BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
|
số: 19/2006/QĐ-BNN
|
Hà Nội, ngày 21 tháng
03 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH VỀ KHẢO NGHIỆM, SẢN XUẤT THỬ, CÔNG NHẬN ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003
của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL - UBTVQH11, ngày 24 tháng 3 năm
2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ - CP, ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 57/2005/NĐ - CP, ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành
Quy định về Khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận, đặt tên giống cây trồng nông
nghiệp mới
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho
Quyết định số 52/2003/QĐ/BNN về Khảo nghiệm, công nhận, đặt tên giống cây trồng
nông nghiệp mới.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
QUY ĐỊNH
VỀ
KHẢO NGHIỆM, SẢN XUẤT THỬ, CÔNG NHẬN ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI
(Ban hành theo Quyết định số 19/2006/BNN, ngày 21 tháng 03 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối tượng
áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng
nông nghiệp mới.
2. Quy định này quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm, công
nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới được chọn, tạo trong nước hoặc
nhập khẩu trước khi đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh
doanh.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo
dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt,
tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây
trồng.
2. Khảo nghiệm quốc gia (Official Testing) là hình thức
khảo nghiệm do các cơ sở được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc
chỉ định (sau đây gọi tắt là cơ sở khảo nghiệm) tiến hành đối với các giống cây
trồng mới của những cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng chính được chọn, tạo
tại Việt Nam và giống nhập khẩu chưa có trong Danh mục giống cây trồng được
phép sản xuất kinh doanh.
3. Tác giả tự khảo nghiệm (Breeder Testing) là hình thức
khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân tác giả tự thực hiện theo Quy phạm khảo nghiệm
thống nhất đối với các giống cây trồng không nằm trong Danh mục giống cây trồng
chính.
4. Khảo nghiệm DUS là quá trình đánh giá tính khác biệt
(Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability) của giống
cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.
5. Khảo nghiệm VCU là quá trình đánh giá giá trị canh
tác và giá trị sử dụng (Value of Cultivation and Use) của giống mới theo Quy phạm
khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị canh tác, giá trị sử dụng
của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng, tính chống
chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống.
6. Giống công nhận cho sản xuất thử là giống cây
trồng nông nghiệp mới đã qua khảo nghiệm, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cho sản xuất thử.
7. Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới
đã qua khảo nghiệm và được phép sản xuất trên diện tích nhất định trong điều kiện
sản xuất đại trà.
8. Giống cây trồng mới (trước đây gọi là giống quốc gia)
là giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua sản xuất thử, đáp ứng tiêu chuẩn, được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức.
9. Giống tiến bộ kỹ thuật là giống cây trồng nông nghiệp
mới được nhập nội qua lựa chọn, sản xuất thử, đáp ứng tiêu chuẩn, được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức.
10. Danh mục giống cây trồng chính là Danh mục các loài
cây trồng chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
11. Hội đồng Khoa học cơ sở là Hội đồng Khoa học chuyên
ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tiến hành sản xuất thử giống
cây trồng mới thành lập để nhận xét đánh giá về giống cây trồng mới.
Điều 3. Phí và lệ
phí khảo nghiệm giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân cú giống cây trồng nông nghiệp mới đăng ký khảo
nghiệm phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
II. KHẢO NGHIỆM, SẢN XUẤT THỬ, CÔNG NHẬN,
ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI
MỤC 1: KHẢO NGHIỆM
Điều 4. Cơ sở khảo
nghiệm:
1. Cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận phải có đủ các điều kiện sau:
a. Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;
b. Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm, yêu cầu sinh
trưởng, phát triển của từng loài cây trồng, phù hợp với quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c. Có trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm
từng loài cây trồng;
d. Có giống chuẩn của các giống cây trồng cùng loài để làm giống
đối chứng trong khảo nghiệm DUS;
đ. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm
giống cây trồng.
2. Thủ tục công nhận cơ sở khảo nghiệm:
a. Tổ chức có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng
theo quy định tại khoản 1 Điều này lập hồ sơ đăng ký gửi về Cục Trồng trọt. Hồ
sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (theo mẫu Quy định tại
Quyết định số 66/2004/QĐ-BNN ngày 22/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn);
- Tờ khai các điều kiện thực hiện khảo nghiệm;
- Bản sao Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ sở;
b. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ,
Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và đề nghị Bộ công nhận cơ sở khảo nghiệm.
