Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Trung Tín
Ngày ban hành: 09/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/2011/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 03 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Thành ủy khóa IX;
Căn cứ Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị  trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025”;
Xét Tờ trình số 173/TTr-SNN-KHTC ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt “Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2.

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành, quận - huyện liên quan và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 theo quyết định phê duyệt; phối hợp với các Sở, ngành, các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị thành phố giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Ủy ban nhân dân quận - huyện có sản xuất nông nghiệp: tổ chức quy hoạch các vùng nông nghiệp ổn định, quy hoạch các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn, hoàn thành trong năm 2011. Xây dựng cụ thể để triển khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan đoàn thể thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có sản xuất nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

CHƯƠNG TRÌNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Sự cần thiết:

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần VIII xác định là 1 trong 5 chương trình đòn bẩy của thành phố. Qua 5 năm thực hiện chương trình, trong bối cảnh chịu tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế - xã hội và nông nghiệp, nông thôn của thành phố đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, cơ cấu kinh tế thành phố và cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch đúng định hướng.

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần IX xác định là 1 trong 6 chương trình trọng điểm trong giai đoạn 2010 - 2015, nên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là một phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Giai đoạn 2011 - 2015, thành phố tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX với mục tiêu nhiệm vụ chung là khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế; tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung sản xuất cây giống, con giống, rau an toàn, hoa cây kiểng, cá kiểng. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển, chương trình xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.

2. Cơ sở pháp lý thực hiện chương trình:

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Thành ủy khóa IX.

Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025”;

Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011.

II. MỘT SỐ DỰ BÁO:

1. Mặt thuận lợi:

Đã có Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Thành ủy khóa IX với những định hướng rõ ràng, cụ thể. Thành phố tiếp tục chỉ đạo, triển khai Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 theo 19 tiêu chí quốc gia của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009).

Trung ương và thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn; cải thiện và khắc phục ô nhiễm môi trường.

Thành phố đã phê duyệt và triển khai Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; đề án phát triển nông nghiệp đô thị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, là cơ sở để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Kinh nghiệm và hiệu quả từ chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010; các chương trình phát triển giống cây giống con chất lượng cao, rau an toàn, bò sữa đến năm 2010… đã được nhiều nông dân tích cực hưởng ứng, tham gia và phát triển theo đúng định hướng.

Một số chủ trương, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân của Trung ương và thành phố sẽ được điều chỉnh, bổ sung, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh nông sản như chính sách hỗ trợ lãi vay cho nông dân, cư dân nông thôn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị cơ giới, hỗ trợ người nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở; chương trình kích cầu, chính sách miễn giảm thủy lợi phí, miễn thu quỹ phòng chống lụt bão, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh môi trường nông thôn, tăng cường cán bộ có trình độ đại học cho các hợp tác xã...

Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố sẽ phát huy hiệu quả, tăng điều kiện sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân khu vực nông thôn, ngoại thành. Năng lực và trình độ sản xuất của nông dân sẽ được nâng cao hơn, thông qua các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học, tư vấn hỗ trợ nông dân.

2. Khó khăn, thách thức:

Đất canh tác của nông dân, lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển đổi ngành nghề. Theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009, dự kiến quỹ đất nông nghiệp đến năm 2015 còn 95.429 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 48.183 ha, đất lâm nghiệp: 36.286 ha (không kể 5.260 ha cây lâm nghiệp trồng phân tán), đất nuôi trồng thủy sản: 8.608 ha, đất nông nghiệp khác: 1.352 ha, đất ruộng muối: 1.000 ha.

Giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu, thức ăn gia súc luôn biến động, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành nông sản và hiệu quả sản xuất của nông dân.

Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, dịch hại trên cây trồng diễn biến phức tạp, phải luôn phòng, chống nguy cơ lây lan từ các tỉnh.

Diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai, phát sinh ô nhiễm chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.

Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn chậm phát triển; các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ mới hình thành, chưa chặt chẽ, hệ thống phân phối, tiếp thị nông sản ở ngoại thành còn nhiều hạn chế.

III. ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ - MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:

1. Nhiệm vụ:

1.1. Nhiệm vụ chung:

Tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 2 Thành ủy khóa IX.

