ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2306/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 04
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ
CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Luật
Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị
định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Nghị định số 84/2019/NĐ-CP
ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 541/TTr-SNN
ngày 24/10/2024.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy trình sản xuất một số cây trồng trên địa bàn
tỉnh Sơn La
(chi tiết có Phụ lục kèm theo).
Quy trình sản xuất
cây trồng trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện để phù hợp với thực tế sản xuất.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, Phú 05b.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
|
PHỤ
LỤC I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY
TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2024 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
1. Căn cứ, tài liệu
viện dẫn xây dựng quy trình
Quy trình sản xuất
cây trồng được xây dựng trên cơ sở tích hợp những kỹ thuật phù hợp nhất từ các
quy trình khác có liên quan; các kết quả nghiên cứu trong và ngoài tỉnh Sơn La,
tổng hợp từ các tài liệu chuyên môn, các mô hình sản xuất thành công trong thực
tiễn và kiến thức chuyên gia, kinh nghiệm từ các địa phương.
2. Quy trình có các
nội dung sau
- Yêu cầu điều kiện
sinh thái: Yêu cầu về một số điều kiện sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,
nước, đất trồng…
- Về giống cây trồng:
Giống cây trồng lựa chọn đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
của từng vùng, từng loại cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây
trồng.
- Kỹ thuật trồng:
Thiết kế vườn trồng, thời vụ, mật độ, trồng, chăm sóc từ khâu làm đất đến thu
hoạch sản phẩm.
- Quản lý sinh vật
gây hại: Thành phần một số sinh vật gây hại cây trồng, biện pháp phòng trừ.
- Thu hoạch, sơ chế
và bảo quản sau thu hoạch.
3. Quy trình là cơ sở
để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo áp dụng cho phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại tỉnh Sơn La.
4. Đối với từng giống
cây trồng cụ thể thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Luật Trồng
trọt.
5. Các chữ viết tắt
- BVTV: Bảo vệ thực
vật.
- QTSX: Quy trình sản
xuất.
- BĐKH: Biến đổi khí
hậu.
- ICM: Viết tắt của
cụm từ Tiếng Anh Integrated Crop Management (Quản lý cây trồng tổng hợp).
- KTCB: Kiến thiết cơ
bản.
- IPM: Biện pháp quản
lý dịch hại tổng hợp: là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh
cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của
các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
- IPHM: Quản lý sức
khỏe cây trồng tổng hợp: là một hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp
tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể (đất, nước, thời tiết, sinh vật
gây hại, sinh vật có ích) nhằm giảm thiểu những tác động gây bất lợi cho cây
trồng và phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của
sinh vật gây hại, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh
thái và đa dạng sinh học.
PHỤ
LỤC II
NỘI DUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2024 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
A. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
CÂY TRỒNG HẰNG NĂM
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY LÚA (QTSX-01)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây lúa.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
cây lúa trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT,
các viện, trường, các địa phương... đã ban hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
xuất lúa được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến
sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Cây lúa thích hợp với
nhiệt độ từ 20-30°C, nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ
trên 40°C hoặc thấp hơn 17°C, cây lúa tăng trưởng chậm lại; dưới 13°C cây lúa
ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 01 tuần sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Nước có vai trò đặc
biệt quan trọng trong sự phát triển của cây lúa, tùy từng giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa mà nhu cầu về lượng nước khác nhau. Đối với giai đoạn đẻ nhánh, bà
con nên duy trì mức nước 2-3 cm.
Khi cây lúa đẻ gần đủ
số nhánh hữu hiệu, bà con tiến hành hãm đẻ nhánh bằng cách tháo cạn nước trong
ruộng, phơi ruộng rạn chân chim khoảng 7-10 ngày, hoặc cho nước vào ruộng ngập
10-12cm (đối với ruộng không tháo được nước) ngâm trong khoảng 7-10
ngày. Sau đó bà con duy trì mức nước trong ruộng lúa từ 3-5 cm khi lúa đỏ đuôi
tháo cạn nước để tiện thu hoạch.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây lúa cần thời gian
chiếu sáng trong ngày đảm bảo từ 11-12 giờ để cây sinh trưởng và phát triển.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây lúa có thể trồng
trên nhiều loại đất trong đó thích hợp nhất là đất tơi xốp, tầng canh tác dày.
Ngoài ra cây lúa có khả năng sinh trưởng và phát triển được cả ở các loại đất
như sét nặng, chua nhẹ. Cây lúa cũng thích nghi được với vùng đất trũng...
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
Sử dụng các giống lúa
trong danh mục giống cây trồng được công nhận lưu hành có phạm vi lưu hành trên
địa bàn tỉnh Sơn La. Lượng hạt giống sử dụng cho 01 ha đối với lúa thuần 35kg;
lúa lai là 30kg/ha.
Nên lựa chọn giống
lúa năng suất, chất lượng cao, giống có khả năng kháng sâu bệnh hại, thích ứng
với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
3.2.2. Làm đất cấy
Đất lúa cần phải cày
sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày
đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại
trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ
nước, chuyển sang làm dầm.
Làm đất lúa phải cày
sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều
và điều tiết nước.
Cày sâu tạo điều kiện
cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt
động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường
dinh dưỡng cho lúa.
Yêu cầu đất lúa trước
khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. Đất lúa gieo sạ càng phải được làm kỹ hơn, mặt
ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Đối với lúa thuần,
lúa chất lượng: Cấy tay 40-45 khóm/m², 2-3 dảnh/khóm; khoảng cách 20cm x 11cm
hoặc 18 cm x 11 cm.
- Đối với lúa lai:
Cấy tay 30-35 khóm/m², 1-2 dảnh/khóm. khoảng cách 20cm x 11 cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật cấy
- Thời vụ gieo cấy
+ Vụ Xuân: Gieo cấy
từ tháng 1-3; thu hoạch tháng 6-7.
+ Vụ Mùa: Gieo cấy từ
tháng 5-7; thu hoạch tháng 9-11.
Tùy thuộc điều kiện
sinh thái từng vùng và điều kiện khí hậu thời tiết từng năm, lịch thời vụ có
thể thay đổi.
- Kỹ thuật cấy: Cấy
thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm (cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát sinh 2 tầng rễ) ở
vụ xuân cấy sâu hơn vụ mùa.
Để cấy nông, cần làm
đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật độ
và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này.
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1ha
+ Đối với lúa thuần:
Phân hữu cơ vi sinh 2.000kg (nếu không có phân hữu cơ vi sinh sử dụng phân
chuồng: 8-10 tấn); vôi bột 500kg; đạm nguyên chất (N) 90kg; Lân nguyên chất
(P2O5): 70kg; Kali nguyên chất (K2O):
70kg.
+ Đối với lúa lai:
Đạm nguyên chất (N): 128kg; lân nguyên chất (P2O5):
90kg; Kali nguyên chất (K2O): 120kg; vôi bột: 500kg.
- Cách bón: Chia làm
3 lần
- Bón lót: toàn bộ
phân hữu cơ, phân lân và 40% phân đạm.
- Bón thúc đợt 1 (Khi
lúa bén rễ hồi xanh): 50% đạm và 50% kali.
- Bón thúc đợt 2 (Trước
khi trổ 20-25 ngày): 10% đạm và 50% kali.
Khi lúa giai đoạn lúa
làm đòng, trổ bông: Nếu lúa sinh trưởng còn xấu cần bón thúc đòng, nuôi hạt
bằng phân dễ tiêu như: đạm, Kali hay các loại phân bón qua lá...Khi lúa làm
đòng đến trổ xong cần phải giữ đủ nước trong ruộng, không để lúa thiếu nước.
b) Làm cỏ
Khi cây lúa bén rễ
hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào
giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và
kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng
diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung oxy cho rễ, làm đứt rễ già và kích
thích ra rễ mới. Nên tiến hành làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay.
c) Tưới nước
Tuỳ điều kiện cụ thể
mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy trì mức nước < 5 cm vào
thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, >20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh
để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước
phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy
trì 5 -10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có
thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
Thăm đồng thường
xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại, áp dụng các biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong phòng chống các đối tượng sinh vật gây
hại, cụ thể:
- Biện pháp canh tác:
Bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận của
ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được các
lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng. Làm đất kỹ,
vệ sinh đồng ruộng, kết hợp các đợt bón thúc, loại bỏ những cây bị sâu, bệnh
tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Luân canh lúa với các cây trồng
khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác
- Biện pháp thủ công:
Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp, đào hang bắt chuột... Phát
hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh virus lùn sọc đen đem tiêu hủy..
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển nhằm góp phần phòng trừ sâu
bệnh hại lúa trên đồng ruộng. Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng
bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch
ẩn nấp...Tăng cường sử dụng thuốc sinh học, nguồn gốc sinh học đề bảo vệ thiên
địch.
- Biện pháp hóa học
Phát hiện sớm các đối
tượng sinh vật gây hại, đánh giá nhận định mức độ hại để quyết định phòng trừ
hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ các loài sinh vật gây hại khi
đến ngưỡng.
Sử dụng các loại
thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam và tham
khảo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trên địa bàn; tuân thủ theo nguyên tắc 4
đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Cần sử dụng luân
phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh sâu bệnh kháng thuốc. tuân
thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly của từng loại thuốc trước khi thu hoạch đảm
bảo ATTP.
b) Một số sâu bệnh
hại chính
- Rầy nâu, rầy lưng
trắng:
+ Triệu chứng gây
hại: Rầy thường bám trên thân lúa sát mặt nước, chích hút dịch lúa để sống và
hoàn thiện vòng đời. Nếu mật độ rầy nâu thấp, cây lúa sinh trưởng kém, lá biến
màu xanh vàng. Khi mật độ rầy cao cây lúa bị chết và biến thành màu vàng rơm (hiện
tượng cháy rầy). Rầy là môi giới truyền một số bệnh virus như: Vàng lùn,
lùn xoắn lá, lùn sọc đen...
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng biện pháp quản lý sinh vật hại tổng hợp bao gồm: Thăm đồng thường
xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (lưu ý vạch gốc lúa
để kiểm tra); Sử dụng giống chống chịu rầy; Gieo cấy mật độ thích hợp, bón
phân cân đối; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc theo nguyên tắc
4 đúng,...
- Sâu đục thân lúa 02
chấm:
+ Triệu chứng gây
hại: Trong một vụ lúa thường có ba đợt sâu non tấn công và gây hại nặng cho
lúa:
Thời kỳ mạ: Sâu đục
thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa, cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.
Thời kỳ lúa đẻ nhánh:
Sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hại chức năng
dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển
sang màu vàng và héo khô.
Thời kỳ sắp trổ hoặc
mới trổ: Sâu đục thân đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn
điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng
- Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng biện pháp quản lý sinh vật hại tổng hợp bao gồm: Vệ sinh đồng
ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch; Bón phân cân đối, hợp lý;
Theo dõi các đợt bướm ra quanh năm, đốt đèn bẫy bướm hoặc ngắt ổ trứng đem tiêu
hủy; Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời; Sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng;...
- Sâu cuốn lá nhỏ:
+ Triệu chứng gây
hại: Sâu gặm phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sâu cuốn
lá thành ống và trú ngụ bên trong. Ruộng lúa bị gây hại nặng từ giai đoạn đòng
trổ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang
hợp, tăng tỉ lệ hạt lép. Ruộng sạ dày, rậm rạp, bón nhiều phân đạm thường bị
hại nặng hơn.
- Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm:Vệ sinh đồng ruộng,
diệt sạch cỏ dại xung quanh bờ để sâu không có nơi cư trú chờ gây hại cho vụ
sau; Bón phân cân đối, không bón thừa đạm hay bón đạm muộn; Gieo cấy với mật độ
hợp lý, nhất là đối với những giống lúa có lá to, chịu phân; Thăm đồng thường
xuyên để nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa và phòng trừ sớm khi bướm xuất
hiện hay sâu non chưa gây hại; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng;...
- Bệnh đạo ôn:
+ Triệu chứng gây
hại: Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia Oryzae gây ra. Bệnh thường tấn công
trên lá, vết bệnh có dạng hình mắt én, tâm màu nhạt, nhiều vết bệnh liên kết
với nhau làm cháy khô lá. Ở trên cổ bông có vết màu nâu sậm hoặc đen lõm vào.
Vết bệnh có thể tấn công vào mọi giai đoạn sinh trưởng và các bộ phận của cây
lúa trên cổ bông, nhánh gié hoặc trên cổ đọt thân. Nếu bệnh nặng sẽ làm khô cổ
bông, bông lúa bị gãy. Bệnh đạo ôn hại lúa phát triển mạnh trong vụ Đông Xuân,
khi trời âm u có nhiều sương mù.
- Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Diệt sạch cỏ dại, rơm
rạ có chứa mầm bệnh trước khi canh tác; Xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong
nước ấm 15 phút; Gieo, cấy với mật độ vừa phải, bón phân cân đối tỉ lệ N, P, K,
đặc biệt là phân kali để tăng cường tính kháng của tế bào cây đối với sự xâm
nhập của nấm bệnh; Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
Nếu thấy bệnh mới
xuất hiện cần ngưng bón đạm ngay và không để ruộng khô nước. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Không phun kèm phân
bón lá khi cây lúa đang bị bệnh.
- Bệnh khô vằn:
+ Triệu chứng gây
hại: Bệnh khô vằn là loại bệnh hại lúa toàn thân. Bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá
và cổ bông. Nơi phát sinh bệnh đầu tiên thường là các bẹ lá sát mặt nước hoặc
bẹ lá già ở dưới gốc. Khi bị nhiễm bệnh, trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình
bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da hổ dạng đám
mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ lá và lá phía trên lúa sẽ bị chết lụi.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng quản lý sinh vật hại tổng hợp bao gồm: Diệt nguồn lây lan bệnh như
cỏ dại, lúa chét; Gieo, cấy lúa với mật độ vừa phải, dùng giống kháng bệnh; Bón
phân cân đối, không bón dư đạm, không được bón phân khi lúa bị bệnh; Thăm đồng
thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời (lưu ý phần bẹ lá tiếp xúc với mặt
nước); Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng...
- Bệnh bạc lá vi
khuẩn (cháy bìa lá)
+ Triệu chứng gây
hại: Ban đầu, vết bệnh giống như những sọc thấm nước ở rìa lá có màu vàng đến
màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ
điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá. Trên giống nhiễm, vết bệnh có
thể lan tới tận bẹ lá. Ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm, ruộng hẩu, trồng các
giống nhiễm sẽ dễ bị nặng. Bệnh nặng có thể làm toàn bộ lá khô bạc trước khi
chín. Chúng gây hại ở tất cả các bộ phận của cây lúa như lá, thân, bông và cả
hạt lúa. Bệnh lan theo chiều gió. Bệnh bạc lá làm lúa lép lửng cao, giảm năng
suất nghiêm trọng.
- Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng,
diệt sạch cỏ dại; Dùng giống lúa tốt, kháng sâu bệnh; Gieo, cấy với mật độ vừa
phải, bón đủ lân và kali, không bón thừa đạm, tạo điều kiện để cây sinh trưởng
khỏe, tăng sức đề kháng; Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Khi
ruộng nhiễm bệnh, ngưng bón đạm, thay nước trong ruộng. Sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
- Tùy theo lịch thời
vụ, thời gian sinh trưởng của các trà lúa, các vụ, thời vụ để xác định thời
gian lúa chín để thu hoạch.
- Thời gian thu
hoạch: Tiến hành thu hoạch khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng.
- Thu hoạch lúa đúng
cách làm tăng năng suất và giảm tổn thất. Lúa nên được thu hoạch vào thời điểm
tối ưu khi hạt lúa đạt độ chín lý tưởng. Đảm bảo cây lúa tươi, không bị gãy hay
đổ quá mức và quy trình thu hoạch được thực hiện một cách cẩn thận.
Sau khi thu hoạch dùng
các biện pháp phơi (sấy) để hạt thóc có độ ẩm khoảng 13%, sau đó bảo
quản lúa đảm bảo lúa không bị ẩm mốc, mối mọt./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY NGÔ LẤY HẠT (QTSX-02)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây ngô lấy hạt (ngô thương phẩm) trên địa bàn tỉnh Sơn La
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan;
tổng kết thực tiễn sản xuất cây ngô trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình
do các viện, trường, các địa phương...đã ban hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
ngô lấy hạt được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến sản xuất ngô trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Ngô là cây ưa nóng,
nên nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống từ
khi gieo đến chín. Ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 24-30oC;
nhiệt độ > 38oC ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây. Hạt phấn của cây ngô có thể bị chết khi nhiệt độ quá 35oC,
ngược lại nhiệt độ thấp dưới 12oC cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình
sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm, ra hoa.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Ngô là cây có khả năng
chịu hạn hơn so với cây ngũ cốc khác. Quá trình hút nước của rễ rất mạnh, trung
bình suốt thời gian sinh trưởng của cây ngô cần 200-280 lít nước, có lượng mưa
từ 500-700mm nước là đủ.
Ngô là cây ưa ẩm
nhưng sợ úng. Nếu độ ẩm quá cao cây ngô dễ bị đổ hoặc đất bị bí chặt, thiếu oxy
làm cho cây còi cọc, lá vàng rồi chết.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Ngô là cây có nguồn
gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao trong điều kiện đầy
đủ ánh sáng.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây ngô có thể trồng
ở nhiều loại đất, thích hợp nhất đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
- Yêu cầu: Lựa chọn
giống ngô đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng,
mục đích và tập quán sản xuất và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây
trồng. Lượng giống ngô lai sử dụng cho 1 ha: 18kg
- Khuyến cáo sử dụng
giống ngô lai năng suất, giống có khả năng chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh hại.
3.2.2. Làm đất
Trước khi trồng cần
dọn sạch cỏ dại, xử lý đất, cày phơi ải,...; nếu có điều kiện nên sử dụng phân
bón hữu cơ có bổ sung các vi sinh vật có ích để cải tạo đất và hạn chế nguồn
sâu bệnh hại tồn tại trong đất; sau đó tiến hành cày, bừa đất, rạch hàng.
Đối với đất trồng ngô
có địa hình dốc có thể sử dụng phương pháp làm đất tối thiểu để hạn chế đất bị
xói mòn, rửa trôi.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Lượng hạt giống ngô
lai cho 1 ha: 18kg
- Mật độ: tùy theo
giống, chân đất, địa hình điều chỉnh mật độ khác nhau, thông thường khoảng
70.000 cây/ha; Khoảng cách hàng hẹp tốt hơn rộng. Khoảng giữa các cây thưa thì
tốt hơn dày. Mỗi hốc để 1 cây, nên trồng so le nhau. Hàng cách đều 60-70cm, cây
cách cây 20-25 cm. Hàng kép 40 cm và 60 cm hoặc 35 cm và 65 cm, cây cách cây 28
- 30 cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật gieo trồng
- Thời vụ:
+ Vụ Xuân Hè: gieo
trong tháng 4 đến tháng 5;
+ Vụ Hè Thu: gieo
trong tháng 8 đến tháng 9.
Nên bố trí thời vụ
thích hợp để đảm bảo giai đoạn mọc mầm và giai đoạn trổ cờ, phun râu đất đủ độ
ẩm tốt nhất để cây mọc mầm và thụ tinh thụ phấn.
- Kỹ thuật gieo
trồng: Mỗi hốc để 1-2 cây, nên trồng so le nhau. Hàng cách đều 60-70cm, cây
cách cây 20-25 cm. Hàng kép 40 cm và 60 cm hoặc 35cm và 65cm, cây cách cây
28-30cm
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1 ha: Phân hữu cơ sinh học 1.000kg (trường hợp không có phân hữu cơ sinh học
có thể thay thế bằng phân hữu cơ truyền thống); đạm nguyên chất (N):
160kg; Lân nguyên chất (P2O5): 80kg; Kali nguyên
chất (K2O): 85kg.