Điều 5. Hình thức
khảo nghiệm
1. Khảo nghiệm Quốc gia: Các giống cây trồng mới thuộc Danh mục
giống cây trồng chính phải được khảo nghiệm quốc gia.
2. Tác giả tự khảo nghiệm: Các giống cây trồng mới không thuộc
trong Danh mục giống cây trồng chính tác giả được tự khảo nghiệm.
Điều 6. Nội dung
khảo nghiệm
1. Khảo nghiệm DUS:
a. Các giống cây trồng mới thuộc Danh mục giống cây trồng
chính phải được khảo nghiệm DUS.
b. Giống cây trồng mới không thuộc Danh mục giống cây trồng
chính được khuyến khích khảo nghiệm DUS.
2. Khảo nghiệm VCU được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm đối
với từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, bao
gồm 02 bước: khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Quy mô khảo nghiệm cho
mỗi bước được quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Điều 7. Trình tự,
thủ tục và quy mô khảo nghiệm
1. Khảo nghiệm Quốc gia
a. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng
ký khảo nghiệm với cơ sở khảo nghiệm (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
Hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký khảo nghiệm (theo mẫu Phụ lục 1).
- Tờ khai kỹ thuật (theo mẫu Phụ lục 2).
b. Tiếp nhận hồ sơ
Cơ sở khảo nghiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ
tiến hành ký hợp đồng khảo nghiệm; nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 5
ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ sở khảo nghiệm thông báo cho tổ chức, cá
nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
c. Hợp đồng khảo nghiệm và gửi mẫu giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân có giống đăng ký khảo nghiệm ký hợp đồng với
cơ sở khảo nghiệm và gửi mẫu giống theo quy phạm khảo nghiệm.
d. Tiến hành khảo nghiệm
Căn cứ vào hợp đồng cơ sở khảo nghiệm tiến hành khảo nghiệm
theo Quy phạm khảo nghiệm.
đ. Báo cáo hoạt động khảo nghiệm
Cơ sở khảo nghiệm có trách nhiệm:
- Trước khi tiến hành khảo nghiệm báo cáo tên tổ chức, cá nhân
có giống đăng ký khảo nghiệm, tên giống, thời gian, địa điểm tiến hành khảo
nghiệm về Cục Trồng trọt (theo mẫu Phụ lục 3).
- Chậm nhất 60 ngày sau kết thúc khảo nghiệm báo cáo kết quả
khảo nghiệm về Cục Trồng trọt.
2. Tác giả tự khảo nghiệm
a. Đăng ký khảo nghiệm với Cục Trồng trọt (theo mẫu Phụ lục
1).
b. Thực hiện khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm hiện hành.
Đối với những giống cây trồng chưa có quy phạm khảo nghiệm tác giả tự xây dựng
quy phạm khảo nghiệm và thống nhất với Cục Trồng trọt trước khi tiến hành khảo
nghiệm.
c. Báo cáo kết quả khảo nghiệm về Cục Trồng trọt chậm nhất 60
ngày sau kết thúc khảo nghiệm.
d. Quy mô khảo nghiệm sản xuất: diện tích khảo nghiệm sản xuất
tối đa cho mỗi giống quy định tại (Phụ lục 4).
MỤC 2: SẢN XUẤT THỬ
Điều 8. Điều kiện,
thủ tục cho phép giống được sản xuất thử
1. Giống sản xuất thử phải là giống đã qua khảo nghiệm có những
đặc điểm chính không kém so với giống đối chứng và vượt trội ở một trong các
tiêu chuẩn sau:
a. Năng suất cao hơn tối thiểu 10%;
b. Chất lượng (dinh dưỡng, cảm quan, xuất khẩu, chế biến...) tốt
hơn rõ rệt;
c. Có hiệu quả kinh tế cao hơn;
d. Có những đặc tính nông học tốt hơn (thời gian sinh trưởng
phù hợp với mục tiêu chọn tạo, kháng sâu bệnh, có khả năng chống đổ, chống chịu
với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn, úng, nóng, lạnh, phèn, mặn...);
2. Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng mới đề nghị được sản xuất
thử phải lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận giống cho sản xuất thử ( Phụ lục 5);
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm (đối với các giống cây trồng
chính phải có kết quả khảo nghiệm DUS, VCU);
- Biên bản Hội đồng Khoa học cơ sở.