Tăng cường chỉ đạo, tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X (Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Tập trung thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ chương trình thí điểm xây dựng 6 xã nông thôn mới theo chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố (đặc biệt là xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi). Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015 hoàn thành 25 xã.

Tiếp tục chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng. Công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, động vật hoang dã...

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản...

1.2. Nhiệm vụ cụ thể:

1.2.1. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo các chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển rau an toàn, bò sữa, thủy sản, hoa - cây cảnh - cá kiểng, cá sấu…; các đề án nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm, đề án giám sát dịch tễ; bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh; chương trình khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ sản xuất nông nghiệp…

1.2.2. Phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, các công trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã đầu tư, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm:

Dự án đầu tư Khu Nông nghiệp công nghệ cao (88 ha); triển khai đầu tư 2 - 3 dự án Khu Nông nghiệp công nghệ cao về chăn nuôi, thủy sản (2011 - 2015).

Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (hoàn thành năm 2014).

Dự án xây dựng Trung tâm Giao dịch và Triển lãm sản phẩm nông nghiệp (hoàn thành năm 2013).

Dự án xây dựng Trung tâm Thủy sản thành phố (hoàn thành năm 2015).

Các dự án thủy lợi tiêu thoát nước:

Các dự án đê bao ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Củ Chi, quận Thủ Đức).

Dự án tiêu thoát nước kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, trạm xử lý nước thải.

Các dự án theo quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các công trình, dự án tiêu thoát nước, phòng chống ngập, triều cường kết hợp giao thông nông thôn.

Các dự án đầu tư hạ tầng các xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia.

1.2.3. Thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển nông thôn:

Tập trung thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 6 xã theo chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Trong đó: xã Tân Thông Hội hoàn thành trong năm 2011; các xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè và xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ hoàn thành trong năm 2012. Đối với 52 xã còn lại, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành 22/52 xã; 30 xã còn lại đạt từ 10/19 tiêu chí trở lên.

Xây dựng và thực hiện chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu toàn bộ hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và có nhà tiêu hợp vệ sinh; hầu hết các hộ chăn nuôi gia súc có hầm biogas xử lý chất thải.

Phối hợp với đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành và nhân rộng hiệu quả của Dự án Phát triển nông thôn mới huyện Củ Chi giai đoạn 2; các dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học; (QSEAP-BPD), dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi thành phố (LIFSAP)….

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp.

Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

1.2.4. Triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực:

Tiếp tục đào tạo cán bộ nông nghiệp cho các xã có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố; đào tạo nghề cho nông dân phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông dân bị thu hồi đất sản xuất.

Tiếp tục Đề án phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

1.2.5. Triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực:

Tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO (Quyết định số 3165/QĐ-BNN-HTQT ngày 16 tháng 11 năm 2007); đề án xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

Đề án phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp; nhân rộng ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Đề án tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác thông tin tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến nông thủy sản.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 6%/năm, giá trị gia tăng trên 5%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 220 triệu đồng/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; kinh tế nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; hình thành và phát triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và chuyên canh; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để lai tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh của nông sản.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

Tiếp tục giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở các vùng có nguy cơ bị tác động của biến đổi khí hậu để chuyển sang cây trồng khác: phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 giảm diện tích trồng lúa từ 3.500 - 4.000 ha. Đến năm 2015:

Hoa - cây kiểng: trên 2.100 ha.

Cá kiểng: trên 100 triệu con.

Diện tích gieo trồng rau trên 15.000 ha

Diện tích trồng cỏ thức ăn gia súc 3.500 ha.

Duy trì đàn bò sữa ở mức 80.000 con, đàn heo khoảng 300.000 con.

Tôm các loại: trên 10.000 tấn.

Đàn cá sấu: 195.000 con.

Ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng muối Cần Giờ.

Hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn ngoại thành: 100%; hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 100%; hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas xử lý chất thải: 90%.

