ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2208/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 10
tháng 10 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC, CÚM GIA CẦM,
VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2024
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02
năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống
bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;
Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng
10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia
phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28 tháng
10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng,
chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030”;
Căn cứ Quyết định số 2605/QĐ-UBND ngày 13 tháng
6 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của
Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn
2019-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3
năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm
long móng, giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 4267/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12
năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ về “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên
trâu, bò, giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình 4134/TTr-SNN ngày 03 tháng 10 năm 2023 về việc đề
nghị phê duyệt Kế hoạch tiêm vacxin phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia
cầm, Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo
Quyết định này Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, Cúm
gia cầm, Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2024.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài chính, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, Chi cục
trưởng Chi cục Nông nghiệp và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (để b/c);
- Cục Thú y (đ/b);
- Chi cục Thú y vùng IV (đ/b);
- Chủ tịch, các PCT UBND thành phố;
- UBMTTQVN TP;
- Hội Nông dân; Hội LHPN TP;
- Lưu: VT, SNN, 25.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Chí Cường
|
KẾ HOẠCH
TIÊM
VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Kiểm soát có hiệu quả bệnh Lở mồm long móng (sau
đây viết tắt LMLM) ở gia súc. Duy trì vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM
gia súc, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu,
bò; phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% số gia súc trong diện tiêm phòng.
II. NỘI DUNG
1. Phạm vi, đối tượng tiêm
phòng và nguồn văc xin sử dụng
a) Phạm vi tiêm phòng
- Quận Liên Chiểu gồm các phường: Hòa Hiệp Bắc (khu
vực ven đồi núi Hải Vân), Hòa Khánh Bắc (các tổ 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79,
80, 81) và Hòa Khánh Nam (các tổ 60, 61, 63, 69).
- Huyện Hoà Vang gồm 11 xã trên địa bàn huyện.
b) Đối tượng gia súc tiêm phòng
- Trâu, bò nuôi trên địa bàn thành phố.
- Các hộ, cơ sở chăn nuôi trâu, bò không chấp hành
việc tiêm phòng, nếu để dịch bệnh xảy ra thì không được hưởng hỗ trợ khi tiêu hủy.
c) Vắc xin tiêm phòng
- Vắc xin LMLM nhị typ O, A.
- Thành phố hỗ trợ kinh phí mua vắc xin và chi phí
tiêm phòng đối với các hộ chăn nuôi trâu, bò có quy mô dưới 30 con.
d) Số lượng tiêm phòng
Dự kiến tổng số trâu, bò tiêm phòng bệnh LMLM (2 đợt)
năm 2024 khoảng 10.500 con.
2. Triển khai kế hoạch
a) Tổ chức tuyên truyền
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, chính quyền các cấp, thôn, tổ dân phố, hội nông dân, hội phụ nữ.
- Cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ thú y, thú y cơ
sở đến các hộ chăn nuôi để tuyên truyền, vận động, giải thích lợi ích của việc
tiêm phòng.
b) Biện pháp và lực lượng tham gia tiêm phòng
- Thống kê số lượng tổng đàn gia súc trong diện
tiêm phòng trên tổng đàn gia súc đang chăn nuôi trước 20 ngày so với lịch bắt đầu
tiêm phòng, tổ chức tiêm tại các hộ chăn nuôi.
- Thành lập các tổ để tiêm phòng, mỗi tổ có 2 người
(1 cán bộ thú y và 1 cán bộ chính quyền địa phương). Cán bộ thú y có trách nhiệm
tiêm, ghi chép sổ sách, giám sát gia súc sau khi tiêm phòng, cấp giấy chứng nhận
tiêm phòng. Cán bộ chính quyền địa phương có trách nhiệm đôn đốc, vận động nhân
dân hưởng ứng kế hoạch tiêm phòng.
