BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
2098/QĐ-BNN-KHCN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN, NGHIÊN CỨU
CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Căn cứ Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy định về Tiêu chí xác định tổ
chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách
phục vụ quản lý nhà nước";
Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng Khoa học công nghệ tại Quyết định số
1550/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng các vụ: Khoa học công nghệ, Tổ chức cán bộ, Tài
chính và Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định Tiêu chí
xác định nhiệm vụ nghiên cứu và Tiêu chí xác định tổ chức khoa học công nghệ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Thủ trưởng
các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KHCN;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Vụ KHCN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
QUY ĐỊNH
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN, NGHIÊN CỨU
CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2098 /QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 7 năm
2007 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. TIÊU CHÍ
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ nghiên cứu của các tổ
chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được
xác định là nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu chiến lược, chính sách; nghiên cứu
xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước;
nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nước nếu có một trong
những nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu cơ bản
a) Lĩnh vực Trồng trọt, Bảo vệ
thực vật
- Nghiên cứu về di truyền học,
nghiên cứu sinh lý, sinh hoá các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng,
vi sinh vật, virus;
- Nghiên cứu về công nghệ sinh học,
biến đổi gen, tái tổ hợp gen, thiết lập bản đồ gen; nuôi cấy mô, tế bào; enzim,
enzim - protein và vi sinh vật;
- Nghiên cứu về đa dạng sinh học,
chọn giống, phân loại thực vật và bảo tồn nguồn gen;
- Nghiên cứu phương pháp chẩn
đoán, giám định, phân loại dịch hại và thiên địch; nghiên cứu về sâu bệnh hại
cây trồng;
- Nghiên cứu về tính chống chịu
của cây trồng (chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn... và tính kháng sâu bệnh);
- Nghiên cứu phát sinh học đất,
cơ học - vật lý, hoá học - sinh học đất;
- Nghiên cứu về nông sản, phân
bón, thực phẩm chức năng;
- Nghiên cứu về chế biến, bảo quản
nông sản;
b) Lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y
- Nghiên cứu về di truyền học,
phương pháp chọn giống, đa dạng sinh học, phân loại động vật, bảo tồn nguồn gen
và giống động vật;
- Nghiên cứu về công nghệ sinh học,
biến đổi gen, tái tổ hợp gen, thiết lập bản đồ gen, giải mã gen và nuôi cấy mô,
phôi và tế bào động vật;
- Nghiên cứu sinh lý, sinh hoá,
miễn dịch, bệnh lý học, dịch tễ học, các phương pháp phòng và trị bệnh;
- Nghiên cứu về dinh dưỡng động
vật, thực phẩm chức năng;
- Nghiên cứu về vi sinh vật,
enzim, enzim - protein, hoocmôn, virus, vi trùng và vắcxin;
- Nghiên cứu về chế biến, bảo quản
và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chăn nuôi;
c) Lĩnh vực Lâm nghiệp
- Nghiên cứu về di truyền học, giải
phẫu, sinh lý, sinh hoá, sinh trưởng và phát triển của cây rừng;
- Nghiên cứu về công nghệ sinh học,
biến đổi gen, tái tổ hợp gen, thiết lập bản đồ gen; nuôi cấy mô, tế bào; enzim,
enzim - protein và vi sinh vật, virus;
- Nghiên cứu về đa dạng sinh học;
phân loại thực vật; bảo tồn nguồn gen; chọn, tạo, nhân giống cây và con trong
lâm nghiệp;
- Nghiên cứu phương pháp chẩn
đoán, giám định, phân loại dịch hại và thiên địch, sâu bệnh hại cây rừng;
- Nghiên cứu tính chống chịu và
tính kháng sâu bệnh của cây rừng; lửa rừng;
- Nghiên cứu sinh thái cá thể và
quần thể cây rừng, động thái của các hệ sinh thái rừng (diễn thể, tái sinh,
sinh trưởng và phát triển); lâm sinh học;
- Nghiên cứu về đất, lập địa,
phân bón và dinh dưỡng cây trồng lâm nghiệp;
- Nghiên cứu về khoa học gỗ;
phân loại, phân hạng gỗ; sử dụng gỗ; lâm sản ngoài gỗ;
- Nghiên cứu xây dựng phương
pháp mới, cơ sở khoa học phục vụ điều tra, quy hoạch, thiết kế các công trình
lâm nghiệp; lượng giá rừng;
- Nghiên cứu chức năng phòng hộ,
bảo vệ môi trường, cảnh quan của rừng; khí hậu, thuỷ văn rừng;
d) Lĩnh vực Cơ điện và Công nghệ
