UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
271/QĐ-UBND
|
Cao
Bằng, ngày 07 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN THÔNG TƯ 08/2009/TT-BNN NGÀY 26 THÁNG
02 NĂM 2009 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN THEO NGHỊ QUYẾT
30A/2008/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số
30/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 08/TT-BNN
ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
thực hiện một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng tại Tờ trình số 88/SNN-PTNT ngày
21 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện Thông
tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính
phủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành và thay thế Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, giám đốc các sở,
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao
động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Hạ Lang
và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lý Hải Hầu
|
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN THÔNG TƯ 08/2009/TT-BNN NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 2009
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN THEO NGHỊ QUYẾT
30A/2008/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 07 tháng 03 năm 2012 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy định này cụ thể mức hỗ trợ về nông, lâm nghiệp và
thủy sản tại các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hà Quảng và Hạ Lang
theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
Điều 2.
Về mức hỗ trợ cho các đối tượng: Trường hợp đã được hưởng
lợi nội dung hỗ trợ về nông, lâm nghiệp của các chương trình, dự án khác trên
cùng địa bàn áp dụng thì áp dụng mức cao nhất của các chương trình, dự án. Nếu
thấp hơn mức quy định tại quyết định này thì cấp bù phần chênh lệch.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Phạm vi, đối tượng
1. Phạm vi áp dụng: Quy định này
cụ thể hoá một số mức hỗ trợ của Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 02
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng: Là hộ gia
đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc
các huyện nghèo trong tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ.
Điều 4.
Nội dung cụ thể
1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm
sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.
a) Đối với bảo vệ rừng phòng hộ,
đặc dụng, rừng tự nhiên là rừng sản xuất:
Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc
bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có
trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiền khoán bảo vệ
với mức 200.000 đồng/ha/năm.
b) Quy định cụ thể về nhận khoán
bảo vệ rừng đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất:
- Diện tích rừng hiện có từ trạng
thái IIIa2 trở lên (rừng có trữ lượng từ 100m3/ha trở lên).
- Rừng sau chu kỳ khoanh nuôi 5
năm (có trữ lượng từ 100m3/ha trở lên)
- Chu kỳ khoán bảo vệ là 5 năm.
c) Quy định cụ thể về nhận khoán
bảo vệ với rừng phòng hộ:
- Rừng tự nhiên: Chu kỳ khoán bảo
vệ 5 năm.
- Rừng trồng sau chu kỳ chăm sóc
4 năm đã thành rừng chuyển sang bảo vệ (chu kỳ khoán bảo vệ 5 năm).
* Một số lưu ý đối với mục a và
b
Sau chu kỳ khoán bảo vệ 5 năm,
được chuyển sang áp dụng chính sách hưởng lợi theo Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Quy định về nhận khoán bảo vệ
với rừng đặc dụng:
Thời gian nhận khoán bảo vệ theo
thời gian thực hiện NQ 30a của Chính phủ (đến năm 2020).
2. Đối với diện tích rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng sau khi rà soát lại theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, nay chuyển sang rừng sản xuất được giao lại cho các hộ gia
đình thì được hưởng lợi như sau:
a) Đối với rừng trồng: Khi khai
thác được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm khai thác nhưng sau khi khai thác phải trồng
lại rừng ngay trong năm tiếp theo.
b) Đối với rừng tự nhiên là rừng
sản xuất có trữ lượng dưới 100m3/ha (trạng thái IIIa1) hoặc rừng non (trạng
thái IIa, IIb) có trữ lượng nhỏ hơn 100m3/ha thì hộ gia đình phải quản lý, bảo
vệ theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã và được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt
và được quyền khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành. Nếu
các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ thì được
phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ cụ thể như sau:
- Làm nhà mới: Được phép khai
thác tối đa là 10m3 gỗ tròn.
- Sửa chữa nhà hoặc thay thế nhà
cũ: Được phép khai thác tối đa là 05 m3 gỗ tròn.
Khi khai thác phải có đơn trình
Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; khi
các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban nhân dân xã và cán bộ kiểm lâm địa
bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
3. Đối với diện tích rừng sản xuất
của hộ gia đình tự bỏ vốn trồng, sau khi rà soát lại theo chỉ thị
38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng
thì được Nhà nước đền bù theo giá tại thời điểm chuyển đổi.
4. Đối với diện tích đất trống
được quy hoạch để trồng rừng:
a) Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng:
Được đầu tư bình quân 10 triệu đồng/ha.
