Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1520/QĐ-TTg 2020 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 2030

Số hiệu: 1520/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 06/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1520/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045" gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

2. Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.

3. Tăng cường nghiên cứu khoa học, thích nghi và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, chú trọng ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi.

4. Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

b) Sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm.

b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 59 đến 61%, thịt gia cầm từ 29 đến 31%, thịt gia súc ăn cỏ từ 10 đến 11%. Trong đó, xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm.

c) Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa.

d) Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm: đến năm 2025 đạt từ 50 đến 55 kg thịt xẻ các loại, từ 180 đến 190 quả trứng, từ 16 đến 18 kg sữa tươi và đến năm 2030 đạt từ 58 đến 62 kg thịt xẻ các loại, từ 220 đến 225 quả trứng và từ 24 đến 26 kg sữa tươi.

đ) Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.

e) Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt: từ 25 đến 30% vào năm 2025, từ 40 đến 50% vào năm 2030;

g) Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 10 vùng cấp huyện, đến năm 2030 ít nhất 20 vùng cấp huyện.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045

1. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030

a) Phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô đàn lợn chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống lợn bản địa, lợn lai giữa giống cao sản và giống bản địa.

Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô từ 29 đến 30 hiệu con, trong đó đàn lợn nái từ 2,5 đến 2,8 triệu con; đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%.

b) Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp.

- Tổng đàn gà có mặt thường xuyên từ 500 đến 550 triệu con, trong đó khoảng 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp.

- Tổng đàn thủy cầm có mặt thường xuyên từ 100 đến 120 triệu con, trong đó khoảng 40% được nuôi theo phương thức công nghiệp.

c) Đàn bò sữa đạt quy mô từ 650 đến 700 nghìn con, trong đó khoảng 60% đàn bò sữa được nuôi trong các trang trại.

d) Đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con, trong đó khoảng 30% được nuôi trong trang trại.

đ) Đàn trâu ổn định ở quy mô từ 2,4 đến 2,6 triệu con, trong đó khoảng 20% được nuôi trong trang trại.

e) Đàn dê, cừu ổn định ở quy mô từ 4,0 đến 4,5 triệu con, trong đó trên 90% là đàn dê, cừu lai và được nuôi chủ yếu trong các trang trại, hộ lớn theo phương thức bán công nghiệp kết hợp chăn thả có kiểm soát.

g) Vật nuôi khác:

- Ong, tằm: ổn định sản lượng kén tằm đạt khoảng 10 nghìn tấn, diện tích trồng dâu từ 12 đến 15 nghìn ha và khoảng 1,3 triệu đàn ong, sản lượng đạt khoảng 50 nghìn tấn mật ong.

- Sản lượng tổ yến đạt từ 200 đến 250 tấn vào năm 2025 và từ 350 đến 400 tấn vào năm 2030.

- Đàn hươu đạt khoảng 90 nghìn con vào năm 2025 và khoảng 130 nghìn con vào năm 2030.

- Đàn thỏ đạt khoảng 2,5 triệu con vào năm 2025 và khoảng 4,0 triệu con vào năm 2030.

h) Thức ăn chăn nuôi: ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 từ 40 đến 45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30 đến 32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số.

Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong nước, như: bã, men bia, bã dứa, bã sắn, tiết và phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, đầu xương và mỡ cá tra...

i) Kiểm soát dịch bệnh: nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước và xuất khẩu.

k) Giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi: nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung theo hướng hiện đại các loại vật nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến và chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi làm tăng sức mua trong nước và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu xuất khẩu.

l) Nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi, nhất là vấn đề kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm, lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến thực phẩm.

m) Nâng cao năng lực kiểm soát môi trường trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi đáp ứng các quy định của pháp luật về môi trường. Tất cả các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi côn trùng, sản xuất năng lượng tái tạo...

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2045, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó:

- Trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm đầu của các nước khu vực Đông Nam Á.

- Khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; bệnh lây nhiễm sang người.

- Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng, sữa được sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

- 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

IV. GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện các nhóm chính sách phát triển chăn nuôi

a) Chính sách đất đai

- Có chính sách dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, bảo đảm yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, chợ đầu mối, trung tâm đấu giá vật nuôi.

- Chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.

b) Chính sách tài chính và tín dụng

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ:

+ Dự trữ sản phẩm chăn nuôi thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp sản phẩm chăn nuôi thuộc khu vực đã được xác định trong các quy hoạch phát triển;

+ Hằng năm, giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vật nuôi trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn;

+ Áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y;

+ Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi, đấu giá con giống và sản phẩm chăn nuôi.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách, ưu đãi thuế đối với hoạt động trong các lĩnh vực của ngành chăn nuôi nhằm tạo điều kiện phát triển chăn nuôi hiện đại, toàn diện, đồng bộ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để phát triển chăn nuôi hiện đại, theo chuỗi khép kín, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.

- Tín dụng đầu tư phát triển: nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học.

- Các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học hoặc cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định.

- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trường... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và huy động các nguồn hợp pháp khác.

