Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 24/QĐ-UBND kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm dịch bệnh thủy sản Ninh Bình 2017

Số hiệu: 24/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Đinh Chung Phụng
Ngày ban hành: 09/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 09 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2017, TỈNH NINH BÌNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản, năm 2017 của tỉnh Ninh Bình, với nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

a) Mục đích: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản, năm 2017 là triển khai tích cực, chủ động các biện pháp để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan; bảo vệ, phát triển sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm ở động vật lây nhiễm sang người.

b) Yêu cầu: Các ngành, các đơn vị, các địa phương trong toàn tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng tiến độ, thời gian và nội dung của kế hoạch.

II. Nội dung:

1. Tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm

1.1. Đối tượng tiêm phòng: Gia súc, gia cầm chăn nuôi tại các hộ gia đình, các trang trại, sở chăn nuôi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

1.2. Phạm vi tiêm phòng:

a) Tiêm phòng cho gia súc:

- Tiêm phòng cho trâu, bò:

+ Vắc xin tụ huyết trùng: Tiêm phòng cho trâu, bò khỏe mạnh trong diện tiêm phòng và trâu, bò đã được tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch;

+ Vắc xin lở mồm long móng (LMLM): Tiêm phòng cho trâu, bò nơi có ổ dịch cũ hoặc nơi có nguy cơ phát bệnh cao và trong vùng đệm của chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM;

- Tiêm phòng cho chó, mèo: Vắc xin phòng bệnh dại.

- Tiêm phòng cho lợn:

+ Vắc xin LMLM, vắc xin tai xanh: Tiêm phòng cho lợn nái và lợn đực giống.

+ Vắc xin dịch tả, tụ dấu: Tiêm phòng cho tất cả lợn ở độ tuổi tiêm phòng và lợn đã được tiêm phòng nhưng hết thời gian miễn dịch;

+ Vắc xin phó thương hàn: Tiêm cho lợn con, lợn nái trong diện phải tiêm phòng.

b) Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm: Tập trung tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà. Khi có dịch xảy ra thì tổ chức tiêm bao vây cho tất cả gia cầm tại các xã có dịch và các xã xung quanh.

c) Các loại vắc xin sử dụng: Theo chỉ đạo Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và hướng dẫn của Cục Thú y.

2. Thời gian tiêm phòng:

a) Đợt 1, tiêm phòng vụ Xuân Hè: Từ ngày 15/3/2017 đến 30/4/2017.

b) Đợt 2, tiêm phòng vụ Thu Đông: Từ 15/9/2017 đến 30/10/2017.

c) Tiêm phòng bổ sung: Trong các tháng còn lại cho gia súc, gia cầm mới sinh đến độ tui tiêm phòng, gia súc, gia cầm tái đàn hoặc gia súc, gia cầm đã được tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch.

3. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

3.1. Tổ chức hệ thống giám sát:

a) Tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm:

- Giám sát chủ động:

+ Tổ chức hệ thống giám sát: Hình thành hệ thống giám sát phát hiện, khai báo, quản lý, khống chế dịch bệnh từ người chăn nuôi ở thôn, xóm, xã, phường, thị trấn đến các huyện, thành phố và hệ thống thú y (Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh);

+ Tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm để đánh giá sự lưu hành vi rút, vi khun gây bệnh; phân tích hiệu giá kháng thsau tiêm phòng đối với gia súc, gia cầm được tiêm phòng vác xin dịch tả lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm... thực hiện 02 lần trong năm, sau mỗi đợt tiêm phòng.

- Giám sát bị động: Khi có hiện tượng gia súc, gia cầm ốm, chết, hoặc bệnh dịch trên người có liên quan đến sự truyền lây từ động vật; lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm để chn đoán bệnh.

b) Tổ chức hệ thống giám sát dịch bệnh thủy sản:

- Các chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát các đối tượng thủy sản nuôi, kịp thời phát hiện dịch bệnh xảy ra;

- Đối với các trường hợp có dấu hiệu bệnh lý liên quan đến các bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản, chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm báo cáo chính quyền địa phương, Cơ quan Chăn nuôi và Thú y và thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch;

- Lấy mẫu giám sát dịch bệnh: Thường xuyên theo dõi, định kỳ lấy mẫu giám sát chủ động sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng (WSSV), hội chứng taura (TSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ (IMNV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm và bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép; kịp thời phát hiện dịch bệnh xảy ra để triển khai các biện pháp xử lý nhằm hạn chế thiệt hại cho chủ nuôi, cụ thể:

- Đối tượng lấy mẫu: Tôm, cá.