- Độ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố: 40%, trong đó độ che phủ rừng và cây lâm nghiệp 19,1%.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Các giải pháp về quy hoạch và đầu tư, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng:

1.1. Về quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp:

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 2011/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp đô thị đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quận, huyện khẩn trương tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại quy hoạch: khoanh vùng xác định các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định đến năm 2020, 2025; quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống cây, giống con, các loại cây trồng, vật nuôi, vùng sản xuất nông sản hàng hóa. Tổ chức công khai, phổ biến các quy hoạch được phê duyệt và quản lý chặt chẽ các vùng nông nghiệp ổn định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng và trình thành phố phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành (chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, muối). Xây dựng, triển khai chương trình phát triển các loại nông sản chủ yếu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 như giống cây, giống con chất lượng cao, rau an toàn, hoa - cây kiểng - cá cảnh, bò sữa, nuôi heo, cá sấu, nuôi chim yến, phát triển mở rộng các khu nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề nông thôn…. Tổ chức điều tra, xây dựng (và cập nhật hàng năm) cơ sở dữ liệu về các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất muối, đất nông nghiệp khác; tình hình sản xuất các loại nông sản chủ yếu, cơ sở dịch vụ về giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, kinh doanh, sơ chế, tiêu thụ, xuất nhập khẩu nông sản trên địa bàn thành phố.

Xây dựng và triển khai các chương trình cụ thể về phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc (lở mồm long móng, PRRS), cúm gia cầm, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, bệnh tôm, cá và các loại dịch bệnh khác.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan và các quận huyện hướng dẫn, hỗ trợ các huyện, xã hoàn thành việc lập, phê duyệt các loại quy hoạch theo tiêu chí số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới (hoàn thành trong năm 2011) theo chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các quận, huyện hoàn thành sớm công tác kiểm kê đất đai năm 2010, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp đến năm 2015, năm 2020 theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố.

1.2. Về đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nông nghiệp:

Các quận huyện hỗ trợ các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch, Triển lãm nông sản thành phố, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Thủy sản thành phố; các công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường, xâm nhập mặn kết hợp giao thông nông thôn…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở vật chất đã được đầu tư của Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi; Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, Trạm kiểm dịch Thủy sản Cần Giờ và các công trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Công tác khuyến nông: tập trung thực hiện các chương trình giống cây, giống con, rau an toàn, hoa cây kiểng. Tập trung cho 58 xã ngoại thành, các xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt).

Phối hợp, hỗ trợ các quận, huyện đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, trọng tâm là công trình thủy lợi, điện, giao thông nông thôn, các cơ sở bảo quản và chế biến sau thu hoạch; kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nội đồng tại các xã nông thôn mới, xã phát triển nông thôn toàn diện. 

Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu; nước biển dâng, ngập úng, triều cường, cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn; chống xói lở …

Chủ động phối hợp với các Sở ngành (nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) và các quận, huyện thực hiện có hiệu quả chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về tăng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, tăng vốn phân cấp cho ngoại thành theo Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy, Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp với Trung tâm chống ngập, các Sở, ngành và quận, huyện tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi chống ngập theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008); xây dựng và triển khai chương trình bảo vệ, cải thiện môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp.

2. Các giải pháp về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại thành:

Tiếp tục tập trung triển khai Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp với các Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và quận, huyện triển khai chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp ở nông thôn.

Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã thành phố triển khai chương trình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, chương trình xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ để củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; đổi mới để nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn, ngoại thành.

Tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghệ sinh học, các đề án tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến nông; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đề án phát triển cơ khí hóa nông nghiệp; đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất theo GAP.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nghiên cứu thực hiện giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất và hộ nông dân liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng (khắc phục các tồn tại trong thời gian qua).

3. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành:

3.1. Tiếp tục củng cố, tổ chức lại hệ thống khuyến nông, tư vấn hỗ trợ, xúc tiến thương mại nông sản: theo hướng tăng hiệu quả và gắn liền người sản xuất - cán bộ nông nghiệp - nhà doanh nghiệp, ký kết hợp đồng tư vấn, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở các bên cùng có lợi.

