiệp thông tin pháp lý, thị trường gỗ toàn cầu; cam kết hợp tác giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hp pháp.

b) Phòng, chống gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ

- Giám sát các giao dịch, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất nhằm thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, làm rõ dấu hiệu vi phạm.

- Kiểm tra, xác định xuất xứ, quản lý đối với một số nhóm hàng hóa có giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng đột biến, có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

- Thu thập thông tin các mặt hàng áp thuế chống bán phá giá của các nước và dự báo khả năng hàng xuất khẩu của Việt Nam bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, để có biện pháp nghiệp vụ thích hợp.

IV. GIẢI PHÁP

1. Về cơ chế, chính sách

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, đất đai, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách liên kết trồng rừng, chế biến gỗ theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

b) Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và Luật Lâm nghiệp; rà soát, hoàn thiện các quy định về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phù hợp với các cam kết, thỏa thuận quốc tế.

c) Hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; đề xuất đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

2. Về khoa học và công nghệ

a) Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa trong chế biến, bảo quản gỗ, công nghệ sản xuất sử dụng phế liệu, phụ phẩm lâm nghiệp, công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

b) Ứng dụng hệ thống quản lý điều hành sản xuất kinh doanh bằng các phần mềm quản lý tiên tiến, tiết kiệm nhân công; công nghệ mới về thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ, tạo ra các loại sản phẩm gỗ có chất lượng đồng đều và tăng lợi thế cạnh tranh.

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngành công nghệ chế biến gỗ để hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ, quyết định đầu tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ, vay vốn ưu đãi khi thực hiện dự án đầu tư chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất và các ưu đãi về miễn, giảm thuế, phí.

d) Đổi mới công nghệ, đồng bộ các thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh chuyên môn hóa, xây dựng, áp dụng thống nhất tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

đ) Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp các loại sản phẩm gỗ.

e) Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác, ứng dụng khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ; hỗ trợ đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).

g) Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện và hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

3. Phát triển nguồn nhân lực

a) Đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo tại các cơ sở đào tạo; thu hút người lao động tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với sự đổi mới công nghệ và đảm bảo quyền lợi giữa các lực lượng lao động, tổ chức đào tạo, đào tạo lại từ 100 - 150 nghìn lao động ngành công nghiệp chế biến gỗ.

b) Tổ chức liên kết, hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; phát triển, nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết đào tạo hiệu quả theo địa chỉ giữa ba nhà: “Nhà trường - Nhà doanh nghiệp - Nhà nước”; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp; mở mới các chuyên ngành đào tạo đối với những lĩnh vực mà thị trường lao động cần nhưng doanh nghiệp không thể tự đào tạo, chuyển giao.

4. Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp

a) Thực hiện công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; quản lý, giám sát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo 95% diện tích rừng được trồng bằng giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hồ sơ quản lý giống.

b) Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 0,5 triệu ha vào năm 2025 và 1,0 triệu ha vào năm 2030.

c) Thực hiện có hiệu quả Đề án trồng 1 tỷ cây xanh; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và gần 1,0 triệu ha cao su, trong đó có diện tích cây cao su thanh lý từ 25 - 30 nghìn ha/năm để cung cấp gỗ lớn, góp phần đưa sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 27 triệu m3 vào năm 2025 và trên 35 triệu m3 vào năm 2030; sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán, gỗ cây cao su đạt từ 7 - 8 triệu m3/năm, phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất, chế biến.

d) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trồng rừng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án tại địa phương; ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đầu tư, thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics và triển khai các nhiệm vụ của Đề án.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm xây dựng, thành lập các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu/cụm công nghiệp chế biến gỗ, trung tâm giống cây lâm nghiệp; đẩy mạnh việc mở rộng quy mô, nâng công suất, đổi mới công nghệ các nhà máy chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

d) Chủ trì xây dựng, vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và các quy định pháp luật liên quan về xác nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để phân loại doanh nghiệp ngành chế biến gỗ.