sau thu hoạch
- Nghiên cứu nguyên lý và kết cấu
mới của máy và thiết bị máy động lực, máy công tác; động lực học các liên hợp
máy; các phương pháp mới trong lĩnh vực công nghệ điện, cơ điện nông nghiệp;
- Nghiên cứu năng lượng mới;
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình làm việc của hệ thống máy sản xuất nông nghiệp như: trao đổi nhiệt,
trao đổi chất, phân ly;
- Nghiên cứu các yếu tố tác động
đến công nghệ và sự biến đổi chất lượng nông lâm sản;
- Nghiên cứu biến đổi sinh lý,
sinh hoá trong quá trình cận thu hoạch, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông,
lâm sản;
- Nghiên cứu công nghệ mới trong
cơ giới hoá canh tác cây trồng, chăm sóc vật nuôi và thu hoạch;
đ) Lĩnh vực Thuỷ lợi
- Nghiên cứu chế độ tưới tiêu nước
cho các loại cây trồng, tiêu nước cho các ngành kinh tế và dân sinh;
- Nghiên cứu về quản lý sử dụng
bền vững nguồn nước, phát triển bền vững các lưu vực sông;
- Nghiên cứu khoa học về phòng
chống hạn hán, lũ lụt, thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn;
- Nghiên cứu về chế độ thuỷ lực,
diễn biến, xói lở, bồi, lắng, chỉnh trị bờ sông, bờ biển, cửa sông ven biển;
- Nghiên cứu chế độ dòng chảy của
các sông, suối phục vụ khai thác tổng hợp nguồn nước;
- Nghiên cứu sinh học, sinh thái
côn trùng có hại cho công trình thuỷ lợi và giải pháp phòng chống;
- Nghiên cứu về vật liệu mới, cơ
học đất, động học bơm và tuốc bin;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để
tính toán thiết kế, thi công công trình phòng chống lụt bão và các công trình
trọng điểm quốc gia, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
2. Nghiên cứu chiến lược, chính
sách
a) Nghiên cứu khoa học quản lý,
khoa học kinh tế và vận hành trong Nông, Lâm, Diêm nghiệp và PTNT;
b) Nghiên cứu xác định luận cứ khoa
học đánh giá tác động nhằm xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
thị trường trong Nông, Lâm, Diêm nghiệp và PTNT;
c) Nghiên cứu cơ chế chính sách
đầu tư, xây dựng và quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, công trình phòng chống
thiên tai
d) Nghiên cứu chiến lược phát
triển hệ thống nông nghiệp bền vững, tăng năng suất kinh tế tối đa;
đ) Nghiên cứu phát triển ngành
nghề nông thôn đặc biệt là các nghề thủ công truyền thống;
e) Nghiên cứu phát triển nông
thôn mới.
g) Nghiên cứu về quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp và PTNT.
3. Nghiên cứu xây dựng định mức
kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước
a) Nghiên cứu xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật, điều tra đánh giá phục vụ hoạch định chính sách trong nông
nghiệp và PTNT;
b) Nghiên cứu xây dựng quy phạm,
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình nghiên cứu trong nghiên cứu cơ bản;
c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, định mức kinh tế, định mức kinh tế - kỹ thuật trong Nông, Lâm, Thuỷ lợi.
4. Nghiên cứu khoa học phục vụ
các dịch vụ công ích của Nhà nước
a) Nghiên cứu sinh kế phục vụ
xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc và nông dân vùng sâu, vùng xa;
b) Nghiên cứu giống cây trồng, vật
nuôi liên quan đến an ninh lương thực, thực phẩm, phòng hộ và bảo vệ môi trường,
bảo vệ đa dạng sinh học;
c) Nghiên cứu hệ thống phòng chống
dịch, phòng chống thiên tai, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh
thái;
d) Nghiên cứu phát triển bền vững;
đ) Nghiên cứu về hệ thống giống
không chính thức đối với sản xuất giống cây trồng cho các vùng nông nghiệp đặc
thù;
e) Thông tin chính sách chiến lược
phục vụ phát triển ngành và mục tiêu Quốc gia.
II. TIÊU CHÍ
XÁC ĐỊNH TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN, NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.Tiêu chí về nhiệm vụ nghiên cứu
của tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu chiến lược, chính sách; nghiên cứu xây dựng định
mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học
phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nước theo quy định tại Mục I của Quy định
này.
2. Các tiêu chí về đăng ký hoạt
động khoa học và công nghệ, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, tiềm lực
khoa học và công nghệ theo quy định tại Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN ngày 06
tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định
về Tiêu chí xác định tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước”./.