3. Trong thời hạn 30 ngày, Cục Trồng trọt thẩm định và nhận
xét bằng văn bản đối với kết quả khảo nghiệm, trình Bộ thành lập Hội đồng khoa
học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng
khoa học chuyên ngành Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho phép sản xuất thử.
Điều 9. Trình tự
sản xuất thử
1. Ký hợp đồng sản xuất thử;
Tổ chức, cá nhân có giống được sản xuất thử phải ký hợp đồng với
người sản xuất và phải đền bù thiệt hại nếu do giống gây ra.
2. Tổ chức, cá nhân có giống được sản xuất thử phải:
a. Báo cáo Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nơi sản xuất thử về tên giống, địa điểm, diện tích, thời gian sản xuất thử;
b. Báo cáo tiến độ, kết quả sản xuất thử với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nơi tiến hành sản xuất thử.
3. Kết quả sản xuất thử phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử.
Điều 10. Quy mô,
thời gian sản xuất thử
1. Giống đề nghị công nhận cho vùng sinh thái nào phải tiến
hành sản xuất thử trên vùng sinh thái đó.
2. Giống đề nghị công nhận cho 01 vùng sinh thái tối thiểu phải
có 03 điểm đại diện cho vùng sinh thái đó. Giống đề nghị công nhận cho nhiều
vùng sinh thái phải có tối thiểu 02 điểm cho mỗi vùng.
3. Quy mô diện tích sản xuất thử không vượt quá quy định tại
(Phụ lục 6) của Quy định này.
4. Thời gian sản xuất thử:
a. Số vụ sản xuất thử: 03 vụ đối với cây ngắn ngày (trong đó
ít nhất có 02 vụ trùng tên); 02 vụ thu hoạch liên tục đối với cây dài ngày.
b. Thời hạn từ khi được sản xuất thử đến khi đề nghị công nhận
chính thức tối đa 05 năm đối với cây ngắn ngày, 10 năm đối với cây dài ngày;
quá thời hạn trên kết quả sản xuất thử không được công nhận.
MỤC 3: CÔNG NHẬN
GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Điều 11. Điều kiện
để giống cây trồng mới được công nhận:
1. Giống đã qua sản xuất thử đạt diện tích tối thiểu theo quy
định tại Phụ lục 5; được đánh giá khả năng kháng rầy nâu, kháng bạc lá, kháng đạo
ôn ; được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử đề nghị
mở rộng sản xuất đại trà.
2. Giống mới có tên gọi phù hợp với Quy định về đặt tên giống.
Điều 12. Thủ tục
công nhận giống cây trồng mới
1. Tổ chức, cá nhân có giống đề nghị công nhận lập hồ sơ gửi về
Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới (theo mẫu phụ lục
7);
- Báo cáo kết quả sản xuất thử;
- Quy trình kỹ thuật sản xuất của giống đề nghị công nhận;
- Văn bản đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
nơi sản xuất thử đối với giống đề nghị công nhận;
- Biên bản của Hội đồng khoa học cơ sở ;
- Biên bản hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất thử;
- Ý kiến của tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
Đối với giống đề nghị công nhận thuộc đề tài nghiên cứu khoa học
có sử dụng ngân sách nhà nước gửi thêm 01 bộ hồ sơ về Vụ Khoa học Công nghệ để
theo dõi.
2. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ,
Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, có ý kiến đánh giá bằng văn bản và trình Bộ
thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành tổ chức đánh giá kết quả sản xuất thử.
3. Hội đồng Khoa học chuyên ngành thẩm định kết quả sản xuất
thử và đề xuất ý kiến về việc công nhận giống cây trồng mới.
4. Căn cứ kết luận của Hội đồng Khoa học chuyên ngành, Cục Trồng
trọt chủ trì phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới.
