ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 10 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
CUNG CẤP ĐIỆN NĂM 2020 ỨNG PHÓ VỚI TRƯỜNG HỢP MẤT CÂN ĐỐI CUNG CẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch
cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện;
Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2013
của Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự ngừng giảm mức cung cấp điện;
Quyết định số 3733/QĐ-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 về
việc phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Quốc gia năm
2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình
số 82/TTr-SCT ngày 16 tháng 01 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cung cấp điện năm 2020 ứng phó với
trường hợp mất cân đối cung cầu hệ thống điện miền Nam trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận (Đính kèm Phương án cung cấp điện năm 2020 ứng phó với trường hợp mất
cân đối cung cầu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện Phương án cung cấp điện
năm 2020 ứng phó với trường hợp mất cân đối cung cầu hệ thống điện miền Nam
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Điều 1 Quyết định này.
- Hạn chế tối đa việc cắt điện tiết giảm khẩn cấp khi
sự cố nguồn đột xuất đối với các khách hàng sử dụng điện quan trọng đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đặc biệt là các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng
diễn ra trong năm 2020, các khách hàng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Thực hiện việc cắt điện tiết giảm khẩn cấp khi mất
cân đối cung cầu hệ thống điện miền Nam theo đúng trình tự quy định tại Thông
tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định điều
kiện, trình tự ngừng giảm mức cung cấp điện; đồng thời thông báo cho các khách
hàng thuộc diện phải cắt điện khi mất cân đối cung cầu để khách hàng biết và
chia sẻ.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo đúng
quy định của Thông tư số 34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Bộ Công
Thương quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện
Quốc gia thiếu nguồn gửi về Ban chỉ đạo điều hành cung cấp điện tỉnh Ninh Thuận
thông qua Sở Công Thương (Thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm giám sát việc
thực hiện cắt điện khi mất cân đối cung cầu hệ thống điện miền Nam năm 2020
trên địa bàn tỉnh của Công ty Điện lực Ninh Thuận theo Phương án đã được phê
duyệt tại Điều 1; giải quyết các khiếu nại của khách hàng trên địa bàn tỉnh về
tình hình cắt điện khi mất cân đối cung cầu không đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Công Thương, Giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành./.
Nơi
nhận:
- Như
Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Tổng Công ty Điện lực miền Nam;
- Chủ tịch, PCTUBND tỉnh;
- VPUB: LĐ;
- Lưu: VT, KTTH. Nam
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
|
PHƯƠNG ÁN
CUNG CẤP ĐIỆN NĂM 2020 ỨNG
PHÓ VỚI TRƯỜNG HỢP MẤT CÂN ĐỐI
CUNG CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận)
I. MỤC ĐÍCH, CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
1. Mục đích: Sẵn sàng các phương án để đối phó với
tình huống mất cân đối cung cầu hệ thống điện miền Nam, trong phạm vi lưới điện
do Công ty Điện lực Ninh Thuận quản lý, vận hành.
2. Cơ sở lập phương án:
- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Thông tư số 34/2011/TT-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2011
của Bộ Công Thương quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi
hệ thống điện Quốc gia thiếu nguồn.
- Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Bộ Công Thương Quy định điều kiện, trình tự ngừng giảm mức cung cấp điện.
- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm
2015 của Bộ Công Thương Quy định Hệ thống điện phân phối.
- Quyết định số 3733/QĐ-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019
về việc phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Quốc gia năm
2020.
- Công văn số 9797/EVN SPC-KD ngày 29 tháng 11 năm
2019 của Tổng công ty Điện lực miền Nam về việc Kế hoạch cung cấp điện năm
2020.
- Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng tái tạo
trên địa bàn tỉnh.
- Danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng năm
2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Phạm vi áp dụng: Các phương án được xây dựng chỉ áp
dụng trên lưới điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong các tình huống mất cân đối
cung cầu hệ thống điện miền Nam kéo dài nhiều ngày hoặc trong ngắn hạn theo
thông báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN), Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam (A2), Tổng công ty Điện lực miền
Nam (EVN SPC).
4. Hình thức triển khai thực hiện phương án:
Sau khi phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
- Các thành viên Tổ điều hành cung cấp điện Công ty
Điện lực Ninh Thuận triển khai đến các nhân viên vận hành và các thành phần
liên quan trong đơn vị nắm rõ để phối hợp thực hiện.
- Báo cáo đến Ban chỉ đạo Điều hành cung cấp điện tỉnh
Ninh Thuận, EVN SPC biết, đồng thời lập kế hoạch tuyên truyền phương án này đến
các khách hàng sử dụng điện.
II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN:
Phương án xây dựng phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên.
2. Hạn chế tối đa phạm vi và mức độ ảnh hưởng đến
phát triển Kinh tế - Xã hội và đời sống của nhân dân. Tránh tình trạng mất điện
diện rộng kéo dài do kiểm soát không tốt.
3. Huy động tối đa các nguồn điện hiện có trong khu vực
quản lý để giảm điện nhận từ đầu nguồn: Nắm chắc danh mục và thỏa thuận huy động
đối với khách hàng có máy phát dự phòng, huy động nguồn thủy điện nhỏ.