- Chủ hộ chăn nuôi có trâu, bò thuộc diện tiêm
phòng khi được thông báo thời gian tiêm phòng phải nhốt gia súc và cố định gia
súc để cán bộ thú y đến tiêm phòng.
c) Đối với các cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ
30 con trở lên
Chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo kinh phí mua vắc xin
và tổ chức tiêm phòng dưới sự giám sát của cơ quan Thú y.
d) Công tác giám sát
UBND các quận, huyện chỉ đạo, phân công cán bộ kiểm
tra, giám sát công tác tiêm phòng. UBND các xã, phường bố trí lực lượng địa
phương tham gia tiêm phòng, đôn đốc các hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đúng
thời gian quy định và báo cáo số liệu về UBND quận, huyện để tổng hợp, báo cáo
Chi cục Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Thời gian triển khai
- Đợt 1: bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 năm 2023 đến
ngày 03 tháng 01 năm 2024; tiêm phòng bổ sung sau đợt 1: từ ngày 05 tháng 01
năm 2024 đến ngày 14 tháng 6 năm 2024.
- Đợt 2: bắt đầu từ ngày 17 tháng 6 năm 2024 đến
ngày 01 tháng 7 năm 2024; tiêm phòng bổ sung sau đợt 2: từ ngày 03 tháng 7 năm
2024 đến ngày 30 tháng 12 năm 2024.
Cụ thể như sau:
Đợt 1 năm 2024
- Trên địa bàn quận Liên Chiểu:
+ Ngày 18 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn phường Hoà Khánh Bắc (bao gồm các tổ: 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79, 80,
81).
+ Ngày 19 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn phường Hoà Khánh Nam (bao gồm các tổ: 60, 61,63, 69).
+ Ngày 20, 21, 22 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng
trên địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc (khu vực ven đồi núi Hải Vân).
- Trên địa bàn huyện Hoà Vang:
+ Ngày 18 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Phước.
+ Ngày 19 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Châu.
+ Ngày 20 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Tiến.
+ Ngày 21 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Khương.
+ Ngày 22 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Phong.
+ Ngày 25 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Nhơn.
+ Ngày 26 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Phú.
+ Ngày 27 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Sơn.
+ Ngày 28 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Liên.
+ Ngày 29 tháng 12 năm 2023, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Bắc.
+ Ngày 03 tháng 01 năm 2024, tiêm phòng trên địa
bàn xã Hoà Ninh.
Đợt 2 năm 2024
- Trên địa bàn quận Liên Chiểu:
+ Ngày 17 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Bắc (bao gồm các tổ: 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79, 80, 81).
+ Ngày 18 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Nam (bao gồm các tổ: 60, 61, 63, 69).
+ Ngày 19, 20, 21 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên
địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc (khu vực ven đồi núi Hải Vân).
- Trên địa bàn huyện Hoà Vang:
+ Ngày 17 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phước.
+ Ngày 18 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Châu.
+ Ngày 19 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Tiến.
+ Ngày 20 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Khương.
+ Ngày 21 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phong.
+ Ngày 24 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Nhơn.
+ Ngày 25 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phú.
+ Ngày 26 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Sơn.
+ Ngày 27 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Liên.
+ Ngày 28 tháng 6 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Bắc,
+ Ngày 01 tháng 7 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Ninh.
Tiêm phòng bổ sung: Chính quyền địa phương phối hợp
với cơ quan Thú y tổ chức tiêm phòng bổ sung cho số lượng trâu, bò mới tái đàn hoặc
chưa được tiêm phòng trong các đợt tiêm phòng chính.
3. Giám sát sau tiêm phòng
Chi cục Nông nghiệp chịu trách nhiệm triển khai
Chương trình giám sát sau tiêm phòng tại các địa phương trên cơ sở hướng dẫn của
Cục Thú y.
4. Hỗ trợ gia súc chết do phản ứng
sau tiêm phòng
Trong quá trình tiêm phòng nếu có gia súc chết do
phản ứng sau tiêm phòng (gia súc chết trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm phòng)
và có biên bản của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương thì tùy từng trường
hợp cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố sẽ xem xét hỗ trợ cho người chăn nuôi sau
khi có đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính.
5. Kinh phí tiêm phòng
Ngân sách thành phố hỗ trợ tiền công tiêm phòng và
các chi phí tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng theo quy định hiện hành đối với
các hộ, cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô dưới 30 con. Đối với vắc xin, Chi cục
Nông nghiệp sử dụng nguồn vắc xin còn lại của các năm trước được ngân sách
thành phố cấp mua.