- Thúc đẩy nhanh việc phát triển và nhận rộng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, nhất là đối với khu vực chăn nuôi nông hộ thông qua khuyến khích hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chăn nuôi có gắn kết với các trang trại, hộ chăn nuôi.

c) Chính sách thương mại

- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên kết. Các địa phương, trung tâm mua bán, siêu thị, chợ đầu mối, trung tâm đấu giá và các chương trình bình ổn, xúc tiến thương mại ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, gắn với các chuỗi liên kết, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

- Thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi, nhất là những sản phẩm chăn nuôi chủ lực, có lợi thế.

- Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp dự trữ quốc gia đối với mặt hàng thịt lợn trong từng thời kỳ.

d) Khuyến nông và thông tin tuyên truyền

- Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.

- Đa dạng hóa các chương trình truyền thông nhằm từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

2. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường

- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh mới nổi, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin, thuốc, chế phẩm thú y phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi và các bệnh nguy hiểm khác.

- Kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và người chăn nuôi triển khai xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường nhất là ở các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu; kiểm soát và phòng, chống kháng thuốc.

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống kiểm dịch động vật, trong đó chú trọng kiểm dịch biên giới, cửa khẩu; thống nhất điều hành hoạt động trên phạm vi toàn quốc vừa bảo đảm hiệu quả cho công tác kiểm soát dịch bệnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi thúc đẩy phát triển chăn nuôi và cung ứng con giống, thực phẩm cho thị trường; thiết lập hệ thống nhận dạng và truy xuất nguồn gốc động vật.

- Phát triển công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản... góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

3. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Tăng cường đầu tư và xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong chăn nuôi, thú y theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản xuất vắc xin, nhận dạng, truy xuất động vật, giết mổ, chế biến, phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường chăn nuôi.

- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu; đầu tư và xã hội hóa đầu tư hoàn thiện hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, đánh giá, công nhận sự phù hợp chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm đưa nhanh giống mới, vật tư chăn nuôi, thú y có chất lượng tốt phục vụ sản xuất.

- Nghiên cứu phát triển các mô hình sản xuất tuần hoàn, áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; đẩy nhanh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công nghệ hiện đại khác trong quản lý nhà nước và quản trị sản xuất các lĩnh vực của ngành chăn nuôi.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và thương mại về chăn nuôi, thú y với các nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng về khoa học công nghệ và thị trường với Việt Nam. Xây dựng các chương trình hài hòa hóa về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam theo các công ước quốc tế và các nước có tiềm năng trao đổi vật tư, sản phẩm chăn nuôi, thú y với Việt Nam. Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển chăn nuôi, thú y.

4. Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi

Cùng với việc nhập nội bổ sung các nguồn giống cao sản, giống chất lượng, tập trung phục tráng, nhân thuần các giống bản địa có nguồn gen tốt cung cấp vật liệu di truyền để nhân giống, lai tạo giống phù hợp với nhu cầu sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:

- Chọn tạo nâng cao năng suất, chất lượng, sự đồng nhất về sản phẩm của các giống vật nuôi trong sản xuất phù hợp với từng vùng, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường; hỗ trợ tích cực cho chương trình xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc. Tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học của thế giới. Trong đó, cần chú trọng việc bảo tồn, khai thác đặc điểm sinh học quý của các nguồn gen, giống bản địa nhằm tạo ra các sản phẩm giống mang thương hiệu quốc gia.

- Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zebu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện triển khai biện pháp thụ tinh nhân tạo.

Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh trong nước.

- Bình tuyển, chọn lọc đàn trâu, đàn dê, cừu trong sản xuất, tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai.

- Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Bảo đảm mỗi thương hiệu sản phẩm đặc thù, được sản xuất từ một tháp giống tương thích.

+ Nhân thuần, chọn lọc nâng cao, cải tiến năng suất, chất lượng giống lợn, gia cầm bản địa có nguồn gen quý, hiếm làm nguyên liệu lai tạo với các giống cao sản; nhập nội bổ sung giống gốc giống lợn, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu;

+ Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường bảo đảm có số lượng sản phẩm đủ lớn và đồng nhất về chất lượng đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

+ Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở, chất lượng lợn đực giống; đực giống sử dụng trong các trạm sản xuất tinh nhân tạo nhất thiết phải được kiểm tra năng suất trước khi khai thác tinh thương phẩm. Hằng năm, các địa phương tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng đối với đàn đực giống hoạt động dịch vụ gieo tinh trực tiếp trên địa bàn nhằm loại thải những đực giống kém chất lượng, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng giống ong, tằm và giống dâu: hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống ong, tằm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giống quốc gia với một số giống ong, tằm chủ yếu. Thực hiện quản lý giống tằm theo 3 cấp từ Trung ương đến địa phương. Phát triển nhanh diện tích hồng các giống dâu tam bội thể và giống dâu lai năng suất, chất lượng cao.

5. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

- Rà soát, điều chỉnh mạng lưới cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. Hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở các khu vực đã có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

- Khuyến khích đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi.

- Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã; mô hình thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín sáp... kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn cỏ.

6. Nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý đối với công tác giết mổ, nhất là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

7. Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người chăn nuôi thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông.