Điều 13. Công nhận
đặc cách giống cây trồng mới
1. Giống cây trồng mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách
nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đặc biệt xuất sắc được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho phép sản xuất thử và sau khi sản xuất thử từ 01 đến 02
vụ thu hoạch có một trong các ưu điểm nổi trội như sau:
- Năng suất cao hơn đối chứng từ 15 % trở lên;
- Chất lượng (dinh dưỡng, cảm quan, xuất khẩu, chế biến...) rất
tốt so với giống đối chứng;
- Có những đặc tính nông học rất tốt, thời gian sinh trưởng
phù hợp với mục đích chọn tạo, kháng sâu bệnh, có khả năng chống đổ, chống chịu
với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn, úng, nóng, lạnh, phèn, mặn...).
2. Thủ tục công nhận đặc cách giống cây trồng mới: ngoài các
quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy định này phải có ý kiến của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử đề nghị công nhận đặc cách.
MỤC 4: ĐẶT TÊN GIỐNG CÂY
TRỒNG MỚI
Điều 14. Nguyên tắc
đặt tên giống cây trồng mới
1. Mỗi giống cây trồng mới khi đưa ra sản xuất chỉ có duy nhất
một tên gọi phù hợp theo quy định này;
2. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây
trồng khác cùng loài;
3. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:
- Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
- Vi phạm đạo đức xã hội;
- Dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng của giống hoặc lai lịch
của tác giả;
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm.
Điều 15. Trình tự,
thủ tục đặt tên giống
1. Khi nộp hồ sơ đề nghị công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký
tên giống chính thức với Cục Trồng trọt
2. Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ tên giống chính thức
cùng với hồ sơ công nhận giống mới.
3. Tên chính thức của giống cây trồng mới là tên được ghi
trong quyết định công nhận giống đó.
MỤC 5: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 16. Nhiệm vụ
của Cục Trồng trọt
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khảo nghiệm, sản xuất
thử, công nhận, đặt tên giống cây trồng trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ:
- Trình Bộ trưởng kế hoạch xây dựng quy trình, quy phạm, định
mức kinh tế kỹ thuật về khảo nghiệm giống cây trồng;
- Thẩm định và trình Bộ công nhận các cơ sở khảo nghiệm;
- Trình Bộ ban hành Danh mục giống cây trồng chính phải khảo
nghiệm quốc gia. Danh mục giống cây trồng chính phải khảo nghiệm DUS;
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép sản xuất thử,
đề nghị công nhận giống cây trồng mới, trình bộ thành lập Hội đồng khoa học
chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử; trình Bộ cho phép sản
xuất thử và công nhận giống cây trồng mới.
- Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh
vực khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng mới.
2. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương là cơ
quan giúp Cục Trồng trọt:
- Thực hiện nhiệm vụ đầu mối hướng dẫn, giám sát về mặt chuyên
môn đối với các cơ sở khảo nghiệm trên phạm vi cả nước. Quản lý thống nhất tên
giống cây trồng trên phạm vi cả nước.
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm đối với các loài
cây trồng theo chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 17. Nhiệm vụ
của Vụ Khoa học Công nghệ
1. Tổ chức xây dựng và trình Bộ ban hành các quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn, định mức khảo nghiệm giống cây trồng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Phối hợp với Cục Trồng trọt giám sát, đánh giá kết quả khảo
nghiệm, sản xuất thử, để xuất công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
Điều
18. Nhiệm vụ của Hội đồng Khoa học chuyên ngành giống cây trồng
Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá, tư vấn cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công nhận giống cây trồng nông
nghiệp mới.
Điều
19. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Theo dõi, giám sát việc sản xuất thử giống cây trồng mới
trên địa bàn của tỉnh;
2. Nhận xét đánh giá kết quả sản xuất thử và đề xuất việc sử dụng
giống cây trồng mới tại địa phương.
3. Chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân có
giống sản xuất thử và người sản xuất (nếu có) .
MỤC 6. ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 20. Điều khoản
cuối cùng
Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc hoặc có phát sinh tổ
chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
kịp thời xem xét giải quyết.
PHỤ LỤC 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...........,
ngày....
tháng.... năm 200...
ĐƠN
ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
Kính gửi: (Tên cơ quan khảo nghiệm)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Nguồn gốc của giống:
4. Hình thức khảo nghiệm:
5. Địa điểm khảo nghiệm:
6. Thời gian khảo nghiệm:
7. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm:
Tổ chức,
cá nhân đăng ký khảo nghiệm
(ký tên và đóng dấu)
PHỤ
LỤC 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......,
ngày....
tháng.... năm 200.....