6. Tổ chức thực hiện
a) UBND các quận, huyện chủ trì, chỉ đạo UBND các
xã, phường tổ chức triển khai các đợt tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn,
cử cán bộ tham gia vào lực lượng tiêm phòng, kiểm tra giám sát kết quả, hiệu quả
của công tác tiêm phòng.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo
Chi cục Nông nghiệp triển khai thực hiện công tác tiêm phòng có hiệu quả, đúng
đối tượng, kịp thời gian; kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng; chuẩn bị đầy
đủ vắc xin, vật tư, hóa chất, dụng cụ, bảo hộ lao động, lực lượng thú y, giấy
chứng nhận tiêm phòng; theo dõi, giám sát dịch tễ trước, trong và sau khi tiêm
phòng; đánh giá, báo cáo kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng.
c) Sở Tài chính đề xuất UBND thành phố bố trí kinh
phí để thực hiện trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Đà Nẵng và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện phổ biến, tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người chăn nuôi trong việc chấp hành tiêm phòng cho gia súc đúng
quy định; giám sát kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng./.
KẾ HOẠCH
TIÊM
VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM NĂM 2024
(Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Ngăn chặn và khống chế dịch Cúm gia cầm chủng độc lực
cao; duy trì vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm, góp phần phát triển
chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu tiêm vắc xin đạt tỷ lệ từ 80% trở lên so với
tổng đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng.
II. NỘI DUNG
1. Phạm vi, đối tượng tiêm
phòng và nguồn vacxin sử dụng
a) Phạm vi tiêm phòng
- Quận Liên Chiểu gồm các phường: Hòa Hiệp Bắc (khu
vực ven đồi núi Hải Vân), Hòa Khánh Bắc (các tổ 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79,
80, 81) và Hòa Khánh Nam (các tổ 60, 61, 63, 69).
- Huyện Hoà Vang gồm: 11 xã trên địa bàn huyện.
b) Đối tượng gia cầm tiêm phòng
- Gà, vịt, chim cút đẻ trứng giống và trứng thương
phẩm.
- Gà, vịt, chim cút nuôi thịt.
Các hộ, cơ sở chăn nuôi gia cầm không chấp hành việc
tiêm phòng, nếu để dịch xảy ra thì không được hưởng hỗ trợ khi tiêu hủy.
c) Vắc xin tiêm phòng
Sử dụng vắc xin Cúm gia cầm được phép lưu hành tại Việt
Nam và theo khuyến cáo sử dụng vắc xin Cúm gia cầm của Cục Thú y.
d) Số lượng tiêm phòng
Dự kiến số lượng gia cầm tiêm phòng (2 đợt) năm
2024 khoảng 600.000 con.
2. Triển khai kế hoạch
a) Tổ chức tuyên truyền
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, chính quyền các cấp, thôn, tổ dân phố, hội nông dân, hội phụ nữ.
- Cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ thú y, thú y cơ
sở đến các hộ chăn nuôi để tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu và tự
giác chấp hành việc tiêm phòng.
b) Biện pháp và lực lượng tham gia tiêm phòng
- Thống kê số lượng tổng đàn gia cầm trong diện
tiêm phòng trên tổng đàn gia cầm đang chăn nuôi trước 20 ngày so với lịch bắt đầu
tiêm phòng, tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có thể tiêm tại các
hộ chăn nuôi hoặc tổ chức các điểm tiêm tập trung.
- Thành lập các tổ để tiêm phòng, mỗi tổ có 2 người
(1 cán bộ thú y và 1 cán bộ đại diện chính quyền địa phương của thôn hoặc
xã/phường được tiêm phòng). Cán bộ thú y có trách nhiệm tiêm, ghi chép sổ sách
và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, theo dõi, giám sát đàn gia cầm sau khi tiêm
phòng. Cán bộ chính quyền địa phương có trách nhiệm dẫn đường đến các điểm
tiêm, ghi chép danh sách các hộ tiêm và số gia cầm được tiêm phòng theo mẫu quy
định.
c) Đối với các trại chăn nuôi gia cầm
Các cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) có quy mô từ
1.000 con và cút có quy mô từ 5.000 trở lên thì tự lo chi phí về vật tư, tiền
công, kinh phí mua vắc xin và khi tiêm phòng phải có sự giám sát của cơ quan
Thú y.
d) Công tác giám sát
UBND các quận, huyện chỉ đạo, phân công cán bộ kiểm
tra, giám sát công tác tiêm phòng. UBND các xã, phường bố trí lực lượng địa
phương tham gia tiêm phòng, đôn đốc các hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đúng
thời gian quy định và báo cáo số liệu về UBND quận, huyện để tổng hợp, báo cáo
Chi cục Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Thời gian triển khai
- Đợt 1: bắt đầu từ ngày 01 tháng 3 năm 2024 đến
ngày 20 tháng 3 năm 2024; tiêm phòng bổ sung sau đợt: từ ngày 21 tháng 3 năm
2024 đến ngày 31 tháng 8 năm 2024.