4. Kiểm soát tốt phương án giảm tải đã thỏa thuận với
khách hàng lớn, tập trung vào các khách hàng sử dụng nhiều điện như: Nhà máy sản
xuất sắt thép, xi măng, đồ uống, ...
5. Đảm bảo tính công bằng, hợp lý trong trường hợp
phải sa thải phụ tải.
6. Phối hợp tốt giữa các bộ phận trong đơn vị.
7. Đảm bảo thông tin cung cấp điện đến khách hàng kịp
thời, đúng quy định.
III. CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN:
1. Đối với mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn:
Các khả năng xảy ra mất điện khách hàng do mất cân đối
cung cầu trong ngắn hạn gồm:
- Điều độ viên A2 ra lệnh cắt tải khẩn cấp trên lưới 22kV hoặc cắt tải trạm 110kV
Ninh Sơn.
- Tự động sa thải phụ tải khi tần số lưới điện suy
giảm (mức cài đặt tần số các phát tuyến trung áp theo Phụ lục I).
* Trường hợp Điều độ viên A2 ra lệnh cắt tải khẩn cấp
không thể trì hoãn (nếu không cắt ngay sẽ có nguy cơ gây mất ổn định hệ thống
điện):
Bước 1: Tùy theo mức công suất cắt yêu cầu, Điều độ
viên đương ca sẽ ra lệnh cắt máy cắt đầu tuyến trung áp theo danh sách từng
phát tuyến trung áp và thứ tự ưu tiên theo Phụ lục I đến khi đủ mức công
suất yêu cầu.
Bước 2: Yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành sa thải
các phụ tải trên tuyến đã cắt điện tương ứng (cắt lẻ phụ tải) chỉ để lại các phụ
tải khách hàng quan trọng có thể cung cấp điện được (chi tiết cắt lẻ phụ tải
cho từng tuyến ở Phụ lục II).
Bước 3: Điều độ viên ra lệnh đóng lại các máy cắt đầu
tuyến trung áp.
Bước 4: Điều độ viên báo cáo A2 cắt tiết giảm xong, đề
nghị A2 cung cấp lý do tiết giảm và thời gian dự kiến có điện trở lại để thông báo đến Trực ban vận hành Điện
lực, các Tổ quản lý điện khu vực bị mất điện để thông báo khách hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi mất điện
theo quy định.
* Trường hợp A2 ra lệnh cắt tải nhưng không khẩn thiết
về thời gian, đủ cho phép thực hiện cắt lẻ phụ tải:
Điều độ viên chỉ thực hiện bước 2 và bước 4 ở mục
III.1 (không thực hiện bước 1 và bước 3).
2. Đối với mất cân đối cung cầu kéo dài nhiều ngày:
Trong trường hợp mức cắt tải cao theo lệnh A2, xảy ra
nhiều ngày liên tục. Để đảm bảo công bằng trong việc cắt điện và để giảm tần
suất mất điện cho các tuyến có thứ tự ưu tiên thấp, các đơn vị thực hiện như
sau:
Bước 1:
- Điều độ viên yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành
thông báo các khách hàng sử dụng điện lớn giảm tải theo thỏa thuận đã ký kết
tương ứng mức thiếu hụt phụ tải toàn Công ty (theo danh sách ở Phụ lục III).
Các Tổ quản lý vận hành thuộc các Điện lực liên hệ khách hàng qua số điện thoại
khách hàng cung cấp trong danh sách, đề nghị khách hàng thực hiện giảm tải.
- Trong thời gian tiết giảm của khách hàng lớn, các
Điện lực phải cử người theo dõi từ xa hoặc chốt chỉ số trực tiếp để giám sát việc
thực hiện tiết giảm (phải nắm được sản lượng, công suất ngày của khách hàng
khi chưa tiết giảm để so sánh). Nếu xác định rõ khách hàng không thực hiện
tiết giảm như thỏa thuận, Điện lực thông báo cho khách hàng sẽ tiết giảm bù
trong ngày hôm sau hoặc cắt cô lập trạm biến áp (nếu tiết giảm công suất).
- Sau khi thực hiện bước 1 mà vẫn còn mất cân đối
cung cầu thì thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Điều độ viên yêu cầu các đơn vị quản lý vận
hành tiết giảm phụ tải luân phiên các gói theo danh sách ở Phụ lục IV,
nhưng không cắt điện các khách hàng sử dụng điện lớn (không ở cuối vùng phụ tải).
Tùy theo mức công suất cắt yêu cầu, sẽ áp dụng các mức sau:
a) Mức 1 (khoảng 10,7 MW): Tương ứng 8,33% phụ tải, tiết giảm
mỗi ngày 01 gói theo thứ tự từ trên xuống dưới, tần suất mất điện 12 ngày/01 lần.
b) Mức 2 (khoảng 21,3 MW): Tương ứng 16,67% phụ tải, tiết giảm
mỗi ngày 02 gói theo thứ tự từ trên xuống dưới, tần suất mất điện 6 ngày/01 lần.
c) Mức 3 (khoảng 32,0 MW): Tương ứng 25,0% phụ tải, tiết giảm
mỗi ngày 03 gói, tần suất mất điện 4 ngày/01 lần.
