ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/2024/QĐ-UBND
|
Thái Bình,
ngày 25 tháng 9
năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày
19/11/2018; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Thủy
sản ngày 21/11/2017;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 161/TTr-SNNPTNT ngày 23/8/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy trình sản xuất một số cây trồng, thủy sản trên
địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:
1. Quy trình sản xuất cây trồng lĩnh vực
trồng trọt gồm 35 quy trình (chi tiết tại Phụ lục 01).
2. Quy trình sản xuất nhóm cây lâm
nghiệp gồm 03 quy trình (chi tiết tại Phụ lục 02).
3. Quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản gồm
10 quy trình (chi tiết tại Phụ lục 03).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/9/2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
-
Chủ tịch, các PCT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
-
Báo Thái Bình;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại
Văn Hoàn
|
PHỤ
LỤC 01:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÓM CÂY TRỒNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
(Kèm theo Quyết định số: 30/2024/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
STT
|
TÊN QUY
TRÌNH
|
01
|
Quy trình sản xuất Lúa chất lượng
|
02
|
Quy trình sản xuất Lúa năng suất
|
03
|
Quy trình sản xuất Ngô
|
04
|
Quy trình sản xuất cây Khoai lang
|
05
|
Quy trình sản xuất cây Khoai tây
|
06
|
Quy trình sản xuất cây Đậu tương
|
07
|
Quy trình sản xuất cây Lạc
|
08
|
Quy trình sản xuất cây Cải xanh
|
09
|
Quy trình sản xuất cây Dưa chuột
|
10
|
Quy trình sản xuất cây Bí đỏ
|
11
|
Quy trình sản xuất cây Bí xanh
|
12
|
Quy trình sản xuất cây Ớt
|
13
|
Quy trình sản xuất cây Su hào
|
14
|
Quy trình sản xuất cây Bắp cải
|
15
|
Quy trình sản xuất cây Tỏi lấy củ
|
16
|
Quy trình sản xuất cây Dưa lê
|
17
|
Quy trình sản xuất cây Đỗ đen
|
18
|
Quy trình sản xuất cây Hoa ly
|
19
|
Quy trình sản xuất cây Mít
|
20
|
Quy trình sản xuất cây Nhãn
|
21
|
Quy trình sản xuất cây Vải
|
22
|
Quy trình sản xuất cây Hồng xiêm
|
23
|
Quy trình sản xuất cây Ổi
|
24
|
Quy trình sản xuất cây Táo
|
25
|
Quy trình sản xuất cây Cam
|
26
|
Quy trình sản xuất cây Bưởi
|
27
|
Quy trình sản xuất cây Đu đủ
|
28
|
Quy trình sản xuất cây Nho
|
29
|
Quy trình sản xuất cây Chuối
|
30
|
Quy trình sản xuất cây Thanh long
|
31
|
Quy trình sản xuất cây chè
|
32
|
Quy trình sản xuất cây Cau ta ăn quả
|
33
|
Quy trình sản xuất cây Hòe
|
34
|
Quy trình sản xuất cây Đinh lăng
|
35
|
Quy trình sản xuất cây Ngưu tất
|
STT
QUY TRÌNH: 01
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Oryza
sativa
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cây lúa
thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ (20 - 30°C), thích hợp nhất từ
28-30°C. Khi nhiệt độ trên 40°C hay dưới 17°C, cây lúa sinh trưởng chậm lại. Dưới
13°C, cây lúa sẽ ngừng sinh trưởng, nếu tình trạng này kéo dài 1 tuần, cây lúa
sẽ chết. Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng của cây lúa thay đổi tùy theo giống
lúa, giai đoạn sinh trưởng.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Nước có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của cây lúa, tùy vào từng giai đoạn mà cây
lúa có nhu cầu về lượng nước khác nhau. Độ ẩm không khí thích hợp nhất cho cây
lúa là 80-90%.
- Yêu cầu về đất: Cây lúa
thích hợp trồng ở nơi đất phù sa màu mỡ, chân đất gieo cấy lúa gạo cần được cày
bừa kỹ.
II. QUY TRÌNH TRÌNH SẢN XUẤT
1. Chuẩn bị giống
- Giống lúa phải có nguồn gốc rõ ràng,
thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Chọn giống thích nghi với điều kiện
sản xuất, chống chịu sâu bệnh, cứng cây, năng suất ổn định, chất lượng theo nhu
cầu sử dụng và yêu cầu thị trường.
- Lượng giống: 30 - 35 kg/ha; xử
lý và ngâm ủ hạt giống theo khuyến cáo của nhà sản xuất
2. Kỹ thuật làm đất
Chân đất thích hợp: Vàn cao, vàn và
vàn thấp.
Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ, mặt ruộng phẳng.
Vụ Mùa, lồng ruộng sớm để có thời gian
cho rơm rạ hoai mục,
trừ rong rêu cỏ dại, mầm mống sâu bệnh và tăng thêm độ phì trong đất.
Vụ Xuân tốt nhất là làm ải để giảm thiểu
các độc tố gây hại cho cây trồng và loại bỏ sâu bệnh trong đất.
Đối với chân đất chua mặn, cần phải
thau chua, rửa mặn.
3. Thời vụ và kỹ thuật ngâm ủ hạt giống
3.1. Thời vụ
- Thời vụ gieo mạ: Vụ Xuân từ 01 -
06/02; vụ Mùa từ 20/6 - 25/6.
- Tuổi mạ khi cấy:
Vụ Xuân: Mạ nền 2,5 - 3,0 lá, mạ dược
4 - 4,5 lá.
Vụ Mùa: Mạ nền 8 - 10 ngày, mạ
dược 15-18 ngày.
Sau khi mạ đủ ngày tuổi, cấy bằng máy
hoặc bằng tay.
3.2. Kỹ thuật ngâm ủ
hạt giống
- Ngâm hạt giống: Vụ Xuân ngâm 30-36
giờ, vụ Mùa ngâm 22-24 giờ. Ngâm hạt giống trong nước sạch; cứ 6 giờ thay nước,
rửa chua một lần. Khi hạt giống đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi
đem ủ.
- Ủ hạt giống: Ủ nơi thoáng mát, không
đọng nước. Riêng vụ Xuân ủ ấm ngay từ đầu để tạo nhiệt. Sau 8-10 giờ kiểm tra,
nếu hạt khô phải tưới thêm nước, nếu quá nóng phải rải mỏng để hạ nhiệt; ủ tiếp
đến khi hạt thóc ra mộng và rễ đều thì đem gieo.
4. Mật độ cấy
Mật độ cấy: 30 - 35 khóm/m2,
cấy 2
- 3 dảnh/khóm.
5. Chăm sóc
5.1. Quản lý nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông
từ 3-5 cm thuận lợi cho lúa bén rễ hồi xanh. Khi kết thúc đẻ nhánh rút cạn nước
khoảng 3-5 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tăng khả năng chống đổ sau đó
giữ nước nông để lúa làm đòng trỗ bông. Trước thu hoạch 7 - 10 ngày tháo cạn nước
thuận lợi cho lúa chín và thu hoạch.
5.2. Bón phân
Tùy theo chân đất và thời vụ để xác định
loại phân và lượng bón cho phù hợp. Bón cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón
tập trung. Khuyến cáo sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Tùy theo mùa vụ, chân đất để quyết định lượng phân bón,
cách bón:
- Lượng phân bón cho 1 ha: Đạm nguyên
chất (N): 120 kg; lân nguyên chất (P2O5): 93 kg; kali nguyên
chất (K2O): 150 kg
- Cách bón: Bón lót sâu toàn bộ phân
chuồng hoặc phân vi sinh + 100% lân + NPK chuyên lót khi bừa ngả (lượng theo hướng
dẫn của nhà sản xuất).
Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi
xanh (vụ mùa sau cấy 5-7 ngày), bón thúc NPK chuyên thúc + 50% kali.
Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón
50% kali.
6. Quản lý sinh vật hại
Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM):
- Thực hiện điều tra dự tính, dự báo để
phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh hại.
- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc; đúng liều lượng, nồng độ; đúng thời điểm;
đúng phương pháp).
- Luân phiên sử dụng các nhóm hoạt chất
khác nhau để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.
7. Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi
lúa chín khoảng từ 80-95%, tuy nhiên cần xem xét các yếu tố khác như thời tiết,
điều kiện đất... để thu hoạch cho thuận tiện.
- Kỹ thuật thu hoạch:
Sử dụng các công cụ và máy móc thu hoạch
lúa phù hợp giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Các công cụ và máy móc bao gồm
máy gặt liên hoàn, máy gặt lúa.
Sau khi thu hoạch, lúa cần được làm sạch,
phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm khoảng 14% và lưu trữ đúng cách để đảm bảo chất lượng.
STT
QUY TRÌNH: 02
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT LÚA NĂNG SUẤT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Oryza sativa
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cây lúa
thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ (20 - 30°C), thích hợp nhất từ
28-30°C. Khi nhiệt độ trên 40°C hoặc dưới 17°C, cây lúa sẽ sinh trưởng chậm lại.
Dưới 13°C, cây lúa sẽ ngừng sinh trưởng, nếu tình trạng này kéo dài 1 tuần, cây
lúa sẽ chết. Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng của cây lúa thay đổi tùy theo giống
lúa, giai đoạn sinh trưởng.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Nước có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của cây lúa, tùy vào từng giai đoạn mà cây
lúa có nhu cầu về lượng nước khác nhau. Độ ẩm không khí thích hợp nhất cho cây
lúa là 80-90%.
- Yêu cầu về đất: Cây lúa thích
hợp trồng ở nơi đất phù sa màu mỡ, chân đất gieo cấy lúa gạo cần được cày bừa kỹ.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Chuẩn bị giống
- Giống lúa phải có nguồn gốc rõ ràng,
thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Chọn giống thích nghi với điều kiện
sản xuất, chống chịu sâu bệnh, cứng cây, năng suất cao ổn định, chất lượng theo
nhu cầu sử dụng và yêu cầu thị trường.
- Lượng giống: 30-35kg/ha; xử lý và
ngâm ủ hạt giống theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2. Kỹ thuật làm đất
Chân đất thích hợp: Vàn cao, vàn và
vàn thấp.
Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ, mặt ruộng phẳng.
Vụ Mùa, lồng ruộng sớm để có thời gian
cho rơm rạ hoai mục, trừ rong rêu cỏ đại, mầm mống sâu bệnh và tăng thêm độ phì
trong đất.
Vụ Xuân tốt nhất là làm ải để giảm thiểu
các độc tố gây hại cho cây trồng và loại bỏ sâu bệnh trong đất.
Đối với chân đất chua mặn, cần phải
thau chua, rửa mặn.
3. Thời vụ và kỹ thuật ngâm ủ hạt giống
3.1. Thời vụ gieo trồng
- Thời vụ gieo mạ; Vụ Xuân từ 05 - 10/2; vụ Mùa
20 -
15/6.
- Tuổi mạ khi cấy:
Vụ Xuân: Mạ nền 2,5 - 3,0 lá, mạ dược
3,0 - 4,0 lá.
Vụ Mùa: Mạ nền 8 - 10 ngày, mạ
dược 15
- 18 ngày.
3.2. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống
- Ngâm hạt giống: Vụ Xuân ngâm 30-36
giờ, vụ Mùa ngâm 22-24 giờ. Ngâm hạt giống trong nước sạch; cứ 6 giờ thay nước,
rửa chua một lần. Khi hạt giống đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi
đem ủ.
- Ủ hạt giống: Ủ nơi thoáng mát, không đọng nước.
Riêng vụ Xuân ủ ấm ngay từ đầu để tạo nhiệt. Sau 8-10 giờ kiểm tra, nếu hạt khô
phải tưới thêm nước, nếu quá nóng phải rải mỏng để hạ nhiệt; ủ tiếp đến khi hạt
thóc ra mộng và rễ đều thì đem gieo.
4. Mật độ cấy
- Nên cấy mật độ thưa, hạn chế cấy dầy
vì lúa đẻ nhánh khỏe.
- Mật độ cấy: 25- 30 khóm/m2,
cấy 2
- 3 dảnh/khóm.
4. Chăm sóc
4.1. Quản lý nước
Sau cấy giữ lớp nước nông từ 3-5 cm
thuận lợi cho lúa bén rễ hồi xanh. Khi kết thúc đẻ nhánh rút cạn nước khoảng
3-5 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tăng khả năng chống đổ sau đó giữ
nước nông để lúa làm đòng trỗ bông. Trước thu hoạch 7-10 ngày tháo cạn nước thuận
lợi cho lúa chín và thu hoạch.
4.2. Bón phân
Tùy theo chân đất và thời vụ để xác định
loại phân và lượng bón cho phù hợp. Bón cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón
tập trung. Khuyến cáo sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa theo hướng
dẫn của nhà sản xuất:
Tùy theo mùa vụ, chân đất để quyết định
lượng phân bón, cách bón:
- Lượng phân bón cho 1 ha: Đạm nguyên
chất (N): 90 kg; lân nguyên chất: P2O5: 70 kg; K2O: 70 kg; phân
vi sinh: 2.000 kg. Nên sử dụng phân bón NPK chuyên dùng cho lúa, lượng bón và
cách bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cách bón: Bón lót sâu toàn bộ phân vi
sinh + 100% lân + NPK chuyên lót khi bừa ngả (lượng theo hướng dẫn của nhà sản
xuất). Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (vụ mùa sau cấy 5-7 ngày), bón
thúc NPK chuyên thúc + 50% kali. Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón 50%
kali.
5. Quản lý sinh vật hại
Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM):
- Thực hiện điều tra dự tính, dự báo để
phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh hại.
- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc; đúng liều lượng, nồng độ; đúng thời điểm;
đúng phương pháp).
- Luân phiên sử dụng các nhóm hoạt chất
khác nhau để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.
6. Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi
lúa chín khoảng từ 80-95%, tuy nhiên cần xem xét các yếu tố khác như thời tiết,
điều kiện đất... để thu hoạch cho thuận tiện.
- Kỹ thuật thu hoạch:
Sử dụng các công cụ và máy móc thu hoạch
lúa phù hợp giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Các công cụ và máy móc bao gồm
máy gặt liên hoàn, máy gặt lúa.
Sau khi thu hoạch, lúa cần được làm sạch,
phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm khoảng 14% và lưu trữ đúng cách để đảm bảo chất lượng.
STT
QUY TRÌNH: 03
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT NGÔ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Zea mays
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ:
+ Để hoàn thiện chu kỳ sống của cây ngô cần tích
lũy lượng tích ôn là 2200°C. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác
nhau yêu cầu lượng nhiệt cũng khác nhau. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với ngô là
25-28°C.
+ Nếu điều kiện nhiệt độ thấp, thời
gian kéo dài lá ngô có màu đỏ tía không hút được lân, nếu nhiệt độ quá cao
thoát hơn nước lớn sẽ làm giảm quá trình quang hợp. Đặc biệt ở giai đoạn trổ cờ
phun râu gặp nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm, râu ngô bị khô lại
làm giảm khả năng tiếp nhận của hạt phấn.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Ngô là cây
có khả năng chịu hạn hơn so với cây ngũ cốc khác (Bình quân mỗi ngày cây ngô
bay hơi 1 kg nước). Quá trình hút nước của rễ rất mạnh, trung bình suốt thời
gian sinh trưởng của cây ngô cần 200-280 lít nước, có lượng mưa từ 500-700mm nước là
đủ.
- Yêu cầu về đất: Ngô thích hợp
với nhiều loại đất trong đó thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ như
đất phù sa ven sông ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ; loại đất có thành phần cơ giới nặng
hơn như trồng ngô đông ở đồng bằng Bắc Bộ.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Chuẩn bị giống
Tùy theo mục đích sử dụng mà chọn các
giống ngô phù hợp, nên chọn những giống ngô ngắn ngày, có năng suất cao, có khả
năng chịu mật độ, thâm canh, chịu hạn như NK4300, CP333, LVN885..., nhóm ngô nếp
như HN88, HN68,
TBM18...
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chuẩn bị đất
Trồng ngô thích hợp nhất là trên đất
thịt nhẹ, dễ thoát nước, đủ ẩm nhưng không bị úng.
2.2. Làm đất
- Gieo hạt trực tiếp: Cày lật đất để tạo
luống rộng khoảng 1,2 m, rãnh rộng 30-40 cm, sâu 20-25 cm. Dùng cuốc rạch hàng
ngang trên mặt luống sâu 2-3 cm, hàng cách hàng 30 cm.
- Trồng bằng bầu ươm: Tạo luống đơn hoặc
luống đôi; bầu cách bầu 25-30 cm; đối với luống đôi 2 hàng cách nhau 50-60 cm;
cứ 5-7 hàng tạo 1 rãnh thoát nước.
3. Thời vụ, mật độ
- Thời vụ:
+ Vụ Xuân gieo trồng quanh tiết lập
xuân từ 20/1 - 25/2;
+ Vụ Thu Đông gieo trồng từ 1-15/9;
+ Vụ Đông gieo trồng từ 20/9 - 15/10.
- Mật độ: Tùy thuộc vào thời gian sinh
trưởng, đặc tính của giống ngô. Mật độ trồng từ 6-7 vạn cây/ha. Khoảng cách
hàng cách hàng 60cm-70cm, cây cách cây 25cm - 30cm.
4. Kỹ thuật trồng
- Xử lý hạt giống trước khi trồng:
Ngâm hạt giống trong nước sạch 8-10 tiếng sau đó đem ủ, có thể ủ cùng cát hoặc
trấu (tốt nhất nên dùng cát ẩm để ủ). Sau 20-24
tiếng hạt nảy mầm. Lưu ý: Kiểm tra giá thể không để độ ẩm quá cao có thể làm thối hạt giống. Khi hạt nứt
nanh là tiến hành đem gieo.
- Kỹ thuật trồng: Có nhiều hình thức
gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi ngô đạt
từ 2-3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu chỉ nên áp dụng đối với các giống
ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây còn yếu hoặc trồng
trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt.
5. Chăm sóc
5.1. Tưới nước
Tưới nước đủ ẩm để cây sinh trưởng,
phát triển thuận lợi.
5.2. Bón phân
* Lượng phân bón.
- Phân chuồng: 200-300 kg/sào hoặc
15-20 kg phân vi sinh.
- Đạm urê: 10-12 kg/sào.
- Supe lân: 12-15 kg/sào.
- Kali: 5-7 kg/sào.
* Cách bón.
- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng,
phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới
gieo hạt).
- Bón thúc: Bón làm 3 đợt:
Đợt 1: Khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm +
1/3 kali
Đợt 2: Khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3
kali
Đợt 3: Bón trước trổ cờ 1/3 kali + lượng
đạm còn lại
5.3. Chăm sóc
- Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón
thúc đợt 1.
- Vun cao gốc kết hợp làm cỏ lần cuối
cho ngô khi bón thúc lần 2.
- Tưới nước: Dựa vào nhu cầu sinh trưởng
của cây tưới nước 3 lần:
+ Lần 1: Khi cây 7-9 lá
tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc.
+ Lần 2: Trước trổ cờ 10-15 ngày tưới
ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.
+ Lần 3: Sau thụ tinh xong tưới ngập
1/3 luống rồi rút cạn.
Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể
tiến hành rút 10-15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ
phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.
6. Quản lý sinh vật gây hại
Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại sớm,
đặc biệt là: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bệnh đốm lá, các bệnh sinh lý do thời
tiết...
Đối với các bệnh sinh lý do rét, hạn
như huyết dụ, vàng lá... cần chú ý giữ ẩm, bón phân cân đối đặc biệt là lân và
kali để tăng tính chống chịu của cây.
Đối với sâu keo mùa thu: Tăng cường kiểm
tra đồng ruộng, khi mật độ sâu cao sử dụng một trong các loại thuốc như: Lufen extra
100 EC, Enasin 32WP, Ratoin 5WG, Karuba WP, Bitadin WP.... để
phun trừ, phun theo hàng, ướt đều cả hai mặt lá và nách lá.
Đối với sâu đục thân: Chọn và trồng giống
ngô chống chịu sâu đục thân. Gieo trồng đúng thời vụ. Không trồng rải rác tạo
nguồn thức ăn cho sâu tồn tại từ vụ này sang vụ khác. Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ
trứng đem tiêu hủy. Khi mật độ sâu cao, dùng một trong các loại thuốc như:
Voliam Targo 063SC, Patox 95SP, Enasin 32WP hoặc thuốc dạng hạt Vibam 5H... để
phun hoặc rắc vào gốc cây ngô.
Đối với bệnh đốm lá: Ngắt bỏ lá bệnh
khi mới xuất hiện, khi tỷ bệnh hại cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc
như: Anvil 5SC, Tilt 250ND, Aliette 800WG, Amistar Top 325EC....
7. Thu hoạch
Thu hoạch khi ngô chín
sinh lý, biểu hiện khi lá bi bao bắp chuyển sang màu vàng úa hoặc khô trắng,
chân hạt đen, mặc dù thân lá vẫn xanh.
STT
QUY TRÌNH: 04
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY KHOAI LANG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Ipomoea
batatas
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ: Thân lá phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 22-28°C, củ phát triển tốt ở 22-25°C.
- Yêu cầu về độ ẩm và nước tưới:
+ Độ ẩm đất cần thiết cho sự phát triển
rể nhất là giai đoạn mới trồng. Độ ẩm đất phải được giữ trong suốt giai đoạn
phát triển từ 0-90 ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm thu hoạch độ ẩm phải thấp để
ngăn ngừa thối củ.
+ Nước: Cây cần nhiều nước lúc đang
tăng trưởng mạnh. Tùy giai đoạn tăng trưởng, độ ẩm thích hợp nhất là 60-80% nước
hữu dụng. Độ ẩm đất quá cao (>90%) cây sẽ cho nhiều rễ con, làm đất không được
thoáng củ sẽ phát triển kém. Khoai lang yêu cầu đất chứa đựng độ ẩm đất cao,
giai đoạn phát triển lá thì cần độ ẩm vừa phải, trong suốt 1 tháng đầu khi củ
phát triển yêu cầu độ ẩm tăng lên. Thời gian gần thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất giảm.
- Yêu cầu về đất: Đất thích hợp
nhất là đất xốp, dễ thoát thủy, có sa cấu từ cát đến thịt pha cát, nhiều chất hữu
cơ. Đất có độ pH từ
5.5-6.5 phù hợp cho sự phát triển của khoai. Nếu đất quá kiềm hoặc acid sẽ
thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh và ảnh hưởng xấu đến năng suất
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Các loại giống hiện nay được trồng phổ
biến tại Thái Bình là Tím Nhật, Trắng Giấy, Trắng Sữa, Bí Đường, Cao Sản, khoai
lang Trung Quốc... Tùy vào vùng đất, thị trường tiêu thụ mà chọn giống và quy
mô sản xuất cho thích hợp.
1.2. Tiêu chuẩn giống
Trong sản xuất, khoai lang thường được
trồng bằng hom. Một hom giống tốt cần có những đặc tính sau:
- Mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều
mắt (đốt). Trung bình hom tốt dài khoảng 25-30 cm, phải có từ 5-7 mắt. Hom có
lóng dài, ít mắt sẽ cho năng suất kém.
- Vị trí hom: Chọn hom ngọn và hom giữa
để làm giống vì sẽ cho năng suất cao, hom gốc không nên chọn vì dễ nhiễm sâu bệnh
và cho năng suất thấp.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Đất thích hợp nhất đối với cây khoai
lang là đất cát pha, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước và có tầng
canh tác dày.
2.2. Làm đất
Đất được cày xới kỹ 2 lần, xới lần 1
xong phơi đất vài ngày cho đất thật khô, sau đó xới lần 2 với độ sâu khoảng
15-20 cm và dọn sạch cỏ. Sau khi làm đất tiến hành lên luống.
3. Thời vụ trồng và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Trồng vào các thời điểm trong năm như
sau: Vụ chính trồng vào khoảng tháng 9 - 10 (có thể trồng muộn vào đầu tháng 11
đối với những giống ngắn ngày) hoặc từ tháng 2-3 trong năm.
3.2. Kỹ thuật trồng
- Mật độ trồng:
Khoai lang Nhật: Mật độ 10.000-12.000
cây/ha, khoảng cách trồng 30-40 cm x 80-100cm.
Khoai lang Trung Quốc: Mật độ
12.000-15.000 cây/ha, khoảng cách trồng 30-40 cm x 80-100 cm
- Kỹ thuật trồng:
* Đất cát:
+ Luống rộng từ 1,2 - 1,5 m, cao từ
0,45 - 0,5 m.
+ Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với
độ dài 30 - 35 cm.
+ Lấp dây trồng dày hơn 10 cm.
* Đất thịt nhẹ:
+ Luống rộng 1,2 - 1,3 m, cao
0,1 - 0,45 m.
+ Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với
độ dài 25 -
30
cm.
+ Lấp dây trồng từ 7 - 10 cm.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Tùy vào từng điều cụ thể. Tốt nhất đưa
nước vào rãnh từ 1/3 đến 1/2 độ cao của luống. Thời điểm tưới nước chia làm 3 lần:
lần 1 sau trồng 1 tuần, lần 2 sau trồng 40-45 ngày, lần 3 sau trồng từ 80-90
ngày.
4.2. Bón phân
Bón lót phân chuồng khối lượng
8.000-10.000 kg/sào, NPK Lâm Thao: 200 - 300 kg/sào; bón thúc NPK Lâm Thao làm
2 đợt mỗi đợt 350-400 kg/sào.
4.3. Chăm sóc
Sau khi trồng 20-25 ngày thì tiến hành
xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cây, kết hợp
bấm ngọn. Sau khi trồng 40-45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân và
vun nhẹ. Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65-80%.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Bọ hà khoai lang
(Cylas
formicarius Fabr.)
- Dùng bẫy pheromone: Sử dụng bẫy dẫn
dụ giới tính pheromone diện rộng có tác dụng thu hút bọ
hà trưởng thành rất tốt, bẫy pheromone phát huy hiệu quả tốt trong
bán kính dưới 100m.
- Sử dụng nấm trắng để nấm ký sinh gây
bệnh cho bọ hà. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng như: Lorsban 40EC,
Vitashield 40EC, Hopsan 75EC, ....
Lưu ý: Sau vài vụ trồng nên luân canh
với cây lúa hay rau màu khác. Sau khi thu hoạch gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt
là những củ bị bọ hà đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế phát sinh vụ sau.
5.2. Sâu đục củ khoai
lang (Nacoleia sp)
Sâu đục củ khoai lang có thể xuất hiện
và gây hại trong suốt giai đoạn phát triển củ. Thời điểm sâu gây hại nặng nhất
là giai đoạn củ vừa mới hình thành và giai đoạn củ chuẩn bị thu hoạch.
Quản lý: Áp dụng các biện pháp tổng hợp.
Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu nhóm Abamectin, Azadirachtin, Emamectin
hoặc các loại thuốc Virtako 40WG, Dupont Prevathon 5SC...
5.3. Bệnh thối thân, vàng lá do
nấm Fusarium
Vệ sinh ruộng khoai thường xuyên, nhất
là những dây nhiễm bệnh, xử lý hom giống và xử lý đất trước khi trồng bằng các
loại thuốc trừ nấm bệnh như: Tilt Super 300ND, Ridomil Gold...
6. Thu hoạch
Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng
sinh trưởng, các lá phần góc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa
thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương
xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm./.
STT
QUY TRÌNH: 05
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY KHOAI TÂY
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Solanum
tuberosum
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ: Khoai tây là
cây ưa lạnh, phát triển tốt nhất trong điều kiện 18-20°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây khoai
tây cần độ ẩm giai đoạn cây con để cây sinh trưởng thuận lợi. Giữ độ ẩm đất khoảng
75 - 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.
- Yêu cầu về đất: Cây khoai
tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven
sông, chủ động tưới tiêu.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
- Giống được chọn để trồng phải là giống
sạch bệnh và đã được xử lý theo các bước trên trước khi đem ra trồng.
- Một số giống khoai tây được trồng phổ
biến tại Thái Bình: Giống khoai tây Đức (giống Marabel, Solara, Atlantic),
khoai tây Hà Lan (giống Diamant), giống khoai tây Trung Quốc...
1.2. Chuẩn bị củ giống
- Lượng giống khoảng 1.500 kg/ha.
- Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ
về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo
quản trong kho lạnh ở điều kiện 4°C.
- Củ giống phải có khối lượng ít nhất
từ 50 g/củ trở lên mới đem cắt.
- Củ giống được mang ra cắt phải hết
thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).
1.3. Chuẩn bị vật liệu
và xử lý dao cắt
- Vật liệu xử lý: Khi áp dụng cắt củ
giống thì việc xử lý dao cắt phải rất chú ý; có thể xử lý dao bằng cồn công
nghiệp, lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến hoặc nước đun sôi.
- Dao cắt: Phải sắc và mỏng, không được
dùng dao có bản dày, để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.
- Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử
lý lại dao cắt để tránh lây lan bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.
1.4. Phương pháp và
tiêu chuẩn miếng cắt
- Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với
tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.
- Cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối
theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại
khoảng 2
- 3 mm.
- Cắt củ xong, phải úp ngay hai miếng
cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá
và không được cho vào bao tải ẩm ướt.
- Không cần xử lý củ giống sau cắt với
bất kỳ loại hoá chất nào.
- Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi
miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.
- Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không
nên cắt 3 hay 4.
2. Làm đất
- Cày bừa làm nhỏ đất,
vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sâu bệnh.
- Lên luống: Có thể trồng hàng đơn hoặc
hàng đôi. Chiều cao luống 20 - 25 cm, rãnh 20 - 25 cm.
Luống đơn: Rộng 70 - 80 cm.
Luống đôi: Rộng khoảng 120 - 140 cm.
3. Thời vụ, kỹ thuật trồng
- Thời vụ:
+ Vụ Đông Xuân sớm trồng từ 15/10 - 15/11;
+ Vụ Xuân trồng từ tháng 12, thu hoạch
vào đầu tháng 3 năm sau.
- Mật độ trồng: Trồng 40.000-50.000
cây/ha.
- Kỹ thuật trồng: Đặt củ giống so le
nhau, nằm ngang và mầm khoai hướng lên trên. Chú ý không để củ giống tiếp xúc với
phân, nhất là phân hóa học. Dùng đất bột, mùn, trấu phủ kín củ giống một lớp mỏng,
có thể dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống khoảng 7 - 10 cm.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Tưới nước: Sau khi trồng giữ đủ ẩm để
giúp cây mọc đều. Tưới nước sau trồng được 25 - 30 ngày, giúp tia củ ra nhiều
làm tăng số lượng củ. Tưới giai đoạn sau trồng khoảng 50 - 55 ngày, để cung cấp
đủ nước giúp củ phình to.
Lưu ý: Cây khoai tây là cây
“chân ẩm đầu khô” nên sử dụng biện pháp tưới rãnh, sau đó phải tháo đi
ngay không được để rãnh đọng nước. Dừng tưới nước sau trồng 60 - 65 ngày.
4.2. Bón phân
- Lượng bón cho 1 ha: 13.500-14.000 kg
phân chuồng hoai mục; đạm nguyên chất 150 kg; lân nguyên chất 150 kg; kali
nguyên chất 180 kg.
Lưu ý: Tuyệt đối
không sử dụng phân chuồng tươi; nếu đất ướt không bón lót phân đạm, sau khi cây
đã mọc lên khỏi mặt đất dùng lượng đạm này hòa loãng để tưới cho cây.
4.3. Chăm sóc
- Chăm sóc đợt 1: Khi cây cao 15 -
20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc đợt 1 rồi vun luống.
- Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1
khoảng 15
- 20 ngày, tiến
hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu xám (Agrotis
ipsilon):
Sâu xám phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Sâu xám thường
cắn ngang gốc ở thời kỳ cây còn nhỏ.
Biện pháp phòng trừ: Ngoài biện pháp
phòng trừ tổng hợp, có thể dùng Basudine hạt để xử lý đất hoặc dùng Nuvacron nồng
độ 0,15%; Sumicidin 0,1% phun vào buổi chiều sau trồng.
5.2. Nhện trắng
(Acrapis): Nhện trắng thường xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm,
tập trung ở mặt dưới lá non, ngọn cây; chích hút dịch làm cho lá và ngọn quăn lại.
Dùng Supracide 40EC hoặc Pegrasus để phun phòng trừ.
5.3. Bệnh virus xoăn
lùn: Do virus Y
gây ra, đây là loại bệnh phổ biến ở Việt Nam. Khi cây có triệu chứng lá bị xoăn
lại, cây còi cọc thấp lùn xuống, phiến lá có màu xanh đậm xen kẽ xanh nhạt
trông không bình thường...tiến hành nhổ bỏ, kết hợp rắc vôi tránh lây lan ra đồng
ruộng.
5.4. Bệnh héo xanh
(Pseudomonas solanacearum): Bệnh héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên. Đây
là loại bệnh nghiêm trọng phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và lây lan nhanh.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống
sạch bệnh, không bón phân tươi và nhổ bỏ cây bệnh; luân canh với lúa nước,
không nên trồng khoai tây ở những ruộng mà vụ trước trồng cây họ cà (khoai tây,
cà chua, cà hoặc thuốc lá...).
5.5. Bệnh mốc sương
(Phytophthora infestans): Do nấm Phytophthora infestans gây nên. Khi
nhiệt độ xuống thấp từ 15 - 18°C có mưa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm không
khí cao thường phát sinh bệnh mốc sương.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng
và phun phòng đều trên 2 bề mặt của lá bàng thuốc Bordeaux nồng độ 1% hoặc Ridomil Mancozeb
72W; Zineb pha 25 - 30 gam/1 bình 10 lít.
6. Thu hoạch
Thu hoạch khoai tây ở thời điểm phù hợp
khi thấy lá vàng, già. Thu đến đâu phơi củ đến đó để làm ráo vỏ củ. Loại bỏ củ
dị hình, củ sâu bệnh, củ sứt sẹo, phân loại các cỡ củ và để nơi thoáng mát./.
STT
QUY TRÌNH: 06
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ĐẬU TƯƠNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Glycine max
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ: Đậu tương
thích hợp với nhiệt độ từ 25-30°C.
- Yêu cầu về độ ẩm: Tùy từng
giai đoạn sinh trưởng mà cây có yêu cầu về độ ẩm khác nhau: Giai đoạn nảy mầm độ ẩm khoảng
75-80%; giai đoạn cây con 50-60%; ra hoa, kết quả: 70-80%; giai đoạn chín:
35-50%.
- Yêu cầu về đất trồng: Cây đậu
tương phù hợp với nhiều loại đất khác nhau.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
Chọn các loại giống đậu tương cho phù
hợp với điều kiện môi trường, nhu cầu sử dụng. Có thể lựa chọn các giống DT84,
ĐT12, ĐT26...
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau, tốt nhất là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, giữ ẩm và
thoát nước tốt.
2.2. Làm đất
- Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại.
- Đối với đất chuyên màu: Lên luống rộng
100 cm, cao 20 - 25 cm, rạch 2 hàng. Khoảng cách giữa 2 hàng là 40 cm. Rãnh
thoát nước rộng 30 - 35 cm.
- Trên đất sau lúa mùa: Áp dụng biện
pháp không làm đất, gieo hạt vào gốc rạ hoặc gieo vãi có làm đất; cày tạo rãnh
thoát nước với băng rộng 2 - 3 m.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
- Vụ Xuân: Gieo từ 15/1 đến 15/3;
- Vụ Hè gieo từ 10/7 đến 25/7;
- Vụ Đông gieo từ 1/9 đến 5/10.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
* Mật độ, khoảng cách: Tùy theo thời
gian sinh trường, đặc điểm sinh thái của các giống gieo với mật độ khác nhau.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 90 ngày) gieo dày 35 - 50 cây/m2;
giống có thời gian sinh trưởng trung bình (90 - 100 ngày) gieo mật độ vừa phải
25 - 40 cây/m2; giống có thời gian sinh trưởng dài (trên 100 ngày)
gieo thưa hơn 20 - 35 cây/m2.
* Cách gieo
- Gieo vãi: Áp dụng với ruộng cao, đất
chỉ cần cày lên là có thể gieo vãi. Lượng giống 80 - 90 kg/ha, khi gieo đất phải
đủ ẩm (ướt như đất chuẩn bị gieo mạ). Chia hạt cho từng luống hoặc băng để rắc
cho đều, sau khi gieo tiến hành phủ hạt và chuẩn bị lối thoát nước cho ruộng.
- Gieo theo hàng (tra rạch): Gặt sát gốc
rạ, sau đó tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5 m (bằng bề
ngang luống). Tạo rạch ngang luống, sâu 2 - 3 cm, các rạch
cách nhau 30 - 35 cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3 - 5 cm.
* Tỉa, dặm: Khi cây có 1 -2 lá thật,
kiểm tra tỉa bỏ các cây còi cọc, cây sâu bệnh, chỉ để lại 1 - 2 cây đậu khỏe/khóm.
Dặm cây mới vào những chỗ cây bị chết, héo.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Cần giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên 65
- 70% độ ẩm tối đa. Tưởi nước vào các thời kỳ 2 - 4 lá thật, trước khi ra hoa,
hình thành quả và quả trưởng thành. Tưới rãnh ngập 2/3 luống để ngấm đều, sau
đó tháo cạn.
4.2. Bón phân
Lượng bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục
10.000- 12.000 kg; đạm nguyên chất: 40 kg; lân nguyên chất 90 kg; kali nguyên
chất 80 kg; vôi bột 400 -500kg.
4.3. Cách bón
Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân nên trộn
đều rồi ủ vài ngày trước khi bón để tăng hiệu quả sử dụng phân. Vôi bột bón lên
mặt luống khi làm đất.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục
(hoặc hữu cơ vi sinh) + toàn bộ phân lân + 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng
kali trước lúc bừa lần cuối.
- Bón thúc lần 1: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng
kali khi cây có 2 - 3 lá thật.
- Bón thúc lần 2: Bón lượng còn lại
khi cây có 5 - 6 lá thật, kết hợp làm cỏ và vun xới. Lưu ý: Những vùng đất chua
nên bón phân lân nung chảy.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu xám (Agrotis
ipsilon)
Phòng trừ bằng cách làm đất kỹ để diệt
nhộng và sâu non, có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non, bắt vào buổi sáng
sớm hoặc chiều mát nếu mật độ thấp. Mật độ cao sử dụng các loại thuốc như:
Sugadan 30G, Vifuran 3G,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5.2. Sâu đục quả (Etiella
zinckenella)
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp,
khi bị nặng dùng thuốc hóa học để phòng trừ như Prevathon 5SC, Voliamtago... nồng
độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5.3. Bệnh lở cổ rễ
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Rhizoctoniasolani
Kuhn gây ra. Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.
Biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống
trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm. Dùng các loại thuốc hoá học như
Anvil 5SC, Score 250EC, Cavil 50SC... phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5.4. Bệnh gỉ sắt
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phakopsora
sojae (Henn) gây ra. Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá, đốm có
dạng tròn hoặc dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như
màu rỉ sắt hoặc nâu đen.
Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ bằng
cách chọn giống chống chịu bệnh và bố trí thời vụ thích hợp. Sử dụng các loại
thuốc như: Callihex 5SC, Cavil 50SC,... theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
6. Thu hoạch
Khi trên cây có 80 - 85% quả chín
(trên 2/3 số quả chuyển sang màu vàng sẫm). Thu hoạch vào ngày thời tiết nắng
ráo để tiện vận chuyển và phơi./.
STT
QUY TRÌNH: 07
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY LẠC
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Arachis
hypogaea L.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ
thích hợp nhất 23 -27°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Tùy từng
giai đoạn sinh trưởng mà cây có yêu cầu về độ ẩm khác nhau: Giai đoạn nảy mầm độ
ẩm khoảng 75-80%; giai đoạn cây con 60 -65 %; ra hoa, kết quả: 70-80%.
- Yêu cầu về đất: Đất thích hợp
để trồng lạc là cát pha, thịt nhẹ, đất cát ven biển chủ động tưới và tiêu nước.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Chuẩn bị giống
Chọn giống sạch bệnh, hạt đều, phù hợp
với điều kiện môi trường và mục đích sử dụng và thương mại.
2. Làm đất
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ. Cày
sâu 20 - 25 cm, bừa nhỏ làm cho đất tơi xốp, lên luống, rạch hàng, bón vôi.
Chia luống rộng 75 - 80 cm cả rãnh, luống cao 20 - 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng
45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống, cách mép rãnh 10 - 15 cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ:
+ Vụ Xuân gieo từ tháng 2 đến 10/3;
+ Vụ Hè Thu gieo trong tháng 7 - 8.
- Mật độ: Lượng giống khoảng 220
kg/ha. Khoảng cách trung bình từ 33 - 35 cây/m2, hàng cách hàng: 25
- 28 cm, cây cách cây 10 - 12 cm.
- Kỹ thuật gieo trồng: Gieo thành
hàng, gieo hạt ở độ sâu từ 3-4 cm. Sau khi gieo lấp lớp đất mỏng lên hạt.
4. Bón phân
- Lượng bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai
mục 10.000- 12.000 kg; đạm nguyên chất: 46 kg; lân nguyên chất 120 kg; kali
nguyên chất 90 kg; vôi bột 400 -500kg.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ lượng phân
chuồng + lân và
½
lượng vôi bột trước khi bừa đất lần cuối (nếu có che phủ nilon: Đạm và kali trộn
đều bón trước khi lên luống, rạch hàng); 1/2 lượng vôi bột
còn lại bón sát gốc lúc lạc đâm tia.
5. Chăm sóc
Xới xáo (lạc trồng không che phủ
nilon) xới lần 1 (phá váng): Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày).
Xới lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa). Bón thúc đạm 11 và kali
lần 2, sau đó xới sâu 5 - 6 cm vừa có tác dụng vùi phân vừa có tác dụng làm đất
tơi xốp. Lưu ý, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày, kết
hợp bón vôi. Lưu ý: Trồng lạc theo kỹ thuật che phủ nilon không cần xới xáo,
làm cỏ nhưng cũng chú ý vét cỏ rãnh nếu có.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.7. Sâu xám
Biện pháp phòng trừ:
- Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng
để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau
đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.
- Mật độ sâu thấp có thể bắt sâu bằng
tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn
để bắt sâu.
- Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm.
5.2. Sâu xanh da láng
Biện pháp phòng trừ:
- Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại
như ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi
mật độ sâu quá cao.
- Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục
cương, nấm bạch cương); chế vi khuẩn BT để phun vào các buổi chiều mát.
- Có thể sử dụng luân phiên các loại: Atabron
5EC; Cascade 5EC + Mimic 20F; Dipel 3.2WP + Cascade 5EC, Mimic 20F + SeNPV;
Dipel 3.2
WP+
SeNPV.
5.3. Bệnh héo cây con
Biện pháp phòng trừ:
- Xử lý hạt bằng thuốc hoá học trước
khi gieo như: Vicarben 50 WP, Rovral 750 WP, Thiram (liều lượng 3gam/1 kg hạt) hoặc
dùng chế phẩm Trycoderma (trộn với phân chuồng/phân hữu cơ vi sinh bón vào đất
trước khi gieo) sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ cao.
- Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc
hiệu như Amistar 250SC, Validacin, Bonanza...phun 7 - 10 ngày/lần
theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5.4. Bệnh héo xanh vi
khuẩn
Biện pháp phòng trừ: Cho đến nay, việc
sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ chưa đem lại hiệu quả. Vì vậy, trên những
chân đất có nguồn bệnh nặng, cần phải luân canh cây lạc với các cây trồng
khác không cùng ký chủ của vi khuẩn héo xanh như lúa, ngô, mía. Vệ sinh đồng ruộng,
vùng đất xung quanh cây bị bệnh, thu lượm cây bị bệnh, đốt hoặc đào hố sâu xử
lý. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là dùng giống kháng bệnh để trồng.
6. Thu hoạch
Thu hoạch đúng độ chín, khi quả già đạt
80 - 85% tổng số quả/cây là tốt nhất. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi
nhổ, lạc cần được tách quả và phơi ngay để giảm tỷ lệ bệnh hại quả đặc biệt là
bệnh mốc vàng. Trong trường hợp chưa tách quả được ngay thì chặt thân, để lại gốc
dài khoảng 20 - 25 cm, phơi cả gốc. Trong quá trình phơi kiểm tra thủ công bằng
cách bóc hạt, sau đó dùng 2 đầu ngón tay về nhẹ hạt, thấy tróc vỏ lụa là được
hoặc dùng máy đo xác định độ ẩm hạt./.
STT
QUY TRÌNH: 08
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CẢI XANH
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Brassicaceae.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Hầu hết rau
cải đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 - 22°C. Hạt có thể nảy mầm ở 15 - 20°C, ở
nhiệt độ 20 - 25°C hạt nảy mầm thuận lợi.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cải xanh, cải
ngọt, xà lách là các cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng từ 70 - 85%, độ ẩm không khí từ
65 - 75% thích hợp nhất cho phát triển thân lá.
- Yêu cầu về đất: Ưa đất thịt
nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH từ 5,6-6,0.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng hạt giống cải ăn lá khoảng 1,2-1,5kg/ha (khoảng
43-54 gram/sào bắc bộ)
- Hiện nay, tại Thái Bình có một số giống
cải xanh mỡ, cải ngọt, cải canh, cải ngồng, cải chíp...
- Chọn giống có tỷ lệ nảy mầm cao, chống
chịu sâu bệnh hại tốt, phù hợp với điều kiện môi trường.
2. Chuẩn bị đất
Chọn đất trồng có độ pH từ 6 - 6,5 đất
giàu mùn (hàm lượng hữu cơ từ 1,5 - 2,5%). Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn gây
ô nhiễm. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động.
2.2. Làm đất
Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp; lên luống rộng
1,0 - 1,2 m, rãnh luống 0,2 - 0,3 m, cao 0,2 - 0,25 cm. Rắc
phân chuồng mục từ 1,5- 2 kg/m2. Nếu không có
phân chuồng mục có thể thay bằng phân lân hữu cơ vi sinh, lượng dùng cho 1 ha từ 2.700
- 3.000 kg trộn đều với đất.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ
Các loại cải ăn lá do có thời gian
sinh trưởng ngắn, từ
25 - 45 ngày sau gieo cho thu hoạch, có thể được trồng quanh năm nếu áp dụng biện
pháp che chắn (lưới, vòm che...) hoặc trồng vào 2 thời vụ chính:
- Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 8 đến
tháng 12.
- Vụ Xuân Hè: Gieo từ tháng 2 đến
tháng 5.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Bước 1: Thực hiện quá trình ngâm hạt
đúng cách trong nước ấm từ 4-5h.