- Địa điểm lấy mẫu: Tại các cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Số đợt lấy mẫu:

+ Đối với tôm thực hiện lấy 06 đợt (mỗi tháng lấy 01 đợt) từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Đối với cá chép thực hiện lấy 04 đt (hai tháng lấy 01 đợt) từ tháng 4 đến tháng 7.

- Số lượng mẫu: Đối với tôm: 48 mẫu gộp; Đối với cá: 20 mẫu.

- Chỉ tiêu xét nghiệm: 05 chỉ tiêu đối với tôm (WSSV, TSV, YHV, IMNV, IHHNV); 01 chỉ tiêu đối với cá chép (Bệnh xuất huyết mùa xuân).

3.2. Công tác khử trùng tiêu độc:

a) Khử trùng khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm:

- Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc thường xuyên tại các trang trại, gia trại, khu vực chăn nuôi trong nông hộ;

- Triển khai đợt cao điểm thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường phòng chống dịch bệnh theo tình hình thực tế yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và chỉ đạo tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

b) Khử trùng ao, đầm phòng chống dịch bệnh thủy sản

- Định kỳ hàng tháng thực hiện khử trùng môi trường vùng nuôi tôm bằng các loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất tiêu độc khử trùng trong danh mục được phép sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam;

- Thực hiện hướng dẫn cho các chủ cơ sở nuôi phòng dịch, khử trùng môi trường nuôi trồng bằng các loại hóa chất thân thiện với môi trường, vật nuôi.

3.3. Công tác kiểm dịch:

a) Kim dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

- Tăng cường kim dịch gia súc, gia cầm giống; gia súc, gia cầm vận chuyn; các địa điểm thu gom tập kết gia súc, gia cầm trên địa bàn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình.

b) Kim dịch động vật thủy sản:

- Tăng cường công tác kiểm dịch con giống lưu thông ra vào địa bàn theo quy định. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh phải thực hiện khai báo kim dịch giống bố mẹ với cơ quan Thú y trước khi đưa vào sản xuất giống và con giống trước khi xuất bán;

- Tổ chức xử lý động vật thủy sản mang mầm bệnh nguy him. Nếu động vật thủy sản vận chuyn vào địa bàn tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch, vượt quá slượng đã kim dịch theo quy định thì phải tổ chức kiểm tra lại và xử lý theo các quy định hiện hành;

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thực hiện nghiêm chế độ kim dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về kim dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

3.4. Khống chế dịch bệnh.

Thực hiện theo quy định của Luật Thú y và thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

3.5. Công tác tuyên truyền, tập huấn:

- Đy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi ... đngười chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các biện pháp chăn nuôi an toàn; nhân dân hiểu được tầm quan trọng trong công tác phòng, chống dịch.

- Tập hun cho thú y xã, phường, thị trấn về công tác giám sát dịch bệnh;

- Tập huấn kỹ thuật tiêm phòng cho các t tiêm.

III. Kinh phí thực hiện.

1) Cơ chế htrợ kinh phí từ ngân sách tnh và ngân sách trung ương:

a) Tiêm phòng vắc xin tai xanh và dịch tả lợn:

+ Khi có dịch ngân sách tỉnh đảm bảo mua vắc xin tai xanh để tiêm phòng nơi có dịch uy hiếp, vùng có nguy cơ cao;

+ Ngân sách tỉnh đảm bảo mua vắc xin dịch tả lợn hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi ln từ 50 con trở xuống;

+ Kinh phí mua vắc xin phó thương hàn, tụ dấu lợn, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò cho đối tượng là hộ nghèo, UBND tỉnh cấp kinh phí bổ sung cho ngân sách cấp huyện (trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện, thành phố được Chi cục Chăn nuôi thú y và Sở Tài chính xác nhận).

