Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1579/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 26/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1579/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA AN TOÀN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, KHCN, Công Thương;
- Lưu VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

QUY TRÌNH

THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA AN TOÀN TẠI VIỆT NAM (VIETGAHP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này khuyến khích áp dụng để thực hành chăn nuôi bò sữa tốt nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm sữa bò, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận chăn nuôi bò sữa bảo đảm an toàn vệ sinh trên lãnh thổ Việt Nam nhằm:

1.2.1. Đảm bảo sản xuất sữa bò đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.

1.2.2. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.

1.2.3. Tạo điều kiện để các trang trại chăn nuôi bò sữa thực hiện sản xuất và được chứng nhận GAHP.

1.2.4. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

1.2.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.

2. Giải thích từ ngữ

2.1. Thực hành chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo bò sữa được nuôi dưỡng để sữa bò đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2.2. An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

2.3. Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, gia súc chết, nhau thai... Chất thải lỏng gồm nước phân, nước vệ sinh chuồng trại, nước rửa dụng cụ, phương tiện vận chuyển, các chất thải ra từ thuốc thú y lỏng, hoá chất lỏng và dung dịch xử lý chuồng trại. Chất thải khí gồm mùi hôi chuồng trại và các loại mùi, khí sinh ra trong quá trình chăn nuôi.

2.4. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận chăn nuôi bò sữa an toàn theo VietGAHP.

Chương 2.

NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA AN TOÀN TẠI VIỆT NAM

1. Địa điểm

1.1. Lựa chọn địa điểm: Vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

1.1.1. Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.

1.1.2. Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định.

1.2. Bố trí mặt bằng phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ khác (hành chính, cách ly và xử lý môi trường….).

1.3. Bố trí khu chăn nuôi

1.3.1. Trong khu chăn nuôi ưu tiên bố trí khu nuôi bò khai thác sữa, khu vắt sữa, bò cạn sữa, bò đực, bò và bê theo mẹ ở đầu hướng gió. Khu nuôi cách ly và khu xử lý chất thải phải đặt ở cuối hướng gió.

1.3.2. Ở các cổng ra vào của các khu chuồng trại và ở đầu mỗi dãy chuồng phải bố trí hố khử trùng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi qua các hố khử trùng.

1.3.3. Khu vực xuất bán sữa và bò nên được thiết kế ở khu vực vành đai của trại và có lối đi riêng để xe chuyên chở sữa và bò không gây ô nhiễm.

1.3.4. Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển phân.

1.3.5. Trong trại bò sữa cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.

1.3.6. Khu nuôi cách ly bò sữa ốm, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt và có hàng rào ngăn cách với khu chăn nuôi.

1.3.7. Hệ thống rãnh thoát nước thải, bể làm lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải cần bố trí ở phía cuối trại, cuối hướng gió chính và phía ngoài hàng rào, cách xa chuồng trại của khu chăn nuôi.

1.4. Bố trí khu hành chính: Các công trình của khu hành chính gồm văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh và nhà ở cho cán bộ nhân viên (nếu có) phải xây dựng bên ngoài hàng rào khu chăn nuôi.

1.5. Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa phải được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành chính.

2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi

2.1. Thiết kế chuồng trại

2.1.1. Hướng chuồng: Tốt nhất là Hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc vì nhận được nhiều nắng buổi sớm và tránh được ánh nắng gay gắt buổi chiều.

2.1.2. Kiểu chuồng: Kiểu chuồng 1 dãy: phù hợp với số lượng bò ít, chuồng nhốt 1 dãy bò, lối đi, máng ăn và máng uống bố trí ở phía trước chuồng, phía sau chuồng là rãnh thoát nước thải. Kiểu chuồng 2 dãy: phù hợp với số lượng bò nhiều, nhốt hai dãy bò, quay đầu vào nhau, lối đi ở giữa.

2.1.3. Nền chuồng: Không trơn láng, dễ thoát nước.

2.1.4. Mái chuồng: Có 2 dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tole, fibro- ximăng, lá, nhưng tốt nhất là loại tấm lợp 3 lớp.

2.1.5. Phía sau chuồng phải có đường rãnh dẫn nước thải ra khu xử lý nước thải, độ dốc phù hợp để chất thải có thể thoát dễ dàng.