Trong quá trình sử
dụng phân bón có thể sử dụng phân tổng hợp với tỷ lệ quy đổi N, P2O5,
K2O tương ứng.
- Cách bón: Chia làm
3 lần
+ Bón lót: bón toàn
bộ phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào
hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: Chia làm
3 đợt
Thúc lần 1 (khi
cây 3-5 lá thật): 1/3 phân đạm + 1/3 phân Kali kết hợp xới xáo, làm cỏ.
Thúc lần 2 (khi
cây 7-9 lá): 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali; kết hợp xới xáo, làm cỏ.
Thúc lần 3 (khi
cây xoáy ngọn): 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali còn lại.
Để cây sinh trưởng
phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, phải bón đạm,
kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải
lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẩm.
b) Quản lý cỏ dại,
tỉa dặm
Dọn sạch tàn dư thực
vật, cỏ dại trước khi gieo trồng, đảm bảo sạch cỏ dại trong quá trình ngô sinh
trưởng và phát triển. Có kế hoạch trồng dặm sớm, bón phân kịp thời cho cây ngô
phát triển nhanh mạnh lấn át cỏ dại. Tiến hành xới đất, làm cỏ sau mỗi lần bón
phân để lấp phân và diệt cỏ dại giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi
trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Nên tiến hành làm cỏ 3 lần như sau:
- Lần 1 vào giai đoạn
10-12 ngày sau gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và lấp phân lần 1;
- Lần 2: vào giai
đoạn 24-26 ngày sau gieo kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân bón bón thúc lần 2;
- Lần 3: vào giai
đoạn 50-60 ngày, khi ruộng ngô có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc,
tránh làm tổn thương rễ ngô.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
Thăm đồng thường
xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại, áp dụng các biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong phòng chống các đối tượng sinh vật gây
hại, cụ thể:
+ Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận
để tăng khả năng chống sâu bệnh; gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh
trưởng mạnh; luân canh cây trồng.
+ Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone
+ Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
+ Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sinh vật
gây hại chính
- Sâu keo mùa thu
+ Triệu chứng gây
hại: Sâu keo mùa thu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây ngô. Sâu mới nở ăn mô lá ở một phía của lá để lại lớp biểu bì mỏng ở mặt
đối diện của lá. Đến tuổi 2 và 3, ấu trùng bắt đầu ăn đứt phiến lá và tạo những
lỗ thủng trên lá, sâu tấn công vào đọt non của lá khi lá ngô lớn sẽ tạo thành
một hàng lỗ trên phiến lá. Ấu trùng lớn tuổi hơn ăn đứt gân lá gây rụng lá trên
diện rộng. Đặc biệt, chúng thích tấn công vào đọt cây ngô và ăn phá trong đó
gây ra thiệt hại rất nặng. Khi ngô đã mang bắp, sâu có thể tấn công vào cả phần
hạt.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Làm sạch cỏ dại xung
quanh vườn trồng ngô đề hạn chế nơi trú ẩn của sâu; Thường xuyên kiểm tra đồng
ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 2 đến 7 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy
trước khi trứng nở.; Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus
NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ; sử dụng bẫy dính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy
đèn để diệt con trưởng thành; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng...
- Sâu xám:
+ Triệu chứng gây
hại: Sâu non tuổi nhỏ thường ăn nhu mô lá và cắn thủng lá, sâu non tuổi lớn
thường cắn đứt gốc cây khi cây ngô có 5-6 lá và kéo về nơi trú ẩn ở dưới đất để
ăn, khi cây ngô đã lớn sâu có thể cắn đứt đỉnh sinh trưởng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Dọn dẹp vệ sinh ruộng
đồng, diệt trừ sạch cỏ dại trên nương và quanh xung quanh để hạn chế nguồn ký
chủ phụ của sâu; Cày ải phơi đất diệt trừ trứng và nhộng trước khi tiến hành
gieo trồng; Luân canh cây trồng với cây khác họ; Khi mật độ sâu gây hại thấp có
thể bắt sâu thủ công vào sáng sớm hay chiều tối bằng phương pháp bới đất xung
quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng
thuốc theo nguyên tắc 4 đúng...
- Sâu đục thân ngô:
+ Triệu chứng: gây
hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô và hại ở tất cả các
bộ phận (thân, lá, bắp, cờ). Khi cây ngô còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm
chết điểm sinh trưởng. Khi cây ngô lớn hơn, sâu đục vào thân làm cản trở quá
trình vận chuyển chất dinh dưỡng, khi gặp gió bão cây ngô sẽ bị đổ gãy. Khi trổ
cờ, sâu đục vào cờ làm gãy cờ, đục vào bắp làm thối bắp, ảnh hưởng lớn đến năng
suất, sản lượng ngô.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Chọn và trồng giống
ngô chống chịu sâu đục thân; Luân canh cây trồng để tránh sâu tồn tại từ vụ này
sang vụ khác; Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ sau khi thu hoạch, cày ải sau
khi thu hoạch ngô vụ thu để giết sâu non và nhộng; Gieo trồng đúng thời vụ; Bắt
sâu bằng tay, ngắt ổ trứng; Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh, quan trọng nhất là
ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichogramma; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Rệp muội: Thường
gây hại từ khi cây ngô 8-9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ
lá, lá bi, hoa cờ… chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng
suất và chất lượng ngô giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn
thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng
cao hoặc ruộng ngô bị hạn. Rệp ngô còn là môi giới truyền virus gây bệnh khảm
lá, đốm lá ngô.
- Bệnh khô vằn: Hạch
nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh và hạt giống. Nấm bệnh gây hại cho ngô
từ khi mới nảy mầm đến khi thu hoạch. Cây ngô bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm
thường còi cọc và vàng, nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn cây ngô trổ cờ
đến làm hạt.
- Bệnh đốm lá nhỏ:
Bệnh gây hại chủ yếu ở phiến lá, bẹ lá và hạt. Bệnh gây hại từ khi cây có 2-3
lá cho đến hết thời kỳ sinh trưởng của cây. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ,
như mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng thành hình tròn, hoặc hình bầu dục nhỏ,
kích thước vết bệnh khoảng 5-6 x 1,5mm. Vết bệnh màu nâu, hoặc ở giữa hơi xám,
có viền màu nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có màu quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên
kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá và giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng
suất ngô.
- Bệnh sọc lá: Một
trong những nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng là nông dân chưa nhận diện được
bệnh và dùng thuốc chưa đúng. Cách nhận diện bệnh: lá ngô có sọc vàng hoặc
trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá và lá hẹp hơn bình thường; lá
đứng, có thể bị rách. Có những sợi tơ nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của
phiến lá. Cây ngô bệnh bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái
không hạt. Triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giống.
- Bệnh lùn sọc đen:
Đây là bệnh phổ biến khi trồng ngô trên đất lúa. Tác nhân gây bệnh do do virus
gây bệnh lùn sọc đen phương nam gây ra. Rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh.
Cây ngô bị bệnh có biểu hiện chung là cây thấp lùn, lá ngọn xoăn, lá xanh đậm
hơn bình thường; phiến lá dày và giòn; một số cây gốc mọc thêm nhiều chồi phụ.
Khi cây có 4-6 lá thì có u sáp sần sùi trên đốt thân, dọc gân ở mặt sau lá, cổ
lá xếp xít nhau và xòe ngang. Cây bị bệnh có thể không ra bắp hoặc có thể có
bắp nhưng hạt thưa và nhỏ.
3.3. Thu hoạch: Tiến
hành thu hoạch khi ngô chín hoàn toàn hoặc chín sinh lý (khi chân hạt có vết
đen hoặc 75% số cây có lá bi khô) hoặc khi ẩm độ hạt từ 28-30%. Tiến hành
phơi, sấy ngô càng nhanh càng tốt. Nếu vào đợt mưa dài ngày, cần có biện pháp
bảo quản tạm thời thích hợp, đợi trời nắng để phơi khô. Khi mới thu hoạch về
không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.
- Sử dụng máy tách
hạt tốt nhất khi ẩm độ hạt ở mức 28-30%, phơi sấy sau khi tách hạt cho đến ẩm
độ còn 14-15%./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY NGÔ SINH KHỐI (QTSX-03)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây ngô sinh khối.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ; các chương
trình, dự án liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất cây ngô sinh khối trên địa
bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do các viện, trường, các địa phương...đã ban
hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
ngô sinh khối được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Cây ngô phát triển
tốt trong khoảng nhiệt độ từ 24-30oC; nhiệt độ > 38oC
ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. ngược lại nhiệt độ
thấp dưới 12oC cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình sống của cây, đặc
biệt vào giai đoạn nảy mầm, ra hoa.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Ngô là cây có khả năng
chịu hạn hơn so với cây ngũ cốc khác (Bình quân mỗi ngày cây ngô bay hơi 1kg
nước). Quá trình hút nước của rễ rất mạnh, trung bình suốt thời gian sinh
trưởng của cây ngô cần 200-280 lít nước, có lượng mưa từ 500-700mm nước là đủ.
Ngô là cây ưa ẩm
nhưng sợ úng. Nếu độ ẩm quá cao cây ngô dễ bị đổ hoặc đất bị bí chặt, thiếu oxy
làm cho cây còi cọc, lá vàng rồi chết.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng:
Ngô là cây có nguồn
gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao trong điều kiện đầy
đủ ánh sáng.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây ngô có thể trồng
ở nhiều loại đất, thích hợp nhất đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
Sử dụng các giống ngô
trong danh mục giống cây trồng được công nhận lưu hành có phạm vi lưu hành trên
địa bàn tỉnh Sơn La; chất lượng giống ngô đảm bảo theo quy định. Lượng hạt
giống ngô sử dụng cho 01 ha là 25kg/ha.
Khuyến cáo sử dụng
giống ngô sinh khối năng suất, giống có khả năng chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh
hại.
3.2.2. Làm đất
Làm sạch cỏ dại, cày
rạch hàng, lên luống hoặc không tùy điều kiện đất và thời vụ. Đối với cây ngô
gieo trồng vụ đông xuân trên diện tích lúa đã thu hoạch nên làm đất tối thiểu
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Lượng giống ngô
lai: 25kg/ha; Mật độ: 7,7-8,3 vạn cây.
- Khoảng cách gieo:
hàng cách hàng 60-65cm; cây cách cây 20cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật gieo trồng
Ngô sinh khối thường
được gieo trồng ở cả 3 vụ: Đông Xuân (trên đất trồng lúa sau khi thu hoạch
lúa vụ mùa) vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, tuy nhiên cần lựa chọn khu vực đất đủ
ẩm. Khi gieo trồng ngô cần bố trí thời vụ đảm bảo không xảy ra hạn, đặc biệt ở
các giai đoạn trước, trong và sau khi trổ cờ, tung phấn, phun râu.
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1 ha: Phân hữu cơ sinh học 1.200kg (nếu không có phân hữu cơ sinh học có thể
sử dụng phân hữu cơ truyền thống); đạm nguyên chất (N): 180kg; lân nguyên
chất (P2O5) 100kg; Kali nguyên chất (K2O):
100kg.
Trong quá trình sử
dụng phân bón có thể sử dụng phân tổng hợp với tỷ lệ quy đổi N, P2O5,
K2O tương ứng.
- Cách bón:
+ Bón lót: bón toàn
bộ phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào
hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
Thúc lần 1 (khi
ngô 5-7 lá): bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali;
Thúc lần 2 (khi
ngô 9-10 lá): bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali;
Thúc lần 3 (trước
khi trổ khoảng 10 ngày): bón lượng phân còn lại.
Để cây sinh trưởng
phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, phải bón đạm,
kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải
lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẩm.
b) Quản lý cỏ dại,
tỉa dặm
Dọn sạch tàn dư thực
vật, cỏ dại trước khi gieo trồng, đảm bảo sạch cỏ dại trong quá trình ngô sinh
trưởng và phát triển. Có kế hoạch trồng dặm sớm, bón phân kịp thời cho cây ngô
phát triển nhanh mạnh lấn át cỏ dại. Tiến hành xới đất, làm cỏ sau mỗi lần bón
phân để lấp phân và diệt cỏ dại giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi
trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Nên tiến hành làm cỏ 3 lần như sau:
- Lần 1 vào giai đoạn
10-12 ngày sau gieo, xới xáo, vun gốc nhẹ kết hợp bón và lấp phân lần 1;
- Lần 2: vào giai
đoạn 24-26 ngày sau gieo kết hợp làm cỏ vun gốc và lấp phân bón bón thúc lần 2;
- Lần 3: vào giai
đoạn 50-60 ngày, khi ruộng ngô có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc,
tránh làm tổn thương rễ ngô.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận
để tăng khả năng chống sâu bệnh; gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh
trưởng mạnh; luân canh cây trồng.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone
- Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sinh vật
gây hại chính
- Sâu keo mùa thu
+ Triệu chứng gây
hại: Sâu keo mùa thu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây ngô. Sâu mới nở ăn mô lá ở một phía của lá để lại lớp biểu bì mỏng ở mặt
đối diện của lá. Đến tuổi 2 và 3, ấu trùng bắt đầu ăn đứt phiến lá và tạo những
lỗ thủng trên lá, sâu tấn công vào đọt non của lá khi lá ngô lớn sẽ tạo thành
một hàng lỗ trên phiến lá. Ấu trùng lớn tuổi hơn ăn đứt gân lá gây rụng lá trên
diện rộng. Đặc biệt, chúng thích tấn công vào đọt cây ngô và ăn phá trong đó
gây ra thiệt hại rất nặng. Khi ngô đã mang bắp, sâu có thể tấn công vào cả phần
hạt.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Làm sạch cỏ dại xung
quanh vườn trồng ngô đề hạn chế nơi trú ẩn của sâu; Thường xuyên kiểm tra nương
ngô, đặc biệt ở giai đoạn ngô 2 đến 7 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy
trước khi trứng nở.; Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus
NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ.; sử dụng bẫy dính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy
đèn để diệt con trưởng thành; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng...
- Sâu xám:
+ Triệu chứng gây
hại: Sâu non tuổi nhỏ thường ăn nhu mô lá và cắn thủng lá, sâu non tuổi lớn
thường cắn đứt gốc cây khi cây ngô có 5-6 lá và kéo về nơi trú ẩn ở dưới đất để
ăn, khi cây ngô đã lớn sâu có thể cắn đứt đỉnh sinh trưởng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Dọn dẹp vệ sinh ruộng
đồng, diệt trừ sạch cỏ dại trên nương và quanh xung quanh để hạn chế nguồn ký
chủ phụ của sâu; Cày ải phơi đất diệt trừ trứng và nhộng trước khi tiến hành
gieo trồng; Luân canh cây trồng với cây khác họ; Khi mật độ sâu gây hại thấp có
thể bắt sâu thủ công vào sáng sớm hay chiều tối bằng phương pháp bới đất xung
quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng
thuốc theo nguyên tắc 4 đúng...
- Sâu đục thân ngô:
+ Triệu chứng: gây
hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô và hại ở tất cả các
bộ phận (thân, lá, bắp, cờ). Khi cây ngô còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm
chết điểm sinh trưởng. Khi cây ngô lớn hơn, sâu đục vào thân làm cản trở quá
trình vận chuyển chất dinh dưỡng, khi gặp gió bão cây ngô sẽ bị đổ gãy. Khi trổ
cờ, sâu đục vào cờ làm gãy cờ, đục vào bắp làm thối bắp, ảnh hưởng lớn đến năng
suất, sản lượng ngô.
+ Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: Chọn và trồng giống
ngô chống chịu sâu đục thân; Luân canh cây trồng để tránh sâu tồn tại từ vụ này
sang vụ khác; Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ sau khi thu hoạch, cày ải sau
khi thu hoạch ngô vụ thu để giết sâu non và nhộng; Gieo trồng đúng thời vụ; Bắt
sâu bằng tay, ngắt ổ trứng; Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh, quan trọng nhất là
ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichogramma; Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Rệp muội: Thường
gây hại từ khi cây ngô 8-9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ
lá, lá bi, hoa cờ… chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng
suất và chất lượng ngô giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn
thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng
cao hoặc ruộng ngô bị hạn. Rệp ngô còn là môi giới truyền virus gây bệnh khảm
lá.
- Bệnh khô vằn: Hạch
nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh và hạt giống. Nấm bệnh gây hại cho ngô
từ khi mới nảy mầm đến khi thu hoạch. Cây ngô bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm
thường còi cọc và vàng, nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn cây ngô trổ cờ
đến làm hạt.
- Bệnh đốm lá nhỏ:
Bệnh gây hại chủ yếu ở phiến lá, bẹ lá và hạt. Bệnh gây hại từ khi cây có 2-3
lá cho đến hết thời kỳ sinh trưởng của cây. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ,
như mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng thành hình tròn, hoặc hình bầu dục nhỏ,
kích thước vết bệnh khoảng 5-6 x 1,5mm. Vết bệnh màu nâu, hoặc ở giữa hơi xám,
có viền màu nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có màu quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên
kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá và giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng
suất ngô.
- Bệnh sọc lá: Một
trong những nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng là nông dân chưa nhận diện được
bệnh và dùng thuốc chưa đúng. Cách nhận diện bệnh: lá ngô có sọc vàng hoặc
trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá và lá hẹp hơn bình thường; lá
đứng, có thể bị rách. Có những sợi tơ nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của
phiến lá. Cây ngô bệnh bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái
không hạt. Triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giống.
3. Thu hoạch
Tùy mục đích sử dụng
tiến hành thu hoạch cây ngô ở các thời điểm khác nhau (nếu sử dụng để làm ủ
chua: Thời điểm lý tưởng cắt cây ngô xanh để ủ chua là khi 50% số bắp trên cây
ở giai đoạn chín sáp. Thu hoạch toàn bộ thân cây bao gồm cả bắp, cắt thành các
lát từ 3-5 cm; nếu sử dụng làm thức ăn tươi xanh: tiến hành thu hoạch trước khi
ra bắp).
Sau khi thu hoạch
bắp, thân, lá ngô nên sử dụng cho gia súc ăn ngay hoặc ủ chua để làm thức ăn
dần theo hướng dẫn./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY SẮN (QTSX-04)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây sắn trên địa bàn tỉnh Sơn La
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ, các chương
trình dự án liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất cây sắn trên địa bàn tỉnh;
tham khảo các quy trình do các viện, trường, các địa phương...đã ban hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
sắn được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản
xuất sắn trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Sắn có nguồn gốc phát
sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới nên sinh trưởng phát triển thuận lợi ở điều kiện
nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của sắn là
23-27oC. Sắn không sống được ở những vùng có tuyết và sương muối nên
những vùng thường xuyên bị sương muối, băng tuyết không nên trồng sắn.
Các thời kỳ sinh
trưởng khác nhau của cây sắn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ phát triển
của mầm, sắn yêu cầu nhiệt độ 20-27oC. Ở thời kỳ cây lớn, sắn yêu
cầu nhiệt độ 20-32oC. Thời kỳ phát triển củ sắn yêu cầu nhiệt độ
25-35oC. Sắn sinh trưởng phát triển chậm khi nhiệt độ vượt quá 40oC
và dưới 10oC.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Cây sắn có khả năng
chịu hạn cao, nhưng chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng
ẩm.
Lượng mưa trung bình
năm thích hợp với cây sắn là 1.000-2.000mm. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau
cây sắn yêu cầu lượng nước khác nhau. Hom sắn ở thời kỳ đầu mới trồng cần độ ẩm
là 70-80%. Cây sắn non từ khi có 5 lá đến 20 lá, nhu cầu đối với nước có tăng
lên, nhưng ở thời kỳ này sức chịu hạn của sắn khá cao.