đ) Thực hiện hiệu quả Đề án quản lý rừng bền vng và chng chỉ rng; xây dựng, hoàn thiện, vận hành có hiệu quả hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, thúc đẩy quản lý rng bền vững và cấp chng chỉ rng của Việt Nam; phát triển các mô hình hợp tác, liên kết trồng rng gỗ lớn, có chng chỉ quản lý rng bền vững gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả, thiết thực các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

g) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp, thay thế công nghệ chế biến, bảo quản gỗ và lâm sản.

h) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các chủ rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ của nước nhập khẩu.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương bố trí kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

c) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Đề án.

3. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước, được sản xuất tại Việt Nam.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm soát nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đảm bảo gỗ hợp pháp.

c) Tổng hợp cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Bộ Công Thương

a) Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường nội địa và xuất khu; quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu gỗ Việt trên thị trường quốc tế.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan liên quan để thống nhất về cơ chế quản lý gỗ nhập khẩu đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.

c) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa, lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:

- Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác rừng, chế biến gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu gỗ Việt; công nhận kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích cho các công nghệ trong chế biến gỗ.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật quốc gia lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng hệ thống mã vạch, mã số và triển khai các biện pháp truy xuất nguồn gốc gỗ.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với các bộ, ngành đề xuất chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo mở các chuyên ngành đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với lĩnh vực có nhu cầu nhưng các doanh nghiệp không thể tự đào tạo, chuyển giao.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Tổ chức tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp hạn chế khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh rừng gỗ ln để bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng.

b) Cân đối, bố trí vốn ngân sách địa phương cho các hoạt động hỗ trợ trồng rng sản xuất, cấp chứng chrừng theo quy định về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c) Tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư để phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ.

d) Khuyến khích, hỗ trợ, tạo quỹ đất, mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, khu/cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung.

đ) Hỗ trợ các hiệp hội chế biến gỗ tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo các quy định của pháp luật.

8. Các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

a) Tăng cường thông tin cho hội viên về thị trường để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro; tăng cường công tác truyền thông về các quy định pháp luật, hệ thống trách nhiệm giải trình về gỗ hợp pháp của các nước nhập khẩu; xây dựng thương hiệu và hình ảnh đẹp của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Phối hợp với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ Việt Nam trên cơ sở VIFA - EXPO, xây dựng các tiêu chí và tổ chức Hội chợ gắn với việc tôn vinh và bầu chọn các thương hiệu uy tín hàng năm.

b) Tăng cường liên kết giữa các hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, là cầu nối giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp; tăng cường đoàn kết, đấu tranh với các thông tin sai sự thật về hoạt động chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam.

c) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu đầu tư xây dựng, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ; đầu tư vào các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng, vận hành Trung tâm triển lãm ngành gỗ quốc gia; xây dựng và phát triển thương hiệu “Gỗ Việt” đạt hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ t
ướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT
, các Vụ: TH, PL, CN, KTTH, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 327/QD-TTg

Hanoi, March 10, 2022

 

DECISION

APPROVING SCHEME FOR SUSTAINABLE AND EFFICIENT DEVELOPMENT OF TIMBER PROCESSING INDUSTRY IN 2021 - 2030 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 16, 2017;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 523/QD-TTg dated April 01, 2021 approving the Strategy for sustainable development of Vietnam’s forestry in 2021 – 2030 period, with a vision by 2050;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development.

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VIEWPOINTS

1. Develop the timber processing industry in a sustainable and efficient manner that focuses on value chains from forestation, harvesting, processing and consumption of forest products; ensure sources of legal timber materials used in processing and trading of timber and timber products.

2. Develop hi-tech and eco-friendly timber processing industry that produces deep-processing and high value-added products.

3. The Government shall adopt incentive mechanisms and policies for encouraging the participation of all economic sectors; mobilize all social sources to develop the timer processing industry.

II. OBJECTIVES

1. General objectives:

By 2030, develop the timber processing industry to an important economic sector; build and develop prestige brands of Vietnamese timber products in both domestic and foreign markets; strive to put Vietnam in the group of the world’s leading countries in the sector of timber and timber product production, processing and exporting.

2. Specific objectives

a) The export value of timber and forest products is expected to reach USD 20 billion and USD 25 billion by 2025 and by 2030 respectively, in which export turnover of timber and timber products is expected to reach more than USD 18,5 billion and more than USD 20,4 billion by 2025 and by 2030 respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) More than 80% of timber processing and storage facilities are expected to be capable of adopting advanced manufacturing technologies.

d) 100% of timber and timber products, whether exported or domestically sold, is made of legal timber materials or timber granted sustainable forest management certification.