2.1.6. Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng phải được bố trí xây dựng hợp lý.

2.2. Thiết kế hệ thống vệ sinh sát trùng: Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi hiện có của trại để thiết kế một hệ thống vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh.

2.3. Thiết kế kho

2.3.1. Kho chứa thức ăn và nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió để đảm bảo không bị ẩm mốc. Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. Thức ăn/nguyên liệu được chất thành từng cột, chiều cao cột vừa phải để thuận tiện trong việc phòng cháy chữa cháy và bốc dỡ.

2.3.2. Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió. Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh. Phải có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng.

2.3.3. Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng... không được để lẫn trong kho chứa thức ăn.

2.3.4. Kho chứa các vật dụng khác và xưởng cơ khí: Các dụng cụ chăn nuôi chưa được sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ, tránh lây nhiễm trước khi sử dụng. Tùy theo quy mô trại nên có một xưởng cơ khí để sửa chữa, lắp đặt chuồng trại và các trang thiết bị.

2.4. Thiết bị chăn nuôi

2.4.1. Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, nước uống phải được làm bằng xi măng; nhựa trơ, không độc; kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.

2.4.2. Silo chứa thức ăn được làm bằng nhựa trơ, không có độc tính; kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.

2.4.3. Dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom và chứa chất thải: Dụng cụ hốt phân phải được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. Thùng chứa phân phải được làm bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy và không bị rò rỉ. Cất giữ dụng cụ đúng nơi quy định, thực hiện tốt việc vệ sinh tiêu độc khử trùng.

2.4.4. Trang bị bảo hộ lao động: Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách tham quan. Trang bị bảo hộ phải được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định.

2.4.5. Thiết bị khác gồm đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm thông thoáng được đặt ở vị trí hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn lót nền cho bò con, bò mang thai... được làm bằng nhựa hay xi măng chắc chắn, bề mặt không quá trơn, không gồ ghề.

3. Con giống và quản lý giống

3.1. Nguồn gốc con giống : Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

3.2. Chất lượng con giống : Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.

3.3. Quản lý con giống: Quản lý bê, bò tơ, bò cho sữa, bò cạn sữa phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.

4. Vệ sinh chăn nuôi

4.1. Các biện pháp vệ sinh chăn nuôi

4.1.1. Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi: hệ thống thoát nước, chuồng trại, mật độ nuôi, hệ thống thông gió phải đảm bảo yêu cầu nhằm hạn chế các vi sinh vật có hại tồn tại và phát triển.

4.1.2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và hệ thống cung cấp nước uống. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, thường xuyên xử lý phân (làm trống hầm chứa).

4.1.3. Thường xuyên quan tâm chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm: Quét rác, dọn phân. Làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy. Vệ sinh, sát trùng chuồng bò khi trống chuồng.

4.2. Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại

4.2.1. Thường xuyên thay thuốc sát trùng của hố khử trùng ở cổng ra vào ít nhất ngày một lần.

4.2.2. Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng.

4.2.3. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi, ít nhất 2 tuần một lần.

4.2.4. Phát quang bụi rậm, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế ruồi muỗi.

4.2.5. Nhân viên và khách tham quan phải thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng.

4.3. Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại

4.3.1. Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác.

4.3.2. Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng một lần/tuần (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh).

4.3.3. Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo đảm không rò rỉ, không lưu giữ chất thải trên 24 giờ mà không có biện pháp xử lý.

4.4. Vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển

4.4.1. Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

4.4.2. Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trong trại. Trong trường hợp bắt buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi di chuyển.

4.4.3. Sát trùng nơi chứa chất thải bằng dung dịch có tính sát trùng mạnh hoặc rắc vôi bột.

4.4.4. Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, định kỳ 2 tuần/lần, máng ăn 1 lần/ngày để tránh thức ăn thừa, nấm mốc.

4.4.5. Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên giành riêng cho khu đó. Trong trường hợp phải dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng.

5. Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh

5.1. Thức ăn

5.1.1. Nguyên liệu: Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hoá học và vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi.

