BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3086/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số
28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số
2850/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
phê duyệt Danh mục các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước
giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng
Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Khoa học Xã hội và Tự
nhiên, Vụ Công nghệ cao, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015:
“Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm
2020”. Mã số: KX.02/11-15 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông Vụ
trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Khoa học Xã hội
và Tự nhiên, Vụ Công nghệ cao, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban
chủ nhiệm Chương trình KX.02/11-15, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng
điểm cấp nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- UB KHCNMT của Quốc hội;
- Ban Khoa giáo Trung ương;
- Hội đồng CSKH&CNQG;
- Lưu VT, Vụ KH-TC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Chu Ngọc Anh
|
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015: “NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020” MÃ SỐ: KX.02/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3086/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. MỤC TIÊU
1. Cung cấp cơ sở khoa học để hình
thành nền tảng lý luận và thực tiễn của mô hình xã hội Việt Nam;
2. Dự báo xu hướng và triển vọng
phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội;
3. Làm rõ bản chất và đặc trưng của
mô hình xã hội Việt Nam; phương hướng, biện pháp xây dựng và quản lý xã hội Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
4. Luận cứ mô hình xã hội hướng tới
của Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát
triển xã hội, quản lý phát triển xã hội với phát triển kinh tế trong phát triển
bền vững và tác động của biến đổi khí hậu; mối quan hệ giữa phát triển xã hội,
quản lý phát triển xã hội với dân chủ, công bằng, bình đẳng xã hội.
2. Nghiên cứu các vấn đề mới và
nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội; những tác
động xã hội của nó đối với phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020:
- Thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội
và di động xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế;
- Vấn đề lợi ích nhóm trong xã hội
và quản lý các nhóm lợi ích ở nước ta;
- Vấn đề cơ hội tham dự và bình đẳng
trong cơ hội tham dự của các nhóm xã hội trong quản lý xã hội;
- Vấn đề giới và gia đình bền vững ở
Việt Nam đến năm 2020;
- Vấn đề đồng thuận xã hội và xung
đột xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Vấn đề xây dựng cộng đồng xã hội
hòa hợp có kỷ cương, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.
3. Nhận dạng sự biến đổi của hệ giá
trị xã hội và sự hình thành hệ giá trị xã hội mới; các biểu hiện của sự lệch
chuẩn xã hội và các giải pháp khắc phục; vấn đề tham nhũng, tội phạm và tệ nạn
xã hội trong quản lý phát triển xã hội.
4. Nghiên cứu và đề xuất chính sách
và công cụ quản lý phát triển xã hội của mô hình xã hội đến năm 2020:
- Vấn đề phân cấp, phân quyền quản
lý xã hội, quản lý đô thị trong phát triển bền vững và tác động của biến đổi
khí hậu;
- Vấn đề cơ cấu dân số và chính
sách về dân số, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội;
- Vấn đề hòa nhập xã hội của các
nhóm xã hội bị thiệt thòi (dân tộc, biển đảo, người tàn tật, người cao tuổi,
người gặp khó khăn do thiên tai, bệnh xã hội…);
- Các chính sách bảo đảm an sinh xã
hội cho người dân ở mọi vùng miền, giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo, bảo đảm công bằng xã hội;
- Vai trò của các tổ chức phi nhà
nước (các quỹ phát triển xã hội, các NGO…) trong phát triển xã hội (tư vấn, phản
biện xã hội…) và tham gia quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Chính sách đối
với các tổ chức xã hội.
5. Làm rõ tác động của hội nhập quốc
tế trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội:
- Kinh nghiệm của các nước về phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Các mô hình xã hội đặc trưng trên
thế giới, ảnh hưởng tới Việt Nam trong quá trình hội nhập, các bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam;
- Những giá trị nhân loại tác động
tới phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Việt Nam trong hội nhập.
III. DỰ KIẾN CÁC
SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Hệ thống lý luận, quan điểm cơ bản
và luận cứ khoa học về phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội
nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng;
2. Kết quả đánh giá về thực trạng
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam;
3. Những kết quả dự báo xu thế, đề
xuất về khung chính sách và các giải pháp đột phá về phát triển xã hội bền vững
và quản lý phát triển xã hội đến năm 2020;
4. Những luận cứ khoa học và đề xuất
về mô hình, chính sách, cơ chế và chế tài quản lý phát triển xã hội bền vững
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
5. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học
của Chương trình và các đề tài thuộc Chương trình:
- Đáp ứng được yêu cầu theo các
tiêu chí cụ thể để xác định, đánh giá;
- Tổng kết được các kết quả nghiên
cứu đã có;
- Đề xuất được những nhận thức mới;
- Dự báo được các khả năng phát triển
và biến đổi của những vấn đề nghiên cứu đặt ra;
- Có giá trị khoa học và giá trị thực
tiễn cụ thể.
IV. CÁC CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
100% số đề tài có kết quả được xuất
bản thành sách và được công bố trên các tạp chí khoa học và công nghệ chuyên
ngành có uy tín trong nước hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít
nhất 20%.
2. Chỉ tiêu về đào tạo:
70% số đề tài đào tạo được hoặc
đang đào tạo ít nhất 1 tiến sỹ và 1 hoặc nhiều thạc sỹ, cử nhân;
3. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi
kết thúc chương trình:
- 30% số đề tài nghiên cứu có kết
quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- 20% số đề tài có kết quả góp phần
giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn chỉnh cơ chế quản lý,
chính sách ở Bộ, ngành, địa phương;
- 50% số đề tài có kết quả cung cấp
những luận giải cho việc nâng cao nhận thức chính trị - tư tưởng, đóng góp cho
việc phát triển các lĩnh vực KHXH&NV.