Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2364/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2364/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH VÙNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TỈNH HÒA BÌNH, ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07-9-2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/12/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương, dự toán Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020; Quyết định số 2742/QĐ- UBND ngày 11/11/2013 Chủ tịch UBND tỉnh Phê duyệt lại dự toán Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 357/BC- SKHĐT ngày 30/12/2013;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020.

2. Đơn vị được giao lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đơn vị Tư vấn lập quy hoạch: Công ty TNHH Tư vấn và dịch vụ khoa học Nông nghiệp I - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Địa điểm thực hiện: Thành phố Hòa Bình và 7 huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong.

5. Đối tượng quy hoạch

- Nhóm rau bản địa.

- Nhóm rau xanh thông thường (rau ăn lá, quả, củ, gia vị...).

6. Những nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch

6.1. Quan điểm, mục tiêu.

6.1.1. Quan điểm

- Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh, bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, quy hoạch phát triển theo hướng ổn định lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường trên địa bàn tỉnh. Từng bước xây dựng vùng sản xuất rau an toàn thành hàng hóa phục vụ nhu cầu của tỉnh và các vùng lân cận, đặc biệt là thị trường Hà Nội và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển vùng sản xuất rau an toàn, chất lượng theo hướng thâm canh, tập trung áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật các quy trình sản xuất Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng và lao động gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.

- Quy hoạch phải gắn với tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau và rau an toàn theo nhiều hình thức khác nhau (liên doanh, liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm...) để gắn kết giữa sản xuất và thị trường.

6.1.2. Mục tiêu.

a) Mục tiêu tổng quát

- Hình thành được các vùng sản xuất rau, rau an toàn với quy mô ngày càng lớn, đảm bảo cơ cấu chủng loại rau theo nhu cầu của thị trường, có cơ cấu luân canh hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng sản lượng, cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

- Từng bước nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước đưa nghề sản xuất rau tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và xây dựng thương hiệu rau an toàn của tỉnh Hòa Bình.

- Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung làm cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, tổ chức ở từng địa phương.

- Xác định được số lượng, quy mô công suất của các khu sản xuất rau an toàn tập trung tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong sản xuất, bảo quản rau, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá đất đai, nguồn nước, lập bản đồ vùng sản xuất rau an toàn trong tỉnh, trong đó có bản đồ vùng sản xuất rau an toàn tập trung.

- Xây dựng quy mô của mô hình sản xuất rau an toàn đảm bảo cơ cấu chủng loại rau theo nhu cầu của thị trường, có cơ cấu luân canh hợp lý và đề xuất một số giải pháp phát triển.

- Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn được kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đến năm 2017 xây dựng được 7 mô hình sản xuất rau an toàn cho 7 huyện và thành phố Hòa Bình.

- Đến năm 2020: 50% cơ sở chế biến bảo quản rau, quả áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO); 100% diện tích rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình VietGAP.

6.2. Nội dung quy hoạch

*. Đến năm 2020: Toàn tỉnh có 9.218,5 ha đất canh tác sản xuất rau tập trung, trong đó có 5.299,5ha có đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn và đã được nghiên cứu về mức độ an toàn của đất và nước (3 huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn của đất và nước), cụ thể:

- Huyện Lương Sơn: diện tích 1.587ha

- Huyện Kim Bôi: diện tích 1.552,3ha

- Huyện Tân Lạc: diện tích 1.098,7ha

- Huyện Đà Bắc: diện tích 143ha.

- Huyện Mai Châu: điện tích 372ha.

- Huyện Cao Phong: diện tích là 119,5ha.

- Huyện Kỳ Sơn: diện tích 277ha.

- Thành phố Hòa Bình: diện tích 150ha.

- Huyện Lạc Sơn: diện tích 2.263,8ha.

- Huyện Lạc Thủy: diện tích 338,2ha.

- Huyện Yên Thủy: diện tích 1.317ha.

* Quy hoạch một số loại rau an toàn chính.

- Trước mắt tập trung vào các loại rau truyền thống, đồng thời đưa nhanh vào sản xuất các giống mới có năng suất chất lượng cao, được thị trường chấp nhận, từng bước đưa vào sản xuất các loại rau cao cấp đã được thử nghiệm thành công như ngô bao tử, dưa chuột Nhật, ớt..vào sản xuất.

- Chủng loại rau an toàn từng vụ, bố trí tùy theo nhu cầu của thị trường. Trồng rau an toàn cần bố trí luân canh, trồng rau trong thời gian giáp vụ; chính vụ phải nhiều rau ngon và rau dự trữ cho giáp vụ.

- Mở rộng diện tích trồng các loại rau đặc sản như bò khai, rau sắng, lặc lày... ở các huyện vùng cao như Mai Châu, Kim Bôi nhằm nâng cao kinh tế của người dân địa phương.

- Thời vụ sản xuất rau an toàn: Tăng dần cơ cấu diện tích vụ hè, đến năm 2020, các loại rau có nguồn gốc ôn đới như: bắp cải, su hào, khoai tây, cà chua, rau cải chiếm khoảng trên 55% sản lượng rau an toàn của tỉnh.

6.3. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư

6.3.1. Nguồn vốn: Tổng nhu cầu là 292.232 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước: 121.260 triệu đồng.

- Vốn tự có (doanh nghiệp và hộ gia đình): 49.298 triệu đồng.

- Vốn vay: 85.826 triệu đồng.

- Vốn khác: 35.828 triệu đồng.

6.3.2. Phân kỳ đầu tư

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số TT

Danh mục

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng số

67.21

52.6

43.83

64.29

49.68

14.61

1

Vốn ngân sách nhà nước

27.89

21.83

18.19

26.68

20.61

6.06

2

Vốn tự có (doanh nghiệp và hộ gia đình)

11.34

8.87

7.39

10.85

8.38

2.46

3

Vốn vay

19.74

15.45

12.87

18.88

14.59

4.29

4

Vốn khác

8.25

6.45

5.38

7.89

6.09

1.79

6.4. Danh mục các dự án ưu tiên và khái toán vốn đầu tư

6.4.1. Danh mục các dự án ưu tiên

- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau. Lựa chọn vùng tập trung có diện tích lớn và có điều kiện thuận lợi để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung trọng điểm. Hạng mục đầu tư: xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nội đồng.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 4 mô hình trình diễn về sản xuất rau an toàn tập trung (mỗi mô hình khoảng 15-25ha).

- Đào tạo tập huấn:

- Thông tin tuyên truyền.

6.5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường công tác Khuyến nông và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

- Củng cố, hình thành các hình thức hợp tác; hình thành các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.

- Tăng cường dồn điền, đổi thửa trong vùng quy hoạch.

- Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm

- Xây dựng các chính sách và huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp nhất.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện công bố công khai quy hoạch này đến các Sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; chủ trì việc theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác quy hoạch; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức sản xuất rau an toàn tạo thành các vùng tập trung gắn với tiêu thụ.

- Các Sở, ban, ngành xây dựng các cơ chế, chính sách... theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện, ưu tiên các nguồn lực để các giải pháp phát huy hiệu quả, góp phần phát triển nhanh và bền vững chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UBND;
- Lưu: VT, NNTN (BD30).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2364/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.325

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.159.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!