5.1.2. Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi chép đầy các thông tin về số lượng, tên hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị… Khi đưa vào kho bảo quản, phải đặt đúng vi trí hoặc đúng với bồn chứa đã được đánh dấu. Chú ý đảm bảo nguyên tắc vào trước ra trước, vào sau ra sau.

5.1.3. Nguyên liệu dự trữ phải đạt yêu cầu về độ ẩm và để trong kho có đủ các tiêu chuẩn về diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ và định kỳ xông hơi kho để ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc.

5.1.4. Trong trường hợp tự trộn thức ăn, cơ sở phải có hệ thống trộn thức ăn theo quy trình đảm bảo kỹ thuật, trộn đúng thời gian, nghiền đúng kích thước, đáp ứng được các tiêu chuẩn về lý tính, dinh dưỡng và độc tố.

5.1.5. Hệ thống trộn thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tạp nhiễm từ mẻ trộn này sang mẻ khác, đặc biệt là mẻ trộn có thuốc và không thuốc. Nên trộn mẻ không chứa thuốc trước, mẻ chứa thuốc sau. Cần kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm chéo các chất phụ gia trong quá trình bảo quản, bao bì, vận chuyển, cân, từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác.

5.1.6. Ghi vào sổ nhật ký sản xuất và lưu trữ hồ sơ tất cả các khẩu phần trộn, trình tự trộn và nhân viên phụ trách trộn.

5.1.7. Trang thiết bị trộn thức ăn và dụng cụ cân đo cần được hiệu chỉnh và kiểm tra định kỳ.

5.1.8. Sử dụng kháng sinh, hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5.1.9. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm

5.1.10.Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của bò sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chất lượng thức ăn cho bò sữa ở các lứa tuổi phải đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển.

5.1.11.Trong trường hợp phải trộn kháng sinh, hóa chất vào thức ăn nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh hoặc kích thích sinh trưởng, cần phải ghi chép và lưu giữ hồ sơ việc sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc, thời gian ngừng cho ăn thức ăn có trộn thuốc.

5.1.12.Nguyên liệu và thức ăn phải được lưu mẫu cho đến khi sản phẩm được sử dụng mà không có sự cố nào.

5.2. Nước uống

5.1.1. Nguồn nước và nước uống (kể cả nước dùng để pha thuốc cho bò sữa uống khi bị bệnh) phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

5.2.2. Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ, không bị ô nhiễm do bụi bặm, chất bẩn… Bồn chứa nước nên có mài che để tránh nước bị nóng do nhiệt từ mặt trời.

5.3. Nước vệ sinh: có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi; không được sử dụng nước ao bị nhiễm khuẩn (ô nhiễm) hoặc nước thải.

6. Quản lý đàn bò sữa

6.1. Nhập bò

6.1.1. Trước khi nhập bò phải vệ sinh chuồng trại, quét dung dịch vôi và phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

6.1.2. Căn cứ vào lý lịch và giấy chứng nhận kiểm dịch, hồ sơ sức khỏe, lịch sử dụng thuốc, vắc xin… để lên kế hoạch tiêm phòng một số bệnh của bò sữa như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (sảy thai truyền nhiễm, lao, ký sinh trùng đường máu....).

6.1.3. Bò mới mua về phải đưa vào nơi nuôi cách ly để bò quen với hệ thống chuồng trại, khẩu phần thức ăn. Ghi chép lại những biểu hiện khác thường của bò sữa trong thời gian nuôi thích nghi.

6.2. Xuất bán bò

6.2.1. Bê đực và bê cái sinh đôi cùng bê đực có thể xuất bán thịt sau khi sinh 1 tuần.

6.2.2. Trường hợp bán bê, bò giống, cần chuẩn bị hồ sơ lý lịch kèm theo.

6.3. Vận chuyển: Vận chuyển bò sữa phải đảm bảo đúng cách, đúng quy trình để tránh gây stress cho bò, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật theo quy định hiện hành.

7. Quản lý vệ sinh vắt sữa

7.1. Vắt sữa

7.1.1. Cần có khu vực vắt sữa riêng, đủ diện tích, ánh sáng, nguồn nước sạch, có trang bị hệ thống thanh ngáng, giá cố định…để đảm bảo an toàn cho người vắt sữa.