III. TASKS

1. Develop infrastructure facilities and production scale

a) Establish 5 hi-tech forestry zones that will attract investments from timber processing enterprises and auxiliary material manufacturing enterprises.

b) Develop and expand timber processing industrial parks or clusters in provinces that have development potentials and advantages.  Selectively attract investments with giving priority to projects on production of high value-added, hi-tech and eco-friendly products which save energy, fuels and raw materials.

c) Make investment in development of auxiliary industries; give priority to manufacturing of eco-friendly auxiliary materials such as wood adhesives, and surface-coating or decorating substances; give priority to development of logistics services.

d) Establish 01 national wooden product exhibition center that meets international standards.

dd) Encourage development of centers that research and design models of timber products to meet demands, culture and taste of consumers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Wooden furniture, including tables, chairs, beds, cabinets, kitchen cupboards, vanity tables, bookshelves, and flooring planks.

b) Outdoor wooden products, including: rocking chairs, slides, tables and chairs, outdoor bench, and patio umbrellas.

c) Man-made timber boards, including blockboard, plywood, chipboard or MDFs.

d) Products made of wood and other materials such as rattan, bamboo, flute, plastic, metal, fabric or leather, which increase beauty, durability, firmness and save timber.

dd) Wooden handicrafts, including tables, chairs, beds, cabinets, lacquer products, wooden pictures, and similar wooden products, souvenirs, and decoration handicrafts made of wood and rattan, bamboo, flute, and other materials.

e) Wood pellets and wood chips.

3. Develop timber and timber product trading market

a) Export market

- Continue maintaining and expanding export market share and proactively get trade promotion of timber and timber products in the following primary markets such as USA, Japan, Korea, EU, China, and expand into new markets having development potentials and advantages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establish and develop “Go Viet” (“Vietnamese timber”) brand, encourage timber processing enterprises to use “Go Viet” brand so as to make contribution to increase of competitive capacity and prestige of Vietnamese timber products in both domestic and foreign markets.

- Speed up development of e-commerce, database establishment and digital transformation in production, trading, corporate management, and application of information technology to online sale or through e-commerce floors.

- Provide and establish commercial information and database on primary markets such as USA, China, EU, Korea, Japan, and other potential markets, sorted by timber products, and disseminate and promote images about Vietnamese timber and timber products.

- Organize and participate in overseas timber trade fairs, export-oriented trade fairs in Vietnam, and international timber processing conferences so as to expand export market.

b) Domestic market 

- Do research on domestic market; establish database on important wooden products in association with manners and customs as well as shopping habits of Vietnamese people; frequently disseminate information to increase public awareness of Vietnamese timber goods and services.

- Focus on promotion and development of domestic market on the basis of determining actual conditions and role of the domestic market, supply and demand trends, and the relationship between the domestic market and export market.

- Organize trade fairs and exhibitions for Vietnamese wooden products, machinery and equipment serving processing of timber and forest products for domestic consumers, and selling activities through enterprises owning prestige brands.

4. Deal with trade and technical barriers, and prevent and control trade frauds in import and export of timber and timber products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Prevent and control trade frauds in import and export of timber and timber products

- Supervise transactions and enterprises having a sudden increase in quantity of imported/exported timber and timber products compared to their capacity and production scale so as to collect information, inspect, investigate into and clarify signs of violation.

- Inspect and determine origin of, and manage some groups of products whose import or export turnover has suddenly increased, or showing risks of origin frauds or illegal transshipment.

- Collect information about products on which the anti-dumping duty is imposed by foreign countries, and predict probability that exported goods of Vietnam are placed under trade remedies by foreign countries so as to adopt appropriate measures.

