ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2407/QĐ-UBND
|
Huế,
ngày 17 tháng 10 năm 2006
|
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Văn kiện Chương trình Hỗ trợ ngành thủy
sản Việt Nam giai đoạn II (viết tắt là FSPS II) từ 2006-2010, được ký kết ngày
18/01/2006 giữa Bộ Thủy sản và Cơ quan Hợp tác và Phát triển Đan Mạch (DANIDA);
Căn cứ Công văn số 679/TTg-QHQT ngày
03/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Hợp phần tăng cường năng lực
quản lý hành chính ngành thủy sản do Đan Mạch tài trợ;
Căn cứ Công văn số 761/TTg-QHQT ngày
19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Hợp phần tăng cường quản lý
khai thác thủy sản do Đan Mạch tài trợ;
Căn cứ Công văn số 855/TTg-QHQT ngày 07/6/2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững do Đan Mạch tài trợ;
Căn cứ Công văn số 913/TTg-QHQT ngày
15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Hợp phần nâng cao năng lực
sau thu hoạch và tiếp thị do Đan Mạch tài trợ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công
văn số 46/SKHĐT-NN ngày 04/10/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ
sản giai đoạn 2006-2010 tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Kế hoạch: Kế hoạch thực hiện
Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010 tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Địa điểm thực hiện: Chương trình được
thực hiện tại Sở Thủy sản và 25 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các
xã trong Chương trình được lựa chọn theo tiêu chí của DANIDA: tập trung vào các
xã có tỷ lệ nghèo cao, có tiềm năng phát triển thủy sản để xoá đói giảm nghèo,
cụ thể như sau:
- Huyện A Lưới 05 xã: A Đớt, Bắc Sơn, A Roàng, A
Ngo, Hồng Thượng.
- Huyện Phú Vang 05 xã: Vinh Phú, Vinh Xuân,
Vinh Thái, Phú Xuân, Phú An.
- Huyện Phú Lộc 04 xã: Lộc Bình, Lộc Sơn, Vinh
Hiền, Vinh Hưng.
- Huyện Phong Điền 03 xã: Phong Chương, Phong
Bình, Điền Hương.
- Huyện Quảng Điền 05 xã: Quảng Lợi, Quảng Thái,
Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Ngạn.
- Huyện Hương Trà 03 xã: Hải Dương, Hương Phong,
Hương Toàn.
3. Nội dung của Kế hoạch: Gồm có 4 hợp phần:
3.1. Hợp phần nuôi trồng thủy sản bền vững:
a. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 1 -
Năng lực quản lý và quy hoạch nuôi trồng thủy sản tiên tiến mang tính chất xã hội
hoá và có trách nhiệm với môi trường được áp dụng.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, ... nhằm
nâng cao năng lực về quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho cán bộ Sở Thủy sản và
các huyện trọng điểm.
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng quan nuôi trồng thuỷ
sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
- Xây dựng Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
- Xây dựng mô
hình quy hoạch chi tiết 6 xã điểm ở vùng đầm phá thuộc các huyện Phú Vang, Quảng
Điền, Phú Lộc theo hướng nuôi trồng thủy sản bền vững.
- Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết vùng nuôi
chuyên canh thủy sản nước ngọt ở 8 xã có tiềm năng thuộc các huyện Phong Điền,
A Lưới, Quảng Điền, Hương Trà.
b. Các hoạt động liên quan Kết quả 2- Những
nhóm đối tượng nghèo được tham gia tích cực vào sản xuất và cung cấp giống…
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, ... nhằm
nâng cao năng lực cán bộ quản lý và chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm giống thủy
sản nước ngọt cấp 1 Cư Chánh và Trung tâm giống thuỷ sản nước lợ cấp 1 Thuận
An.
- Hỗ trợ mạng lưới ương giống quy mô nhỏ cho các
xã nghèo, vùng xa, vùng cao.
- Tài trợ thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển
giống: Thử nghiệm ương giống từ nguồn giống tự nhiên một số loài thủy sản có
giá trị kinh tế cao của đầm phá Tam giang - Cầu Hai; phục vụ đa dạng hoá đối tượng
nuôi: cá kình, cá dìa, cá mú, cá hồng, cá nâu, ...