- Chuẩn hóa các chương trình đào tạo và tăng cường các nguồn lực, phương thức đào tạo theo hướng xã hội hoá phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên sâu một số lĩnh vực quan trọng như giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến thức ăn và sản phẩm chăn nuôi... tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm...

- Đẩy mạnh hình thức đào tạo đội ngũ bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thực hành và đào tạo nghề cho người chăn nuôi.

8. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành chăn nuôi

- Khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất và công nghệ sinh học để cung cấp các thiết bị chuồng trại, giết mổ, chế biến, các loại hóa chất, chế phẩm sinh học thay thế nguồn nhập khẩu.

- Khuyến khích phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý ngành và quản trị hoạt động kinh doanh chăn nuôi, nhất là các phần mềm tin học phù hợp với đặc thù của chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ nước ta.

9. Đổi mới tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó hội, hiệp hội phải thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mối tạo diễn đàn kết nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước và quốc tế.

10. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y

- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và quy định của pháp luật.

- Hoạt động chăn nuôi, thú y là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện, cơ sở có hoạt động chăn nuôi, thú y phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về môi trường, an toàn sinh học và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự chủ động trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường.

- Xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước và cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.

V. ĐỀ ÁN ƯU TIÊN

1. Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi.

2. Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

3. Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi.

4. Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Huy động nguồn vốn

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định.

b) Lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

c) Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).

d) Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư chăn nuôi

a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa, quý, hiếm; dự trữ sản phẩm chăn nuôi thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ.

b) Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi, thú y, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; xây dựng các chương trình và đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hằng năm và năm năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước theo chức năng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng của Chiến lược.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và chỉ đạo triển khai chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những người chăn nuôi không còn khả năng chăn nuôi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, NN (2b).Loan

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2045
(Kèm theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi

a. Mục tiêu

Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống vật nuôi đặc sản đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

b. Nội dung

- Tăng cường năng lực cho các cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở khảo nghiệm, kiểm định chất lượng giống; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học và tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới để sản xuất giống và phát triển chăn nuôi.

- Khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả gắn với du lịch sinh thái; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế.

- Quản lý và sản xuất giống vật nuôi theo hình tháp gắn với mã định danh quốc gia.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả về giống vật nuôi mới.

2. Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

a. Mục tiêu

Phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

b. Nội dung

- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm truy xuất nguồn gốc và quản lý bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm thức ăn chăn nuôi.

- Phát triển mạnh công nghiệp chiết xuất, công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm vi sinh, thảo dược thay thế kháng sinh và phụ gia trong thức ăn chăn nuôi.

- Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, kho cảng và logistics phục vụ xuất, nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Thúc đẩy nhanh việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang trồng cỏ, cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

3. Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi

a. Mục tiêu

- Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Nâng cao năng lực xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi.

b. Nội dung

- Chú trọng đầu tư nghiên cứu, thiết kế, phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo, sản xuất trang thiết bị chuồng trại hiện đại, đồng bộ kiểm soát tốt vi khí hậu chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Đổi mới công nghệ về quy trình và chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa cao nhất với công nghệ chuồng kín và nhiệt đới hóa tối đa với công nghệ chuồng hở nhằm giảm thiểu thấp nhất những tác động bất lợi của ngoại cảnh đối với vật nuôi, cũng như những hệ lụy do chăn nuôi gây ra với môi trường.

- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học từ nguồn chất thải chăn nuôi.

- Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn, nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi.

4. Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi

a. Mục tiêu

- Nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.

b. Nội dung

- Sắp xếp lại hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp; đầu tư đồng bộ trang, thiết bị hiện đại và xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối cơ sở giết mổ tập trung với cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Đầu tư xây dựng hệ thống nhận dạng, truy xuất động vật và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến tập trung công nghiệp, chợ đầu mối, trung tâm đấu giá gắn với vùng chăn nuôi tập trung, vùng an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức xây dựng các chuỗi liên kết và phát triển hệ thống logistics phục vụ chế biến, thương mại sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi

a. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông và năng lực quản lý ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

b. Nội dung

- Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, đồng bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực chăn nuôi, thú y đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

- Rà soát, sắp xếp các cơ sở đào tạo, nghiên cứu theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Đẩy mạnh chuyển giao và phát triển các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị ngành chăn nuôi từ trung ương đến địa phương.

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 1520/QD-TTg

Hanoi, October 6, 2020

 

DECISION

APPROVING ANIMAL HUSBANDRY DEVELOPMENT STRATEGY FOR 2021 – 2030 AND VISION FOR 2045

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to Law on Animal husbandry dated November 19, 2018;

Pursuant to Law on Animal Health dated June 19, 2015;

Pursuant to Resolution No. 85/2019/QH14 dated November 11, 2019 of the National Assembly on socio-economic development plan in 2020;

Pursuant to Resolution No. 100/2019/QH14 dated November 27, 2019 of the National Assembly on inquiry affairs in the 8th meeting of the 14th National Assembly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HEREBY DECIDES:

Article 1: Approving “Animal husbandry development strategy in 2021 – 2030 and vision for 2045” with following basic details:

I. DEVELOPMENT PRINCPLES

1. Utilize potentials and advantages of ecozones to develop animal husbandry in a manner that is comprehensive, effective, sustainable and adaptable to climate change together with developing value chains, improving added value, guaranteeing biosafety, disease prevention, environmental and food safety, treating domestic animals in a humane way, meeting domestic demands, increasing export, creating jobs and improving income of the general public.