IV. SOLUTIONS

1. Mechanisms and policies

a) Revise mechanisms and policies on provision of financial and land support, research and application of scientific and technological advances to manufacturing; policies for development of linkages between forestation and timber processing according to value chains of forest products, and encourage development of auxiliary industries.

b) Build and operate the Vietnam Timber Legality Assurance System (VNTLAS) in implementation of VPA/FLEGT Agreement and the Law on Forestry; review and revise regulations on VNTLAS which should be conformable with international commitments and agreements.

c) Revise regulations of law on prevention and control of crimes, smuggling, trade frauds and counterfeits; develop international cooperation in prevention and fight against crimes, smuggling, trade frauds and counterfeits; propose negotiation, conclusion or accession to treaties and international agreements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Apply new material technologies and automation technologies to timber processing and storage, production technologies utilizing forest residues and waste, and technologies that produce high quality products.

b) Apply production and business management systems that use advanced management software programs and save human resources; apply new technologies to design of models of timber products so as to produce timber products with uniform quality and increase competitive advantage.

c) Build timber processing industry database which shall assist enterprises in selecting technologies, making investment decisions, carrying out innovation and technology transfer, and accessing concessional loans when implementing investment projects which apply new technologies to production, and tax and fee exemption and reduction.

d) Carry out technology innovation, synchronously use production equipment and technologies, improve labour productivity and specialization, formulate and consistently apply standards and technical regulations, and improve product quality.

dd) Carry out registration for protection of trademarks and brands of products as well as intellectual property rights for timber products.

e) Assist enterprises in joining linkages, carrying out cooperation and applying science and technology so as to meet technological innovation demands; assist in training in information technology, establishment and application of chain-of-custody (CoC) certifications.

g) Encourage enterprises to apply management systems meeting international standards, comprehensive quality management systems, and social accountability standard systems.

3. Human resource development

a) Innovate teaching and training programs of training institutions; attract workers to training programs which are conformable to technological innovation and ensure rights and benefits among labour forces, and provide training and retraining for 100,000 - 150,000 workers in timber processing industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Development of legal timber materials

a) Organize information dissemination activities to encourage people and enterprises to engage in extensive farming and enhance forest productivity and quality; manage and supervise quality of forest plant varieties and ensure that at least 95% of forest areas are planted with quality varieties which have clear origin and management documents.

b) Encourage linkages between timber processing enterprises and forest owners to establish large timber material zones, and have at least 0,5 million hectares and 1,0 million hectares of forest areas granted sustainable management certification by 2025 and 2030 respectively.

c) Efficiently implement the Scheme for planting of 1 billion trees; efficiently and sustainably manage and use existing forest areas and nearly 1,0 million hectares of rubber, in which at least 25 - 30 thousand hectares of rubber trees will be liquidated each year to provide large-sized timber and increase the timber production of planted forests to more than 27 million m3 and more than 35 million m3 by 2025 and 2030 respectively; achieve 7 - 8 million m3/year of timber production of scattered trees and rubber trees, and strive to meet at least 80% of demand for timber materials for manufacturing and processing activities.

d) Organize efficient implementation of support and incentive mechanisms and policies for investment in planting of large-sized timber trees in association with sustainable forest management and issuance of forest certification.

V. FUNDING

Funding for implementing the Scheme includes funding from state budget (both central- and local-government budget), sponsorships, aids, and other lawful sources of funding mobilized from domestic and foreign organizations and individuals in accordance with regulations of law.

- Based on their assigned tasks specified in the Scheme, relevant ministries and regulatory authorities shall formulate annual operating plans, prepare and submit cost estimates for implementing such plans to competent authorities for approval and implementation in accordance with regulations of the Law on State Budget.

- Local governments shall allocate funding from local-government budget and mobilize other lawful sources of funding for implementing the Scheme in their provinces. Funding from central-government budget shall be allocated to support disadvantaged local governments that are yet to balance their state budget in accordance with regulations of law in force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Play the role of the presiding authority in charge of organizing the Scheme implementation in conformity with national, regional and provincial forestry plans.

b) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, and relevant ministries and regulatory authorities in doing research and amending mechanisms and policies on human resource training, investment, and taxation, simplifying administrative procedures, developing auxiliary industries and logistics, and performing tasks set out in the Scheme.

c) Play the leading role and cooperate with relevant authorities in instructing, inspecting and expediting local governments speeding up some important projects on construction and establishment of hi-tech forestry zones, timber processing industry parks/zones, forest seed and variety center; speed up expansion of scale, increase of capacity, and innovation of technologies of timber processing factories associated with centralized material zones.

