BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3084/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số
28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số
2850/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
phê duyệt Danh mục các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước
giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng
Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Khoa học Xã hội và Tự
nhiên, Vụ Công nghệ cao, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015:
“Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng”. Mã số: KC.05/11-15
(Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông Vụ
trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ Khoa học Xã hội
và Tự nhiên, Vụ Công nghệ cao, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban
chủ nhiệm Chương trình KC.05/11-15, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng
điểm cấp nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- UB KHCNMT của Quốc hội;
- Ban Khao giáo Trung ương;
- Hội đồng CSKH&CNQG
- Lưu VT, Vụ KH-TC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Chu Ngọc Anh
|
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG
TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015:
“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG” MÃ SỐ: KC.05/11-15
(Kèm theo Quyết định số 3084/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực nghiên cứu và
làm chủ công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử làm cơ sở cho việc lựa chọn
công nghệ, xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn,
an ninh cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
2. Hình thành được sơ sở khoa học
phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp quy hạt nhân trong
nước và quốc tế bảo đảm cơ sở cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử.
3. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
sử dụng bức xạ và kỹ thuật hạt nhân phục vụ hiệu quả trong các lĩnh vực y tế,
nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên, môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.
4. Ứng dụng và phát triển được một
số công nghệ tiên tiến tạo và sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
5. Triển khai ứng dụng và phát triển
các công nghệ tiên tiến tiết kiểm và nâng cao hiệu quả sử dụng trong các khâu sản
xuất, lưu trữ, truyền tải và tiêu thụ năng lượng.
6. Tạo ra được một số công nghệ qui
mô phòng thí nghiệm, công nghệ có khả năng ứng dụng cao và một số nhóm nghiên cứu
trẻ tiềm năng trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ ngihên cứu khoa học và
công nghệ tiềm năng.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu tiếp thu các kỹ thuật,
công nghệ phục vụ lựa chọn địa điểm, lập dự án đầu tư, thi công xây dựng công
trình nhà máy điện hạt nhân và quản lý dự án điện hạt nhân.
2. Nghiên cứu công nghệ lò phản ứng
hạt nhân nước nhẹ và các hệ thống thiết bị có liên quan của đảo hạt nhân, nhiên
liệu hạt nhân, vật liệu lò phản ứng, xử lý và quản lý chất thải phóng xạ, nhiên
liệu hạt nhân đã qua sử dụng, công nghệ sản xuất uran kỹ thuật từ quặng Việt
Nam, công nghệ chế tạo viên gốm UO2.
3. Nghiên cứu phát triển kỹ thuật bảo
đảm an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ, quan trắc phóng xạ
môi trường, đánh giá tác động môi trường phóng xạ của cơ sở hạt nhân, kỹ thuật
xử lý các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân, kiểm tra chất lượng công trình và
thiết bị nhà máy điện hạt nhân.
4. Nghiên cứu xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển ngành
năng lượng nguyên tử nói chung và phát triển điện hạt nhân nói riêng; Nghiên cứu
cơ sở pháp lý và nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan bảo đảm cơ sở cho
phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
5. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
bức xạ và kỹ thuật hạt nhân phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, môi trường,
y tế, an ninh và quốc phòng; Nghiên cứu sản xuất các đồng vị và dược chất phóng
xạ mới, chế tạo được một số thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ.
6. Nghiên cứu và phát triển công
nghệ sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: thủy điện,
mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển và các dạng năng lượng khác.
7. Nghiên cứu công nghệ, các giải
pháp kỹ thuật và thiết kế, chế tạo các thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả trong
các khâu sản xuất, lưu trữ truyền tải và tiêu thụ năng lượng.
III. DỰ KIẾN SẢN
PHẨM
1. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ
thuật có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ đáp ứng dự án điện
hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
2. Cơ sở khoa học phục vụ xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành năng lượng nguyên tử.
3. Quy trình công nghệ sản xuất
uran kỹ thuật từ quặng Việt Nam; Công nghệ chế tạo viên gốm UO2,
công nghệ chế tạo một loại vật liệu lò phản ứng, công nghệ quản lý chất thải
phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng của điện hạt nhân và đề xuất chính sách
quốc gia liên quan.
4. Các quy trình kỹ thuật thẩm định,
phân tích an toàn cho dự án điện hạt nhân; Các kỹ thuật đo liều bức xạ, đo phóng
xạ môi trường, kỹ thuật chuẩn đo lường bức xạ; Cơ sở dữ liệu phông phóng xạ môi
trường; Các kỹ thuật nghiên cứu phát tán phóng xạ trong môi trường không khí,
nước và đất từ cơ sở hạt nhân; Các kỹ thuật xử lý nhiễm bẩn phóng xạ do các sự
cố tai nạn bức xạ và hạt nhân; Các kịch bản ứng phó sự cố phù hợp.
5. Các quy trình công nghệ liên
quan đến điều tra, khảo sát, xây dựng và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân.
6. Các quy trình công nghệ, thiết bị
bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị
bệnh; tạo giống cây trồng, tối ưu quy trình canh tác, xử lý sâu bệnh hại cây trồng,
vật nuôi, bảo quản lương thực, thực phẩm; tối ưu quá trình sản xuất trong công
nghiệp, chế tạo vật liệu mới; quản lý an toàn trong các ngành giao thông, xây dựng;
quản lý nguồn tài nguyên nước và khai thác khoáng sản; bảo đảm an ninh quốc
phòng.
7. Quy trình công nghệ và thiết bị
tạo nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo từ thủy điện, mặt trời,
gió, địa nhiệt, sóng biển và các dạng năng lượng khác.
8. Công nghệ và thiết bị sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng như: thiết bị điều khiển motor hiệu suất cao theo
nguyên lý biến tần, các loại máy biến áp, máy cắt, thiết bị đo đếm, động cơ, thủy
điện tích năng, acquy, thiết bị kỹ thuật điện, các thiết bị sản xuất, tiêu thụ
điện…
9. Các giải pháp kỹ thuật tiên tiến
điều tiết, vận hành hệ thống điện lưới.
IV. CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ
1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:
- Có 100% đề tài/dự án có kết quả
được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia;
- Có ít nhất 10 % đề tải có kết quả
được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ quốc tế.
2. Chỉ tiêu về trình độ công nghệ:
Các công nghệ và thiết bị được ứng
dụng vào sản xuất có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng có thể cạnh tranh
được với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Các công nghệ và thiết bị qui mô
phòng thí nghiệm đảm bảo tính mới tính tiên tiến và tính ứng dụng cao.
3. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:
- Có 80% nhiệm vụ đăng ký, 50% các
nhiệm vụ có các giải pháp đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ;
- Có ít nhất 15% nhiệm vụ có giải
pháp được công nhận độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
4. Chỉ tiêu về đào tạo:
- Có 100% đề tài đào tạo được hoặc
đang đào tạo ít nhất 1 tiến sĩ và 1 thạc sĩ;
- Có 70% số dự án đào tạo được ít
nhất 1 thạc sĩ;
- Xây dựng được 5-7 nhóm nghiên cứu
trẻ tiềm năng, thực hiện hiệu qủa nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các nội
dung nghiên cứu trọng tâm của Chương trình.
5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi
kết thúc chương trình:
- 50% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả
là các công nghệ ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật ở giai đoạn tiếp
theo;
- 30% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả
được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh (kết thúc giai đoạn sản
xuất thử nghiệm);
- 20% nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả
được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất - đời sống hoặc được thương mại hóa.