2. Develop animal husbandry in an industrialized and modernized manner while promoting organic animal husbandry and traditional animal husbandry to produce high quality and safe commodities.

3. Enhance scientific research, adapt, selective apply worldwide science and technology achievements, and prioritize technology applications of the 4th industrial revolution to increase competitiveness of animal husbandry sector.

4. Promote private sector involvement in animal husbandry, develop animal husbandry in conformity with market economy and international integration, and create equal business environment to enable all economic sectors to participate.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Animal husbandry products are manufactured primarily in farms and professional animal husbandry households while guaranteed in terms of biosafety, disease safety, environmental friendly, humane treatment for domestic animals, and satisfactory to food safety and quality for domestic demands and export.

2. Specific objectives:

a) Production growth: in 2021 – 2025, average from 4% to 5%/year; in 2026 – 2030, average from 3% to 4%/year.

b) Quantity of meat of all kinds: until 2025, produce 5.0 to 5.5 million tones, in which: pork ranges from 63% to 65%, poultry ranges from 26% to 28%, grass-fed livestock ranges from 8% to 10%; until 2030, produce 6.0 to 6.5 million tones, in which: pork ranges from 59% to 61%, poultry ranges from 29% to 31%, grass-fed livestock ranges from 10% to 11%. In which, export 15% to 20% of total pork production and 20% to 25% of total poultry meat and egg production.

c) Quantity of eggs and milk: until 2025, produce 18 to 19 billion eggs and 1.7 to 1.8 million tonne of milk; until 2030, produce 23 billion eggs and 2.6 million tonne of milk.

d) Average animal husbandry products/person/year: until 2025, achieve 50 to 55 kg of meat of all kinds, 180 to 190 eggs and from 16to 18 kg of fresh milk; until 2030, achieve from 58 to 62 kg of meat of all kinds, 220 to 225 eggs and from 24 to 26 kg of fresh milk.

dd) Percentage of livestock and poultry slaughtered in a concentrated and industrial manner reaches 60% and 40% respectively in 2025, and 70% and 50% respectively in 2030.

e) Percentage of livestock meat and poultry meat processed over total amount of meat: from 25% to 30% in 2025, from 40% to 50% in 2030;

g) Develop disease-free animal husbandry zones: until 2025, develop at least 10 zones affiliated to districts and at least 20 zones affiliated to districts until 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Orientation for animal husbandry development until 2030

a) Develop pig farm with highly productive breeds in form of industrial farms while expanding pig herds organically and traditionally with local breeds or cross-breeds between highly productive breeds and local breeds.

Size of regular pig herds ranges from 29 to 30 million individuals in which number sows ranges from 2.5 to 2.8 million individuals; size of pig herds raised in farms, industrially accounts for more than 70%.

b) Develop poultry farming in an industrial manner.

- Size of regular chicken flocks ranges from 500 million to 550 million individuals with 60% among which raised in an industrial manner.

- Size of regular water poultries ranges from 100 million to 120 million individuals with 40% among which raised in an industrial manner.

c) Size of dairy cattle herds ranges from 650 thousand to 700 thousand individuals with 60% among which raised in farms.

b) Size of beef cattle herds ranges steadily from 6.5 million to 6.6 million individuals with 30% among which raised in farms.

dd) Size of buffalo herds ranges from 2.4 million to 2.6 million individuals with 20% among which raised in farms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Other domestic animals:

- Bees, silkworms: stable production of cocoons reaches 10 million tonne, strawberry farm area ranges from 12 thousand to 15 thousand ha; size of bee swarms reaches approximately 1.3 million and honey production reaches 50 thousand tones.

- Production of swallow’s nests ranges from 200 to 250 tonne by 2025 and from 350 to 400 tonne by 2030.

- Size of deer herds reaches approximately 90 thousand individuals by 2025 and approximately 130 thousand individuals by 2030.

- Size of rabbit herds reaches approximately 2.5 thousand individuals by 2025 and approximately 4.0 thousand individuals by 2030.

h) Animal husbandry feeds: design capacity of industrial animal husbandry feed manufacturing facilities reaches 40 million to 45 million tonne by 2030 with actual production ranging from 30 million to 32 million tonne which accounts for approximately 70% of total concentrated feed.