 Đổi mới nội dung, phát triển các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong việc tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các hộ nông dân thực hiện chuyển đổi và nông dân các xã xây dựng nông thôn mới được tập huấn đầy đủ các quy trình, thủ tục về sản xuất và vay vốn để đầu tư.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất và với vùng nguyên liệu trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ sau thu hoạch và giải quyết cơ bản vấn đề tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp đồng.

Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cơ sở, đảm bảo nắm vững và thông tin kịp thời tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động, kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả.

Đầu tư nâng cấp Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp thành Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật nông nghiệp để đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý nông nghiệp cấp xã - phường, Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất; bổ sung và nâng cao chương trình đào tạo công nhân các ngành trồng trọt (rau, hoa - cây cảnh, sinh vật cảnh), chăn nuôi (gia súc, một số động vật hoang dã), lâm nghiệp (trồng, quản lý, bảo vệ rừng), thủy sản (cá cảnh), sản xuất và chế biến muối, chế biến nông sản, thực phẩm, ngành nghề truyền thống, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, quy trình GAP, ISO, HACCP.

3.2. Củng cố, tăng cường năng lực bộ máy của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tập trung:

-  Tăng cường phối hợp với các ngành, các địa phương để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, các loại giống cây trồng vật nuôi, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm theo chủ trương của Trung ương và thành phố. Tăng cường phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát để xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước khu vực sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố; quản lý và điều hành bộ máy cơ quan văn phòng Sở theo tiêu chuẩn ISO và quy chế 1 cửa, triển khai tại tất cả các đơn vị thuộc Sở; phối hợp với các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp củng cố tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương, đảm bảo năng lực thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 - 2015 và các năm tiếp sau.

Cải tiến và nâng cao năng lực cập nhật thông tin tiến độ sản xuất, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đến phường, xã; kịp thời cập nhật tình hình bỏ hoang hóa đất canh tác, những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp đô thị. Cụ thể: nâng cao năng lực của các cộng tác viên thuộc các đơn vị như Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông để phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng quận, huyện trong việc thu thập, cập nhật thông tin; đảm bảo tính chính xác và thống nhất của nguồn thông tin, số liệu đồng thời cải tiến phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu tại địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu từ xã, phường đến quận, huyện một cách đồng bộ và thống nhất.

3.3. Nâng cao năng lực pháp chế, hiệu quả công tác cải cách hành chính:

Định kỳ rà soát các văn bản pháp quy của ngành và thành phố để kịp thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và quy định của pháp luật.

Xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các quy định về việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, quy định về chăn nuôi an toàn, quy định về chuồng trại cá sấu… nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn dịch bệnh các loại cây trồng, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ứng dụng ISO trong các khâu quản lý, biên soạn và phát hành các văn bản pháp quy và dịch vụ công, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

3.4. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới:

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất dịch vụ về giống; dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông lâm thủy hải sản.

Tổ chức triển khai đồng bộ chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp để trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về miễn thu thủy lợi phí, miễn giảm thu quỹ phòng chống lụt bão, tăng mức ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh môi trường nông thôn (nhà vệ sinh, hầm biogas), tăng cường 2 cán bộ có trình độ đại học cho mỗi hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông sản.

4. Các giải pháp về kỹ thuật:

Tập trung các giải pháp để tiếp tục phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ yếu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản (sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, các chất kháng sinh trong sản xuất, chế biến…). Xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch, phòng chống úng ngập, quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, phát triển rừng và mảng cây xanh thành phố; chương trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố, phát triển cơ giới hóa… Cụ thể:

4.1. Các giải pháp chủ yếu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao:

4.1.1. Về khoa học công nghệ:

Đầu tư phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, trước mắt hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả khu nông nghiệp công nghệ cao ở Củ Chi, đầu tư mới các khu nông nghiệp công nghệ cao khác như: thủy sản Hào Võ - Cần Giờ, trại thực nghiệm Bò sữa công nghệ cao (hợp tác Israel), khai thác trại giống thủy sản Phước Hiệp và An Phú - Củ Chi, trại Bò An Phú - Củ Chi, các trại Heo giống - Củ Chi, trại giống Cây trồng Đồng Tiến - Củ Chi…. Tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (quận 12).