TỜ KHAI
KỸ THUẬT
Kính gửi
: Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan, cá nhân có giống đăng ký khảo nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Nguồn gốc của giống:
4. Mô tả quá trình chọn tạo ra giống cây trồng mới, các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật, quy trình sản xuất đối với cây trồng chọn tạo trong nước.
Bản khai nguồn gốc tên giống, các đặc điểm cơ bản của giống
cây trồng, Quy trình kỹ thuật canh tác và các tài liệu cảu nước ngoài chứng
minh các nội dung khác đối với giống nhập nội.
5. Dự kiến địa điểm khảo nghiệm, thời gian khảo nghiệm, đơn vị
thực hiện khảo nghiệm.
6. Đề xuất, kiến nghị.
Tổ chức, cá nhân đăng ký
khảo nghiệm
(ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......,
ngày....
tháng.... năm 200.....
BÁO CÁO
KHẢO
NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Kính gửi:
Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan, cá nhân có giống đăng ký khảo nghiệm:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:
3. Hình thức khảo nghiệm:
4. Địa điểm khảo nghiệm:
5. Thời gian khảo nghiệm:
Tổ chức, cá nhân đăng ký
khảo nghiệm
(ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
TỔNG DIỆN TÍCH KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT TỐI ĐA
STT
|
Loài cây trồng
|
Diện tích
(ha)
|
1
|
Cây lương thực và cây thực phẩm
- Lúa, ngô
- Cây khác
|
50
30
|
2
|
Cây công nghiệp ngắn ngày
- Lạc, đậu tương, bông
- Mía
- Cây khác
|
30
50
30
|
3
|
Cây công nghiệp dài ngày
|
20
|
4
|
Cây ăn quả
- Dứa, chuối
- Cây khác
|
20
30
|
5
|
Cây rau
- Dưa các loại
- Cây khác
|
10
05
|
6
|
Cây hoa
|
02
|
PHỤ LỤC 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...
ngày.... tháng.... năm 200.....
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CHO SẢN XUẤT THỬ
Kính gửi: Cục
Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và PTNT
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận sản xuất thử:
3. Nguồn gốc của giống:
4. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm:
5. Đề xuất địa điểm, quy mô, thời gian sản xuất thử:
Đề nghị Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
công nhận giống cho sản xuất thử.
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 6
TỔNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT THỬ
STT
|
Loài cây trồng
|
Diện tích
|
Tối thiểu (ha)
|
Tối đa (ha)
|
1
|
Cây lương thực và thực phẩm
- Lúa thâm canh
- Lúa vùng khó khăn
- Lúa đặc sản
- Ngô thương phẩm
- Ngô nếp
- Ngô rau, ngô ngọt
- Khoai lang, sắn
- Khoai tây
- Cây khác
|
500
150
150
500
50
30
50
50
20
|
2000
500
500
1000
200
100
100
100
50
|
2
|
Cây công nghiệp ngắn ngày
- Lạc, đậu tương, bông
- Mía
- Cây khác
|
50
50
15
|
200
150
50
|
3
|
Cây công nghiệp dài ngày
- Chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao
- Cây khác
|
20
10
|
50
20
|
4
|
Cây ăn quả
- D?a
- Xoài, sâu riêng, nhãn, vải, cam, bưởi
- Cây khác
|
50
10
10
|
100
50
30
|
5
|
Cây rau
- Cà chua, dưa hấu
- Dưa chuột, cải bắp…
- Cây khác
|
20
10
5
|
50
20
10
|
6
|
Cây hoa
|
3
|
5
|
PHỤ LỤC 7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày....
tháng.... năm 200.....
ĐỀ NGHỊ
CÔNG
NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Kính gửi: Cục Trồng
trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên cơ quan, cá nhân có giống đề nghị công nhận :
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận:
5. Địa điểm khảo nghiệm, thời gian khảo nghiệm, đơn vị thực hiện
khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm.
6. Địa điểm sản xuất thử, quy mô, thời gian, kết quả sản xuất
thử:
7. Nhận xét, kết luận, đề nghị
Tổ
chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
(ký
tên và đóng dấu)