Bước 2: Khi hạt giống đã được ngâm vớt
ra để khô ráo, tiến hành gieo với mật độ phù hợp, sau đó phủ lớp đất mịn lên
trên bề mặt.
Bước 3: Tưới nước đủ ẩm để nảy mầm.
4. Chăm sóc
- Tưới nước 2 Iần/ngày không để bị ngập
úng. Nên tưới vào thời điểm sáng sớm và chiều muộn. Tuyệt đối không được
tưới nước cho cây vào lúc trời nắng nóng gay gắt.
4.2. Bón phân
Tùy từng loại rau cải, sử dụng lượng
phân bón cho 1ha như sau:
Bón lót phân chuồng hoai mục khoảng
12.000 kg + 120 kg super lân.
Bón thúc lần 1: 40 kg đạm
ure+ 40 kg kali.
Bón thúc lần 2: 40 kg đạm
ure+ 50 kg kali.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Bọ nhảy
Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối
với bọ nhảy như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon, luân canh với
cây trồng khác họ cải...
Dùng chế phẩm nấm Trichoderma cho hiệu
quả cao, có thể dùng các
loại thuốc Hopsan, Polytrin.
5.2. Sâu khoang: Có thể trừ bằng
các loại thuốc có nguồn gốc Pyrethroid hoặc dùng các loại chế phẩm vi sinh như
NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc: Rotenone, Neem.
5.3. Sâu tơ: Sử dụng các loại
thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron, Biocin... hoặc dùng các thuốc
có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid... và nên dùng luân phiên các loại thuốc.
5.4. Ruồi đục lá: Có thể dùng
thuốc Ofunak, Scout...
5.5. Bệnh: Với bệnh chết
cây con, thối bẹ dùng Moceren, Ridonmyl MZ; với bệnh thối nhũn dùng các loại
thuốc như Kasuran, Kanamin.
6. Thu hoạch
Khi ruộng rau cải đã được khoảng 30
ngày tuổi, các cây phát triển đồng đều,
thân mập, cây đạt từ 35-40cm, có thể thu hoạch. Tùy từng loại cụ thể, có phương
pháp thu hoạch và bảo quản khác nhau để đảm bảo chất lượng rau, không bị dập
nát.
STT
QUY TRÌNH: 09
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY DƯA CHUỘT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Cucumis
sativus
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ
thích hợp để cây dưa chuột sinh trưởng và phát triển từ 20-30°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Yêu cầu độ ẩm
đất của dưa chuột rất lớn, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và
tích lũy chất cucurbitaxin làm quả
trở nên đắng.
- Yêu cầu về đất: Cây dưa chuột
ưa đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ 5,5 - 6,8 và tốt nhất từ
6 - 6,5.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng hạt giống dưa chuột 700-1000
gram/ha (25,2gram- 36,1gram).
- Một số giống dưa chuột trồng phổ biến
tại Thái Bình, sử dụng hạt giống lai F1 của một số công ty như: Công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Phú Điền, Công ty Cổ phần hạt giống Tre Việt; giống dưa
chuột chịu nhiệt...
2. Chuẩn bị đất
- Đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất
tơi xốp, độ pH từ 5,5 - 6,8 và tốt nhất từ 6 - 6,5. Chọn đất
vụ trước không trồng họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí rợ...) là tốt nhất.
- Đất phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm
sạch cỏ, trồng vào mùa
mưa phải lên luống cao 20 - 25 cm và đào rãnh thoát nước tốt. Luống trồng có thể
phủ nilon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1m, rãnh 30 cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
- Vụ Đông Xuân (thời vụ trồng từ tháng
11 năm trước đến tháng 2 năm sau): Sử dụng các nhóm giống nếp, lai nếp như nếp
số 1, nếp địa
phương, nếp lai...
- Vụ Hè Thu (trồng từ tháng 4 đến
tháng 7): Sử dụng các nhóm giống chịu nhiệt như Hoa Sen 118, VL 103, Tre Việt 108, TV109,
TV110, Kichi,
...
- Vụ Thu Đông (trồng từ tháng 8 -
tháng 11): Chủ yếu sử dụng các nhóm giống ưa mát như HTM 178, PC1, PC4,
Sakura, Dưa chuột Tre Việt, Kichi,...
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Trồng hàng x hàng 60cm;
cây x cây 40 - 45cm. Mật độ trồng 1000 - 1.200 cây/sào. Tránh trồng quá dày dễ
phát sinh sâu, bệnh hại. Có thể gieo hạt trực tiếp trên ruộng hoặc
làm bầu ươm cây khi cây con được 2-3 lá thật thì trồng ra ruộng, khi trồng
tránh làm vỡ bầu cây.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm,
nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng
lâu ngày.
Tưới nước là biện pháp cần thiết để
tăng năng suất. Nếu độ ẩm đất thấp hơn 70% cần tiến hành tưới cho dưa chuột để
đảm bảo đất có độ ẩm 85-90%.
4.2. Bón phân
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai
mục bón để bón lót. Không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, phân tươi pha
nước để tưới.
Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở
3 thời kỳ:
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.
+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái.
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu.
* Lượng phân bón:
- Phân chuồng hoai mục: Số lượng
20.000 - 30.000kg/ha; bón lót 100%
- Đạm: Số lượng 120kg/ha; bón thúc: lần
1: 20%, lần 2: 40%, lần 3: 40%
- Lân: số lượng 90kg/ha; bón lót: 50%;
bón thúc: lần 1: 25%, lần 2: 25%
- Kali: Số lượng: 120kg/ha; bón lót:
30%; bón thúc: lần 1: 10%, lần 2: 30%, lần 3: 30%.
4.3. Cắt tỉa, làm
giàn
- Thường xuyên ngắt lá già, lá bệnh để
cho ruộng thông thoáng, giảm thất thoát dinh dưỡng.
- Làm giàn: Sau khi bón thúc lần 2 có
thể tiến hành làm giàn, dùng cọc dài khoảng 2,5m, cắm hình chữ A sau đó phủ lưới
nilon có mắt lưới rộng 20cm lên dàn để cho dưa leo. Thường xuyên buộc thân dưa vào dàn để
dây và trái sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nilon căng ngang và dọc theo
dàn, nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Các đối tượng sâu hại chính trên dưa
chuột như sâu vẽ bùa, sâu khoang, sâu xám, bọ trĩ, bọ phấn, bọ dưa, sâu ăn lá.
Bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai, phấn trắng, khảm virus.
* Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ tổng
hợp
- Luân canh cây trồng;
- Chọn giống chống chịu;
- Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá
bệnh trên ruộng;
- Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý
theo nhu cầu của cây;
- Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm
và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt
và Bảo vệ thực vật.
6. Thu hoạch
Khi quả dưa chuột có đường kính đạt
2,5 cm trở lên, da căng bóng thì có thể thu hoạch được, Tùy thuộc vào thực tế
có thể thu hoạch 1-3 ngày/lần./.
STT
QUY TRÌNH: 10
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY BÍ ĐỎ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Cucurbita
spp.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ
thích hợp sinh trưởng phát triển từ 25-30°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Bí đỏ là cây
cần độ ẩm cao, nhưng chịu úng kém.
- Yêu cầu về đất: Đất trồng bí
đỏ cần tơi xốp, giầu mùn và thoát nước tốt.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Chọn quả bí đỏ già, quả to, không
sâu bệnh để làm giống.
- Tùy theo mục đích trồng để chọn giống:
Nếu trồng lấy quả thì chọn giống có quả to, thịt dày, vị ngọt như bí hồ lô, bí
đỏ tròn. Nếu trồng để lấy hạt thì chọn các giống có nhiều hạt, hạt to, đều như
bí đỏ hạt dưa.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Bí đỏ có khả năng chịu
hạn rất tốt, chịu úng kém nên cần chọn ruộng trồng bí ở nơi cao ráo, dễ tưới
tiêu. Trước khi trồng bón 20 kg vôi bột để xử lý nấm bệnh.
- Làm đất: Trồng không cắm dàn làm luống
rộng 3,5 m - 4 m, trồng hai hàng trên luống, hàng cách hàng 2,5 m - 3 m, hốc
cách hốc 0,5 m, mỗi hốc 2 cây. Chỉ cần làm đất hai bên mép luống, mỗi bên rộng
80 cm để trồng hai hàng.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng
85 - 100 ngày.
+ Vụ Đông Xuân gieo từ 1/12 - 15/1;
+ Vụ Thu Đông gieo từ 20/8 - 25/9.
- Kỹ thuật gieo:
Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm
từ 50 - 54°C (3 sôi, 2 lạnh) từ 5 - 6 tiếng, sau đó rửa sạch nhớt, để khô, gói ủ hạt vào mảnh
vải ẩm khoảng 36 giờ. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào bầu, mỗi bầu
gieo 01 hạt (gieo dự phòng khoảng 10 - 15% số bầu).
Gieo hạt: Trên chân ruộng chuyên trồng
màu, đất tơi xốp, chủ động được thời vụ, có thể gieo thẳng hạt trên ruộng, gieo
từ 1 - 2 hạt/hốc. Cần gieo hạt đã nứt nanh hoặc nhú rễ trắng, khi gieo cần đặt
phần rễ hướng xuống dưới và phủ 1 lớp đất bột mỏng lên trên hạt.
- Kỹ thuật trồng cây ra ruộng:
Sau gieo 8 - 10 ngày, cây
có 2 - 3 lá thật có thể mang đi trồng (tùy điều kiện giải phóng ruộng và lực của
cây). Chọn cây khỏe, to, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh.
Khi trồng cần chú ý thực hiện nhẹ
nhàng tránh làm vỡ bầu, cây dễ bị chột. Sau khi trồng phải tưới đẫm nước cho
cây in gốc, rải rơm rạ xung quanh gốc để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm cho
cây.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Bí đỏ không cần phải tưới nước nhiều,
chỉ cần tưới đủ 2 lần mỗi ngày vào 7 - 10 ngày đầu khi trồng cây con để cây hồi sức,
sau đó có thể cách 2 - 3 ngày tưới nước 1 lần.
Tuy nhiên vào thời điểm bí đỏ ra hoa
thì cần phải tưới nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho cây ra hoa, thụ phấn.
Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống
cho cây cao để tránh bị ngập úng, không được để tình trạng đất bị ngập nước gây
thối rễ và cũng không được để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc và cho ít quả.
4.2. Bón phân
Lượng bón: Tùy theo phương thức trồng
cần chuẩn bị khoảng 400kg NPK 16:16:8.
Cách bón: Sau trồng 3 - 4 ngày, có thể
hòa loãng đạm ure với lân supe hoặc nước lã để tưới nhử cho cây.
Bón thúc lần 1: Khi cây có 5 - 6 lá thật,
dùng 4 - 5kg NPK để bón cho cây, kết hợp làm cỏ và xới phá váng.
Bón thúc lần 2: Khi cây bắt đầu có
hoa, dùng 4 - 5kg NPK + 2 - 3 kg kali để bón cho cây, kết hợp vun
cao, làm rãnh nông ở giữa luống; nếu trồng bò, cần dải rơm rạ trên mặt luống để
tua cuốn tránh lật dây và mã quả đẹp hơn; giai đoạn này cần tưới đẫm nước hoặc
cho nước ngập 1/3 - 1/2 rãnh luống, khi mặt luống ngấm ẩm đều cần tháo nước
đi ngay.
Bón thúc lần 3: Khi bí đã đậu quả rộ,
dùng 4 - 5kg NPK + 2 - 3 kg kali để bón cho cây.
4.3. Bấm ngọn
Khi bí đạt 5 - 6 lá, bắt đầu bấm ngọn
để bí phân cành, mỗi cây để 3 - 4 nhánh và mỗi nhánh lấy 01 quả. Trong quá trình chăm
sóc, cần điều chỉnh để hướng các cành và thân chính lan trong khu vực mặt luống
hoặc cho bí leo giàn.
Để đất ở các vị trí đốt thân: Để tăng rễ bất định
ở các đốt, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời khi thực hiện
thao tác này sẽ hạn chế hiện tượng bị lật dây do gió và hạn chế cây bị thối
thân, thối đốt.
Tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa,
giúp thông thoáng ong bướm dễ tìm hoa hút nhụy, tăng tỷ lệ đậu quả.
Giai đoạn cây ra hoa tập trung, không
nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có mùi xông hơi mạnh sẽ làm xua đuổi côn
trùng đến thụ phấn
cho cây như ong, bướm,...; không nên dùng chất kích thích tăng trưởng vì sẽ làm
sinh trưởng của cây bị rối loạn; không nên tưới nước lên lá vào sáng sớm sẽ làm
ướt hoa, không thụ được phấn. Để tăng khả năng đậu quả nên thụ phấn bổ sung cho
cây.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.2. Rệp sáp hại bí đỏ
Cimicidae
- Đặc điểm gây hại: Khi rệp sáp gây hại
nặng thường xuất hiện lớp nám muội đen bao phủ trên các ngọn non và lá, làm giảm
khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng
kéo dài cây có thể khô héo, dẫn đến chết cây.
- Biện pháp phòng trừ: Khi rệp sáp gây
hại trên cây bí đỏ, sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ Sutin 5EC
(0,2%), Supracide 40EC...
5.2. Bọ trĩ Stenchaetothrips
biformis
- Đặc điểm gây hại: Bọ trĩ có khả năng
gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu quả. Bọ trĩ chích hút dịch ở
lá, ngon, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn, ngọn bí chùn lại và ngóc đầu
lên (đầu lân), làm rụng hoa, quả không phát triển.
- Biện pháp phòng trừ: Bọ trĩ có đặc
tính kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc vì thế cần sử dụng luân phiên thuốc giữa
các lần phun. Dùng thuốc Regent 800WP để phun trừ khi mật độ bọ trĩ gây hại nặng.
5.3. Bệnh Sương mai
Phytophthora sp.
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm gây ra.
- Triệu chứng: Trên lá, ban đầu vết bệnh
là những đốm hình đa giác hơi vàng, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Sau đó
vết bệnh chuyển dần sang màu nâu nhạt, xám bạc. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên
kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy và rụng sớm. Gặp
mưa hoặc sương mù nhiều tạo ẩm ướt, chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn. Bệnh có thể
lây lan sang cả thân, cành hoa và quả.
- Biện pháp phòng trừ: Có thể phun
phòng trị bệnh bằng thuốc Daconil 75WP, Nativo 750WG,...
6. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch: Có thể sử dụng
nhiều bộ phận, sử dụng quả non hoặc già tùy vào mục đích yêu cầu. Nếu
thu quả già, thường thu quả sau 60 ngày thụ phấn. Khi vỏ quả chuyển hết sang
màu đỏ, dùng móng tay
bấm thấy cứng là có thể ngắt quả./.
STT
QUY TRÌNH: 11
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY BÍ XANH
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Benincasa
hispida.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ thích
hợp cho cây bí xanh phát triển là từ 24-28°C, Ở giai đoạn cây con yêu cầu nhiệt
độ thấp hơn khoảng 20-22°C, giai đoạn ra hoa kết quả cần nhiệt độ cao hơn khoảng
25-30°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây bí
xanh yêu cầu độ ẩm đất
ở thời kỳ từ cây con đến ra hoa là 65 - 70%, ở thời kỳ ra hoa kết quả là 70 -
80%. Bí xanh chịu úng kém, khi gặp độ ẩm lớn do mưa nhiều hoặc do tưới không hợp
lý thì sẽ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng xấu đến năng suất.
- Yêu cầu về đất: Đất trồng bí ở nơi
cao ráo, dễ thoát nước, tưới tiêu chủ động.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng giống cần cho 1 sào Bắc bộ khoảng
15-20g, tương đương khoảng 400-500 hạt.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều
giống bí xanh, tuy nhiên mỗi giống thích hợp trong một điều kiện mùa vụ và kỹ
thuật canh tác khác nhau. Vụ Đông các giống bí xanh đang được trồng phổ biến hiện
nay là Fuji 868; Thiên thanh 5, Bí xanh số 1, số 2, bí xanh Tre Việt,...
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động
tưới tiêu.
- Làm đất theo phương pháp tối thiểu,
rạch hàng định luống, rãnh trước, lấy đất vét ở rãnh lên
để trồng cây và phủ phân
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ: Gieo trồng sớm đầu vụ 1/8-
20/9 sẽ cho năng suất chất lượng ổn định hơn.
- Kỹ thuật gieo trồng: Ngâm hạt trong
nước từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1 - 2 ngày hạt nứt
nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu ni lon.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
- Sử dụng nguồn nước tưới như nước giếng
khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho bí. Từ mọc đến kết
quả cần độ ẩm 75-80 % độ ẩm đất.
4.2. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1ha bí xanh
như sau: Phân chuồng hoai mục 15.000 kg, đạm urê 150 kg, kaliclorua 220 kg,
supe lân Lâm Thao 400 kg. Đất chua (độ pH < 5) bón thêm 700 kg vôi bột khi bừa
ngả.
- Cách bón phân: Toàn bộ phân chuồng,
phân lân +
1/2
kali +
1/4
đạm dùng bón lót khi gieo hạt hoặc cấy giống (gieo hạt hoặc cấy cây con cách
phân 10-15 cm). Trồng 1 hàng ở giữa luống. Gieo 3-4 hạt hoặc cấy 2 cây (sau để
2 cây/hốc).
- Bón thúc lần 1 khi cây có 2 lá thật,
bón hoặc tưới 25% đạm kết hợp xới vun nhẹ vào gốc. Bón thúc lần 2 khi cây có 5-
6 lá thật, xới rộng sâu bón 25% đạm + 25% kali. Bón thúc lần 3 khi chuẩn bị làm
giàn bón nốt lượng phân còn lại.
4.3. Làm giàn cho bí
- Khi cây bí dài 1 m trở lên thì cho
leo giàn, giàn làm bằng cây dóc cắm chéo như mái nhà để tận dụng không gian.
Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối
hoặc rơm nếp buộc gọn vào giàn.
- Chú ý buộc ở phía dưới nách lá. Bắt
dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh
chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Đặt cho cuống quả nằm đúng chỗ giao nhau của hai
cây dóc để khi quả lớn không làm xô dây tụt giàn.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Rệp sáp Cimicidae
- Đặc điểm gây hại: Khi rệp sáp gây hại
nặng thường xuất hiện lớp nám muội đen bao phủ trên các ngọn non và lá, làm giảm
khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng. Trường hợp cây bị nặng, gặp
nắng nóng kéo dài cây có thể khô héo, dẫn đến chết cây.
- Biện pháp phòng trừ: Khi rệp sáp gây
hại trên cây bí xanh, sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ Sutin
5EC (0,2%), Supracide 40EC...
5.2. Bọ trĩ Stenchaetothrips
biformis
- Đặc điểm gây hại: Bọ trĩ có khả năng
gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu quả. Bọ trĩ chích hút dịch ở
lá, ngon, thân non làm lá bị xoăn, cứng
và giòn, ngọn bí chùn lại và ngóc đầu lên (đầu lân), làm rụng hoa, quả không
phát triển.
- Biện pháp phòng trừ: Bọ trĩ có đặc
tính kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì thế cần sử dụng luân phiên thuốc giữa
các lần phun. Dùng thuốc Regent 800WP để phun trừ khi mật độ bọ trĩ gây hại nặng.
5.3. Bệnh Sương mai
Phytophthora sp.
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm gây ra.
- Triệu chứng: Trên lá, ban đầu vết bệnh
là những đốm hình đa giác hơi vàng, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá. Sau đó
vết bệnh chuyển dần sang màu nâu nhạt, xám bạc. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên
kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy và rụng sớm. Gặp
mưa hoặc sương mù nhiều tạo ẩm ướt, chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn. Bệnh có thể
lây lan sang cả thân, cành hoa và quả.
- Biện pháp phòng trừ: Có thể phun
phòng trị bệnh bằng thuốc
Daconil 75WP, Nativo 750WG,...
6. Thu hoạch
Quả bí 50- 60 ngày tuổi có thể thu hoạch,
bí non có thể sử dụng ở tuổi 25-30 ngày. Thu để làm giống hoặc bảo quản làm rau
dự trữ thì quả phải để già vỏ cứng, có lớp phấn trắng mới giữ được lâu./.
STT
QUY TRÌNH: 12
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ỚT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Capsicum
spp.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ thích
hợp để cây ớt sinh trưởng và phát triển từ 25-30°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Ớt là cây
có quả mọng nước, cành lá nhiều nên yêu cầu có một lượng nước lớn. Cây ớt yêu cầu
độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con từ 70 - 80%, thời kỳ
ra hoa tạo quả từ 80 - 85% và giai đoạn quả chín từ 70 - 80%. Độ ẩm không khí từ
55 - 65% thích hợp cho quá trình sinh trưởng của ớt.
- Yêu cầu về đất: Cây ớt thích hợp với
đất thoát nước tốt, tơi xốp và giàu mùn như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất
phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá - giàu, pH
đất từ 5,5-6,5. Đất được cày bừa sâu 20-30cm, phơi ải.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng hạt giống cần gieo để trồng 1
sào Bắc bộ là 18-20g (1.200-1.400 cây/sào).
- Hiện nay, trên thị trường giống ớt
cay chủ yếu là ớt chỉ thiên của Công ty Liên danh Hạt giống Đông Tây như: Chỉ thiên 25...;
Công ty Giống cây trồng miền Nam như: Chỉ địa Hotchilli, Redchilli, Lai số
20...đây là những giống cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Cây ớt thích hợp với
đất thoát nước tốt, tơi xốp và giàu mùn như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất
phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá - giàu, pH
đất từ 5,5-6,5.
- Làm đất: Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm,
rộng 1m. Bón lót:
100kg vôi và 1.000 kg phân chuồng, 50kg super lân, 3kg kali, 2kg calcium
nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông
nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch
từ tháng 12
- 1 dương lịch.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng
10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch
8-9 dương lịch.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh
(53°C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được
xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật
(30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng
cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt,
mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất,
tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân
bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
4.2. Bón phân
Phân bón trung bình cho 1ha (tùy theo
đất và mùa vụ mà tăng giảm lượng phân cho phù hợp):
- Bón lót khi làm đất: 1000kg vôi,
8-10.000 kg phân chuồng, 500kg super lân, 30kg kali, 20kg calcium nitrat,
100-150kg phân NPK(16-16-8).
- Bón thúc chia làm 4 lần bón với lượng
phân như sau (1ha):
Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng:
40kg urê + 30kg kali + 100kg NPK (16-16-8) + 20kg calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 60kg
urê + 50kg kali + 100 - 120kg NPK (16-16-8) + 20kg calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 60kg urê
+ 50kg kali, 100 - 150kg NPK (16-16-8) + 30kg calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 40kg urê +
40kg kali, 100-150kg NPK (16-16-8) + 30kg calcium nitrat.
4.3. Tỉa nhánh, làm
giàn
- Tia nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới
điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành
lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay
dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch,
hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây
căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng
dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Các đối tượng sâu bệnh thường gặp trên
cây ớt là:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có
thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp
non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi
trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và
cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng Sumicidin,
Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại
cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng
Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do
vi khuẩn cần nhổ bỏ và tiêu hủy; dùng vôi bột rải vào đất hoặc Starner, New
Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc
cây hay phun ngừa băng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm,
phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil,
Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số
loại thuốc sau Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...
Phòng trừ theo khuyến cáo của cơ quan
chuyên môn và phải đảm bảo thời gian cách ly.
6. Thu hoạch
Thu hoạch ớt khi quả bắt đầu chuyển
màu. Ngắt cả cuống quả, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho
thu hoạch 35-40 ngày sau khi ra hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch
ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian
thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất quả đạt 20-30 tấn/ha./.
STT
QUY TRÌNH: 13
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY SU HÀO
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Brassica oleracea L.
var. gongylodes L.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cây su hào sinh
trưởng tốt trong điều kiện, nhiệt độ trung bình 20 - 25 °C. Một số giống chịu
nhiệt có thể trồng thời vụ sớm ở Thái Bình.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Sau khi trồng,
mỗi ngày tưới đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh, 2 -3 ngày tưới một lần; có thể tưới
rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.
- Yêu cầu về đất: Đất tơi xốp, đất thịt
nhẹ hoặc đất pha cát, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt cho cây su hào phát
triển.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng giống: 550 - 600gram/ha (khoảng
21 gram/sào Bắc Bộ)
- Chọn giống: Các giống Su hào hiện
đang được trồng phổ biến tại Thái Bình như: Su hào B40-Hàn Quốc, Su hào F1
Boeing VA.747...
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Đất trồng su hào phải
tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt
cho cây su hào phát triển, trước khi trồng phải vệ sinh đồng ruộng.
- Làm đất: Cày bừa kỹ, đập nhỏ đất,
lên luống cao 30cm, rãnh rộng 30cm, mặt luống rộng 80 - 90cm, bón lót phân, san
phẳng mặt luống, trồng cây con với khoảng cách 30 x 40cm đảm bảo mật độ khoảng
2.000 - 2.500 cây/sào.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ
- Vụ sớm gieo hạt từ tháng 7, trồng
tháng 8
- 9.
- Vụ chính gieo từ tháng 9, trồng
tháng 10
- 11.
- Vụ muộn gieo hạt tháng 11 trồng
tháng 12.
3.2. Kỹ thuật
Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất
thịt nhẹ hoặc cát pha để gieo hạt. Làm đất thật nhỏ tơi xốp, luống cao 20 -
30cm tùy thuộc điều kiện thoát nước, rãnh rộng 30cm, mặt luống rộng 0,9 - 1m. Bón lót bằng
phân chuồng mục 1,5 - 2kg/m2 hoặc phân hữu cơ vi sinh 0,5kg/1m2.
Gieo hạt đều trên mặt luống với lượng hạt gieo là 1,5 - 2g/m2. Gieo
hạt xong phủ một lớp trấu hoặc rơm rạ lên trên, sau đó tưới nước bằng
ô doa đủ ẩm mỗi ngày 1 lần. Khi cây mọc thì bỏ lớp rơm rạ trên mặt luống và tưới
đủ ẩm thường xuyên cho cây. Dùng phân lân pha loãng để tưới nhử cho cây khi cây
có 2 lá thật. Sau khi gieo được 25 - 35 ngày hoặc cây có 5 - 6 lá thật đưa ra trồng
ngoài đồng ruộng.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Sau trồng tưới nước đủ ẩm mỗi ngày 1 lần;
khi cây bén rễ hồi xanh duy trì đủ ẩm đất cho cây sinh trưởng đặc biệt là thời
kì hình thành củ, có thể tưới nước cho cây với lượng nước đưa vào không quá ½ chiều cao
rãnh, để nước tự ngấm sau đó phải
tháo đi ngay không được để nước đọng trong rãnh.
4.2. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng ủ
mục 8.500 kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 3.000 kg, 300 kg đạm, 600 kg lân, 250 kg
kali.
Cách bón:
+ Bón lót: Phân chuồng ủ mục 200 - 300kg
hoặc phân hữu cơ vi sinh 100kg + 3 kg đạm + 15 - 20 kg lân + 3 kg kali.
+ Bón thúc:
- Lần 1 khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày) với
lượng: 1kg đạm + 2kg kali, pha nước tưới vào gốc.
- Lần 2: Sau trồng 15 - 20 ngày, bón
2 - 3 kg đạm urê và 2kg kali.
- Lần 3: Khi trồng 25 - 30 ngày, bón 2
- 3kg đạm urê và 2 - 3kg kali.
Sau khi trời mưa cần xới phá váng, có
thể kết hợp bón thúc với xói xáo vun gốc, làm sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá
sâu bệnh để cây sinh trưởng phát triển tốt.
Ngừng bón phân đạm ít nhất 15 ngày trước
khi thu hoạch.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp cho cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý:
Cày lật đất sớm, phơi ải để diệt nguồn sâu non, nhộng của sâu khoang, sâu xám,
sâu xanh...; luân canh với lúa nước ở vùng đất 2 vụ lúa, 1 vụ rau; với vùng
chuyên canh rau thì luân canh với hành, tỏi, đậu tương; thường xuyên theo dõi
phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.
Ở giai đoạn vườn ươm cây con thường bị
bệnh lở cổ rễ, sương mai cần làm giàn che để tránh mưa, gió, nắng... khi cây có
biểu hiện bệnh nên phun thuốc Ridomil Gold 68 WP, Score 250EC, Validacin...
Đối với các loại sâu hại như sâu tơ,
sâu xanh, sử dụng thuốc sinh học để phun trừ.
6. Thu hoạch
Trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày không
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ sâu bệnh.
Thu hoạch vào những ngày khô ráo,
không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị
sản phẩm./.
STT
QUY TRÌNH: 14
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CẢI BẮP
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Brassica
oleracea nhóm Capitata
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cây phát triển
thuận lợi ở nhiệt độ trung bình ngày 18-20°C, chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày
đêm dao động 5°C. Nhiệt độ trên 25°C, cải bắp vẫn sinh trường nhưng khả năng cuốn
bắp hạn chế.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Độ ẩm
thích hợp từ 75-85%, ẩm độ không khí khoảng 80-90%.
- Yêu cầu về đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát
pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH từ 5,6-6,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải
bắp yêu cầu dinh dưỡng cao.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng hạt giống: Cải bắp cần khoảng
300-400 gram/ha.
- Chọn giống: Một số giống cải bắp
đang được trồng phổ biến tại Thái
Bình: No 70, Grand KK 689, NS Gross, búp sen 3.000, F1 BM 741, KK
Cross, F1 GM-78,
Sakata
789.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Chọn đất
thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH từ 5,6-6,0.
- Làm đất: Luống cải bắp rộng
1-1,2 m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 20-25cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để
phòng mưa. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
- Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng
8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.
- Vụ chính: Gieo tháng 9-10, trồng giữa
tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.
- Vụ muộn: Gieo tháng 11, trồng vào giữa
tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Chọn những cây khoẻ, cứng cáp, đồng đều
để nhổ trồng vào buổi chiều (nếu trời nắng hanh). Trước khi trồng nhúng rễ cây
vào dung dịch Sherpa 0,1-0,15%. Nếu sử dụng polietylen phủ đất, sau khi bón
lót, phủ kín mặt luống, dùng đất chèn kỹ mép luống và đục lỗ trồng.
Trồng hai hàng nanh sấu trên luống. Phụ
thuộc vào khối lượng bắp và thời vụ, trồng theo kích
thước sau:
- Vụ sớm và muộn: 50 x 40cm
- Vụ chính: 50 x 50cm
Thời gian đầu, khi cải bắp còn nhỏ, có
thể trồng xen xà lách, cải xanh và những cây có thời gian sinh trường dưới 30
ngày; vụ chính có thể kết hợp trồng xen cà chua với tỷ lệ cứ 2 luống cải bắp lại
trồng một luống cà chua. Hình thức này làm giảm rõ rệt mật độ sâu tơ
lứa 3.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Sau khi trồng, tưới đẫm nước, sau đó
tưới đều hàng ngày cho tới khi hồi xanh. Sau khi vun và bón thúc đợt
1, có thể tưới rãnh cho cây. Chú ý, để nước ngấm 2/3 luống phải tháo hết nước.
Trước và sau khi mưa không nên tưới rãnh. Nước tưới phải sạch không có nguồn
nhiễm bẩn. Đặc biệt không được tưới nước phân tươi.
4.2. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 ha: 20-25.000
kg phân chuồng hoai mục (thời gian ủ trước khi bón ít nhất 3 tháng. Mỗi tấn
phân tươi khi ủ rắc thêm 20kg vôi bột và 25kg supe lân). Nếu có lân hữu cơ vi
sinh, cần bón 250-300kg/ha. Với lượng này có thể rút lượng phân chuồng còn
15-20.000 kg/ha.
- Để đạt năng suất cao và giữ hàm lượng
nitrat dưới
500mg/kg, cần bón mỗi ha:120-150kgN trong vụ sớm (260-325kg urê), 150-180kgN
trong vụ chính và vụ muộn (260-390kg urê).
- Nếu sử dụng lân hữu cơ vi sinh, cần
bón thêm 60kg P2O5 (300kg supe
lân), ngược lại bón 90kg P2O5 (hay 180kg supe lân).
- Lượng kali cần thiết cho mỗi ha là
120kg K2O. Tốt nhất
nên dùng dạng sulfat.
Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân hữu
cơ vi sinh +1/2 kali +1/4 đạm. Có 2 hình thức bón lót: Trải đều trên mặt ruộng
trước khi lên luống hoặc bón vào hốc sau khi lên luống. Nếu bón theo cách thứ 2
phải trộn, đảo đều và lấp trước khi trồng.
Bón thúc làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ cây hồi xanh: Bón nốt lượng
kali còn lại +1/3 lượng đạm còn lại. Cách bón: bón gốc cây kết hợp xới vun.
Số đạm còn lại chia đôi, hoà với nước
tưới gốc vào 2 thời kỳ:
- Thời kỳ trải lá bàng: 30-35 ngày sau
khi trồng.
- Thời kỳ cuốn bắp: 45-50 ngày sau trồng.
5. Quản lý sinh vật gây hại
- Áp dụng nghiêm ngặt quy trình quản
lý dịch hại tổng hợp đối với cây trồng họ Thập tự: Vệ sinh đồng ruộng, cày lật
đất sớm để tiêu diệt nguồn sâu non, nhộng của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh,...
Luân canh với lúa nước ở vùng rau 2 lúa + 1 vụ rau, với hành, tỏi, đậu tương ở vùng
chuyên canh rau màu. Thường xuyên quan sát đồng ruộng, phát hiện, bắt giết sâu
xám đầu vụ, ngắt ổ trứng và ổ sâu non tuổi 1-2 của sâu khoang, nhổ bỏ kịp
thời cây bị héo, nhũn.
Khi trồng ra ruộng có thể bón thuốc hạt
Oncol 50G vào gốc cây để tiêu diệt sâu gốc. Từ 15-20 ngày sau khi trồng, nếu có
sâu tơ tuổi 1-2 rộ trên mỗi trà. Trường hợp sâu có khả năng phát dịch có thể
dùng các thuốc Pegasus 250EC hoặc Sherpa 25EC.
Nếu trên ruộng xuất hiện sâu xanh bướm
trắng hay rệp nên kết hợp trừ khi phòng trừ sâu tơ.
Khi có bệnh nên phun một trong các loại
thuốc sau: Ridomil MZ 72WP, Kumulus 80 DP hoặc Score 250 ND.
Sử dụng thuốc phải đúng liều lượng
khuyến cáo, phun kỹ, ướt đều 2 mặt lá.
- Phải đảm bảo thời gian cách ly, trước
15 ngày khi thu hoạch không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân cho
cây cải bắp.
6. Thu hoạch
Khi cải bắp cuộn chặt tiến hành thu hoạch
tỉa dần (cây lớn trước, cây bé sau). Chú ý chặt cao sát thân bắp để dễ thu hồi
và xử lý gốc rau trên ruộng. Sau khi chặt cây, cần loại bỏ lá ngoài, lá già, lá
bị sâu hại trên bắp, trước khi đóng gói đưa đi tiêu thụ. Dụng cụ thu hoạch đảm
bảo hợp vệ sinh./.
STT
QUY TRÌNH: 15
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY TỎI (Tỏi lấy củ)
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Allium
sativum L.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Tỏi là cây chịu
lạnh tốt, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 18-20°C, còn để tạo
củ thì cần từ 20-22°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây tỏi cần
độ ẩm độ 60%-80%, ở giai đoạn tạo củ độ ẩm giảm xuống 60%, không nên tưới thừa
nước ở giai đoạn tạo củ vì
cây tỏi dễ sinh bệnh và ảnh hưởng đến bảo quản.
- Yêu cầu về đất: Tỏi là cây lấy củ
nên yêu cầu đất trồng tỏi khá cao. Đất trồng tỏi cần tơi xốp, nhiều mùn không
chua (pH từ 6 đến 6,5).
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng giống tỏi cho 1 ha là khoảng
1.000 kg (khoảng 37kg/sào Bắc Bộ).
- Chọn giống: Hiện nay, tại Thái Bình
có một số giống
tỏi của các địa phương để lại làm giống, bao gồm giống tỏi tía và giống tỏi trắng.
Trong đó giống tỏi được trồng phổ biến và được ưa chuộng nhất là giống “Tỏi
Thái Thuỵ” được trồng với diện tích lớn tại xã An Tân, huyện Thái Thuỵ.
- Tiêu chuẩn giống: Củ giống to, đồng
đều, số lượng nhánh (tép) tỏi khoảng từ 10-12 nhánh/củ, không bị sâu bệnh, thối
hỏng và còn nguyên rễ.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Tỏi là cây lấy củ
nên yêu cầu đất trồng tỏi khá cao. Đất trồng tỏi cần tơi xốp, nhiều mùn không
chua (pH từ 6 đến 6,5).
- Làm đất: Đất cần phải cày xới kỹ,
phơi nắng nhiều để loại trừ một số loài sâu đất. Sau khi bừa nhỏ thì đánh luống
cao 20-30 cm, rộng 1-1,5m, rãnh rộng 0,3-0,4m. Sau khi lên luống bón phân lót,
đảo phân với phần đất mặt luống, san phẳng, rạch hàng khoảng cách hàng 10x10
cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
Trồng trong vụ đông sớm, tốt nhất từ
25/9 - 5/10
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Tách các nhánh ra khỏi củ, tránh xây
sát, dập nát. Đặt đứng nhánh tỏi giống theo hàng trên luống, sâu 2/3 nhánh tỏi.
Sau khi trồng phủ một lớp đất dày 5cm và dùng rơm rạ phủ hạn để giữ ẩm, hạn chế
cỏ mọc.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Vụ đông cây tỏi thường thiếu nước, cây
dễ bị hạn ở thời kỳ đầu, nhưng thời kỳ này cây tỏi cũng không cần nhiều nước,
nên chỉ cần cung cấp nước đủ ẩm (độ ẩm đất khoảng 65 - 70%).
Trước khi thu hoạch 3 - 4 tuần ngừng
tưới nước để tăng cường quá trình tích lũy chất khô vào cơ quan sử dụng.
4.2. Bón phân
- Bón lót, rải đều theo từng hàng và
phủ lớp đất lên lớp phân lót: Lượng phân chuồng nằm trong khoảng 15- 20.000 kg
phân chuồng (nếu đất chua, bón thêm 500kg vôi bột).
- Sử dụng phân bón NPK hàm lượng cao để
bón cho tỏi: Bón với lượng từ 660 đến 720kg/ha để bón thúc.
Lần 1. Sau trồng từ 14-21 ngày, lượng
bón 190-220kg/ha.
Lần 2. Sau đợt 1 khoảng 20-25 ngày, lượng
bón 190-220kg/ha.
Lần 3. Sau lần 2 khoảng 15-20 ngày, lượng
bón 190-220kg/ha.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Bệnh sương mai
Bệnh này xuất hiện khoảng cuối tháng
11 (dương lịch) khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vào những ngày có sương nên tưới
nước để rửa lá, phòng bệnh sương mai còn phải phun thuốc. Thuốc phun có các loại:
Bordeaux 1% (gồm 1 kg phèn xanh, 1 kg vôi cục, 100 lít nước lã). Zineb 80% phun
khoảng 18-20 lít/1 sào Bắc bộ.
5.2. Bệnh than đen
Trên củ tỏi vào lúc sắp thu hoạch thường
xuất hiện các chấm đen, để phòng bệnh này người ta phun dung dịch Zineb 2-4%. Nếu
phát hiện củ bị bệnh thì phải lựa ra để loại bỏ.
6. Thu hoạch
Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp những lá
phía trên cũng bắt đầu khô, thì lúc này là tỏi đã già, có thể thu hoạch để sử dụng.
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 đến 130 ngày, tới thời điểm lá đã
già, gần khô. Tiến hành nhổ củ, giũ sạch đất bó thành những chùm, treo trên dây
ở nơi thoáng mát để bảo quản. Nếu có số lượng nên để vào kho, trên giàn nhiều tầng. Củ giống
phải có thời gian phát triển trên 140 ngày. Chọn những củ có đường kính từ 3,5
đến 4cm, có 10 đến 12 nhánh, không bị nhiễm bệnh để riêng, bó thành những bó nhỏ
rồi treo ở vị trí thoáng mát./.
STT
QUY TRÌNH: 16
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY DƯA LÊ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Cucumis melo.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Dưa lê sinh trưởng
và phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 18-33°C, do đó có thể gieo
trồng được hầu hết các tháng trong năm từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Độ ẩm
thích hợp nhất để trồng dưa lê là 75-80%
- Yêu cầu về đất: Đất trồng tơi xốp,
thoát nước tốt, có tầng đất mặt dày, thích hợp đất cát hoặc đất cát pha có chứa
nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6 - 6,8.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng hạt giống dưa lê cần khoảng
250gram/ha (khoảng 9 gram/sào bắc bộ)
- Chọn giống: Các giống dưa lê được trồng
phổ biến ở Thái Bình hiện nay: Sử dụng các giống dưa lê siêu ngọt F1: Ngân Huy,
Trang Nông, Nông Hữu, dưa Thanh Lê (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm),
NS-333, Hồng Ngọc...
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Đất trồng dưa lê yêu
cầu có tầng canh tác dày, tốt nhất là đất thịt nhẹ và cát pha và chủ động tưới
tiêu.
- Làm đất: Đất phải được cày bừa kỹ,
tơi xốp, sạch cỏ dại, bón 30 - 40 kg vôi bột/sào trước khi lên luống 10 - 15 ngày.
Lên luống cao 25 - 30cm; rộng 1,2 - 1,5m; rãnh
30cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
Tập trung vào 3 vụ chính:
- Vụ Xuân Hè gieo tháng 3, 4;
- Vụ Hè gieo tháng 5 - 6;
- Vụ Thu Đông gieo tháng 8, 9.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Nên làm bầu gieo hạt để tiết kiệm hạt
giống, công chăm sóc giai đoạn đầu, tăng độ đồng đều của cây.
Đất gieo hạt dưa cần chọn loại đất tốt,
phơi ải, trộn đều với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1 rồi đưa vào khay bầu.
Vỏ bầu có thể bằng lá chuối, khay xốp, khay nhựa hoặc bầu túi nilon chuyên dụng
hay có thể làm bầu bánh chưng hoặc làm giống bầu ngô còn được gọi là mạ dưa.
Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 3 - 5 giờ, sau đó
vớt ra ủ vào vải ẩm, khi hạt nứt nanh nhú mầm thì đem gieo 1hạt/bầu. Đặt
hạt xong, dùng một lớp giá thể mỏng rải lên mặt khay bầu và tưới đủ ẩm ngay.
- Chăm sóc sau gieo: Thường xuyên giữ ẩm
cho cây con nhanh mọc, khi dưa đã mọc, phun thuốc phòng chống bệnh lở cổ rễ chết
thắt cây con bằng Validacin
hoặc Daconli. Cây được 1-2 lá thật (6 - 8 ngày sau
gieo) thì đưa ra ruộng trồng. Lưu ý, cần chuẩn bị vòm nilon trắng nếu có mưa phải
che mưa để hạn chế mưa làm chết cây con.
Mật độ trồng: Cây cách cây 40 - 45cm,
trồng 1 hàng ở giữa luống đảm bảo mật độ từ 500 - 600 cây/sào. Lưu ý khi trồng
cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đứt rễ cây.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt
hiệu quả. Có thể tưới rãnh để nước ngấm lên luống cho dưa, không nên té lên
thân lá dưa nhất là khi chiều tối.
4.2. Bón phân
- Lượng phân 1 ha: Phân chuồng hoai mục
20.000 kg + 200 kg ure + 700 kg supe lân + 300 kg kali.
- Bón lót: Toàn bộ phân lân và phân
chuồng hoai + 2kg đạm ure + 2kg kali (hoặc bón 1/3 lượng phân NPK)
- Bón thúc chia làm 3 lần:
Lần 1: Sau trồng khoảng 15 ngày: Bón
2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali hoặc 6-8 kg NPK loại 16:16:8; 13:13:13 TE. Kết hợp
nhặt sạch cỏ dại quanh gốc.
Lần 2: Sau trồng 25-30 ngày, khi có
hoa cái nở, bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali (hoặc 5-6kg NPK +2-3kg kali).
Lần 3: Sau trồng 40-45 ngày, khi đậu
quả đạt 80% bón
1-2 kg đạm ure + 3-4 kg kali (hoặc 2-3 kg NPK+ 2-3kg kali).
Lưu ý: Trong quá
trình chăm sóc nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể hòa loãng đạm +
kali hoặc NPK để tưới gốc cho cây.
4.3. Tỉa nhánh, bấm
ngọn
Khi thân chính được 5 lá thì tiến hành
bấm ngọn để kích phát triển nhánh, khi cây ra nhánh giữ lại 2 nhánh cấp 1 phát
triển, nhánh cấp 1 được 5 - 6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi
nhánh thứ 2 được 5 - 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Để tránh bị
gió lật dây nên dùng gim tre để cố định dây dưa
hoặc đất phủ lên vị trí đốt dây dưa cách khoảng 50 - 60 cm.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Dưa lê thường bị một số loại bệnh gây
hại: Bệnh lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng.... bệnh bị rất sớm ngay từ giai đoạn
cây con. Để hạn chế tác hại của bệnh, lưu ý thực hiện tốt các khâu phòng bệnh
như vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây bệnh, bón vôi bột đầy đủ; không
trồng dầy, tỉa lá già và lá bị bệnh, làm giàn hoặc kê lót quả, cố định cây tạo
độ thông thoáng cho đồng ruộng. Bệnh phát sinh gây hại nặng có thể sử dụng một
số loại thuốc để phòng trừ
như:
Ridomil Gold, Score, Daconil,...
6. Thu hoạch
Trong quá trình chăm sóc nên che quả
dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự
nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con
trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay từ khi quả còn xanh.
Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng
60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 - 35 ngày, lúc này quả
dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 - 30
ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 - 2 ngày để
tăng phẩm chất và hương vị dưa lê./.
STT
QUY TRÌNH: 17
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ĐỖ ĐEN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Vigna
unguiculata
(L.)
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ thích
hợp để cây đỗ đen sinh trưởng và phát triển từ 28-32 °C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Độ ẩm
thích hợp khoảng 75%.
- Yêu cầu về đất: Cây đỗ đen không yêu
cầu cao về đất trồng nhưng cần đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp, thoát nước vào
mùa mưa và giữ ẩm tốt vào mùa khô.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Lượng giống cần cho 1ha khoảng
50kg (tương đương 1,8kg hạt giống
đỗ đen /1 sào Bắc Bộ).