Encourage intensive development of material and supplement manufacturing industry, especially biotechnology in order to satisfy biological preparations used as replacement for antibiotics and chemicals in animal husbandry and utilize, improve nutritional value of domestic agricultural and industrial by-products such as: wastes, beer yeast, pineapple waste, blood and by-products of slaughterhouses, shrimp heads and shells, heads and fat of pangasius fish, etc.

i) Control diseases: improve disease control operations, especially detaining dangerous diseases affecting domestic animals and diseases potentially spreading to humans, guarantee disease and food safety, and meet increasingly high domestic and export consumption demand.

k) Slaughter and process animal husbandry products: improve transport and concentrated slaughter capacity in a modernized manner for all domestic animals while guaranteeing disease safety, food safety, environmental protection and humane treatment for domestic animals; strongly develop processing and deep processing industry, diversify products to improve quality and added value of animal husbandry products to boost domestic buy power and better satisfy export demand.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Improve environmental control capacity in animal husbandry, slaughtering and processing of animal husbandry products satisfactory to regulations and law on environment. All animal husbandry facilities, slaughterhouses, animal husbandry-based product processing facilities must develop appropriate environmental control measures, prevent environmental pollution and use waste effectively for cultivation, fishery farming, insect farming, production of renewable energy, etc.

2. Vision to 2045

Until 2045, Vietnamese animal husbandry becomes a modern technical industry and is industrialized in most stages from manufacturing, processing, preserving to connecting to product market, in which:

- Manufacturing level and capacity in Vietnamese animal husbandry section are among those of the top countries in South East Asia region.

- Effectively detain and control dangerous infectious diseases and diseases that can spread to human.

- Most of primary animal husbandry products, including meat, milk and eggs are produced in biosafety and environmentally friendly animal husbandry facilities.

- 100% of livestock and poultry meat is provided from concentrated and industrial slaughterhouses and more than 70% of primary animal husbandry products are preliminarily processed, industrially processed while 30% is under deep processing.

IV. SOLUTION

1. Complete policies on animal husbandry development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop policies on saving land fund for developing animal husbandry satisfactory to Law on Animal husbandry while reducing environmental pollution, ensuring disease safety, biosafety and improving animal husbandry effectiveness. Prioritize assigning land, leasing land with incentive policies as per land laws to breed facilities, concentrated and industrial animal husbandry facilities eligible for conducting biosafety animal husbandry activities in animal husbandry development zones, concentrated slaughterhouses and industrial processing facilities in animal husbandry sector, wholesale markets, domestic animals auction centers.

- Transfer the majority of area to appropriate places and convert parts of agricultural land area with low productivity to land for growing grass and plants for animal husbandry feed. Total land area for these demands ranges from 0.5 million to 1.0 million ha.

b) Financial and credit policies

- State budget shall finance:

+ Reserve necessary animal husbandry feed from time to time;

+ Develop infrastructure, including roads, electricity, water and environmental remediation for breed production facilities, slaughterhouses, preservation facilities and industrial processing facilities for animal husbandry products in areas defined within development planning;

+ On a yearly basis, select, eliminate and replace breeding herds of domestic animals in manufacturing. Provide assistance in form of studs for animal husbandry development for rural areas, remote areas, disadvantaged areas and extremely disadvantaged areas;

+ Apply high technology and biotechnology in manufacturing and processing materials for animal husbandry feeds and veterinary drugs;

+ Invest in infrastructure of fair centers, auction centers, wholesale markets for introducing and consuming animal husbandry products; assist in organizing fairs, exhibits, competitions and auctions of studs and animal husbandry products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Grant credit for development: the government shall grant credit for investing in development projects for domestic animal studs, slaughterhouses, industrial animal husbandry product preservation and processing facilities, animal husbandry feed material manufacturing facilities, veterinary drug manufacturing facilities utilizing hi-tech, advanced technology, new technology and biotech.

- Commercial institutions shall enable creditors according to incentive policies of the government to invest in studs, infrastructure, new technology, development of animal husbandry and slaughtering, preservation and industrial processing, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall rely on specific local conditions to request People's Councils of the same level to develop policies on supporting credit for investment projects for developing animal husbandry, slaughtering, preservation and industrial processing of local animal husbandry products.

- Organizations and individuals investing in construction of biosafety animal husbandry facilities or concentrated, industrial slaughterhouses, preservation, processing shall benefit from the highest tax-wise incentive policies as per the law.

- Complete and effectively implement domestic animal insurance policies to minimize risks of natural disasters, diseases, market, etc. in the principle where the state budget provide partial financing while animal husbandry practitioners contribute and mobilize other legal sources.

- Extensively promote development and multiplication of linking chains in animal husbandry and improve assistance effectiveness, especially for agricultural household animal husbandry by encouraging assistance for enterprises and cooperatives investing in animal husbandry that connect with animal husbandry farms and households.

c) Commercial policies

- Reorganize animal husbandry product consumption systems connecting with linking chains. Local administrative divisions, shopping malls, supermarkets, wholesale markets, auction centers and programs for valorizing, promoting commerce shall prioritize enabling introduction and consumption of trademarked animal husbandry products, connection with linking chains and produce product consumption contracts for animal husbandry practitioners.

- Encourage enterprises to invest in construction of wholesale markets, auction markets, electronic commercial trading platforms to advertise and auction domestic animal breeds and domestic animal products.