Khi sắn bước vào thời
kỳ sinh trưởng thân lá mạnh, nhu cầu nước đạt cao nhất 75-85% độ ẩm bão hòa
đất. Lúc này nước rất cần để cây sinh trưởng và quang hợp, cũng như vận chuyển
vật chất từ bộ phận này đến bộ phận khác trong cây.
Thời kỳ phình to của
củ là lúc cây sắn tập trung vào việc tích lũy tinh bột vào củ, nhu cầu về nước
có giảm xuống. Yêu cầu độ ẩm đất thích hợp lúc này là 60-70%. Nếu thiếu nước ở
thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất về củ, làm cho năng
suất củ thấp.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Sắn là cây ưa sáng,
khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường bột và tích lũy chúng
vào củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong điều kiện ánh sáng
mạnh, sắn phát triển củ tốt. Khi bị che khuất ánh sáng thân lá có hiện tượng
vống, lá bị rụng sớm, tuổi thọ của lá giảm sút. Thiếu ánh sáng cây phân hóa
chậm, chiều dài lóng tăng lên, năng suất giảm rõ rệt.
Sắn là cây phản ứng
tích cực với ánh sáng ngày ngắn. Nó thích hợp với chu kỳ chiếu sáng 8-10
giờ/ngày. Ngày ngắn thuận lợi cho sinh trưởng của củ. Trong khi ngày dài thuận
lợi cho sinh trưởng cành lá và trở ngại cho sinh trưởng củ, nhưng lại thúc đẩy
tăng số lượng củ sắn.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây sắn có khả năng
thích nghi chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như: đất nghèo dinh dưỡng, đất
chua, đất khô hạn, đất có hàm lượng nhôm, mangan cao mà những cây trồng khác
khó có thể sinh trưởng và cho thu hoạch. Điều kiện kiện tốt để cây sắn sinh
trưởng và phát triển đất thoát nước tốt, độ pH 4,5 - 7,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
- Giống sắn đưa vào
sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây và
tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng theo đúng quy định.
- Chọn hom giống: Cây
giống 8-10 tháng tuổi, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh (nhất là bệnh khảm lá
và chổi rồng). Chọn cây to có đường kính > 1,7cm, nhặt mắt, loại bỏ
những cây giống bị khô và trầy xước. Sử dụng giống có thời gian bảo quản không
quá 30 ngày sau thu hoạch.
Khi cắt hom giống chỉ
lấy phần giữa thân, bỏ phần gốc (quá già) và phần ngọn (quá non)
không để dập nát, chiều dài hom từ 15-20cm, đảm bảo ít nhất có 4-5 mắt mầm,
chấm 2 đầu hom vào tro hoặc nước vôi trong để hạn chế nấm bệnh. Khi chặt cần
tránh làm dập nát và xước hom.
3.2.2. Làm đất
- Trồng trên đất dốc:
Nên trồng các băng cây xanh, chống xói mòn (bằng cỏ voi, băng cốt khí...)
khoảng cách giữa các băng 8-10m. Đất trồng sắn phải được dọn sạch tàn dư thực
vật như cỏ dại, thân cây sắn…và nên làm đất xong trồng sắn ngay để đảm bảo độ
ẩm đất và tránh rửa trôi đất khi gặp mưa.
- Đất dốc dưới 15o:
Cày sâu và bừa kĩ để đất tơi xốp, thoáng khí và sạch cỏ; đất bằng thì nên lên
luống để thoát nước.
- Đất dốc trên 15o:
Không nên cày bừa mà chỉ cần làm cỏ, bổ hốc và trồng sắn trực tiếp theo đường
đồng mức; không cần lên luống; làm như vậy sẽ giữ được độ ẩm đất và tránh xói
mòn đất thành rãnh khi mưa.
- Rạch hàng, bón phân
lót: Rạch hàng theo hướng Đông-Tây; hàng cách hàng 0,9m hoặc 1,0m; bón phân
theo hàng hoặc theo hốc với lượng: 8-10 tấn phân chuồng (hoặc 1,5-2 tấn phân
hữu cơ vi sinh) + 100-120kg lân nguyên chất (P2O5)
+ và lấp phân 1 lớp đất dày 2-3 cm.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Tùy theo từng loại
đất để bố trí cho phù hợp. tại tỉnh Sơn La, nên trồng với khoảng cách 7,0m x
0,7m, tương đương với 14.000 hom/ha;
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Thời vụ thích hợp
để trồng sắn từ tháng 4 đến tháng 6 (khi thời tiết có mưa ẩm) và thu hoạch
tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
- Kỹ thuật trồng:
+ Đặt hom nằm ngang
hoặc xiên 1 góc 35-45o, hom cách hom: 0,7-0,7m.
+ Lấp hom một lớp đất
dày 2-3cm để giữ đủ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nảy mầm.
+ Tránh hom tiếp xúc
với phân bón lót (hom sẽ bị thối do phân).
Chú ý: Lấp đất quá dày
hoặc để lộ hom lên trên mặt đất đều ảnh hưởng không tốt đến nảy mầm.
- Sau mọc 15-20 ngày
kiểm tra đồng ruộng trồng dặm kịp thời để đảm bảo mật độ. Nên sử dụng hom giâm
dự phòng đã có mầm để trồng dặm; lưu ý quá trình vận chuyển hom hạn chế việc
làm đứt rễ và tổn thương mầm.
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1ha: Phân chuồng 8-10 tấn (nếu không có phân chuồng sử dụng phân hữu cơ vi
sinh) + 120kg đạm nguyên chất (N) +55kg lân nguyên chất (P2O5)
+ 110kg Kali nguyên chất (K2O).
- Kỹ thuật bón: Chia
làm 3 lần bón
+ Bón lót: 100% phân
chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 100% phân lân
+ Bón thúc lần 1 (Sau
trồng 30-40 ngày): bón 50% N + 50% K2O, bón cách gốc 15cm. Bón
phân kết hợp làm cỏ, cào đất, lấp đất kỹ phân thúc và vun cao.
+ Bón thúc lần 2 (Sau
trồng 50-70 ngày): Bón hết lượng phân còn lại bón 50% N + 50% K2O)
bón cách gốc 20-25cm kết hợp làm cỏ, cào đất, lấp đất kỹ phân thúc và vun cao.
Lưu ý: Sau khi trồng
gặp mưa lớn cần phải tiêu nước và xới xáo phá váng sau khi kết thúc mưa.
Để cây sắn phát triển
tốt, tập trung chất dinh dưỡng về củ để tăng năng suất và chất lượng củ, cần
tỉa loại bỏ cây bị bệnh còi cọc kể cả cành cấp 1 trên thân, chỉ để lại cây có
sức sinh trưởng khỏe trong khóm. Thời gian tiến hành càng sớm càng tiết kiệm
được dinh dưỡng và hạn chế sự tranh chấp ánh sáng với các khóm bên cạnh.
b) Quản lý cỏ dại,
xới xáo
Để hạn chế cỏ dại
trên nương sắn cần tiến hành xới xáo, làm cỏ (kết hợp với bón phân) giúp
cây sắn sinh trưởng phát triển tốt. Ngoài ra có thể sử dụng biện pháp cỏ dại
bằng cách che phủ kín bề mặt đất (bằng nilon, bằng thân lá thực vật hoặc
bằng cách trồng cây che kín mặt đất).
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận
để tăng khả năng chống sâu bệnh; gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh
trưởng mạnh; luân canh cây trồng.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone
- Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sinh vật
hại chính
- Rệp sáp bột hồng:
Gây hại điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn, cây lùn. Trên
lá, Rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng. Khi bị
nhiễm với mật độ cao, toàn bộ lá cây bị rụng, cây chết và làm năng suất củ giảm
tới 80%.
- Nhện đỏ: Phát sinh
gây hại làm cho lá sắn úa vàng và rụng, làm năng suất giảm đáng kể trong suốt
mùa khô khi mà mật độ nhện đỏ tăng nếu việc phun trừ không hiệu quả. Mật độ
cao, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng
bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và
dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây
có thể bị chết, làm giảm 90% hoạt động quang tổng hợp của cây, tuổi thọ lá và
kích thước lá, là những phần quan trọng trong đời sống của cây sắn, năng suất
củ sẽ giảm, phụ thuộc vào giống, tuổi cây và thời gian bị hại. Số lượng và chất
lượng của thân cây để làm giống cũng bị ảnh hưởng.
- Bệnh chổi rồng:
Triệu chứng ở giai đoạn cây con: Hom giống bị nhiễm bệnh sau khi trồng
lên mầm kém, sinh trưởng kém, lóng thân ngắn, lá ngắn và nhỏ. Chồi ngọn rụt
ngắn lại, cây thấp lùn, các mầm ngủ trên thân mọc nhiều chồi, cây sinh trưởng
kém, lá chuyển màu vàng, rụng hoặc chết khô. Khi bệnh nặng bên trong thân gỗ
của cây và hom sắn thâm đen, phần bấc trong thân cây chuyển màu nâu vàng, sau
đó cây héo dần, rụng lá và chết cả cây; Ở giai đoạn cây lớn: Những cây
nhiễm bệnh nhẹ, mặc dù cây sinh trưởng bình thường nhưng đến thời kỳ thu hoạch
ngọn cây bị chết khô, phần thân đoạn dưới bị chết, các chồi mọc thành dạng
chùm, hình dạng dù, biểu hiện sinh trưởng của từng chồi giống như triệu chứng
của giai đoạn cây con nhiễm bệnh chổi rồng, cây sắn ít củ và củ nhỏ hơn cây
bình thường.
- Bệnh khảm virus
trên cây sắn: Bệnh khảm lá sắn biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nhiễm bệnh,
thời gian nhiễm bệnh và mức độ nhiễm/kháng bệnh của giống sắn:
+ Trên lá: Bệnh gây
ra các vết khảm vàng xanh loang lổ, làm lá xoăn vặn, biến dạng rất khác nhau (từ
vài vết khảm vàng, lá không bị biến dạng đến khảm vàng xanh loang lổ cả lá, bản
lá xoăn vặn biến dạng hoàn toàn).
+ Trên chồi non: Hom
giống lấy từ cây sắn nhiễm bệnh hoặc bọ phấn truyền virus gây bệnh ngay khi mới
nhú mầm thì chồi non sẽ phát triển chậm, chùn ngọn và lá khảm vàng xanh loang
lổ, bản lá xoăn, biến dạng hoàn toàn).
+ Trên thân, củ: Bệnh
không biểu hiện rõ ràng trên thân, củ. Tuy nhiên khi thân sắn làm giống hoặc
thân, gốc sắn còn sót trên đồng ruộng nảy mầm sẽ biểu hiện bệnh như trên chồi
non.
- Bệnh thối gốc thối
củ: Bệnh xuất hiện gây hại từ rễ rồi lan sang củ. Bệnh xuất hiện trong điều
kiện mưa nắng thất thường trong mùa mưa và trên những ruộng sắn thâm canh cao,
canh tác sắn nhiều năm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và quá trình hình thành
củ và làm giảm chất lượng củ thương phẩm.
c) Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý sinh vật hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây
trồng tổng hợp; phòng trừ sinh vật hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
3.3. Thu hoạch
- Căn cứ vào thời
gian sinh trưởng của giống sắn mà thu hoạch cho hợp lý, thường từ 10-11 tháng
sau trồng. Hàm lượng tinh bột đạt từ 29-30%.
- Khi thấy cây rụng
còn 3-4 lá đọt và bẻ củ thấy có màu trắng đục.
- Thu hoạch quá sớm
hoặc quá muộn đều làm giảm hàm lượng tinh bột. Khi thu hoạch tránh để củ bị dập
nát ảnh hưởng đến chất lượng của củ./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KHOAI TÂY (QTSX-05)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây khoai tây.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ; các chương
trình dự án liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất cây khoai tây trên địa bàn tỉnh;
tham khảo các quy trình do các viện, trường, các địa phương...đã ban hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây khoai tây được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến sản xuất cây khoai tây trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Khoai tây ưa khí hậu
ấm áp ôn hoà, khả năng chịu nóng và chịu rét đều không cao. Yêu cầu nhiệt độ
khác nhau ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển.Tùy từng giai đoạn sinh trưởng
của cây khoai tây, yêu cầu nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ không khí
thích hợp nhất cho cây khoai tây sinh trưởng thân lá từ 20-25oC;
nhiệt độ thích hợp nhất để củ khoai tây phát triển khoảng 16-18oC.
Trong điều kiện nhiệt độ trên 25oC, các đốt thân phát triển dài ra,
lá nhỏ lại, tác dụng quang hợp giảm đi rất rõ rệt, tốc độ hình thành củ giảm
xuống, quá trình tích lũy các chất được tạo vào củ sẽ giảm.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Khoai tây là cây có
khả năng chịu hạn, nhưng để đạt được năng suất cao cây cần thường xuyên giữ đất
đủ ẩm nhưng không được để ngập. Trong 60-70 ngày đầu khoai rất cần nước, nếu
thiếu nước hoặc nước trong ruộng không đồng đều lúc khô, lúc ẩm làm củ bị nứt, chất
lượng củ và năng suất giảm. Tốt nhất nên trồng khoai tây luân canh với lúa.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây khoai tây yêu cầu
ánh sáng thích hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng phát triển. Thời kỳ hình thành
tia củ và tia củ phát triển yêu cầu thời gian chiếu sáng ngày ngắn 10 -12
giờ/ngày; Trong điều kiện thời gian chiếu sáng ngày dài củ không hình thành.
Ánh sáng chiếu trực tiếp lên củ làm cho củ biến thành màu xanh, giảm giá trị
hàng hóa của củ.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây khoai tây thích
hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với
thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng,
chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
- Yêu cầu: Giống cây
trồng đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng
loại cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng theo đúng quy
định; chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và sử dụng giống khỏe, sạch
sâu bệnh.
- Giống khoai tây có
thể để nguyên cả củ trồng và có thể trồng bằng biện pháp cắt củ. Với các giống
khoai tây có kích cỡ lớn (khối lượng >50 g/củ nên bổ đôi củ giống trước
khi trồng và xử lý vết cắt bằng bột xi măng hoặc bổ dính củ, khi trồng mới tách
miếng bổ).
3.2.2. Làm đất
Làm sạch cỏ dại, tàn
dư cây trồng còn trên đất. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu;
Nếu đất khô tiến hành cày bừa và lên luống. Tiến hành cày rãnh để thoát nước và
chia luống. Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60-70cm, cao 20-25 cm.
Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120-140cm, rãnh rộng: 20-40cm, sâu 15-20cm.
Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước làm thối củ
giống và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển sâu bệnh sau này của cây.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Lượng giống:
1.500kg/ha (lượng giống tùy thuộc vào kích cỡ củ giống)
- Mật độ: Với củ nhỏ:
Cứ 1m² trồng 10 củ, cách
nhau 17-20cm. Với củ bình thường: 1m² trồng 5-6 củ, cách nhau 25-30cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Thời vụ
+ Vụ đông: trồng từ
tháng 10 - tháng 11. Thu hoạch từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2 năm sau.
+ Vụ xuân: Trồng vào
tháng 12. Thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau
- Kỹ thuật trồng
+ Kỹ thuật trồng
khoai tây nguyên củ: Rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân
xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân. Đặt củ giống so le nhau, nằm ngang
và mầm khoai hướng lên trên. Chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân, nhất là
phân hóa học. Dùng đất bột, mùn, trấu phủ kín củ giống một lớp mỏng; sau đó
dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống khoảng 7-10cm. Tưới nước ướt đều lên mặt
luống làm ẩm rơm rạ và đất; nếu độ ẩm đất còn cao không cần tưới. Có thể dùng
đất đè lên rơm rạ tránh rơm rạ bay nếu gió mạnh.
+ Kỹ thuật trồng
khoai tây bổ củ: Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng mục và lân
vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý
tuyệt đối không để củ giống hoặc miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân. Khoảng
cách giữa củ giống (hoặc miếng bổ) 25-30cm. Mật độ 4-5 hốc/m², hốc cách
hốc từ 25-30cm, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dày từ
3-4 cm, không được để hở mầm.
3.3.5. Chăm sóc
a) Phủ luống: Sau
trồng có thể phủ luống khoai tây bằng chất liệu hữu cơ như: rơm, rạ hoặc mùn
mục để tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cho việc trao đổi chất.
b) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1ha: Phân hữu cơ vi sinh 2.000kg; đạm nguyên chất (N) 150kg; Lân nguyên
chất (P2O5): 150kg; Kali nguyên chất (K2O):
180kg; vôi bột 1.000kg.
Có thể sử dụng phân
hỗn hợp NPK với tỷ lệ quy đổi N, P2O5, K2O
tương ứng.
- Cách bón
+ Bón lót: Rải toàn
bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 1/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng
khoai.
+ Bón thúc: Chia làm
2 lần
Thúc lần 1 (Sau
khi cây mọc cao 15-20cm) 1/3 đạm + 1/3 kali. Bón vào mép luống hoặc giữa 2
khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây vì dễ làm cây chết.
+ Thúc lần 2 (Sau
thúc lần 1: 15-20 ngày): 1/3 đạm + 1/3 kali.
Chú ý: Bón lót nhiều
kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn
nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai
mục.
c) Xới xáo, làm cỏ,
vun gốc
+ Khi cây mọc lên
khỏi mặt đất 7-10 ngày, cao khoảng 15-20cm tiến hành chăm sóc lần 1 bằng cách
xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun đất phủ kín phân, kết hợp tỉa cây
để lại 2-3 mầm chính.
+ Chăm sóc vun lần 2
cách lần 1 từ 15-20 ngày, tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống (lấy đất ở
rãnh vun cho luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống không đủ đất sẽ làm
vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh
khô).
Chú ý: Nên tiến hành xới
xáo, làm cỏ, bón phân vào thời điểm đất ẩm để cây khoai tây sử dụng dinh dưỡng
được thuận lợi.
d) Tưới nước
Trong thời gian
khoảng 60-70 ngày đầu sau khi trồng cây khoai tây rất cần nước. Do vậy trong
điều kiện có thể cần tưới nước cho cây khoai tây để đảm bảo đủ độ ẩm. Nên sử
dụng phương pháp tưới rãnh cho cây khoai tây; tưới nước kết hợp với việc chăm
sóc, xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc. Trong một vụ trồng khoai tây thường có 2-3
lần tưới nước.
Chú ý: Trước khi thu
hoạch khoảng 2 tuần cần ngừng tưới nước. Nếu trời mưa phải tháo nước kịp thời
để đất khô ráo tuyệt đối.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm bệnh và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng để tăng
khả năng chống sâu bệnh; Bố trí thời vụ hợp lý; luân canh cây trồng.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone.
- Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số đối tượng
sinh vật gây hại
- Sâu xám: Sâu phát
sinh nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại từ tháng
11 đến cuối tháng 2 ở giai đoạn cây còn nhỏ. Sâu xám thường cắn ngang gốc cây
khi khoai tây đang ở thời kỳ mọc mầm. Khoảng 9-10 giờ tối sâu xám ở dưới đất
chui lên mặt đất và bám vào cây để ăn lá, cắn đứt ngang thân cây, đến khoảng 5-6
giờ sáng thì chui xuống gốc cây hoặc dưới đất để ẩn.
- Nhện trắng: thường
xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm, xuất hiện ở mặt dưới lá non, ngọn cây và
chích hút dịch làm cho lá và ngọn quăn lại.