Sau 04 năm đầu tư trồng và chăm sóc, nếu đạt tiêu chuẩn thành rừng thì tiếp tục
chuyển sang khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm (chu kỳ khoán bảo vệ 5
năm).
b) Trồng rừng sản xuất được giao
cho hộ gia đình, cá nhân:
- Mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/ha; nội
dung hỗ trợ gồm: Giống, phân bón hỗ trợ bằng hiện vật, nhân công hỗ trợ bằng tiền
mặt (thanh toán 60% sau khi nghiệm thu lần 1, thời gian nghiệm thu sau khi trồng
được ít nhất 1 năm; 40% còn lại thanh toán sau khi nghiệm thu lần 2, thời gian
nghiệm thu lần 2 sau khi trồng là 2 năm).
5. Tận dụng tạo đất sản xuất
lương thực trong khu vực diện tích rừng và đất rừng đã được nhận khoán chăm
sóc, bảo vệ và đất được giao để trồng rừng sản xuất được hỗ trợ 5.000.000
đồng/ha/hộ. Quy định như sau:
- Được sử dụng không quá 20% quỹ
đất sản xuất tại khu vực đất trống, trảng cỏ, cây bụi (Ia, Ib)
- Áp dụng cho cả 2 đối tượng rừng
phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tuyệt đối không áp dụng đối với
rừng và đất rừng đặc dụng.
Các hộ làm đơn gửi Uỷ ban nhân
dân xã để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện xem xét hỗ trợ.
6. Hỗ trợ lương thực đối với hộ
nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng trồng trong thời gian chưa tự
túc được lương thực.
- Hộ nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng
rừng (kể cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ, đặc dụng) và chăm sóc rừng nếu
không tự túc được lương thực thì được trợ cấp gạo trong thời gian thiếu lương
thực thực tế trong năm, khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Diện tích trồng rừng tối thiểu
của hộ là 1000 m2 (chỉ tính diện tích trồng rừng từ ngày 12 tháng 4 năm 2009 và
các năm tiếp theo).
+ Diện tích rừng nhận khoán bảo
vệ từ 1,0 ha trở lên.
+ Trường hợp hộ có cả hai loại
hình nêu trên thì tổng diện tích phải đạt tối thiểu là 1,0 ha.
- Mức hỗ trợ: 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng.
- Thời gian hỗ trợ cho một hộ tối
đa là 84 tháng; ngừng hỗ trợ khi hộ được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo hoặc diện
tích rừng nhận khoán bảo vệ, chăm sóc rừng trồng không đạt được diện tích tối
thiểu theo quy định.
7. Hộ nghèo ở thôn, bản giáp
biên giới không nhận khoán chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng.
Được hỗ trợ 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng
cho các tháng thực tế bị thiếu lương thực. Thời gian hỗ trợ theo Quyết định số
1311/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
8. Khai hoang, phục hoá hoặc tạo
ruộng bậc thang.
a) Đất khai hoang, phục hoá.
- Đất khai hoang: Là đất đã được
quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp nhưng đang để hoang hóa. Uỷ ban nhân dân xã
đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quỹ đất
của địa phương làm căn cứ lập kế hoạch khai hoang. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.
b) Đất phục hoá: Là đất sản xuất
nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã có thời gian được sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp nhưng bỏ hoang hoá từ 3 năm trở lên. Mức hỗ trợ 05 triệu
đồng/ha.
c) Đất tạo ruộng bậc thang: Là đất
nương rẫy hoang hoá hoặc đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo
thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng
cây thức ăn gia súc. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.
d) Thủ tục hỗ trợ đối với đất
khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.
- Đối với đất khai hoang:
+ Các hộ có nhu cầu khai hoang
làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm,
diện tích và thời gian thực hiện.
+ Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ
thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức
khai hoang theo một trong hai phương thức sau:
+ Đối với những vùng có diện
tích đất khai hoang với số lượng lớn, tập trung thì Uỷ ban nhân dân huyện lập dự
án khai hoang hoặc làm ruộng bậc thang bằng cơ giới, sau đó giao đất cho các hộ
sản xuất.
+ Đối với diện tích đất nông
nghiệp nhỏ lẻ, phân tán thì Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt địa điểm, diện tích được
phép khai hoang và tổ chức nghiệm thu của các hộ dân tự tổ chức khai hoang để lập
hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ
dân.
- Đối với đất phục hóa, đất cải
tạo thành ruộng bậc thang, cải tạo ao nuôi: Các hộ có nhu cầu làm đơn đăng ký với
Uỷ ban nhân dân xã về diện tích, địa điểm thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã căn cứ
hồ sơ đất đai và đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất của địa phương nếu phù hợp
thì chấp thuận để hộ gia đình thực hiện phục hóa, cải tạo; Uỷ ban nhân dân xã
kiểm tra xác nhận diện tích thực tế đã thực hiện để hộ gia đình được hưởng kinh
phí hỗ trợ theo quy định.