- Đợt 2: bắt đầu từ ngày 04 tháng 9 năm 2024 đến
ngày 19 tháng 9 năm 2024; tiêm phòng bổ sung sau đợt 2: từ ngày 20 tháng 9 năm
2024 đến ngày 30 tháng 12 năm 2024.
Cụ thể như sau:
Đợt 1 năm 2024
- Trên địa bàn quận Liên Chiểu:
+ Ngày 01, 04, 05 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên
địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc (khu vực ven đồi núi Hải Vân).
+ Ngày 06 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Bắc (bao gồm các tổ: 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79, 80, 81).
+ Ngày 08 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Nam (bao gồm các tổ: 60, 61, 63, 69).
- Trên địa bàn huyện Hoà Vang:
+ Ngày 01 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phước.
+ Ngày 04 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Châu.
+ Ngày 05 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Tiến.
+ Ngày 06 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Khương.
+ Ngày 07 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phong.
+ Ngày 08 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Nhơn.
+ Ngày 11 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phú.
+ Ngày 12 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Sơn.
+ Ngày 13 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Liên.
+ Ngày 14 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Bắc.
+ Ngày 15 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Ninh.
Đợt 2 năm 2024
- Trên địa bàn quận Liên Chiểu:
+ Ngày 04, 05, 06 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên
địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc (khu vực ven đồi núi Hải Vân).
+ Ngày 09 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Bắc (bao gồm các tổ: 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79, 80, 81).
+ Ngày 11 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Nam (bao gồm các tổ: 60, 61, 63, 69).
- Trên địa bàn huyện Hoà Vang:
+ Ngày 04 tháng 9 năm 2024: tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phước.
+ Ngày 05 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Châu.
+ Ngày 06 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Tiến.
+ Ngày 09 tháng 9 năm 2024, têm phòng trên địa bàn
xã Hoà Khương.
+ Ngày 10 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phong.
+ Ngày 11 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Nhơn.
+ Ngày 12 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phú.
+ Ngày 13 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Sơn.
+ Ngày 16 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Liên.
+ Ngày 17 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Bắc.
+ Ngày 18 tháng 9 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Ninh.
Tiêm phòng bổ sung: sau mỗi đợt tiêm phòng chính
nêu trên, chính quyền địa phương cần phối hợp với cơ quan Thú y thường xuyên nắm
số lượng gia cầm, đặc biệt là thủy cầm nuôi mới hoặc chưa được tiêm phòng để tổ
chức tiêm phòng bổ sung.
3. Giám sát sau tiêm phòng
Chi cục Nông nghiệp chịu trách nhiệm triển khai
Chương trình giám sát sau tiêm phòng của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Cục
Thú y.
4. Hỗ trợ gia cầm chết do phản
ứng sau tiêm phòng
Trong quá trình tiêm phòng, nếu có gia cầm chết do
phản ứng sau tiêm phòng (gia cầm chết trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm phòng)
và có biên bản của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương thì tùy từng trường
hợp cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố sẽ xem xét hỗ trợ cho người chăn nuôi sau
khi có đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.
5. Kinh phí tiêm phòng
Ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ tiền mua vắc xin tiêm
phòng, tiền công và các chi phí tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng theo quy định
hiện hành đối với các hộ, cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) có quy mô dưới
1.000 con và các hộ, cơ sở chăn nuôi gia cầm (chim cút) có quy mô dưới 5.000
con.