- Chọn giống: Hạt giống dùng để gieo
trồng có thể sử dụng lại giống tự bảo quản ở vụ trước nhưng biện pháp này khá rủi
ro vì không có kỹ thuật bảo quản chặt chẽ. Nên sử dụng hạt giống F1 từ các công
ty giống uy tín.
Hiện nay, có hai giống đỗ đen chính đó
là đỗ đen xanh lòng và đỗ đen trắng lòng, lựa chọn giống trồng phù hợp với điều
kiện thời tiết và mục đích sử dụng, vỏ đỗ đen khá mỏng, do đó không cần phải
ngâm ủ trước khi gieo trồng.
- Tiêu chuẩn giống: Kích thước hạt to,
đều, bóng mịn, hạt không bị xây xát, tỷ lệ nảy mầm trên 80%, độ thuần trên 90%.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Đất trồng cần đảm bảo
tơi xốp, thông thoáng, khả năng thoát nước tốt khi thời tiết mưa gió và giữ ẩm
khi thời tiết nắng nóng.
- Làm đất: Đất trồng cần làm sạch cỏ dại,
cày xới, phơi ải để diệt trừ bớt mầm bệnh có trong đất. Sau đó tiến hành lên luống
rộng 1,2 - 1,5m, các luống
cách nhau 25cm để thoát nước và đi lại, chiều cao luống từ 20 - 35cm, tùy điều
kiện của từng vùng. Bón lót bằng phân hữu cơ và vôi để khử trùng, bổ sung thêm lân để cung cấp
dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
- Thời vụ gieo trồng: Trồng từ tháng 2
đến tháng 6 hoặc từ tháng 11 đến tháng 12 trong năm.
- Kỹ thuật gieo trồng: Gieo từ 2-3 hạt
trên một hốc, mỗi hốc cách nhau 25 cm, hàng cách hàng 40cm, bỏ hạt vào hố và lấp
đất lại.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Việc tưới nước không cần phải áp dụng
liên tục vì cây đỗ đen có khả năng chịu hạn khá tốt. Chỉ cấp nước bổ sung khi đất
trở nên quá khô hoặc trong giai đoạn ra hòa, đậu quả để hạn chế tình trạng rụng
hoa, trái non ảnh hưởng đến năng suất toàn vụ.
4.2. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng từ
8.000 kg; 140 kg đạm ure; 400 kg supe lân; 140 kg kaliclorua hoặc sử dụng phân
NPK có hàm lượng tương đương.
+ Cách bón: Thời gian sinh trưởng của
cây đậu đen trung bình từ 80-90 ngày, có thể chia làm 4 lần bón như sau:
Lần 1: Bón lót toàn bộ phân lân, phân
chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Lần 2: Khi cây đậu được 10 ngày tuổi,
xới nhẹ tay và kết hợp làm cỏ, xới phá váng.
Lần 3: Cách lần 1 khoảng 20 ngày, làm
sạch cỏ trước khi bón phân.
Lần 4: Thực hiện bón phân trước khi
cây ra hoa, kết hợp vun gốc chống đổ ngã.
4.3. Hãm ngọn
Khi cây phát triển chiều cao khoảng
40-50 cm thì tiến hành ngắt ngọn để cây phát triển nhiều nhánh bên, tăng năng
suất đậu đen. Nếu không ngắt bỏ ngọn, cây sẽ sinh trưởng mạnh về chiều
cao và không đậu nhiều quả sau này. Việc hãm ngọn nên thực hiện thường xuyên và
kết thúc trước khi cây ra hoa.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Trên cây đỗ đen cũng như các cây họ đậu
nói chung thường có một số sâu, bệnh hại như sâu đục thân, sâu ăn lá, rầy rệp,
bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá,...
Để hạn chế và đề phòng sâu, bệnh hại tấn
công cần trồng cây với mật độ thích hợp, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng,
luân canh với cây trồng khác họ, loại bỏ cây bị bệnh sớm để tránh lây lan... Vụ
Xuân Hè thường có mưa phùn ẩm ướt dễ bị bệnh lở cổ rễ cần chủ động phun phòng.
6. Thu hoạch
Khi quả đỗ đen chuyển từ màu xanh sang
nâu đen thì
tiến
hành thu hoạch, cây đỗ đen sẽ cho nhiều lần thu hoạch rải rác cho đến khi cây
không còn khả năng ra hoa nữa. Thu hoạch đậu về phơi khô, tách vỏ và tiếp tục
phơi 3
- 4 nắng, loại
bỏ tạp chất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát./.
STT
QUY TRÌNH: 18
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY HOA LY
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Hoa ly có
tên khoa học: Lilium longiflorum, là một loài
thực vật có hoa thuộc chi Lilium, họ Loa kèn.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Cây hoa ly là
cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày
là 20-25°C, ban đêm là 12-15°C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ
ban ngày 25-28°C, ban đêm
18-20°C. Dưới 12°C cây sinh trưởng kém.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây hoa ly
yêu cầu độ ẩm tương đối, độ ẩm thích hợp cho cây phát triển là 80 - 85%.
- Yêu cầu về đất: Đất trồng phải tơi xốp,
giàu mùn, thoát nước tốt, pH: Đối với nhóm hoa ly thơm pH từ 5,5-6,5; đối với
nhóm hoa ly không thơm pH từ 6,0-7,0.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Chọn giống: Chọn củ không sâu bệnh, củ to đều,
căng sáng. Không sử dụng những củ có vết sâu bệnh, củ khi mang trồng phải được
xử lý nảy mầm trước
khi trồng.
- Tiêu chuẩn giống: Trong sản xuất hoa
ly thương mại, tùy vào nhu cầu sản xuất có loại kích cỡ củ giống phổ biến gồm:
8/10,10/12,12/14,14/16,16/18, 18/20, 20/22 và 22/24 (ví dụ: 14/16 có nghĩa chu
vi củ giống dao động từ 14-16cm)
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất trồng: Hoa ly có thể trồng
trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Hoa ly là
loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước, tơi xốp rất quan trọng.
- Làm đất: Đất cày bừa mịn, bằng phẳng,
sạch cỏ, bón phân hữu cơ, vi sinh trộn thêm giá thể rơm rạ, trấu, phân chuồng
hoai mục để làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng
phát triển.
Lên luống rộng 1,3m cả rò
rãnh, luống cao 15-20m.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ gieo trồng
Tại Thái Bình, thời vụ trồng hoa ly
vào vụ thu đông từ tháng 10 trở ra, là thời điểm thích hợp trồng hoa ly để bán
trong dịp Tết.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng
Mặt luống rộng 1m thì trồng 5
củ trên hàng; mặt luống rộng 1,2m thì trồng 6 củ trên hàng, độ sâu tùy kích thước củ giống, thường 10
- 12cm. Đặt củ vào rãnh sau đó lấp 1 lớp đất dày 8-10 cm, nén chặt đất xung
quanh củ.
Sau khi trồng phủ lớp rơm rạ, cỏ khô để
làm mát đất, giúp củ mọc tốt.
- Chọn củ giống không bị sâu bệnh, củ
mập vảy củ không bị xây xát, củ có mầm dài khoảng 1cm để trồng.
- Xử lý củ giống:
+ Trước khi xử lý cắt bỏ rễ chỉ để lại
khoảng 5cm.
+ Nhúng củ vào dung dịch Daconil hoặc
Carbendazim nồng độ theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, trong thời gian
khoảng 5-10 phút để phòng trừ nấm bệnh.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Chế độ nước giữ ẩm cho đất là khá quan
trọng cho quá trình phát triển của cây. Nếu bị thiếu nước, cây sẽ héo dần và
sau này ra ít hoa. Ngược lại, nếu cây bị thừa nước sẽ làm thối củ, rễ và cây sẽ
bị chết.
Tốt nhất là mỗi ngày ta tưới một lần,
sử dụng bình phun để tưới trực tiếp vào đất. Cách xác định được lượng nước đã đủ
hay chưa, đó là nắm một nắm đất sau khi tưới. Nếu thấy đất nắm thành cục, nước
không rỉ qua kẽ tay là đủ.
4.2. Bón phân
Khoảng 2-3 tuần đầu sau trồng không cần
bón phân, nếu đất khô quá thì phun nước duy trì độ ẩm đất. Có thể kiểm tra bằng
cách lấy tay bóp đất, nếu không ra nước sau đó gõ nhẹ mà đất vỡ ra là được.
Lượng phân bón tính cho 1ha:
+ Phân chuồng hoai mục 60-80 m3,
vôi: 1.000- 1.500 kg
+ Lượng phân vô cơ nguyên chất: N:
120-150 kg; P2O5: 120-150 kg; K2O:150-180 kg
Có thể sử dụng phân đơn chất quy đổi
theo lượng nguyên chất như trên hoặc sử dụng các loại phân phức hợp để bón như
sau:
+ Bón lót: Toàn bộ vôi trước khi trồng
10-15 ngày, khi làm đất lần cuối bón phân chuồng + 25 kg DAP + 10 kg Canxi Nitrate.
+ Bón thúc lần 1: 20 ngày sau trồng
(khi cây mọc cao 12-15cm): Bón 15 kg NPK 15-9-20.
+ Bón thúc lần 2: 35 ngày
sau trồng: 15 kg Complex 12-11-17 + TE kết hợp tiến hành xới xáo, làm cỏ.
+ Bón thúc lần 3: Khoảng 50-55 ngày
sau trồng: 10 kg
Complex 12-11-17 + TE + 10 kg NitraBor + 10 kg MgSO4. Sau khi bón
phân tiến hành vun đất vào gốc cao 3-5cm kết hợp tưới đẫm nước.
Sau đó 15 ngày bón 1 lần loại phân NPK
Complex, NPK 7-7-14 số lượng từ 10-15 kg + 10 kg K2SO4.
Cần bổ sung thêm các loại phân bón lá
và vi lượng cho cây.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Bệnh thối gốc (Phytophthora
spp.)
- Phòng trừ: Phòng bệnh là chính, hạn
chế lượng nước quá cao trong đất, không để đất ngập úng và không để độ ẩm không
khí > 90%; không trồng trên vùng đất đã nhiễm bệnh; xử lý củ giống trước khi
trồng.
- Bổ sung thêm một số biện pháp phòng
trừ, cụ thể:
+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
+ Tiêu hủy tàn dư cây bệnh tránh lây
lan.
Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc
có hoạt chất sau để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl -Aluminium,
Metalaxyl.
5.2. Bệnh khô lá (Botrytis ulipica)
Phòng trừ bệnh:
- Thu gom toàn bộ tàn dư cây bệnh và
tiêu hủy vào cuối vụ thu hoạch.
- Những vườn bị bệnh nặng, nên loại bỏ
sớm các cây nhiễm bệnh tránh lây lan.
- Không sử dụng cây bệnh làm phân xanh,
có thể dùng màng phủ nông nghiệp để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh.
- Trồng hoa ly ở những vườn cao ráo,
thông thoáng, thoát nước tốt, không nên trồng ở các khu vực thoát nước kém và độ
che bóng quá cao.
5.3. Bệnh thối củ
Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporum.
- Không sử dụng củ giống có biểu hiện
nhiễm bệnh, nên chọn củ sạch bệnh để làm giống. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần
nhổ bỏ và tiêu hủy. Ở những vườn bị bệnh nặng cần thay lớp đất mặt khoảng 45cm.
Vệ sinh và khử trùng đất trước khi trồng.
- Không nên bón nhiều đạm vì dư đạm củ
sẽ bị mềm, phát triển nhanh và dễ bị nhiễm bệnh.
- Trồng cây ở những nơi thoát nước tốt,
tránh tưới nước lên cây trong những tháng mùa khô. Trong quá trình chăm sóc
tránh làm tổn thương cây.
- Sử dụng nấm Trichoderma spp 106
cfu/ml (1%) + K-Humate 3.5%) + Fulvate 1% +Chitosan 0.05% + Vitamin B1 0.1%
(Fulhumaxin 5.65SC) để phòng trừ bệnh.
5.4. Rệp gây hại
(Aphis gossypii Glover)
Phòng trừ: Làm sạch cỏ, vì cỏ là ký chủ
chủ yếu của rệp, cắt bỏ lá, thân bị hại đem tiêu hủy. Có thể tham khảo
sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ như Emamectin benzoate,
Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran...
5.5. Bọ trĩ
(Frankliniella intonsa)
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, treo bẫy
dính màu xanh trên đất trồng để bắt bọ trĩ. Có thể sử dụng các loại
thuốc: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate...
5.6. Nhện (Rhizoglyphus
robini)
Phòng trừ: Xử lý củ giống trước khi trồng
bằng cách ngâm nước nóng 40°C trong 2 giờ. Có thể sử dụng các loại thuốc:
Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin
benzoate...
6. Thu hoạch
- Thời gian thu hoa: Cắt hoa vào buổi
sáng để tránh nụ bị khô tóp lại và hạn chế việc giữ khô trong nhà lưới (không
nên quá một giờ). Việc thu vào sáng sớm hay lúc trời râm mát để tránh sự thoát
hơi nước của hoa. Tuyệt đối không thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ
cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh
- Độ nở hoa: Hoa ly sau trồng 50-55
ngày thì bắt đầu có nụ và sau khoảng 2-3 tuần là có thể thu hoạch. Bởi vậy ngay
khi nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa, nếu thu sớm hơn
thì nụ sẽ không phát triển đầy đủ, hoặc thu muộn hơn (một vài nụ đã nở to
ra), hoa dễ bị dập nát. Nếu trên 1 cành có 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có
màu là tốt nhất.
- Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, không
nên cắt hoa quả thấp để cho
củ lớn thêm, tốt nhất là cắt cách mặt đất 10-15cm, để lại 5-6 lá/cây. Sau khi cắt ngâm ngay
cành hoa vào nước sạch để cành hoa không bị mất nước./.
STT
QUY TRÌNH: 19
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY MÍT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Artocarpus
heterophyllus Lam.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng: Mít
là cây ưa sáng, ánh
sáng từ 2.000-2.500 giờ/năm, phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ
từ tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 20-32°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Mít có bộ
rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 3- 4 tháng. Độ ẩm tương đối của
không khí thích hợp cho mít từ 70-75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra
hoa, đậu quả, các giai đoạn khác ít ảnh hưởng.
- Yêu cầu về đất: Cây mít thích hợp với
đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, độ pH từ 6,5-7,5 là phù hợp nhất
cho cây sinh trưởng và phát triển.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Sử dụng các giống bản địa như mít dai
vàng hoặc một số giống nhập nội từ Thái Lan như: Mít ruột đỏ, mít siêu sớm, mít
Thái lá bàng,...
1.2. Tiêu chuẩn giống
Là cây chiết hoặc cây ghép có nguồn gốc rõ
ràng được nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được cơ quan
có thẩm quyền công nhận. Cây giống xanh tốt, không có các đối tượng sâu bệnh
nguy hiểm gây hại.
- Tiêu chuẩn cây ghép: Cây trồng trong
túi bầu có đường kính 12-13 cm, chiều cao 35-40 cm; đường kính gốc ghép từ
0,5 cm trở lên, chiều dài cành ghép từ 30 cm trở lên.
- Tiêu chuẩn cây chiết cành: Chiều cao
cây đạt 50-70 cm, đường kính gốc đạt 1,0-2,0 cm, có từ 2-3 cành cấp 1.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động tưới và tiêu nước.
Nếu là đất mới chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương, lên luống trước khi
trồng 4-6 tháng. Nếu là đất chu
kỳ 2 cần trồng luân canh từ 2-3 vụ các loại cây trồng ngắn ngày như các cây họ
đậu, cây rau, cây ăn quả ngắn ngày. Trước khi trồng cần vệ sinh toàn bộ xác thực
vật và tàn dư khác; cần rắc vôi bột đều trên vườn với lượng 300-500 kg/ha trước
khi làm đất.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình
đất mà có thiết kế vườn phù hợp. Cụ thể:
- Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven
sông: Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây và thiết kế mương tiêu
thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước tốt.
- Đối với đất trũng: Cần đào mương,
lên luống với kích thước rãnh phụ thuộc vào mức độ trũng của vườn, trung bình
chiều rộng mương là 1 m x 1 m và chiều rộng luống là 7-8 m.
Chú ý: Khi thiết kế vườn cần thiết kế
hệ thống tưới, tiêu hợp lý. Tùy từng điều kiện mà có thể bố trí hệ thống tưới
tiết kiệm hoặc tưới bề mặt. Đối với những vườn trồng mới có diện tích lớn
cần quy hoạch đường giao thông nội đồng để vận chuyển vật tư, phân bón và sản phẩm
thu hoạch bằng xe cơ giới.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp: Vụ Xuân từ
tháng 2 đến tháng 4 và vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Trong điều kiện chủ động
tưới có thể trồng quanh năm.
3.2. Kỹ thuật trồng
- Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng
cách 5 m x 5 m, tương đương với mật độ trồng 400 cây/ha.
- Đào hố trồng: Kích thước hố với chiều
dài x chiều rộng x chiều sâu là: 0,8m x 0,8 m x 0,6 m. Vùng đất xấu cần đào hố
với kích thước lớn hơn là 1,0 m x 1,0 m x 0,8 m. Khi đào hố, để riêng lớp đất mặt.
- Kỹ thuật trồng:
Khơi một hố nhỏ chính giữa hố, xé bỏ
túi bầu và nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố để cổ rễ thấp hơn mặt hố 2-3 cm, cho
rễ toả tự nhiên xung quanh hố, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
Dùng đất mặt xung quanh hố vun vào xung quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo,
có đường kính khoảng 1 m, gờ xung quanh 4 cao khoảng 10-15 cm so với mặt hố.
Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định
cây, tưới đẫm nước ổn định gốc, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô ủ cách gốc 7-10 cm và thường
xuyên tưới giữ ẩm cho cây khi độ ẩm đất thấp hơn 60% độ ẩm đồng ruộng.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, quản
lý đất và độ ẩm
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm 80-90% khi
cây còn nhỏ.
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất 65-70% bằng
phương pháp tưới bề mặt hoặc phương pháp tưới tiết kiệm.
- Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh
gốc cây. Mặt đất xung quanh gốc được che phủ bằng thân cây phân xanh, rơm rạ hoặc
cỏ khô cách gốc 10-15 cm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Chống xói mòn, rửa trôi: Ở phạm vi ngoài
tán giữa các hàng cây nên để thảm thực vật sát mặt đất.
- Xới xáo và làm cỏ gốc: Thường xuyên
xới xáo, làm cỏ gốc và che phủ gốc cây bằng xác thực vật khô.
- Tưới nước và quản lý độ ẩm: Thường
xuyên tưới đủ ẩm đảm bảo độ ẩm 65- 70%. Cung cấp đủ nước tưới đảm bảo độ ẩm đất
đạt 75-85% vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sinh trưởng quả
4.2. Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chương
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
20-30
|
0,1-0,2
|
0,1-0,2
|
0,1-0,2
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,1-0,2
|
0,2-0,3
|
0,1-0,2
|
Cây 3 năm
|
50-70
|
0,2-0,3
|
0,2-0,3
|
0,2-0,3
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 2-3 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón:
+ Sau khi trồng cứ cách 1-1,5 tháng
bón phân một lần. Chia đều lượng phân đạm và kali trong năm để bón.
+ Phân chuồng hoặc phân vi sinh, lân
và vôi tập trung bón vào tháng 12.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hòa tan phân với nước và
tưới theo hình chiếu tán cây; ngoài ra có thể rắc phân trực tiếp xung quanh
hình chiếu tán cây vào
cuối các đợt mưa và khi đất còn đủ ẩm.
+ Phân hữu cơ: Rải phân đều xung quanh rãnh của
hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm, sau đó lấp đất và
tưới nước giữ ẩm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
* Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây 4-6 năm
|
Cây 7-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
30-50
|
100
|
100-120
|
N
|
0,3-0,5
|
0,5-0,7
|
0,6-0,8
|
P2O5
|
0,2-0,3
|
0,4-0,5
|
0,6-0,7
|
K2O
|
0,3-0,4
|
0,7-0,8
|
1,1-1,2
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 4-6 năm tuổi: 3-5 kg; cây
7-10 năm tuổi: 10 kg; cây trên 11 năm tuổi: 10-12 kg.
* Thời kỳ bón:
+ Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc
phân vi sinh) và lân vào tháng 12.
+ Chia đều lượng phân đạm và kali
trong năm:
- Lần 1: Bón dưỡng lộc, thúc đẩy mầm
hoa vào giữa tháng giữa tháng 2 đến đầu tháng 3;
- Lần 2: Bón nuôi quả vào cuối tháng 4
đến đầu tháng 5;
- Lần 3: Bón phục hồi sau khi thu hoạch
xong.
* Phương pháp bón:
+ Đối với các loại phân vô cơ: Hòa tan
phân với nước và tưới theo hình chiếu tán cây; hoặc xáo nhẹ đất theo hình chiếu tán cây, rắc
phân và tưới nước giữ ẩm đến khi phân hòa tan hoàn toàn. Có thể bón phân
bằng cách rắc phân trực tiếp xung quanh hình chiếu tán cây vào cuối các đợt mưa
khi đất còn đủ ẩm, sau đó tưới nước bổ sung giữ ẩm cho cây.
+ Đối với phân hữu cơ: Đào rãnh theo
hình chiếu của tán cây
với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm, rải phân hữu cơ sau đó lấp đất và
tưới nước giữ ẩm.
4.3. Cắt tỉa, tạo hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều
cao 45-50 cm, bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3-4 cành cấp 1 phân bố
tương đối đều về các hướng. Chọn cành cấp 1 khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7-10
cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45-50° để khung tán đều
và thoáng.
- Tạo cành cấp 2: Bấm ngọn cành cấp 1
khi chiều dài đạt 25-30
cm. Thông thường chỉ giữ lại 2-3 cành cấp 2 trên 1 cành cấp 1 phân bố hợp lý về
góc độ và hướng.
- Tạo cành cấp 3: Để lại 1-2 cành trên
1 cành cấp 2 không giao nhau và phân bố đều trên tán.
b) Thời kỳ kinh doanh:
Cắt tỉa cành sau thu hoạch: Cắt tỉa tất
cả cành tăm, cành sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất, cành
có góc phân cành nhỏ. Sau khi cắt tỉa, số cành để lại trên cây được phân bố đều
trên tán cây tạo cho vườn mít có độ thông thoáng và có nhiều ánh sáng.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại.
5.1. Sâu đục thân
(Batocera rufomaculata)
- Diệt ổ trứng sâu xén tóc, phát hiện
sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, bắt và diệt xén
tóc.
- Bơm thuốc có hoạt chất Fenitrothion
hoặc Methidathion pha loãng và bơm trực tiếp vào miệng lỗ đục, sau đó dùng đất
dẻo bít miệng lỗ.
5.2. Ruồi đục quả
(Bactrocera umbrosa (Fabricius))
Sử dụng bao túi để bảo vệ quả; bẫy
vàng, bẫy dẫn dụ sinh học để phòng trừ ruồi trưởng thành. Sử dụng thuốc có hoạt
chất Etofenprox,
Deltamethrin,... để phòng trừ sâu non.
5.3. Bệnh chết nhánh và thối quả
Sử dụng phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm
Trichoderma. Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Xử lý nguyên vật liệu
trong vườn ươm bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như Iprodione,
Metalaxyl + Mancozeb , .... Sử dụng các loại thuốc có chứa các hoạt
chất: Cyproconazole, Difenoconazole để phun phòng ở giai đoạn quả còn
non.
5.4. Bệnh thối gốc chảy
nhựa
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây
trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy
gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất như Metalaxyl
+ Mancozeb, Fosetyl Aluminium, v.v... để phun.
6. Thu hoạch
Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh
sang màu nâu vàng, gai quả sẽ nở căng, vỏ quả chuyển từ màu xanh non sang xanh
vàng, nhựa mủ lỏng và trong, vỗ tay vào mặt quả có tiếng bộp bộp.
STT
QUY TRÌNH: 20
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY NHÃN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Dimocarpus
longan
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhãn có thể trồng
ở vùng có nhiệt độ từ ở nhiệt độ
bình quân năm từ 21 - 25°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Nhãn cần
nước ở các thời kỳ sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và quả phát triển. Độ ẩm không
khí thích hợp cho cây ra hoa đậu quả từ 70-75% và sinh trưởng, phát triển quả từ
80-85%.
- Yêu cầu về đất: Nhãn có thể trồng được
trên nhiều loại đất, tuy nhiên ở những nơi đất tốt, giàu mùn, địa hình hơi dốc,
có độ pH = 5,5
-
6,5 là tốt nhất.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Sử dụng các giống như: Hương Chi, Ánh
Vàng 205 và T6, PHM99-1.1, HTM1, HTM2...
1.2. Tiêu chuẩn giống
Cây nhãn giống phải có nguồn gốc rõ
ràng, được nhân từ cây/vườn cây đầu dòng đã được cơ quan thẩm quyền công nhận,
đạt QCVN về chất lượng vật liệu nhân giống.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động tưới và tiêu nước,
đất trồng nhãn phù hợp là loại đất thuộc các nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình
đất mà có thiết kế vườn phù hợp. Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven sông:
Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây và thiết kế rãnh tiêu thoát nước
đảm bảo tiêu thoát nước tốt.
Đối với đất trũng: Cần đào mương, lên
luống với kích thước mương phụ thuộc vào mức độ trũng của vườn, trung bình chiều
rộng mương là 1 m x 1 m và chiều rộng luống là 7-8 m.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp: Vụ xuân
(tháng 2-4) và vụ thu (tháng 8-10).
3.2. Kỹ thuật trồng
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng
cách 5 m x 5 m, tương đương với mật độ trồng 400 cây/ha.
+ Đào hố trồng và bón lót:
- Đào hố: Kích thước hố với chiều dài
x chiều rộng x chiều sâu là: 0,8m x 0,8 m x 0,6 m. Vùng đất xấu cần
đào hố với kích thước lớn hơn là 1,0 m x 1,0 m x 0,8 m. Khi đào hố, để riêng lớp
đất mặt.
- Bón lót: Lượng phân bón lót cho 1 hố
là 30-50 kg phân chuồng hoặc 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh, 0,1-0,2 kg P2O5,
0,1-0,2 kg K2O; những vùng đất chua cần bón thêm 0,5-1,0 kg
vôi bột.
Tất cả các loại phân trên trộn đều với
lớp đất mặt bón xuống đáy tới 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt
hố khoảng 20 cm. Việc đào hố bón lót phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1
tháng.
+ Kỹ thuật trồng:
- Khơi một hố nhỏ chính giữa hố, xé bỏ
túi bầu và nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố để cổ rễ thấp hơn mặt hố 2-3 cm, cho
rễ toả tự nhiên xung quanh hố, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
Dùng đất mặt xung quanh hố vun vào xung quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo,
có đường kính khoảng 1 m, gờ xung quanh cao khoảng 20-25 cm so với mặt vườn.
- Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định
cây, tưới đẫm nước ổn định gốc, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô ủ cách gốc
7-10 cm và thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho gốc
cây. Không để đất xung quanh gốc cây bị khô trắng mặt. Lượng
tưới từ 10-15 lít/cây. Nếu trời
có mưa, tiến hành tưới sau mưa 1 tuần đến 10 ngày tùy theo lượng mưa nhiều hay
ít. thường xuyên để tạo độ che phủ đất, giữ ẩm hoặc trồng xen các loại cây họ đậu,
cây phân xanh.
4.2. Bón phân
* Thời /kỳ kiến thiết cơ bản:
Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
30-50
|
0,1-0,2
|
0,1-0,2
|
0,1-0,2
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,1-0,2
|
0,2-0,3
|
0,1-0,2
|
Cây 3 năm
|
50-70
|
0,2-0,3
|
0,2-0,3
|
0,2-0,3
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 3-5 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón:
Toàn bộ lượng phân vô cơ được chia 4 lần
bón vào các tháng: 2, 4, 8 và tháng 10. Toàn bộ lượng phân chuồng được bón làm
1 lần vào cuối năm.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hoà với nước tưới hoặc
vãi đều xung quanh gốc cây, dưới tán lá rồi tưới nước làm tan phân. Sau đó thường
xuyên tưới bổ sung giữ ẩm gốc. Có thể tranh thủ bón sau các trận mưa bằng cách
rắc phân xung quanh hình chiếu tán cây.
+ Phân chuồng: Xẻ rãnh quanh hình chiếu
tán cây để bón.
* Thời kỳ kinh doanh:
Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây
(kg/cây/năm)
|
Cây 4-6 năm
|
Cây 7-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
30-50
|
100
|
100-120
|
N
|
0,3-0,5
|
0,5-0,7
|
0,6-0,8
|
P2O5
|
0,2-0,3
|
0,4-0,5
|
0,6-0,7
|
K2O
|
0,3-0,4
|
0,7-0,8
|
1,1-1,2
|
Đậu tương
|
3
|
5
|
5
|
Ngô
|
3
|
5
|
5
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 4 - 6 năm tuổi:
3-5 kg; cây 7-10 năm tuổi: 10 kg; cây trên 11 năm tuổi: 10-12 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân được
chia làm 5 lần bón.
Lần 1: Bón thúc hoa và nuôi lộc Xuân
vào giữa tháng 2 - cuối tháng 2.
Lần 2: Bón thúc chùm hoa phát triển và
đậu quả tốt vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4.
Lần 3: Bón thúc quả lần 1 vào đầu
tháng 5 - giữa tháng 5.
Lần 4: Bón thúc quả lần 2 vào giữa
tháng 6.
Lần 5: Bón phục hồi sinh trưởng, thúc
đẩy cành mùa thu, sau khi thu hoạch.
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều
cao 45-50 cm, bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3-4 cành cấp 1 phân bố
tương đối đều về các hướng. Chọn cành cấp 1 khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7-10
cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45-50° để khung tán đều
và thoáng.
- Tạo cành cấp 2: Bấm ngọn cành cấp 1
khi chiều dài đạt 25-30 cm. Thông thường chỉ giữ lại 2-3 cành cấp 2 trên 1 cành
cấp 1 phân bố hợp lý về
góc độ và hướng.
- Tạo cành cấp 3: Để lại 1-2 cành trên
1 cành cấp 2 không giao nhau và phân bố đều trên tán.
b) Thời kỳ kinh doanh:
* Cắt tỉa và quản lý tán cây:
- Cắt tỉa cành sau thu hoạch: Cắt tỉa
tất cả cành tăm, cành sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất,
cành có góc phân cành nhỏ. Đối với các giống nhãn thuộc nhóm chín sớm và chính
vụ, trên cành quả sau thu hoạch cắt để lại 1 đợt lộc trong năm; đối với các giống
nhãn thuộc nhóm chín muộn, trên cành quả cắt tỉa để lại 2 đợt lộc trong năm.
Sau khi cắt tỉa, số cành để lại trên cây được phân bố đều trên tán cây tạo cho
vườn nhãn có độ thông thoáng và có nhiều ánh sáng.
- Cắt tỉa lộc: Khi chiều dài lộc 10-15
cm, cắt tỉa để lại 1-2 lộc khỏe/cành mẹ, thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu
cho cây.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu đục thân cành (Apriona
germani Hope)
- Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ
trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo
ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra. Thân chính bị đục
sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cành bị đục có thể bị chết khô.
- Biện pháp phòng chống: Diệt ổ trứng sâu xén
tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, bắt
và diệt xén tóc. Bơm thuốc có hoạt chất Fenitrothion hoặc Methidathion pha loãng và
bơm trực tiếp vào miệng lỗ đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ.
5.2. Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa)
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành có
màu nâu vàng, dài khoảng 25-30 mm, sâu non có 5 tuổi, đến tuổi 3 bắt đầu mọc
cánh. Bọ xít trưởng thành thường qua đông trên cây nhãn, sau đó đẻ trứng và sâu
non nở từ tháng 2-3. Bọ xít chích hút các đợt lộc non, hoa, quả non và gây hại
mạnh nhất vào tháng 4-6.
- Biện pháp phòng chống:
+ Bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào
các tháng 11-12 bằng cách rung cây, thu gom bọ xít rơi và tiêu hủy; ngắt các lá
có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu hủy.
+ Sử dụng thuốc có hoạt chất: Pyriproxyfenphun
khi sâu non ở tuổi 1-2.
5.3. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra do nấm Colletotrichum sp.
- Triệu chứng: Bệnh có thể gây hại
trên lá, hoa quả, chồi và cành non. Trên lá bệnh tạo thành các đốm màu nâu,
khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy một
mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém. Trên hoa bị khô đen và rụng
hàng loạt, quả non bị thối và rụng. Trên quả đã lớn, bệnh tạo thành những đốm
nâu trên vỏ, sau đó hằn sâu vào trong thịt quả, làm thối một mảng quả, vỏ có thể
bị nứt ra. Bệnh còn làm lộc và chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng
kém và giảm số cành hoa.
- Đặc điểm phát sinh: Bệnh phát triển
mạnh trong mùa mưa, không khí nóng, ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho loài nấm này
phát triển mạnh từ 25-30°C.
- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại
thuốc có hoạt chất Metalaxyl M, Mancozeb, Hexaconazole,.... để phòng trừ
bệnh.
6. Thu hoạch
Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh
sang màu nâu vàng, vỏ quả xù xì hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, quả mềm, cùi
có vị thơm, hạt có màu đen
Thu hoạch quả vào buổi sáng hoặc buổi
chiều khi trời tạnh ráo, tránh thu hoạch vào giữa trưa khi trời quá nóng. Quả
thu hoạch xong cần để nơi râm mát để chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc bảo quản./.
STT
QUY TRÌNH: 21
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY VẢI
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Litchi chinensis
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng: Cây
vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 25°C. Trong
thời kỳ phân hóa mầm hoa từ tháng 11-12, yêu cầu nhiệt độ thấp trong khoảng 11 - 14°C. Nhiệt
độ thích hợp cho nở hoa, thụ phấn và thụ tinh từ 18-24°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Các thời kỳ
cần nhiều nước là ra hoa và quả phát triển. Độ ẩm không khí thích hợp cho sinh
trưởng 75 - 85%, cho phân hoá mầm hoa 65 - 70%.
- Yêu cầu về đất: Cây vải không kén đất,
có thể trồng trên nhiều loại
đất và địa hình khác nhau, tuy nhiên ở những nơi đất tốt, giàu mùn, địa hình
hơi dốc, có độ pH từ 5,5-6,5 là tốt nhất.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Sử dụng các giống vải như: vải thiều,
vải u trứng,
...
1.2. Tiêu chuẩn giống
Cây vải giống phải có nguồn gốc rõ
ràng, được nhân từ cây/vườn cây đầu dòng đã được cơ quan thẩm quyền công nhận,
đạt QCVN về chất lượng vật liệu nhân giống.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động tưới và tiêu nước.
Nếu là đất mới
chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương, lên líp trước khi trồng 4-6 tháng.
Trước khi trồng cần vệ
sinh toàn bộ xác thực vật và tàn dư khác; cần rắc vôi bột đều trên vườn với lượng
300-500 kg/ha trước khi làm đất.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa
hình đất mà có thiết kế vườn phù hợp. Cụ thể:
- Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven
sông: Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây và thiết kế rãnh tiêu
thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước tốt
- Đối với đất trũng:
+ Đắp ụ có đường kính tối thiểu 1,5m.
Chiều cao ụ tối thiểu 0,5m.
Sau đó, hàng năm đắp bổ sung mở rộng ụ tương đương với độ rộng của tán cây. Có
phương án thoát nước hợp lý, không để nước ngập quá 1/3 độ cao của ụ trồng.
+ Đào mương lên luống: Tùy theo độ
trũng của khu trồng để có phương án đào mương phù hợp, tránh ngập úng. Đất
trũng nhiều thì đào mương rộng và sâu, đất trũng ít thì đào mương hẹp hoặc đào
nông. Mỗi luống có chiều rộng tối thiểu 5m để trồng được ít nhất một hàng cây.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Trong điều kiện chủ động tưới, có thể
trồng vải quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất là vụ xuân (tháng 2-4) và vụ thu
(tháng 8-10).
3.2. Kỹ thuật trồng
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng
cách 5 m x 5 m, tương đương với mật độ trồng 400 cây/ha.
+ Đào hố trồng và bón lót:
- Đào hố: Kích
thước hố với chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là: 0,8m x 0,8 m x 0,6 m. Vùng
đất xấu cần đào hố với kích thước lớn hơn là 1,0 m x 1,0 m x 0,8 m. Khi đào hố,
để riêng lớp đất mặt.
- Bón lót: Lượng phân bón lót cho 1 hố
là 30-50 kg phân chuồng hoặc 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh, 0,1-0,2 kg P2O5, 0,1-0,2 kg K2O; những vùng
đất chua cần bón thêm 0,5-1,0 kg vôi bột/hố.
Tất cả các loại phân trên trộn đều với
lớp đất mặt bón xuống đáy tới 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt
hố khoảng 20 cm. Việc đào hố bón lót phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1
tháng.
+ Kỹ thuật trồng:
- Khơi một hố nhỏ chính giữa hố, xé bỏ
túi bầu và nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố để cổ rễ thấp hơn mặt hố 2-3 cm, cho
rễ toả tự nhiên xung quanh hố, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
Dùng đất mặt xung quanh hố vun vào xung quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo,
có đường kính khoảng 1 m, gờ xung quanh 4 cao khoảng 10-15 cm so với mặt hố.
- Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định
cây, tưới đẫm nước ổn định gốc, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô ủ cách gốc
7-10 cm và thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây khi độ ẩm đất thấp hơn 60% độ ẩm đồng
ruộng.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, quản
lý đất và độ ẩm
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm 80-90% khi
cây còn nhỏ.
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất 65-70% bằng
phương pháp tưới bề mặt hoặc phương pháp tưới tiết kiệm.
- Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc
cây. Mặt đất xung quanh gốc được che ủ bằng thân cây phân xanh, rơm rạ hoặc cỏ khô cách gốc
10-15 cm.
- Trồng xen, chống xói mòn và che phủ
đất: Cây trồng xen không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng chính.
Cây trồng xen nên sử dụng là các cây họ đậu, cây rau, hoặc cây để sử dụng làm
phân xanh, được trồng cách gốc vải từ 1,0 m trở lên. Có thể sử dụng một số loại
cây ăn quả có thời gian cho quả sớm và bộ tán có thể khống chế (như cây ổi,...).
Trồng xen giữa hai hàng vải, đến hết năm thứ 3 sẽ loại bỏ để tập trung chăm sóc
cây vải thời kỳ kinh doanh.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Chống xói mòn, rửa trôi và giữ độ ẩm
đất: Ở phạm vi ngoài tán giữa các hàng cây nên để thảm thực vật sát mặt đất như
cỏ tự nhiên hoặc
các loại cây phân xanh nhưng phải được cắt ngắn thường xuyên.
- Xới xáo và làm cỏ gốc: Thường
xuyên xới xáo, làm cỏ gốc theo hình chiếu tán cây và che phủ gốc cây bằng xác
thực vật khô.
- Tưới nước và quản lý độ ẩm:
Thời kỳ tưới
|
Giai đoạn
cây
|
Tuổi cây
|
Lượng nước
tưới (lít/cây)
|
Chu kỳ tưới
|
Tháng 1-5
|
Ra hoa, đậu quả và sinh trưởng quả
|
4-6
|
20-30
|
15 ngày/lần bắt đầu từ khi xuất hiện
giò hoa
|
7-10
|
30-50
|
> 10
|
50-70
|
Tháng 6
|
Quả chín
|
4-6
|
15
|
Chỉ tưới khi nắng nóng kéo dài
|
7-10
|
20
|
>10
|
25
|
Sau khi thu hoạch đến hết tháng 10
|
Phát sinh các đợt lộc
|
7-10
|
30-50
|
15 ngày/lần bắt đầu từ khi thu hoạch
xong
|
>10
|
50-70
|
>10
|
50-70
|
Tháng 11-12
|
Phân hoá mầm hoa
|
4-6
|
10-15
|
Hạn chế tưới. Chỉ tưới 20-30 ngày
sau khi mặt đất dưới
tán lá khô trắng
|
7-10
|
20-30
|
>10
|
30-40
|
4.2. Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
15-20
|
0,069
|
0,01
|
0
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,092
|
0,014
|
0,012
|
Cây 3 năm
|
50-70
|
0,115
|
0,2
|
0,018
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân vô
cơ được chia 4 lần bón vào các tháng: 2, 4, 8 và tháng 10. Toàn bộ lượng phân
chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hòa tan phân với nước lã
và tưới theo hình chiếu tán cây; ngoài ra có thể rắc phân trực tiếp xung quanh
hình chiếu tán cây vào cuối các đợt mưa và khi đất còn đủ ẩm.
+ Phân hữu cơ: Rải phân đều xung quanh
rãnh của hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm, hoặc ấp
phân vào xung quanh ụ cây (nếu trồng trên ụ) rồi lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây 4-6 năm
|
Cây 7-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
40-50
|
40-50
|
60-70
|
N
|
0,23-0,299
|
0,322-0,46
|
0,46-0,69
|
P2O5
|
0,16-0,2
|
0,26-0,34
|
0,34-0,5
|
K2O
|
0,42-0,6
|
0,7-0,9
|
1-1,5
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 4- 6 năm tuổi: 4-5 kg; cây
7-10 năm tuổi: 4-5 kg; cây trên 10 năm tuổi: 6-7 kg.
- Thời điểm bón:
+ Thời điểm 5-7 ngày sau thu hoạch:
Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 50% N + 40% P2O5 + 25% K2O để khôi phục
sinh trưởng của cây.
+ Thời điểm bắt đầu xuất hiện mầm hoa
(tùy từng năm, từ tháng 1 đến đầu tháng 2): Bón 25% N + 30% P2O5 + 25% K2O kết hợp tưới
nước làm hoa ra đồng loạt, kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh làm cho
cây bị suy kiệt trong quá trình ra hoa.
+ Sau tắt hoa 5-7 ngày: 25% N + 30% P2O5
+ 30% K2O
+ Thúc quả vào đầu tháng 5: Bón nốt
20% K2O
- Phương pháp bón:
+ Đối với các loại phân vô cơ, hòa tan
phân với nước và tưới theo hình chiếu tán cây; hoặc xáo nhẹ đất theo hình chiếu
tán cây, rắc phân và tưới nước giữ ẩm đến khi phân hòa tan hoàn toàn. Có thể
bón phân bằng cách rắc phân trực tiếp xung quanh hình chiếu tán cây vào cuối
các đợt mưa khi đất còn đủ ẩm, sau đó tưới nước bổ sung giữ ẩm cho cây.
+ Đối với phân hữu cơ: Đào rãnh theo
hình chiếu của tán cây với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm, rải phân hữu
cơ sau đó lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Lượng phân hữu cơ còn lại sử dụng để tưới
thúc quả 1 lần/tháng và dừng tưới trước khi thu hoạch 1 tháng.
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Đối với cây nhân giống bằng phương
pháp ghép: khi cây có chiều cao 0,8 - 1,0m, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp
1 hoặc cành cấp 2, khi cành cấp 1 hoặc cấp 2 phát sinh và sinh trưởng được 50
- 70cm, tiếp tục bấm ngọn để tạo các cành cấp 2 hoặc cấp 3 cứ như vậy đến khi
cây có bộ khung đến cành cấp 3 phân bố đều.
- Đối với cành chiết, chọn để lại 2 -
3 cành cấp 1 phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài 50 - 70 cm tiến hành
bấm ngọn để tạo cấp cành tiếp theo như đối với cây nhân giống bằng phương pháp
ghép.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Cắt tỉa đợt 1: Thời điểm sau thu quả
10 ngày.
+ Đối với các vườn vải đã được cải tạo
bộ tán và được cắt tỉa đều đặn hàng năm, bộ khung cành chính đã được ổn định. Cắt các đầu
cành để loại bỏ 70-80% bộ lá cũ.
+ Đối với các vườn không được cắt tỉa
đều đặn hàng năm, cây thường cao lớn, rậm rạp. Việc đầu tiên là cắt bỏ những
cành mọc thẳng đứng ở giữa trung tâm của tán cây (thường là những cành to,
cao), cắt sát xuống tận gốc cành. Cắt bỏ các cành trong
tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau. Cắt đầu cành
để loại bỏ 20 - 30% bộ lá cũ. Cắt bỏ các cành mọc trong thân. Tiếp tục tỉa thưa
các cành xung quanh tán. Sau đó làm các bước tiếp theo như đối với các vườn vải
được cắt tỉa hàng năm.
- Cắt tỉa đợt 2: Cuối tháng 8 đến đầu
tháng 9 (Tháng 8 âm lịch). Khi cây đã ra được hai đợt lộc:
+ Đối với cây có bộ tán ngoài đầy đủ,
khép kín: Tiến hành loại bỏ toàn bộ các cành mọc trên thân và tỉa thưa cành bên
ngoài tán bằng cách loại bỏ các nhánh nhỏ và các cành mọc chen chúc của bộ tán
bên ngoài.
+ Đối với các cây có bộ khung thưa,
tán lá bên ngoài thông thoáng (do hạ tán), ánh sáng có thể chiếu vào bên trong,
có thể làm quả trong thân: Tiến hành tỉa thưa các chồi mọc trên thân và loại bỏ
các cành không nhận đủ ánh sáng. Các chồi còn lại được cắt chỉ để lại 1 - 2cm ở
chân cành.
- Cắt tỉa đợt 3: Sau khi cây vải thiều
tắt hoa được 10 ngày, bước vào giai đoạn quả non, tiếp tục loại bỏ các cành lá nhỏ
bị che khuất, tỉa bỏ bớt các chùm ít quả mọc chen chúc nhau.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu đục thân cành (Apriona
germani Hope)
- Đặc điểm gây hại: Con trưởng
thành (xén tóc) đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục
vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
Thân chính bị đục sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cả cây. Cành bị đục có thể sẽ
chết khô.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép
nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để
diệt trứng. Bắt và diệt xén tóc (diệt trưởng thành).
+ Sử dụng một trong các loại thuốc trừ
sâu đang được phép sử dụng, pha loãng, bơm trực tiếp vào các lỗ đục. Sau đó dùng đất dẻo
bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
5.2. Rệp sáp (Planococcus
citri)
- Đặc điểm gây hại: Rệp sáp xuất
hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất
cao (trên 100 con/1
chùm
hoa) gây cháy ngọn, thui hoa và quả.