- Hỗ trợ trang thiết bị và xây dựng đàn cá bố mẹ
cho Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp 1 Cư Chánh.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ quản
lý và kỹ thuật các trại sản xuất giống, chủ yếu các trại tư nhân nhằm giúp họ sản
xuất giống chất lượng cao.
- Tài trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất giống
mới phục vụ đa dạng hóa đối tượng nuôi.
c. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 3 - Hệ
thống nuôi thủy sản đa dạng, hiệu quả, bền vững và mang tính xã hội hóa được
xây dựng phổ biến.
- Xây dựng mô hình điểm về nuôi thủy sản vùng đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững ở các vùng nuôi đang bị
ô nhiễm.
- Xây dựng mạng lưới mô hình nuôi thủy sản nước
ngọt quy mô nhỏ để xoá đói giảm nghèo ở các huyện: Phong Điền, A Lưới, Quảng Điền,
Hương Trà.
d. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 4- Một
hệ thống dịch vụ thuận lợi, chất lượng cao, có hiệu quả… được áp dụng rộng rãi.
- Nâng cao năng lực dịch vụ thú y thủy sản và
quan trắc môi trường cho cán bộ Sở Thủy sản và các đơn vị thuộc Sở.
- Hỗ trợ trang thiết bị quan trắc môi trường
vùng đầm phá.
- Hỗ trợ đào tạo cho ngành 1- 2 thạc sỹ trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản, môi trường hoặc bệnh thủy sản.
e. Các hoạt
động liên quan đến Kết quả 5- Một hệ thống khuyến ngư phát triển có sự tham gia
của cộng đồng, tập trung vào những nhóm đối tượng nghèo.
- Xây dựng tài liệu khuyến ngư ở tỉnh.
- Đào tạo 100 khuyến ngư viên cộng đồng.
- Tập huấn khuyến ngư cho 6.000 nông, ngư dân
nghèo.
- Tập huấn cho 6.000 nông, ngư dân về phát triển
cộng đồng.
3. 2. Hợp phần tăng cường quản lý khai
thác thủy sản:
a. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 1 -
Năng lực hoạch định và thực hiện chính sách, chiến lược và xây dựng kế hoạch
hành động cho khai thác thủy sản của Cục KT&BVNLTS , các Chi cục và các sở
Thủy sản được nâng cao.
- Nâng cao năng lực cho Sở Thủy sản và Chi cục
BVNLTS về xây dựng tổng quan nghề cá và quản lý khai thác thủy sản.
- Đào tạo 01 thạc sỹ về quản lý nghề cá.
b. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 2- cơ
cấu tư vấn đa lĩnh vực cho quản lý khai thác hải sản và thủy sản nước ngọt hoạt
động tốt, và những tư vấn của cơ cấu này được kết hợp vào quy trình ra quyết định
của Cục KT&BVNLTS các Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
- Điều tra thống kê nghề cấm theo Chỉ thị số
01/1998/CT- TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng quy hoạch nghề cố định vùng đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai.
- Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nò sáo trên đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai.
- Xây dựng chi tiết tổng quan nghề cá tỉnh Thừa
Thiên Huế.
c. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 3- Các
mô hình thích ứng với Việt Nam về đồng quản lý nghề cá được xây dựng và triển
khai thực hiện.
- Khảo sát, đánh giá, tổng kết và phổ biến các
sáng kiến về mô hình quản lý dựa vào cộng đồng ở vùng đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai.
- Xây dựng chiến lược tuyên truyền và triển khai
thí điểm tuyên truyền về quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích.
- Xây dựng đề án phát triển mạng lưới bảo vệ nguồn
lợi thủy sản cấp cơ sở (xã , huyện,…) để thực hiện quản lý và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản theo mô hình quản lý dựa vào cộng đồng; thực hiện mô hình điểm ở 3-5
xã.
- Hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chuyên môn và nhân rộng
các mô hình hợp tác, hội đoàn (hội nghề cá, hội nông dân,…).
3.3. Hợp phần
tăng cường năng lực sau thu hoạch và tiếp thị:
a. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 1- Các
điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc và cách thức
tiếp thị được nâng cao.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Sở Thủy sản
về quản lý chất lượng sau thu hoạch.