- Rệp: thường gây hại
suốt quá trình sinh trưởng của cây, sống ở phần ngọn, ở các nách lá, nằm dưới
mặt lá chích hút làm lá giảm khả năng quan hợp và sinh trưởng của cây. Khi
khoai gần thu hoạch, rệp sống chủ yếu ở gốc cây, bám vào mắt củ khoai gần mặt
đất. Đến khi bảo quản, nhất là bảo quản bằng kho tán xạ thì rệp sống tập trung
ở mắt củ, xung quanh mầm để hút dịch, làm thui mầm khoai.
- Bệnh lở cổ rễ: Giai
đoạn cây con cổ thân bị úng và teo tóp lại, sau đó mới héo và chết cây. Bệnh
thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi cây mọc mầm. Khi cây lớn: bệnh xâm nhiễm
ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền
vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị
nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ, cây chậm phát triển
và thường bị chết.
- Bệnh virus xoăn
lùn: Do virus gây ra, đây là loại bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh xoăn lùn
thường làm giảm từ 10-90% năng suất. Khi khoai tây bị bệnh này lá bị xoăn lại,
cây còi cọc thấp lùn xuống, lá bị nhăn, phiến lá gồ ghề không phẳng, phiến lá
có màu xanh đậm xen kẽ xanh nhạt trông không bình thường, củ nhỏ, ít củ.
- Bệnh đốm vòng: Bệnh
gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây. Trên lá: vết
bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá
trên. Vết bệnh hình tròn và có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng
tâm, màu đen; Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình
tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen; Trên thân:
vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.
- Bệnh héo xanh: do
vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Bệnh gây hại khoai tây ở các
giai đoạn sinh trưởng nhưng nặng nhất là vào giai đoạn khoai tây hình thành củ.
Ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây
chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị héo nhưng
vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh,
gốc cây bị thối nhũn. Củ bị bệnh, ở phần cuối củ hay mắt củ có dịch hơi nhầy
màu trắng, sau chuyển thành màu trắng ngà, đục như sữa, nếu bị nặng củ sẽ bị
thối nhũn, bóp nhẹ sẽ thấy sủi bọt, chất dịch có mùi hôi. Khi bổ củ thấy có một
vòng nâu sẫm hoặc nâu đen ở ngoại bì.
- Bệnh mốc sương: Do
nấm Phytophthora infestans gây ra. Khi nhiệt độ xuống thấp từ 15-18oC
có mưa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao thường phát sinh
bệnh mốc sương.
Bệnh gây hại trên các
bộ phận trên và dưới mặt đất của cây như: lá, thân, rễ, củ: Trên lá: lúc đầu là
một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan
vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt
dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô; Trên thân
cành: vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung
quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Vết bệnh bọc quanh từng đoạn
thân, hơi lõm sâu. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy; Trên củ:
vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu - nâu xám, hơi lõm sâu vào
bên trong. Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ
theo những vệt nâu rõ. Sau một thời gian vết bệnh hình thành lớp nấm trắng xốp.
- Bệnh héo vàng: do
nấm Fusarium spp. gây ra, khi trời nóng dễ xảy ra ở thời kỳ mọc và cây
phát triển, làm cho củ bị bệnh, gây ra thối khô trong kho bảo quản. Ban đầu
những lá ở phía dưới bị vàng úa, sau đó những lá trên ngọn cũng vàng rồi héo và
chết toàn cây. Bào tử nấm trên cây rơi xuống đất và xâm nhập vào củ. Nấm héo
vàng bám vào củ khó phát hiện hơn nấm lở cổ rễ nên khi loại củ bị bệnh khó hơn
và gây nên củ bị thối khô trong kho.
- Bệnh thối ướt củ
khoai tây: Bệnh thối ướt củ có thể do nhiễm các loài nấm bệnh và các loài vi
khuẩn; Củ bị bệnh thối và ướt có mùi khó ngửi, vỏ thường chuyển màu nâu đến nâu
sẫm, củ mềm. Vỏ củ bị biến thành cái bọc đầy nước. Thịt củ bị thối nhũn và có
nước dịch chảy ra. Trên bề mặt củ bệnh ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước
màu vàng. Nếu cắt củ bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu.
- Bệnh thối khô củ
khoai tây: Bệnh xuất hiện trên bề mặt củ, lúc đầu có màu nâu hoặc xám, hơi lõm
xuống, sau lan dần ra thành các vòng đồng tâm. Thịt củ bị thối ở bên trong trở
nên xốp và có màu xám tro hay phớt hồng. Củ giống khoai tây dần dần trở nên khô
và cứng không có khả năng mọc thành cây.
- Bệnh ghẻ củ khoai
tây: Trên củ vết bệnh xuất những đốm nhỏ màu nâu, về sau vết bệnh lớn dần ở
giữa lõm xuống, còn xung quanh lồi lên, sần sùi, khô như gỗ.
c) Biện pháp phòng
trừ: Áp dụng biện pháp quản lý sinh vật hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây trồng
tổng hợp; phòng trừ sinh vật hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
3.3. Thu hoạch
- Trước khi thu hoạch
cần loại bỏ cây bệnh, cắt bỏ thân lá để hạn chế bệnh hại truyền về củ giống.
Thu hoạch khoai tây ở thời điểm phù hợp khi thấy lá vàng, cây rạc dần với thời
tiết khô ráo. Khoai tây giống thu hoạch sớm hơn 5-7 ngày so với khoai thương
phẩm.
- Khi thu hoạch, cần
phân loại cỡ củ, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt ngay trên đồng
ruộng để tránh sự sây sát.
- Loại bỏ những củ bị
dập, không nguyên vẹn. Bảo quản ở nơi khô, tối và thoáng khí.
- Khoai thương phẩm
đóng gói trong bao bì, vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KHOAI LANG (QTSX-06)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây khoai lang.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ; các chương
trình dự án liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất cây khoai lang trên địa bàn
tỉnh; tham khảo các quy trình do các viện, trường, các địa phương...đã ban
hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây khoai lang được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến sản xuất khoai lang trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Khoai lang yêu cầu
nhiệt độ tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng thân lá cũng
như sự hình thành và phát triển của khoai lang. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng phát triển của cây khoai lang từ 20-30oC.
Ảnh hưởng của nhiệt
độ đối với cây khoai lang còn tuỳ thuộc vào điều kiện từng thời kỳ sinh trưởng,
phát triển khác nhau của cây và có liên quan chặt chẽ đối với thời vụ trồng.
Nói chung khi nhiệt độ không khí trung bình từ 15oC trở lên thì có
thể trồng được khoai lang, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ mọc mầm ra
rễ của khoai lang là 20-25oC. Nhiệt độ thích hợp thời kỳ phân cành,
kết củ là 25-28oC.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Ẩm độ thích hợp nhất
là 60-80; ẩm độ đất quá cao (>90%) cây sẽ cho nhiều rễ con, làm đất
không được thoáng củ sẽ phát triển kém. Khoai lang yêu cầu đất chứa đựng ẩm độ
đất mỗi giai đoạn khác nhau, giai đoạn phát triển lá thì cần ẩm độ vừa phải,
trong suốt 1 tháng đầu khi mà củ phát triển yêu cầu ẩm độ tăng lên. Thời gian
gần thu hoạch yêu cầu ẩm độ đất giảm.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Ánh sáng rất quan
trọng đến sự tạo củ, củ phát triển tốt nhất ở 12,5-13 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
Tuy nhiên, ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ trong quá trình tạo và phát
triển củ và ánh sáng chi phối trên khả năng quang hợp của lá.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Khoai lang có khả năng
trồng trên nhiều loại đất. Ở tất cả các loại đất có thành phần cơ giới cũng như
tính chất hóa học khác nhau cũng đều có thể trồng được khoai lang. Cây khoai
lang ưa đất cát pha có tỷ lệ mùn cao, nhưng vẫn có thể trồng trên đất bạc màu
thoái hóa và nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên thích hợp nhất cho khoai lang phát
triển tốt vẫn là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu
3.2. Kỹ thuật trồng, chăm
sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
Yêu cầu: Giống cây
trồng đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng
loại cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng theo đúng quy
định.
- Lựa chọn giống
khoai lang có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, năng suất cao, ít bị nhiễm sâu
bệnh. Dây giống phải tươi khoẻ mạnh, không dập nát, không sâu bệnh, không non
quá hoặc quá già, chưa mọc rễ củ. Tuổi dây giống từ 45-60 ngày, chọn dây bánh
tẻ (cắt đoạn 1 và đoạn 2) làm giống là tốt nhất, chiều dài từ 30-35 cm,
mỗi đoạn có khoảng 5-7 đốt mắt.
3.2.2. Làm đất
Trước khi trồng cần
xử lý đất, xử lý nguồn bệnh trong đất bằng một số biện pháp như cày phơi ải, xử
lý vôi trước khi trồng, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ có bổ sung các vi
sinh vật có ích để cải tạo đất và hạn chế nguồn sâu bệnh hại tồn tại trong đất;
Đất phải được làm đất kỹ, sạch cỏ dại, đánh tơi xốp để cung cấp oxy cho bộ rễ
và củ. lên luống rộng từ 1,2-1,5m cao khoảng 30-40cm, luống cao giúp củ khoai
lang phát triển đều đạt kích thước tối đa.
Luống trồng nên được
đào sâu, để làm đất thông thoáng tốt cho sự phát triển của cây.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Mật độ: 1.500kg hom
giống/1ha
- Trồng khi đất còn
ẩm, thời tiết mát để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Nếu đất khô phải tưới nước vào
rạch sau đó trồng ngay hoặc tưới rãnh sau khi trồng.
- Trồng hàng đơn, vùi
dây giống sâu khoảng 5cm, thành 01 hàng dọc thẳng mặt luống, nối đuôi nhau, chỉ
để 3-5 đốt lá trên ngọn dây ở trên mặt luống khoảng 5-10cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Thời vụ: Khoai lang
có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vẫn là trồng vào tháng 2-3 hoặc
tháng 8,9 hàng năm.
- Kỹ thuật trồng:
Trồng khi đất còn ẩm, thời tiết mát để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Nếu đất khô phải
tưới nước vào rạch sau đó trồng ngay hoặc tưới rãnh sau khi trồng.
Trồng hàng đơn, vùi
dây thành 01 hàng dọc thẳng luống, nối đuôi nhau. Ngọn dây trồng trên mặt luống
khoảng 5-10 cm, chỉ để 5 lá non trên ngọn.
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân bón cho
1ha: Phân hữu cơ vi sinh 1.000kg (trường hợp không có phân hữu cơ vi sinh
chuyển sang phân hữu cơ truyền thống); Đạm nguyên chất (N): 90kg;
Lân nguyên chất (P2O5) 60kg; Kali nguyên chất (K2O)
100kg, vôi bột 500kg (Có thể sử dụng phân hỗn hợp với tỉ lệ quy đổi N, P2O5,
K2O tương ứng).
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân
chuồng, phân hữu cơ và phân lân supe + 30% đạm + 30% kali.
+ Bón thúc:
Bón thúc lần 1 (sau
trồng 20-25 ngày): bón hết số đạm còn lại.
Bón thúc lần 2 (sau
trồng 40-50 ngày): bón hết số kali còn lại.
b) Xới xáo, làm cỏ
- Lần 1 (Sau trồng
25-30 ngày): Xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1 sau đó vun nhẹ,
sau đó có thể bấm ngọn, giúp phân cành, đẻ nhánh và phủ kín luống nhanh.
- Lần 2 (Sau trồng
40-45 ngày): Xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 2 sau đó vun vồng
cao. Khi dây bắt đầu bò lan tiến hành nhấc dây lên rồi đặt xuống nhằm làm đứt
rễ phụ để tập trung dinh dưỡng về củ; khoảng 10 ngày nhấc dây 1 lần.
c) Tưới nước, giữ ẩm
Những nơi có điều
kiện cần thường xuyên giữ độ ẩm của đất sau trồng khoảng (65-75%) để tỷ
lệ cây sống cao, cây nhanh hồi phục, trong quá trình sinh trưởng phát triển
cây, đặc biệt vào các thời kỳ hình thành và phình to củ. Nếu đất khô tiến hành
tưới cho khoai lang (khoảng 1/3 đến 1/2 rãnh, sau 1 đêm phải tháo cạn)
đất ướt phải tiêu thoát nước nhanh. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng
2-3 tuần.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận
để tăng khả năng chống sâu bệnh; gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh
trưởng mạnh; luân canh cây trồng.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone
- Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sinh vật
gây hại chính
- Bọ hà: là côn trùng
gây hại nghiêm trọng trên khoai lang. Trưởng thành đẻ trứng vào trong những lỗ
đục trên củ hay trên dây khoai do con cái dùng miệng cạp vào. Ấu trùng nở trên
dây có xu hướng chui xuống đất tìm đến củ khoai để đục vào. Trong củ, ấu trùng
đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân. Ấu trùng tuổi 3 sau khi đẫy sức thường
hóa nhộng trong củ khoai hay dây khoai. Trưởng thành có đầu đen, râu, ngực và
chân màu cam hay đỏ nâu, cánh che kín phần bụng có màu xanh ánh kim. Trưởng
thành thường gặm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, bay thấp từng đoạn ngắn,
hoạt động mạnh về đêm.
- Sâu đục dây: sâu
non đục vào trong dây khoai lang chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường
hầm và đùn phân màu nâu đen xuống chung quanh gốc. Cây sinh trưởng kém và có
thể chết. Bị hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng sẽ ức chế hình thành củ.
- Bệnh héo rũ: ban
đầu ở gốc xuất hiện vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu
nâu, cách mạch dẫn trong cây bệnh biến thành màu nâu đen. Bệnh héo rũ sẽ khiến
cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, bệnh nặng có thể khiến cây bị héo rũ toàn
thân và chết. Dấu hiệu bệnh ở phần củ là vết bệnh dạng sọc màu nâu, mọng nước
trên bề mặt. Bó mạch dẫn trong củ cũng bị biến màu, củ bị thối một phần hoặc
toàn bộ. Củ bị bệnh nhẹ trong lúc bảo quản sẽ tiếp tục thối nhũn và có mùi chua
nồng đặc biệt. Bệnh héo rũ thường lây lan qua gió, mưa và nước. Từng giống
khoai sẽ có mức độ nhiễm bệnh khác nhau.
- Bệnh héo vàng: Mạch
dẫn trong thân từ chỗ vết bênh trở lên có màu nâu. Mạch dẫn bị nấm phá hủy cản
trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém, các lá từ
phía dưới trở lên bị vàng dần và héo, bệnh nặng làm cây bị chết khô.
c) Biện pháp phòng
trừ
Áp dụng biện pháp
quản lý sinh vật hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; phòng trừ
sinh vật hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
3.3. Thu hoạch
Có thể thu hoạch vào
các thời điểm sau: khi dây khoai lang có nhiều lá chuyển vàng sáng (khoảng
1/3 số lá gốc) dấu hiệu cho việc tăng trưởng chậm lại thân, lá bắt đầu chậm
phát triển, lá vàng và rụng nhiều và lúc này củ đạt kích thước mong muốn, nhựa
củ đặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang, vỏ củ láng và còn mang ít rễ
phụ, củ còn ít nước. Nếu thu hoạch khoai lang không đúng thời điểm củ sẽ ít
tinh bột, nhiều nước, khó tồn trữ, năng suất kém; thu hoạch trễ củ dễ bị sâu
bệnh phá hại, nhất là sùng đục củ.
Chú ý nên thu hoạch
lúc nắng ráo, củ được nhổ cẩn thận, tránh làm tổn thương. Sau khi thu hoạch cần
chứa vào trong những rổ nhựa với khối lượng hợp lý và chuyển nhanh vào khu vực
tập kết nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của đồng ruộng. Xử lý sơ bộ bằng cách
loại những sản phẩm bị hư hỏng do sâu, bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ
học trong quá trình thu hoạch để tránh gây ảnh hưởng đến những sản phẩm còn
nguyên và quá trình bảo quản sau thu hoạch. /.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY DONG RIỀNG (QTSX-07)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất cây
dong riềng.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ của quy
trình
Quy trình được xây
dựng dựa trên các kết quả thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ, chương
trình, dự án liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất cây dong riềng trên địa bàn
tỉnh; tham khảo các quy trình do các viện, trường, các địa phương... đã ban
hành.
2.2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây dong riềng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến sản xuất dong riềng trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu về
nhiệt độ
Cây dong riềng chịu
được nhiệt độ cao 37-38oC, gió khô và nóng, nhưng cũng là cây chịu
rét tốt vì vậy thích hợp trồng cả ở các vùng núi cao.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Cây dong riềng chịu
hạn tốt nên trồng nơi đất có độ dốc 15o, không chịu được úng nên
không trồng nơi đất trũng bị ngập nước. Độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình
sinh trưởng phát triển của cây sẽ giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao.
Lượng nước tối ưu từ 900-1.200mm cho chu kỳ sinh trưởng của cây.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Dong riềng là cây
trồng không cần nhiều ánh sáng, có thể sinh trưởng bình thường dưới bóng các
cây khác, rất thuận lợi cho việc trồng xen với các loại cây khác trong hệ thống
canh tác đất dốc bền vững
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây dong riềng là cây
trồng có thể thích ứng trên nhiều loại đất khác nhau, trồng trên đất cát pha,
nhiều mùn, đủ ẩm dong riềng sẽ cho năng suất cao. Dong riềng là cây chịu úng
kém, do vậy đất trồng phải dễ thoát nước. Độ pH thích hợp từ 5-7, pH dưới 4 bộ
rễ kém phát triển, nhỏ, đen, xù xì, mọc ngược lên mặt đất.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
Yêu cầu: Giống cây
trồng đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng
loại cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng theo đúng quy
định.
Củ giống: Chọn củ
bánh tẻ, có mầm mới nhú, to vừa phải và đều củ, không xây xát, không dập và
thối, không sâu bệnh để làm giống. Lượng giống từ 1.800-2.300kg/ha tùy theo
kích cỡ củ giống.
Củ dong riềng không
có thời gian ngủ nghỉ, do vậy sau khi thu hoạch cần mang trồng ngay và không
cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác.
Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí tách mầm trước
khi trồng. Điều này giúp củ giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối
củ khi gặp thời tiết bất thuận.
3.2.2. Làm đất
Cây dong riềng là
loại cây có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất, tuy nhiên cây phát
triển mạnh, cho năng suất cao ở vùng đất tơi xốp, nhiều mùn, ẩm độ thích hợp.
Chọn đất không bị ô
nhiễm, đất không bị nhiễm sâu bệnh hại (đối với đất đã trồng dong riềng ở vụ
trước bị nhiễm sâu bệnh hại cần xử lý đất trước khi trồng (xử lý nấm đất, làm
sạch cỏ dại, phơi ải, luân canh cây trồng...)).
Dong riềng phát triển
củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất cần phải chú ý cày sâu
20-25cm, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại.
Đối với vùng đất dốc
nên tiến hành trồng theo đường đồng mức, bổ hốc rộng khoảng 20cm x 20cm; sâu
khoảng 20cm x 25 cm rồi trồng, đất hớt ra để phía trên dốc, gặp mưa màu dồn
xuống hố, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
Đối với trồng trên
đất ruộng, vườn bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 110-130cm.
3.2.3. Mật độ và
khoảng cách
- Mật độ: 2.300kg/ha (tương
ứng khoảng 55.000 cây/ha)
- Khoảng cách
+ Trên đất dốc bổ hốc
theo đường đồng mức với khoảng cách khóm cách khóm 40-45 cm; hàng cách hàng 45
cm.
+ Trên đất bằng
phẳng, đất ruộng làm luống 1,1-1,3m, cây cách cây 25-30cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Cây dong riềng là
cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy có thể trồng quanh năm nếu có
nước tưới trừ những tháng quá nóng hoặc quá rét. Tốt nhất nên tiến hành trồng
dong riềng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch khi mùa mưa bắt đầu.