9. Cải tạo ao nuôi thuỷ sản:
- Điều kiện được hỗ trợ:
+ Hộ nghèo được hỗ trợ 01 lần.
+ Diện tích mặt nước trong ao cải
tạo từ 100 m2 trở lên.
- Mức hỗ trợ: là 01 triệu đồng/
hộ.
10. Hỗ trợ việc chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế.
a) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền
mua giống, phân bón cho các chuyển đổi sau:
- Chuyển đổi từ trồng cây hàng
năm sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Các loại cây chuyển đổi và định
mức hỗ trợ giống và phân bón như sau:
TT
|
Loại
cây
|
Giống
(cây/ha
)
|
Lượng
phân bón NPK (kg/ha)
|
Năm
thứ nhất
|
Năm
thứ hai
|
Năm
thứ ba
|
1
|
Mạy thốc
|
500
|
100
|
100
|
100
|
2
|
Trúc sào
|
500
|
100
|
100
|
100
|
3
|
Hồi
|
500
|
100
|
100
|
100
|
4
|
Quế
|
1600
|
320
|
320
|
320
|
5
|
Dẻ
|
200
|
40
|
40
|
40
|
- Chuyển đổi cơ cấu giống trong
nhóm cây ngắn ngày (áp dụng cho 01 vụ sản xuất chuyển đổi đầu tiên).
Mức hỗ trợ được căn cứ vào lượng
giống và phân bón của từng loại cây trồng được quy định theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN
ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số
1488 /QĐ-UBND-NL ngày 27 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Định mức giống và phân bón cụ thể cho một số loại cây trồng chuyển đổi
chính như sau:
TT
|
Loại
cây trồng
|
Giống
(kg/ha)
|
Lượng
phân bón (kg/ha)
|
Lượng
phân bón kg/ha (áp dụng khi sử dụng phân hỗn hợp
(NPK)
|
Đạm
Urea
|
Lân
supe
|
Kali
clorua
|
Vôi
bột
|
Bón
lót
(5:10:3)
|
Bón
thúc
(12:5:10)
|
1
|
Ngô lai
|
20
|
450
|
600
|
200
|
|
450
|
750
|
2
|
Lúa lai
|
30
|
280
|
560
|
200
|
|
450
|
650
|
3
|
Khoai tây
|
1.200
|
330
|
600
|
250
|
|
700
|
850
|
4
|
Mía
|
10.000
|
400
|
600
|
400
|
700
|
|
|
5
|
Thuốc lá
|
20.000
cây
|
800
kg phân chuyên dùng cho thuốc lá
|
6
|
Đậu tương
|
60
|
100
|
350
|
100
|
500
|
400
|
250
|
7
|
Lạc
|
220
|
100
|
600
|
200
|
500
|
700
|
250
|
8
|
Cỏ VA06, cỏ voi
|
7.000
|
400
|
300
|
200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Việc chuyển đổi trong nhóm cây
ngắn ngày bao gồm:
+ Chuyển đổi từ trồng cây ngắn
ngày hiện đang trồng sang trồng cây trồng khác cho giá trị thu nhập cao hơn (ví
dụ như chuyển trồng lúa sang trồng mía, đậu, rau,...).
+ Chuyển từ trồng giống cây năng
xuất thấp sang trồng cây có năng xuất cao (ví dụ: chuyển từ giống ngô địa
phương sang trồng giống ngô lai…).
- Đối với các loại cây chuyển đổi
có giá trị kinh tế chưa có trong danh mục này thì vẫn áp dụng theo Quyết định số
3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Quyết định số 1488/QĐ-UBND-NL ngày 27 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng.
- Quy định về giá mua giống,
phân bón:
+ Phân bón mua tại Công ty cổ
phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng (tại công ty và cửa hàng ở các huyện), áp dụng
theo giá đảm bảo kinh doanh do Công ty công bố còn hiệu lực tại tháng lập hợp đồng
mua bán.
+ Giống cây trồng mua tại Công
ty cổ phần giống cây trồng nông, lâm nghiệp Cao Bằng (tại Công ty và cửa hàng
của Công ty ở các huyện) áp dụng theo giá đảm bảo kinh doanh Công ty công bố
còn có hiệu lực tại tháng lập hợp đồng mua bán.
+ Giống, phân bón mua tại các
đơn vị khác cần có thông báo giá của Sở Tài chính.
b) Đối với hộ
có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi giống gia súc, gia cầm:
Quy định về điều kiện thú y:
- Tất cả các loại gia súc, gia cầm
khi mua phải khỏe mạnh, từ vùng không có dịch.