- Establish appropriate technical barriers and expand commercial promotion for animal husbandry products, especially primary and advantageous animal husbandry products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Agricultural extension and communication

- Promote agricultural extension programs for closed loop animal husbandry practice and circular economy to enable animal husbandry practitioners to master the technique in order to produce animal husbandry products safely and effectively, transfer animal husbandry procedures and technology to agricultural households and farms depending on local domestic animals and ecozones.

- Diversify media programs to gradually shift awareness and habits unfitted for animal husbandry, slaughtering, processing and consuming animal husbandry products.

2. Improve disease prevention and environmental protection capacity

- Effectively implement disease mapping to control dangerous diseases and new diseases in order to stay active in disease prevention.

- Promote research and production of veterinary vaccines, drugs and preparations to serve disease control and prevention, especially dangerous diseases in animal husbandry such as: avian influenza, foot-and-mouth disease, African hog cholera among other dangerous diseases.

- Initiate cooperation between governments, enterprises and animal husbandry practitioners in developing disease-free and environmentally friendly animal husbandry facilities and zones, especially in key animal husbandry zones and export material manufacturing zones; control and prevent drug resistance.

- Invest in upgrading, constructing new and completing animal quarantine systems which focusing on quarantine in border and checkpoints; unify operation coordination on a nationwide scale to ensure disease control effectiveness, enable circulation of domestic animal breeds and animal husbandry products to promote animal husbandry development and provision of studs, food to the market; establish animal identification and traceability system.

- Develop modern cage technology depending on types of domestic animals and form of animal husbandry to meet growth demands, domestic animal development and environmental protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Science technology and international cooperation

- Enhance investment and private sector involvement in scientific and technological research in animal husbandry and veterinary medicine in a manner that combines basic research with practical research while encouraging enterprises to participate in scientific research and transfer technology to production. Prioritize practical research and transfer of hi-tech, advanced technology, new technology and biotechnology for application in domestic animals, animal husbandry feed, veterinary drugs, vaccine production, animal identification and traceability, slaughtering, processing, disease prevention and animal husbandry environmental remediation.

- Conduct research for construction and application of technical standard and technical regulation systems in management and quality control of domestic animal husbandry products satisfactory to international practices, domestic markets and export demands; invest and promote private sector involvement in investing in completing experiment, examination, inspection, assessment and conformity accreditation systems for quality of breeds, animal husbandry feed, veterinary drugs, animal husbandry waste treating products to immediately introduce new breeds, animal husbandry equipment and veterinary drugs to production.

- Conduct research for developing circular production model and adoption of hi-tech in animal husbandry; promote research and application of technologies of the fourth industrial revolution and other modern technologies in conducting state management and production administration in animal husbandry.

- Enhance international cooperation in scientific research, training and commerce regarding animal husbandry and veterinary medicine with countries and territories having science and technology potentials with Vietnam. Develop programs for harmonizing animal husbandry product quality control systems of Vietnam according to international conventions and countries having potentials of exchanging animal husbandry and veterinary medicine equipment and products with Vietnam. Mobilize and effectively extract international resources in training, conducting scientific research, transferring technology, exchanging information and experience in animal husbandry and veterinary medicine development.

4. Increase capacity and quality of domestic animal breeds

Along with introduction from the sea, add highly productive breeds and quality breeds, focus on revitalizing and multiplying local breeds that have good genetic resources to provide genetic materials for reproducing and cross-breeding depending on domestic consumption and export demands. To be specific:

- Select to improve capacity, quality and consistency of products of domestic animal breeds depending on regions, methods of animal husbandry and market segments; provide active support for programs for brand development, geographical indication, animal husbandry products manufactured in chains and traceability. Quickly absorb technical advancement, hi-tech, advance technologies, new technologies and biotechnology of countries around the world. In which, prioritize preservation and extraction of rare biological properties of genetic resources and local breeds in order to produce national breeds.

- Continue programs for improving cattle physique toward Zebu cattle direction on the basis of rapid development of artificial insemination network and use well bred bulls for reproduction in areas where artificial insemination is not yet feasible.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Select buffalo herds, goat herds and sheep herds in production and creation of good background female and male individuals to improve herd quality, effectively swap male individuals of regions to prevent inbreeding and take advantages of cross-breeding.

- Manage pig and poultry breeds in a pyramid structure for each production zone and brand. Each distinctive brand must come from one compatible breeding pyramid structure.

+ Pure reproduce, perform advanced selection, improve capacity and quality of local pig and poultry breeds having rare genetic resources which are used as cross-breeding materials with highly productive breeds; import additional original breeds of highly productive pig and poultry breeds that Vietnam is still lacking;

+ Develop and utilize appropriate cross-breeding techniques for each production zone, animal husbandry methods and market segments to guarantee adequate quantity and consistency of products to meet domestic consumption and export;

+ Expand artificial insemination network and standardize facilities and quality of breeding male swine; male swine used in artificial sperm manufacturing stations must be inspected in terms of capacity prior to extraction for commercial purposes. On an annual basis, local administrative divisions shall organize assessment and selection of quality of male swine providing sperm in the areas in order to eliminate poor quality individuals, individuals with unclear origin.