- Sau khi xẻ rãnh
hoặc bổ hốc xong, bón phân chuồng, phân lân, phân đạm phủ một lớp đất mỏng, đặt
củ vào, củ giống đặt sâu 15cm, mầm hướng lên và phủ lớp đất mỏng. Sau trồng nếu
có rơm rạ phủ mặt luống để giữ ẩm là tốt nhất.
3.3.5. Chăm sóc
a) Bón phân
- Lượng phân tính cho
1ha: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh (hoặc phân hữu cơ truyền thống) + 230kg N
+ 108kg P2O5 + 216kg K2O (hoặc sử dụng phân
hỗn hợp với tỷ lệ quy đổi tương ứng).
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ
phân hữu cơ và lân +1/3 đạm
+ Bón thúc lần 1 (Sau
trồng từ 3-4 tháng): Bón 1/3 đạm + 1/2 kali
+ Bón thúc lần 2 (Sau
lần 1 từ 2-3 tháng): Bón 1/3 lượng đạm + 1/2 kali
Chú ý: Không bón phân
chuồng tươi vì có nhiều nấm bệnh gây hại cho cây. Khi bón phân phải bón vào
giữa 2 khóm hoặc bón xung quanh và cách xa gốc 10-15 cm. Không bón phân trực
tiếp vào gốc cây, làm cây chết.
b) Xới xáo, làm cỏ,
vun gốc
- Chăm sóc lần 1: Sau
trồng 30 ngày xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc đợt 1 rồi vun gốc. Bón phân
vào mép luống hoặc giữa 2 khóm, không bón phân trực tiếp vào gốc cây làm cây
chết.
- Chăm sóc lần 2: Sau
chăm sóc lần 1 từ 2-3 tháng tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc chống đổ khi mưa
bão, kết hợp bón thúc lần 2.
Mỗi lần vun xới, nếu
có mùn rác mục hoặc trấu,...đem phủ vào gốc làm đất tơi xốp, cây cho củ, củ càng
to và năng suất càng cao.
c) Tưới nước: Do địa
bàn tỉnh Sơn La cây dong riềng được trồng trong hệ thống canh tác sử dụng nước
trời nên cần bố trí thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn để
mầm mọc nhanh.
3.5.6. Quản lý sinh
vật gây hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu
bệnh hại cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận
để tăng khả năng chống sâu bệnh; gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh
trưởng mạnh; luân canh cây trồng.
- Biện pháp sinh học:
Bảo vệ thiên địch các loại sâu bệnh hại; sử dụng bẫy bả sinh học như: bẫy dính
màu vàng, bẫy pheromone
- Biện pháp thủ công:
Bắt sâu bằng tay, cắt bỏ cành và lá bị bệnh đem tiêu hủy, sử dụng bẫy bả.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam. Khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử
dụng theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sinh vật
hại chính
Một số loại sâu bệnh hại
chính trên cây dong riềng như: sâu ăn lá (sâu khoang, sâu xám…) bệnh
cháy lá, ngoài ra còn xuất hiện rệp, sâu róm, bọ nẹt… nhưng gây hại không đáng
kể. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại và khuyến
khích áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp.
- Sâu đục thân:
Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu phát triển
mạnh sẽ làm giảm năng suất.
- Sâu ăn lá: Gây hại
trên nhiều loại cây trồng trong đó có dong riềng hại ở giai đoạn đầu sinh
trưởng của cây hại nặng nhất khi cây 5-10 lá (khoảng 60 - 90 ngày sau
trồng).
- Bệnh khô lá: thường
xuất hiện ở giai đoạn 150-180 ngày sau trồng; triệu chứng: Phiến lá đầu tiên
xuất hiện những đốm màu xanh tái, sau đó lớn dần đường kính 3-5mm, giữa đốm có
màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm, nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo
thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo
thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến lá. Bệnh nặng có thể làm cho phần lớn
lá cháy xơ xác, củ nhỏ và ít củ.
- Bệnh thối củ: Đầu
tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá ở gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu
xám, rộng khoảng 3-5cm có hình dạng nhất định, sau đó lan rộng ra, xung quanh
có viền nâu đen, lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần
củ, vết thối xơ hơi xốp, bệnh nặng có thể làm chết cây và thối củ hoàn toàn.
b) Biện pháp phòng
trừ
Áp dụng biện pháp
quản lý sinh vật hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; phòng trừ
sinh vật hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
3. Thu hoạch
Khi thấy cây ổn định
chiều cao, thân lá chuyển từ màu xanh sang vàng, rạc dần, nhiều lá gần gốc đã
khô là cây đã già có thể thu hoạch được (nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng đến năng
suất và hàm lượng tinh bột). Củ dong riềng được chế biến tinh bột, ăn tươi
hoặc làm thức ăn cho gia súc (tùy từng giống dong riềng).
Thu hoạch để ăn củ
tươi có thể sau trồng 8-9 tháng, để chế biến tinh bột thì sau trồng 10-11 tháng
là tốt nhất./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY BẮP CẢI (QTSX-08)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây bắp cải.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây bắp cải trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng
cho tổ chức, cá nhân sản xuất cây bắp cải trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều kiện
ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Cây bắp cải phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ trung bình ngày 15-20oC, chênh lệch biên
độ nhiệt độ ngày đêm dao động 5oC. Nhiệt độ trên 25oC,
cải bắp vẫn sinh trưởng, phát triển nhưng khả năng cuốn bắp hạn chế.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Độ ẩm thích hợp là từ
75-85%, ẩm độ không khí khoảng 80-90%. Nếu mưa quá dài, đất không thoát nước
tốt (độ ẩm trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì bị yếm
khí.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây bắp cải yêu cầu
ánh sáng ngày dài (chiếu sáng 14-16 giờ/ngày). Cây bắp cải nếu đảm bảo
điều kiện thời gian chiếu sáng ngày dài thì cây phát triển rất nhanh, ra hoa
sớm.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Cây bắp cải ưa đất
thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH thích hợp từ 5,6-6,0.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn cây
giống
Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
Cây giống tốt: Cây
con 25-30 ngày tuổi, chiều cao cây 10-12cm, đường kính cổ rễ 1,5-2mm, có 4-6 lá
thật. Cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, rễ trắng quấn đều bầu,
ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sinh vật gây hại.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Chọn đất trồng: Cách
xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy... (không gần nguồn nước ô nhiễm
và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng
canh tác dày, thoát nước tốt.
Vệ sinh vườn trồng:
Dọn sạch các tàn dư thực vật trên đất, rải vôi cày xới kỹ sâu khoảng 20-25cm.
Làm luống, rãnh rộng 1.2m, cao 15cm, trong mùa khô cao 10cm. Vườn trồng cần có
mương rãnh thoát nước.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
- Vụ sớm: Mật độ
33.000-35.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 40cm.
- Vụ chính và vụ
muộn: Mật độ 27.000-30.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 50cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Thời vụ trồng:
+ Vụ sớm: Trồng bắp
cải vào tháng 8.
+ Vụ chính: Trồng bắp
cải vào tháng 9.
+ Vụ muộn: Trồng bắp
cải vào tháng 12.
- Kỹ thuật trồng: Cây
bắp cải trồng hai hàng kiểu nanh sấu. Sau khi trồng, tưới đẫm nước,
3.2.5. Chăm sóc
- Lượng phân và cách
bón cho 01ha:
+ Bón lót: Toàn bộ
phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất
hoặc bón theo hốc trồng cây.
Loại
phân
|
Lượng
bón (kg/ha)
|
Bón
lót
|
Bón
thúc
|
Ghi
chú
|
Lần
1
|
Lần
2
|
Lần
3
|
Đạm
nguyên chất (N)
|
120
|
-
|
24%
|
50%
|
26%
|
- Bón thúc lần 1:
Sau trồng 7-10 ngày, hòa tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh.
- Bón thúc lần 2:
Sau trồng 20-25 ngày, bón cách gốc 20cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân
- Bón thúc lần 3:
Sau trồng 30-35 ngày, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới
|
Lân
nguyên chất (P2O5)
|
60
|
100
%
|
-
|
-
|
-
|
Kali
nguyên chất (K2O)
|
20
|
|
30%
|
40%
|
30%
|
Chú ý: Trước khi thu
hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm.
- Tưới nước: Sau khi
trồng, tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi
vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết
nước. Trước và sau khi mưa không nên tưới rãnh. Nước tưới phải sạch không có
nguồn nhiễm bẩn. Đặc biệt không được tưới nước phân tươi.
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt được
một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để làm
vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng
trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Sâu tơ (Plutella
xylostella linnaeus): Là sâu gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây
hại liên tục quanh năm, bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở
mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn
ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng
suất và chất lượng rau. Sâu non tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá, để lại lớp biểu bì
mặt trên lá tạo thành những đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu cắn thủng lá
thành những lỗ hổng.
+ Thiệt hại thường
giới hạn ở các vùng giữa các gân lá. Khi số lượng sâu nhiều, có khi tới 100 đến
300 con trên 1 cây bắp cải, thiệt hại gây ra rất nghiêm trọng. Bị hại nặng bắp
cải không cuốn bắp
+ Biện pháp phòng
trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Cuốc lật đất cày sâu 10-15cm,
phơi ải từ 10-15 ngày trước khi trồng (hoặc lên luống rồi phủ ni-lông trên
bề mặt từ 3-5 ngày để diệt ấu trùng sau đó gieo trồng bình thường); bón
phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ hoai mục; trồng xen với các loại
rau màu không bị sâu tơ phá hại như hành, tỏi, cà chua, hoặc luân canh với cây
trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô; gieo trồng tập trung đúng thời vụ; bảo vệ
thiên địch, dùng bẫy pheromone diệt trưởng thành sâu tơ; sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Rệp (Brevicoryne
brassicae): Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và
lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây
trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho
rệp phát triển.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Bón phân cân đối, mật độ trồng không quá dày làm ruộng rau thông thoáng;
kịp thời cắt tỉa các lá có rệp ở phần dưới và phần giữa để hạn chế mật độ rệp
trên ruộng; cần triệt để thu dọn các cây cải dại, các cây rau vụ trước còn lại
trước khi trồng mới; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Sâu xanh bướm
trắng: (Pieris rapae): Trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên
lá. Sâu non mới nở gặm ăn chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành
từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu
xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ Đông Xuân, sâu xanh hại
nhiều; tiến hành vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng kết hợp dùng vợt
bắt bướm, ngắt nhộng và bắt sâu tuổi lớn trên lá; luân canh với cây trồng không
cùng ký chủ như lúa, ngô... trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được sâu xanh bướm
trắng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bọ nhảy (Phyllotreta
spp.): Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít
hoạt động. Trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong
đất, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây,
làm cho cây bị còi cọc, héo hoặc bị chết. Hóa nhộng ngay trong đất.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Chọn nơi quang thoáng làm vườn ươm, làm sạch cỏ, phát quang cây dại ven
ruộng, thu dọn sạch tàn dư rau họ thập tự trên ruộng nước trước khi trồng rau
mới; luân canh rau thuộc họ hoa thập tự với các loại rau đậu, lúa nước và các
cây trồng không phải là ký chủ ưa thích của bọ nhảy; diệt cây dại họ thập tự vụ
hè cũng góp phần hạn chế nguồn sâu cho vụ đông và đông xuân; sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu khoang (Spodoptera
sp.): Trưởng thành hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ
trứng thành ổ bám mặt dưới lá. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ
trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu
non phá hoại mạnh vào ban đêm. Hóa nhộng trong đất. Vòng đời trung bình 35-40
ngày.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng; dùng bả chua ngọt để bắt,
tiêu diệt ngài; ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu, nhộng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh thối nhũn do
nấm Sclerotinia Sclerotirum gây ra: Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở
các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó
thối nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị
vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối. Khi
cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh.
+ Biện pháp phòng
trừ: Làm đất kỹ, lên luống cao, dễ dàng thoát nước; luân canh cây trồng khác
khi đất bị nhiễm nặng; đảm bảo dọn sạch tàn dư cây bệnh khi thu hoạch (đây
là nguồn vi khuẩn rất lớn lan truyền cho vụ sau). Trong quá trình chăm sóc
cần nhổ bỏ cây bệnh ra khỏi ruộng; bón phân đầy đủ và cân đối, không bón quá
nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng cường bón kali; sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh đốm vòng do
nấm Alternaria brassicae Sace gây ra: Thường xuất hiện trên những lá
già, lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau lan rộng ra thành hình tròn, màu
nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ
hóng.
- Biện pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng; xử lý hạt giống bằng nước nóng 50oC trong
khoảng 30 phút; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3 Thu hoạch
Thu hoạch khi bắp
cuốn chắc, khối lượng trung bình 1-2,5kg/cây, tùy theo giống, đủ độ tuổi sinh
trưởng. Loại bỏ lá già, lá ngoài, lá giập nát, không ngâm nước./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY SU HÀO (QTSX-09)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây su hào.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây bắp cải trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây su hào áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Cây bắp cải phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ trung bình ngày 20-25oC.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Độ ẩm thích hợp là từ
60-70%, nếu ẩm độ không khí khoảng 80-90%, hay mưa quá dài, đất không thoát
nước tốt (độ ẩm trên 90%) kéo dài ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây su hào yêu cầu
nhiều ánh sáng. Cây su hào nếu đảm bảo điều kiện thời gian chiếu sáng thì cây
phát triển củ nhanh.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Khi trồng su hào, cần
phải trồng trên đất tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, đất giàu dinh dưỡng
và thoát nước tốt cho cây su hào phát triển. pH thích hợp từ 5,5-6,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn cây
giống
- Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
- Tiêu chuẩn cây
giống: Cây khỏe, sạch bệnh, mập, lùn có 3-4 lá thật. Cây khoẻ mạnh, không dị
hình, không bị dập nát, rễ trắng quấn đều bầu, ngọn phát triển tốt, không có
biểu hiện nhiễm sinh vật gây hại.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Chọn đất trồng: Cách
xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy... (không gần nguồn nước ô nhiễm
và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng
canh tác dày, thoát nước tốt.
Làm đất kỹ, tơi nhỏ;
lên luống cao 30cm, mặt luống rộng từ 0,9-1,0m, rãnh rộng 30cm (vụ sớm mặt
luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống
bằng phẳng dễ thoát nước).
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Khoảng cách 30 x
40cm. Cây con cần từ 55.000- 60.000 cây/ha.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
Thời vụ trồng:
- Vụ sớm trồng su hào
tháng 8-9.
- Chính vụ trồng su
hào tháng 10-11.
- Vụ muộn trồng su
hào tháng 1-2 năm sau.
Kỹ thuật trồng: Trồng
cây dọc theo luống (3 hàng/luống)
3.2.5. Chăm sóc
Sử dụng phân bón cân
đối, hợp lý, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để
bón và tưới cho su hào.
Lượng bón cho 01ha và
phương pháp bón như sau:
Loại
phân
|
Lượng
bón (kg/ha)
|
Bón
lót (%)
|
Bón
thúc (%)
|
Ghi
chú
|
Lần
1
|
Lần
2
|
Lần
3
|
Đạm
nguyên chất (N)
|
100
|
-
|
20
|
40
|
40
|
- Bón thúc lần 1:
Bén rễ hồi xanh. (sau trồng 7- 10 ngày)
|
Lân
nguyên chất (P2O5)
|
60
|
50
|
30
|
20
|
-
|
- Bón thúc lần 2: Sau
trồng 20-25 ngày.
|
Kali
nguyên chất (K2O)
|
90
|
70
|
-
|
30
|
-
|
- Bón thúc lần 3:
Cây ra củ nhỏ (sau trồng 30-35 ngày). Theo dõi sinh trưởng cây trồng,
chỉ bón thúc đạm urê lần 3 khi cây có nhu cầu
|
- Phân hữu cơ sinh
học 1.500kg/ha, sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
Chú ý: Đảm bảo thời gian
cách ly với phân đạm urê ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch. Trường hợp không
có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng
dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Tưới nước:
- Sử dụng nguồn nước
đủ tiêu chuẩn theo quy định (nguồn nước sông, hồ lớn, nước ngầm và nước
giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước
thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại
chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt...) để tưới
cho su hào.
- Sau khi trồng, mỗi
ngày tưới đủ ẩm 1 lần. Khi cây hồi xanh, 2-3 ngày tưới một lần; có thể tưới
rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay.
- Làm cỏ, xới xáo,
loại bỏ cây bệnh, lá bệnh, vét rãnh để tạo cho ruộng su hào thông thoáng, hạn
chế sâu bệnh.
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Sâu tơ (Plutella
xylostella linnaeus): Là sâu gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây
hại liên tục quanh năm, Bướm đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở
mặt dưới lá. Sâu non mới nở gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn
ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ gây giảm năng
suất và chất lượng rau.
+ Biện pháp phòng
trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Cuốc lật đất cày sâu 10-15cm,
phơi ải từ 10-15 ngày trước khi trồng (hoặc lên luống rồi phủ ni-lông trên
bề mặt từ 3-5 ngày để diệt ấu trùng sau đó gieo trồng bình thường); bón
phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ hoai mục; trồng xen với các loại
rau màu không bị sâu tơ phá hại như hành, tỏi, cà chua, hoặc luân canh với cây
trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô; gieo trồng tập trung đúng thời vụ; bảo vệ
thiên địch, dùng bẫy pheromone diệt trưởng thành sâu tơ; sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Rệp (Brevicoryne
brassicae): Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và
lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây
trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho
rệp phát triển.
- Biện pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng; bón phân cân đối; trong phạm
vi hẹp rầy mềm có thể bị nước rửa trôi; nếu bị ít ngắt bỏ những lá bị rầy mềm
và hủy chúng đi; bảo vệ và phát triển các thiên địch như bọ rùa, kiến, dòi ăn
thịt, nhện… để tiêu diệt rệp; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên
tắc 4 đúng.
- Sâu xanh bướm
trắng: (Pieris rapae): Trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên
lá. Sâu non mới nở gặm ăn chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng
cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh
bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ Đông Xuân, sâu xanh hại
nhiều; tiến hành vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng kết hợp dùng vợt
bắt bướm, ngắt nhộng và bắt sâu tuổi lớn trên lá; luân canh với cây trồng không
cùng ký chủ như lúa, ngô... trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được sâu xanh bướm
trắng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bọ nhảy (Phyllotreta
spp.): Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít
hoạt động. Trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong
đất, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây,
làm cho cây bị còi cọc, héo hoặc bị chết. Hóa nhộng ngay trong đất.
+ Biện Pháp phòng
trừ: Chọn nơi quang thoáng làm vườn ươm, làm sạch cỏ, phát quang cây dại ven
ruộng, thu dọn sạch tàn dư rau họ thập tự trên ruộng nước trước khi trồng rau
mới; luân canh rau thuộc họ hoa thập tự với các loại rau đậu, lúa nước và các
cây trồng không phải là ký chủ ưa thích của bọ nhảy; diệt cây dại họ thập tự vụ
hè cũng góp phần hạn chế nguồn sâu cho vụ đông và đông xuân; sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh lở cổ rễ do
nấm Rhizoctonia solani gây ra: Cây bị bệnh yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và
chết, trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp,
toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên chỗ
thối có các hạch nhỏ màu nâu.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch sâu bệnh; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng
đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh
phát sinh, phát triển; khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng thì nhổ bỏ và đem
tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh sương mai do
nấm Peronospora parasitica. Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối
cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển
sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới
ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ; tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng
ruộng, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự; chọn địa điểm
trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
trong cả ngày; trồng với mật độ hợp lý, trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí
cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Thu hoạch khi da củ phẳng,
không có xơ, không dập nát, không có vết nứt, thu hoạch tỉa dần (củ lớn
trước, củ bé sau). Cắt bỏ lá già, lá gốc, lá bị sâu bệnh hại chỉ để một số
lá non phía trên, chú ý không rửa, đưa vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu
thụ./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY SÚP LƠ (QTSX-10)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây súp lơ.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây súp lơ trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây súp lơ áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Nhiệt độ thích hợp
cho sinh trưởng dinh dưỡng 23-25oC ở giai đoạn hình thành hoa 17-20oC.
Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Ẩm độ đảm bảo đủ ẩm
70-80%, trong điều kiện độ ẩm không khí thấp mà nhiệt độ cao thì hoa nhỏ. Nếu
mưa quá dài, đất không thoát nước tốt (độ ẩm trên 90%) kéo dài sẽ làm
ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây ưa ánh sáng ngày
dài. Trong điều kiện ngày ngắn, cây kéo dài thời gian sinh trưởng, thời kỳ cây
con yêu cầu ánh sáng mạnh. Khi hình thành hoa cần ánh sáng dịu và yếu.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Súp lơ ưa ẩm nên chọn
những loại đất giữ ẩm tốt, giàu mùn, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước nhanh. Độ
pH thích hợp đất trồng cây súp lơ từ 6,5-7,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn cây
giống
- Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
- Yêu cầu giống: Tiêu
chuẩn lựa chọn giống xuất vườn:
Giống
|
Độ
tuổi (ngày)
|
Chiều
cao cây (cm)
|
Đường
kính cổ rễ (mm)
|
Số
lá thật
|
Tình
trạng cây
|
Súp
lơ
|
20-28
|
10-12
|
1,5-2,0
|
4-6
|
Cây khoẻ mạnh, không
dị hình, rễ trắng quấn đều bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm
sâu bệnh.
|
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Chọn đất trồng: Cách
xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy... (không gần nguồn nước ô nhiễm
và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng
canh tác dày, thoát nước tốt.
Làm luống rộng 120cm
cả rãnh, cao 15cm, mùa khô cao 10cm.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Trồng hàng ba với
khoảng cách 30×35cm, mật độ 50.000-55.000 cây/ha.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Vụ sớm: Trồng súp
lơ tháng 8-9
- Chính vụ: Trồng súp
lơ tháng 10-11
- Các giống mới có
thể trồng ở vụ Xuân: Trồng tháng 1 thu hoạch tháng 4.
- Trồng buổi chiều,
trồng xong tưới duy trì đủ ẩm để cây bén rễ tốt.
3.2.5. Chăm sóc
Phân bón: Lượng phân
tổng số tính cho 1ha/vụ:
Hạng
mục
|
Tổng
số
|
Bón
lót
|
Bón
thúc
|
Lần
1
10
ngày sau trồng
|
Lần
2
25
ngày sau trồng
|
Lần
3
35
ngày sau trồng
|
Phân
hữu cơ sinh học
|
1.500kg
|
100%
|
-
|
-
|
-
|
Đạm
nguyên chất (N)
|
120kg
|
34%
|
13%
|
24%
|
29%
|
Lân
nguyên chất (P2O5)
|
60kg
|
75%
|
25%
|
-
|
-
|
Kali
nguyên chất (K2O)
|
20kg
|
40%
|
-
|
20%
|
40%
|
Lưu ý: Phân bón lá sử dụng
theo khuyến cáo in trên bao bì; chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh
mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
- Tưới nước: Cây súp
lơ ưa ẩm, không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ,
tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ, tưới 2 ngày 1 lần bằng nước sạch.
- Che đậy hoa: Che
hoa là một biện pháp cần thiết trong kỹ thuật trồng súp lơ. Nếu không che hoa,
để nụ hoa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao và ánh sáng trực xạ thì sẽ
làm cho hoa chuyển sang màu sẫm rồi màu nâu, làm giảm giá trị sử dụng. Sau
trồng khoảng 45-50 ngày, khi mà 2 lá ở giữa nhỏ hẳn đi và bắt chéo nhau, đó là
dấu hiệu điểm sinh trưởng đã xuất hiện, nụ hoa có đường kính 4-5 cm thì tiến
hành che hoa. Khi che có thể bẻ những lá phía dưới đậy lên hoa.
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử dụng
thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng và
theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
a) Sâu hại
- Sâu tơ (Plutella
xylostella linnaeus): Là sâu gây hại nguy hiểm, chúng phát sinh và gây hại
liên tục quanh năm, nặng nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu non ăn toàn
bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm năng suất
và chất lượng rau.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch sâu bệnh; luân canh súp lơ với cây trồng không
thuộc họ thập tự; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy ngay những
tàn dư sâu bệnh trên đồng ruộng; bảo vệ và phát triển các loại thiên địch; sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu xám (Agrotis
ypsilon): Trưởng thành là loài bướm, cơ thể có nhiều lông màu xám, trứng
lúc đầu có màu nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu. Sâu non màu đen nâu, nhộng
có màu nâu cánh gián. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi
sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất.
Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại
khi cây còn nhỏ.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch sâu bệnh; luân canh súp lơ với cây trồng không
thuộc họ thập tự; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy ngay những
tàn dư sâu bệnh trên đồng ruộng; bảo vệ và phát triển các loại thiên địch; sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh cháy lá do vi
khuẩn Xanthomonas campestris gây ra: Bệnh gây hại ở cả cây giống và cây
đã lớn. Lá của những cây giống nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và rụng trước
khi cây lớn. Trên cây lớn hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên
rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong. Những vết bệnh này lan dần vào giữa lá.
Diện tích bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu, các mô cây bị chết. Gân lá ở những
vùng bị nhiễm chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn giống cây có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện địa phương; luân
canh súp lơ với cây trồng không thuộc họ thập tự; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng
sạch sẽ, tiêu hủy ngay những tàn dư sâu bệnh trên đồng ruộng; tạo luống cao để
thoát nước tốt, giảm độ ẩm và tăng khả năng thông gió cho cây; cắt bỏ và tiêu
hủy ngay các cành lá bị bệnh, tránh để bệnh lây lan sang các cây khác; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh sương mai do
nấm Peronopora parasitica gây ra: Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong
vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá mầm và các lá thật của cây con xuất hiện
những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây lớn vết bệnh là những đốm tròn hoặc
hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen.
Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời
gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với
nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng. Bệnh phát triển trong điều
kiện thời tiết mát mẻ (10-15oC) và ẩm ướt. Nấm bệnh tồn tại
trên hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây cỏ họ thập tự.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ; tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng
ruộng, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự; chọn địa điểm
trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
trong cả ngày; trồng với mật độ hợp lý, trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí
cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh lở cổ rễ do
nấm Rhizoctonia solani gây ra: Vết bệnh lõm sâu vào phần thân giáp mặt
đất và có màu hơi sẫm. Cây bị bệnh phát triển kém, bắp nhỏ, bị nặng có thể héo
và chết. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối
bông. Toàn bộ bông có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên
chỗ thối có các hạch nhỏ màu nâu. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm
ướt và nhiệt độ trong đất cao.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn cây giống khỏe, sạch sâu bệnh; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng
đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh
phát sinh, phát triển; khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng nhổ bỏ và đem tiêu
hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện; sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
- Thu hoạch khi hoa
cuộn chặt, màu trắng hay màu trắng ngà (súp lơ trắng) tuổi hoa 15-20
ngày, tiến hành thu hoạch.
- Thu hoạch, tránh
dập nát, hư hỏng, thời gian thu hoạch: 3-4 ngày thu 1 lần tùy thuộc vào giống
và điều kiện chăm sóc, dùng các thùng, rổ nhựa sạch thu quả, phân loại sản
phẩm, xếp vào các thùng nhỏ, có kích thước phù hợp, tránh để dập nát, xây sát
hoặc tiếp xúc với đất.
- Loại bỏ sản phẩm có
vết sâu bệnh hại, dị dạng. Không rửa nước trước khi đóng gói và đưa vào bảo
quản cũng như vận chuyển./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY DƯA CHUỘT (QTSX-11)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây dưa chuột.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây dưa chuột trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp
và PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây dưa chuột áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Dưa chuột thuộc nhóm
cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây dưa chuột phát triển từ 20-30oC.
Nhiệt độ dưới 15oC và trên 35oC ảnh hưởng xấu đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Dưa chuột là cây chịu
hạn chịu úng kém, độ ẩm thích hợp cho dưa chuột là 85-90%. Thời kỳ ra hoa tạo
quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Do cây chịu úng kém, nên khi có mưa kéo dài
cần phải có biện pháp thoát nước kịp thời.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Cây sinh trưởng và
phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng 10-12 giờ/ngày. Cường độ ánh sáng thích
hợp nằm trong khoảng 15000-17000 lux giúp cây tăng hiệu quả quang hợp, tăng năng
suất, chất lượng và rút ngắn thời gian lớn của quả.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Đất trồng dưa chuột
nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới, có tầng
canh tác dày 20-30cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6 - 6,5. Nếu pH
thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn cây
giống
- Yêu cầu về giống:
Giống cây trồng đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh,
từng loại cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
- Tiêu chuẩn cây
giống sản xuất:
Giống
|
Độ
tuổi (ngày)
|
Chiều
cao cây (cm)
|
Đường
kính cổ rễ (mm)
|
Số
lá thật
|
Tình
trạng cây
|
Dưa
chuột
|
7-10
|
8-10
|
1,5-2,0
|
2-3
|
Cây khoẻ mạnh,
không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh
|
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Chọn đất canh tác:
Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy… (không gần nguồn nước ô
nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện).
Dưa chuột yêu cầu đất
nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc
nồng độ phân cao, bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có
thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, có nhiều chất
hữu cơ. Đất trồng không quá phèn, mặn (kiềm) nếu độ pH dưới 5 thì phải
bón thêm vôi.
Chọn đất vụ trước
không trồng họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ…) là tốt nhất. Đất trồng
dưa chuột phải cày bừa kỹ cho tơi xốp, làm sạch cỏ, trồng vào mùa mưa phải lên
luống cao 20-25cm và đào rãnh thoát nước tốt. Luống trồng có thể phủ bạt nilon
để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Làm luống rộng 1,3m.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Hàng x hàng 60cm; cây
x cây 40-45cm. Mật độ trồng từ 35.000-40.000 cây/ha. Tránh trồng quá dày dễ
phát sinh sâu, bệnh hại.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Khu vực trên địa
bàn huyện, thành phố thời tiết mát mẻ có thể trồng được quanh năm. Nhìn chung,
đối với tỉnh Sơn La thì nên tránh những tháng nắng quá nóng vào tháng 5,6,7 và
những tháng rét đậm tháng 11, 12.
- Làm giàn: Sau khi
bón thúc lần 2 có thể tiến hành làm giàn, dùng cây thân cứng dài khoảng 2,5m,
cắm hình chữ A sau đó phủ lưới nylon có mắt lưới rộng 20cm lên dàn để cho dưa
chuột leo. Thường xuyên buộc thân dựa vào dàn để dây và trái sau này không bị
tuột xuống. Dùng dây nilon căng ngang và dọc theo dàn, nhiều tầng để tua cuốn
dây dưa có nơi bám chắc chắn.
Hiện nay, việc sử
dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì
giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được
nhiều mùa.
3.2.5. Chăm sóc
- Phân bón: Lượng
phân bón cho 1ha, như bảng sau
- Ngày sau trồng (NST)
Hạng
mục
|
Tổng
số
|
Bón
lót
|
Bón
thúc
|
Lần
1
10
NST
|
Lần
2
20
NST
|
Lần
3
50
NST
|
Đạm nguyên chất (N)
|
120kg
|
21%
|
15%
|
32%
|
32%
|
Lân nguyên chất (P2O5)
|
90kg
|
100%
|
-
|
-
|
-
|
Kali nguyên chất (K2O)
|
120kg
|
41%
|
-
|
24%
|
35%
|
- Phân bón lá sử dụng
theo khuyến cáo in trên bao bì.
- Phân hữu cơ sinh
học 2.000kg/ha sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại
phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử
dụng tại Việt Nam.
Tưới nước: Sử dụng
nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử
dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Tưới nước là biện pháp
cần thiết để tăng năng suất. Nếu độ ẩm thấp hơn 70% cần tiến hành tưới cho dưa
chuột để đảm bảo đất có độ ẩm 85-90%. Lượng nước tưới, số lần tưới cần căn cứ
vào độ ẩm đất trước lúc tưới. Không nên tưới nước đẫm vào chiều mát.
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Bọ trĩ: (Thrips
palmi): Bọ trĩ tấn công các lá non làm lá bị quăn queo, lá xoăn lại. Sau
đó, ở trên lá có các vết thương cơ giới làm cho lá bị rách, hoa bị khô và héo.
Ngoài ra bọ trĩ còn là môi giới lây lan virus khiến cây dưa leo bị bệnh khảm
lá, xoăn lá.
+ Biện pháp phòng
trừ: Dùng bẫy dính dẫn dụ bọ trĩ; bảo vệ và phát triển các loại thiên địch như:
nhện nhỏ Amblyseius cucumber và các loại bọ xít bắt mồi Orius sauteri và Orius
strigicolly; chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt; ngắt bỏ những lá, hoa có mật độ
bọ trĩ cao; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Dòi đục lá hay sâu
vẽ bùa (Liriomyza spp.): Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen
bóng, có vệt vàng trên ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng.
Trứng dạng tròn, máu trắng hồng, được đẻ trong mô mặt trên lá. Ấu trùng là dòi
màu vàng nhạt, nhộng màu nâu vàng, dính trên lá hay rơi xuống đất. Vòng đời
trung bình 25-30 ngày. Đục thành đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì lá của
nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa, cà, ớt, đậu… Dưới ảnh hưởng của ánh nắng
mặt trời, những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất mau tàn lụi. Ruồi tấn
công rất sớm khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa
mưa.
+ Biện pháp phòng
trừ: Dùng bẫy dính dẫn dụ ruồi trưởng thành; bảo vệ và phát triển các loại
thiên địch tiêu diệt trưởng thành và sau non; chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt;
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu ăn lá (Diaphania
indica): Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh,
rìa màu nâu đen, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non.
Trứng rất nhỏ, màu trắng nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài 8-10mm, màu xanh
lục có sọc trắng ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong, ăn
lá hoặc cạp vỏ trái non, nhộng màu nâu đen, sâu đủ lớn, độ hai tuần làm nhộng
trong lá khô. Bướm hoạt động và đẻ trứng ban đêm. Sâu non thường sống và gây
hại ở đọt và lá non, nhả tơ và cuốn lá non lại gây hại. Khi có quả non sâu gặm
quả làm vỏ sần sùi. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trong lá.
+ Biện pháp phòng
trừ: Dùng bẫy dính dẫn dụ bướm trưởng thành; bảo vệ và phát triển các loại
thiên địch tiêu diệt trưởng thành và sau non; chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt;
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh héo rũ do nấm Fusarium
sp. gây ra: Khi cây còn nhỏ bị héo như mất nước, chết khô từ đọt, nhổ lên
thấy gốc bị thối đen. Cây lớn bị hại sinh trưởng kém, lá biến vàng từ lá gốc
trở lên. Cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó cả cây bị héo và chết. Vi sinh vật
gây hại lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến
trùng, ẩm độ đất. Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25-27oC,
pH thấp. Nấm tồn tại trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trong hạt giống. Nấm
gây hại trên nhiều loại cây trồng như: dưa, các cây họ cà, họ đậu.
+ Biện pháp phòng
trừ: Bón phân cân đối, sử dụng bón lót phân hữu cơ hoai mục có bổ sung nấm đối
kháng, hạn chế tạo những vết thương hở trong quá trình chăm sóc cho cây; sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh sương mai:
Nguyên nhân gây ra bệnh sương mai là do loại nấm Pseudoperonospora cubensis.
Nấm bệnh tấn công các bộ phận của cây tuy nhiên lá cây bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Vết bệnh xuất hiện với các chấm nhỏ nhiều hình thái khác nhau, chuyển từ
màu xanh sang vàng hoặc nâu nhạt rải rác khắp các vị trí trên lá. Mặt dưới của
lá có lớp nấm mốc màu xám trắng khiến lá cây bị biến dạng, rách lá, cây mất khả
năng quang hợp khiến cây chết do thiếu dưỡng chất.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống kháng bệnh, cây giống khỏe, sạch bệnh; luân canh dưa chuột
với cây trồng khác họ bí, bầu, dưa; dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu
hoạch; ngắt bớt lá già và lá bệnh, lá vô hiệu giúp cây thông thoáng, làm sạch
cỏ gốc để hạn chế sự lây lan; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên
tắc 4 đúng.
- Bệnh khảm lá trên
cây dưa leo: Nguyên nhân của bệnh khảm là do virus Cucumber Mosaic gây
ra. Cây con dễ bị nhiễm bệnh khảm với các vết bệnh hình đốm xen kẽ, các vết dần
loang lổ với màu xanh đậm và lồi. Thùy lá sẽ ngừng phát triển, bị nhỏ hẹp và
uốn cong lại. Các vết bệnh trên quả thì loang lổ màu xanh đậm xanh nhạt xen kẽ
nhau. Khi bị nhiễm bệnh khảm, ngọn cây bị co rút lại.
+ Biện pháp phòng
trừ: Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây dưa leo đã bị bệnh nặng để tránh lây lan;
thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm bọ trị gây hại (đây là một môi giới
truyền bệnh); sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Dưa chuột trồng được
45-48 ngày sau khi gieo có thể bắt đầu thu hoạch, khi trái lớn, da trái láng…
thu trái 2 ngày/lần, không nên để trái quá lớn lúc cây còn nhỏ sẽ làm mất sức
các đợt cho trái sau. Thời gian thu kéo dài từ 25 đến 30 ngày.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT ĐỖ XANH (QTSX-12)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây đỗ xanh.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây đỗ xanh trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây đỗ xanh áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Cây đỗ xanh có khả năng
thích nghi với khí hậu khắc nghiệt nên có thể trồng ở mọi vùng miền. Tuy nhiên,
cây sẽ sinh trưởng tốt nhất trong khung nhiệt độ từ 23-30oC. Cây
không ưa sáng, dưới cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm chậm thời gian nở hoa. Do
đó cần áp dụng các biện pháp che chắn để cây nhanh ra trái.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Tùy từng giai đoạn
phát triển, cây đỗ xanh cần độ ẩm khác nhau. Giai đoạn cây nảy mầm, cây cần độ
ẩm đất trên 70%. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây yêu cầu đất duy
trì độ ẩm từ 60 - 70%.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Đỗ xanh cần khá nhiều
ánh nắng để phát triển, nên trồng đỗ xanh ở nơi không có bóng râm trong vườn.
Chọn ngày không nắng gắt hoặc vào sáng sớm để trồng cây con.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Đỗ xanh trồng được
trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất thịt, đất sỏi cơm, hay đất
có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc. Tuy nhiên, thích hợp nhất là loại đất
thịt nhẹ, đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp, chủ
động được việc tưới tiêu, đủ ẩm, độ pH từ 5,5-6,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn
giống
Hạt giống cây trồng
đưa vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại
cây và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
Hạt giống có khả năng
nảy mầm cao (trên 80%) độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12%.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Làm đất: Đất cần được
cày bừa kỹ, làm tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại, dọn sạch hết tàn dư cây trồng
vụ trước. Đối với các chân phù sa, đất bãi, có thể cày bừa một lần rồi gieo
ngay để tranh thủ độ ẩm trong đất. Đối với các loại đất thịt cần cày bừa kỹ, số
lần cày bừa nhiều hơn so với đất bãi, đất phù sa. Đối với các chân đất thịt và
đất pha cát cần được cày sâu 25-30cm. Trên các chân đất phù sa, đất bãi, do đất
đã có độ tơi xốp tự nhiên nên chỉ cần cày sâu khoảng 15-20cm.