6. Tổ chức thực hiện
a) UBND các quận, huyện chủ trì, chỉ đạo UBND các
xã, phường tổ chức triển khai các đợt tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn,
cử cán bộ tham gia vào lực lượng tiêm phòng, kiểm tra giám sát kết quả, hiệu quả
của công tác tiêm phòng.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo
Chi cục Nông nghiệp triển khai thực hiện công tác tiêm phòng có hiệu quả, đúng
đối tượng, kịp thời gian; kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng; chuẩn bị đầy
đủ vắc xin, vật tư, hóa chất, dụng cụ, bảo hộ lao động, lực lượng thú y, giấy
chứng nhận tiêm phòng; theo dõi, giám sát dịch tễ trước, trong và sau khi tiêm
phòng; đánh giá, báo cáo kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng.
c) Sở Tài chính đề xuất UBND thành phố bố trí kinh
phí để thực hiện trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Đà Nẵng và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện phổ biến, tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người chăn nuôi trong việc chấp hành tiêm phòng cho gia cầm đúng
quy định; giám sát kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng./.
KẾ HOẠCH
TIÊM
VACXIN PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ NĂM 2024
(kèm theo Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Kiểm soát, khống chế có hiệu quả bệnh Viêm da nổi cục
(sau đây viết tắt VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn thành phố; chủ động phòng, chống
bệnh VDNC ở trâu, bò; góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm an toàn
thực phẩm và môi trường của thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
Tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò,
bê, nghé (gọi chung là trâu, bò); phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng
đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng.
II. NỘI DUNG
1. Phạm vi, đối tượng tiêm
phòng và nguồn vắc xin sử dụng
a) Phạm vi tiêm phòng
- Quận Liên Chiểu gồm các phường: Hòa Hiệp Bắc (khu
vực ven đồi núi Hải Vân), Hòa Khánh Bắc (các tổ 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79,
80, 81) và Hòa Khánh Nam (các tổ 60, 61, 63, 69).
- Huyện Hoà Vang gồm 11 xã trên địa bàn huyện.
b) Đối tượng gia súc được tiêm phòng
- Trâu, bò, bê, nghé nuôi trên địa bàn thành phố.
- Các hộ, cơ sở chăn nuôi trâu, bò không chấp hành
việc tiêm phòng, nếu để dịch bệnh xảy ra thì không được hưởng hỗ trợ khi tiêu hủy.
c) Vắc xin tiêm phòng
- Sử dụng vắc xin VDNC được phép lưu hành tại Việt
Nam và theo khuyến cáo sử dụng vắc xin của Cục Thú y.
- Thành phố hỗ trợ kinh phí mua vắc xin và chi phí
tiêm phòng đối với các hộ chăn nuôi trâu, bò có quy mô dưới 30 con.
d) Thời gian tiêm vắc xin
Tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC 01 (một) đợt/năm,
vào thời điểm 1-2 tháng trước khi hết thời gian miễn dịch bảo hộ đối với trâu, bò
đã được tiêm vắc xin VDNC. Ngoài đợt tiêm phòng chính, các địa phương cần thường
xuyên rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được
tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm phòng chính.
đ) Số lượng tiêm phòng
Dự kiến số lượng trâu, bò thuộc diện tiêm phòng
trong năm khoảng 5.300 con.
2. Triển khai kế hoạch
a) Tổ chức tuyên truyền
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, chính quyền các cấp, thôn, tổ dân phố, hội nông dân, hội phụ nữ.
- Cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ thú y, thú y cơ
sở đến các hộ chăn nuôi để tuyên truyền, vận động, giải thích lợi ích của việc
tiêm phòng.
b) Biện pháp và lực lượng tham gia tiêm phòng
- Thống kê số lượng tổng đàn gia súc trong diện
tiêm trên tổng đàn gia súc đang chăn nuôi trước 20 ngày so với lịch bắt đầu
tiêm phòng, tổ chức tiêm tại các hộ chăn nuôi.
- Thành lập các tổ để tiêm phòng, mỗi tổ có 2 người
(1 cán bộ thú y và 1 cán bộ chính quyền địa phương). Cán bộ thú y có trách nhiệm
tiêm phòng, ghi chép sổ sách, giám sát gia súc sau khi tiêm, cấp giấy chứng nhận
tiêm phòng. Cán bộ chính quyền địa phương có trách nhiệm đôn đốc, vận động nhân
dân hưởng ứng kế hoạch tiêm phòng.