d) Play the leading role in establishing and operating the Timber Legality Assurance System and regulations of relevant laws on certification of legal timber origin; building information systems and databases serving classification of timber processing enterprises.

dd) Efficiently implement the Scheme for sustainable forest management and forest certification; build, finish and efficiently operate national forest certification system so as to promote sustainable forest management and issuance of forest certifications of Vietnam; develop cooperation and association models for development of large-sized timber forests granted sustainable forest management certification and associated with forest product processing and consumption.

e) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in practically and efficiently implementing incentive policies and mechanisms for enterprises making investments in agriculture and rural development sector.

g) Cooperate with the Ministry of Science and Technology in assisting enterprises in upgrading and adopting new technologies for timber and forest product processing and storage.   

h) Intensify information dissemination activities, disseminate information and provide instructions for forest owners, timber processing associations and enterprises about origin of legal timber and standards for wooden products of importing countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Instruct local governments and enterprises to efficiently implement incentive policies and mechanisms for enterprises making investments in agriculture and rural development sector.

b) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, regulatory authorities and local governments in allocating funding derived from state budget for investment and development for implementing projects on supporting enterprises making investments in agriculture and rural development sector in accordance with regulations of law on public investment and relevant laws.

c) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, regulatory authorities and local governments in inspecting and organizing the implementation of this Scheme.

3. The Ministry of Finance shall:

a) Play the leading role and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in promulgating policies for public procurement in the direction of prioritizing use of wooden products made of legal timber of domestically planted forests, and manufactured in Vietnam.

b) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, regulatory authorities and local governments in controlling import of timber and timber products to assure timber legality.

c) Balance and allocate funding for implementing the Scheme in accordance with regulations of the Law on State Budget.

4. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Do research and revise mechanisms and policies to develop domestic and export markets; promote and improve Vietnamese timber brands in international markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in preventing and fighting against trade frauds, origin frauds, and evasion of anti-dumping duty; strictly take actions against violations.

5. The Ministry of Science and Technology shall:

Play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and regulatory bodies in:

- Making investment in research and application of high and advanced technologies to seeding and variety selection, breeding, forestation, tending, exploitation and processing of timber in order to improve productivity, quality and develop new products, improve Vietnamese timber brands; recognition of industrial designs, useful solutions for technologies in timber processing.

- Reviewing and revising national technical regulations and standards in forestry sector, building bar code system, codes and taking measures to trace origin of timber.

6. The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall:

Cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in proposing supporting policies for opening new training sectors for developing human resources in sectors which require workers who cannot trained by enterprises themselves.

7. Provincial-level People's Committees shall:

a) Organize dissemination of information about restricted exploitation of young forests, and development of large-sized timber forests to protect the ecological environment, create a source of large-sized timber for production, and improve planted forest efficiency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Efficiently organize implementation of guidelines and policies of the Communist Party and the Government; implementation of policies of supporting and encouraging investment for rapid and sustainable development of the timber processing industry.

d) Encourage, support, and allocate land areas and premises for enterprises making investment in timber processing factories and facilities, centralized timber processing industrial parks/zones  

dd) Assist timber processing associations to organize trade fairs, product launch, and trade promotion, and enable these enterprises to access preferential credit capital according to regulations of law in force.

8. Timber and forest product processing associations shall:

a) Disseminate information for their members about the market to improve initiative and prevent risk; strengthen communication about legal regulations, system of accountability for legal timber of importing countries; build a good brand and image of the timber processing industry.  Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, and the Ministry of Agriculture and Rural Development to organize an international trade fairs for Vietnamese timber processing industry on the basis of the VIFA - EXPO, develop criteria and organize trade fairs in association with honoring and voting for prestigious brands every year.

b) Strengthen linkages between members; protect legal rights of members; act as a bridge between state authorities and enterprises; strengthen solidarity and struggle with bad or false information about Vietnamese timber and forest product processing activities.

c) Cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in doing research on investment, construction and expansion of timber processing industrial parks/zones; making investment in hi-tech forestry zones; establish and operate a national wooden product exhibition center; efficiently build and develop “Go Viet” brand.

Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/03/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.861

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:412::2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!