7.1.2. Người vắt sữa phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động và vệ sinh sạch sẽ trước khi vắt sữa. Dụng cụ vắt sữa (xô đựng sữa, khăn lau bầu vú, cốc nhúng núm vú) phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng trước khi dùng.

7.1.3. Ghi chép số lượng bò khai thác sữa, sản lượng sữa, tình trạng sức khỏe của từng con. Tách riêng bò ốm đang điều trị, bò cạn sữa ra khỏi đàn bò khỏe đang vắt sữa. Bò không đủ tiêu chuẩn thu gom sữa để vắt sữa sau cùng và sử dụng sữa cho bê uống.

7.1.4. Khuyến khích sử dụng hệ thống máy vắt sữa chuyên dụng và thực hiện quy trình vắt sữa vệ sinh.

7.1.5. Quản lý vắt sữa: ghi chép theo dõi toàn bộ quá trình vắt sữa (sản lượng sữa, chu kỳ vắt sữa, thời gian vắt, chất lượng sữa của từng cá thể bò; vắt sữa bò khỏe trước, bò ốm sau). Đối với sữa đầu, sữa bò ốm đang điều trị kháng sinh phải được thu gom vào các xô thùng chứa riêng, có thể dùng cho bê uống, nhưng không sử dụng cho người.

7.2. Vận chuyển sữa

7.2.1. Dụng cụ dùng để vận chuyển sữa: dùng thùng hợp kim nhôm trơn nhẵn, không có nếp gấp, có nắp đậy kín. Sau mỗi lần sử dụng phải rửa sạch và khử trùng.

7.2.2. Đối với các trại quy mô nhỏ, sữa được đựng trong thùng vận chuyển và đưa đến nơi thu gom trong thời gian ngắn nhất. Đối với các trại quy mô lớn, sữa sau khi vắt được đựng trong các thùng bảo quản lạnh trước khi đưa đến nhà máy chế biến hoặc nơi thu gom.

7.3. Bảo quản sữa

7.3.1. Có khu bảo quản sữa riêng, bố trí xa nơi vắt sữa, kho thuốc, kho thức ăn và khu chăn nuôi.

7.3.2. Đối với trại quy mô lớn, lắp đặt hệ thống vắt sữa kèm với hệ thống làm lạnh.

Vận hành, sử dụng và bảo quản sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

8. Quản lý dịch bệnh

8.1. Khi điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người điều trị, thời điểm ngưng thuốc. Không bán bò trong thời gian cách ly thuốc.

8.2. Khi phát hiện bò chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.

9. Bảo quản và sử dụng thuốc thú y

9.1. Việc sử dụng thuốc và vắc xin phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan thú y, cán bộ thú y và nhà sản xuất.

9.2. Vắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng.

9.3. Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.

9.4. Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.

9.5. Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.

10. Phòng trị bệnh

10.1. Phòng bệnh: Định kỳ kiểm tra sức khoẻ và có lịch tiêm phòng các bệnh chính theo quy định hiện hành (tụ huyết trùng, lở mồm long móng...), các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (lao, sảy thai truyền nhiễm, xoắn trùng, bệnh ký sinh trùng đường máu....) tùy theo tình hình dịch tễ của vùng để có yêu cầu cụ thể về quy trình phòng bệnh.

10.2. Trị bệnh

10.2.1.Phải lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi bò có biểu hiện bệnh. Nếu điều

trị phải ghi lại tất cả các thông tin liên quan đến quá trình điều trị. Trong trường hợp không thể chuyển ra khu cách ly riêng thì phải đưa vào ô chuồng riêng.

10.2.2.Có cán bộ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị.

10.2.3.Khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần phải tuân thủ đúng quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ. Không được sử dụng những kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

10.2.4.Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi khai thác sữa hay giết thịt.

10.2.5.Ghi chép đầy đủ mọi can thiệp về thú y.

11. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

11.1. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng.

11.2. Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường.