- Chủ hộ chăn nuôi có trâu, bò thuộc diện tiêm
phòng khi được thông báo thời gian tiêm phòng phải nhốt gia súc và cố định gia
súc để cán bộ thú y đến tiêm phòng.
c) Đối với các cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ
30 con trở lên
Chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo kinh phí mua vắc xin
và tổ chức tiêm phòng dưới sự giám sát của cơ quan Thú y.
d) Công tác giám sát
UBND các quận, huyện chỉ đạo, phân công cán bộ kiểm
tra, giám sát công tác tiêm phòng. UBND các xã, phường bố trí lực lượng địa
phương tham gia tiêm phòng, đôn đốc các hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đúng
thời gian quy định và báo cáo số liệu về UBND quận, huyện để tổng hợp, báo cáo
Chi cục Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Thời gian triển khai
Từ ngày 18 tháng 3 năm 2024 đến ngày 01 tháng 4 năm
2024; tiêm phòng bổ sung sau đợt tiêm phòng chính: từ ngày 03 tháng 4 năm 2024
đến ngày 30 tháng 12 năm 2024.
Cụ thể như sau:
- Trên địa bàn quận Liên Chiểu:
+ Ngày 18 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Bắc (bao gồm các tổ: 67, 69, 70, 71, 76, 77, 78, 79, 80, 81).
+ Ngày 19 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
phường Hoà Khánh Nam (bao gồm các tổ: 60, 61, 63, 69).
+ Ngày 20, 21, 22 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên
địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc (khu vực ven đồi núi Hải Vân).
- Trên địa bàn huyện Hoà Vang:
+ Ngày 18 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phước.
+ Ngày 19 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Châu.
+ Ngày 20 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Tiến.
+ Ngày 21 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Khương.
+ Ngày 22 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Phong.
+ Ngày 25 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Nhơn.
+ Ngày 26 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hòa Phú.
+ Ngày 27 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Sơn.
+ Ngày 28 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Liên.
+ Ngày 29 tháng 3 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Bắc.
+ Ngày 01 tháng 4 năm 2024, tiêm phòng trên địa bàn
xã Hoà Ninh.
Tiêm phòng bổ sung: Chính quyền địa phương phối hợp
với cơ quan Thú y tổ chức tiêm phòng bổ sung cho số lượng trâu, bò mới tái đàn
hoặc chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính.
3. Giám sát sau tiêm phòng
Chủ hộ chăn nuôi trâu, bò, Chi cục Nông Nghiệp theo
dõi lâm sàng trâu, bò sau tiêm phòng, nếu phát hiện trâu, bò có biểu hiện bệnh
VDNC thì tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh.
4. Hỗ trợ gia súc chết do phản
ứng sau tiêm phòng
Trong quá trình tiêm phòng nếu có gia súc chết do
phản ứng sau tiêm phòng (gia súc chết trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm phòng)
và có biên bản của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương thì tuỳ từng trường
hợp cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố sẽ xem xét hỗ trợ cho người chăn nuôi sau
khi có đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính.
5. Kinh phí tiêm phòng
Ngân sách thành phố hỗ trợ mua vắc xin VDNC và tổ
chức tiêm phòng.
6. Tổ chức thực hiện
a) UBND các quận, huyện chủ trì, chỉ đạo UBND các
xã, phường tổ chức triển khai các đợt tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn,
cử cán bộ tham gia vào lực lượng tiêm phòng, kiểm tra giám sát kết quả, hiệu quả
của công tác tiêm phòng.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo
Chi cục Nông nghiệp triển khai thực hiện công tác tiêm phòng có hiệu quả, đúng
đối tượng, kịp thời gian; kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng; chuẩn bị đầy
đủ vắc xin, vật tư, hóa chất, dụng cụ, bảo hộ lao động, lực lượng thú y, giấy
chứng nhận tiêm phòng; theo dõi, giám sát dịch tễ trước, trong và sau khi tiêm
phòng; đánh giá, báo cáo kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng.
c) Sở Tài chính đề xuất UBND thành phố bố trí kinh
phí để thực hiện trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Đà Nẵng và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện phổ biến, tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người chăn nuôi trong việc chấp hành tiêm phòng cho gia súc đúng
quy định; giám sát kết quả, hiệu quả của công tác tiêm phòng./.