- Biện pháp phòng trừ: Ưu tiên
sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non, an toàn như các loại thuốc
có nguồn gốc sinh học như Ema 5EC (dịch chiết từ cây khổ sâm,
hoạt chất Matrine), Movento 150OD, Anboom 40EC; Các loại thuốc hóa học có hoạt
chất Saponozit, saponin acid, Etofenprox, Imidacloprid,....
5.3. Bệnh sương mai (Phytophthora litchi
Chen)
- Tác nhân gây hại: Bệnh gây ra bởi
nấm Phytophthora litchi Chen
- Triệu chứng: Gây hại trên
cành non, hoa, quả, đặc biệt là quả chín. Kết quả, trái cây bị rụng và thối rữa
có khả năng gây ra bệnh khác trong thời gian bảo quản. Ban đầu vết bệnh là những
vết có màu nâu không đều và tạo ra chất mốc trắng. Mốc lan rộng ra trong một thời
gian ngắn và trở thành màu nâu, hoa quả bị thối và rò rỉ chất lỏng màu nâu và
có mùi vị chua và nhạt.
- Đặc điểm phát sinh: Bệnh phát
triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất
là các chùm trái khuất trong tán lá. Các vết chích hút của sâu trên trái tạo điều
kiện cho bệnh phát triển mạnh.
- Biện pháp phòng chống:
+ Sau thu hoạch
cắt tỉa, dọn cành khô, cành bệnh, quả rụng đem đốt cháy để hạn chế nguồn bệnh.
Thực hiện quy trình cắt tỉa tạo cho cây thông thoáng.
+ Phun một trong các loại thuốc có
thành phần hoạt chất Metalaxyl M, Mancozeb; Hexaconazole; Difenoconazole...
(như thuốc Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC, Score 250EC để phòng trừ). Phun lần 1
trước khi hoa nở để bảo vệ chùm hoa, lần 2 khi quả non và lần 3 trước khi quả
chín 15 ngày.
5.4. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi nấm Colletotrichum sp.
- Triệu chứng: Bệnh có thể
gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Trên lá bệnh tạo
thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên và liên
kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.
Trên hoa bị khô đen và rụng hàng loạt, quả
non bị thối và rụng. Trên quả đã lớn, bệnh tạo thành những đốm nâu trên vỏ, sau đó hằn sâu vào
trong thịt quả, làm thối một màng quả, vỏ có thể bị nứt ra. Bệnh còn làm lộc và
chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng kém và giảm số cành hoa.
- Đặc điểm phát sinh: Bệnh phát
triển mạnh trong mùa mưa, không khí nóng, ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho loài nấm
này phát triển mạnh từ 25 - 30°C.
- Biện pháp phòng trừ:
Sau thu hoạch cắt tỉa, làm cỏ, phát quang,
quét vôi gốc, dọn cành khô, cành bệnh đốt cháy để hạn chế nguồn bệnh. Phun một
trong các loại thuốc có thành phần hoạt chất Metalaxyl M, Mancozeb;
Hexaconazole; Difenoconazole... (như thuốc Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC, Score
250EC để phòng trừ). Phun lần 1 trước khi hoa nở để bảo vệ chùm hoa, lần 2 khi
quả non và lần 3 trước khi quả chín 15 ngày.
6. Thu hoạch
Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu
vàng xanh chuyển sang màu vàng đỏ; gai quả từ mau, nhọn chuyển sang thưa, phẳng; quả mềm,
cùi có vị thơm.Thu hoạch quả vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi trời tạnh ráo,
tránh thu hoạch vào giữa trưa khi trời quá nóng. Quả thu hoạch xong cần để nơi
râm mát để chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc bảo quản./.
STT
QUY TRÌNH: 22
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY HỒNG XIÊM
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Manilkara zapota
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng: Nhiệt
độ thích hợp cho cây hồng xiêm sinh trưởng phát triển tốt từ 23-34°C.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Vùng trồng
hồng xiêm thích hợp là các vùng có lượng mưa trung bình năm 1.000-1.500 mm và
phân bố tương đối đều trong năm. Độ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng
75-85%, cho phân hoá mầm hoa 65-70%.
- Yêu cầu về đất: Hồng xiêm là cây trồng
được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng phù hợp là loại đất thuộc
các nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Lựa chọn các giống: Hồng xiêm nhót Lô
Giang, hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng xiêm xoài Thái Lan, hồng xiêm ruột đỏ,....
1.2. Tiêu chuẩn giống
Là cây chiết hoặc cây ghép có nguồn gốc
rõ ràng được nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được cơ quan có thẩm
quyền công nhận. Cây giống xanh tốt, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm
gây hại.
Tiêu chuẩn cây chiết cành: Chiều cao
cây đạt 50-70 cm, đường kính gốc đạt 1,5-2,0 cm, có từ 2-3 cành cấp 1.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Hồng xiêm là cây trồng được trên nhiều
loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng phù hợp là loại đất thuộc các nhóm đất
phù sa (phù sa không được bồi, có tầng loang lổ, phù sa ngòi suối), nhóm đất đỏ
vàng.
Chọn đất tốt, chủ động
tưới và tiêu nước. Nếu
là đất mới chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương, lên líp trước khi trồng
4-6 tháng. Nếu là đất chu
kỳ 2 cần trồng luân canh từ 2-3 vụ các loại cây trồng ngắn ngày như các cây họ
đậu, cây rau, cây ăn quả ngắn ngày. Trước khi trồng cần vệ sinh toàn bộ xác thực
vật và tàn dư khác; cần rắc vôi bột đều trên vườn với lượng 300-500 kg/ha trước
khi làm đất.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình
đất mà có thiết kế vườn phù hợp. Cụ thể:
- Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven
sông: Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây và thiết kế rãnh tiêu
thoát nước.
- Đối với đất trũng:
+ Cần đào mương, lên luống với kích
thước mương phụ thuộc vào mức độ trũng của vườn, trung bình chiều rộng mương là
1 m x 1 m và chiều rộng luống là 7-8 m.
+ Đắp ụ có đường kính tối thiểu 1,5m. Chiều
cao ụ tối thiểu 0,5m. Sau đó, hàng năm đắp bổ sung mở rộng ụ tương đương với độ
rộng của tán cây. Có phương án thoát nước hợp lý, không để nước ngập
quá 1/3 độ cao của ụ trồng.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Trong điều kiện chủ động tưới, có thể
trồng vải quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất ở Thái Bình là vụ xuân (tháng 2-3).
3.2. Kỹ thuật trồng
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng
cách 4 m x 3 m, tương đương với mật độ trồng 830 cây/ha.
+ Đào hố trồng và bón lót:
- Đào hố: Kích thước hố với chiều dài
x chiều rộng x chiều sâu là: 0,8m x 0,8 m x 0,6 m. Vùng đất xấu cần đào hố với
kích thước lớn hơn là 1,0 m x 1,0 m x 0,8 m. Khi đào hố, để riêng lớp đất mặt.
- Bón lót: Lượng phân bón lót cho 1 hố
là 30-50 kg phân chuồng hoặc 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh, 0,1-0,2 kg P2O5, 0,1-0,2 kg K2O; những vùng
đất chua cần bón thêm 0,5-1,0 kg vôi bột/hố.
Tất cả các loại phân trên trộn đều với
lớp đất mặt bón xuống đáy tới 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt
hố khoảng 20cm. Việc đào hố bón lót phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1
tháng.
+ Kỹ thuật trồng:
- Khơi một hố nhỏ chính giữa hố, xé bỏ
túi bầu và nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố để cổ rễ thấp hơn mặt hố 2-3 cm, cho
rễ toả tự nhiên xung quanh hố, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.
Dùng đất mặt xung quanh hố vun vào xung quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo,
có đường kính khoảng 1 m, gờ xung quanh 4 cao khoảng 10-15cm so với mặt hố.
- Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định
cây, tưới đẫm nước ổn định gốc, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô ủ cách gốc
7-10cm và thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây khi độ ẩm đất thấp hơn 60% độ ẩm đồng
ruộng.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, quản
lý đất và độ ẩm
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm 80-90% khi
cây còn nhỏ.
- Tưới nước đảm bảo độ ẩm đất 65-70% bằng
phương pháp tưới bề mặt hoặc phương pháp tưới tiết kiệm.
- Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh
gốc cây. Mặt đất xung quanh gốc được che phủ bằng thân cây phân xanh, rơm rạ hoặc
cỏ khô cách gốc
10-15 cm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Chống xói mòn, rửa trôi: Ở phạm vi
ngoài tán giữa các hàng cây nên để thảm thực vật sát mặt đất.
- Xới xáo và làm cỏ gốc: Thường
xuyên xới xáo, làm cỏ gốc và che phủ gốc cây bằng xác thực vật khô.
- Tưới nước và quản lý độ ẩm: Thường
xuyên tưới đủ ẩm đảm bảo độ ẩm 65-70%. Cung cấp đủ nước tưới đảm bảo độ ẩm đất
đạt 75-85% vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sinh trưởng quả
4.2. Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
15-20
|
0,05
|
0,01
|
0
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,08
|
0,015
|
0,01
|
Cây 3 năm
|
50-70
|
0,1
|
0,2
|
0,01
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân vô
cơ được chia 4 lần bón vào các tháng: 2, 4, 8 và tháng 10. Toàn bộ lượng phân
chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hòa tan phân với nước và
tưới theo hình chiếu tán cây; ngoài ra có thể rắc phân trực tiếp xung quanh
hình chiếu tán cây vào cuối các đợt mưa và khi đất còn đủ ẩm.
+ Phân hữu cơ: Rải phân đều xung quanh
rãnh của hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm hoặc ấp
phân vào xung quanh ụ cây (nếu trồng trên ụ) rồi lấp đất và tưới
nước giữ ẩm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây 4-6 năm
|
Cây 7-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
40-50
|
40-50
|
60-70
|
N
|
0,2-0,3
|
0,3-0,4
|
0,4-0,7
|
P2O5
|
0,1-0,2
|
0,2-0,3
|
0,3-0,5
|
K2O
|
0,4-0,6
|
0,7-0,9
|
0,9-1,0
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 4-6 năm tuổi: 4-5 kg; cây
7-10 năm tuổi: 4-5 kg; cây trên 10 năm tuổi: 6-7 kg.
- Thời điểm bón:
+ Thời điểm 5-7 ngày sau thu hoạch:
Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 50% N + 40% P2O5 + 25% K2O để khôi phục
sinh trưởng của cây.
+ Thời điểm bắt đầu xuất hiện mầm hoa
(tùy từng năm, từ tháng 1 đến đầu tháng 2): Bón 25% N + 30% P2O5 + 25% K2O kết hợp tưới
nước làm hoa ra đồng loạt, kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh làm cho
cây bị suy kiệt trong quá trình ra hoa.
+ Sau tắt hoa 5-7 ngày: 25% N + 30% P2O5 + 30% K2O
+ Thúc quả vào đầu tháng 5: Bón nốt
20% K2O
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Đối với cây nhân giống bằng phương
pháp ghép: Khi cây có chiều cao 0,8 - 1,0m, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp
1 hoặc cành cấp 2, Khi cành cấp 1 hoặc cấp 2 phát sinh và sinh trưởng được 50 -
70cm, tiếp tục bấm ngọn để tạo các cành cấp 2 hoặc cấp 3 cứ như vậy đến khi cây
có bộ khung đến cành cấp 3 phân bố đều.
- Đối với cành chiết, chọn để lại 2 -
3 cành cấp 1 phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài 50 - 70 cm tiến
hành bấm ngọn để tạo cấp cành tiếp theo như đối với cây nhân giống bằng phương
pháp ghép.
b) Thời kỳ kinh doanh:
Cắt tỉa đều đặn hàng năm những cành mọc
thẳng đứng ở giữa trung tâm của tán cây (thường là những cành to, cao), cắt sát
xuống tận gốc cành. Tạo cho cây có khoảng sáng mở ở trung tâm của tán cây. Cắt bỏ
các cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau. Cắt bỏ các
cành mọc trong thân. Tiếp tục tỉa thưa các cành xung quanh tán.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu đục quả (Alophia sp.)
- Đặc điểm gây hại: Bướm có màu
nâu, sải cánh 2,5cm thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), Bộ cánh vảy (Lepidoptera). Sâu non
màu hồng, thân có nhiều chấm đen, dài tối đa 3 cm,
hóa nhộng (màu nâu sẫm) bên trong trái. Sâu bắt đầu đục phá lúc
quả đạt 1 cm đến sắp thu hoạch. Từ khi quả bị đục, sâu có
thể di chuyển sang các quả lân cận trên cùng nhánh để phá hại.
- Biện pháp phòng trừ: Phòng trị bằng
cách hái bỏ và thiêu hủy tất cả trái bị sâu mùa trước còn sót lại để không lây
lan mùa sau. Phun các loại thuốc lưu dẫn (Azodrin, Monitor, Basudin...) cách 2
tuần từ khi đường kính trái được 1 cm đến 2 tuần trước khi hái.
5.2. Ruồi đục quả (Dacus
dorsalis Hendel)
- Đặc điểm gây hại: Gây hại công
quả chín. Ruồi có kích thước gấp 2 ruồi nhà (dài 1 cm), màu nâu nhạt, có nhiều
đốm vàng cam ở đầu và lưng, cánh trong suốt và có viền nâu ở mặt ngoài. Ruồi
cái đẻ trứng ở bề mặt quả, giòi nở ra đục vào trong tạo thành chấm đen có quầng
trên vỏ. Dòi đục phá bên trong làm quả thối, sau đó nó chui ra, rơi
xuống đất và hóa nhộng trong vỏ kén màu nâu sẫm.
- Biện pháp phòng trừ: Phòng trị bằng
cách thu hoạch quả khi vừa chín. Dùng chất dẫn dụ (Methyl eugenol) trộn thuốc
để diệt ruồi.
5.3. Bệnh đốm lá
- Tác nhân gây hại: Bệnh gây ra
do nấm Pestalotia versicolor.
- Triệu chứng: Trên lá có
nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh
1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể
thấy những ổ nấm nhỏ màu
đen.
- Đặc điểm phát sinh: Bệnh phát
triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, có
nhiều vết thương cơ giới.
- Biện pháp phòng chống: Phun các loại thuốc thông
thường như hỗn hợp Bordeaux, Zineb, Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít
5.4. Bệnh cháy khô đầu,
mép lá
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra
bởi nhiều loại nấm như Phomopsis, Pestalotia, Sabotae và B.theobromae.
- Triệu chứng: Đây là bệnh
khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy
khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.
- Biện pháp phòng chống: Dùng các loại
thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo
6. Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch: Tiêu chuẩn xác
định độ già thu hái là cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp
phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra vỏ, quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn,
khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có. Nên hái quả từng đợt cách nhau
1-2 tuần/lần. Quả thu hoạch nên phân loại trước khi đem rấm. Ngâm quả trong nước
khoảng 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ ướt lau sạch phấn ở
vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Cho vào thùng hoặc chum
vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ khoảng 2
ngày. Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải
đảm bảo ấm xung quanh.
- Kỹ thuật thu hoạch: Thu hoạch quả
vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi trời tạnh ráo, tránh thu hoạch vào giữa trưa
khi trời quá nóng. Quả thu hoạch xong cần để nơi râm mát để chuyển đến nơi tiêu
thụ hoặc bảo quản./.
STT
QUY TRÌNH: 23
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ỔI
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Psidium guajava
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng: Cây
ổi ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 25-30°C. Cây chịu lạnh kém, dưới
18°C quả nhỏ. Cây trồng ở nơi ánh sáng trung bình, nơi thoáng, không có bóng
cây cao che nắng.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Lượng mưa
trung bình ở nơi trồng nên từ 1.000-3.000mm/năm. Độ ẩm không khí thích hợp cho
sinh trưởng 75-85%, cho phân hoá mầm hoa 65-70%.
- Yêu cầu về đất: Ổi là cây trồng được
trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phù hợp nhất là đất phù sa, đất đỏ vàng. Độ
pH từ 4,5 - 8,2 nhưng yêu cầu thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Lựa chọn các giống sau: Ổi lê Đài
Loan, Ổi Bo, Ổi nghệ, Ổi Đông Dư, Ổi
không hạt, Ổi ruột đỏ
Ruby....
1.2. Tiêu chuẩn giống
Cây ghép có nguồn gốc rõ ràng được
nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Cây giống xanh tốt, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động tưới và tiêu nước.
Nếu là đất mới chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương, lên líp trước khi trồng
4-6 tháng. Nếu là đất chu kỳ
2 cần trồng luân
canh từ 2-3 vụ các loại cây trồng ngắn ngày như các cây họ đậu, cây rau, cây ăn
quả ngắn ngày. Trước khi trồng cần vệ sinh toàn bộ xác thực vật và tàn dư khác;
cần rắc vôi bột đều trên vườn với lượng 300-500 kg/ha trước khi làm đất.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình
đất mà có thiết kế vườn phù hợp.
Cụ thể:
- Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven
sông: Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây vả thiết kế rãnh tiêu
thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước tốt.
- Đối với đất trũng:
+ Đào mương, lên luống với kích thước
mương phụ thuộc vào mức độ trũng của vườn, trung bình chiều rộng mương là 1 m x
1 m và chiều rộng luống là 5-6 m.
+ Đắp ụ có đường kính tối thiểu 1m.
Chiều cao ụ tối thiểu 0,3m. Sau đó, hàng năm đắp bổ sung mở rộng ụ tương đương
với độ rộng của tán cây. Có phương án thoát nước hợp lý, không để nước ngập quá
1/3 độ cao của ụ trồng.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Trong điều kiện chủ động tưới, có thể
trồng vải quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất ở Thái Bình là tháng 2-3 vả tháng
8-10.
3.2. Kỹ thuật trồng
Vệ sinh vườn trồng, làm sạch cỏ dại và khử
trùng bằng vôi bột. Hố trồng: kích thước 50cm x 50cm x 50cm; hố cách hố 4m x
2,5m.
Mật độ trồng 1.000 cây/ha. Chú ý: làm
rãnh thoát nước quanh vườn trồng với kích thước rộng - sâu là 50cm x 50cm.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, quản
lý đất và độ ẩm
Thường xuyên tưới đủ ẩm đảm bảo độ ẩm
65- 70%. Cung cấp đủ nước tưới đảm bảo độ ẩm đất đạt 75-85% vào thời kỳ cây ra
hoa, đậu quả và sinh trưởng quả
4.2. Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
15-20
|
0,05
|
0,01
|
0
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,08
|
0,015
|
0,01
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân vô
cơ được chia 4 lần bón vào các tháng: 2, 4, 8 và tháng 10.
Toàn bộ lượng phân chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hòa tan phân với nước lã
và tưới theo hình chiếu tán cây; ngoài ra có thể rắc phân trực tiếp xung quanh
hình chiếu tán cây vào cuối các đợt mưa và khi đất còn đủ ẩm.
+ Phân hữu cơ: Rải phân đều xung quanh
rãnh của hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm hoặc ấp
phân vào xung quanh ụ cây (nếu trồng trên ụ) rồi lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây 3-5 năm
|
Cây 5-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
15-20
|
40-50
|
60-70
|
N
|
0,15-0,3
|
0,3-0,45
|
0,45-0,65
|
P2O5
|
0,2-0,4
|
0,2-0,4
|
0,3-0,5
|
K2O
|
0,4-0,6
|
0,6-0,8
|
0,8-1,0
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 3-5 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây
5-10 năm tuổi: 4-5 kg; cây trên 10 năm tuổi: 6-7 kg.
- Thời điểm bón:
+ Thời điểm 5-7 ngày sau thu hoạch:
Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 50% N + 40% P2O5 + 25% K2O để khôi phục
sinh trưởng của cây.
+ Thời điểm bắt đầu xuất hiện mầm hoa
(tùy từng năm, từ tháng 1 đến đầu tháng 2): Bón 25% N + 30% P2O5 + 25% K2O kết hợp tưới
nước làm hoa ra đồng loạt, kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh làm cho
cây bị suy kiệt trong quá trình ra hoa.
+ Sau tắt hoa 5-7 ngày: 25% N + 30% P2O5 + 30% K2O
+ Thúc quả vào đầu tháng 5: Bón nốt
20% K2O
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Khi cây có chiều cao 0,8 - 1,0m, tiến
hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1 hoặc cành cấp 2. Khi cành cấp 1 hoặc cấp 2 phát
sinh và sinh trưởng được 50 - 70cm, tiếp tục bấm ngọn để tạo các cành cấp 2 hoặc
cấp 3 cứ như vậy đến khi cây có bộ khung đến cành cấp 3 phân bố đều.
b) Thời kỳ kinh doanh:
Cắt tỉa đều đặn hàng năm những cành mọc
thẳng đứng ở giữa trung tâm của tán cây (thường là những cành to, cao), cắt sát
xuống tận gốc cành. Tạo cho cây có khoảng sáng mở ở trung tâm của tán cây. Cắt bỏ các
cành trong tán, cành tăm, cành sâu bệnh, cành chen chúc nhau. Cắt đầu cành
để loại bỏ 20 - 30% bộ lá cũ. Cắt bỏ các cành mọc trong thân. Tiếp tục tỉa thưa
các cành xung quanh tán. Sau đó làm các bước tiếp theo như đối với các vườn được
cắt tỉa hàng năm.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Trong quá trình sinh trưởng, cây ổi
thường gặp một số loại sâu bệnh hại chính sau:
- Rầy mềm: Rầy đeo bám ở đọt non và mặt
dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm
bồ hóng phát triển.
- Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng: Rệp
sinh sống dọc theo
gân chính ở mặt dưới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.
- Ruồi đục trái: Thành trùng đẻ trứng
bên trong trái, trứng nở thành giòi ăn phá thịt trái và làm thối trái. Thành trùng dễ bị quyến rũ bởi chất
chua ngọt nên có thể bẫy bắt bằng bã mồi.
- Ngoài ra, ổi thường gặp các sâu bệnh
hại khác như: Sâu đục quả, bọ xít hại quả, sâu đục
cành ... Các bệnh như bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh đốm rong ...
6. Thu hoạch
Khi vỏ quả chuyển từ màu xanh
sang màu xanh vàng; quả đang cứng, chuyển sang giòn, mềm, cùi có vị thơm. Dùng
kéo cắt quả; không nên dùng tay bẻ, tránh tình trạng làm xước cành, ảnh hưởng đến
các đợt lộc và khả năng ra quả tiếp theo. Quả thu hoạch xong cần để nơi râm mát
để đưa đến nơi tiêu thụ hoặc bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để lạnh..
STT
QUY TRÌNH: 24
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY TÁO
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Ziziphus
mauritiana thuộc họ hoa
hồng Rosaceae
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ thích
hợp từ 25 - 32°C và cần nhiều ánh sáng.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây táo
yêu cầu về độ ẩm ở mức độ
trung bình 60 -70 %.
- Yêu cầu về đất: Táo có thể ở sống
nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Hiện nay, táo được trồng phổ biến là
các giống táo địa phương: Táo Thiện Phiến, táo Gia Lộc (chua), táo xử lý đột biến
như: táo 12 (ngọt), táo 32, táo Đào Tiên, đại táo 15 và giống ngoại nhập như:
táo Đào Vàng, Lê Lai, Đào muộn, X12, táo Đài Loan...
1.2. Tiêu chuẩn giống
Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm
hom, chồi rễ, chiết và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ
dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng
nhưng rất ít vì hiệu quả không cao. Phổ biến hiện nay là dùng cây giống bằng
phương pháp ghép mắt và ghép áp. Chọn những cây khỏe, sinh trưởng tốt, sạch sâu
bệnh để trồng.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Làm đất kỹ trước khi trồng, phơi ải, vệ
sinh vườn trồng, làm sạch cỏ dại và khử trùng bằng vôi bột.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Vệ sinh vườn trồng, làm sạch cỏ dại và khử
trùng bằng vôi bột. Hố trồng: kích thước 50cm x 50cm x 50cm; hố cách hố 4m x 2,5m.
Mật độ trồng 1.000 cây/ha. Chú ý: làm
rãnh thoát nước quanh vườn trồng với kích thước rộng - sâu là 50cm x 50cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp trong vụ Xuân
từ tháng 2
- 3
3.2. Kỹ thuật trồng
Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ
hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi bột và 0,5kg super
lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ
sống cao. Sau khi trồng ủ gốc bằng rơm rạ để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều.
Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là
khi thời tiết nắng nóng và thời kỳ ra hoa, đậu quả.
4.2. Bón phân
Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước
phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón
thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ
0,2-1kg tùy cây nhỏ
hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm,
rải phân, lấp đất rồi tưới nước.
Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán
sau đó quét vôi. Nên trồng xen một số loại cây rau màu, đậu đỗ khi đốn tái sinh
cây táo sẽ tăng thu nhập và hạn chế bớt cỏ dại.
Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại
mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
- Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu
hoạch. Cắt các cành
đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ,
có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
- Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi
cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại
một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới
trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
5. Quản lý sinh vật gây hại
Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng
ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp
chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển.
Nếu rệp ít thì
dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc, Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
Sâu cuốn lá (Archips micaceana):
Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có
thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Pyrinex, Supracide,
Polytrinnnn.
Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Dòi đục
trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng
trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu hủy các quả
rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol
(Vizubon-D). Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín (cam, quít,
dứa, táo), có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Khi quả đã già sắp chín phun ngừa
bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi
và sâu đục quả.
6. Thu hoạch
Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch
khoảng 4 tháng. Trái khi chín sẽ có da láng và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể
chia ra nhiều đợt do trái chín không
tập trung. Do là quả ăn tươi nên thu hái nhẹ nhàng tránh làm quả dập nát, thu
hoạch vào ngày thời tiết tạnh khô./.
STT
QUY TRÌNH: 25
QUY
TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học: Citrus
reticulata
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng: Nhiệt
độ thích hợp cây cam sinh trưởng và phát triển từ 23 - 29°C. Cây trồng ở nơi
ánh sáng trung bình, nơi thoáng, không có bóng cây cao che nắng.
- Yêu cầu về nước và độ ẩm: Cây cam là
loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Các thời kỳ cần nước của cam là các
thời kỳ: Bật mầm,
phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1
ha cam quýt từ 9.000 - 12.000 m3, tương đương với lượng mưa từ 900 -
1.200 mm/năm. Với cam, lượng nước cần khoảng 10.000- 15.000 m3/ha/năm.
Độ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng từ 75-85%, cho phân hoá mầm hoa từ
65-70%.
- Yêu cầu về đất: Cây cam có thể trồng
được trên nhiều loại đất, đất thích hợp nhất để trồng cây cam là đất giàu mùn,
độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5, độ dốc từ 3 - 8 độ.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1. Chọn giống
Khuyến cáo bộ giống cho vùng Thái
Bình: Cam bản địa, ngoài ra có thể trồng các giống Cam Canh, Cam Vinh, Cam
Sành, v.v...
1.2. Tiêu chuẩn giống
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu
dòng tuyển chọn và phải đạt Tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: Cây giống sản
xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất
2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành.
Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên,
có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.
2. Chuẩn bị đất
2.1. Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động tưới và tiêu nước.
Nếu là đất mới chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương, lên luống trước khi
trồng 4-6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 cần trồng luân canh từ 2-3 vụ các loại cây
trồng ngắn ngày như các cây họ đậu, cây rau, cây ăn quả ngắn ngày. Trước khi trồng
cần vệ sinh toàn bộ xác thực vật và tàn dư khác; cần rắc vôi bột đều trên vườn
với lượng 300-500 kg/ha trước khi làm đất.
2.2. Thiết kế vườn trồng
Tùy theo quy mô diện tích và địa hình
đất mà có thiết kế vườn phù hợp. Cụ thể:
- Đối với đất màu cao hoặc đất bãi ven
sông: Chia băng có chiều rộng trồng được 2-3 hàng cây và thiết kế rãnh tiêu
thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước tốt.
- Đối với đất trũng: Cần đào mương,
lên luống với kích thước mương phụ thuộc vào mức độ trũng của vườn, trung bình
chiều rộng mương
là 1mx1m và chiều rộng luống là 5-6 m.
+ Đắp ụ có đường kính tối thiểu 1m.
Chiều cao ụ tối thiểu 0,3m. Sau đó, hàng năm đắp bổ sung mở rộng ụ tương đương
với độ rộng của tán cây. Có phương án thoát nước hợp lý, không để nước ngập quá
1/3 độ cao của ụ trồng.
+ Đào mương lên luống: Tùy theo độ
trũng của khu trồng để có phương án đào mương phù hợp, tránh ngập úng. Đất
trũng nhiều thì đào mương rộng và sâu, đất trũng ít thì đào mương hẹp hoặc đào
nông. Mỗi liếp có chiều rộng tối thiểu 5m để trồng được ít nhất một hàng cây.
3. Thời vụ và kỹ thuật trồng
3.1. Thời vụ trồng
Trong điều kiện chủ động tưới,
có thể trồng quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất ở Thái Bình là tháng 2-3 và
tháng 8-10.
3.2. Kỹ thuật trồng
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng
cách 4 m x 4 m, tương đương với mật độ trồng 625 cây/ha.
+ Đào hố trồng và bón lót:
- Đào hố: Kích thước hố với chiều dài
x chiều rộng x chiều sâu là: 0,8m x 0,8 m x 0,6 m.
- Bón lót: Lượng phân bón lót cho 1 hố
là 30-50 kg phân chuồng hoặc 3-5 kg phân hữu cơ vi sinh, 0,1-0,2 kg P2O5, 0,1-0,2 kg K2O; những vùng
đất chua cần bón thêm 0,5-1,0 kg vôi bột/hố.
Tất cả các loại phân trên trộn đều với
lớp đất mặt bón xuống đáy tới 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt
hố khoảng 20cm. Việc đào hố bón lót phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1
tháng.
+ Kỹ thuật trồng:
Khơi một hố nhỏ chính giữa hố, xé bỏ
túi bầu và nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố để cổ rễ thấp hơn mặt hố 2-3 cm, lấp
đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Dùng đất mặt xung quanh hố vun vào
xung quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, có đường kính khoảng 1 m, gờ
xung quanh cao khoảng 10-15cm so với mặt hố. Tưới đẫm nước ổn định gốc, dùng
rơm rạ hoặc cỏ khô ủ cách gốc
7-10cm và thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây.
4. Chăm sóc
4.1. Tưới nước, duy
trì độ ẩm
Thường xuyên tưới đủ ẩm đảm bảo độ ẩm
65-70%. Cung cấp đủ nước tưới đảm bảo độ ẩm đất đạt 75-85% vào thời kỳ cây ra
hoa, đậu quả và sinh trưởng quả
2.4.2. Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi cây
|
Loại phân
bón (kg/cây/năm)
|
Phân chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
15-20
|
0,05
|
0,01
|
0
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,08
|
0,015
|
0,01
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây 2
năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ lượng phân vô
cơ được chia 4 lần bón vào các tháng: 2, 4, 8 và tháng 10. Toàn bộ lượng phân
chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Lượng phân bón:
Loại phân
|
Lượng phân
bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây 3-5 năm
|
Cây 5-10
năm
|
Cây trên 10
năm
|
Phân chuồng
|
15-20
|
40-50
|
60-70
|
N
|
0,15-0,3
|
0,3-0,45
|
0,45-0,65
|
P2O5
|
0,2-0,4
|
0,2-0,4
|
0,3-0,5
|
K2O
|
0,4-0,6
|
0,6-0,8
|
0,8-1,0
|
Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 3-5 năm tuổi: 1,5-2 kg; cây
5-10 năm tuổi: 4-5 kg; cây trên 10 năm tuổi: 6-7 kg.
- Thời điểm bón:
+ Thời điểm 5-7 ngày sau thu hoạch:
Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 50% N + 40% P2O5 + 25% K2O để khôi phục
sinh trưởng của cây.
+ Thời điểm bắt đầu xuất hiện mầm hoa
(tùy từng năm, từ tháng 1 đến đầu tháng 2): Bón 25% N + 30% P2O5 + 25% K2O kết hợp tưới
nước làm hoa ra đồng loạt, kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh làm cho
cây bị suy kiệt trong quá trình ra hoa.
+ Sau tắt hoa 5-7 ngày: 25% N + 30% P2O5 + 30% K2O
+ Thúc quả vào đầu tháng 5: Bón nốt
20% K2O
4.3. Cắt tỉa, tạo
hình
a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Khi cây có chiều cao 0,8 -1,0m, tiến
hành bẩm ngọn để tạo cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, Khi cành cấp 1 hoặc cấp 2 phát
sinh và sinh trưởng được 50 - 70cm, tiếp tục bấm ngọn để tạo các cành cấp 2 hoặc
cấp 3 cứ như vậy đến khi cây có bộ khung đến cành cấp 3 phân bố đều.
b) Thời kỳ kinh doanh
Cắt tỉa vụ Thu: Được tiến hành sau khi
thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những
cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho
cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá
dày.
Cắt tỉa vụ Xuân: Được tiến hành vào giữa
tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm. Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành
sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
Cắt tỉa vụ Hè: Được tiến hành từ tháng
4 đến hết tháng 6. Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa
bỏ những quả nhỏ, dị hình.
5. Quản lý sinh vật gây hại
5.1. Sâu đục thân (Chelidonium argentatum),
đục cành (Nadezhdiella cantori):
- Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ
trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo
ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Phòng trừ:
+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc).
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép
nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non.
+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12) quét vôi
vào gốc cây để diệt trứng.
+ Phun các loại thuốc xông hơi như
Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại
để diệt sâu.
5.2. Nhện hại
- Đặc điểm gây hại:
+ Nhện đỏ (Panonychus citri):
Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ,
màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị
héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn lá
bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo.
+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus):
Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm
u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây
ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
- Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và
nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 - 0,2%
phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện
phá hại phải phun kép 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày bằng
những thuốc trên hoặc phối trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ
sâu.
5.3. Rệp hại:
- Đặc điểm gây hại:
+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại
trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là
sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.
+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình
phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc
màu xám nâu. Những vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía
lan sang.
- Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc
Trebon pha với nồng
độ 0,1 - 0,2% phun 1 - 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có
hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ
trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
5.4.
Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Triệu chứng gây hại:
Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể
lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu
bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu
vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng
trong điều kiện nóng và ẩm (vụ Xuân Hè).
- Phòng trừ:
+ Cắt bỏ lá
bệnh, thu gom đem tiêu hủy.
+ Phun thuốc:
Bordeaux 1 - 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.
- Cách pha thuốc
Bordeaux (pha cho 1 bình 10 lít):
+ Dùng 0,1 kg Sunfat
đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng
và vôi tăng gấp đôi.
+ Lấy 7 lít nước pha
với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch
đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch
Bordeaux.
6. Thu hoạch
Khi quả có 1/3 - 1/2
vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả,
không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển
bán ngoài thị trường./.
STT QUY TRÌNH: 26
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY BƯỞI
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Citrus maxima thuộc họ Cam Rutaceae
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Bưởi là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình
khoảng 20 - 30°C.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả, ẩm độ
đất thích hợp nhất là 70- 80%. Lượng mưa cần khoảng 1.000-2.000 mm/năm.
- Yêu cầu về đất: Chọn
đất có tầng canh tác dày, đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ
5,5-7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1.
Chọn giống
Lựa chọn các giống bưởi
như: Bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi Mỹ (bưởi Pono),...
1.2.
Tiêu chuẩn giống
Cây ghép có nguồn gốc
rõ ràng được nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng được cơ quan có thẩm
quyền công nhận. Cây giống xanh tốt, không có các triệu chứng sâu bệnh gây hại.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Chọn đất tốt, chủ động
tưới và tiêu nước. Nếu là đất mới chuyển đổi từ đất ruộng cần được đào mương,
lên luống trước khi trồng 4-6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 cần trồng luân canh từ
2-3 vụ các loại cây trồng ngắn ngày như các cây họ đậu, cây rau, cây ăn quả ngắn
ngày. Trước khi trồng cần vệ sinh toàn bộ xác thực vật và tàn dư khác; cần rắc
vôi bột đều trên vườn với lượng 300-500 kg/ha trước khi làm đất.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Đào hố kích thước 0,6
x0,6m, khoảng cách 5m x 5 m, mật độ trồng 400 cây/ha
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Thích hợp trồng vào vụ
Xuân tháng 2-4 hoặc vụ thu tháng 8 -
9.
3.2.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng bón
lót 5-6 kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên
trước khi đặt bầu. khi trồng không nên để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân
bón lót. Dùng dao rạch bỏ túi bầu và đặt cây thẳng xuống giữa hố, mặt bầu cây
nhô cao 2-3cm, ém nhẹ đất, tưới nước.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Bưởi cần tưới nước đầy
đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái.
Thời tiết nắng nóng nên thường xuyên tưới nước, cần tiêu nước vào các tháng mưa
nhiều, tránh ngập úng kéo dài gây thối rễ,
cây có thể chết.
4.2.
Bón phân
a) Thời kỳ kiến thiết
cơ bản:
- Lượng bón:
Tuổi
cây
|
Loại
phân bón (kg/cây/năm)
|
Phân
chuồng
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
Cây 1 năm
|
15-20
|
0,05
|
0,01
|
0
|
Cây 2 năm
|
30-50
|
0,08
|
0,015
|
0,01
|
Có thể sử dụng phân hữu
cơ vi sinh thay cho phân chuồng, lượng bón tính cho 1 cây: Cây 1 năm tuổi:
1,5-2 kg; cây 2 năm tuổi: 3-5 kg; cây 3 năm tuổi: 5-7 kg.
- Thời kỳ bón: Toàn bộ
lượng phân vô cơ được chia 4 lần bón vào các tháng: 2,
4, 8 và tháng 10. Toàn bộ lượng phân chuồng được bón làm 1 lần vào cuối năm.
- Phương pháp bón:
+ Phân vô cơ: Hòa tan
phân với nước và tưới theo hình chiếu tán cây; ngoài ra có thể rắc phân trực tiếp
xung quanh hình chiếu tán cây vào cuối các đợt mưa và khi đất còn đủ ẩm.
+ Phân hữu cơ: Rải
phân đều xung quanh rãnh của hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 20-30 cm, sâu
20-25 cm hoặc ấp phân vào xung quanh ụ cây (nếu trồng trên ụ) rồi lấp đất và tưới
nước giữ ẩm.
b) Thời kỳ kinh doanh:
- Lượng phân bón:
Loại
phân
|
Lượng
phân bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
|
Cây
3-5 năm
|
Cây
5-10 năm
|
Cây
trên 10 năm
|
Phân
chuồng
|
15-20
|
40-50
|
60-70
|
N
|
0,15-0,3
|
0,3-0,45
|
0,45-0,65
|
P2O5
|
0,2-0,4
|
0,2-0,4
|
0,3-0,5
|
K2O
|
0,4-0,6
|
0,6-0,8
|
0,8-1,0
|
Có thể sử dụng phân hữu
cơ vi sinh thay cho phân chuồng, lượng phân bón cho 1 cây: Cây 3-5 năm tuổi:
1,5-2 kg; cây 5-10 năm tuổi: 4-5 kg; cây trên 10 năm tuổi: 6-7 kg.
- Thời điểm bón:
+ Thời điểm 5-7 ngày
sau thu hoạch: Bón toàn bộ lượng phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 50% N
+ 40% P2O5
+ 25% K2O để khôi phục sinh trưởng của cây.
+ Thời điểm bắt đầu
xuất hiện mầm hoa (tùy từng năm, từ tháng 1 đến đầu tháng 2): Bón 25% N + 30% P2O5
+ 25% K2O kết hợp tưới nước làm hoa ra đồng loạt,
kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh làm cho cây bị suy kiệt trong quá
trình ra hoa.
+ Sau tắt hoa 5-7
ngày: 25% N + 30% P2O5
+ 30% K2O
+ Thúc quả vào đầu
tháng 5: Bón nốt 20% K2O
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình (cây ăn quả)
Hàng năm, sau khi thu
hoạch cần phải loại bỏ những cành đã có
quả, cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng ra quả,
các cành đan chéo nhau.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
5.1.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis
citriella):
- Đặc điểm gây hại:
Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây tập
trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp
lá non, sâu non nở ra ăn lớp biểu bì lá, tạo thành đường
ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có
sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất
từ tháng 2 đến tháng 10).
- Phòng trừ: Phun thuốc
diệt sâu 1 - 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis 2,5EC 0,1 - 0,15%; Trebon
0,1 - 0,15%; polytrin 50EC 0,1 - 0,2%.
5.2.
Sâu đục thân (Chelidonium argentatum),
đục cành (Nadezhdiella cantori):
- Đặc điểm gây hại:
Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục
vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Phòng trừ: Phát hiện
sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch
(tháng 11 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Phun các loại thuốc xông
hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng
lỗ lại để diệt sâu.
5.3.
Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):
- Đặc
điểm gây hại:
Bệnh thường phát sinh
ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 - 30 cm hở xuống cổ rễ và rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt
và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những
mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa
và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám.
- Phòng trừ: Đẽo sạch
lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Bordeaux 2% phun trên cây và quét trực tiếp vào
chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử
lý bằng Bordeaux.Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng
độ 0,2 - 0,3% để phun và xử lý vét bệnh.
5.4.
Bệnh Greening
- Đặc điểm gây hại: Cây
bưởi có thể nhiễm bệnh Greening vào bất kỳ giai đoạn nào từ thời kỳ vườn ươm tới
khi cây 10 năm tuổi.
Triệu chứng bị bệnh:
Trước khi những lá non trở thành mầu
xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mất mầu.
Mô giữa các gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân. Đầu tiên các
đọt và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán. Cùng thời gian đó lá
xanh và lá già chuyển sang mầu vàng từ sống lá và
gân lá.
- Phòng trừ: Sử dụng
cây giống sạch bệnh, trồng xen ổi hoặc phun thuốc để xua đuổi môi giới truyền
virus (rầy chống cánh); cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt.
6. Thu hoạch
Thu hoạch khi bưởi vừa
chuyển từ màu xanh sang màu vàng, quả vừa chín tới, da căng bóng. Sử dụng kéo
chuyên dụng để cắt quả, không để quả rơi xuống đất làm dập vỏ và múi bên trong
quả./
STT QUY TRÌNH: 27
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ĐU ĐỦ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Carica
papaya
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ tối ưu cho cây đu đủ phát triển nằm trong khoảng 20- 32°C. Nhiệt độ thấp
dẫn đến cây phát triển chậm và nhiệt độ cao hơn thì sản lượng thấp.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước, nhưng chịu úng kém do đó cần cung cấp
đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi
bị úng, lũ.
- Yêu cầu về đất: Cây
đu đủ không chịu đất chua, mặn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất
không nhiễm chua, mặn, đất tơi xốp, thoát nước tốt.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1.
Chuẩn bị giống
Đu đủ có nhiều loại
giống khác nhau nhưng phổ biến là các giống như: Giống Hong Kong, giống Đài
Loan tím, giống Hồng Phi 786, ...
1.1.
Chọn giống
Chọn hạt giống từ quả
phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, quả phải đủ độ già trên cây, chỉ
lấy những hạt đen ở giữa quả.
1.2.
Tiêu chuẩn giống
Ngâm ủ hạt giống:
Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ, rồi tiến
hành ủ hạt trong bao vải cotton ẩm 4 - 5 ngày. Khi hạt nứt nanh nảy mầm đều thì
mang gieo.
Làm bầu gieo cây giống:
Dùng túi nilon kích thước 8-12 x 5-7 cm (có đục lỗ thoát nước). Lấy đất phù sa
hoặc thịt nhẹ, làm nhỏ kỹ, trộn đều với phân chuồng hoai mục, tỷ lệ 3:1. Mỗi bầu
gieo một hạt. Phủ ít đất mịn lên trên. Để ở nơi thoáng mát, che mưa, nắng và tưới
giữ ẩm cho cây hàng ngày.
- Khi cây có 4 - 5 lá
thật, cao khoảng 15 cm có thể đưa ra ruộng trồng.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Chọn chân ruộng đất
thịt trung bình, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng là lý tưởng nhất, độ pH thích hợp từ
5,5 - 6,5, tưới tiêu thuận lợi.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Lên luống cao và đường
mương thoát nước đảm bảo tiêu thoát nhanh khi có mưa úng, kể cả úng cục bộ. Đất
trước khi trồng, lên luống cao 40-50 cm so với mặt rãnh, mặt luống rộng 2-2,5m.
Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước, phơi ải 1-2 tháng.
Hố trồng có kích thước
chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là 60 x 60 x 30 cm. Khoảng cách trồng: hàng
cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m. Mật độ trồng
2.000 cây/ha.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Trồng vụ Xuân vào
tháng 2 - 4 hoặc có thể trồng vụ Thu (tháng 9-10).
3.2.
Kỹ thuật trồng
Sau khi đào hố, tiến
hành bón lót. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.
Trồng cây theo hướng
Đông -Tây, để cây đu đủ tận dụng được ánh sáng mặt trời, tăng khả năng quang hợp,
tăng năng suất, chất lượng quả và tăng khả năng chống đổ.
Cách trồng: Đặt bầu
cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất
quanh bàu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm
cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã
khi có mưa gió bão, khi cây lớn nới dần
dây buộc ra.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Nước là thành phần
chính của cây (cây bao gồm khoảng 85% là nước). Trong quá trình nảy mầm và vài
tháng đầu sau khi trồng cây đu đủ cần rất nhiều nước. Khi thời tiết nắng nóng,
để đạt được kết quả tối ưu trong sản xuất, phải tăng cường tưới nước trở lại.
Giữ đất hơi ẩm nhưng không ướt. Theo nguyên tắc chung, tưới đẫm nước cho cây đu
đủ khi 3 cm đất trên cùng khô đi.
4.2.
Bón phân
- Bón lót trước trồng
mỗi hốc 0,5kg vôi bột + 5-7kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg super lân + 0,2kg
kali clorua, nên sử dụng phân tổng hợp NPK với lượng quy đổi tương đương.
- Bón thúc:
Với cây 1 tháng tuổi
định kỳ bón 7 ngày/lần, lượng bón 50gr/gốc phân tổng hợp có hàm lượng N,P cao
như NPK loại 16-12-8.
Cây 1-3 tháng tuổi:
15-20 ngày/bón 1 lần, lượng bón 70-100g/gốc loại phân có hàm lượng N,P cao như
NPK 16-12-8.