11.3. Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

11.4. Phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa nhằm tách nước mưa ra khỏi nước thải chăn nuôi bò.

11.5. Hạn chế sử dụng nước rửa chuồng, sử dụng khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng, bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

11.6. Tất cả bò chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường.

12. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác

12.1. Dùng vôi bột hay thuốc sát trùng để kiểm soát côn trùng trong khu vực trại.

12.2. Hướng dẫn chi tiết chương trình kiểm soát gặm nhấm của trại. Bảng hướng dẫn kiểm soát gặm nhấm của trại phải được in ra và đưa cho người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện. Phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bả, bẫy chuột để kiểm soát các rủi ro. Ghi chép lại số lượng chuột bị diệt, thường xuyên kiểm tra để xử lý chuột chết khi đặt bã chuột.

12.3. Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu chăn nuôi.

13. Quản lý nhân sự

13.1. An toàn lao động

13.1.1 Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức, kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.

13.1.2.Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị cho người lao động.

Khi có tai nạn lao động do hoá chất phải thực hiện các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất.

13.1.3. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hóa chất.

13.2. Điều kiện làm việc

13.2.1.Nhà làm việc đảm bảo thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.

13.2.2.Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động.

13.2.3.Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.

13.2.4.Các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.

13.2.5.Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.

13.3. Phúc lợi xã hội của người lao động

13.3.1.Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

13.3.2.Khu nhà ở cho người lao động phải đảm bảo vệ sinh, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.

13.3.3.Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao động của Việt Nam.

13.4. Đào tạo và tập huấn

13.4.1.Trước khi nhận việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn.

12.4.2.Người lao động phải hiểu rõ và tuân thủ nội quy của trại và được tập huấn về các kỹ năng chăn nuôi, các quy định về vệ sinh an toàn, những hướng dẫn mới cần triển khai áp dụng. Phải có tài liệu và ghi chép các chương trình tập huấn.

14. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

14.1. Tổ chức và cá nhân chăn nuôi bò sữa phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, tiếp nhận và sử dụng hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm.

14.2. Hệ thống sổ sách ghi chép của trại phải thể hiện được: sản lượng sữa bán ra hàng ngày, năng suất sữa của từng con, năng suất sữa/chu kỳ/con; số bò sữa bán ra, nhập vào; kiểm tra hàng ngày về tình hình sức khỏe đàn bò sữa, bệnh tật, nguyên nhân; tất cả các kết quả kiểm tra, xét nghiệm của phòng thí nghiệm; giấy chứng nhận nguồn gốc của bò sữa nhập vào trại; nơi mua bò sữa; tình hình sử dụng vắc xin và sử dụng thuốc điều trị bệnh.

14.3. Sổ ghi chép phải được lưu lại ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn bò sữa được bán hay chuyển đi nơi khác, hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.

14.4. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAHP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.

14.5. Sản phẩm sản xuất theo GAHP phải được ghi rõ số tai từng con và mã số từng chuồng. Số tai từng con và mã số của chuồng phải được lập hồ sơ và lưu trữ để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

14.6. Mỗi khi xuất sữa, bán bê, bán bò, phải ghi chép rõ thời gian, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lứa bò.

14.7. Khi phát hiện bê, bò bị bệnh, phải cách ly, ngừng bán sữa và ngừng xuất chuồng. Nếu đã bán, phải thông báo ngay tới người mua.

14.8. Điều tra nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh, đồng thời có hồ sơ ghi chép nguyên nhân gây bệnh và biện pháp xử lý.

15. Kiểm tra nội bộ

15.1. Trang trại phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

15.2. Việc kiểm tra phải được thực hiện bằng bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức cá nhân chăn nuôi hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất, định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

15.3. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

16. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

16.1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.

16.2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức cá nhân chăn nuôi phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Mức độ A = Bắt buộc thực hiện; B = Khuyến khích thực hiện

TT

Thực hành

Mức độ

Không

Yêu cầu điều chỉnh

 

1. Địa điểm

1

Vị trí xây dựng trang trại bò sữa có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương không?

A

 

 

 

2

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

A

 

 

 

3

Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Giữa các khu có tường rào ngăn cách không?

A

 

 

 

 

2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi

4

Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng.. của chuồng trại có hợp lý không?

B

 

 

 

5

Chuồng trại cho các đối tượng bê, bò khác nhau có tuân thủ quy định của nhà nước không?

B

 

 

 

6

Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh...) có đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không?