- Hỗ trợ thiết kế, quy hoạch và nâng cao năng lực
quản lý hạ tầng cơ sở tại các cảng cá, bến cá địa phương.
- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký các thương hiệu, nhãn
mác sản phẩm thủy đặc sản ở địa phương.
b. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 2 -
Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại ổn định về mặt tài chính sẵn sàng phục vụ
các hệ thống tiếp thị sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với trọng
tâm là các cộng đồng ngư nghiệp quy mô nhỏ.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ các hội đoàn,
khuyến ngư.
- Hỗ trợ tập huấn cho 6.000 nông, ngư dân trong
lĩnh vực quản lý chất lượng sau thu hoạch ... thông qua các hội đoàn, mạng lưới
khuyến ngư.
3.4. Hợp phần tăng cường quản lý hành
chính ngành thủy sản:
a. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 1- Năng lực
xây dựng, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát các chính sách và văn bản pháp
lý ở cấp Trung ương và địa phương của hành chính thủy sản được tăng cường.
- Hỗ trợ rà soát và đánh giá hệ thống các chính
sách, kế hoạch, văn bản pháp lý hiện thời của ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Hỗ trợ xây dựng một số văn bản chính sách quản
lý thủy sản phù hợp với điều kiện của tỉnh.
b. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 2 - Hệ
thống quản lý hành chính thủy sản và tất cả các đơn vị ngành thủy sản được đổi
mới tiên tiến.
- Nghiên cứu đánh giá lại quy trình thủ tục hành chính cũng
như cơ cấu tổ chức của tất cả các đơn vị ngành thủy sản Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng các quy định về tổ chức và hoạt động của các mô
hình quản lý dựa vào cộng đồng trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
c. Các hoạt động liên quan đến Kết quả 3 - Nguồn
nhân lực của các cơ quan đơn vị doanh nghiệp thuộc Bộ Thủy sản được củng cố
nâng cao về năng lực chuyên môn tại tất cả các cấp.
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý nguồn nhân
lực ngành thủy sản ở cấp tỉnh và huyện.
- Đào tạo công chức Sở Thủy sản và cán bộ chuyên trách thủy
sản các huyện trọng điểm của tỉnh theo Chiến lược phát triển và quản lý nguồn
nhân lực.
- Đào tạo về công nghệ thông tin, tin học và quản lý dựa
vào tri thức.
- Đào tạo thanh tra viên.
- Đào tạo cán bộ thống kê thủy sản.
d. Các hoạt động liên quan đến Kết qủa 4 - Hệ thống thông
tin quản lý ngành thủy sản được tiếp tục vận hành và phát triển hơn nữa.
- Hỗ trợ tổ chức lại bộ phận thống kê thuỷ sản của Sở Thủy
sản và các huyện.
- Hỗ trợ xây dựng bộ chỉ số thống kê thủy sản cấp xã,
huyện.
- Hỗ trợ thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ ở Sở
Thuỷ sản và các huyện điểm.
- Hỗ trợ xây dựng các cơ sở dữ liệu ngành thủy sản
Thừa Thiên Huế.
4. Tổng mức đầu tư: Khoảng 22.352 triệu đồng
Việt Nam (VN).
Trong đó:
- Vốn tài trợ của DANIDA (Chính phủ Đan Mạch):
Khoảng 8,133 triệu Cua-ron Đan Mạch (DKK) (tương đương với 20.320 triệu đồng
VN)
- Vốn đối ứng của tỉnh: 2.032 triệu đồng VN (bằng
10% tổng vốn của DANIDA tài trợ).
5. Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chương trình Hỗ trợ
ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010 tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban quản lý cấp tỉnh
Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản Giai đoạn II (FSPS II) tiến hành xây dựng kế
hoạch hoạt động hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban quản lý cấp tỉnh
Chương trình FSPS II tổ chức triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ
được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký .
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Thủy sản, Tài chính; Giám đốc Kho Bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng ban chỉ đạo cấp
tỉnh Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ sản giai đoạn II, Giám đốc Ban quản lý cấp
tỉnh Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ sản giai đoạn II, và Thủ trưởng các cơ quan
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TV Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV NN, XD, TH;
- Lưu: VT, LT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện
|