ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2208/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
06 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày
16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 1584/TB-BNN-VP
ngày 31/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị phát
triển Chăn nuôi - Thú y toàn quốc;
Căn cứ Công văn số 339/CN-KHTC ngày 06/4/2011
của Cục Chăn nuôi về việc xây dựng đề án phát triển chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày
21/01/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu
thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày
15/02/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu
thụ: trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện Công văn số 1577/UBND-KTN ngày
3/6/2011 của UBND tỉnh về việc xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 242/TTr-SNN ngày 29/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (kèm theo Đề án), gồm những nội dung chính như
sau:
1. Mục tiêu chung
- Đến năm 2020, cơ bản các sản phẩm chăn nuôi: Được
sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp; đảm bảo an toàn dịch bệnh, an
toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm
cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.
- Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp
đạt 11.5 % vào năm 2015 và 15 % vào năm 2020.
1.1 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất (GTSX) chăn nuôi
hàng hóa theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp đạt trên 70 % tổng đàn đối với
gia cầm và đạt trên 60 % tổng đàn đối với đàn gia súc.
- Tổng đàn gia súc, gia cầm: Heo: 350.000 con; gà:
4.400 nghìn con; Bò: 65.000 con; Trâu: 20.000 con.
1.2 Mục tiêu dài hạn đến năm 2020
- Năm 2020, tỷ trọng GTSX chăn nuôi hàng hóa theo hướng
bán công nghiệp và công nghiệp đạt trên 88 % tổng đàn đối với gia cầm và đạt
trên 70 % tổng đàn đối với đàn gia súc.
- Tổng đàn gia súc, gia cầm: Bò: 65.000 con; Trâu: 20.000
con; Heo khoảng 725 nghìn con; gia cầm khoảng: 9.000 nghìn con.
2. Quan điểm, định hướng phát triển
- Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và
nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị
trường, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và nâng cao khả năng kiểm soát dịch
bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng liên kết
và quản lý chặt chẽ theo các chuỗi sản phẩm từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến
tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát
triển chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại.
- Củng cố và nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của
hệ thống thú y.
3. Giải pháp:
- Tập trung phát triển giống Heo và giống Gà;
khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh; quy hoạch nguyên liệu vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước ngành chăn
nuôi - thú y từ tỉnh, huyện đến xã.
- Tổ chức các mô hình chăn nuôi khuyến cáo kỹ thuật
và hướng dẫn thực hành cho người chăn nuôi; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên
tiến về tổ chức chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế cao.
- Triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực
quản lý Nhà nước hệ thống ngành thú y tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
- Tăng cường cập nhật và quảng bá thông tin về tình
hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi ở các nước, trong nước và khu
vực Đông Nam bộ.
- Vốn ngân sách đầu tư tập trung cho công tác
chuyển giao khoa học kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ rủi ro do dịch
bệnh; hỗ trợ triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có
liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án.
b) Xây dựng các chương trình và dự án để triển khai
thực hiện mục tiêu và định hướng, giải pháp của Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối vốn đầu tư các hạng mục
của Đề án.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chính sách ưu đãi cho các tổ
chức cá nhân thuê đất: Phát triển chăn nuôi; xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản,
chế biến công nghiệp và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Xây
dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện mỗi
địa phương.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Chủ tịch UBND huyện các huyện, thị xã; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này, kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
|