Các đơn vị quản lý vận hành thực hiện xong, báo cáo kết
quả về Điều độ viên đương ca.
Bước 3: Điều độ viên báo cáo A2 cắt tiết giảm xong, đề
nghị A2 cung cấp lý do tiết giảm và thời gian dự kiến có điện trở lại để thông
báo đến Trực ban vận hành Điện lực, các Tổ quản lý điện khu vực bị mất điện để
thông báo khách hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi mất điện theo quy định.
- Đối với các khách hàng sử dụng điện lớn nằm cuối
vùng phụ tải sẽ tiết giảm luân phiên chung khi cắt lẻ phụ tải.
- Đối với các trạm bơm nước chống hạn, phục vụ tưới
tiêu nông nghiệp sẽ không thực hiện cắt tiết giảm. Riêng đối với các trạm bơm nằm
cuối vùng phụ tải sẽ tiết giảm luân phiên chung khi cắt lẻ phụ tải.
- Hàng ngày, Phòng Điều độ căn cứ theo lệnh A2, chỉ đạo
của EVN SPC và Công ty Điện lực Ninh Thuận yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành
thực hiện tiết giảm. Tại các tổ quản lý vận hành phải có sẵn danh sách các
khách hàng lớn ghi rõ số điện thoại liên hệ và mức tiết giảm sản lượng, công suất
cao điểm theo từng mức cụ thể.
- Điều độ viên điều khiển huy động tối đa công suất
phát của các nguồn phát điện nhỏ trong khu vực.
- Cuối ngày, Trực ban vận hành tại các Điện lực tổng
hợp tình hình thực hiện điều hòa phụ tải, báo cáo về Phòng Điều độ trước 5 giờ
ngày hôm sau, báo cáo bao gồm: Sản lượng tiết giảm của các khách hàng lớn, sản
lượng huy động máy phát dự phòng khách hàng và các vấn đề bất thường khác để tổng
hợp báo cáo Công ty Điện lực Ninh Thuận và EVN SPC.
Trường hợp trong ngày Công ty thực hiện tiết giảm
không đạt theo phân bổ, Phòng Điều độ sẽ xem xét đưa vào cắt bù trong ngày hôm
sau.
* Lưu ý: Khi chọn tuyến cắt khẩn cấp hoặc cắt lẻ,
Điều độ viên cần kiểm tra để đảm bảo điện cho các tuyến đang cấp điện phục vụ
các sự kiện quan trọng trên địa bàn, đặc biệt hạn chế cắt điện những tuyến đã
thực hiện cắt công tác trong những ngày trước đó trong cùng một tuần hoặc những
lần trước đó trong cùng một ngày.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO:
1. Quy định chung:
- Các đơn vị nhận thông tin từ các văn bản chỉ đạo điều
hành cung cấp điện của EVN, EVN SPC, A2. Các Điện lực phải thông báo ngừng giảm
mức cung cấp điện đến khách hàng theo đúng Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14
tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định điều kiện, trình tự ngừng giảm mức
cung cấp điện. Đối với mất cung cầu trong ngắn hạn, Phòng Điều độ Công ty làm đầu
mối nhận thông tin từ A2, EVN SPC để cung cấp cho các Điện lực thông báo đến
khách hàng.
- Các thông tin cung cấp cho các cơ quan truyền
thông, thông tấn báo chí phải do Tổ trưởng Tổ điều hành cung cấp điện Công ty
Điện lực Ninh Thuận hoặc người được ủy quyền cung cấp.
2. Đối với báo cáo tuần:
Trước 11 giờ ngày thứ sáu tuần hiện tại (W):
- Phòng Điều độ Công ty báo cáo nhanh công tác điều
hành cung cấp điện từ thứ sáu tuần (W-1) đến thứ năm tuần W về Ban Kỹ thuật EVN
SPC.
- Phòng Kinh doanh Công ty báo cáo UBND tỉnh, Sở Công
Thương tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh từ thứ sáu tuần (W-1) đến thứ
năm tuần W theo mẫu báo cáo tuần quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số
34/2011/TT- BCT ngày 07/9/2011.
3. Đối với báo cáo tháng:
Trước ngày 05 hàng tháng, Phòng Kinh doanh Công ty
báo cáo EVN SPC, UBND tỉnh, Sở Công Thương tình hình cung ứng và tiết giảm điện
trên địa bàn tỉnh của tháng trước liền kề gồm các nội dung sau:
- Sản lượng điện, công suất cực đại phân bổ và công
suất thực hiện của Công ty trong tháng.
- Ước sản lượng điện, công suất phụ tải bị tiết giảm
trong tháng.
- Thực hiện phân bổ sản lượng điện, công suất tiết giảm
cho các khách hàng sử dụng điện và các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận.
- Phân tích làm rõ nguyên nhân trong trường hợp việc
cung ứng điện thực tế khác với kế hoạch cung ứng điện được duyệt.
- Kế hoạch cung ứng điện trong tháng sau liền kề.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

|