Đối với điều kiện đất
phù sa, đất cát pha có thể lên luống thành từng băng rộng 5-7m, dài 15-20m. Đối
với các loại đất thịt khó thoát nước, cần lên luống với tỷ lệ rãnh lớn. Thường
luống rộng 1-1,5m và dài 10-15m, rãnh rộng 30-40cm, sâu 25cm.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Lượng giống cần cho
1ha, từ 20-25kg. Gieo theo hàng
Mật độ: Hàng cách
hàng 40-45cm, hốc cách hốc 12-15cm, gieo 2-3 hạt/hốc. Độ sâu gieo hạt là 2-3cm,
không nên gieo quá sâu cây sẽ khó mọc. Khi đậu mọc đều cần tỉa dặm, chỉ để 1-2
cây/hốc và đạt số lượng là 25-30 cây/m².
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Thời vụ trồng:
Vụ Xuân: Đỗ xanh
thường được gieo trong tháng 3 là chính, vì gieo sớm hơn, thời tiết còn lạnh.
Vụ Hè: Gieo vào cuối
tháng 5, đầu tháng 6.
Vụ Thu Đông: Diện
tích trồng đỗ xanh không nhiều, phần lớn là để tranh thủ nhân giống có thể gieo
từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, nhưng tốt nhất là trong tháng 8.
- Kỹ thuật trồng:
Trước khi gieo nên phơi hạt ở nắng nhẹ để kích thích hạt nảy mầm đều.
3.2.5. Chăm sóc
Phân bón: Lượng phân
bón cho 01 ha: 834-1.112kg phân hữu cơ vi sinh (HCVS) + 415-555kg vôi
bột + 55-110kg đạm Ure + 415-555kg Lân Supe + 83-111kg Kali.
Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ
HCVS+vôi bột+lân supe. Vôi bột bón khi bừa đất lần cuối; chú ý không trộn lẫn
vôi bột với các loại phân khác.
- Bón thúc:
+ Lần 1: Khi cây có
1-2 lá thật bón ½ lượng phân đạm và ½ lượng phân kali, kết hợp xới, vun nhẹ phá
váng, diệt cỏ làm cho đất thông thoáng, bộ rễ phát triển xung quanh.
+ Lần 2: Khi cây có
4-5 lá thật (khoảng 25-30 ngày sau gieo hay trước lúc cây ra hoa): Bón
hết lượng phân còn lại rải đều giữa 2 hàng đậu kết hợp xới, vun cao để chống
đổ.
Chăm sóc
- Dặm tỉa: Sau khi
mọc từ 3-5 ngày cần phải dặm sớm những hạt ở những hốc không có cây mọc để đảm
bảo mật độ, có thể ngâm hạt từ 4-6 giờ trước khi gieo để tranh thủ thời gian
mọc mầm của hạt đảm bảo độ đồng đều quần thể. Từ 10-12 ngày sau khi mọc tiến
hành tỉa bỏ những cây lẫn, cây bị bệnh, cây xấu, để 1-2 cây/hốc bảo đảm mật độ
trồng khoảng 25 cây/m².
- Tưới tiêu: Đảm bảo
độ ẩm đất trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trên 80%. Tùy
theo điều kiện thời tiết, đất đai, đồng ruộng để xác định chế độ tưới. Thông
thường tưới từ 5-6 lần/chu kỳ sinh trưởng, tuyệt đối không để cây thiếu nước
trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa và ra quả tập trung (25-35 ngày).
+ Tưới lần 1 (nếu
đất khô hạn): Tưới trực tiếp vào hàng sau khi bón lót phân trước khi gieo
hạt.
+ Tưới lần 2: Sau mọc
15 ngày, lần 3 sau mọc 30 ngày, lần 4 sau mọc 45 ngày, lần 5 sau mọc 60 ngày (Nếu
độ ẩm đất < 80).
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng ruộng,
để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các tàn dư
đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán cũng làm
lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ thuật
canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại với
các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Phòng trừ cỏ dại:
Phải bảo đảm ruộng trồng đỗ xanh luôn sạch cỏ, tránh tranh chấp dinh dưỡng với
cây trồng; cần bảo đảm ruộng sạch cỏ trước khi cây ra hoa (28-32 ngày sau
mọc) để chuẩn bị cho cây khép tán, sau khi cây ra hoa và khép tán không nên
làm cỏ vì gây rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu trái và tổn thương cây.
- Dòi đục thân (Ophiomyia
phaseoli): Thường xuất hiện khi cây còn non khoảng 10-12 ngày sau mọc. Ruồi
trưởng thành đẻ trứng trên nách lá, trứng nở ra dòi, dòi đục vào thân ăn dần
đến phần gốc tiếp giáp với mặt đất, ban đầu còn non dòi có màu trắng sữa sau đó
hóa thành nhộng có màu nâu, dài khoảng 0,2cm.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Rầy xanh (Empoasca
fabae): rầy có màu xanh nhạt, nhỏ, bay gần. Thường xuất hiện dưới biểu bì
lá non trong suốt chu kỳ sinh trưởng, rầy hút nhựa ở lá tạo thành các đốm nhỏ
trắng nhạt ở dưới biểu bì lá làm lá co rúm, mép lá quăn lại không bình thường,
cây sinh trưởng kém.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Rệp dính, rệp muội
(Aphis medicaginis): Thường xuất hiện khi cây trưởng thành, chuẩn bị ra
hoa hoặc đang ra hoa kết quả (25-35 ngày sau mọc) và những lúc thời tiết
nắng hạn lâu ngày. Rệp có màu đen nhỏ bám thành đàn trên đỉnh sinh trưởng và lá
non hút nhựa làm ngọn và lá xoăn lại, ngăn cản và hạn chế quá trình ra hoa kết
quả, rệp thường phá hại từng đám nhỏ và cứ thế lây lan qua những cây khác nếu
không diệt trừ.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; khi phát hiện ít ngắt bỏ và tiêu hủy; sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu cuốn lá (Lamprosema
indicata): Xuất hiện suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Sâu màu xám có sọc
trên lưng. Sâu cuốn nhiều lá lại thành tổ có màng bao phủ, gặm biểu bì lá, làm
giảm diện tích và cường độ quang hợp, thường ít gây nguy hiểm tuy nhiên cũng
phải diệt trừ để khỏi phát thành dịch.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Sâu xanh (Helicoverpa
armigera Hubner): Xuất hiện suốt chu kỳ sinh trưởng. Sâu ăn khuyết mặt lá
hạn chế quá trình quang hợp, sâu tuổi lớn có thể ăn cả trái non. Do sâu có tốc
độ sinh sản nhanh nên có thể phát triển thành dịch đặc biệt trong vụ mùa khô.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Sâu đục quả (Maruca
testulalis): Xuất hiện trong giai đoạn ra hoa và đậu quả. Con trưởng thành
đẻ trứng lên các búp hoa hoặc nách lá non, trứng nở thành sâu non màu hồng tím,
trên đầu có chấm đen. Sâu non đục vào quả ăn hạt, làm rỗng hạt từ khi hạt phình
to đến vào chắc, hoặc đục vào hoa làm tổ kéo các hoa khác lại dính chùm với
nhau, ăn mất đài hoa làm hoa không thể đậu trái được. Nếu bị thiệt hại nặng có
thể mất khoảng 60-70% sản lượng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Bệnh vàng lá do
virus Mungbean Yellow Mosaic Virus gây ra: Thường xuất hiện giai đoạn
trước thời gian ra hoa trở đi, Bọ phấn hay còn gọi là Bướm cánh trắng (Bemisia
tabaci) và rầy rệp là môi giới truyền bệnh. Ban đầu lá non có những đốm
vàng về sau lan dần ra cả lá và các lá ở tầng cao, sau đó nhiễm qua trái non
làm trái bị vàng và cong ngược lên (giống như sừng trâu) trái hoàn toàn
lép không có hạt. Khi một cây bị bệnh bọ phấn và rầy rệp sẽ chích hút từ cây
này lan truyền qua cây khác, nếu không hạn chế sự lây lan sẽ bị thất thu năng
suất nghiêm trọng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng; tăng sức đề kháng cho cây; vệ sinh
đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh đốm lá do nấm Cercospora
canescens. gây ra: Xuất hiện từ khi có lá thật (10-12 ngày sau mọc)
đây là bệnh phổ biến trong điều kiện không khí nóng ẩm, thường nhiễm trên tất
cả giống đậu xanh hiện nay. Giống nào bị nhiễm sớm thì thường rụng lá sớm, cho
năng suất thấp, bệnh nhiễm phổ biến từ giai đoạn ra hoa trở đi. Ban đầu vết
bệnh là một đốm nhỏ màu nâu vàng hoặc nâu, sau đó chuyển thành màu nâu đen có
tâm màu trắng xám, vết bệnh có thể liền nhau và lan rộng khắp bề mặt của lá làm
giảm diện tích quang hợp.
+ Biện pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng; khi thu hoạch cần thu gom tiêu hủy tàn dư lá, quả
bệnh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch
bắt đầu khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu đen hoặc vàng tùy thuộc đặc
tính mỗi giống. Đậu xanh thường thu hoạch 2-3 đợt, không thu hoạch vào những
lúc trời nắng gắt, nhất là vào buổi trưa vì quả dễ nứt và tách hạt. Thu hoạch
lúc nắng ráo, thu đợt 1 khi có tỷ lệ quả chín 70-80%. Sau khi thu đợt 1 xong có
thể phun phân bón lá và các chế phẩm kích thích ra hoa để giữ được bộ lá xanh
lâu và tăng cường tỷ lệ đậu quả cho đợt thu sau. Tuyệt đối khi thu không để
tách hạt ngoài đồng.
Quả thu hoạch xong
phải phơi nắng, thường phơi 3-4 nắng. Nếu dùng làm thương phẩm thì độ ẩm có thể
là 13%, còn làm giống thì phải đảm bảo theo quy định (dưới 12%).
Khi đưa vào bảo quản
độ ẩm của hạt phải từ 10-12%. Nếu hạt đậu xanh có độ ẩm > 13% thì mọt dễ đục
làm giảm chất lượng. Bảo quản đậu xanh nơi khô ráo tránh tiếp xúc với không
khí, đối với đậu giống cần bỏ trong chum, vại có lớp chống ẩm phù hợp./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT ĐỖ ĐEN (QTSX-13)
1. Tên quy trình
Quy trình sản xuất
cây đỗ đen.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây đỗ đen trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây đỗ đen áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Nhiệt độ cho cây đỗ
đen tăng trưởng là 17-32oC, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp là 24-30oC.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Cây đỗ đen sử dụng
lượng nước ít, lượng nước cần cho cây sinh trưởng và phát triển còn phụ thuộc
vào nhiệt độ và ẩm độ của không khí.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Đỗ đen cần khá nhiều
ánh nắng để phát triển, nên trồng đỗ xanh ở nơi không có bóng râm trong vườn.
Chọn ngày không nắng gắt hoặc vào sáng sớm để trồng cây con.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Đỗ đen trồng được
trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất thịt, đất sỏi cơm, hay đất
có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc. Tuy nhiên, thích hợp nhất là loại đất
thịt nhẹ, đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp,
chủ động được việc tưới tiêu, đủ ẩm, độ pH từ 5,5-6,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn hạt
giống
Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
Đậu đen được chọn làm
giống phải đảm bảo các tiêu chuẩn: Độ sạch đạt 99%; tỷ lệ nảy mầm của hạt ≥
80%; độ ẩm của hạt ≤ 12%.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
- Cơ bản đỗ đen không
yêu cầu cao về đất trồng nhưng cần đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp, thoát nước
vào mùa mưa và giữ ẩm tốt vào mùa khô.
- Đất trồng cần làm
sạch cỏ dại, cày xới, phơi ải để diệt trừ bớt mầm bệnh có trong đất. Sau đó
tiến hành lên luống rộng 1,2-1,5m, các luống cách nhau 25cm để thoát nước và đi
lại, chiều cao luống từ 20-35cm, tùy điều kiện của từng vùng. Bón lót bằng phân
hữu cơ và vôi để khử trùng, bổ sung thêm lân để cung cấp dinh dưỡng cho cây
phát triển tốt.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
- Tiến hành gieo
trồng: Lượng hạt giống cần cho 1ha từ 40-55kg. Gieo từ 2-3 hạt trên một hốc,
mỗi hốc cách nhau 25cm, hàng cách hàng 40cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
Với những cây đỗ đen
có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng để cây phát triển khỏe
mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công và cho vụ mùa bội thu, hãy trồng vào khoảng tháng
2 đến tháng 6 hoặc tháng 11, 12 hàng năm.
Gieo 2-3 hạt trên 01
hố, bỏ hạt vào hố và lấp đất lại.
3.2.5. Chăm sóc
- Tưới nước: Việc
tưới nước không cần phải áp dụng liên tục vì cây đậu đen có khả năng chịu hạn
khá tốt. Chỉ cấp nước bổ sung khi đất trở nên quá khô hoặc trong giai đoạn ra
hoa, đậu quả để hạn chế tình trạng rụng hoa, trái non ảnh hưởng đến năng suất
toàn vụ.
- Trồng dặm: Trồng
dặm để đảm bảo mật độ cây trồng cho năng suất cao. Sau khi gieo hạt nên để dành
một lượng nhỏ gieo ở bên ngoài đề phòng cây bị chết hoặc còi cọc. Tiến hành
trồng dặm khi cây con phát triển hai lá mầm, trồng dặm và kết hợp tỉa thưa
những vị trí cây mọc quá dày.
- Làm cỏ, xới đất:
Tiến hành làm cỏ kết hợp với bón phân, xới xáo đất.
Lần 1 khi cây mọc
được khoảng 10 ngày, xới xáo nhẹ tránh va chạm vào cây vì giai đoạn này cây còn
non và yếu.
Lần 2 tiến hành cách
lần 1 khoảng 20 ngày, làm cỏ kết hợp vun gốc, đồng thời nhổ bỏ cây bệnh, cây
phát triển thấp kém.
Lưu ý: Làm cỏ trước
khi cây trổ hoa để tránh việc làm rụng hoa khi vun xới.
- Bón phân cho 01ha/vụ:
+ Lượng phân bón:
Phân chuồng từ 5.550-8.300kg hoặc 2.770-4.150kg phân hữu cơ vi sinh; 83-135kg
đạm Urê; 278-415kg Supe lân; 83-139kg Kaliclorua hoặc sử dụng phân NPK có hàm
lượng tương đương.
+ Cách bón: Thời gian
sinh trưởng của cây đậu đen trung bình từ 80-90 ngày, có thể chia làm 4 lần bón
như sau:
Lần 1: Bón lót toàn
bộ phân lân, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh;
Lần 2: Khi cây đậu
được 10 ngày tuổi, xới nhẹ tay và kết hợp làm cỏ, xới phá váng.
Lần 3: Cách lần 1
khoảng 20 ngày, làm sạch cỏ trước khi bón phân.
Lần 4: Thực hiện bón
phân trước khi cây ra hoa, kết hợp vun gốc chống đổ.
- Hãm ngọn: Khi cây
phát triển chiều cao khoảng 40-50cm thì tiến hành ngắt ngọn để cây phát triển
nhiều nhánh bên, tăng năng suất đậu đen. Nếu không ngắt bỏ ngọn, cây sẽ sinh
trưởng mạnh về chiều cao và không đậu nhiều quả sau này. Việc hãm ngọn nên thực
hiện thường xuyên và kết thúc trước khi cây ra hoa.
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Sâu đục thân (Ophiomyia
phaseoli): Thường xuất hiện khi cây còn non khoảng 10-12 ngày sau mọc. Ruồi
trưởng thành đẻ trứng trên nách lá, trứng nở ra dòi, dòi đục vào thân ăn dần
đến phần gốc tiếp giáp với mặt đất, ban đầu còn non dòi có màu trắng sữa sau đó
hóa thành nhộng có màu nâu, dài khoảng 0,2cm. Làm nghẽn mạch dẫn, cản trở việc
hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây còi cọc, chậm phát triển, các lá non có
hiện tượng rủ xuống giống như bệnh héo rũ. Dòi thường phát triển nhiều ở những
chân đất có nhiều xác bã thực vật chưa phân hủy hoặc trong vụ Đông xuân và đầu
vụ mùa mưa khi gặp hạn.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Rầy xanh (Empoasca
fabae): Rầy có màu xanh nhạt, nhỏ, bay gần. Thường xuất hiện dưới biểu bì
lá non trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Rầy hút nhựa ở lá tạo thành các đốm nhỏ
trắng nhạt ở dưới biểu bì lá làm lá co rúm, mép lá quăn lại không bình thường,
cây sinh trưởng kém.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Rệp dính, rệp muội
(Aphis medicaginis): Thường xuất hiện khi cây trưởng thành, chuẩn bị ra
hoa hoặc đang ra hoa kết quả và những lúc thời tiết nắng hạn lâu ngày. Rệp có
màu xanh, đen nhỏ bám thành đàn trên đỉnh sinh trưởng và lá non hút nhựa, làm
ngọn và lá xoăn lại, ngăn cản và hạn chế quá trình ra hoa kết quả. Rệp thường
phá hại từng đám nhỏ và cứ thế lây lan qua những cây khác nếu không diệt trừ.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; khi mới phát hiện rệp gây hại cần ngắt bỏ lá; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu cuốn lá (Lamprosema
indicata): Xuất hiện suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Sâu màu xám có sọc
trên lưng. Sâu cuốn nhiều lá lại thành tổ có màng bao phủ, gặm biểu bì lá, làm
giảm diện tích và cường độ quang hợp, thường ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng
phải diệt trừ để khỏi phát thành dịch. Sâu hại chủ yếu ở giai đoạn cây con gặm
lá non lủng lỗ, khuyết mép lá và cắn đứt ngang gốc cây con, sâu hại chủ yếu vào
ban đêm.