Tạo điều kiện và ủng hộ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; nhập khẩu công nghệ mới; tiếp nhận và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước để sản xuất, lai tạo giống mới và sản xuất giống chất lượng cao.

Tăng cường đầu tư công tác sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống địa phương.

4.1.2. Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống sản xuất và dịch vụ về các loại giống:

Phát triển mạng lưới các cơ sở sản xuất, cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và phát triển sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 50% các loại giống sản xuất trên địa bàn thành phố đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, sạch bệnh.

Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nhân giống; giữ vững vị thế trung tâm giống của cả nước. Phối hợp với viện, trường, các doanh nghiệp sản xuất giống tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ươm, nhân giống cho các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Thí điểm và từng bước doanh nghiệp hóa, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ về giống.

4.1.3.    Tăng cường công tác khuyến nông, tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ứng dụng giống mới, chuyển giao kỹ thuật về giống:

Tổ chức đồng bộ và hiệu quả hệ thống sản xuất - cung ứng giống để chuyển giao giống mới đến nông dân nhanh chóng, kịp thời với giá cả hợp lý.

Tổ chức thử nghiệm sự thích nghi giống mới trên địa bàn để khuyến cáo kịp thời việc sử dụng giống hiệu quả và hợp lý cho nông dân. Tập huấn, chuyển giao đồng bộ giống mới, quy trình sản xuất phù hợp. Đổi mới và đa dạng hóa công tác chuyển giao giống mới và các biện pháp kỹ thuật.

Định kỳ tổ chức phiên chợ, hội chợ, hội thi, đấu xảo giống để nhanh chóng giới thiệu các giống mới đến nông dân trong và ngoài thành phố; khuyến khích nông dân sử dụng giống có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng.

Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý một số giống cây trồng, vật nuôi. Thường xuyên thông tin thị trường, nhu cầu giống theo mùa vụ; cung cấp địa chỉ các doanh nghiệp, cơ sở, trại giống có chất lượng đến bà con nông dân.

4.1.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm soát được giống cây trồng, giống vật nuôi cả về chủng loại và số lượng.

Tổ chức khảo nghiệm và kiểm nghiệm các loại giống theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời về chất lượng giống.

Đẩy mạnh hoạt động công nhận, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá phù hợp thông lệ quốc tế và phục vụ tốt các yêu cầu của quản lý nhà nước.

Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh giống công bố tiêu chuẩn chất lượng giống và công khai các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước đăng ký bảo hộ bản quyền các giống nghiên cứu thành công trong nước theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.1.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý giống phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực.

Đào tạo trong nước và nước ngoài về công tác khảo kiểm nghiệm giống, giống GMO, GMC (GMO: Genetically Modified Organism; GMC: Genetic Modification Containment); việc tăng cường và kiện toàn các ứng dụng kỹ thuật phân tử trong kiểm tra quản lý chất lượng giống, kiểm nghiệm giống GMO và bảo hộ bản quyền tác giả về giống.

Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ sử dụng và quản lý hệ thống phần mềm: BLUP, VDM, DHI,… cho đội ngũ kỹ thuật làm công tác giống và quản lý giống vật nuôi, thủy sản của Trung tâm Quản lý Kiểm định giống và các cơ sở sản xuất giống. Hình thành trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đánh giá di truyền giống heo.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp quy để giúp các doanh nghiệp hiểu đúng, đủ và thực hiện đúng các quy định Nhà nước; nâng cao trình độ hiểu biết về giống cho nông dân.

4.2. Trong lĩnh vực trồng trọt:

Ngoài việc tạo chuyển biến mạnh công tác giống nêu trên, tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, phòng chống sinh vật hại cây trồng, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể:

Tiếp tục tập trung triển khai hoàn thành mục tiêu các chương trình rau an toàn, hoa kiểng, trồng cỏ cao sản giai đoạn 2011 - 2015.

Khuyến khích sử dụng giống lai F1, đảm bảo cung cấp giống chất lượng tốt, hạn chế dần phương thức tự để giống trong nuôi trồng.