Cây 3-7 tháng tuổi: Mỗi
tháng bón thúc 1 lần, lượng bón 100-150g/gốc
loại phân tổng hợp có hàm lượng kali cao như NPK 12-12-17, kết hợp vét đất ở
rãnh vun lên gốc. Khi cây ra hoa và sau mỗi lần thu quả bón thúc với lượng
150-200g/gốc loại phân tổng hợp có hàm lượng kali cao như NPK 12-12-17.
- Cách bón: Hòa tan
phân trong nước, tưới cách xa gốc 20-30cm. Để đu đủ tăng trưởng nhanh, có thể
phun thêm phân bón lá 3-4 tuần/lần.
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Chặt bỏ và tiêu hủy
những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
5.1.
Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
- Đặc điểm gây hại: Ấu
trùng và trưởng thành sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang
chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt
trên của lá bị vàng loang lổ từng đám cỡ móng tay hay đồng xu... lá bị vàng, bị
khô cháy và rụng. Hoa bị thui không đậu trái được, trái non có thể bị rụng.
- Biện pháp phòng trừ:
Không nên trồng đu đủ quá dày để vườn luôn được thông thoáng. Cắt bỏ những lá
có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện. Sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật: Silsau 1.8; 3.6EC, Actimax 50WG, Brightin 1.0;1.8EC.
5.2.
Rệp sáp (Planococcus citri)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh
gây hại trên ngọn, thân, lá, quả và hoa cây đu đủ ở giai đoạn còn non.
- Biện pháp phòng chống:
Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu hủy lá già, lá bị hại. Khi mật số rệp cao, nấm
bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rệp. Sau đó dùng thuốc
trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu
như: Maxfos 50EC, Applaud 10WP,….
Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám
dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
5.3.
Bệnh khảm lá
- Tác nhân gây bệnh:
Môi giới truyền bệnh là rệp Myzus persicae.
- Triệu chứng: Lá có
nhiều đốm xanh vàng loang lổ xen kẻ, bệnh càng nặng càng chuyển màu vàng nhiều
hơn, lá nhỏ lại, số thùy lá gia tăng, nhăn
nheo, biến dạng. Trên cây bị nhiễm bệnh khảm sẽ thấy ngọn chùn lại, màu vàng,
nhăn nhúm. Cây bị bệnh vẫn cho trái nhưng ít trái, trái nhỏ, biến dạng, lượng
đường trong trái giảm, có vị đắng, hạt bị thui lép và chai sượng.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Cây con mới trồng có thể bị nhiễm bệnh nhưng thường thấy bệnh ở cây
1-2 năm tuổi. Rệp chích hút vào thân, lá cây truyền virus.
- Biện pháp phòng trừ:
Bệnh do virus không có thuốc trị do đó nên có biện pháp quản lý bệnh ngay từ
khi mới trồng. Không trồng xen đu đủ với các cây cà, ớt, bầu bí, dưa, để không
bị lây bệnh hoặc dẫn dụ rầy phá hại. Thường xuyên làm sạch cỏ
dại trong vườn đu đủ. Quan sát theo dõi và nhổ bỏ sớm các cây có triệu chứng bệnh
ngay từ trong liếp ươm và trong vườn trồng.
Phòng trừ nhóm côn trùng môi giới hạn chế bệnh khảm. Khi thấy rệp xuất hiện có
thể phun các loại thuốc sau: Dầu khoáng SK Enspray, Trebon, Brightin...
5.4.
Bệnh thối rễ
- Tác nhân gây bệnh:
Do tuyến trùng Rotylenchus reniformis và tuyến trùng Meloidogyne
incognita.
- Triệu chứng: Lá
vàng từ lá dưới lên trên, kích thước lá nhỏ lại, cây sinh trưởng chậm, nhổ gốc
lên dễ dàng, vùng rễ có nhiều bướu nhỏ
xung quanh.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Bệnh gây hại trên các vườn đu đủ trồng liên tục nhiều vụ và vườn khó
thoát nước.
- Biện pháp phòng chống:
Để phòng trừ bệnh thối rễ do tuyến trùng có thể trồng hoa cúc vạn thọ trên vùng
đất nhiễm tuyến trùng sẽ hạn chế sự phát triển của tuyến trùng và xử lý một
trong các thuốc sinh học trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Clinoptilolite (Map
Logic 90WP); Chitosan (Jolle 50 WP); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP).
6. Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch:
Đu đủ sau trồng 7 tháng đã có thể thu quả làm rau xanh, 9- 10 tháng cho thu quả
chín ăn tươi.
- Kỹ thuật thu hoạch:
Cây đu đủ có thể thu hoạch quanh năm. Nếu thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên
quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt (chín sinh lý), sau thu vài ngày
quả sẽ chín hoàn toàn, chất lượng sẽ ngon nhất. Nếu
thu sớm hơn (quả chưa chín sinh lý) quả ăn sẽ nhạt, giảm giá trị thương mại./.
STT QUY TRÌNH: 28
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY NHO
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Vitidaceae
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Thích hợp với nhiệt độ từ 25 -30°C.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Nhu cầu nước của cây nho khá cao, tuy không chịu được ngập úng do phần rễ
bên dưới cần nhiều oxy để phát triển nhưng cần thường xuyên đảm bảo độ ẩm cho đất.
- Yêu cầu về đất: Cây
nho phù hợp trồng và sinh trưởng tốt trên những chân đất tơi xốp, giàu dinh
dưỡng và thoát nước tốt, đất phù sa ven sông, pH từ 6-7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1.
Chuẩn bị giống
- Nho được nhân giống
chủ yếu theo phương pháp giâm cành.
- Chọn giống: Lựa chọn
các giống nho phù hợp và cho chất lượng tốt như nho hạ đen, nho mẫu đơn, nho
ngón tay đen,...
- Tiêu chuẩn giống:
Cây giống phải cao từ 20 - 30 cm, cây khỏe mạnh, bộ rễ phát triển và không bị
sâu bệnh.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Nho là cây thân leo rễ
chùm nên cần có diện tích lớn để trồng, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Hố trồng cần có kích
thước tối thiểu là 40x40x40cm cho mỗi gốc nho. Hàng cách hàng 3 -3,5m; cây cách
cây 1,5 - 2m. Mật độ 2.000 cây/ha.
Cắm cọc: Khi cây nho
cao 20-25cm cần cắm cọc và buộc bằng dây nilon giữ cây nho khỏi bị gãy.
Làm giàn: Làm giàn
theo hình chữ T, các cột giàn được làm bằng bê tông, hoặc sắt, đầu cột có 2
thanh ngang để căng dây cho nho leo. Các tầng dây thép được buộc vào cột và các
thanh ngang, mỗi thanh ngang được căng 3 dây cách đều nhau. Khoảng cách các dây
ở tầng 1 là 20cm, khoảng cách các dây ở tầng 2 là 35cm và khoảng cách các dây ở
tầng 3 là 60cm..
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Thời vụ chính để trồng
nho là vào vụ Xuân (tháng 2-3 dương lịch) và vụ Thu (tháng 9-10 dương lịch).
3.2.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng từ
15-20 ngày, mỗi hố cây bón từ 8-10 kg phân hữu cơ hoai mục và 0,5-1 kg vôi bột
để khử trùng nguồn đất. Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho cây giống xuống
sau đó lấp bằng đất bột nhỏ, mịn.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Cây nho mới trồng cần
phủ gốc giữ ẩm, tưới thường xuyên 2 ngày/lần. Khi cây đã sinh trưởng và phát
triển ổn định tưới định kỳ 3-5 ngày/lần,
tưới đủ ẩm cho gốc cây. Thời điểm cây bắt đầu ra hoa đến phát triển quả duy
trì độ ẩm 70-80 %. Trước khi thu hoạch 15 ngày thì giảm lượng nước tưới để cho
quả đạt độ ngọt tối đa. Để thuận tiện trong quá trình chăm sóc, có
thể làm hệ thống tưới tự động cho cây nho, giúp quá trình tưới dễ dàng, đúng giờ
và đều đặn.
4.2.
Bón phân
* Thời kỳ cây con:
Cây nho thời kỳ cây con kéo dài từ 7-8 tháng. Ở
thời kỳ này, bón phân cho cây định kỳ 2 tháng 1 lần. Phân bón có thể dùng phân
hữu cơ như phân chuồng ủ hoai với chế phẩm EM gốc với số lượng là 150kg/sào. Hoặc
có thể sử dụng các loại phân hóa học bao gồm lân
(36kg/sào) + urê (25kg/sào) + kali (16kg/sào).
Lượng bón cho 1 sào:
Bón lót: Bón 8-10kg
phân chuồng ủ hoai kho đào hố trồng và lấp đất trước khi trồng 15-20 ngày.
Bón thúc lần 1: Bón
phân hữu cơ (23kg) hoặc lân (3.5kg) + urê (3kg) + kali (2kg) khi cây nho mới
bén rễ.
Bón thúc lần 2: Bón
phân hữu cơ (23kg) hoặc lân (3.5kg) + urê (3kg) + kali (2kg) khi trồng nho Hạ
đen được 2 tháng.
Bón thúc lần 3: Bón
phân hữu cơ (50kg) hoặc lân (6,5kg) + urê (5,4kg) + kali (3kg) sau khi trồng
cây 4 tháng.
Bón thúc lần 4: Bón
phân hữu cơ (50kg) hoặc lân (7,5kg) + urê (6kg) + kali (3kg) sau khi trồng cây
4 tháng.
Khi bón phân cho cây
kết hợp với xới xáo xung quanh phần rễ cây. Thời gian đầu bón cách gốc cây
20cm, các lần tiếp theo bón xa dần. Khi bón cần xới nhẹ, rải đều phân và lấp đất
kín phân, bón phân xong cần tưới nước ngay cho cây. Nếu sử dụng hệ thống tưới tự
động, tưới nhỏ giọt thì có thể hòa tan phân bón qua hệ thống tưới.
* Thời kỳ kinh doanh:
Bón phân cho cây nho thời kỳ này chủ yếu bón phân chuồng bình quân khoảng
720kg/sào/vụ (chỉ bón vào vụ Đông Xuân), bón ngay sau khi thu hết
quả của vụ trước.
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Tỉa cành, tạo tán là
một kỹ thuật quan trọng trong phương pháp trồng nho. Cây nho sau khi trồng cần
thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh, khi cây cao khoảng 1m
tiến hành bấm ngọn cho cây.
Sau khi bấm ngọn, từ
thân chính mọc ra các cành cấp 1, lựa chọn 2 cành cấp 1 khỏe rồi uốn về 2 hướng
đối nhau và vuông góc với thân chính. Khi các cành cấp 1 này ra được 5-6 lá thì
tiếp tục bấm ngọn để tạo các cành cấp 2.
Trong quá trình cắt tỉa,
tạo cành cho cây, cần lưu ý thường xuyên loại bỏ những cành
yếu. Mật độ cành cần duy trì 10 cành/m2. Nên tiến hành buộc cành khi
cành ra mầm mới và ra hoa. Đồng thời loại bỏ các
tua cuốn, chồi nách để hạn chế chiều cao, và tập trung chất dinh dưỡng nuôi hoa
và quả.
Khi hoa bắt đầu nở,
tiến hành tỉa hoa. Chỉ để lại 1 chùm hoa trên mỗi cành. Mỗi chùm hoa tỉa các
nhánh ngọn và 1-2 nhánh gốc, mỗi chùm chỉ để lại 12-15 nhánh hoa.
Tiến hành tỉa quả khi
quả có đường kính khoảng 0,5-1 cm, mỗi chùm chỉ nên để từ 60-70 quả. Tiến hành
bao quả khi các chùm nho bắt đầu chuyển màu.
5. Quản lý sinh vật gây
hại
5.1
Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
- Đặc điểm gây hại:
Nhện rất nhỏ, màu hồng, bám mặt dưới lá chích hụt nhựa làm lá vàng, rụng hoa ảnh
hưởng lớn đến năng suất.
- Biện pháp phòng chống:
Sử dụng các thuốc hóa học như Commite 73 EC, Danitol S 50 EC, Ortus 5 SC,..
.phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất
5.2.
Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis)
- Đặc điểm gây hại: Bọ
trĩ gây hại làm mặt dưới lá có màu ánh bạc và hơi cong xuống, làm khô cuống,
hoa vàng, quả bị bao phủ bởi lớp vảy màu nâu nhạt, nứt nẻ. Bọ trĩ gây hại mạnh
khi thời tiết khô hạn.
- Biện pháp phòng chống:
Sử dụng các thuốc hóa học như Agromectin 1.8EC, Aremec 45 EC, Sherrin 5EC,...
5.3.
Bệnh mốc sương
- Tác nhân gây bệnh:
Do nấm Plasmopara viticola
gây ra.
- Triệu chứng: Nấm chủ
yếu tấn công trên những lá non hoặc bánh tẻ; Trên lá của cây ở mặt trên sẽ bắt
đầu xuất hiện những vệt màu xanh - vàng, sau chuyển sang màu nâu và mọc lên lớp
mốc trắng. Bệnh làm cho lá bị cháy khô từng mảng, hoa bị thối và quả phát triển
chậm, bị rụng hoặc chín ép.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Bệnh mốc sương nho thường xuất hiện vào thời kỳ cây nho sinh trưởng mạnh
về thân lá trong điều kiện nhiệt độ từ 18 - 25°C, thời tiết ấm và ẩm ướt kéo
dài.
- Biện pháp phòng chống:
Sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây như Amtech
100EW, Kozuma 3SL, Xanized 72WP.
5.4.
Bệnh phấn trắng
- Tác nhân gây bệnh:
Do nấm Erysiphe necator gây ra.
- Triệu chứng: Cành
và lá xuất hiện các đốm mốc màu xám tro. Bệnh gây hại trên quả làm quả nho bị nứt,
hỏng phải tỉa bỏ, dẫn đến năng suất, chất lượng bị giảm
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Nấm bệnh có nguồn gốc ôn đới nên thời tiết lạnh của tháng 12 đến tháng
2 năm sau, trời nhiều mây âm u, nấm thường phát sinh và gây hại nặng. Những
giàn nho bị rợp và thiếu ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và lây lan của bệnh.
- Để phòng và điều trị
bệnh phấn trắng có thể sử dụng một số loại thuốc như: Topsin M 70% WP, Daconil 75WP,
Rorigold 720WP,....
6. Thu hoạch
Thu hoạch nho khi các
quả nho chín đều màu, quả to và mọng nước, có phấn trắng, khi ăn có mùi thơm, vị
ngọt./
STT QUY TRÌNH: 29
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CHUỐI
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Musa sapientum
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Cây chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi từ 25-35°C
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Thích hợp với độ ẩm từ 60- 80%.
- Yêu cầu về đất: Là
loại cây dễ trồng, có thể trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất
phù sa, đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Độ pH của đất trong khoảng từ
5 - 7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
1.1.
Chọn giống
Hiện nay, một số giống
chuối phổ biến cho năng suất cao, chất lượng quả ngon và cho giá trị kinh tế
cao như: Chuối tây, chuối tiêu, chuối lùn, chuối tiêu hồng,...Hiện nay, trong
thâm canh cây chuối sử dụng cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng đảm
bảo sạch bệnh và cho năng suất cũng như chất lượng đảm bảo.
1.2.
Tiêu chuẩn giống
Chọn cây giống có chiều
cao thân (đo từ mặt bầu đến điểm giao nhau 2 bẹ lá trên cùng) ≥ 20cm, đường
kính thân (đo cách gốc 2 cm) ≥ 2 cm, có trên 3 lá, cây phát triển tốt.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Để cây chuối đạt năng
suất cao thì đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp nhiều mùn, nhất là đất phù
sa, bùn ao phơi ải, nơi ko bị ngập úng và dễ tiêu nước, vườn chuối trồng phải quang
đãng đủ ánh sáng cho cây quang hợp. Đối với loại đất chua cần bón vôi bột cho đất
thường xuyên nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Mật độ cây trung bình
cho 1 ha: Xung quanh 2.000 cây/ha tùy loại chuối, hàng x hàng: 2,5 - 3,0 m, cây
x cây: 3 m.
Chọn đất cao ráo,
thoát nước tốt, đối với vùng đất thấp, trũng lên luống cao từ 30 - 50 cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Cây chuối có thể trồng
vào nhiều thời điểm trong năm nhưng thời điểm để chuối sinh trưởng và phát triển
tốt nhất là Vụ Xuân (từ tháng 2-4 dương lịch), vụ Thu (từ tháng 9-10 dương lịch)
3.2.
Kỹ thuật trồng
Đào hố trồng với kích
thước 40 cm x 40 cm x 40 cm. Trước khi trồng 7-10 ngày tiến hành bón lót từ 1- 1,5kg
phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg phân NPK 5-10-3 sau đó lập hố lại bằng đất bột, mịn.
Xé bỏ túi bầu, chú ý
không làm vỡ bầu đất của cây, đặt cây vào hố sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu từ
2 -3 cm.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Ở giai đoạn cây con
tùy thời tiết, thời vụ trồng mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, không nên để
quá ẩm hoặc quá khô, cây con mới trồng
2-3 ngày tưới một lần, cây trưởng thành tưới 2 lần/tuần. Khi
cây chuối ra buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ để
quả chuối phát triển tốt.
4.2.
Bón phân
Cây chuối đòi hỏi hàm
lượng dinh dưỡng cao. Lượng phân trung bình cho 1 ha
chuối dao động từ: 260 kg N, 160 kg P2O5,
360 kg K2O...Với loại
đất quá chua, cần bón thêm vôi để cải tạo đất.
Chia lượng phân bón
thành các đợt để bón cho cây chuối, cụ thể:
|
Thời
gian
|
Liều
lượng
|
Cách
bón
|
Đợt 1
|
1,5-2
tháng sau khi trồng
|
500g
phân tổng hợp NPK (12 - 8 - 12)/cây
|
Bón
xung quanh gốc, sau đó dùng rơm khô, cỏ dại
để phủ quanh gốc tránh bốc hơi. Có thể rắc thêm vôi bột nếu đất quá chua.
|
Đợt
2
|
5
tháng sau khi trồng (1 tháng trước khi ra buồng)
|
100g
đạm ure + 200g kali dùng cho 1 gốc chuối
|
Bón
xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan
|
Đợt
3
|
1
tháng sau khi cây ra buồng
|
100g
đạm ure + 200g kali dùng cho 1 gốc
|
Bón
xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan
|
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Tỉa mầm: Là biện pháp
kỹ thuật rất quan trọng trong trồng chuối. Trên cây mẹ chỉ để 1 - 2 mầm cây
con, khoảng cách đồng đều và nên để những cây con xa gốc cây
mẹ, tránh ở vị trí những buồng chuối, chọn tuổi chồi sao cho 1 năm thu hoạch từ
1-2 buồng.
Làm cỏ
và vệ sinh vườn trồng: Khi cây chuối mới trồng, cây còn nhỏ chưa phủ kín đất để
tránh lãng phí đất có thể trồng xen
canh các loại cây rau màu. Khi lá chuối đã khô, không còn tác dụng nuôi cây thì
cần vệ sinh cắt bỏ để hạn chế sâu bệnh lan.
Sau khi chuối ra buồng
có từ 7-10 nải nở toàn hoa cái cho quả cắt bỏ phần còn
lại để dồn chất dinh dưỡng nuôi quả. Nên tiến hành vào buổi trưa, lúc trời khô,
không mưa để vết cắt mau khô, hạn chế mất nhựa, tránh để sâu bệnh xâm nhập.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
5.1.
Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
- Đặc điểm gây hại:
Thân cây chuối bị sâu đục rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn
bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết.
- Biện pháp phòng chống:
Dùng những cây chuối
vừa thu hoạch buồng chặt thành những khúc dài khoảng 80 cm, bổ thành 2 mảnh rồi
úp mặt vừa chẻ xuống mặt đất xung quanh gốc chuối. Ban đêm con trưởng thành sẽ
mò ra ăn và ẩn nấp phía dưới của các mảnh thân cây chuối, sáng ra lật khúc chuối
lên để bắt con trưởng thành. Trong sản xuất biện pháp này thường mang lại hiệu
quả cao.
Cũng có thể dùng một
số loại thuốc trừ sâu dạng hột như Furadan, Basudin, ... rải vào xung quanh gốc
chuối (cách gốc khoảng 30 cm). Hoặc dùng thuốc trừ sâu phun xịt vào thân cây để
diệt sâu (biện pháp này thường có hiệu quả không cao).
Nếu áp dụng những biện
pháp trên mà tác hại của sâu vẫn không giảm hoặc chỉ giảm rất ít, chứng tỏ vườn
chuối đã bị sâu hại rất nặng, nên phá bỏ chuối, tạm thời luân canh với
cây trồng khác một vài năm sau đó mới quay lại trồng chuối.
5.2.
Bệnh héo vàng
- Tác nhân gây bệnh:
Do nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense (Foc) gây ra.
- Triệu chứng: Cây
chuối bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng vàng từ
lá già lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo,
cuống gãy và lá treo trên thân giả. Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân
giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt
hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Nấm bệnh trong đất xâm nhập qua rễ vào củ rồi lan lên thân, phá hủy bẹ
lá làm lá vàng héo rũ xuống, cây chết dần.
- Biện pháp phòng chống:
Sử dụng giống sạch bệnh (giống nuôi cấy mô), chọn đất có
độ pH trung tính, khi phát hiện cây bị bệnh cần đào bỏ gốc rồi rắc
vôi. Có thể sử dụng các thuốc hóa học như: Score 250 EC, Anvil 5SC, …
5.3.
Bệnh chùn ngọn
- Tác nhân gây bệnh:
Do virus Banana I gây ra. Bệnh được lây truyền từ cây mẹ sang cây con bằng
đường cây giống, ngoài ra còn lây truyền qua môi giới truyền bệnh rệp trên cây
chuối.
- Triệu chứng: Đặc
trưng của bệnh chùn ngọn cây chuối là ngọn cây có nhiều lá nhỏ màu xanh nhạt
hay màu vàng tùy vào mức độ bệnh tạo thành một ngọn cây chùn đầu. Nếu cây bị
nhiễm bệnh sẽ phát triển chậm, còi cọc, có thể không tạo buồng hoặc sinh quả.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu phát triển mạnh vào tháng mưa
nhiều, những nơi đất trồng luôn ẩm ướt, hoặc trong môi trường có độ ẩm cao.
- Biện pháp phòng chống:
Làm vệ sinh vườn cây thường xuyên, nên cắt tỉa bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa
bớt những cây con nếu thấy vườn quá dày, tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Phát
hiện cây bị bệnh tiêu hủy ngay, khi phát hiện cây có rệp thì phun trừ bằng thuốc
Pexena 106 SC, Actara 25 WG,...
6. Thu hoạch
Thời gian từ trồng đến
khi thu hoạch quả khoảng 11-12 tháng, tùy theo giống, thường độ chín của quả được
xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái.
Lúc thu hoạch tránh
làm cho quả bị trầy xước, sau khi cắt buồng dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt
nhựa trong 1-2 ngày./
STT QUY TRÌNH: 30
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY THANH LONG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Hylocerens undulatus
thuộc họ xương rồng Cactaceae
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ từ 20 - 34°C thích hợp cho Cây thanh long sinh trưởng và phát triển.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây thanh long chịu hạn nhưng không chịu úng, tuy nhiên
giai đoạn ra hoa và kết quả cần cung cấp đủ nước.
- Yêu cầu về đất: Cây
thanh long có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất khô cằn, đất
cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ
bazan, đất thịt, thịt pha sét.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Thanh long được trồng
bằng hom (đoạn cành), chọn những cành đạt tiêu chuẩn để làm hom giống.
- Chọn giống: Hiện tại,
thanh long có 3 giống chính là thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh
long ruột vàng.
- Tiêu chuẩn giống:
Tiêu chuẩn hom giống: tuổi cành trung bình từ 1 - 2 năm tuổi trở lên; chiều dài
hom tốt nhất là từ 50 cm đến 70 cm; hom mập, có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng
nẩy chồi tốt. Sau khi chọn hom xong, hom phải được dựng ở nơi thoáng mát, trên
nền đất khô ráo, trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Đất cần phải được cày
bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ có dại, lên luống. Bên cạnh đó trồng thanh
long cần phải chuẩn bị trụ (trụ có thể bằng bê tông hoặc cây
gỗ chịu được nắng mưa, lâu mục), sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ
1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Thanh long là cây ưa
sáng, cần nhiều ánh nắng, cần trồng ở mật độ 1.200 trụ/ha (cây cách cây 2,5 - 3
m; hàng cách hàng 3,0 - 3,5 m) đảm bảo cho việc đi lại, chăm sóc thuận tiện.
Chú ý làm rãnh thoát nước độ sâu 50 x 50 cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
- Thời vụ trồng:
Thanh long thường được trồng vào tháng 10 -
11 dương lịch
- Kỹ thuật trồng: Đặt
4 hom quanh 4 phía của trụ, cao hơn mặt đất 0,5 cm để tránh thối gốc. Áp phần
phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ để sau này hom ra rễ bám nhanh vào trụ.
Dùng dây nilon hoặc dây vải buộc nhẹ hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, sau
đó tưới nhẹ và phủ rơm hoặc có khô để giữ ẩm.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Mặc dù là cây chịu hạn
nhưng trong điều kiện nắng hạn kéo dài mà không tưới nước, cây thanh long sẽ mất
sức, sinh trưởng kém, giảm khả năng ra
hoa, đậu quả và năng suất. Tùy theo ẩm độ đất mà tiến hành tưới nước từ 3 - 7
ngày/lần. Sử dụng rơm, rạ, cỏ khô, bèo khô, phủ
quanh gốc hoặc phủ trên toàn cả mặt luống để giữ độ ẩm.
4.2.
Bón phân
Lượng phân bón cho
cây thanh long thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây. Trong năm đầu,
các loại phân hóa học hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc
cành phát triển. Các năm sau khi bón có thể rải phân quanh gốc rồi
tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.
Năm thứ nhất: Phân hữu
cơ sinh học: 3.000 kg/ha; đạm nguyên chất (N): 220 kg/ha; lân nguyên chất (P2O5):
300 kg/ha; kali nguyên chất (K2O):
150 kg/ha; vôi bột: 550 kg.
Năm thứ 2: Phân hữu
cơ sinh học: 6.000 kg/ha; đạm nguyên chất (N): 440 kg/ha; lân nguyên chất (P2O5):
440 kg/ha; kali nguyên chất (K2O):
300 kg/ha.
Thời kỳ kinh doanh
(năm thứ 3 trở đi); Phân hữu cơ sinh học: 9.000 kg/ha; đạm nguyên chất (N): 660
kg/ha; lân nguyên chất (P2O5):
660 kg/ha; kali nguyên chất (K2O):
450 kg/ha.
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Đối với cây thanh
long thì có ba loại cắt tia sau:
- Tỉa đầu: Thực
hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng, cắt cùng một lúc tất cả
các cành già, các cành bị bệnh, cành nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại
trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các
cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn
công.
Khuyết điểm: Qua nhiều
năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.
- Tỉa
lựa: lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi
cây.
Ưu điểm: Tạo được sự
thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao, giữ được sự cân đối giữa các
cành của tán cây.
Khuyết điểm: Tốn
công.
- Tỉa sửa cành:
Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ
(cành sừng trâu). Yêu cầu: Chỉ giữ lại 1-3 cành con/cành mẹ; các cành con trên
cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch; giữ lại các cành mập, khỏe; đồng
thời tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra phía ngoài.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
5.1.
Ruồi vàng (Dacus dorsalis)
- Đặc điểm gây hại:
Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt
quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị thối.
- Biện pháp phòng chống:
Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc diệt nhộng dưới đất,
đặt bả có chứa chất dẫn dụ trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi. Sử dụng các thuốc
như Ruvacon 90L
và Vizubon D đã có chứa sẵn chất dẫn dụ là Metyleugenol 75% để
phòng trừ ruồi vàng.
5.2.
Bệnh đốm nâu
- Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Neoscytalidium
dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra.
- Triệu chứng: Khi mới
xuất hiện, trên cành có những chấm nhỏ li ti (như vết kim châm), lõm vào bề mặt
bẹ hoặc quả non và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3 - 4 ngày, sau đó chuyển
sang màu đỏ cam, có vòng tròn màu vàng bao quanh và
dần dần vết bệnh
nổi lên thành đốm tròn màu nâu.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Ở điều kiện độ ẩm cao, buổi sáng có sương mù làm cho bệnh đốm nâu
phát triển mạnh. Trên thân và cành có vết bệnh
là những đệm, tròn màu nâu, có thể tập trung hoặc rải rác dọc theo thân cành.
- Biện pháp phòng chống:
Chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh; thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời
các dấu hiệu ban đầu của bệnh, loại bỏ những bộ phận đã bị nhiễm bệnh để tránh
lây lan. Sử dụng thuốc đặc trị bệnh đốm nây trên cây thanh long như
Antafugal....
6. Thu hoạch
Thu quả sau từ 30 - 35
ngày sau khi nở hoa. Khi thu hoạch dùng kéo cắt hay liềm, thao tác thu hái phải
nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương quả do sự trầy xước. Quả sau khi thu hái không
nên để trực tiếp trên bề mặt đất mà nên cho ngay vào giỏ hoặc sọt có lót lớp nệm
và để nơi thoáng mát, vận chuyển quả về địa điểm xử lý đóng gói, bảo quản ngay
sau khi thu hoạch./.
STT QUY TRÌNH: 31
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CHÈ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Camellia Sinensis
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ từ 18 - 25°C thích hợp cho cây chè phát triển.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây chè thích hợp với độ ẩm không khí 80-85% và lượng mưa hàng năm từ
1.500-2.000mm.
- Yêu cầu về đất: Đất
trồng chè cần tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới
mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25 độ; pH 4- 6
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Chọn giống: Chọn
các giống chè bản địa phù hợp với điều kiện môi trường, thổ nhưỡng của địa
phương.
- Tiêu chuẩn giống:
Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 - 10 tháng tuổi. Mầm cây cao
từ 20 cm trở lên, có 6 - 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên,
vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẩm. Lá chè to,
dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Đất trồng chè phải được
cày vùi phân xanh hoặc phân chuồng hoai mục trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi
trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 - 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng
bầu cây.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Mật độ trồng
chè: 2.000 cây/ha, hàng cách hàng 1,3-1,5m,
cây cách cây 0,4-0,5m. đào rãnh thoát nước sâu khoảng 40 cm.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Thời vụ trồng
chè thích hợp nhất là tháng 2-3 dương lịch hoặc tháng 8-10 dương lịch.
3.2.
Kỹ thuật trồng
Trồng chè cành: Trên
rạch chè đã bón phân lót và lấp đất ta bổ hố rộng 20cm, sâu 20-25cm; bóc túi
PE, giữ nguyên bầu đất, đặt bàu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt
xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1 cm,
sau trồng ủ có rác theo rạch chè rộng 40cm và tưới cho chè; thời vụ trồng từ
tháng 8-10.
- Trồng chè hạt: Ngâm
hạt trong nước 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt
rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất, gieo 4-6 hạt/hốc,
lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, ủ có rác để giữ ẩm.
2.4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Lượng mưa tối thiểu hằng
năm cho chè là 1.000mm, hàng tháng là 50mm. Tháng có lượng
mưa dưới 50mm thì cần phải bổ sung nước tưới cho cây chè, đảm bảo bảo độ ẩm đất
70-80%. Thường xuyên và phải có ủ gốc, giữ ẩm thì cây chè mới sinh trưởng đều
đặn và cho năng suất thu hoạch cao.
2.4.2.
Bón phân
Tuổi
chè
|
Loại
phân
|
Lượng
phân
(kg/ha)
|
Số
lần bón
|
Thời
gian bón
|
Phương
pháp bón
|
1
tuổi
|
N
K2O
|
30
30
|
1
1
|
Tháng
6,7 Tháng 11
|
Trộn
đều, bón sâu 6 - 8cm, lấp kín.
|
2
tuổi
|
Hữu
cơ
P2O5
N
K2O
|
15.000-20.000
100
30
30
|
1
1
1
1
|
11-12
11-12
6-7
6-7
|
Trộn
đều, bón sâu 15cm, cách
gốc 20 - 30cm
Trộn
đều, bón sâu 8cm, lấp đất
|
Tuổi
3
|
N
K2O
|
60
50
|
2
1
|
3-8
3
|
Trộn
đều, bón sâu 8cm, lấp đất.
|
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Trong những năm đầu,
cây chè chưa giao tán, khoảng đất trống giữa 2 hàng còn khá rộng. Để tận dụng đất,
tăng thu nhập sản phẩm và có tác dụng cải tạo đất có thể trồng xen giữa
các hàng chè bằng những cây họ đậu như: Đậu
xanh, đậu đen, đậu tương, lạc,...
Trồng cây che bóng tạm
thời trong thời kỳ kiến thiết cơ bản như cây cốt khí, muồng hoa vàng, muồng
đen, muồng lá nhọn,...Trên hàng chè cách nhau 10 m trồng một cây và cứ cách 4
hàng chè thì trồng một hàng. Trồng cùng thời gian với trồng
chè. Đốn tỉa những cành thấp sát mặt tán chè của cây
che bóng.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
5.1.
Rầy xanh (Empoasca
flaescens)
- Đặc điểm gây hại: Rầy
xanh hút nhựa theo gân lá non, làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị
cháy, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh gây hại
quanh năm, nhưng nặng nhất là vào tháng 3-5 và tháng 9-11 dương lịch.
- Biện pháp phòng chống:
Làm đất phơi ải, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí; bón phân cân đối và hợp
lý, sử dụng thiên địch như bọ rùa đỏ, kiến ba khoang, ong ký sinh trứng rầy,...Chỉ
phun thuốc hóa học khi mật độ rầy xanh vượt quá ngưỡng 5 con/khay, sử dụng một
số loại thuốc như: Dylan 2 EC, Proclaim 1.9EC, Actara 25 WG,...
5.2.
Nhện đỏ nâu (Oligonychus
coffeae)
- Đặc điểm gây hại:
Nhện đỏ thường gây hại mạnh trên lá già; gây hại cả hai bên mặt lá làm lá chuyển
sang màu đỏ tím sau đó lá cháy khô và rụng.
- Biện pháp phòng chống:
Sử dụng sản phẩm BS25-Insect với liều lượng 250 ml với 400 ml nước phun ướt đẫm
thân, cành, lá, phun định kỳ 3- 4 lần/vụ.
5.3.
Bệnh phồng lá chè
- Tác nhân gây bệnh:
Do nấm Exobasidium spp Masse gây ra.
- Triệu chứng: Bệnh
làm cho lá chè phồng lên và cấu hình thành mạng lưới trắng hoặc xanh nhạt. Sau
khi vết phồng bị vỡ, vết bệnh dàn chuyển thành màu nâu, lá chè co rúm lại.
- Đặc điểm phát sinh
gây hại: Bắt đầu từ lá non, chồi non chứa nhiều nước và có mức độ lây lan rất nhanh,
làm giảm quang hợp ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây chè. Bệnh
phát sinh trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 20°C
và độ ẩm không khí cao trên 90%, nhất là trong điều kiện sương mù hoặc mưa phùn
kéo dài từ 15 ngày trở lên. Vào mùa xuân, bệnh
thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, mùa thu bệnh thường phát triển
từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10.
- Biện pháp phòng chống:
Loại bỏ và tiêu diệt các cây chè bị nhiễm bệnh hoặc các phần của cây chè đã bị
nhiễm để ngăn chặn sự lây lan. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây chè trong vườn
để tạo sự thông thoáng và giảm thiểu sự lây lan của sâu bệnh hại.
6. Thu hoạch
Tại Thái Bình chủ yếu
trồng chè hái lá, chú ý khi hái lá không làm xước cành, hái vào buổi sáng sớm
hoặc chiều mát. Hái xong để nơi thoáng mát, dải đều phun một lượng nước để giữ
độ ẩm, đảm bảo chất lượng lá chè./.
STT QUY TRÌNH: 32
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY CAU TA
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Tên khoa học Areca catechu, thuộc Họ cau Arecaceae.
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25°C cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây cau có khả năng chịu hạn tốt, nhưng để cây phát triển tốt nhất, cần
tưới nước đầy đủ, đặc biệt là trong những tháng nắng nóng (tháng 5-8 dương lịch)
- Yêu cầu về đất: Cây
cau giống không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất thịt,
đất pha cát đến đất phù sa. Tuy nhiên, đất trồng
cần phải thoát nước tốt để tránh ngập úng gây thối rễ.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Chọn giống: Chọn những
cây cau khỏe và sinh trưởng tốt, chọn quả to, đều và mẩy. Sau đó
tiến hành cắt bỏ các chùm ở đầu, rồi để vàng. Sau
khi thu hoạch 1 tuần thì cắt bỏ những đầu quả để dễ dàng nảy mầm hơn.
- Tiêu chuẩn giống:
Chọn cây thân thẳng, không bị sâu bệnh, không có vết thương. Bộ rễ phát triển tốt,
nhiều rễ phụ, không bị dập nát. Lá xanh tốt, không bị vàng úa, héo khô.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng
Đất thịt, đất sét, đất
tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt, độ pH từ 5-7. Cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ
dại, rải vôi để diệt trừ mầm bệnh trước khi trồng.
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Đào hố có kích thước
50x50x50cm, bón lót phân chuồng hoai mục, super lân, vôi bột, trồng cây cách
cây 1,3m, hàng cách hàng 1,5m,
đảm bảo mật độ 2.000 cây/ha.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Thời điểm thích hợp
nhất để thực hiện trồng cau là tháng 9-10 dương lịch, khi cây giống được 2 đến
3 lá mầm, thì đánh cây và tiến hành trồng.
3.2.
Kỹ thuật trồng
Đặt cây vào giữa hố,
lấp đất đến cổ rễ, nén chặt. Trồng cau cần lưu ý được đặc tính của cây cau ưa
sáng tránh trồng ở những nơi u ám, ít ánh sáng sẽ khiến
lá yếu và rụng.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Tưới đẫm nước ngay
sau khi trồng, duy trì độ ẩm cho cây. Cây cau ăn
trầu có thể sống trong môi trường khô hạn, tuy nhiên vào thời điểm nắng nóng cần
tưới nước bổ sung để cây phát triển tốt nhất.
4.2.
Bón phân
Sử dụng phân hữu cơ
(phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh,... kết hợp với phân NPK. Bón 4-5 lần/năm,
vào các giai đoạn cây ra lá non, trước khi ra hoa, sau khi đậu quả.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
Cây cau ta ít bị sâu
bệnh hại, tuy nhiên vẫn cần chú ý phòng trừ một số loại sâu như sâu đục thân, bọ
trĩ, rệp sáp...
6. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch
những buồng có quả vừa ăn trước (hái những buồng cau trái dầy, không quá già và
không quá non)./.
STT QUY TRÌNH: 33
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY HÒE
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Styphnolobium japornicum
(L.), thuộc Họ đậu.
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp từ 25-30°C cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây hòe ưa ẩm, ưa sáng.
- Yêu cầu về đất:
Thích hợp nhiều loại đất, tốt nhất là đất màu mỡ, pha thêm cát và mùn để cải
thiện độ thoát nước. Độ pH thích hợp nhất từ 5,6 - 7.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM
SÓC
1.
Chuẩn bị giống
1.1.
Chọn giống
Tại Thái Bình, có giống
Hòe nếp và Hòe tẻ; Hòe nếp có năng suất cao hơn, các hoa trên cùng một bông nở
đồng đều hơn, mật độ hoa dầy hơn vì vậy giống Hòe nếp thường được lựa chọn.
1.2.
Tiêu chuẩn giống
Cây hòe gieo từ hạt:
Ưu điểm cây có tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu. Nhược điểm thời gian ra
hoa sau khi trồng từ 3-4 năm trở lên. Hoa hòe là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn
thấp. Vì vậy cần chọn bông hoa to để giống lấy hạt đem gieo. Hạt đã già, lấy hạt
gieo trong cát ẩm khoảng 20-30 ngày là cây nảy mầm,
tiếp tục ươm cây con trong bầu đến khi cây cao từ 60 - 70 cm là đem trồng.
Cây hòe ghép: Có tuổi
thọ dài, thời gian khai thác lâu, trồng từ 2 năm trở lên là cho thu hoạch. Lấy
những mắt ghép từ cây có hoa to, ghép sang cây con trồng từ hạt. Thời gian ghép
mùa Xuân từ tháng 2-4, mùa Thu từ tháng 8-9. Ghép hòe bằng cách ghép mắt nhỏ có
gỗ thì tỷ lệ sống cao hơn.
Cây hòe chiết: Cây
cho ra hoa nhanh hơn, sau khi trồng 1 năm là cho thu hoạch. Nhược điểm là tuổi
thọ của cây thấp, nếu chăm sóc tốt chỉ thu hoạch từ 4 - 6 năm là cây cỗi.
2. Chuẩn bị đất
2.1.
Chọn đất trồng: Tốt nhất là đất màu mỡ, đất pha cát,
nhiều mùn, thoát nước tốt. Độ pH thích hợp nhất từ 5,6 - 7
2.2.
Thiết kế vườn trồng
Nếu hòe trồng từ hạt
hoặc trồng từ cây ghép, mật độ trồng từ 3,5-4,0 x 3,5-4,0 m. Nếu hòe trồng từ
cây chiết mật độ trồng từ 2,5-3,0 x 2,5-3,0 m. Mật độ trồng 2.000 cây/ha.
3. Thời
vụ và kỹ thuật trồng
3.1.
Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh
năm nhưng thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa Xuân tháng 2 - tháng 3.
3.2.
Kỹ thuật trồng
Đặt cây vào giữa hố,
lấp đất đến cổ rễ, nén chặt. Duy trì độ ẩm thường xuyên trong giai đoạn mới trồng
để cây phát triển nhanh
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Cây hòe thuộc loại
cây rễ cọc, có khả năng chịu khô hạn tốt. Tuy
nhiên, sau khi trồng, cần tưới nước hàng ngày trong giai đoạn đầu để hỗ trợ sự
phát triển nhanh chóng của cây.
4.2.
Bón phân
Hòe là cây họ đậu nên
có khả năng tự cố định đạm tự do để sử dụng. Tuy nhiên để nâng cao năng suất,
nhanh cho thu hoạch chúng ta phải bón phân cho cây hòe. Lượng phân bón cho hòe
như sau:
+ Thời kỳ cây con (4
năm sau khi trồng) bón 0,2 - 0,8 kg đạm + 0,3 - 0,8 kg lân + 0,5 - 0,4 kg kali
trong 1 năm/gốc. Nguyên tắc bón phân là khi cây còn nhỏ bón ít, khi lớn bón nhiều.
Chia lượng phân trên ra 3 - 4 lần bón. Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm. Nếu sử dụng
phân NPK sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm cao như 20:10:10; 16:12:8.
+ Thời kỳ thu hoạch
(sau khi trồng được 4 năm) bón 0,5 - 1 kg đạm + 0,3 - 0,5 kg lân + 0,5-1 kg
kali. Cây càng to bón càng nhiều. Nếu sử dụng phân NPK sử dụng các loại có hàm
lượng Kali cao như 13:13:13; 14:14:14; 15:15:15. Ưu tiên phân có hàm lượng TE
vì Bo và Zn là hai yếu tố làm tăng sự ra hoa.
Thời gian bón: Vụ
Xuân bón vào tháng 2 để đón lộc Xuân; vụ Hè từ tháng 4-5 để đón lộc hè là lộc
cho hoa, vì vậy lượng phân vụ Xuân và vụ hè bón 30 - 40%. Vụ thu tháng 10 bón
lượng phân còn lại để nuôi sức cho cây qua vụ đông kết hợp tỉa cành tạo tán làm
cho cây có dáng phù hợp.
4.3.
Cắt tỉa, tạo hình
Khi cây cao 1,2 -1,5
m, tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhánh, giữ lại từ 4-5 cành, sau đó tiếp tục bấm
ngọn cành để tạo cành cấp 2.
Bấm lộc xuân vào cuối
tháng 3: Tiến hành bấm lộc Xuân và bón phân vụ hè để đón lộc hè là lộc cho thu
hoạch.
Tỉa cành vào cuối vụ
thu hoạch làm cho bộ khung tán gọn gàng, tỉa cành sâu, cành nhỏ kết hợp bón
phân vụ thu để phát triển lộc đông và lấy sức để cây qua đông.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
Chủ yếu ở thời kỳ cây
con, hay gặp nhất là sâu xám cắn đứt ngang thân nên buộc phải trồng lại. Phòng
trừ bằng cách làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non. Có thể dùng thuốc các loại
thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran 3G,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Thu hoạch
Thông thường, cây hoa
hòe sẽ bắt đầu cho thu hoạch hoa từ năm thứ 3 trở đi và nếu chăm sóc tốt, có thể
thu hoạch từ năm thứ 2. Thời gian thu hoạch diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9 hàng
năm. Đồng thời, việc hái hoa nên được thực hiện vào buổi sáng sớm khi trời khô
ráo. Hoa cần được ngắt khi chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, sau đó tuốt lấy
hoa và phơi nắng hoặc sấy ngay, cây hòe trồng từ 4-8 năm có thể mang lại mỗi
năm từ 8- 10kg hoa hòe khô. Sau khi ngắt chùm hoa, loại bỏ lá và cuống hoa, cây
hòe có thể được phơi khô để bán. Thời gian thu hoạch thường là khoảng 7-10 ngày
một lần./.
STT QUY TRÌNH: 34
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY ĐINH LĂNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Polyscias fruticosa
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để Cây đinh lăng
sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 20 - 25°C. Tuy nhiên cây đinh lăng lại
có khả năng thích ứng khá cao và có ngưỡng nhiệt độ tối thiểu tới -2°C và ngưỡng
nhiệt độ tối đa là 42°C.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây đinh lăng là cây lâu năm, ưa ẩm và ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu
hạn, không chịu được úng.
- Yêu cầu về đất: Cây
đinh lăng có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng có để sinh
trưởng và phát triển tốt thì nên trồng trên vùng có đất ẩm.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị giống
- Chọn giống: Đinh
lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho
năng suất cao và chất lượng tốt, thường chọn để làm giống. Đinh lăng tẻ là loại
lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng,
năng suất thấp.
- Tiêu chuẩn giống:
Chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn
25-30 cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu).
2. Chọn đất trồng
Đất phải được cày bừa,
làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm.
Thiết kế vườn trồng:
Trồng theo hàng, làm luống rộng 60cm, cao 25 - 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch
nhau, cây cách cây 50cm. Mật độ trồng 25.000 cây/ha.