A

 

 

 

7

Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải) có bố trí riêng biệt không?

A

 

 

 

8

Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?

A

 

 

 

9

Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa?

A

 

 

 

10

Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không ?

A

 

 

 

11

Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không ?

A

 

 

 

12

Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng không?

A

 

 

 

13

Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... có đầy đủ và hợp vệ sinh không?

A

 

 

 

14

Trang bị bảo hộ có được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định không?

A

 

 

 

 

3. Con giống và quản lý giống

15

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có nhận đầy đủ hồ sơ không?

A

 

 

 

16

Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không?

A

 

 

 

17

Quản lý con giống có phù hợp theo kỹ thuật hiện hành không?

A

 

 

 

 

4. Vệ sinh chăn nuôi

18

Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại không?

A

 

 

 

19

Có hố sát trùng ở cổng ra vào và  đầu mỗi chuồng không?

A

 

 

 

20

Có hệ thống phun thuốc sát trùng hương tiện vận chuyển ra vào trại không?

A

 

 

 

21

Hệ thống vệ sinh sát trùng toàn ộ khu chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không?

A

 

 

 

22

Có thực hiện định kỳ việc phát uang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh ác dãy chuồng và khu chăn nuôi hông?

A

 

 

 

23

Có thực hiện việc sát trùng huồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

A

 

 

 

24

Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp không?

A

 

 

 

25

Có dùng riêng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại không?

A

 

 

 

26

Có thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại không?

A

 

 

 

27

Có thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho không?

A

 

 

 

 

5. Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh

28

Có thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn không?

A

 

 

 

29

Có kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận không?

A

 

 

 

30

Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa có đủ tiêu chuẩn không?

B

 

 

 

31

Có ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc?

A

 

 

 

32

Có sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và nhà sản xuất không? Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất không?

A

 

 

 

33

Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi không?

A

 

 

 

34

Có kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước không?

B

 

 

 

35

Nước rửa chuồng, vệ sinh có cho chảy ngang qua những khu chuồng khác không?

A

 

 

 

36

Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn không? Có thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không?

A

 

 

 

 

6. Quản lý đàn bò sữa

37

Có tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho bê, bò mới nhập về không?

A

 

 

 

 

7. Quản lý sữa và vệ sinh vắt sữa

38

Có khu vực vắt sữa riêng biệt không?

B

 

 

 

39

Người vắt sữa có sử dụng đầy đủ bảo hộ lao đông không?

A

 

 

 

40

Người vắt sữa có đảm bảo sức khoẻ (không mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng tay)?

A

 

 

 

41

Có bán sữa vắt từ bò bị bệnh ra thị trường không?

A

 

 

 

42

Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa có bảo đảm vệ sinh không?

A

 

 

 

 

8. Quản lý dịch bệnh

43

Có chương trình quản lý sức khỏe đàn bò không?

B

 

 

 

44

Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?

A

 

 

 

45

Có bán bò chết ra thị trường không?

A

 

 

 

46

Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết không?

A

 

 

 

 

9. Bảo quản và sử dụng thuốc thú y

47

Vắc xin và thuốc có được bảo quản tốt không? Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không?

A

 

 

 

 

10. Phòng trị bệnh

48

Có lịch tiêm phòng các bệnh chính như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số dịch bệnh khác không?

A

 

 

 

49

Khi sử dụng kháng sinh điều trị, có sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm không? Có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ và có tuân thủ về thời gian ngưng thuốc không?

A

 

 

 

50

Có tuân thủ thời gian cách ly khi xuất bán sữa và bò sữa khi đang điều trị bằng kháng sinh không?

A

 

 

 

 

11. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

51

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không?

A

 

 

 

52

Chất thải lỏng có được trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác không?

A

 

 

 

53

Có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao không?

B

 

 

 

54

Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết không?

A

 

 

 

 

12. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác

55

Có sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý chưa?

B

 

 

 

 

13. Quản lý nhân sự

56

Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không?

A

 

 

 

57

Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không?

A

 

 

 

58

Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng không?

A

 

 

 

59

Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... có được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại không?

A

 

 

 

60

Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan không?

B

 

 

 

 

14. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

61

Có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không?

A

 

 

 

 

15. Kiểm tra nội bộ

62

Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần không?