- Renovate and improve quality of bee, silkworm and strawberry breeds: finalize systems for production and provision of bee and silkworm breeds; develop and issue national breed standard for primary bee and silkworm breeds. Manage silkworm breeds in 3 levels from central to local government. Develop cultivation area of triploid strawberry breeds and highly productive cross-bred strawberry breeds.

5. Improve quality and reduce price of animal husbandry feed

- Review and adjust industrial animal husbandry feed manufacturing facility network suitable for domestic consumption and export demands. Restrict new construction and expansion of industrial animal husbandry feed manufacturing facilities in areas where multiple animal husbandry feed manufacturing facilities have existed.

- Improve quality control affairs, especially safety criteria for animal husbandry feed; promote research for increasing nutritional value, and using animal husbandry feed materials efficiently and effectively. Encourage enterprises to invest and adopt hi-tech, advanced technologies, new technologies and biotechnology for rapid production of biological preparations to replace antibiotics and chemicals used as ingredients for animal husbandry feed and replace import materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage development of organic animal husbandry feed processing models using small and mobile grinding technology and equipment suitable for animal husbandry practiced in agricultural households and cooperatives; conduct intensive cultivation with grass, maze, etc. combine with total mixed ration (TMR) to raise and feed grass-fed livestock.

6. Improve slaughtering and animal husbandry product processing capacity

- Reorganize livestock and poultry slaughtering and processing systems in a concentrated and industrialized manner for animal husbandry zones, ensure veterinary hygiene, food safety, environmental protection and humane treatment for domestic animals.

- In addition to incentive policies for development of concentrated and industrialized slaughtering, increase management measures for slaughtering activities, especially in minor and manual slaughterhouses that do not guarantee veterinary hygiene and food safety.

- Encourage development of processing industry and deep processing industry of animal husbandry products to diversify and improve quality of animal husbandry products suitable with domestic consumption and export demands.

7. Personnel training

- Develop and execute programs for improving management capacity for animal husbandry and veterinary officials of all levels. Prioritize providing training for managerial skills, animal husbandry techniques, disease management and food safety for animal husbandry practitioners via vocational education and agricultural extension programs.

- Standardize training programs and enhance resources and training methods with increased private sector involvement and international integration.

- Prioritize in providing training for research officials and academic officials specialized in important fields such as breeds, nutrition, veterinary health, food and animal husbandry processing technology, etc., enable foreign experts and young officials to cooperate in conducting research and teaching in animal husbandry, veterinary health, food processing, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Develop technologies supporting animal husbandry

- Encourage mechanical industry, chemical industry, and biology industry to provide cage, slaughtering, processing equipment, chemicals and biological preparations to replace imported sources.

- Encourage development of advance and modern technology in managing the sectors and supervising animal husbandry activities, especially computer software suitable for small-scale animal husbandry farms and agricultural households.

9. Renovate organization for production

- Organize production of animal husbandry products in a specialized, modern and effective manner connecting with linking chains thereby utilizing core roles of enterprises, associations and cooperative.

- Encourage development of enterprises and major corporations capable of investing in animal husbandry in a closed loop manner, and provide guidelines for animal husbandry practitioners to satisfy market demands. Prioritize fortifying and developing new cooperative models in animal husbandry to bridge agricultural households, farms and major enterprises and the market.

- Renovate organization and operation methods of animal husbandry associations depending on market economy where the associations must represent legal rights and interest of members and create forums for connecting domestic and international managers, scientists, enterprises and animal husbandry practitioners.

10. Enhance state management capacity in animal husbandry and veterinary medicine

- Finalize and enhance organization, structure and management policies for animal husbandry and veterinary medicine concisely, professionally and effectively depending on market economy, international integration and regulations and law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Alter approach to manufacturing methods and quality control to enable business individuals to stay active in conducting quality control and safety supervision for their products prior to introduction to the market.

- Increase private sector involvement in public services regarding animal husbandry and veterinary medicine to allow all eligible economic sectors to participate in order to publicize managerial affairs, lower pressure in terms of payroll, state budget and provide the best services for the general public.

V. PRIORITY SCHEMES

1. Development of domestic animal breed production.

2. Development of animal husbandry feed industry.

3. Development of cage and animal husbandry waste treatment industry.

4. Development of animal husbandry product slaughtering, processing and market industry.

5. Enhancement of personnel quality, promotion of science – technology affairs and agricultural extension in animal husbandry and improvement of state management capacity for animal husbandry sector.

(Details are under Annex attached hereto).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Mobilize funding sources

a) State budget as per the law.

b) Integrated in national target programs, target programs, other programs, plans and projects.

c) Concessional loan and ODA loan capital (if any).

d) Investment of organizations and individuals, other mobilized funding sources.

2. Effective use of investment for animal husbandry

a) State budget shall prioritize investment in infrastructure serving research, personnel training; increasing management capacity in animal husbandry and veterinary medicine; controlling diseases, food safety and hygiene; preserving and developing genetic resources of local, rare, precious domestic animals; reserving necessary animal husbandry products suitable from time to time.

b) Promote private sector involvement, encourage domestic and foreign organizations, individuals to invest in business operations in animal husbandry, veterinary medicine, processing and consumption market of animal husbandry products as per the law.