3. Thời vụ và kỹ thuật
trồng
- Thời vụ trồng: Thời
vụ phù hợp trồng đinh lăng từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 8 đến tháng 9 dương
lịch.
- Kỹ thuật trồng:
Trồng bằng hom giống:
Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt
từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, khi trồng đặt hom giống cách nhau 50cm,
đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào
và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lập hom, để hở đầu hom
trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ
độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.
Trồng bằng cây giống:
Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung
quanh túi bầu và sau khi trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo
mùn cho đất tơi xốp.
4. Chăm sóc
4.1.
Tưới nước
Khi trồng, nếu đất
khô, phải tưới nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong
vòng 25 ngày nhưng không được để ngập nước, còn nếu trời
mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
4.2.
Bón phân
Lượng phân bón: Phân
hữu cơ vi sinh: 2.500 kg/ha/năm (năm thứ 1,2,3); đạm nguyên chất (N): 100
kg/ha; lân nguyên chất (P2O5):
100 kg/ha; kali nguyên chất (K2O):
150 kg/ha.
Nên sử dụng phân hỗn
hợp NPK với tỷ lệ quy đổi N, P2O5 , K2O
tương ứng.
Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ lượng
phân hữu cơ vi sinh, tránh bón sát vào hom giống.
Bón thúc: Ở năm đầu,
vào tháng 6 sau khi trồng, cây cần được bón thúc với lượng bón 1/3 tổng lượng
phân. Mỗi năm bổ sung 1/3 tổng lượng phân thúc. Nên bón thúc vào mùa thu, vun đất
phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
5. Quản lý sinh vật
gây hại
Đinh lăng là cây phát
triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Từ năm thứ 2 cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm
2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ nên để 1-2 cành to.
6. Thu hoạch
Cây đinh lăng trồng
sau 3 năm có thể thu hoạch được, hầu hết các bộ phận của cây đều có tác dụng.
Khi thu hoạch nên thu hoạch lá trước. Lá, thân, củ sau khi thu hoạch đem phơi
khô./.
STT QUY TRÌNH: 35
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CÂY NGƯU TẤT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên khoa học:
Achyranthes bidentata
thuộc Họ rau dền Amaranthaceae.
2. Một số yêu cầu về
ngoại cảnh:
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 18 - 26°C.
- Yêu cầu về nước và
độ ẩm: Cây ưa ẩm mát, cây chịu hạn nhưng không có khả năng chịu úng.
- Yêu cầu về đất:
Thích hợp với đất pha cát, không thích hợp với đất thịt nặng. Độ pH 5 - 6 thích
hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Chuẩn bị đất
Lượng giống 14-20 kg
hạt giống/ha. Ruộng trồng ngưu tất phải được cày bừa, đập đất kỹ, cốt để tạo độ
thoáng khí và hạn chế nơi trú ẩn tiềm tàng của sâu bệnh. Khi lên luống thường
bón lót bằng phân chuồng vào lưng chừng luống. Lượng phân chuồng bón có thể lên
tới 50 hoặc 60 tấn/ha, nghĩa là 2 - 3 tạ một sào Bắc Bộ. Luống làm rộng 70 - 80
cm, cao 30 - 40 cm. Khi lên luống đã hoàn chỉnh, rạch 2 hàng dọc trên mặt luống
cách nhau 20 cm.
2. Thời vụ và kỹ thuật
gieo trồng
- Thời vụ gieo trồng:
Thời vụ trồng từ tháng 10 và 11 dương lịch
- Kỹ thuật gieo trồng:
Hạt giống được ngâm nước ấm vài giờ, xong trộn với cát khô và tro khô để dễ
gieo. Gieo thưa trên rạch luống, gieo xong nên đậy thêm chút rơm hoặc rạ. Nếu
có nhiều rạ thì đậy cả mặt luống nếu không, ít nhất cũng phải đậy ở rãnh luống.
- Gieo hạt xong tưới ẩm
hằng ngày cho hạt nhanh nảy mầm. Khi hạt đã mọc thì bỏ rạ và tưới bằng thùng tưới
có hoa sen để cây khỏi bết xuống đất. Khi cây có 4 -
5 đôi lá thật thì tưới thêm phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng để cây
mau phủ kín luống. Khi cây đã giao tán, kín luống, nhổ tỉa bớt những chỗ quá
mau, để cây cách cây 15 cm. Có thể tưới bằng cách tát nước vào ruộng, ngập rãnh
luống rồi té nước lên mặt luống, làm như vậy sẽ giữ được độ ẩm cho cây. Tiếp đó
tháo nước cho rút hết khỏi ruộng.
3. Chăm sóc
Lượng phân: Phân hữu
cơ sinh học: 5.000 kg/ha; đạm nguyên chất (N): 275 kg/ha; lân nguyên chất (P2O5):
312 kg/ha; kali nguyên chất (K2O):
125 kg/ha; nên sử dụng phân hỗn hợp NPK với tỷ lệ quy đổi N, P2O5,
K2O tương ứng.
Cách bón phân: Bón
lót toàn bộ lượng phân vi sinh hoặc phân chuồng; khi cây con được 3 lá thật bón
nhử đạm, sau đó bón thúc bằng phân NPK (lượng quy đổi theo nguyên chất).
4. Quản lý sinh vật
gây hại
Chủ yếu ở thời kỳ cây
con, hay có sâu xám cắn đứt ngang thân làm cho cây con bị chết.
Phòng trừ bằng cách làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non. Có thể dùng thuốc các
loại thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran 3G,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, cây ngưu tất
còn bị thối cổ rễ. Trường hợp này phải nhổ bỏ cây, rắc vôi bột vào chỗ mới nhổ
cây.
5. Thu hoạch
Trồng vào tháng 9-10
năm trước, thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau. Khi cây đã xuất hiện nhiều
lá vàng, ở gốc lá đã rụng dàn, đào thử thấy rễ ngưu tất
mập, dài 20 - 30 cm là có thể thu hoạch. Trước hết cắt bỏ phần lá, thu gọn vào
một chỗ. Dùng thuổng hoặc xà beng đào sâu bẩy đất lên để rễ khỏi bị đứt. Rũ sạch
đất ở rễ, đem về rửa sạch, phơi ráo nước./.
PHỤ
LỤC 02:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÓM CÂY LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 30/2024/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Bình)
STT
|
TÊN
QUY TRÌNH
|
01
|
Nhóm cây lấy gỗ
sinh trưởng chậm: Sưa, Lim xẹt, Giáng hương, Gù hương, Vù hương, Mun, Nghiến,
Trầm hương (Gió bầu), Cẩm lai, Lim xanh, Xà cừ, Lát, Dổi)
|
02
|
Nhóm cây lấy gỗ
sinh trưởng nhanh: (Bạch đàn, Keo, Phi lao, Bồ đề, Gạo, Xoan, Nhội...)
|
03
|
Nhóm cây làm cảnh -
bóng mát - lâm sản ngoài gỗ: Bằng, Hoa sữa, Sấu, Viết, Phượng Vĩ, Đa, Bằng
lăng, cây Osaka, Ngọc lan, Liễu, Bách tán, Lộc vừng, Vọng cách, Cau bụng, Cau
Sâm panh, Vối, Tùng, Quế, Đàn hương, Long não, Chuông vàng, Sanh, Si.
|
STT QUY TRÌNH: 01
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT NHÓM CÂY LẤY GỖ SINH TRƯỞNG CHẬM
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Nhóm cây lấy gỗ
sinh trưởng chậm bao gồm
- Cây Sưa, Lim xẹt,
Giáng hương;
- Cây Gù hương, Mun,
Nghiến, Trầm hương (Gió bầu), Cẩm lai;
- Lim xanh, Xà cừ,
Lát, Dổi.
2. Vị trí trồng
Vườn nhà, vùng đất
chuyển đổi, bãi sông, bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông,...
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Cây giống, vật tư
1.1. Cây giống
Sử dụng cây con có bầu
được gieo ươm ≥ 6 tháng tuổi. Cây thân thẳng, khỏe mạnh, không cụt ngọn, không
sâu bệnh, bầu còn nguyên vẹn...
1.2. Vật tư sử dụng
- Phân bón: sử dụng
phân NPK (tỷ lệ 5: 10: 3 hoặc có tỷ lệ tương đương) hoặc phân
vi sinh.
STT
|
Thời
điểm sử dụng
|
Phân
NPK (Kg/cây)
|
Phân
vi sinh (Kg/cây)
|
Năm
thứ nhất
|
Bón lót khi trồng
|
0,2
|
0,3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,3
|
0,4
|
Năm
thứ 2
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
Năm
thứ 3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
(Tùy
theo mục đích sản xuất và điều kiện thổ nhưỡng có thể điều chỉnh số lượng phân
bón cho phù hợp)
- Cọc cắm giữ cây: có
thể sử dụng cọc tre để cắm giữ cây ở giai đoạn mới trồng, số lượng mỗi cây 01 cọc.
2. Thời vụ trồng:
trồng vào vụ xuân hè hoặc hè thu.
3. Kỹ thuật trồng
3.1.
Làm đất
Những nơi úng, trũng,
thoát nước kém phải lên luống trồng cây hoặc tạo rãnh thoát nước.
- Đào hố: khi đào hố
để phần đất mặt tơi xốp một bên và phần đất phía dưới một bên. Kích thước hố
đào: 40 x 40 x 40 cm.
- Lấp hố, bón lót:
đưa phần đất mặt tơi xốp trộn với phân bón lót xuống đáy hố. Thời điểm bón lót
và lấp hố tốt nhất là trước khi trồng từ
05 đến 10 ngày.
3.2.
Khoảng cách và mật độ trồng
Loại
cây
|
Khoảng
cách trồng
|
Mật
độ trồng tương ứng (cây/ha)
|
Cây Sưa, Lim xẹt,
Giáng hương
|
Cây
cách cây 3m, hàng cách hàng 3m
|
1.100
|
Cây Gù hương, Mun,
Nghiến, Trầm hương (Gió bầu), Cẩm lai
|
Cây
cách cây 5m, hàng cách hàng 5m
|
400
|
Lim xanh, Xà cừ,
Lát, Dổi
|
Cây
cách cây 4m, hàng cách hàng 4,2m
|
600
|
3.3.
Trồng cây
- Trồng cây vào những
ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố
phải đủ ẩm (tránh ngày nắng nóng trên 30°C hoặc gió bão). Rải cây
giống đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày. Dùng vật dụng như cuốc,
xẻng, xuổng...đào giữa hố trồng với kích thước đủ để đặt bầu cây.
- Khi trồng cây phải
xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất đầy hố cao hơn cổ rễ từ
01 đến 02 cm, lèn chặt đất xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu; nếu địa hình bằng
phẳng, lấp hố đầy hình mâm xôi cho thoát nước; nơi địa hình dốc, lấp hố thấp
hơn hoặc bằng miệng hố để giữ ẩm; thu dọn vỏ bầu
sau khi trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
3.4.
Chăm sóc
- Trồng dặm: sau khi
trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ cây sống và trồng dặm những cây bị chết;
- Chăm sóc năm thứ nhất:
sau 2-3 tháng kể từ thời điểm trồng, tiến hành phát cỏ,
vun gốc và bón phân chăm sóc theo tỷ lệ;
- Chăm sóc năm thứ 2
và năm thứ 3: thực hiện vào đầu mùa sinh trưởng, tiến hành phát cỏ, dây leo, tỉa
cành, vun gốc và bón phân theo tỷ lệ.
3.5.
Bảo vệ
- Cây trồng
cần được kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, kịp thời ngăn chặn gia súc phá hoại.
- Thường xuyên theo
dõi tình hình sâu bệnh: khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn
và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.
STT QUY TRÌNH: 02
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT NHÓM CÂY LẤY GỖ SINH TRƯỞNG
NHANH
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Nhóm cây lấy gỗ
sinh trưởng nhanh bao gồm
- Cây Bạch đàn, Keo,
Phi lao, Xoan;
- Cây Bồ đề, Gạo,
Nhôi, Sao đen, Bông gai.
2. Vị
trí trồng
Vườn nhà, vùng đất
chuyển đổi, bãi sông, bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông,...
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Cây giống, vật tư
1.1. Cây giống
Sử dụng cây con có bầu
được gieo ươm ≥ 6 tháng tuổi. Cây thân thẳng, khỏe mạnh, không cụt ngọn, không
sâu bệnh, bầu còn nguyên vẹn...
1.2. Vật tư sử dụng
- Phân bón: sử dụng
phân NPK (tỷ lệ 5: 10: 3 hoặc có tỷ lệ tương đương) hoặc phân
vi sinh.
STT
|
Thời
điểm sử dụng
|
Phân
NPK
(Kg/cây)
|
Phân
vi sinh
(Kg/cây)
|
Năm
thứ nhất
|
Bón lót khi trồng
|
0,2
|
0,3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,3
|
0,4
|
Năm
thứ 2
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
Năm
thứ 3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
(Tùy
theo mục đích sản xuất và điều kiện thổ nhưỡng có thể điều chỉnh số lượng phân
bón cho phù hợp)
- Cọc cắm giữ cây: có
thể sử dụng cọc tre để cắm giữ cây ở giai đoạn mới trồng, số lượng mỗi cây 01 cọc.
2. Thời vụ trồng:
trồng vào vụ xuân hè hoặc hè thu.
3. Kỹ thuật trồng
3.1.
Làm đất
Những nơi úng, trũng,
thoát nước kém phải lên luống trồng cây hoặc tạo rãnh thoát nước.
- Đào hố: khi đào hố
để phần đất mặt tơi xốp một bên và phần đất phía dưới một bên. Kích thước hố
đào: 40 x 40 x 40 cm.
- Lấp hố, bón lót:
đưa phần đất mặt tơi xốp trộn với phân bón lót xuống đáy hố. Thời
điểm bón lót và lấp hố tốt nhất là trước khi trồng
từ 05 đến 10 ngày.
3.2.
Khoảng cách và mật độ trồng
Loại
cây
|
Khoảng
cách trồng
|
Mật
độ trồng tương ứng (cây/ha)
|
Bạch
đàn, Keo, Phi lao, Xoan
|
Cây
cách cây 2m, hàng cách hàng 3m
|
1.660
|
Bồ
đề, Gạo, Nhôi, Sao đen, Bông gai
|
Cây
cách cây 5m, hàng cách hàng 5m
|
400
|
3.3.
Trồng cây
- Trồng cây vào những
ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm (tránh ngày nắng
nóng trên 30°C hoặc gió bão). Rải cây giống đến
đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày.
Dùng vật dụng như cuốc, xẻng, xuổng...đào giữa hố trồng với kích thước đủ để đặt
bầu cây.
- Khi trồng cây phải
xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất đầy hố cao hơn cổ rễ từ
01 đến 02 cm, lèn chặt đất xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu; nếu địa hình bằng
phẳng, lấp hố đầy hình mâm xôi cho thoát nước; nơi địa hình dốc,
lấp hố thấp
hơn hoặc bằng miệng hố để giữ ẩm; thu dọn vỏ bầu sau khi trồng, đảm bảo vệ sinh
môi trường.
3.4.
Chăm sóc
- Trồng dặm: sau khi
trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ cây sống và trồng dặm những cây bị chết;
- Chăm sóc năm thứ nhất:
sau 2-3 tháng kể từ thời điểm trồng, tiến hành phát cỏ, vun gốc và bón phân
chăm sóc theo tỷ lệ;
- Chăm sóc năm thứ 2
và năm thứ 3: thực hiện vào đầu mùa sinh trưởng, tiến hành phát cỏ, dây leo, tỉa
cành, vun gốc và bón phân theo tỷ lệ.
3.5.
Bảo vệ
- Cây trồng cần được
kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, kịp thời ngăn chặn gia súc phá hoại.
- Thường xuyên theo
dõi tình hình sâu bệnh: khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn
và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.
STT QUY TRÌNH: 03
QUY TRÌNH
SẢN XUẤT NHÓM CÂY LÀM CẢNH, BÓNG MÁT,
LÂM SẢN NGOÀI GỖ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Nhóm cây làm cảnh,
bóng mát, lâm sản ngoài gỗ
Cây Bàng,
Hoa sữa, Sấu, Viết, Phượng vĩ, Đa, Bằng lăng, Osaka, Ngọc Lan, Liễu, Bách tán,
Lộc vừng, Vọng cách, Cau bụng, Cau Sâm panh, Vối, Tùng, Quế, Đàn hương, Long
não, Chuông vàng, Sanh, Si.
2. Vị trí trồng
Vườn nhà, vùng đất
chuyển đổi, bãi sông, bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông,...
II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC
1. Cây giống, vật tư
1.1.
Cây giống
Sử dụng cây con có bầu
được gieo ươm ≥ 6 tháng tuổi. Cây thân thẳng, khỏe mạnh, không cụt ngọn, không
sâu bệnh, bầu còn nguyên vẹn...
1.2.
Vật tư sử dụng
- Phân bón: sử dụng
phân NPK (tỷ lệ 5: 10: 3 hoặc có tỷ lệ tương đương) hoặc phân vi sinh.
STT
|
Thời
điểm sử dụng
|
Phân
NPK
(Kg/cây)
|
Phân
vi sinh
(Kg/cây)
|
Năm
thứ nhất
|
Bón lót khi trồng
|
0,2
|
0,3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,3
|
0,4
|
Năm
thứ 2
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
Năm
thứ 3
|
Bón khi chăm sóc
|
0,4
|
0,5
|
(Tùy
theo mục đích sản xuất và điều kiện thổ nhưỡng có thể điều chỉnh số lượng phân
bón cho phù hợp)
- Cọc cắm giữ cây: có
thể sử dụng cọc tre để cắm giữ cây ở giai đoạn mới trồng, số lượng mỗi cây 01 cọc.
2. Thời vụ trồng:
trồng vào vụ xuân hè hoặc hè thu.
3. Kỹ thuật trồng
3.1.
Làm đất
Những nơi úng, trũng,
thoát nước kém phải lên luống trồng cây hoặc tạo rãnh thoát nước.
- Đào hố: khi đào hố
để phần đất mặt tơi xốp một bên và phần đất phía dưới một bên. Kích thước hố
đào: 40 x 40 x 40 cm.
- Lấp hố, bón lót:
đưa phần đất mặt tơi xốp trộn với phân bón lót xuống đáy hố. Thời điểm bón lót
và lấp hố tốt nhất là trước khi trong từ 05 đến 10 ngày.
3.2.
Khoảng cách và mật độ trồng
Loại
cây
|
Khoảng
cách trồng
|
Mật
độ trồng tương ứng (Cây/ha)
|
Bàng,
Hoa sữa, Sấu, Viết, Phượng vĩ, Đa, Bằng lăng,
Osaka, Ngọc Lan, Liễu, Bách tán, Lộc vừng, Vọng cách, Cau bụng, Cau Sâm panh,
Vối, Tùng, Quế, Đàn hương, Long não, Chuông vàng
|
Cây
cách cây 5m, hàng cách hàng 5m
|
400
|
Sanh,
Si
|
Cây
cách cây 2m, hàng cách hàng 3 m
|
1500
|
3.3.
Trồng cây
- Trồng cây vào những
ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm (tránh ngày nắng
nóng trên 30°C hoặc gió bão). Rải cây giống đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng
hết trong ngày. Dùng vật dụng như cuốc, xẻng,
xuổng...đào giữa hố trồng với kích thước đủ để
đặt bầu cây.
- Khi trồng cây phải
xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng
vào giữa hố, lấp đất đầy hố cao hơn cổ rễ từ 01
đến 02 cm, lèn chặt đất xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu; nếu địa hình bằng phẳng,
lấp hố đầy hình mâm xôi cho thoát nước; nơi địa hình dốc, lấp hố thấp hơn hoặc
bằng miệng hố để giữ ẩm; thu dọn vỏ bầu sau khi trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
3.4.
Chăm sóc
- Trồng dặm: sau khi
trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ cây sống và trồng dặm những cây bị chết;
- Chăm sóc năm thứ nhất:
sau 2-3 tháng kể từ thời điểm trồng, tiến hành phát cỏ, vun gốc và bón phân
chăm sóc theo tỷ lệ;
- Chăm sóc năm thứ 2
và năm thứ 3: thực hiện vào đầu mùa sinh trưởng, tiến hành phát cỏ, dây leo, tỉa
cành, vun gốc và bón phân theo tỷ lệ.
3.5.
Bảo vệ
- Cây trồng cần được
kiểm tra, bảo vệ thường xuyên, kịp thời ngăn chặn gia súc phá hoại.
- Thường xuyên theo
dõi tình hình sâu bệnh: khi sâu bệnh xuất hiện phải phòng, trừ theo tiêu chuẩn
và hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh./.
PHỤ LỤC 03:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định số: 30/2024/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Bình)
STT
|
TÊN
QUY TRÌNH
|
01
|
Quy trình kỹ thuật
ương ngao giống và nuôi ngao thương phẩm
|
02
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi tôm sú thương phẩm
|
03
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi tôm thẻ chân trắng
|
04
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá nước lợ (song, vược, hồng
Mỹ, đối, chim)
|
05
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cua xanh
|
06
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá rô phi thương phẩm
|
07
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá nước ngọt truyền thống
|
08
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá rô đồng
|
09
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá trê
|
10
|
Quy trình kỹ thuật
nuôi cá lóc
|
QUY TRÌNH: 01
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
ƯƠNG NGAO GIỐNG VÀ NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM
I. KỸ THUẬT ƯƠNG NGAO
GIỐNG TRONG ĐẦM NƯỚC LỢ
1. Điều kiện ao đầm
ương ngao giống
- Ao nằm ở vùng trung
hoặc hạ triều.
- Diện tích từ
100-2.000 m2, tốt nhất 500-1.000 m2. Những ao có diện
tích lớn nên dùng lưới (Politylen) chia thành các ô vừa phải để thuận lợi cho
việc đầu tư con giống, chăm sóc quản lý và điều tiết mực nước trong ao.
- Chất đáy ao ương
cát chiếm tỷ lệ 80-90%.
- Bờ ao chắc chắn,
không bị rò rỉ, giữ được mực nước trong ao ổn định, bờ
ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 0,3-0,5 m.
- Độ sâu mực nước từ >
1,2 m.
- Nguồn nước cấp vào
ao chủ động, không bị ô nhiễm, độ mặn dao động từ 10-30‰.
- Ao có cống cấp,
thoát nước chủ động thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý và điều tiết nước
trong quá trình nuôi.
2. Chuẩn bị ao, đầm
ương ngao giống
- Tháo cạn nước ao, dọn
sạch cỏ rác, tu sửa bờ cống, đăng chắn.
- Hút lớp bùn phù sa
(bùn loãng) tầng mặt ao đầm.
- Bơm cát (cát mịn)
vào ao với lượng 20-25 cm để chất đáy đạt tỷ lệ cát trên 80%, nền đáy ổn định.
- Đối với ao có diện
tích lớn, xung quanh ao đào mương khoảng 10-15% diện tích và sâu 40-60 cm so với
mặt đáy.
- Mái trong bờ ao có
thể lót bạt để hạn chế bờ sạt lở vùi lấp ngao nuôi.
- Cắm lưới vây xung
quanh mặt ao nuôi, ngăn không cho ngao di chuyển ra mương và khống chế địch hại
tấn công ngao. Kích thước mắt lưới tùy theo kích cỡ giống thả, thường nhỏ hơn
kích cỡ ngao giống. Chiều cao lưới từ 1,0-1,5 m, cọc tre để cắm
giữ lưới có bán kính 3-5 cm, dài 1,5-2 m.
+ Đối với ương cỡ
ngao cám lên ngao tấm, kích cỡ ô mắt lưới ≤ 1 mm
+ Đối với cỡ ngao tấm
lên ngao dắt, kích cỡ ô mắt lưới ≤ 2,5-3 mm
+ Đối với cỡ ngao dắt
lên ngao cúc, kích cỡ ô mắt lưới ≤ 3-5 mm
- Cách cắm vây: Lưới
được vùi xuống đất khoảng 15 cm, dùng các cọc nâng lưới lên so với mặt đáy ao 1,0-1,2
m, khoảng cách giữa các cọc 2,5-3,0 m.
- Phơi ao từ 5-7
ngày, nước lấy vào ao được lọc qua lưới chắn mắt dày ≤ 1 mm, để ngăn không cho
một số loài địch hại (tôm, cua, cá ... ) theo vào
ăn ngao.
3. Chọn thả giống
- Nguồn giống tự
nhiên hoặc giống nhân tạo, khuyến cáo lựa chọn con giống
tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống
thủy sản, cỡ giống đồng đều, khi cho vào dụng cụ kiểm tra ngao hoạt động nhanh
nhẹn, khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị nhiễm bệnh, có mùi tanh tự nhiên.
* Lưu ý khi chọn giống:
Ngao nhỏ hình tròn, màu hồng trắng rất
giống với ngó, điềm điệp, don, dắt..
- Hình thức vận chuyển
giống: Vận chuyển khô trong điều kiện nhiệt độ thấp (<
22°C), thời gian vận chuyển không nên quá 02 ngày.
- Mùa vụ thả giống:
Có thể thà nuôi quanh năm, thường tập trung vào tháng
4-6 và tháng 9-10 dương lịch hằng năm, khi nguồn giống tự nhiên phong phú.
- Cách thả giống:
Ngao giống sau khi vận chuyển từ nơi khác về đưa vào nơi râm mát để cân bằng
nhiệt độ. Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc
chiều mát. Dùng thuyền nhỏ hoặc phao chở
ngao giống rắc đều lên mặt đầm, khi thả giống cần cắm tiêu để ngao được rải đều
trên mặt bãi. Trước khi thả giống phải kiểm tra độ mặn, nhiệt độ để
thuần hoá tránh gây sốc cho ngao.
- Mật độ nuôi và kích
cỡ giống thả tùy theo khả năng cung ứng về giống, năng lực đầu tư, điều kiện ao
đầm và hình độ thâm canh để lựa chọn mật độ và kích cỡ ương nuôi cho phù hợp,
tham khảo bảng sau.
Bảng
1: Kích cỡ và mật độ nuôi
STT
|
Kích
cỡ
(vạn con/kg)
|
Mật
độ
(vạn con/m2)
|
1.
Ngao cám
|
Cỡ
≥100 vạn con/kg
|
20-40
vạn/m2
(25-40 kg/100 m2)
|
Cỡ
40-60 vạn con/kg
|
8-10
vạn/m2
(20-30 kg/100 m2)
|
2.
Ngao tấm
|
Cỡ
20-30 vạn con/kg
|
2-3
vạn/m2
(15-20 kg/100m2)
|
Cỡ
2-3 vạn con /kg
|
3.000-5.000
con/m2
(10-15 kg/100 m2)
|
3.
Ngao dắt
|
Cỡ
2.000-3.000 con/kg
|
1.500-2.000
con/m2
(60 kg/100 m2)
|
4.
Ngao cúc
|
Cỡ
500-1.000 con/kg
|
Nuôi
thương phẩm trong đầm hoặc bãi triều
|
4. Quản lý ao nuôi
4.1. Hàng ngày kiểm
tra, theo dõi các yếu tố môi trường ao ương ngao giống như nhiệt độ, pH, độ kiềm,
độ trong, độ mặn ... và các biểu hiện khác của ngao để có biện pháp xử lý kịp
thời.
4.2. Định kỳ theo chế
độ thủy triều tiến hành thay nước, nguồn nước trước khi thay phải được kiểm tra
chất lượng, nhiệt độ, độ mặn trong và ngoài ao nuôi, tránh hiện tượng chênh lệch
quá lớn gây sốc cho ngao.
Số lần thay nước: Từ
4-6 lần/con nước (8-12 lần/tháng), mỗi lần thay nước kết hợp phơi mặt đầm từ
2-4 giờ (tùy theo thời tiết).
Để thêm, thay nước một
cách hợp lý, trong quá trình nuôi cần phải theo dõi bảng thủy triều, bản tin thời
tiết bố trí kế hoạch cụ thể. Có thể cấp nước từ ao nuôi các đối
tượng khác như: tôm, cá, cua để
bổ sung tảo làm thức ăn cho ngao. Hoặc định kỳ vào các ngày triều kém, bổ sung
chế phẩm vi sinh vào ao ương ngao giống để tăng lượng vi sinh vật có lợi và men
hữu ích giúp phân hủy các chất cặn bã hữu cơ trong ao nuôi, tạo màu nước xanh,
làm giàu dinh dưỡng tự nhiên, tăng hiệu quả hấp thu thức ăn, tăng tỷ lệ sống,
sức đề kháng cho ngao nuôi, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
4.3. Định kỳ 01 lần/tháng
tiến hành phun doa nước phá váng tầng mặt hoặc phun cát bổ sung vào ao ương
ngao giống để cải tạo môi trường, bổ sung nguồn thức ăn cho ngao sinh trưởng, mặt
ao sạch, màu sắc vỏ ngao sáng, nhất là trước khi thu hoạch, lượng cát phun mỗi
lần tù 0,5-1 cm.
4.4. Hàng ngày kiểm
tra ao đầm, vệ sinh vây lưới, te rong rêu trên mặt ao và kiểm tra các hoạt động
khác của ngao để có biện pháp xử lý kịp thời.
4.5. Phòng chống địch
hại như cua, còng, cá ... bằng cách kiểm tra và bắt
các đối tượng khi tháo nước phơi đáy trước mỗi đợt thay nước.
4.6. San thưa mật độ
Trong quá trình nuôi,
ngao có khuynh hướng di chuyển ra ngoài và thường tập trung mật độ cao ở chân
vây, nhất là phía cuối hướng dòng chảy. Cân thường xuyên theo dõi hiện tượng
trên sau mỗi con nước hoặc bão gió, để cào vén và san đều mật độ trở lại.
4.7. Định kỳ 5-7
ngày/lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng về chiều
dài và trọng lượng của ngao để có kế hoạch quản lý phù hợp.
*Lưu ý: Trong quá
trình nuôi, ngao rất mẫn cảm với sự thay đổi đột
ngột của môi trường thời tiết có thể chết hàng loạt nếu ngọt hoá đột ngột. Khi
gặp điều kiện bất lợi, nhiệt độ nước cao quá 32°C kéo dài nhiều ngày
hoặc nguồn nước bị ô nhiễm... ngao trồi lên mặt đáy, tiết chất nhầy trong suốt
quấn vào rong rêu làm cho ngao hô hấp,
vận chuyển khó khăn, bắt mồi kém, ngao yếu, gây
chết.
5. Thu hoạch
- Thời gian mỗi đợt
ương ngao giống kéo dài từ 3-6 tháng (tùy theo từng cỡ giống
và nhu cầu thả nuôi), thường từ 3-4 tháng.
Đối với cỡ ngao giống
≥ 100 vạn con/kg, sau thời gian ương 2-3 tháng đạt cỡ 20-30 vạn con/kg; ương tiếp
3-4 tháng đạt cỡ 2-3 vạn con/kg; tiếp tục ương 3-4 tháng sau đạt cỡ 2.000-3.000
con/kg có thể chuyển sang ương bãi triều hoặc nuôi thương phẩm bãi triều ít chịu
ảnh hưởng của sóng gió.
- Phương pháp thu:
Dùng xẻng xúc một lớp
cát mặt, dày khoảng 4-5 cm, đổ vào một xăm lưới
có kích cỡ mắt lưới nhỏ hơn cỡ ngao thu hoạch, chiều rộng của lưới khoảng 1-1,2
m, chiều dài tùy theo nhu cầu sử dụng (thường từ 3-5 m) có 2 người căng lưới ở
2 đầu và một người sử dụng máy bơm nước có
áp lực lớn xịt rửa cát trôi ra khỏi lưới, để lại ngao. Thu đóng vào bao lưới rồi
vận chuyển đến địa điểm mới.
II. KỸ THUẬT ƯƠNG
NGAO GIỐNG VÀ NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM BÃI TRIỀU
1. Điều kiện bãi nuôi
- Bãi nuôi có diện
tích 1-2 ha.
- Nằm ở vùng trung và
hạ triều, bãi nuôi bằng phẳng, ít dốc, nền đáy hơi xốp thuận lợi cho ngao vùi
sâu 4-6 cm.
- Thời gian phơi bãi
từ 4-8 giờ/ngày
- Chất đáy bãi nuôi
cát chiếm tỷ lệ 70-80%
- Độ mặn ổn định, dao
động từ 10-30‰
- Không bị ảnh hưởng
của nguồn nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp (tồn dư của thuốc bảo vệ
thực vật) và nước thải sinh hoạt...
2. Chuẩn bị bãi nuôi
Bãi triều sau khi được
quy hoạch hoặc trước khi thả giống, tùy theo điều kiện nền đáy, tính toán lịch
con nước thủy triều, người dân tiến hành vệ sinh, cải tạo mặt bãi. Đối với những
bãi nuôi có tỷ lệ bùn hoặc phù sa cao, nền
đáy chưa ổn định, cần tiến hành phun cát bổ sung đến mức hợp
lý (tỷ lệ cát bùn 80:20), rồi san bằng mặt bãi trước khi thả giống.
Những bãi cũ sau khi thu hoạch, có thể cày lật nền đáy kết hợp bón vôi bột với
lượng 10 kg/100 m2 và san bằng mặt bãi trước khi nước thủy triều
lên.
- Cắm
lưới (Politylen) vây xung quanh để bảo vệ, tránh ngao di chuyển ra khỏi bãi
nuôi khi nước triều lên hoặc ảnh hưởng của bão, lũ. Vây lưới chắn có thể làm
1 hoặc 2 lớp.
+ Vây chắn 1 lớp: Lưới
cao 0,8-1,2 m, ô mắt lưới = 5 mm; cọc tre hoặc cọc gỗ Φ
= 10 x 15, cao 2,5 m.
+ Vây chắn 2 lớp:
Lớp trong có tác dụng
ngăn không cho ngao di chuyển ra ngoài, cỡ ô mắt lưới = 5 mm, cao 0,8-1,2 m. Cọc
tre hoặc cọc gỗ để cố định lưới Ф = 8x10.
Lớp ngoài có tác dụng
phòng ngừa địch hại xâm nhập, chiều cao lưới 1,5-2 m, cỡ ô mắt lưới = 15-20 mm,
cọc cao 1,5-2,5 m, Φ = 10 x 15.
- Cách cắm vây lưới
Vùi lưới và cọc xuống
đất 60-70 cm, cách 2,5-3 m cắm 1 cọc cỡ nhỏ để nâng lưới lên từ 0,5-1 m (lớp
trong 0,5 m, ngoài 0,8-1 m), cách 3-5 m cắm 1 cọc cỡ lớn để căng lưới.
3. Chọn, thả giống
* Chọn giống: Ngao giống
kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị nhiễm
bệnh, có mùi tanh tự nhiên.
* Thời vụ nuôi: Có thể
thả nuôi quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 4-6 hoặc tháng 9-10 dương
lịch hàng năm.
* Cỡ giống thả:
- Đối với ương ngao
giống bãi triều: Cỡ giống 3-4 vạn con/kg, mật độ thả 3.000-5.000 con/m2;
- Đối với nuôi thương
phẩm: Mật độ thả 350 con/m2.
+ Đối với bãi triều
ít chịu ảnh hưởng của sóng gió (bãi êm), cỡ giống thả 1.000-2.000 con/kg.
+ Đối với bãi triều
sóng gió nhẹ, cỡ giống thả 800-1.000 con/kg.
+ Đối với bãi triều
sóng gió lớn, cỡ giống thả 200-500 con/kg.
- Cách thả giống:
Ngao giống sau khi vận
chuyển từ nơi khác về đưa vào nơi râm mát để cân bằng nhiệt độ trước khi thả xuống
bãi nuôi. Không thả giống khi trời đang mưa. Không nên để ngao trong bao qua
đêm, nếu gặp mưa, sau khi thả ngao sẽ hao hụt lớn.
Thời gian thả giống
vào sáng sớm hoặc chiều mát, bằng cách dùng thuyền chở ngao giống rắc đều lên mặt
bãi, cắm tiêu tránh thả chồng lên nhau, tốt nhất thả giống trước
khi triều lên ngập bãi.
4. Quản lý bãi nuôi
4.1. Xây dựng chòi
canh trên mặt bãi thuận tiện cho việc kiểm tra, quan sát bãi nuôi.
4.2. Hàng ngày trước
và sau khi triều xuống, kiểm tra bãi nuôi như nhiệt độ tăng cao (tháng 6-7 hàng
năm), độ mặn thấp hoặc ảnh hưởng của bão, lũ, các biểu hiện khác của ngao để có
biện pháp xử lý kịp thời.
4.3. Ngao thường có
hiện tượng di chuyển và tập trung mật độ cao ở chân vây, nhất là sau mỗi con nước
hoặc gió bão. Cần phải kiểm tra thường xuyên để san
thưa mật độ nuôi, tu sửa lại chân vây tránh thất thoát.
4.4. Hàng ngày, trước
khi triều xuống cần kiểm tra bãi nuôi và bắt các đối tượng địch hại tấn công
ngao như: cua, ốc,... trong bãi nuôi.
4.5. Thường xuyên vệ
sinh mặt bãi, chân vây lưới, tạo độ thông thoáng cho nước triều lên xuống làm
phong phú nguồn thức ăn cho ngao.
4.6. Hạn chế người,
gia súc đi vào khu vực bãi nuôi. San lấp các chỗ trũng đọng nước trên mặt bãi
tránh nhiệt độ tăng cao cục bộ gây chết ngao.
4.7 Định kỳ kiểm tra
chiều dài, trọng lượng và tỷ lệ sống của ngao để đánh giá tốc độ sinh trưởng.
4.8. Kiểm tra mật độ
ngao nuôi: Sử dụng khung gỗ hoặc kim loại kích cỡ 20 cm x 20 cm (400 cm2
hay 0,04 m2), xác định 5 điểm trên bãi nuôi (4 góc vây và điểm giữa
bãi nuôi), sử dụng khung đặt trên mặt bãi, đếm số ngao trong khung, sau đó tính
mật độ trung bình số ngao có trong khung, từ kết quả đó tính trung bình mật độ
ngao/m2.
Ví dụ: Tại vị trí góc
A1 thu được 20 con ngao trong khung; vị
trí góc A2 là 10 con; vị trí góc A3 là 15 con; vị trí góc A4 có 35 con; A5 vị
trí giữa vây nuôi 8 con. Trung bình
số ngao có trong khung (0,04 m2) là: (20+10+15+35+8): 5 = 17,6 con
Như vậy mật độ ngao
nuôi là: 17,6 x 1 : 0,04 = 440 con/m2.
5. Thu hoạch
- Đối với ương ngao
giống, sau thời gian nuôi 8-10 tháng tiến hành thu để chuyển sang bãi nuôi
thương phẩm hoặc xuất bán cho các cơ sở nuôi khác.
- Đối với nuôi ngao
thương phẩm: Sau thời gian từ 18-24 tháng nuôi, ngao đạt cỡ 60-80 con/kg tiến
hành thu hoạch.
- Thời gian thu tốt
nhất vào mùa xuân, thu dễ bảo quản.
- Phương pháp thu:
+ Thu thủ công: Dùng
cào để cào ngao, 01 người/ngày thu được 200-250 kg.
+ Thu bằng lưới kéo
trên thuyền máy: Thích hợp ở dải hạ triều, khi triều xuống kéo lưới nước cạn để
tiến lên. Khi thuyền vừa nổ máy, chân vịt quay nước chảy mạnh đưa ngao lẫn bùn
chảy vào lưới, bùn cát lọc đi còn lại ngao trong lưới, mỗi giờ thu được khoảng
500kg.
QUY TRÌNH: 02
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH
THỨC NUÔI
1. Điều kiện ao nuôi
- Ao có cống cấp và
thoát nước riêng biệt, đặt so le nhau, đáy ao bằng phẳng, hơi nghiêng về phía cống
thoát nước, cống thoát được đặt sát đáy, dễ tháo nước khi cải tạo.
- Chất đáy là bùn
cát, cát bùn hoặc đất thịt pha cát có chứa mùn hữu cơ.
- Bờ ao được gia cố
chắc chắn, cao hơn mực nước cao nhất trong năm > 0,5
m.
- Độ sâu mực nước ao
từ > 1,2 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi tôm:
+ pH 7,5-8,5 +
NH3 < 0,1 mg/l
+ Độ mặn 7-25‰ +
H2S < 0,05 mg/l
+ DO≥ 5 mg/l +
Nhiệt độ 26-32°C
+ NO2
≤ 1,0 mg/l +
Độ trong 30-45 cm
+ Độ kiềm 80-120 mg/l
2. Hình thức nuôi
Tại Thái Bình, chủ yếu
nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc nuôi quảng canh, xen ghép với các đối tượng
cua xanh, cá nước lợ các loại. Nuôi thâm canh áp dụng đối với cơ sở nuôi có điều
kiện hạ tầng đảm bảo.
II. CHUẨN BỊ AO NUÔI
1.
Cải tạo ao
1.1.
Cải tạo khô
- Áp dụng với những
ao tháo được kiệt nước, nền đáy không bị chua phèn.
B1:
Tát cạn ao
B2: Vệ
sinh rong, rêu, cỏ
B3: Tu sửa
bờ cống
B4: Vét
bùn loãng
B5: Bón
vôi (7-10 kg/100m2)
B6:
Phơi ao từ 1-2 tuần, tốt nhất khi nền đáy ao nứt
chân chim.
B7: Tạo
hang trú ẩn (sử dụng ống nhựa hoặc chà)
Lưu ý:
Những ao bị nhiễm phèn (pH thấp), không phơi ao.
1.2.
Cải tạo ướt
- Áp dụng với những
ao tù không tháo được kiệt nước hoặc đất xi phèn, các bước cải tạo cụ thể như
sau:
B1:
Rút cạn nước ao đến mức tối đa
B2: Vệ sinh rong,
rêu, tu sửa bờ cống
B3: Vét bùn chuyển ra
khỏi vùng nuôi
B4: Bón vôi 15 kg/100
m2 ngâm 5 ngày.
- Tác dụng của cải tạo
ao:
+ Diệt trừ các mầm bệnh
(ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút), ký chủ trung gian (tôm đất, cá, cua,
bề bề...) gây bệnh và cạnh tranh thức ăn của tôm.
+ Giải phóng các khí
độc (NH3, H2S) và dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất (nếu
có) trong ao từ vụ nuôi trước.
+ Phân hủy các hợp chất
hữu cơ, tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho tảo, động vật phù du phát triển
tạo thức ăn ban đầu cho tôm và ổn định môi trường nuôi.
+ Làm cho đáy ao tơi
xốp, tạo ra môi trường sống tốt nhất cho tôm sinh trưởng.
2. Lắp đặt quạt nước
Vị
trí đặt quạt nước cách bờ khoảng 1,5m.
Hai cánh quạt lắp đặt so le nhau với khoảng cách 40-60 cm. Tùy hình dạng, kích
thước ao để bố trí cánh quạt nước tạo được dòng chảy tốt nhất. Nên kết hợp giữa
cánh quạt nhựa và quạt lông nhím (tỷ lệ 1:1) vừa có tác dụng tạo dòng chảy vừa
tăng thêm khả năng cung cấp ôxy hòa tan trong ao. Số
lượng dàn quạt được bố trí như sau:
Diện
tích (m2)
|
Mật
độ (con/m2)
|
Số
lượng dàn cánh quạt
|
<
2.000
|
15-20
|
2
dàn (10 cánh quạt/dàn)
|
2.000-3.500
|
15-20
|
3
dàn (10 cánh quạt/dàn)
|
3.500-5.000
|
15-20
|
6
dàn (10 cánh quạt/dàn)
|
3. Chuẩn bị nước ao
nuôi
- Lựa chọn con nước
có độ mặn > 15‰, không bị ô nhiễm, lấy nước vào ao
chứa lắng qua túi lọc mắt dày để ngăn không cho
các đối tượng địch hại theo vào ao nuôi.
- Diệt tạp nước ao
nuôi bằng một trong các hóa chất sau:
+ Formalin: 10 ppm (1lít/100
m3 nước), phơi ao khoảng 3 ngày.
+ Thuốc tím (KMnO4):
Lượng 4-5g/m3, hoà tan 1g
thuốc/10 lít nước tạt đều trên mặt ao, phơi ao.
+ Chlorine 30g/m3
sục khí hoặc quạt nước 12-24 giờ.
+ Saponin 15-20
kg/1.000 m3, sau 4 ngày tiến hành thả tôm.
+ Các thuốc sát trùng
khác. Lượng dùng và liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
*Lưu ý:
Sau khi xử lý hoá chất, đặc biệt Chlorin
cần bố trí thời gian quạt nước hoặc Thiosulphate trung hòa
nước hết khí
Clo mới tiến hành gây màu nước.
- Gây màu nước:
+ Nước lấy vào ao với
mức ban đầu 0,6-0,8m, trong quá trình nuôi cấp bổ sung và duy trì mực nước tối
thiểu > 1,2 m.
+ Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của
nhà sản xuất hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m3 hay
phối trộn mật đường + cám gạo + bột đậu
nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng dùng 0,2-0,3 kg/100 m3
nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10 giờ sáng, tạo môi trường thuận lợi
cho sinh vật phù du trong nước phát triển làm thức ăn ban đầu cho thủy sản
nuôi, ổn định môi trường nước.
III. KỸ THUẬT NUÔI
1. Chọn thả giống
1.1.
Chọn giống
- Khuyến cáo lựa
chọn con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản. Cỡ giống P15, không dị hình (gẫy khúc, co thắt, vẹo
thân). Khi bơi, theo chiều nằm ngang, thân thẳng, đuôi xoè, ăngtel đóng mở hình
chữ V.
- Tôm bơi nhanh nhẹn,
bám thành chậu hoặc bơi thành đàn ngược chiều dòng nước.
- Khi có tác động đột
ngột về tiếng động, ánh sáng tôm phản ứng nhanh, lẩn tránh chướng ngại vật.
- Chiều dài thân đạt
1,2-1,5 cm, độ chênh lệch kích cỡ không
quá 10%.
- Thân màu xám tro,
đen, lưng màu xám bạc.
1.2.
Phương pháp kiểm tra chất lượng
con giống
a) Phương pháp sốc
formol
- Pha 2-2,2 ml Formol
(46%) vào chậu chứa 10 lít nước chứa tôm.
- Thả 100 Post vào chậu.
- Sau 1 giờ tỷ lệ sống
> 90%, tôm hoạt động bình thường là tôm khỏe.
b) Phương pháp sốc
độ mặn
- Chậu chứa nước lấy
từ ao nuôi có độ mặn khoảng 20‰, thả 40-50 Post.