A

 

 

 

63

Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được ký chưa và có lưu trong hồ sơ không?

A

 

 

 

 

16. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

64

Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không?

A

 

 

 


 



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU MẪU GHI CHÉP

CỦA CƠ SỞ CHĂN NUÔI BÒ SỮA

AN TOÀN THEO VIETGAHP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1579 /QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên tổ chức/cá nhân:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 5 năm 2008

 

 

Phần thứ nhất

THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên cơ sở chăn nuôi

2. Địa chỉ:

Thôn:

Xã:

Huyện:

Tỉnh:

3. Diện tích trang trại (kèm bản thiết kế):

4. Giống bò sữa:

5. Số lượng con:

6. Thời gian bắt đầu nuôi:

Phần thứ hai

CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP

Biểu 1: Lý lịch giống

*/ Thông tin của con giống

- Số hiệu:

- Phẩm giống:

- Giới tính:

- Ngày tháng năm sinh:

- Nơi sinh:

*/ Huyết thống

+ Bố

- Số hiệu

- Phẩm giống

- Xếp cấp

+/ Ông nội

- Phẩm giống

- Xếp cấp

+/ Bà nội

- Phẩm giống

- Năng suất sữa

+/ Mẹ

- Số hiệu

- Phẩm giống

- Năng suất sữa

- Xếp cấp

+/ Ông ngoại

- Phẩm giống

- Xếp cấp

+/ Bà ngoại

- Phẩm giống

- Năng suất sữa

Biểu 2: Mua bò sữa giống

Ngày tháng năm

Số lượng mua (con)

Cơ sở bán

giống bò sữa

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Mua thức ăn, chất bổ sung thức ăn

Ngày, tháng, năm (1)

Tên thức ăn, chất bổ sung thức ăn (2)

Số lượng (kg) (3)

Đơn giá (đồng/kg,...) (4)

Tên người, cửa hàng, đại lý và địa chỉ bán hàng (5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 4: Sử dụng thức ăn

Ngày, tháng, năm (1)

Loại thức ăn (2)

Số lượng (kg) (3)

Đối tượng bò sử dụng (4)

Người phụ trách cho ăn (5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 5: Quản lý dịch bệnh

Ngày, tháng, năm (1)

Đối tượng (2)

Loại dịch bệnh (3)

Mức độ (4)

Kế hoạch phòng và trị (5)

Người phụ trách dịch bệnh (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6: Mua thuốc thú y và vắc xin

Ngày, tháng, năm (1)

Tên thuốc (2)

Số lượng (gói, hộp, kg...) (3)

Đơn giá (đồng/kg, lít ...) (4)

Tên người, cửa hàng, đại lý và địa chỉ bán hàng (5)

Tên hãng sản xuất (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 7: Sử dụng thuốc thú y

Ngày, tháng, năm (1)

Loại thuốc sử dụng (2)

Số lượng (mg, ml, đvc...) (3)

Loại bệnh điều trị (4)

Đối tượng bò điều trị (5)

Người điều trị (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 8: Sản lượng sữa trong ngày

Ngày, tháng, năm (1)

Số hiệu bò (2)

Ngày khai thác sữa (3)

Sản lượng sữa (kg/ngày) (4)

Kiểm tra CMT (5)

Người vắt sữa (6)

Sáng

Chiều

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 9: Sản lượng sữa theo tháng

Lứa đẻ (1)

Ngày, tháng, năm đẻ (2)

Sản lượng sữa theo tháng (kg) (3)

Mỡ sữa (4)

Cạn sữa (5)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 10: Xuất bán sữa

Ngày, tháng, năm (1)

Số lượng sữa (2)

Cơ sở thu gom (3)

Đơn giá (đồng/lít) (4)

Tổng giá trị (đồng) (5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 11: Quản lý cán bộ, công nhân

Họ và tên (1)

Số CMT (2)

Địa chỉ (3)

Số điện thoại (4)

Tình trạng sức khỏe (5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 12: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công nhân viên

Ngày, tháng, năm (1)

Người tham gia tập huấn (2)

Nội dung tập huấn (3)

Đơn vị tổ chức , địa chỉ (4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/05/2008 ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.048

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!