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ bảo hộ lao động cho người đi tiêm và các chi phí khác phục vụ cho công tác tiêm phòng.

b) Tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc:

+ Theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ vắc xin tiêm phòng khống chế ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra; cho nơi có dịch cũ, vùng nguy cơ phát dịch cao.

c) Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm:

+ Khi có dịch xảy ra: Ngân sách Trung ương đảm bảo cấp vắc xin nguồn dự trữ quốc gia để tiêm phòng khống chế dịch, ngân sách địa phương chi trả công tiêm phòng và các hoạt động chống dịch;

+ Tiêm phòng theo vụ: Ngân sách tỉnh đảm bảo mua vắc xin tiêm phòng cho đàn thủy cầm, chi phí mua vật tư, bảo hộ và đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng; người chăn nuôi chi trả công tiêm phòng.

d) Hỗ trợ phòng, chống dịch:

- Mua hóa chất khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi và ao đầm phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh động vật thủy sản;

- Triển khai chính sách hỗ trợ phòng chống dịch theo quy định hiện hành.

2) Kinh phí thực hiện.

Kinh phí thực hiện 4.500 triệu đồng (Bốn tỷ, năm trăm triệu đồng) được bố trí tại quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Riêng đối với phần kinh phí phục vụ cho công tác chống dịch (khi có dịch bệnh phát sinh trên địa bàn tỉnh) giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phi hợp với Sở Tài chính tổng hợp kinh phí phát sinh chống dịch báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3) Kinh phí của các hộ chăn nuôi:

Ngoài các đối tượng nêu trên các hộ gia đình, các trang trại, cơ sở chăn nuôi và nuôi trng thủy sản trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tự b trí kinh phí mua vc xin và kinh phí triển khai tiêm phòng cho gia súc, gia cm; xử lý ao đầm nuôi trồng thủy sản, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chng dịch theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt Kế hoạch ở các địa phương. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch kinh phí, thực hiện cung ứng hóa chất, vật tư, dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ tiêm phòng; thực hiện lấy mẫu giám sát gia súc, gia cm sau tiêm phòng, mẫu giám sát bệnh động vật thủy sản và thực hiện quyết toán vắc xin tiêm phòng theo quy định. Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh, đồng thời, tổng hợp kết quả tiêm phòng từng đợt của các huyện, thành phố.

2. UBND các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch của tỉnh có trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương; chỉ đạo các ngành, các đơn vị có liên quan và các xã, phường, thị trấn triển khai tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cm đạt hiệu quả cao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chng dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở, tổng hợp kết quả thực hiện, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT đtổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tổng hợp, thm định nguồn kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

4. Các sở: Y tế, Công thương, Tài nguyên môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và đầu tư, Công an tỉnh và các ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương trong công tác phòng chống dịch.

5. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân biểu dương các đơn vị cá nhân làm tốt; phê phán các địa phương, đơn vị cá nhân chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP3, VP2, VP5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Chung Phụng

 

KẾ HOẠCH

TIÊM PHÒNG GIA SÚC, GIA CẦM ĐỢT 1 VÀ ĐỢT 2 NĂM 2017
Kèm theo Quyết định số:
24/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị

Tiêm phòng gia súc

Tiêm phòng gia cầm

Ghi chú

Đàn trâu, bò

Đàn ln
(tại thời điểm tiêm phòng)

Đàn chó (con)

Tổng đàn (gà, vịt, ngan, ngỗng) (con)

Diện tiêm vắc xin cúm gia cầm (con)

Tổng đàn trâu, bò (con)

Diện tiêm THT và LMLM (lượt con)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm dịch tả lợn (lượt con)

≤ 35 ngày tui

> 35 ngày tuổi

1

Huyện Nho Quan

21.155

11.250

133.897

33.474

4.000

618.597

156.000

430.000

 

2

Huyện Gia Viễn

3.590

1.740

42.000

37.140

3.500

439.657

150.000

160.000

 

3

Huyện Hoa Lư

1.336

1.400

16.186

14.000

5.000

245.224

10.000

25.000

 

4

Tp Ninh Bình

1.000

900

8.233

16.000

3.100

87.953

12.000

24.000

 

5

TP Tam Điệp

3.975

3.110

21.700

14.000

2.000

121.524

30.000

85.000

 

6

Huyện Yên Mô

5.345

8.552

40.420

64.672

11.060

613.284

280.000

360.000

 

7

Huyện Yên Khánh

7.000

6.000

80.000

20.000

7.500

670.849

230.000

550.000

 

8

Huyện Kim Sơn

3.067

2.500

56.236

90.000

5.000

533.418

100.000

700.000

 

 

Cộng

46.468

35.452

398.672

289.286

41.160

3.330.506

968.000

2.334.000

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 24/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản ngày 09/01/2017 của tỉnh Ninh Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.012

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.34.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!