- Lấy nước ngọt hạ độ
mặn trong chậu xuống còn 10‰ (nếu nước có độ mặn
dưới 15‰ hạ xuống 0‰) trong 10-15 phút.
- Nếu tôm chết <
10%, bơi ngược dòng nước là tôm khỏe.
c) Phương pháp kiểm
tra bằng kỹ thuật PCR (trong phòng
thí nghiệm)
1.3.
Thả giống
- Mùa vụ thả giống:
Sau tiết Thanh Minh, tập trung từ 15-30/4 hàng năm, khi thời tiết ổn định. Nuôi
01 vụ tôm sú Xuân Hè, luân canh cá rô phi gối sau vụ nuôi tôm sú hoặc kết hợp
nuôi xen cua xanh, cá nước lợ để cải thiện ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị.
- Mật độ thả:
+ Nuôi thâm canh: 25
con/m2.
+ Nuôi bán thâm canh:
10-15 con/m2.
+ Nuôi quảng canh,
xen ghép: Tôm sú 5-10 con/m2, sau 01 tháng thả tôm giống tiến hành
thả ghép cua xanh 0,3-0,5 con/m2, cá 0,2-0,3 con/m2.
- Hệ số
thức ăn ≤ 1,5.
(Nếu thả giống cỡ 2-3
cm thì số lượng thả bằng 70% lượng giống P15)
- Cách thả giống;
+ Thả ở nhiều vị trí
trong ao, đầu hướng gió để có sự phân bố đều về mật độ.
+ Thả vào lúc thời tiết
mát mẻ, từ 6-9 giờ sáng hoặc 5-7 giờ chiều.
+ Ngâm túi chứa tôm
trong ao từ 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi chứa tôm và nước
ao nuôi. Khi mở túi phải để nước ao nuôi vào trong túi để tôm tự bơi ra ao.
+ Tôm giống có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cơ quan chức năng kiểm dịch các bệnh theo quy định,
nên lấy tôm đã được thuần dưỡng từ 2-3 ngày tại địa phương để thích nghi với
môi trường nuôi.
2.
Chăm sóc, quản lý
2.1.
Cho ăn
- Sử dụng thức ăn
công nghiệp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho tôm sinh trưởng, hàm lượng
protein 35-42% (giai đoạn nhỏ nhu cầu protein lớn hơn và ngược lại). Chọn thức
ăn đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng, không ẩm mốc, không chứa thuốc kháng
sinh và các chất cấm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Kết hợp sử dụng thức
ăn tươi sống, như: don, dắt.
- Lượng thức ăn công
nghiệp:
Bảng 1: Tham khảo lượng
thức ăn công nghiệp cho tôm cân đối với trọng lượng
TT
|
Thể
trọng của tôm (gam/con)
|
Ngày
nuôi (ngày)
|
Tỷ
lệ thức ăn cho ăn
|
Ghi
chú
|
%
thể trọng ngày
|
Tính
cho 1 vạn tôm
(kg/vạn)
|
1
2
3
|
0,01
- 0,03
0,03
- 0,5
0,5
-2,4
|
1-5
5-15
15-30
|
100-75
75-10
10,0
- 8,0
|
0,1-0,23
0,6
- 1,3
0,24
- 0,5
|
Từ
P15
đến thời gian 1 tháng
|
4
5
|
2,4
- 5,0
5,0-
10,0
|
30-55
55
- 65
|
8,0
- 6,0
6,0
- 5,0
|
1,5
- 3,0
3,0
- 3,5
|
Sang
tháng thứ 2
|
6
7
8
|
10,0-
15,0
15,0-20,0
20,0
- 25,0
|
65-75
75-85
85-95
|
5,0
- 4,0
4,0
- 3,8
3,8
- 3,5
|
3,6-4,3
4,3
- 4,8
4,8
- 5,6
|
Sang
tháng thứ 3
|
9
10
|
25,0
- 30,0
30,0
- 35,0
|
95-105
105
- 120
|
3,5
- 3,0
3,0
- 2,5
|
5,6
- 6,0
6,1-75
|
Sang
tháng thứ 4
|
- Phương pháp xác định
mật độ, tỷ lệ sống, trọng lượng tôm nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn
cho phù hợp, cụ thể như sau:
+ Kiểm tra bằng chài:
Khi tôm nuôi được trên 1 tháng, 7-10 ngày/lần dùng chài kiểm tra ngẫu nhiên 3-5
điểm trong ao, căn cứ vào lượng tôm chài được để ước lượng tỷ lệ sống của tôm
trong ao (chài vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát).
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7m2, sau
3 lần chài thu được 250 con có tổng trọng lượng bằng 4.750 g.
Như vậy:
+ Số tôm trong ao là:
[250 : (3 x 7)] x 5.000 = 59.524 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể tôm là: 4750 : 250 = 19 g/con
+ Trọng lượng tôm
trong ao là: 19 x 59.524 =1.130.956 g (1.131 kg).
Từ trọng lượng đàn
tôm trong ao có thể tính được tỷ lệ thức ăn công nghiệp theo Bảng 1.
+ Kiểm tra bằng sàng
ăn (vó): Sau khi cho ăn 2 giờ đối với tôm dưới
10 g/con (2-3 tháng nuôi) và sau 1 giờ đối với tôm cỡ 20 g/con trở lên (trên 3
tháng nuôi).Nếu thức ăn trong sàng hết thì tăng 10% lượng
thức ăn lần sau, nếu thừa >
20 % thức ăn thì giảm đi 10% lượng thức ăn lần sau.
* Lưu ý:
- Khi thấy tôm lột
xác nhiều hoặc kích thích tôm lột xác giảm khoảng 30% lượng thức ăn hàng ngày
trong vòng 2 ngày, sau đó tăng trở lại bình thường.
- Hàng ngày kết hợp
kiểm tra độ no của tôm, như: No vừa, no căng, đói, thời tiết mưa lớn, nước đục
hoặc nhiệt độ nước cao hơn 32-33°C, chất
đáy có dấu hiệu ô nhiễm..., cần điều chỉnh lượng thức ăn tôm cho phù hợp với
tình hình thực tế, hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nuôi.
- Thời gian cho ăn
tùy theo hình thức nuôi: Nuôi thâm canh cho tôm ăn 4-6 lần/ngày, nuôi bán thâm
canh cho ăn từ 3-4 lần/ngày, nuôi xen ghép cho ăn 1-2 lần/ngày (5h, 9h, 14h,
18h, 22 h hàng ngày).
Điều chỉnh lượng thức
ăn vào buổi sáng và tối nhiều hơn buổi trưa. Khi cho ăn rải đều quanh ao để tôm
tiếp xúc được với thức ăn. Tháng đầu, tôm còn nhỏ, thức ăn kích thước nhỏ dễ bị
trôi, bay nên trộn thức ăn với nước, bổ sung men tiêu hóa, khoáng vi lượng...
cho tôm ăn được dễ dàng, ít thất thoát.
2.2.
Quản lý môi trường
2.2.1. Thêm, thay nước
- Định kỳ hoặc khi nước
ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm tiến hành thay 20-30% lượng nước trong ao; thường
xuyên cấp bù nước vào ao nuôi đảm bảo mực nước tối
thiểu 1,2m. Nước trước khi cấp phải được kiểm tra chất lượng tránh gây sốc cho
tôm.
- Sau khi thêm, thay
nước hoặc từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, định kỳ 10-15 ngày/lần sử dụng chế phẩm
vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi.
2.2.2. Điều chỉnh pH
Duy trì ổn định sự
phát triển của tảo trong ao nuôi, không để pH biến động ngoài ngưỡng thích hợp
(< 7,5 hoặc >
8,5). Định kỳ 10 ngày/lân bón vôi CaCO3,
Dolomite để tăng hệ đệm duy trì pH ở mức độ thích hợp
nhất cho tôm sinh trưởng, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2.3. Quản lý độ
trong
- Độ trong là biểu hiện
của chất lượng màu nước, màu của nước thể hiện lượng sinh vật phù du trong nước
nhiều hay ít. Ao có chất lượng nước tốt, thường có màu xanh nõn chuối hoặc vàng
nâu, độ trong từ 35-45 cm.
- Khi độ trong thấp
dưới 25 cm, nước có màu xanh đậm hoặc nâu đỏ do
tảo lam, tảo giáp phát triển mạnh, môi trường có chiều hướng xấu đi, cần tiến
hành thay nước từ 20- 30% lượng nước trong ao kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh,
xen kẽ bón vôi Dolomite 7- 10 kg/1.000m3 vào ban đêm để cân bằng hệ
đệm và pH.
- Nếu độ trong >
50 cm, tảo phát triển kém, rong đáy có nguy cơ phát triển mạnh
ảnh hưởng đến hoạt động của tôm, tiến hành gây lại màu nước bằng một trong các
loại như phân gây tảo hoặc phân trùn quế 1,5-2 kg/100 m3 kết hợp bón
vôi Dolomite 5-7 kg/1.000 m3. Lưu ý trước khi bón cần thay 10-15% lượng
nước trong ao để bổ sung hàm lượng muối dinh dưỡng cho tảo phát triển.
- Khi màu nước trong
ao đục do đất sét (thường sau mưa lớn) do đất sét trên bờ chảy xuống, kết hợp
pH giảm. Dùng vôi CaCO3 và
Dolomite bón xuống ao với lượng 5-7 kg/1.000
m3, hoà nước tạt khắp mặt và bờ ao, nếu có
điều kiện thay 10-15% nước ao nuôi; hoặc
dùng Zeolite bón xuống ao để hạn chế độ đục
do đất sét gây ra, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2.4. Điều chỉnh ôxy
hoà tan
- Lượng ôxy hoà tan
trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sống của tôm (đặc
biệt ở ao nuôi
công nghiệp có mật độ cao), yêu cầu hàm lượng ôxy >
5 mg/lít. Ôxy trong ao nuôi bị
tiêu hao do phân hủy các chất vẩn hữu cơ chiếm 50-70%,
sinh vật phù du 20-45% chỉ có 2-3 % là do tôm tiêu thụ. Nếu lượng ôxy thiếu,
tôm sẽ nổi đầu và
chết, ngược lại thừa ôxy sẽ sinh bệnh bọt khí ở mang.
- Kiểm soát ôxy hoà
tan theo 3 phương pháp sau:
+ Lắp đặt hệ thống quạt
nước và sục khí bổ sung hàm lượng ôxy vào trong nước, giúp nước ao nuôi được tuần
hoàn, tạo điều kiện để tôm lột xác và gom thức
ăn dư thừa tập trung vào một điểm, thuận lợi để xi phon hút đưa ra khỏi ao
nuôi. Tăng cường quạt nước từ 10 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, những
ngày thời tiết nắng nóng hoặc mưa lớn tránh hiện tượng
phân tầng nước ao nuôi.
+ Kiểm soát mật độ
sinh vật phù du ở mức độ tối ưu.
+ Giảm tối thiểu các
chất hữu cơ dư thừa bằng sử dụng chế phẩm vi sinh.
2.2.5 Quản lý nhiệt độ
nước
- Tôm là động vật biến
nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Do đó, nhiệt độ
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và khả năng
bắt mồi của tôm, khoảng nhiệt độ thích ứng của tôm từ 25-30°C. Trong khoảng nhiệt
độ thích hợp ở ngưỡng cao thì hoạt động bắt mồi và trao đổi chất càng nhanh,
tôm sinh trưởng tốt. Khi nhiệt độ cao vượt quá ngưỡng, lượng ôxy hoà tan có xu
hướng giảm do sự phân giải các chất hữu cơ tăng.
- Để hạn chế sự biến
động nhiệt độ nước trong ngày cần lưu ý:
+ Giữ mực nước ao
nuôi tối thiểu từ 1,2 m trở lên.
+ Ở những ao có mực
nước quá thấp, cần thiết kế mương xung quanh hoặc giữa ao để làm nơi trú an cho
tôm trong giai đoạn nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao (đầu
và giữa vụ nuôi), không rải thức ăn vào mương trú ẩn
tránh gây ô nhiễm môi trường.
2.2.6 Quản
lý độ mặn
- Độ mặn của nước ảnh
hưởng đến sinh trưởng của tôm, đến quá trình lột xác và điều hoà áp
suất thẩm thấu tế bào. Độ mặn thấp, tôm sú mau lớn nhưng vỏ mỏng dễ
mắc bệnh và ngược lại.
Ở mỗi giai đoạn phát
triển của tôm có yêu cầu độ mặn khác nhau, ở Thái Bình đầu vụ nuôi độ mặn trung
bình 12-18‰ (khu vực bãi ngang), 8-12‰ (khu
vực cửa sông) tương đối phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của tôm giống (P15),
tuy nhiên tôm phải được thuần hóa trước khi thả); giữa và cuối vụ nuôi (tháng
7-8) mùa mưa độ mặn giảm thấp dưới 12‰.
- Để khắc phục độ mặn
biến động lớn do thời tiết gây ra: Trước hoặc sau mưa lớn
sử dụng vôi nông nghiệp lượng 2-3 kg/100 m3
hòa nước tạt đều trên bờ và mặt ao để ổn định pH
trong nước. Khi mưa lớn kéo dài thực hiện xả tràn nước tầng mặt, đồng thời dung
máy quạt đảo nước tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi gây thiếu
ôxy tầng đáy. Có thể cấp bù muối, nước mặn vào
ao nuôi để đảm bảo độ mặn trên 5‰.
2.2.7 Quản lý khí độc
(NH3, H2S, NO2)
- Khí độc ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của tôm, giới hạn cho phép H2S <
0,05 mg/lít, NH3 < 0,1
mg/lít, NO2 <
1,0 mg/l. Khí độc thường xuất hiện cuối vụ nuôi (tháng thứ
3-4) do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, các chất thải của
tôm và tảo chết.
- Để khắc phục khí độc
trong ao:
+ Hạn
chế lượng thức ăn dư thừa bằng cách theo dõi sức ăn của tôm để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp, sử dụng thức ăn có chất lượng tốt để tôm sử dụng hiệu quả
cao.
+ Cải tạo đáy ao đúng
yêu cầu kỹ thuật (vét bùn, chất thải bẩn trong ao từ những vụ nuôi trước, nước
trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý đạt yêu cầu).
+ Tăng cường quạt nước,
khục khí cung cấp đủ nhu cầu ôxy hoà tan trong nước, hạn chế vi khuẩn yếm khí
phát triển làm tăng khí độc ở đáy ao; đồng
thời dùng các chế phẩm vi sinh như EM,... để phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
Chú
ý: Thức ăn, thuốc, hóa chất chế phẩm
sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử
dụng trong quá trình nuôi nằm trong
Danh mục được phép lưu
hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
3. Thu hoạch
Sau thời gian trên 4
tháng nuôi, tôm sú thương phẩm đạt trọng lượng >
25g/con. Căn cứ nhu cầu tiêu thụ và giá thị trường, người dân có thể thu hoạch
toàn bộ hoặc thu tỉa tôm đạt trọng lượng lớn trước.
QUY TRÌNH: 03
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1. Chuẩn bị ao ương,
ao nuôi
Hệ thống ao nuôi tôm
thẻ chân trắng nên được thiết kế đồng bộ từ ao chứa lắng, ao xử lý, ao
ương, ao nuôi, lắp đặt hệ thống nhà màng che phủ nilon mùa đông, che phủ lưới
lan mùa hè để duy trì ổn định nhiệt độ, môi trường nuôi, chủ
động kiểm soát và điều chỉnh môi trường, tăng mùa vụ nuôi,
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; dễ dàng áp dụng
các quy trình và công nghệ mới (chi phí đầu tư lớn).
Sơ
đồ bố trí hệ thống ao nuôi tôm thẻ
- Ao được thiết kế
hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật (ao hình vuông hoặc hình chữ nhật góc
ao được bo tròn), bờ và đáy ao xây hoặc phủ bạt kiên cố, cao hơn mực nước cao
nhất trong năm 0,5 m, có cống cấp và thoát nước chủ động; độ sâu mực nước từ
1,2-1,5 m. Ao được lắp đặt hệ thống quạt nước, sục khí đảm bảo cung cấp đầy đủ
ôxy.
- Chuẩn bị nhà màng:
Nhà màng được xây dựng trên ao ương, ao nuôi theo hình chóp nón,
giữa ao có một trụ chính, xung quanh ao cắm trụ
bê tông hoặc sắt cao khoảng 20 cm so với mặt đất và
cách nhau khoảng 30 cm. Dây cáp sắt có đường kính 3 mm được nối từ các đinh chốt
cáp xung quanh ao đến đỉnh cột trụ chính ở giữa ao,
độ dốc khoảng 8-10%, trên và xung quanh ao phủ kín nilon hoặc lưới lan.
2. Cải tạo ao ương,
ao nuôi
Bước 1: Tháo/hút cạn
nước ao nuôi, ao chứa; vệ sinh bờ và xung quanh khu vực ao, dồn chất thải về hố
ga (cống thoát) để xả ra khu chứa chất thải.
Bước 2: Tu sửa bờ cống,
bạt lót, vá, hàn những chỗ bị rách.
Bước 3: Phơi đáy 3-5
ngày
Bước 4: Sử dụng một
trong các loại hóa chất như Chlorine, Iodine, Formol,... xử lý mầm bệnh và các
vi sinh vật trong ao. Lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Lắp đặt hệ thống
quạt nước
Bảng
1: Số lượng máy quạt nước trong ao
Diện
tích ao
(m2)
|
Mật
độ (con/m2)
|
Số
lượng dàn quạt
|
Số
lượng dàn quạt lông nhím
|
Ghi
chú
|
1.000
|
60-80
|
2
dàn (10 cánh/dàn)
|
2
|
Tốc
độ vòng quay > 120 vòng/phút
|
80-120
|
2
dàn (15 cánh/dàn)
|
2
|
3.000
|
60-80
|
4
dàn (10 cánh/dàn)
|
2
|
80-120
|
4
dàn (15 cánh/dàn)
|
2
|
5.000
|
60-80
|
6
dàn (15 cánh/dàn)
|
2
|
80-120
|
6
dàn (15 cánh/dàn)
|
3-4
|
Đối với ao ương, sử dụng
hệ thống sục khí để cung cấp ôxy cho tôm.
4. Lấy nước, xử lý nước
- Nước lấy vào ao chứa
lắng qua túi lọc mắt dày để loại bỏ cá tạp, vẩn rác.
- Chạy quạt liên tục
2-3 ngày (4-6 giờ/ngày) để kích thích trứng các đối tượng tôm, cá tạp nở thành ấu
trùng. Sau đó sử dụng Chlorine, Iodine hoặc các chất diệt khuẩn khác trong danh
mục được phép lưu hành để diệt khuẩn. Sau 5-7 ngày trung hòa Chlorine trong nước,
chuyển sang ao xử lý trước khi cấp vào ao ương, nuôi.
Trước khi thả giống sử
dụng chế phẩm vi sinh, khoáng chất điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường, kiểm tra
chất lượng nước đạt yêu cầu theo bảng 2:
Bảng
2: Chỉ tiêu chất lượng nước khi thả giống
Chỉ
tiêu
|
Ngưỡng
thích hợp
|
pH
|
7,5-8,5
|
Ôxy hòa tan (DO,
mg/l)
|
≥
5
|
Độ mặn (‰)
|
7 ÷
25
|
Độ kiềm (mg/l)
|
100
÷ 200
|
Độ trong (cm)
|
35-45
|
Màu nước
|
Màu
vàng rơm hoặc xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt là đạt yêu cầu
|
5. Thả giống
5.1
Mùa vụ nuôi
Tôm thẻ chân trắng có
thể thả nuôi 3-4 vụ trong năm. Đối với cơ sở không đầu tư nhà màng khuyến cáo
nuôi 1-2 vụ/năm.
- Vụ 1: Tháng 4 đến
tháng 7 (Thả giống sau tiết Thanh Minh).
- Vụ 2: Tháng 8 đến
tháng 10 hàng năm.
- Vụ 3: Đối với những
hộ có nhà màng, thời gian nuôi từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau.
- Vụ 4: Từ tháng 1 đến
tháng 4
5.2.
Chọn, thả giống
a. Chọn tôm giống.
Khuyến cáo lựa chọn
con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản. Tôm giống cỡ P12
được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
b. Mật độ và phương
pháp thả giống
- Mật độ nuôi:
+ Nuôi tôm hai giai
đoạn: Giai đoạn ương mật độ 1.000-1.500 con/m2; giai đoạn nuôi
thương phẩm 100-300 con/m2.
+ Nuôi thâm canh: 100
- 120 con/m2.
+ Nuôi bán thâm canh:
60-80 con/m2.
- Hệ số thức ăn ≤
1,3.
- Cỡ giống thả: Từ P9-12 ương
lên cỡ P35-40
chuyển sang ao nuôi thương phẩm.
- Phương pháp thả giống:
+ Nên chọn tôm giống
đã được thuần dưỡng độ mặn phù hợp, dễ thích nghi được với môi nuôi. Thả vào
lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không thả vào lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa, nhiệt
độ cao (trước khi thả giống mở sục khí để làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong
nước ao nuôi).
+ Ngâm túi chứa tôm
trong ao từ 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi chứa tôm và nước
ao nuôi. Khi mở túi để nước ao nuôi vào trong
túi tôm tự bơi ra ao.
+ Tôm giống thả ở nhiều
vị trí trong ao để có sự phân bố đều về mật độ, thả đầu hướng gió.
6. Chăm sóc quản lý
tôm nuôi
6.1.
Thức ăn và quản lý cho ăn
- Sử dụng thức ăn
công nghiệp với hàm lượng đạm từ 30-42% tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của
tôm. Chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng, không
ẩm mốc,
không chứa thuốc kháng sinh và các chất cấm theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Định kỳ bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn
vào thực để tăng sức đề kháng cho tôm, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
a. Lượng thức ăn
Tùy theo từng giai đoạn
nuôi tính toán lượng thức ăn phù hợp, cụ thể tham khảo
bảng sau:
Bảng
3: Tham khảo lượng thức ăn cho tôm giai đoạn
ương giống
(Đơn
vị: kg/100.000
Postlarvae)
Ngày
thứ
|
Lần
1
|
Lần
2
|
Lần
3
|
Lần
4
|
Tổng
thức ăn /ngày
|
1
|
0,125
|
0,125
|
0,125
|
0,125
|
0,50
|
2
|
0,163
|
0,163
|
0,163
|
0,163
|
0,65
|
3
|
0,200
|
0,200
|
0,200
|
0,200
|
0,80
|
4
|
0,238
|
0,238
|
0,238
|
0,238
|
0,95
|
5
|
0,275
|
0,275
|
0,275
|
0,275
|
1,10
|
6
|
0,313
|
0,313
|
0,313
|
0,313
|
1,25
|
7
|
0,350
|
0,350
|
0,350
|
0,350
|
1,40
|
8
|
0,388
|
0,388
|
0,388
|
0,388
|
1,55
|
9
|
0,425
|
0,425
|
0,425
|
0,425
|
1,70
|
10
|
0,463
|
0,463
|
0,463
|
0,463
n
|
1,85
|
11
|
0,513
|
0,513
|
0,513
|
0,513
|
2,05
|
12
|
0,563
|
0,563
|
0,563
|
0,563
|
2,25
|
13
|
0,613
|
0,613
|
0,613
|
0,613
|
2,45
|
14
|
0,663
|
0,663
|
0,663
|
0,663
|
2,65
|
15
|
0,713
|
0,713
|
0,713
|
0,713
|
2,85
|
16
|
0,763
|
0,763
|
0,763
|
0,763
|
3,05
|
17
|
0,813
|
0,813
|
0,813
|
0,813
|
3,25
|
18
|
0,863
|
0,863
|
0,863
|
0,863
|
3,45
|
19
|
0,913
|
0,913
|
0,913
|
0,913
|
3,65
|
20
|
0,963
|
0,963
|
0,963
|
0,963
|
3,85
|
21
|
1,013
|
1,013
|
1,013
|
1,013
|
4,05
|
22
|
1,063
|
1,063
|
1,063
|
1,063
|
4,25
|
23
|
1,113
|
1,113
|
1,113
|
1,113
|
4,45
|
24
|
1,163
|
1,163
|
1,163
|
1,163
|
4,65
|
25
|
1,213
|
1,213
|
1,213
|
1,213
|
4,85
|
Tổng
|
65,00
|
Sau thời gian ương 20-25
ngày, tôm đạt cỡ khoảng 2,0g/con,
người nuôi kiểm tra tôm và sàng ăn để xác định tỷ lệ sống, sức
khỏe của tôm, trọng lượng trung bình để chuẩn
bị chuyển tôm
sang ao nuôi. Chuyển tôm bằng đường ống dẫn nước xả
trực tiếp tôm từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm hoặc dùng lưới thu tôm chuyển
nhanh sang ao nuôi thương phẩm.
Lượng thức ăn từ
tháng nuôi thứ 2 trở đi: Khối lượng thức ăn sử dụng bằng 3% tổng khối lượng
tôm có trong ao.
Hàng ngày theo dõi sàng ăn (vó), nếu hết
thức ăn thì tăng khoảng 10% ở lần sau. Ngược lại nếu thừa thức
ăn trong sàng thì cắt giảm 5%
thức ăn ở lần sau và tăng, giảm thức ăn theo biến động của môi trường nước, thời
tiết, tôm lột xác
tương tự như đối với nuôi tôm sú.
* Một số yếu tố ảnh
hưởng đến sức ăn của tôm
- Chất lượng nước
nuôi kém, đáy ao ô nhiễm;
- Tôm lột xác;
- Mưa lớn, nắng nóng,
trời âm u kéo dài;
- Tôm có dấu hiệu bị
bệnh.
b. Phương pháp cho ăn
B1: Tắt máy quạt nước.
B2: Rải thức ăn xung
quanh bờ (cách bờ 1-2 m).
B3: Cho thức ăn vào
sàng ăn (lượng bằng 2% tổng lượng thức ăn).
B4: Sau 1 giờ cho ăn,
kiểm tra sàng ăn.
B5: Bật máy quạt nước.
6.2.
Quản lý môi
trường nước ao nuôi
Bảng
4: Ngưỡng thích hợp và tần suất kiểm tra các yếu tố môi trường
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Ngưỡng
thích hợp
|
Tần
suất đo
|
Thời
gian đo
|
1
|
pH
|
-
|
7,5-8,5
|
Hàng
ngày
|
6-7
và 13-15h
|
2
|
DO
|
mg/l
|
≥
5
|
Hàng
ngày
|
4
-6h
|
3
|
Độ mặn
|
‰
|
7-25
|
3-7
ngày/lần
|
6-7h
|
4
|
Độ kiềm
|
mg/l
|
100-200
|
3-5
ngày/lần
|
9
h
|
5
|
Độ trong
|
cm
|
35-45
|
Hàng
ngày
|
9
h
|
6
|
NH3
|
mg/l
|
≤0,1
|
3-5
ngày/lần
|
|
7
|
H2S
|
mg/l
|
≤0,05
|
3-5
ngày/lần
|
|
8
|
NO2
|
mg/l
|
≤1,0
|
Hàng
ngày
|
6-7
và 13-15h
|
Bảng
5. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm nuôi và cách điều chỉnh
Yếu
tố môi trường
|
Giá
trị vượt ngưỡng
|
Nguyên
nhân
|
Ảnh
hưởng đến tôm nuôi
|
Biện
pháp xử lý
|
Nhiệt
độ (°C)
|
>
30
|
- Nắng kéo dài nhiệt
độ trên 37°C
- Mực nước trong ao
thấp hơn 1,2 m
|
- Tôm giảm ăn
- Tôm có chiều hướng
ở sát đáy
|
- Dừng hoặc giảm
cho ăn
- Đảm bảo độ sâu mực
nước từ 1,2-1,5 m.
- Tăng số lượng quạt
và kéo dài thời gian quạt
|
<
22
|
- Gió mùa
|
- Tôm giảm ăn
- Tôm có chiều hướng
ở sát đáy
|
- Giảm lượng thức
ăn tương ứng
- Nâng mực nước ao
lên 1,2-1,5 m
|
pH
|
>
8,5 hoặc dao động trong ngày quá 0,5
|
- Mưa lớn
- Màu nước đậm
|
- Tôm giảm ăn hoặc
hoạt động khác thường
- Màu nước đậm, hoặc
đang đậm đột ngột giảm
|
- Dùng mật đường kết
hợp với chế phẩm sinh học để hạ pH
- Kiểm tra thức ăn
thừa để giảm lượng thức ăn tương ứng
- Sử dụng chế phẩm
sinh học để làm sạch đáy ao (hoặc xi phông đáy)
|
<
7,5 hoặc dao động trong ngày quá 0,5
|
- Chất đáy chua
phèn
- Tảo trong ao kém
phát triển
|
- Tôm giảm ăn hoặc
hoạt động khác thường
- Nước mất màu, nước
trong
|
- Sử dụng CaCO3
hoặc CaO (nếu pH xuống quá thấp).
- Sử dụng chế phẩm
sinh học để tăng lượng tảo trong ao
- Kiểm tra thức ăn
dư thừa để giảm lượng thức ăn tương ứng
|
Ôxy
hòa tan (mg/l)
|
<
5
|
- Tảo tàn
- Đáy ao có khí độc
- Mật độ nuôi cao
|
- Tôm giảm ăn
- Tôm bơi sát mặt
nước
- Mang màu hồng
hoặc đen
|
- Cấp cứu bằng viên
ôxy khẩn cấp
- Tăng số lượng và
kéo dài thời gian chạy quạt nước
- Dùng Zeolite hấp
thụ khí độc hoặc vi sinh để xử lý đáy
|
Độ
mặn (‰)
|
>
35 hoặc dao động trong ngày quá 5
|
- Độ mặn nước nuôi cao
-
Nắng nóng kéo dài
|
- Tôm cứng vỏ, chu
kỳ lột xác kéo dài
- Dễ bị bệnh phát
sáng
|
- Bổ sung thêm nước
ngọt để hạ độ mặn
- Bổ sung Vitamin,
khoáng chất tăng cường sức đề kháng
|
<
5 hoặc dao động trong ngày quá 5
|
- Độ mặn nước nuôi
thấp
- Mưa lớn kéo dài
|
- Tôm mềm vỏ
- Rong tảo nước ngọt
phát triển
|
- Bổ sung thêm nước
mặn; hoặc bổ sung muối đối với ao nhỏ
- Bổ sung Vitamin,
khoáng chất tăng cường sức đề
kháng
|
Độ
kiềm (mg/l)
|
>
200
|
Nguồn nước, chất đất
có độ kiềm cao
|
- Vỏ cứng, có các đốm
trắng trên vỏ tôm
- Chu kỳ lột xác
kéo dài
|
- Thay khoảng 30%
lượng nước trong ao
|
<
80
|
- Địa chất ao nuôi
có độ axit cao
- Ao có nhiều nhuyễn
thể hoặc rong
- Tôm lột xác nhiều
|
Tôm bị mềm vỏ, chậm
lớn, giảm ăn
|
- Bón vôi Dolomite
hoặc CaCO3 lượng 2-3 kg/100m3
nước ao
- Bổ sung khoáng chất
|
Độ
trong (cm)
|
>
45
|
- pH giảm
- Tảo trong ao thấp
|
- Tảo đáy phát triển,
nguồn dinh dưỡng tự nhiên thấp.
|
- Dùng chế phẩm
sinh học hoặc mật mía, cám gạo để tăng lượng tảo trong ao
- Bổ sung Vitamin,
khoáng chất tăng cường sức đề kháng
|
<
30
|
Mật độ tảo cao hoặc
có nhiều chất rắn lơ lửng trong ao
|
- Ảnh hưởng đến hô
hấp của tôm
|
- Thay 30% nước
trong ao
- Tăng thời gian quạt
nước
- Nếu có nhiều chất
rắn lơ lửng, sử dụng chế phẩm sinh học để phân giải, làm sạch nước ao
|
Khí
độc
|
|
- Bùn đáy nhiều
- Lượng thức ăn dư
thừa lớn
|
- Tôm giảm ăn
- Hoạt động nhiều ở
tầng mặt
- Khi nồng độ quá
cao có thể gây chết tôm
|
- Hạn chế
thức ăn dư thừa
- Duy trì pH ổn định
và trong giới hạn cho phép
- Dùng chế phẩm
sinh học EM, Zeolite hấp thụ khí độc
- Tăng cường quạt khí
để phân giải chất hữu cơ
|
* Chú ý: Thức ăn, thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong
quá trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
7. Thu hoạch
Sau thời gian trên 3
tháng nuôi, tôm đạt cỡ thương phẩm ≤ 50 con/kg. Căn cứ nhu cầu tiêu thụ và giá
thị trường người dân tiến hành thu hoạch toàn bộ sản phẩm.
QUY TRÌNH: 04
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI CÁ NƯỚC LỢ
(Cá
song, cá vược, cá hồng
Mỹ, cá đối, cá chim)
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH
THỨC NUÔI
1. Điều kiện nuôi
- Diện tích ao đầm từ
500-5.000m2, tốt nhất 2.000-3.000 m2.
- Độ mặn dao động từ
5-30‰.
- Chất đáy cát bùn,
bùn cát. Ao có cống cấp, thoát nước chủ động, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất
trong năm 0,5 m.
- Ao gần đường giao
thông thuận tiện cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và cá thương phẩm.
2. Hình thức nuôi
Tùy theo điều kiện cụ
thể của từng hộ để lựa chọn hình thức nuôi phù hợp, nuôi theo hình thức thâm
canh, bán thâm canh thường cho năng suất cao nhưng chi phí đầu tư lớn; nuôi quảng
canh cải tiến năng suất thấp.
II. KỸ THUẬT NUÔI
1. Cải tạo ao
1.1.
Cải tạo khô
- Áp dụng với những
ao tháo được kiệt nước, nền đáy không bị chua phèn.
B1:
Tát cạn ao
B2: Vệ
sinh rong, rêu, cỏ
B3: Tu sửa
bờ cống
B4: Vét
bùn loảng
B5: Bón
vôi (7-10 kg/100m2)
B6:
Phơi ao từ 1-2 tuần, tốt nhất khi nền đáy ao nứt chân chim.
B7: Tạo
hang trú ẩn (sử dụng ống nhựa hoặc chà)
Lưu
ý: Những ao bị nhiễm phèn (pH thấp), không phơi ao.
1.2.
Cải tạo ướt
- Áp dụng với những
ao tù không tháo được kiệt nước hoặc đất xì phèn, các bước cải tạo cụ thể như
sau:
B1: Rút cạn nước ao đến
mức tối đa
B2: Vệ sinh rong,
rêu, tu sửa bờ cống
B3: Vét bùn chuyển ra
khỏi vùng nuôi
B4: Bón vôi 15 kg/100
m2 ngâm 5 ngày.
- Tác dụng của cải tạo
ao
+ Diệt trừ các mầm bệnh
(ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút), ký chủ trung gian (tôm, cá, cua,
bề bề...).
+ Giải phóng các khí
độc (NH3, H2S) và dư lượng hóa chất, kháng sinh có trong
ao từ vụ nuôi trước.
+ Phân hủy các hợp chất
hữu cơ, tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho tảo,
động vật phù du phát triển tạo môi trường ổn định cho thủy sản nuôi sinh trưởng.
+ Làm cho đáy ao tơi
xốp, cá sinh trưởng tốt hơn.
2. Chuẩn bị nước ao
nuôi
- Lựa chọn con nước
có độ mặn > 15‰, không bị ô nhiễm, lấy nước vào ao
chứa lắng qua đăng chắn hoặc túi lọc để ngăn không cho các đối tượng địch hại
theo vào ao nuôi.
- Gây màu nước: Nước
lấy vào ao với mức ban đầu 0,6-0,8m, trong quá trình nuôi cấp bổ sung và duy
trì mực nước đạt > 1,2 m. Gây màu nước bằng phân gây tảo
có bán trên thị trường, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng cách phối
trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng
dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10
giờ sáng. Khi nước có màu xanh nõn chuối tiến
hành thả giống.
Đối với ao nuôi cá
song, cá vược, hồng Mỹ, sau khi gây màu nước có thể thả
cá rô phi sinh sản vào để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá sau này.
3. Chọn, thả giống
3.1.
Mùa vụ nuôi
Có thể nuôi quanh
năm, tập trung từ tháng 4-12 hàng năm.
3.2.
Chọn giống
-
Khuyến cáo lựa chọn con giống tại các cơ
sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Cỡ
cá đồng đều, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không bị xây xát và được kiểm dịch
các bệnh theo quy định.
- Cỡ giống thả
+ Cá song ≥10 cm/con
+ Cá vược ≥12 cm/con
+ Cá hồng Mỹ ≥10
cm/con
+ Cá chim vây vàng ≥
8 cm/con
+ Cá đối ≥ 3 cm/con
3.3
Mật độ nuôi
- Cá song: 1 con/m2.
- Cá vược, hồng Mỹ:
1,5 con/m2. Trong điều kiện tỉnh Thái Bình, khuyến cáo nuôi mật độ
1-1,5 con/m2.
- Cá đối: 2-3 con/m2
- Cá chim vây vàng: 3
con/m2.
3.4.
Hệ số thức ăn
- Cá song ≤ 2 (Cá tạp
≤ 7,5)
- Cá vược ≤1,5 (Cá tạp:
≤ 5)
- Cá hồng Mỹ ≤1,5
- Cá đối mục ≤ 2
- Cá chim ≤ 1,5.
* Cách thả giống: Ngâm
túi chứa cá xuống ao 15-20 phút để cân bằng nhiệt
độ. Tắm cho cá bằng thuốc tím hoặc Iodine với lượng 10g/100m3
nước trong 2-3 phút, thả từ từ để cá quen với môi trường ao nuôi.
4. Chăm sóc, quản lý
4.1.
Cho ăn
- Thức ăn cho cá
song, cá vược, cá hồng Mỹ gồm các loại cá tạp tươi, sạch,
không ươn thối, không nhiễm bệnh, tốt nhất là sử dụng cá tạp biển. Có thể bổ
sung thức ăn công nghiệp tập cho cá ăn quen từ giai đoạn nhỏ (Hàm lượng protein
trong thức ăn công nghiệp cho cá song >
42%; cá vược, hồng Mỹ ≥ 35%). Đối với cá chim vây vàng, cá đối,
sử dụng thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm trên 35%, còn hạn sử dụng, không bị ẩm
mốc, trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Phương pháp cho ăn:
+ Cá tạp rửa sạch,
băm nhỏ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn được cho vào các
sàng ăn kích cỡ 1m x 1m.
+ Lượng cho ăn
cá tạp từ 5-10%, thức ăn công nghiệp 3-5% trọng lượng thân;
+ Thời gian cho ăn: 2
tuần đầu cho ăn 3-4 lần/ngày (lúc 7h, 11h,
16h); sau 2 tuần đến hết tháng nuôi thứ 2 cho ăn 2 lần/ngày (lúc 8h và 16h); từ
tháng thứ 3 trở đi cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều.
+ Kiểm tra lượng thức
ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp, khi nhiệt độ <
20°C và > 35°C giảm 15-20% lượng thức ăn.
Kiểm tra tốc độ sinh
trường: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), từ đó xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng cá có trong ao để điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Ví dụ: Ao diện tích
5.000 m2, miệng chài rộng 7 m2, sau 3 lần chài thu được
100 con có tổng trọng lượng bằng 20.000 g.
Như vậy:
+ Số cá trong ao
là:[100 : (3 x 7)] x 5.000 = 23.809 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 20.000 : 100 = 200 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 200 x 23.809 = 4.761.800 g (4.761,8 kg).
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
4.2.
Quản lý môi trường ao nuôi
4.2.1.Thay
nước
Định kỳ 10-15 ngày
thay 20-30% lượng nước có trong ao để cải thiện môi trường, hạn chế các khí độc
(H2S, NH3), tạo môi trường thuận lợi cho cá sinh trưởng.
Trước khi thay kiểm tra các yếu tố môi trường nước cấp như nhiệt độ, độ mặn ...
phù hợp tránh gây sốc cho cá.
4.2.2. Cải thiện môi
trường nuôi
- Định kỳ 1-2 lần/tháng,
sử dụng vôi CaCO3 lượng 2-3kg/100m3,
hoà nước tạt đều xuống ao để làm sạch nước, hạn chế mầm bệnh.
- Định
kỳ 01 lần/tháng sử dụng Zeolite bón xuống ao (xen kẽ
sử dụng vôi) để thụ khí độc, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
4.2.3. Quản lý sức khỏe
của cá
- Hàng ngày, theo dõi
tình trạng hoạt động và bắt mồi của cá, định kỳ 1 tháng/lần
bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa hoặc thuốc tỏi
trộn vào thức ăn cho cá ăn từ 5-7 ngày để nâng cao sức đề kháng bệnh.
- Khi cá bị bệnh thường
biểu hiện bên ngoài màu sắc thay đổi bất thường,
cá giảm ăn bơi không
bình thường,
xuất huyết trên thân... tham khảo ý kiến chuyên gia để
có biện pháp chữa trị kịp thời.
* Chú ý:
Thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
sử dụng trong quá trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Thu hoạch
- Đối với cá chim vây
vàng, sau thời gian nuôi trên 8 tháng, trọng lượng ≥ 600 g/con; cá đối nuôi
trên 10 tháng, trọng lượng ≥ 600 g/con; cá vược, cá song, cá hồng
Mỹ nuôi trên 12 tháng, trọng lượng ≥ 800 g/con (Cá
vược ≥ 1.000 g/con) tùy theo nhu cầu thị trường có thể thu hoạch hoặc nuôi lên
cỡ lớn hơn.
- Cá sau khi thu hoạch
bảo quản lạnh bằng thùng chuyên dụng đến nơi tiêu thụ.
QUY TRÌNH: 05
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CUA XANH
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH
THỨC NUÔI
1. Điều kiện ao nuôi
- Ao nuôi diện tích từ
300-1.000m2, sâu 0,8-1,2m,
đáy bùn cát hoặc đất thịt pha cát, bờ ao đầm
cao 1-1,5m,
cao hơn mực nước cao nhất trong năm 0,5m. Xung
quanh bờ rào bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước. . . nghiêng vào phía trong ao
để bảo vệ tránh của bờ ra ngoài khu vực nuôi. Phía trong ao
cách bờ 2-3m đào rãnh rộng 3-4m xung quanh ao, giữa ao thả chà (ống nhựa, ngói
úp) hoặc trồng các loại thủy sinh làm nơi trú ẩn
cho cua.
- Hình
dạng ao tùy thuộc vào địa hình, tốt nhất thiết kế ao theo hình chữ nhật, chiều
rộng bằng 2/5 chiều dài.
- Ao có cống cấp và
thoát nước, khẩu độ tùy thuộc vào diện tích ao nuôi, thông thường đường kính của
cống từ 0,6-1,2m. Cống thoát nước có cao trình đáy thấp
hơn rãnh trong ao để thuận lợi cho việc tháo cạn khi cần thiết.
2. Hình thức nuôi
Có thể nuôi đơn đối
tượng cua xanh hoặc nuôi xen ghép với tôm
sú.
II. CHUẨN BỊ AO NUÔI
1. Điều kiện nuôi
- Diện tích ao đầm từ
500-2.000m2.
- Độ mặn dao động từ
5-30‰, thích hợp nhất 15-25‰.
- Chất đáy cát bùn,
bùn cát. Ao có cống cấp, thoát nước chủ động, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất
trong năm 0,5 m.
- Tùy theo độ pH ở
đáy ao để xác định lượng vôi cần bón. Nếu pH <
6 thì lượng vôi bột rải xuống đáy và bờ ao khoảng 8-10kg/100m2. Phơi
đáy ao 2-3 ngày sau đó tháo nước vào để rửa sạch phèn.
2. Cải tạo ao nuôi
2.1.
Cải tạo khô
- Áp dụng với những
ao tháo được kiệt nước, nền đáy không bị chua phèn.
B1:
Tát cạn ao
B2: Vệ
sinh rong, rêu, cỏ
B3: Tu sửa
bờ cống
B4: Vét bùn
loảng
B5: Bón
vôi (7-10 kg/100m2)
B6:
Phơi ao từ 1-2 tuần, tốt nhất khi nền đáy ao nứt chân chim.
B7: Tạo
hang trú ẩn (sử dụng ống nhựa hoặc chà)
Lưu
ý: Những ao bị nhiễm phèn (pH thấp), không phơi ao.
2.2.
Cải tạo
ướt
- Áp dụng với những
ao tù không tháo được kiệt nước hoặc đất xì phèn, các bước cải tạo cụ thể như
sau:
B1: Rút cạn nước ao đến
mức tối đa
B2: Vệ sinh rong,
rêu, tu sửa bờ cống
B3: Vét bùn chuyển ra
khỏi vùng nuôi
B4: Bón vôi 15 kg/100
m2 ngâm 5 ngày.
- Tác dụng của cải tạo
ao
+ Diệt trừ các mầm bệnh
(ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút), ký chủ trung gian (tôm, cá, cua, bề bề...).
+ Giải
phóng các khí độc (NH3, H2S) và dư lượng hóa chất, kháng
sinh có trong ao từ vụ nuôi trước.
+ Phân hủy các hợp chất
hữu cơ, tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho tảo, động vật phù du phát triển
tạo môi trường ổn định cho thủy sản nuôi sinh trưởng.
+ Làm cho đáy ao tơi
xốp, cá sinh trưởng tốt hơn.
III. KỸ THUẬT NUÔI
1. Chọn thả giống
- Mùa vụ nuôi: Nuôi
quanh năm nhưng tập trung 2 vụ chính là vụ Xuân - Hè từ tháng 4 đến tháng 8, thả
giống tháng 4-5 và vụ Thu - Đông từ tháng 9 đến tháng 12, thả giống tháng 8-9.
- Chọn giống: Khuyến
cáo lựa chọn con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Chọn con giống khỏe mạnh, kích thước đồng đều,
cơ thể nguyên vẹn, không bị nhiễm bệnh, được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
- Cỡ giống thả: 1-2
cm/con.
- Mật độ: Nuôi chuyên
1-2 con/m2; nuôi xen ghép 0,3-0,5 con/m2.
- Hệ số thức ăn
+ Thức ăn công nghiệp
1,7
+ Cá tạp ≤ 5
+ Don, dắt ≤
22
- Chọn, thả giống: Chọn
cua giống đã được thuần hóa độ mặn từ cơ sở
sản xuất giống hoặc mua cua giống tự nhiên. Thời gian thả giống
vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho nước ao nuôi từ từ vào khay chứa của giống để
cua quen với
nhiệt độ và độ mặn, sau đó từ từ thả cua ra
ao hoặc giai cắm trong ao.