- Các loại gia súc, gia cầm mua
ngoài tỉnh, huyện: Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch; giấy chứng nhận tiêm
phòng vắc xin (chưa quá 6 tháng) tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với trâu,
bò; dịch tả, suyễn đối với lợn; đậu, lưỡi xanh đối với dê.
- Trường hợp mua gia cầm với số
lượng lớn ở ngoài tỉnh thì chỉ được mua tại những cơ sở có giấy phép kinh doanh
sản xuất con giống.
Quy định về giới tính, tuổi và
khối lượng:
- Trâu bò cái từ 12 tháng tuổi
trở lên.
- Trọng lượng:
+ Trâu từ 140 kg/con trở lên.
+ Bò từ 120 kg/con trở lên đối với
bò vàng, 150 kg/con trở lên đối với bò lai nhóm Zêbu.
* Chú ý: Phải mua ở ngoài tỉnh tối
thiểu 40% số lượng bò cái sinh sản.
- Gia cầm: Tối thiểu 30 ngày tuổi.
Hộ nuôi gia cầm được hỗ trợ thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, số lượng: 01kg/ con,
hỗ trợ vác xin Niu cát sơn.
Định mức hỗ trợ, điều kiện được
hỗ trợ:
- Trâu, bò, lợn, dê cái sinh sản:
Nếu số tiền mua giống từ 04 triệu đồng trở lên, hộ nghèo và hộ cận nghèo đóng
góp 5%, hộ không nghèo đóng góp 10% giá mua và vận chuyển.
- Hộ nhận trâu, bò phải lập cam
kết với Uỷ ban nhân dân xã và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Không thả rông, giữ nền chuồng
khô sạch, che chuồng chống rét trong mùa đông.
+ Trồng tối thiểu 200m2 cỏ voi
hoặc cỏ VA06, cỏ được bảo vệ không để trâu, bò phá hoại. Hộ có trồng lúa nước
phải dự trữ rơm cho trâu bò.
+ Trâu, bò cái phải nuôi ít nhất
trong 4 năm, trong thời gian đó không được cho, bán, giết thịt.
c) Quy định về hỗ trợ một lần
toàn bộ tiền mua giống thuỷ sản:
- Đối tượng được hỗ trợ: Các hộ
nuôi thuỷ sản tại ao, ruộng, hồ chứa nước nhỏ khi chuyển đổi nuôi các loài thủy
sản mới có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống.
- Các loại thuỷ sản được hỗ trợ
gồm: Cá rô phi đơn tính, cá rô phi lai xa, cá chép lai, tôm càng xanh, cá chim
trắng, cá trắm, cá trôi, cá mè.
- Mức hỗ trợ: Thanh toán theo thực
tế diện tích mặt nước nhưng không quá 02 triệu đồng/1000m2 mặt nước.
11. Hộ nghèo được hỗ trợ một lần
01 triệu đồng để làm chuồng trại chăn nuôi.
12. Hộ nghèo có chăn nuôi trâu,
bò, dê, được hỗ trợ 02 triệu đồng/ ha để mua giống cỏ trồng thâm canh.
13. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng
Hộ nghèo (trừ các hộ được
hưởng theo chính sách hỗ trợ công tác thú y được ban hành kèm theo Nghị quyết
số 12/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
được hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi hiện có và đàn vật
nuôi mới đối với các loại bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ
huyết trùng, dịch tả, cúm gia cầm.
14. Hỗ trợ lãi suất
a) Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để
trồng rừng sản xuất được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại
ngân hàng thương mại Nhà nước.
b) Hộ gia đình được hỗ trợ 50%
lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước cho việc đầu tư để phát triển
sản xuất, bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng, trại.
c) Hộ nghèo được vay vốn tối đa
05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống
gia súc: Trâu, bò, dê; đối với gia cầm số lượng phải từ 100 con trở lên
d) Hộ nghèo không có đủ điều kiện
chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập được
vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần).
Việc vay và hỗ trợ lãi suất vay
vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội hàng năm hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình tổ
chức triển khai thực hiện của các huyện nghèo với Ban Chỉ đạo và Uỷ Ban nhân
dân tỉnh.
Điều 6.
Các Sở, ban ngành liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm
vụ có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các
huyện nghèo và định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả
thực hiện.
Điều 7.
Các huyện nghèo hưởng chính sách theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của chính phủ căn cứ nội dung hướng dẫn
này để lập kế hoạch hàng năm, dài hạn của địa phương và tổ chức triển khai thực
hiện.
Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu có vấn đề vướng mắc đề nghị các huyện, các ngành báo cáo về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh,
bổ sung, kịp thời./.