+ Biện pháp phòng
trừ: Không nên xen canh với cây họ đậu; vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây
trồng trước khi trồng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Bệnh vàng lá do virus
Mungbean Yellow Mosaic Virus gây ra: Thường xuất hiện giai đoạn trước
thời gian ra hoa trở đi. Bọ phấn hay còn gọi là Bướm cánh trắng (Bemisia
tabaci) và rầy rệp là môi giới truyền bệnh. Ban đầu lá non có những đốm
vàng về sau lan dần ra cả lá và các lá ở tầng cao, sau đó nhiễm qua trái non
làm trái bị vàng và cong ngược lên (giống như sừng trâu) trái hoàn toàn
lép không có hạt. Khi một cây bị bệnh bọ phấn và rầy rệp sẽ chích hút từ cây
này lan truyền qua cây khác, nếu không hạn chế sự lây lan sẽ bị thất thu năng
suất nghiêm trọng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng; tăng sức đề kháng cho cây; vệ sinh
đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh đốm lá do nấm Cercospora
canescens. gây ra: Xuất hiện từ khi có lá thật (10-12 ngày sau mọc)
đây là bệnh phổ biến trong điều kiện không khí nóng ẩm, thường nhiễm trên tất
cả giống đậu đen xanh lòng hạt nhỏ hiện nay. Giống nào bị nhiễm sớm thì thường
rụng lá sớm, cho năng suất thấp, bệnh nhiễm phổ biến từ giai đoạn ra hoa trở
đi. Tác nhân do nấm Sercostora gây ra. Bệnh đốm lá hại tất cả các bộ phận trên
mặt đất của cây và bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình
thành nụ đến gần tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu hạn
chế được nấm trên lá thì sẽ giúp tăng năng suất 50-60%. Ban đầu vết bệnh là một
đốm nhỏ màu nâu vàng hoặc nâu, sau đó chuyển thành màu nâu đen có tâm màu trắng
xám, vết bệnh có thể liền nhau và lan rộng khắp bề mặt của lá làm giảm diện
tích quang hợp.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng; tăng sức đề kháng cho cây; vệ sinh
đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh héo cây con do
nấm Rhizoctonia solani gây ra: Xuất hiện trong điều kiện mưa nhiều, ẩm
độ cao, nấm lan truyền trong đất và xác bã thực vật, bệnh nhiễm từ giai đoạn
cây con do vi khuẩn gây ra. Cây bị héo rũ có màu xanh tái, đến tối thì được
phục hồi sau thời gian khoảng 3-4 ngày cây chết hoàn toàn khi nhổ lên thấy rễ
màu đen và thối. Nấm bệnh có vệt màu nâu tối và đen trên phần thân cây giáp mặt
đất làm cho thân cây khô thắt lại, gây thối cổ rễ. Bệnh nặng gây cho thân vàng
úa, lá héo rũ, cây non đổ rạp.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống kháng bệnh để gieo trồng; tăng sức đề kháng cho cây; vệ sinh
đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Khi quả đậu đen
chuyển từ màu xanh sang nâu đen thì tiến hành thu hoạch, đậu đen sẽ cho thu
hoạch rải rác nhiều lần. Thu hoạch đậu về phơi khô, tách vỏ và tiếp tục phơi
3-4 nắng, loại bỏ tạp chất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Nếu muốn để giống cho
vụ sau nên chọn hạt mẩy, to từ lần thu hái đầu tiên và lần thứ hai, phơi khô
bảo quản trong chai, lọ thật kỹ, tránh để ẩm, cho 2-3 gói hút ẩm vào trong
chai, lọ, thường xuyên kiểm tra sâu mọt trong thời gian bảo quản./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY TỎI (QTSX-14)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây tỏi.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây tỏi trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây tỏi áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Thuộc tính của cây
tỏi là cây chịu lạnh được và ưa thích nhiệt độ mát nên loại cây này thường phát
triển tốt ở nhiệt độ dao động từ 18-20 độ C. Tuy nhiên, để có thể tạo ra những
củ tỏi chất lượng thì nhiệt độ dao động từ 20-22 độ C là phù hợp nhất.3.1.2.
Yêu cầu về mưa và độ ẩm.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Độ ẩm đất tùy vào
giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70-80% cho phát triển lá,
60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa
nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo
quản củ sau thu hoạch.
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Tỏi ưa ánh sáng dài
ngày, nếu có đủ nắng trong 12 giờ/ngày thì cây sẽ ra củ nhanh.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Chọn loại thịt nhẹ,
tơi xốp, giàu mùn, chân vàng, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm
đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Độ pH thích hợp 6,0-6,5.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn củ
giống
Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
Củ tỏi chắc, không bị
sâu bệnh hại hoặc giập nát. Trọng lượng củ 12-15g, có 11-13 tép. Tách lấy những
tép tỏi mẩy phía ngoài củ.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Đất làm kỹ, lên luống
rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Mỗi luống trồng 5-6
háng, khoảng cách hàng 20cm.
Mỗi ha cần 350-400kg
tỏi giống.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
- Mùa vụ thích hợp
cho tỏi là: Trồng vào tháng 9-10, thu hoạch củ vào tháng 1-2 năm sau.
- Khoảng cách trồng
mỗi nhánh 8-10cm. Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống mặt dài
5cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc.
3.2.5. Chăm sóc
Lượng phân bón cho
01ha/vụ: Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc
nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bón như sau:
Loại
phân
|
Tổng
số (kg/ha)
|
Bón
lót
|
Bón
thúc (kg/đợt bón)
|
Đợt
1
|
Đợt
2
|
Đợt
3
|
Đợt
4
|
Phân
chuồng
|
20.000
|
20.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Đạm
ure
|
300
|
95
|
55
|
55
|
55
|
40
|
Supe
lân
|
500
|
500
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Kali
sunphat
|
240
|
80
|
40
|
40
|
40
|
40
|
- Cách bón:
- Bón phân lót đồng
thời khi làm đất
- Bón thúc: Bón phân
đạm và phân kali còn lại kết hợp với cá đợt xới xáo
Chăm sóc:
- Tưới nước đều đến
khi cây mọc và khi có 3-4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.
- Cả thời gian sinh
trưởng tưới 4-5 lần. Trước mỗi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số
đạm và kali còn lại).
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây trồng:
Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác nên ta
thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian và
không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn phù
hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có lợi
cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất
cụ thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Sâu đục thân (Delia
Antiqua): Sâu non thường tấn công bẹ lá, một thời gian hóa nhộng trong đất.
Khi trưởng thành, chúng đục vào thân củ trước khi thu hoạch. Điều này dẫn đến
vi khuẩn dễ xâm nhập gây thối rễ, lá úa, thậm chí là chết cây.
+ Biện pháp phòng
trừ: Phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ giảm được mật độ sâu. Sâu có thể sống
sót trong các gốc cây và trong cỏ sau khi thu hoạch và chuyển sang cây trồng
mới gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng; làm ngập nước ruộng có sâu hại
để nhấn chìm nhộng và những dịch hại khác sống trong đất (nếu điều kiện thủy
lợi cho phép); sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4
đúng.
- Sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua): Sâu non thường để lại mảng trắng trên lá khi chúng cắn phá lớp
biểu bì của lá. Khi trưởng thành, chúng dài khoảng 10-15mm, màu xanh lục bóng,
có 2 sọc vàng nâu bên thân. Lúc này, sâu xanh da láng sẽ cắn phá hết phiến lá
và ăn trụi mầm lá non.
+ Biện pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ để phòng trừ; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
- Bệnh thối nhũn do
vi khuẩn Erwinia carotovora và nấm Fusarium. sp: Củ bệnh thường
có dấu hiệu thâm đen, có vòng đồng tâm, có dịch trắng, thậm chí là thối rữa,
mùi khó chịu. Rễ cây cũng bị thối và lá héo dần khiến cây chết.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả
năng lan truyền qua củ giống; luân canh với cây trồng; vệ sinh đồng ruộng, thu
dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh sương mai, do
nấm Peronospora destructor: Bệnh biểu hiện ở lá già có màu xanh nhạt và
lớp nấm màu trắng. Khi lá chuyển sang màu hơi đỏ tức là bệnh nghiêm trọng, lan
rộng và gây ảnh hưởng tới củ.
+ Biện pháp phòng
trừ: Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả
năng lan truyền qua củ giống; luân canh với cây trồng; vệ sinh đồng ruộng, thu
dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh khô đầu lá một
loại nấm Stemphylium botryosum W: Dấu hiệu của bệnh là trên thân và lá
tỏi có vết bệnh hình bầu dục màu xám trắng, sau đó chuyển sang màu nâu vàng.
Sau một thời gian, cây tỏi bị khô héo và chết dần.
+ Biện pháp phòng
trừ: Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch; không nên trồng
quá dày và trên đất khó thoát nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Củ thương phẩm thu
hoạch sau khi trồng 125-130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất
bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho,
trên giàn nhiều tầng.
Củ giống phải có thời
gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5-4cm, có 10-12
nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên
gác bếp./.
QUY
TRÌNH SẢN XUẤT CÂY HÀNH (QTSX-15)
1. Tên quy trình: Quy trình sản xuất
cây hành.
2. Thông tin chung
2.1. Xuất xứ quy
trình
Bao gồm: Kết quả thực
hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan; tổng kết thực tiễn sản xuất
của cây hành trên địa bàn tỉnh; tham khảo các quy trình do Bộ Nông nghiệp và
PTNT, các viện, trường, các địa phương…ban hành.
2.2. Phạm vi đối
tượng áp dụng
Quy trình sản xuất
cây hành áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Nội dung quy trình
3.1. Yêu cầu điều
kiện ngoại cảnh
3.1.1. Yêu cầu nhiệt
độ
Tuỳ thuộc vào đặc
tính sinh vật học mà cây hành có khả năng thích ứng nhiệt độ trong khoảng 12-30oC,
tuy nhiên để sinh trưởng và phát triển tốt cây đồng hóa mạnh thì nhiệt độ thích
hợp nhất là: 15-22oC.
3.1.2. Yêu cầu về mưa
và độ ẩm
Nước và ẩm độ là yếu
tố quan trọng đối với tất cả các loại rau màu không chỉ riêng cây hành, là loại
tiêu hao nước nhiều nhưng hút nước yếu do đó nước và ẩm độ rất quan trọng vì nó
tác động đến giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm, chất lượng, sâu bệnh hại và
khả năng bảo quản...
3.1.3. Yêu cầu về ánh
sáng
Ánh sáng rất cần cho
quá trình quang hợp của cây hành, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày từ
10-12 giờ, cường độ chiếu sáng trung bình.
3.1.4. Yêu cầu về đất
đai
Đất nhiều mùn, thoát
nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0-6,5. Nếu pH thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và
tro bếp.
3.2. Kỹ thuật trồng,
chăm sóc
3.2.1. Tiêu chuẩn cây
giống
Giống cây trồng đưa
vào sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng loại cây
và tuân thủ theo quy định về quản lý giống cây trồng.
Củ giống tròn, không
quá già, không bị nhiễm sinh vật gây hại, có khả năng nảy mầm tốt.
3.2.2. Thiết kế vườn
trồng
Xử lý đất: Tiến hành
xử lý đất ở 3 ngày trước trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo
nguyên tắc 4 đúng.
Đất trồng hành cần
được phơi ải. Kỹ thuật lên luống hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh
tác. Lên luống vồng cao 35-45cm, chân luống rộng 1m, khoảng cách giữa hai luống
là 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.
3.2.3. Bố trí mật độ
và khoảng cách trồng
Trồng hàng cách hàng
20-25 cm, cây cách cây 12-15 cm.
3.2.4. Thời vụ và kỹ
thuật trồng
Hành lá có thể được
trồng quang năm, tuy nhiên năng suất vụ xuân hè và hè thu cao hơn.
Dùng vật nhọn chọc
hốc trồng được hai nhánh, không nên trồng sâu quá khoảng 2-3 cm.
3.2.5. Chăm sóc
Tổng lượng phân dùng
cho 1ha
Hạng
mục
|
Tổng
số
|
Bón
lót
|
Bón
thúc
|
Lần
1
|
Lần
2
|
Lần
3
|
Lần
4
|
Đạm
nguyên chất (N)
|
100kg
|
-
|
20%
|
30%
|
30%
|
20%
|
Lân
nguyên chất (P2O5)
|
60kg
|
100%
|
|
|
|
|
Kali
nguyên chất (K2O)
|
90kg
|
62%
|
8%
|
10%
|
10%
|
10%
|
- Phân hữu cơ sinh
học 1.500kg/ha sử dụng theo khuyến cáo in trên bao bì.
Bón thúc: Lượng phân
còn lại chia đều cho 4-5 lần bón/vụ
- Nguyên tắc bón phân
thúc: Hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới phân đầu tiên khi hành hồi
xanh (khoảng 7 ngày sau trồng) 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5
lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là
10 ngày trước khi thu hoạch.
Chăm sóc:
- Chú ý làm cỏ kịp
thời, không để cỏ chụp hành
- Tưới đủ ẩm để cây
sinh trưởng tốt.
Tưới phun cho hành
lá; Giữ mực nước tưới thấm trong rãnh hành lá
- Để tận dụng và tăng
hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép
liếp.
(Cải xanh được trồng
xung mép liếp hành lá; Ngò Rí trồng xen với hành lá)
3.2.6. Quản lý sinh
vật hại
a) Quản lý sinh vật
hại tổng hợp bao gồm một số các biện pháp sau:
- Biện pháp canh tác:
Biện pháp canh tác bao gồm những biện pháp kỹ thuật trồng trọt, cụ thể đối với
từng loại cây trồng có tác dụng chung là tạo ra các điều kiện sinh thái trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho sự sinh trưởng của cây và không có lợi cho sự
phát triển và tích lũy của sâu bệnh. Biện pháp canh tác bao gồm:
+ Bố trí thời vụ:
Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận
của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được
các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
+ Kỹ thuật làm đất:
Là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt
được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất. Đặc biệt, các loại đất dùng để
làm vườn ươm cây giống phải được phơi khô kỹ để phòng ngừa các bệnh gây hại về
rễ.
+ Luân canh cây
trồng: Có những loại cây chỉ nhiễm sâu bệnh này mà không bị nhiễm sâu bệnh khác
nên ta thay đổi cây trồng nhất định trên diện tích đất nhất định làm thời gian
và không gian cách ly của sinh vật với cây, làm cho sinh vật không có thức ăn
phù hợp làm nó suy yếu và mất khả năng gây hại. Như vậy luân canh tốt không có
lợi cho sinh vật gây hại và nguồn sâu bệnh tồn tại trong đất.
+ Biện pháp bón phân:
Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý sẽ làm cho cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp hạn
chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh. Phân đạm có xu thế giảm
tính chống sâu bệnh, kali tăng tính chống sâu bệnh cho cây. Tùy từng loại đất cụ
thể để bón các loại phân cho phù hợp. Các loại đất chua phèn nên bón vôi cải
tạo và bón các loại phân có tính kiềm hay trung tính không nên bón các loại
phân chua sinh lý. Khi cây trồng đang bị bệnh không nên dùng các loại phân qua
lá để phun. Việc bón phân hữu cơ đầy đủ vừa cung cấp tốt các loại chất dinh
dưỡng cho cây trồng vừa tạo điều kiện cho khu hệ sinh vật có ích trong đất phát
triển để hạn chế được phát sinh gây hại của một số nấm bệnh và tuyến trùng
trong đất.
+ Biện pháp điều
chỉnh mực nước: Một số sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh hơn trong điều kiện
thiếu nước như bọ trĩ, tuyến trùng, ngược lại một số cây trồng cạn nếu dư nước
cũng dễ phát sinh một số bệnh. Biết được đặc tính gây hại của một số loài sâu
bệnh ta điều chỉnh mực nước cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cây để
hạn chế sâu bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng:
Nhiều loại cây trồng khi thu hoạch còn để lại các tàn dư sâu bệnh trên đồng
ruộng, để hạn chế sâu bệnh lây lan sang vụ sau ta cần thu gom và tiêu hủy các
tàn dư đó. Một số bộ phận bị bệnh của một số cây trồng khi rơi rụng phát tán
cũng làm lây lan nguồn bệnh vì vậy cũng cần phải được làm vệ sinh xử lý.
- Biện pháp thủ công:
Đối với biện pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá
bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Ưu điểm của biện pháp
thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo
thực phẩm sạch, hiệu quả khi sinh vật hại mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn
tồn tại là hiệu quả thấp khi sinh vật hại phát triển mạnh, khó áp dụng trên
diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp sinh học:
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo
trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ sinh vật hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Tập
trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để
phòng trừ sinh vật hại cây trồng.
- Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV được quy định trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng tại Việt Nam, tuân thủ gian cách ly, đảm bảo an toàn thực phẩm... Khi sử
dụng thuốc BVTV phòng trừ sinh vật gây hại phải sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
b) Một số sâu, bệnh
hại chính và biện pháp phòng trừ
- Sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua): Sâu non đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của
lá. Khi sâu còn nhỏ trong một cọng hành có thể có hàng chục con, khi lớn chúng
phân tán dần sang các lá khác. Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô
héo, chết, gãy gập, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành
bị trắng xoá, tàn lụi. Sâu thường phát sinh và gây hại nhiều trong điều kiện
thời tiết nóng, ít mưa. Vòng đời trung bình 30-40 ngày.
+ Biện pháp phòng
trừ: Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ để phòng trừ; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Sâu keo (Onion
armyworm): Sâu non mới nở màu xanh sáng dài khoảng 1mm và đầu tương đối
lớn. Sâu hóa nhộng trong đất hóa, Nhộng màu đỏ sẫm kéo dài khoảng 12 ngày. Giai
đoạn sâu non kéo dài khoảng 10-14 ngày. Vòng đời khoảng 26-32 ngày tùy thuộc
vào nhiệt độ. Sâu keo ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá
khô teo đi và bị héo toàn bộ. Đối với hành và hành củ sâu non tuổi nhỏ ăn bề
mặt của lá sau, tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết.
+ Biện pháp phòng
trừ: Phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ giảm được mật độ sâu (Sâu có thể
sống sót trong các gốc cây và trong cỏ sau khi thu hoạch và chuyển sang cây
trồng mới gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng); làm ngập nước ruộng
có sâu hại để nhấn chìm nhộng và những dịch hại khác sống trong đất (nếu
điều kiện thủy lợi cho phép); lật đất để phơi nhộng lên mặt đất, làm mồi
cho chim và các loại thiên địch khác; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bọ trĩ hại hành (Thrips
tabaci Lindeman): Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non thường rất nhỏ, có kích
thước nhỏ hơn 1mm. Sâu non có màu vàng hoặc trắng. Con già có màu vàng nâu và
di chuyển nhanh. Chúng dùng 2 răng cửa giũa cho rách biểu bì lá cây để hút
nhựa. Lá bị hại có màu sáng bạc và có vết hoặc đốm nhỏ màu nâu. Lá có thể héo
hoặc biến dạng. Ngọn của các lá phía ngoài có màu nâu. Trong trường hợp bị hại
nghiêm trọng lá rũ xuống, củ nhỏ và biến dạng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm sự xuất hiện của Bọ Trĩ để có biện
pháp ngăn chặn ngay từ đầu; thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bị nhiễm bọ trĩ; bảo
vệ và phát triển các loại thiên địch của Bọ Trĩ; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh cháy lá do nấm
Botrytis squamosa kết hợp với Botrytis Cinerea hoạt động gây ra:
Là những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt sáng phát triển chiều dài
lá. Đốm này xấp xỉ 4mm đường kính và xung quanh có vây sũng nước. Đốm luôn luôn
phổ biến ở khu vực gân lá. Dưới những điều kiện đất ẩm ngọn lá gục xuống một
cách rõ rệt so với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.
+ Biện pháp phòng
trừ: Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch; không nên trồng
quá dày và trên đất khó thoát nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc
theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh đốm vòng do
nấm Alternaria porri gây ra: Vệt bệnh là những hình o van, đồng tâm. Lúc
đầu là những đốm nhỏ trắng sau đó nếu thời tiết ẩm vết bệnh chuyển màu xám hay
nâu. Nếu bị hại nặng lá sẽ bị khô, cây chết. Đôi khi ở phần dưới cây sát mặt
đất có thể cũng bị hư hại do thối ướt sau đó khô lại và củ cũng bị khô theo.
+ Biện pháp phòng
trừ: Chọn giống không bị nhiễm bệnh để trồng; thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi
thu hoạch; làm đất kỹ, trồng mật độ vừa phải; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm
trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng
thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bệnh sương mai do
nấm Peronospora schleidni gây ra: Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có
lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh
hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gãy và chết. Cuống lá, vết bệnh đầu tiên có hình
elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu. Trên cây còn nhỏ
ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ,
cây còn ít lá, củ nhỏï và cây chết.
+ Biện pháp phòng trừ:
Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả năng
lan truyền qua củ giống; luân canh với cây trồng; vệ sinh đồng ruộng, thu dọn
sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch; không trồng hành những nơi
kém thoát nước; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
3.3. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch
khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu
bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm vài ngày, nhưng không nên kéo dài
quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng./.