Cua
có tập tính vùi xuống đáy, khi thả cần rải đều các điểm trong ao tránh thả tập
trung một điểm cua dễ ăn thịt lẫn nhau làm giảm tỷ lệ sống.
2. Chăm sóc, quản lý
2.1.
Cho ăn
- Thức ăn tươi sống
như: Cá tạp, don, dắt. . . Lượng thức ăn hàng ngày bằng 4-6% trọng lượng của
trong ao. Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào chiều tối, thức ăn rải đều trong ao để
tránh cho cua cạnh
tranh cắn nhau khi ăn. Dự trữ thức ăn khô (Tép moi, cá vụn. . .) để cho cua ăn
vào những ngày không có thức ăn tươi, thức ăn khô cần được ngâm mềm trước khi
cho cua ăn. Có thể cho cua làm quen với thức ăn công nghiệp nguồn nhằm chủ động
thức ăn và đảm bảo về chất lượng.
- Trong quá trình
nuôi định kỳ 15 ngày/lần hoặc khi thời tiết nắng nóng nhiệt độ nước tăng cao bổ
sung Vitamin C, khoáng và men tiêu hóa trộn với thức ăn cho cua ăn liên tục
trong 5 ngày để tăng sức đề kháng. Lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của
nhà sản xuất.
- Hàng ngày kiểm tra
hoạt động bắt mồi của cua bằng
cách cho thức ăn vào sàng (vó), lượng 1-2% tổng lượng thức ăn, sau 1-2 giờ kiểm
tra lượng thức ăn thừa hoặc thiếu
để điều chỉnh tăng, giảm lượng thức ăn lần sau, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi
trường nước, thiếu thức ăn tăng nguy cơ cua ăn thịt lẫn nhau.
2.2.
Quản lý ao nuôi
- Định kỳ 10-15 ngày
thay khoảng 25-30% lượng nước trong ao nuôi (kiểm tra chất lượng nước trước khi
thay). Nước mới thay kích thích cua ăn nhiều, lột xác tốt hơn.
- Định kỳ hàng tuần
kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, độ kiềm, nhiệt độ để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp.
- Định kỳ 7-10 ngày/lần
hoặc khi trời mưa hay cua lột xác nhiều bón vôi với lượng 1-2 kg/100m3
để ổn định pH cho ao nuôi, đồng thời cung cấp canxi giúp cua tạo vỏ tốt hơn.
Xen kẽ sử dụng chế phẩm vi sinh bón xuống ao nuôi để phân hủy chất hữu cơ dưới
đáy ao, hạn chế khí độc.
- Thường xuyên kiểm
tra bờ ao, cống, rào chắn, địch hại của cua để có biện pháp xử lý kịp thời.
2.3.
Quản lý sức khỏe
Định kỳ 15 ngày/lần
kiểm tra trọng lượng, ước tỷ lệ sống để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp; bắt
cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để
có giải pháp xử lý kịp thời.
4. Thu hoạch
Sau thời gian trên 4
tháng nuôi cua đạt cỡ thương phẩm ≥ 300 g/con trở lên, tiến hành thu hoạch. Có
thể thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa bằng cách cất vó
hoặc đặt lờ thu những cá thể đạt tiêu chuẩn, những cá thể chưa đạt tiếp tục
nuôi lên cỡ lớn hơn.
QUY TRÌNH: 06
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI THƯƠNG PHẨM
1. Chuẩn bị ao nuôi
1.1.
Chọn ao nuôi
- Ao nuôi có đáy là đất
thịt hoặc thịt pha sét giúp ao nuôi giữ nước tốt và dễ giải độc cho nước;
- Cống cấp thoát nước
riêng biệt, gần nguồn nước sạch, chủ động thay nước khi cần;
- Gần đường giao
thông, thuận tiện cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và thu hoạch cá thương
phẩm.
- Ao nuôi nằm ở vị
trí thuận lợi, không bị cớm rợp, diện tích ao từ 1.000-10.000 m2, tốt
nhất từ 2.000-5.000 m2, tùy
thuộc vào điều kiện kỹ thuật và quản lý của từng
cơ sở.
- Bờ ao chắc chắn, giữ
được mực nước trong ao ổn định 1,2-1,5 m. Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong
năm 0,3-0,5 m.
- Đáy ao bằng phẳng,
pH trung tính từ 7,5-8,5.
1.2.
Chuẩn bị ao nuôi
Bước
1:
Cải tạo ao
- Dọn sạch cỏ rác, tu
sửa bờ, cống, đăng chắn. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước, xoá bỏ nơi ẩn
nấp của sinh vật gây hại.
- Đối với những ao đã
nuôi: Vét bùn, bón vôi khắp bờ và đáy ao nuôi, lượng vôi từ 8-12 kg/100 m2.
Sau khi rải vôi, đảo đều vôi với bùn ao rồi phơi ao từ 3-5 ngày, tốt nhất phơi
đến khi ao nứt chân chim (những ao có nền đáy chua phèn không phơi khô đáy ao).
- Đối với những ao mới
đào: Lấy nước vào thau rửa từ 3-4 lần hoặc lấy nước vào khoảng 0,5-0,7 m, sử dụng
thân cây chuối tươi đã được đập dập ngâm từ 5-7 ngày, lặp lại các bước trên từ
2-3 lần, sau khi tháo cạn nước tiến hành bón vôi phơi ao tương tự
như đối với ao đã nuôi.
- Mục đích của
việc cải tạo ao:
+ Diệt địch hại, vật
chủ trung gian gây bệnh, sinh vật cạnh tranh thức ăn.
+ Diệt sinh vật gây bệnh
như: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ...
+ Cải tạo nền đáy ao
tơi xốp, khoáng hóa, nâng cao pH, giảm khí độc.
Bước
2: Lắp đặt máy quạt nước hoặc hệ
thống máy tạo sóng để cung cấp đủ nhu cầu ôxy cho cá. Dàn quạt được lắp cách bờ
khoảng 1,5m, khoảng cách giữa hai cánh quạt cách
nhau 60-80 cm nhằm đảm bảo vừa khớp nhau tạo thành dòng và phân bổ
ôxy đều khắp mặt ao. Diện tích ao khoảng 01 ha
nên lắp 3-4 dàn quạt loại 6 cánh/dàn.
Bước
3: Lấy nước vào ao nuôi
- Nước cấp vào ao
nuôi tốt nhất nên được xử lý qua hệ thống ao chứa lắng. Nếu cấp trực tiếp vào
ao nuôi, nên chọn nguồn nước an toàn, được lọc qua lưới lọc hoặc đăng chắn mắt
dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ, cua,
ếch ...) theo dòng nước vào ao nuôi.
- Mực nước ban đầu từ
0,6-0,8 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi đảm bảo:
+ Nhiệt độ 18-34°C +
Độ trong 30-60 cm
+ pH 6,5-9 +
NH3 ≤
0,1 mg/I
+ DO ≥ 4mg/l +
H2S ≤ 0,1 mg/l
Bước
4: Gây màu nước
Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của
nhà sản xuất hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng
cách phối trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12
giờ, lượng dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày
vào lúc 9-10 giờ sáng.
Sau 3-5 ngày, khi nước
có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước đạt
trên 1,2 m rồi tiến hành thả giống.
2. Chọn, thả giống
2.1.
Chọn cá giống
- Khuyến cáo lựa chọn
con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản. Cá giống không bị xây xát, cỡ giống đồng đều, hoạt động nhanh
nhẹn, màu sắc tự nhiên, không bị nhiễm bệnh, được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
- Cá có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, không bị xây xát, không bị nhiễm bệnh.
- Cỡ giống thả ≥ 5
g/con.
2.2.
Thả giống
- Mùa vụ nuôi: Từ
tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
- Mật độ nuôi: Thâm
canh: 5-7 con/m2; Bán thâm canh: 2,5 con/m2.
- Hệ số thức ăn ≤ 1,5
- Cách thả:
+ Ngâm túi chứa cá xuống
ao 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ.
+ Tắm cho cá bằng thuốc
tím hoặc Iodine với lượng 10g/100 m3 nước trong 2-3 phút có tác dụng
sát khuẩn, xử lý mầm bệnh cho cá.
+ Thả từ từ để cá
quen với môi trường ao nuôi.
3. Chăm sóc quản lý
3.1.
Quản lý thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp
hoặc thức ăn tự chế biến.
* Đối với thức ăn
công nghiệp: Có dạng viên nén nổi không tan trong nước sẽ hạn chế được sự thất
thoát thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Giai đoạn đầu
cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (từ 28-32%), khi cá có trọng lượng trung
bình 300g/con cho cá ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 24-28%.
Bảng
1: Chế độ cho ăn theo kích cỡ cá
Cỡ
cá
(Gam/con)
|
Loại
thức ăn
|
Mức
cho ăn
(% trọng lượng thân)
|
5-20
|
Dạng
viên mảnh 32% đạm
|
5
|
20-100
|
Dạng
viên nổi 30% đạm
|
3-3,5
|
100-300
|
Dạng
viên nổi 28% đạm
|
3
|
Trên
300
|
Dạng
viên nổi 24% đạm
|
2
|
Kết hợp bổ sung
Vitamin C, lượng từ 3-5g/kg thức ăn trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho
cá.
* Đối với thức ăn tự
chế biến: Sử dụng những nguyên liệu sẵn có của địa
phương để phối chế thành thức ăn cho cá rô phi. Các
nguyên liệu được nghiền nhỏ, trộn đều với các chất kết dính như bột mỳ, đùn qua
máy hoặc vo lại thành nắm cho cá ăn.
* Phương pháp cho ăn:
Ngày cho cá ăn 02 lần vào sáng sớm và chiều mát, cho cá ăn từng ít một cho đến
khi hết thức ăn, tránh hiện tượng cá tranh
giành thức ăn quá mạnh, làm tan thức ăn vào nước gây thất thoát và ô nhiễm môi
trường.
Bảng
2: Một số công thức phối trộn thức ăn dành cho cá rô phi
Nguyên
liệu
|
Tỷ
lệ phối trộn (%) theo từng loại kích cỡ cá
|
Cỡ
cá 5- 20g/con
|
Cỡ
cá 20- 100g/con
|
Cỡ
cá 100- 300g/con
|
Cỡ
cá trên 300 g/con
|
Bột cá
|
18
|
16
|
13
|
8
|
Khô đỗ
|
41
|
27
|
21
|
15
|
Cám gạo
|
22,5
|
30,5
|
31,5
|
35
|
Bột sắn
|
7
|
15
|
20
|
26
|
Ngô hạt
|
6
|
6
|
9
|
9
|
Bã dừa
|
4
|
4
|
4
|
3
|
Chất kết dính
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
Premix khoáng
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
Premix vitamin
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
Lưu
ý: Khi sử dụng thức ăn tự chế phải đảm bảo không bị ôi mốc,
thiu thối. Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế phải đảm bảo đủ chất, lượng,
không chứa các chất kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Không sử dụng chất thải vật nuôi làm thức ăn cho cá ảnh hưởng đến môi trường
nuôi và an toàn thực phẩm.
Kiểm tra tốc độ sinh
trưởng: Định kỳ 01 lần/tháng kiểm tra tốc
độ sinh trưởng của cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu tại
3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và giữa ao để xác định mật độ, tỷ
lệ sống và trọng lượng cá nuôi có trong ao, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn hợp
lý.
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7 m2,
sau 3 lần chài thu được 100 con có tổng trọng
lượng bằng 20.000 g.
Như vậy:
+ Số cá trong ao là:
[100 : (3 x 7)] x 5.000 = 23.809 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 20.000 : 100 = 200 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 200 x 23.809 = 4.761.800 g (4.761,8 kg).
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
3.2.
Quản lý hoạt động của cá
- Hàng ngày quan sát
các hoạt động của cá, nếu phát hiện có dấu
hiệu bất thường phải xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
- Thường xuyên kiểm
tra hệ thống bờ bao, cống cấp và thoát nước ao nuôi để kịp thời sửa
chữa, khắc phục.
3.3.
Quản lý chất lượng nước
Thường xuyên theo dõi
màu nước, mực nước ao nuôi để có biện pháp xử lý.
- Duy trì thường
xuyên mực nước ao nuôi từ 1,2-1,5 m;
- Định kỳ 1 lần/tháng
dùng vôi CaCO3 lượng 1-2 kg/100 m3
hoà nước té đều khắp ao;
- Thay nước 1 lần/tháng,
khi cá đạt trên 300 g/con thay nước 2 lần/tháng (hoặc thay khi nước ao ô nhiễm),
mỗi lần thay 20-30% lượng nước ao nuôi.
- Định kỳ 15 ngày/lần
bón Zeolite hoặc chế phẩm EM để hấp thụ và chuyển hóa khí độc, phân hủy chất thải
hữu cơ trong ao.
* Chú ý: Thức ăn, thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi
trường sử dụng trong quá
trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
5. Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi
trên 6 tháng, cá đạt kích cỡ ≥ 1.000 g/con, tùy theo nhu cầu thị trường và giá
bán thương phẩm để có kế hoạch thu toàn bộ sản phẩm trong ao. Để
hạn chế mùi bùn của cá, trước khi thu hoạch cá từ 10-15 ngày nên tích cực thay
nước sạch để hạn chế sự phát triển của tảo, nâng cao
chất lượng cá nuôi.
QUY TRÌNH: 07
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRUYỀN THỐNG
I. KỸ THUẬT NUÔI
1. Chuẩn
bị ao nuôi
1.1.
Chọn ao nuôi
- Ao nuôi có đáy là đất
thịt hoặc thịt pha sét giúp ao nuôi giữ nước tốt và dễ giải độc cho nước.
- Cống cấp thoát nước
riêng biệt, gần nguồn nước sạch, chủ động thay nước khi cần.
- Gần đường giao
thông, thuận tiện cho việc vận chuyển con giống,
thức ăn và thu hoạch cá thương phẩm.
- Ao nuôi nằm ở vị
trí thuận lợi, không bị cớm rợp, diện tích ao từ
1.000 - 10.000 m2, tốt nhất từ 2.000 - 5.000 m2,
tùy thuộc vào điều kiện kỹ thuật và quản lý của từng cơ sở.
- Bờ ao chắc chắn, giữ
được mực nước trong ao ổn định 1,2-1,5 m. Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong
năm 0,3-0,5 m.
- Đáy ao bằng phẳng,
pH trung tính từ 7,5-8,5.
1.2.
Chuẩn bị ao nuôi
Bước
1: Cải tạo ao
- Dọn sạch cỏ rác, tu
sửa bờ, cống, đăng chắn. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước, xoá bỏ nơi ẩn
nấp của sinh vật gây hại.
- Đối với những ao đã
nuôi: Vét bùn, bón vôi khắp bờ và đáy ao nuôi, lượng vôi từ 8-12 kg/100 m2.
Sau khi rải vôi, đảo đều vôi với bùn ao rồi phơi ao từ 3-5 ngày, tốt nhất phơi
đến khi ao nứt chân chim (những ao có nền đáy chua phèn không phơi khô đáy ao).
- Đối với những ao mới
đào: Lấy nước vào thau rửa từ 3-4 lần hoặc
lấy nước vào khoảng 0,5-0,7 m, sử dụng thân cây chuối tươi đã được đập dập ngâm
từ 5-7 ngày, lặp lại các bước trên từ 2-3 lần, sau khi tháo cạn nước tiến hành
bón vôi phơi ao tương tự như đối với ao đã nuôi.
- Mục đích của việc cải
tạo ao:
+ Diệt địch hại, vật
chủ trung gian gây bệnh, sinh vật cạnh tranh thức ăn.
+ Diệt sinh vật gây bệnh
như: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ...
+ Cải tạo nền đáy ao
tơi xốp, khoáng hóa, nâng cao pH, giảm khí độc.
Bước
2: Lắp đặt máy quạt nước hoặc hệ thống máy tạo sóng để cung cấp
đủ nhu cầu ôxy cho cá. Dàn quạt được lắp cách bờ khoảng 1,5m,
khoảng cách giữa hai cánh quạt cách nhau 60-80 cm nhằm đảm bảo vừa khớp nhau tạo
thành dòng và phân bố ôxy đều khắp mặt ao. Diện tích ao khoảng
01 ha nên lắp 3-4 dàn quạt loại 6 cánh/dàn.
Bước
3: Lấy nước vào ao nuôi
- Nước cấp vào ao
nuôi tốt nhất nên được xử lý qua hệ thống ao chứa lắng. Nếu
cấp trực tiếp vào ao nuôi, nên chọn nguồn nước an toàn, được lọc qua lưới lọc
hoặc đăng chắn mắt dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ, cua,
ếch ...) theo dòng nước vào ao nuôi.
- Mực nước ban đầu từ
0,6-0,8 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi đảm bảo:
+ Nhiệt độ 18-34°C +
Độ trong 30-60 cm
+ pH 6,5-9 +
NH3 ≤ 0,1 mg/l
+ DO ≥ 4mg/l +
H2S ≤ 0,1
mg/l
Bước 4:
Gây màu nước
Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng cách phối
trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng
dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong
3 ngày vào lúc 9-10 giờ sáng.
Sau 3-5 ngày, khi nước
có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước đạt
trên 1,2 m rồi tiến hành thả giống.
2. Chọn, thả giống
2.1.
Chọn cá giống
- Căn cứ vào đặc điểm
sinh học của đối tượng nuôi, điều kiện kinh tế và trình độ thâm canh để lựa chọn
đối tượng nuôi chính ở trong ao, ví dụ:
+ Những ao nuôi có
môi trường trong sạch, thực vật thủy sinh phát triển nên chọn cá trắm cỏ
làm đối tượng nuôi chính.
+ Những ao nuôi cá có
nhiều mùn bã hữu cơ, nước thường có màu đậm nên chọn cá rô phi, cá mè trắng hoặc
cá trôi làm đối tượng nuôi chính.
- Khuyến cáo lựa chọn
con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống thủy sản. Chọn cá giống kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không bị xây
xát, không nhiễm bệnh, được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
Tham khảo một số công
thức nuôi ghép sau:
Bảng
1: Mật độ nuôi ghép các loài cá truyền thống
+ Cá Trắm có làm đối
tượng nuôi chính
Công
thức
|
Trắm
cỏ
(%)
|
Rô
phi (%)
|
Chép
(%)
|
Mè
(%)
|
Trôi
(%)
|
Trê
phi (%)
|
|
Công
thức 1
|
55
|
20
|
10
|
4
|
6
|
5
|
Công
thức 2
|
50
|
20
|
18
|
5
|
7
|
-
|
+ Cá Rô phi làm đối
tượng nuôi chính
Công
thức
|
Rô
phi
(%)
|
Trắm
cỏ
(%)
|
Chép
(%)
|
Trôi
(%)
|
Mè
(%)
|
Công
thức 1
|
55
|
20
|
15
|
4
|
6
|
Công
thức 2
|
50
|
20
|
20
|
5
|
5
|
+ Cá Rô hu làm đối tượng
nuôi chính
Công
thức
|
Rô
hu (%)
|
Mirgal
(%)
|
Mè
trắng
(%)
|
Chép
(%)
|
Trắm
cỏ
(%)
|
Rô
phi (%)
|
Công
thức 1
|
50
|
20
|
20
|
5
|
5
|
-
|
Công
thức 2
|
45
|
15
|
20
|
5
|
5
|
10
|
- Mật độ nuôi:
+ Nuôi thâm canh: 2-3
con/m2.
+ Nuôi bán thâm canh:
0,5-1 con/m2.
+ Hệ số thức ăn ≤
1,5.
- Mùa vụ nuôi: Từ
tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
2.2.
Vận chuyển cá giống
Cá giống phải được
luyện, ép trong môi trường chật hẹp, giảm cho ăn trong thời gian 2-3 ngày. Trước
khi vận chuyển, cho cá giống vào túi nilong bơm ôxy hoặc chứa trong xô, chậu lớn
có sục khí cung cấp ôxy vận chuyển đến nơi thả giống.
Cá giống khỏe mạnh,
bơi lội hoạt bát, phản xạ nhanh với tiếng động, toàn thân trơn bóng, không rách
vây, không tróc vẩy, không nhiễm bệnh.
2.3.
Thả giống
Cá giống sau khi vận
chuyển, ngâm túi chứa cá vào trong nước ao nuôi khoảng 10 -
15 phút để cân bằng nhiệt độ. Tắm cho cá theo một trong hai cách sau trước khi
thả xuống ao nuôi:
- Hòa muối ăn lượng
2-3 kg/100 lít nước tắm cho cá từ 5-10 phút.
- Hòa 100-150 ml
formalin/1m3 nước tắm cho cá từ 10-15
phút. Nếu vận chuyển bằng ô tô quây bạt hay thùng cỡ lớn, khi đến ao nuôi nên
pha thêm nước nơi thả vào để thay dần nước trên thùng xe, chuyển dần cá thả xuống
ao nuôi.
3. Chăm sóc quản lý
3.1.
Cho ăn
- Thức ăn: Sử dụng thức
ăn công nghiệp hoặc các phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám ngô, khô đỗ lạc,
khô dừa, rau, bèo... nấu chín nắm thành từng nắm cho cá ăn. Thức ăn đảm bảo còn
hạn sử dụng, không bị ẩm mốc, không bị ôi thiu. Thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm
trên 24% tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá.
- Tuần đầu tiên sau
khi thả giống, cho cá ăn 1 lần/ ngày.
- Từ tuần thứ 2 trở
đi cho cả ăn 2 lần/ngày và thực hiện theo phương pháp 4 định:
Định chất; định lượng; định vị trí; định thời gian.
- Căn cứ vào mật độ,
hình thức và đối tượng nuôi để có biện pháp chăm sóc hợp lý, cụ thể:
+ Đối với cá trắm cỏ
nên làm khung để quản lý thức ăn. Địa điểm đặt khung cách bờ 01 m. Cho cá ăn
vào một thời gian nhất định trong ngày để tạo thói quen cho cá. Thường xuyên vệ
sinh khu vực cho ăn để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đối với các loại cá
khác, thức ăn được nhào trộn thành viên và cho vào
khay (sàng) cho ăn để kiểm soát lượng thức ăn.
- Cho cá ăn thức ăn đảm
bảo đủ chất và lượng. Không cho ăn thức ăn ôi, mốc, thức ăn chứa kháng sinh, chất
cấm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Định kỳ 2 lần/tháng
hoặc trước mùa dịch bệnh, bổ sung Vitamin, khoáng chất, men tiêu hoá trộn vào
thức ăn để tăng sức đề
kháng bệnh và khả năng hấp thụ
thức ăn của cá. Lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Căn cứ vào tập tính
ăn của từng loài, các giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường, thời tiết và
khả năng bắt mồi của cá trong ao để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp,
tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nuôi.
- Kiểm tra tốc độ
sinh trưởng: Định kỳ 01 lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng cá nuôi có trong ao để điều
chỉnh lượng thức ăn hợp lý.
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7 m2,
sau 3 lần chài thu được 40 con có tổng trọng lượng
bằng 20.000 g.
Như vậy:
+ Số cá trong ao
là:[40 : (3 x 7)] x 5.000 = 9.524 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 20.000 : 40 = 500 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 500 x 9.524 = 4.762.000 g (4.762 kg).
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
3.2.
Quản lý
môi trường
- Thay nước định kỳ 2
lần/tháng, lượng nước thay tối đa 30% lượng nước trong ao. Trước khi thay phải
kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong và ngoài ao nuôi để tránh gây sốc cho
cá. Thay nước có tác dụng cải thiện môi trường nuôi, hạn chế khí độc (H2S,
NH3...), tăng lượng ôxy hòa tan tạo môi trường thuận lợi cho cá sinh
trưởng.
- Định kỳ 10-15 ngày/lần
sử dụng vôi bột với lượng 1-2 kg/100m3 hòa nước tạt đều khắp mặt ao
có tác dụng khử trùng, làm trong nước, cải thiện môi trường nuôi; xen kẽ sử dụng
chế phẩm vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi, hạn chế khí độc.
- Quản lý sức khỏe của
cá bằng cách theo dõi tình trạng hoạt động
bơi và bắt mồi của cá hàng ngày, nếu thấy hiện tượng bất thường cần có biện
pháp xử lý kịp thời, khi cá bị bệnh thường có biểu hiện bên ngoài màu sắc thay
đổi bất thường, cá giảm ăn, bơi không bình thường, xuất huyết trên
thân.
* Chú ý: Thức ăn, thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong quá
trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
5. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi trên
8 tháng, cá đạt trọng lượng thương phẩm, tùy theo nhu cầu thị trường và giá bán
sản phẩm để tiến hành thu hoạch toàn bộ sản phẩm hoặc tiếp tục nuôi tiếp lên cỡ
lớn hơn.
QUY TRÌNH: 08
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
1. Chuẩn bị ao nuôi
Bước
1:
Cải tạo ao
- Dọn sạch cỏ rác, tu
sửa bờ, cống, đăng chắn. Đắp lại lỗ rò rỉ,
tránh thất thoát nước, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật gây hại.
- Đối với những ao đã
nuôi: Vét bùn, bón vôi khắp bờ và đáy ao nuôi, lượng vôi từ 8-12 kg/100 m2.
Sau khi rải vôi, đảo đều vôi với bùn ao rồi
phơi ao từ 3-5 ngày, tốt nhất phơi đến khi ao nứt chân chim (những ao có nền
đáy chua phèn không được phơi khô đáy ao).
- Đối với những ao mới
đào: Lấy nước vào thau rửa từ 3-4 lần hoặc lấy nước vào khoảng 0,5-0,7 m, sử dụng
thân cây chuối tươi đã được đập dập ngâm
từ 5-7 ngày, lặp lại các bước trên từ 2-3 lần, sau khi tháo cạn nước tiến hành
bón vôi phơi ao tương tự như đối với ao đã nuôi.
- Mục đích của việc cải
tạo ao:
+ Diệt địch hại, vật
chủ trung gian gây bệnh, sinh vật cạnh tranh thức ăn.
+ Diệt sinh vật gây bệnh
như: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ...
+ Cải tạo nền đáy ao
tơi xốp, khoáng hóa, nâng cao pH, giảm khí độc.
Bước
2: Lắp
đặt máy quạt nước hoặc hệ thống máy tạo sóng để cung cấp đủ nhu cầu ôxy cho cá.
Dàn quạt được lắp cách bờ khoảng 1,5m,
khoảng cách giữa hai cánh quạt cách nhau 60-80 cm nhằm đảm bảo vừa khớp nhau tạo
thành dòng và phân bố ôxy đều khắp mặt ao. Diện tích ao khoảng 01 ha
nên lắp 3-4 dàn quạt loại 6 cánh/dàn.
Bước
3: Lấy nước vào ao nuôi
- Nước cấp vào ao
nuôi tốt nhất nên được xử lý qua hệ thống ao chứa lắng. Nếu cấp trực tiếp vào
ao nuôi, nên chọn nguồn nước an toàn, được lọc qua lưới lọc hoặc đăng chắn mắt
dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ, cua, ếch...)
theo dòng nước vào ao nuôi.
- Cấp nước vào ao với
mực nước ban đầu từ 0,6-0,8 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi đảm bảo:
+ Nhiệt độ 18-34°C +
Độ trong 30-60 cm
+ pH 6,5-9 +
NH3 ≤ 0,1
mg/l
+ DO ≥ 4mg/l +
H2S ≤ 0,1
mg/l
Bước
4: Gây màu nước
Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng cách phối
trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng
dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10
giờ sáng.
Sau 3-5 ngày, khi nước
có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước ≥ 1 m
rồi tiến hành thả giống.
2. Thả giống
- Chọn giống: Khuyến
cáo lựa chọn con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Chọn cá giống khỏe
mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây
xát, được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
- Chọn giống: Chọn cá
giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không có dấu hiệu bệnh, màu sắc tươi sáng,
bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát, vây vẩy hoàn chỉnh, có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, được kiểm dịch các bệnh theo quy định.
- Kích cỡ thả: ≥5,1
cm/con.
- Mật độ thả: 50
con/m2.
- Hệ số thức ăn ≤ 2
- Mùa vụ nuôi: Từ
tháng 4 đến tháng 11 hàng năm
- Cách thả: Trước khi
thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2,5% trong 5-10 phút để loại bỏ ký sinh
trùng trên da. Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, khi nhiệt độ ổn định.
Nêu vận chuyển bằng bao nilon có bơm ôxy, ngâm túi chứa cá xuống ao nuôi khoảng
10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài ao nuôi. Khi thả, mở miệng bao
cho nước từ ngoài chảy vào túi và để cá từ từ bơi ra ngoài.
3. Chăm sóc, quản lý
3.1.
Cho ăn
- Sử dụng thức ăn
công nghiệp cho cá rô đồng, nên chọn loại viên nổi không tan trong nước để hạn chế
sự thất thoát thức ăn và ô nhiễm môi trường ao nuôi. Giai đoạn đầu sử dụng thức
ăn có độ đạm > 30%, khi cá lớn cho ăn thức ăn có độ đạm
25-30%.
- Thời gian cho ăn 2 lần/ngày
vào buổi sáng lúc 7-8h và buổi chiều 16-17h.
- Định kỳ bổ sung
Vitamin, men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ thức ăn
cho cá.
3.2.
Quản lý ao nuôi
Thường xuyên theo dõi
màu nước, mực nước ao nuôi để có biện pháp xử lý.
- Duy trì thường
xuyên mực nước ao nuôi từ 1,2-1,5 m;
- Định kỳ 1 lần/tháng
dùng vôi CaCO3 lượng 1-2 kg/100 m3
hoà nước té đều khắp ao;
- Thay nước 1 lần/tháng,
khi cá đạt trên 300 g/con thay nước 2 lần/tháng (hoặc thay khi nước ao ô nhiễm),
mỗi lần thay 20-30% lượng nước ao nuôi.
- Định kỳ 15 ngày/lần
bón Zeolite hoặc chế phẩm EM để hấp thụ và chuyển hóa khí độc, phân hủy chất thải
hữu cơ trong ao.
3.3.
Quản lý hoạt động của cá
- Hàng ngày quan sát
các hoạt động của cá, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường phải xác định nguyên
nhân và xử lý kịp thời.
- Kiểm tra tốc độ
sinh trưởng: Định kỳ 1lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), từ đó xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng cá nuôi trong ao để
điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7 m2,
sau 3 lần chài thu được 840 con có tổng trọng lượng bằng 42.000 g.
Như vậy:
+ Số cá
trong ao là: [840 : (3 x 7)] x 5.000 = 200.000 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 42.000 : 840 = 50 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 50 x 200.000 = 10.000.000g (10.000 kg)
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
* Chú
ý: Thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
sử dụng trong quá trình nuôi nằm trong Danh
mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi
trên 4 tháng, cá đạt kích cỡ ≥100 g/con, người nuôi căn cứ vào nhu cầu và giá cả
thị trường để có kế hoạch thu toàn bộ sản phẩm nuôi.
QUY TRÌNH: 09
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ
1. Điều kiện ao nuôi
- Ao nuôi giữ nước tốt,
không bị rò rỉ, bờ ao chắc chắn, thoáng. Ao gần nguồn
cấp nước, thuận tiện giao thông.
- Ao nuôi hình vuông
hoặc hình chữ nhật. Diện tích tốt nhất là từ 1.000 - 2.000 m2. Đáy
ao nghiêng về phía cống thoát để tháo được kiệt nước khi cải
tạo.
- Tùy theo kết cấu đất,
độ sâu của ao nuôi từ 1,5-2 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt, bờ
ao phải được gia cố chắc chắn.
2. Chuẩn bị ao
Bước
1: Cải tạo ao
- Dọn sạch cỏ rác, tu
sửa bờ, cống, đăng chắn. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước, xoá bỏ nơi ẩn
nấp của sinh vật gây hại.
- Đối với những ao đã
nuôi: Vét bùn, bón vôi khắp bờ và đáy ao nuôi, lượng vôi từ 8-12 kg/100 m2.
Sau khi rải vôi, đảo đều vôi với bùn ao rồi phơi ao từ 3-5 ngày, tốt nhất phơi
đến khi ao nứt chân chim (những ao có nền đáy chua phèn không được phơi khô đáy
ao).
- Đối với những ao mới
đào: Lấy nước vào thau rửa từ 3-4 lần hoặc lấy nước vào khoảng 0,5-0,7 m, sử dụng
thân cây chuối tươi đã được đập dập ngâm từ 5-7 ngày, lặp lại các bước trên từ
2-3 lần, sau khi tháo cạn nước tiến hành bón vôi phơi ao tương tự như đối với
ao đã nuôi.
Bước
2: Lắp đặt máy quạt nước hoặc hệ
thống máy tạo sóng để cung cấp đủ nhu cầu ôxy cho cá. Dàn quạt được lắp cách bờ
khoảng 1,5m, khoảng cách giữa hai cánh quạt cách
nhau 60-80 cm nhằm đảm bảo vừa khớp nhau tạo thành dòng và phân bố ôxy đều khắp
mặt ao. Diện tích ao khoảng 01 ha
nên lắp 3-4 dàn quạt loại 6 cánh/dàn.
Bước
3: Lấy nước vào ao nuôi
- Nước cấp vào ao
nuôi tốt nhất nên được xử lý qua hệ thống ao chứa
lắng. Nếu cấp trực tiếp vào ao nuôi, nên chọn nguồn nước an toàn, được lọc qua
lưới lọc hoặc đăng chắn mắt dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ,
cua, ếch ...) theo dòng nước vào ao nuôi.
- Cấp nước vào ao với
mực nước ban đầu từ 0,6-0,8 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi đảm bảo:
+ Nhiệt độ 18-34°C +
Độ trong 30-60 cm
+ pH 6,5-9 +
NH3 ≤
0,1 mg/l
+ DO ≥ 4mg/l +
H2S ≤ 0,1 mg/l
Bước
4: Gây màu nước
Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng cách phối
trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng
dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10
giờ sáng.
Sau 3-5 ngày, khi nước
có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước ≥ 1 m
rồi tiến hành thả giống.
3. Thả giống
- Chọn giống: Khuyến
cáo lựa chọn con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Chọn cá giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu
sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát, được kiểm dịch các bệnh
theo quy định.
- Cỡ giống thả: 3-5
cm/con.
- Mật độ thả: 20
con/m2.
- Hệ số thức ăn ≤ 1,8
- Mùa vụ thả: Từ
tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
- Cách thả: Trước khi
thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2,5% trong 5-10 phút để loại bỏ ký sinh
trùng trên da. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát, khi nhiệt độ ổn định. Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm ôxy, ngâm
túi chứa cá xuống ao nuôi khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài
ao nuôi. Khi thả, mở miệng bao cho nước từ ngoài chảy vào túi và để cá từ từ
bơi ra ngoài.
4. Chăm sóc, quản lý
4.1.
Cho ăn
- Giai đoạn đầu có thể
sử dụng 100% thức ăn công nghiệp để cá mau lớn, có sức đề kháng tốt hoặc sử dụng
các phụ phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau bèo bổ sung khẩu phần ăn. Thức ăn
công nghiệp hàm lượng protein ≥ 18% tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá.
- Hàng ngày, theo dõi
tình trạng hoạt động và bắt mồi của cá, định kỳ 1 tháng/lần bổ sung Vitamin C,
men tiêu hóa hoặc thuốc tỏi trộn vào thức ăn cho cá ăn
từ 5-7 ngày để nâng cao sức đề kháng bệnh. Khi thời tiết, môi trường,
sức khỏe cá thay đổi đột ngột cần giảm 20-30% lượng thức ăn.
+ Tháng thứ nhất cho
cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 28-30%, tháng thứ 2 từ 24- 28% và tháng thứ 3 từ
18-24%.
+ Mỗi ngày cho cá ăn
2 lần, theo các giai đoạn phát triển, lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3-10%
trọng lượng cá trong ao.
- Có chế độ chăm sóc
ưu tiên cho cá có kích cỡ nhỏ trong đàn, sau khi cho ăn khoảng 30 phút (khi cá
lớn đã no) thì bổ sung thức ăn giàu đạm và thuốc bổ tiếp
tục cho ăn để cá nhỏ có điều kiện phát triển tốt để hạn chế sự phân đàn và ăn lẫn
nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Nếu có điều kiện có thể lọc và san ao cho cỡ cá đồng
đều, hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Kiểm tra tốc độ
sinh trưởng: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), từ đó xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng của cá để điều chỉnh
lượng thức ăn hợp lý.
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7 m2,
sau 3 lần chài thu được 315 con có tổng trọng lượng bằng 31.500 g.
Như vậy:
+ Số cá trong ao là:
[315 : (3 x 7)] x 5.000 = 75.000 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 31.500 : 315 = 100 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 100 x 75.000 = 7.500.000g (7.500 kg).
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
4.2.
Quản lý môi trường
- Hằng ngày theo dõi
mực nước, chất lượng môi trường nước ao nuôi, bờ, cống
và các hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ hoặc khi nước
ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, thay 30% lượng nước trong ao để đảm bảo môi trường
cho cá sinh trưởng tốt. Trước khi thay kiểm tra các yếu tố môi trường nước cấp
như nhiệt độ, độ mặn ... phù hợp tránh gây sốc cho cá.
- Định kỳ 1-2 lần/tháng,
sử dụng vôi CaCO3 lượng 2-3kg/100m3,
hoà nước tạt đều xuống ao để làm sạch nước, hạn chế mầm bệnh.
- Định kỳ 01 lần/tháng
sử dụng Zeolite hoặc chế phẩm sinh học bón xuống ao (xen kẽ sử dụng vôi), có
tác dụng hấp thụ khí độc, phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao tạo môi trường thuận lợi
cho cá sinh trưởng. Lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kiểm tra tốc độ
sinh trưởng: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), từ đo xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng cá nuôi có trong ao
để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.
* Chú ý:
Thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
sử dụng trong quá trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi
trên 4 tháng, cá đạt trọng lượng ≥167 g/con, người nuôi căn cứ nhu cầu và giá
thị trường để có kế hoạch thu toàn bộ sản phẩm nuôi.
QUY TRÌNH: 10
QUY TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC
1. Điều kiện ao nuôi
- Ao nuôi giữ nước tốt,
không bị rò rỉ, bờ ao chắc chắn, thoáng đãng. Ao gần nguồn cấp nước, thuận tiện
giao thông.
- Ao nuôi hình vuông
hoặc hình chữ nhật. Diện tích tốt nhất là từ 1.000 - 2.000 m2. Đáy
ao nghiêng về phía cống thoát để tháo được kiệt nước khi cải tạo.
- Tùy theo kết cấu đất,
độ sâu của ao nuôi từ 1,5-2 m. Ao phải có cống cấp
và thoát nước riêng biệt, bờ ao phải được gia cố chắc chắn.
2. Chuẩn bị ao
Bước
1: Cải tạo ao
- Dọn sạch cỏ rác, tu
sửa bờ, cống, đăng chắn. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất
thoát nước, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật gây hại.
- Đối với những ao đã
nuôi: Vét bùn, bón vôi khắp bờ và đáy ao nuôi, lượng vôi từ 8-12 kg/100 m2.
Sau khi rải vôi, đảo đều vôi với bùn ao rồi phơi ao từ 3-5 ngày, tốt nhất phơi
đến khi ao nứt chân chim (những ao có nền đáy chua phèn không được phơi khô đáy
ao).
- Đối với những ao mới
đào: Lấy nước vào thau rửa từ 3-4 lần hoặc lấy nước vào khoảng 0,5-0,7 m, sử dụng
thân cây chuối tươi đã được đập dập ngâm từ 5-7 ngày, lặp lại các bước trên từ
2-3 lần, sau khi tháo cạn nước tiến hành bón vôi phơi ao tương tự như đối với
ao đã nuôi.
Bước
2: Lắp đặt máy quạt nước hoặc hệ thống máy tạo sóng để cung cấp
đủ nhu cầu ôxy cho cá. Dàn quạt được lắp cách bờ khoảng 1,5m,
khoảng cách giữa hai cánh quạt cách nhau 60-80 cm nhằm đảm bảo vừa khớp nhau tạo
thành dòng và phân bố ôxy đều khắp mặt ao. Diện tích ao khoảng
01 ha nên lắp 3-4 dàn quạt loại 6 cánh/đàn.
Bước
3: Lấy nước vào ao nuôi
- Nước cấp vào ao
nuôi tốt nhất nên được xử lý qua hệ thống ao chứa lắng. Nếu cấp trực tiếp vào
ao nuôi, nên chọn nguồn nước an toàn, được lọc qua lưới lọc hoặc đăng chắn
mắt dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ, của, ếch
...) theo dòng nước vào ao nuôi.
- Cấp nước vào ao với
mực nước ban đầu từ 0,6-0,8 m.
- Các yếu tố môi trường
nước nuôi đảm bảo:
+ Nhiệt độ 18-34°C +
Độ trong 30-60 cm
+ pH 6,5-9 +
NH3 ≤ 0,1 mg/l
+ DO ≥ 4mg/l +
H2S ≤0,1 mg/l
Bước
4: Gây
màu nước
Gây màu nước bằng
phân gây tảo có bán trên thị trường, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc dùng phân trùn quế với lượng 1,5-2 kg/100 m2 hay bằng cách phối
trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng
dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10
giờ sáng.
Sau 3-5 ngày, khi nước
có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước đạt
trên 1 m rồi tiến hành thả giống.
3. Thả giống
- Chọn giống: Khuyến
cáo lựa chọn con giống tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Chọn cá giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu
sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát, được kiểm dịch các bệnh
theo quy định.
- Cỡ giống thả: ≥ 8
cm/con.
- Mật độ thả: 10
con/m2.
- Hệ số thức ăn: Cá tạp
≤ 4, thức ăn công nghiệp ≤ 1,3
- Mùa vụ thả: Từ
tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.
- Cách thả: Trước khi
thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2,5% trong 5-10 phút để loại bỏ ký sinh
trùng trên da. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều
mát, khi nhiệt độ ổn định. Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm ôxy, ngâm túi
chứa cá xuống ao nuôi khoảng 10-15 phút để cân bằng
nhiệt độ trong và ngoài ao nuôi. Khi thả, mở miệng bao cho nước từ ngoài chảy
vào túi và để cá từ từ bơi ra ngoài.
4. Chăm sóc, quản lý
4.1.
Cho ăn
Trong điều kiện nuôi
mật độ cao nên cho cá ăn thức ăn công nghiệp để chủ động số lượng và chất lượng
thức ăn hoặc cho ăn thức ăn tự chế hay thức ăn tươi sống (cá biển,
cá tạp, tôm, tép, cua, ốc...) đảm bảo chất lượng. Thức ăn
công nghiệp hàm lượng đạm ≥ 35% tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá, chọn
thức ăn còn hạn sử dụng, trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Cho cá ăn 2 lần/ngày
vào buổi sáng sớm và chiều mát, khẩu phần như sau:
+ Cá < 10g:
cho ăn từ 10-12% trọng lượng thân.
+ Cá từ 11-100g:
cho ăn 5-10% trọng lượng thân.
+ Cá >
100g: cho ăn 3-5% trọng lượng thân.
Khi thời tiết, môi
trường, sức khỏe cá thay đổi đột ngột cần giảm 20-30% lượng thức ăn.
- Có chế độ chăm sóc
ưu tiên cho cá có kích cỡ nhỏ trong đàn, sau khi cho ăn khoảng 30 phút (khi cá
lớn đã no) thì bổ sung thức ăn giàu đạm và thuốc bổ tiếp tục cho ăn để cá nhỏ
có điều kiện phát triển tốt để hạn chế sự phân đàn và ăn lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ
sống thấp. Nếu có điều kiện có thể lọc và san ao cho cỡ cá đồng đều, hiệu quả sẽ
tốt hơn.
- Kiểm tra tốc độ
sinh trưởng: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của
cá bằng phương pháp dùng chài để thu mẫu (chài 3-5 điểm trong ao gồm 4 góc và
giữa ao), từ đó xác định mật độ, tỷ lệ sống và trọng lượng của cá để điều chỉnh
lượng thức ăn hợp lý.
Ví dụ: Ao nuôi có mặt
nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7 m2,
sau 3 lần chài thu được 168 con có tổng trọng lượng bằng 67.200 g.
Như vậy:
+ Số cá trong ao là:
[168 : (3 x 7)] x 5.000 = 40.000 con
+ Trọng lượng trung
bình cá thể là: 67.200 : 168 = 400 g/con
+ Trọng lượng cá
trong ao là: 400 x 40.000 = 16.000.000g (16.000 kg).
Từ trọng lượng đàn cá
và tỷ lệ cho ăn theo từng giai đoạn, ta có thể tính được lượng thức ăn cần thiết
phải bổ sung.
4.2.
Quản lý môi trường
- Hằng ngày theo dõi
mực nước, chất lượng môi trường nước ao nuôi, bờ, cống và các hoạt động của cá
để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ hoặc khi nước ao nuôi ô nhiễm, thay 30%
lượng nước trong ao để đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt. Trước khi
thay kiểm tra các yếu tố môi trường nước cấp như nhiệt độ, độ mặn ... phù hợp
tránh gây sốc cho cá.
- Định kỳ 1-2 lần/tháng,
sử dụng vôi CaCO3 lượng 2-3kg/100m3,
hoà nước tạt đều xuống ao để làm sạch nước, hạn chế mầm bệnh.
- Định kỳ 01 lần/tháng
sử dụng Zeolite hoặc chế phẩm sinh học bón xuống ao (xen kẽ sử dụng vôi), có
tác dụng hấp thụ khí độc, phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao tạo môi trường thuận lợi
cho cá sinh trưởng. Lượng dùng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4.3.
Quản lý sức khỏe của cá
- Hàng ngày, theo dõi
tình trạng hoạt động và bắt mồi của cá, định kỳ 1 tháng/lần bổ sung Vitamin C,
men tiêu hóa hoặc thuốc tỏi trộn vào thức ăn cho cá ăn từ 5-7 ngày để nâng cao
sức đề kháng bệnh.
- Khi cá bị bệnh thường
biểu hiện bên ngoài màu sắc thay đổi bất thường, cá giảm ăn, bơi không bình thường,
xuất huyết trên thân... tham khảo ý kiến chuyên gia để có biện pháp chữa trị kịp
thời.
* Chú ý: Thức ăn, thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong
quá trình nuôi nằm trong Danh mục được phép lưu
hành của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
6. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi
trên 10 tháng, cá đạt kích cỡ ≥1.000 g/con, căn
cứ nhu cầu tiêu thụ và giá thị trường tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc nuôi tiếp
lên cỡ lớn./.