Article 2. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and State Bank of Vietnam, within their tasks, shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in completing policies on investment, finance and credit for effective implementation of objectives and contents of the Strategy.

3. Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in developing and implementing national regulations and standards; implementing measures for enhancing research, application of animal husbandry science and technology according to the Strategy.

4. Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing policies and measures for promoting the market and commerce of animal husbandry products.

5. Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding local governments in producing plans for using land, allocating land fund for animal husbandry, implementing policies on land for hiring organizations and individuals to develop animal husbandry, and constructing slaughterhouses, industrial preservation and processing facilities and environmental pollution control in animal husbandry.

6. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development in developing and directing implementation of programs for vocational training, vocational shift for animal husbandry practitioners and vocational shift policies for animal husbandry practitioners who are no longer capable of practicing animal husbandry or wishing to shift to a more convenient field of business.

7. People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall organize development and implementation of the Strategy suitable with local conditions.

Article 3. This Decision comes into effect from the date of signing.

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decision./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

ANNEX

PRIORITY SCHEME FOR IMPLEMENTATION OF ANIMAL HUSBANDRY DEVELOPMENT STRATEGY IN 2021 – 2030 AND VISION TO 2045
(Attached to Decision No. 1520/QD-TTg dated October 6, 202 of Prime Minister)

1. Development of domestic animal breed production.

a. Objectives

Increase capacity for producing highly productive, quality domestic animal breeds, special domestic animal breeds to satisfy domestic demands and promote export.

b. Contents

- Increase capacity of facilities possessing original breeds, research facilities, experiment facilities and accreditation facilities; research and apply hi-tech, advance technologies, new technologies, biotechnology and acknowledge new techniques to produce breeds and develop animal husbandry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Manage and produce domestic animal breeds in a pyramid structure and national identification structure.

- Develop and multiple agricultural extension models for new domestic animals.

2. Development of animal husbandry feed industry.

a. Objectives

Utilize available potentials, improve domestic animal husbandry feed production and manufacturing capacity to guarantee food quality and safety, reduce product cost and minimize import of animal husbandry feed ingredients.

b. Contents

- Promote technological renovation in producing and managing animal husbandry feed; develop database and software for traceability, quality control and safety assurance for animal husbandry feed.

- Strongly develop extraction industry and biotechnology in manufacturing microorganism, herbal preparations to replace antibiotics and additives in animal husbandry feed.

- Modernize infrastructure, port and logistics systems serving import, export and production, business of animal husbandry feed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Development of cage and husbandry waste treatment industry

a. Objectives

- Modernize cage equipment and technologies to meet animal husbandry development demands of biosafety, disease safety, environmentally friendly and humane treatment for domestic animals.

- Improve animal husbandry waste treatment capacity and effectively use animal husbandry wastes.

b. Contents

- Prioritize investment in research, design and development of auxiliary industries such as manufacturing modern cage equipment, synchronizing control of microclimate of cages and limit environmental pollution.

- Renovate technologies in terms of procedures and cages towards automation with closed cages and maximum tropicalization in case of open cages to minimize adverse effects of external forces on domestic animals as well as impacts of animal husbandry on the environment.

- Encourage research, application of hi-tech, advance technologies, new technologies for treating animal husbandry waste, manufacturing organic fertilizer and biological preparations from animal husbandry wastes.

- Develop circular animal husbandry model and improve animal husbandry economy efficiency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Objectives

- Enhance animal husbandry product slaughtering, processing and diversifying capacity to guarantee foods safety, disease safety, and improve quality and added value of animal husbandry products.

- Promote commercial incentives and expand domestic market and export of animal husbandry products.

b. Contents

- Rearrange systems of livestock and poultry slaughterhouses in a concentrated and industrialized manner; invest in modern equipment and develop infrastructure for connecting concentrated slaughterhouses with animal husbandry product processing facilities.

- Invest in development of animal identification and traceability systems and technical infrastructure, renovate technologies serving concentrated and industrialized preservation and processing, wholesale markets, auction centers and concentrated animal husbandry zones, disease safe zones.

- Organize development of linking chains and develop logistics systems serving processing and commerce of animal husbandry products, guarantee food safety and improve competitiveness of animal husbandry products.

- Expand and improve effectiveness of animal husbandry product incentivizing programs.

5. Enhancement of personnel quality, promotion of science – technology affairs and agricultural extension in husbandry and improvement of state management capacity for husbandry sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Improve quality of personnel, effectiveness of science - technology, agricultural extension and management capacity in animal husbandry satisfactory to industrialization, modernization and international integration demands.

b. Contents

- Enhance infrastructure in a modern and simultaneous manner; improve quality of teaching, scientific research staff and personnel for animal husbandry, veterinary medicine affairs satisfactory to development and international integration demands

- Review and arrange training facilities and research facilities in a concise and effective manner. Improve effectiveness of scientific research, technology transfer; conduct research in developing and completing technical regulation and standard systems.

- Promote conversion and development of advance husbandry models suitable for each type of domestic animal and ecozone.

- Improve state management and administration capacity in animal husbandry from central to local governments.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.287

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.90.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!