Xây dựng và huấn luyện chuyển giao cho người nông dân các cẩm nang về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cho từng loại cây chuyển đổi chủ lực (các loại rau an toàn, hoa - cây kiểng…); cẩm nang kỹ thuật về thiết bị, công nghệ mới như màng phủ, nhà lưới, giống mới, hệ thống tưới tiết kiệm nước, tiêu thoát nước, thu hoạch, bảo quản…

Xây dựng mô hình và xác định các công thức luân canh, xen canh hợp lý cho từng vùng sinh thái, đảm bảo việc tổ chức sản xuất hiệu quả, đáp ứng và phục vụ tốt cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thành phố.

Từng bước mở rộng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).

Thực hiện có hiệu quả dự án nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh sản phẩm trồng trọt và khí sinh học (QSEAP - BPD, vốn vay Ngân hàng Châu Á - ADB), dự án hỗ trợ của tổ chức SIDA (Canada), các mô hình sản xuất nông sản sạch (rau, cây ăn trái).

Hỗ trợ nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch.

4.3. Trong lĩnh vực chăn nuôi:

Ngoài các giải pháp về giống vật nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng năng suất cao, chi phí thấp, phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi gia súc (bò sữa, heo), các vật nuôi khác phù hợp với nông nghiệp đô thị như cá sấu, bò sát … theo hướng chuyên nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải tiến chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thông thoáng và có công trình xử lý chất thải (biogas). Cụ thể:

Cải tiến phương thức chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn trên từng hộ nuôi gia súc, xây dựng cơ cấu đàn hợp lý, thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, có hiệu quả, tăng năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Tăng cường và thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiềm năng di truyền.

Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch, bảo vệ thú y, đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác; xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh; giảm chi phí điều trị, thuốc thú y để góp phần giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương không khuyến khích chăn nuôi gia cầm của thành phố, thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) trong chăn nuôi, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn.

Tiếp tục chiến lược phát triển chăn nuôi, bình ổn giá, dự án nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh (LIFSAP, vốn vay ngân hàng thế giới - WB), dự án đầu tư trại thực nghiệm nuôi bò sữa công nghệ cao hợp tác với Israel.

4.4. Trong lĩnh vực thủy sản:

Ngoài các giải pháp về giống thủy sản, tập trung thực hiện chương trình kinh tế biển và chiến lược biển theo chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, công tác phòng, chống dịch bệnh tôm, kiểm dịch giống thủy sản, cụ thể:

Tiếp tục phát triển nghề nuôi tôm theo quy hoạch và hướng phát triển bền vững, năng suất cao quy trình GAP (tôm sú, tôm thẻ chân trắng); một số đối tượng thủy sản nước lợ, nước mặn tại huyện Nhà Bè, Cần Giờ, nuôi thủy sản nước ngọt ở khu vực kênh Đông Củ Chi, vùng ven sông Sài Gòn (Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức), vùng ven sông Đồng Nai (Quận 9), Bình Chánh.

Phát triển nghề nuôi và dịch vụ cá cảnh; các hình thức nuôi thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp theo mô hình GAP. Đầu tư tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Cần Giờ.

Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm các loại thủy hải sản theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố.

Đầu tư hoàn chỉnh các dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tập trung cho vùng nuôi tôm ở huyện Cần Giờ.

4.5. Trong lĩnh vực lâm nghiệp:

Tổ chức triển khai thực hiện đề án quản lý, bảo vệ, phát triển các loại rừng và mảng xanh thành phố đến năm 2020, đảm bảo mục tiêu tăng độ che phủ rừng (19,1%), độ che phủ rừng và cây xanh đến năm 2015 (trên 40%).

Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng theo các phương án cụ thể.

Thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển hóa rừng, trồng rừng mới; công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng; công tác quản lý giống cây lâm nghiệp, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc rõ ràng để trồng rừng.

4.6. Trong lĩnh vực sản xuất muối:

Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất muối ở huyện Cần Giờ theo hướng ổn định, duy trì ở mức khoảng 1.000 ha; đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng vùng muối xã Lý Nhơn, mở rộng sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên vải bạt.

5. Các giải pháp về xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực:

5.1. Tiếp tục củng cố các chuỗi ngành hàng đã hình thành; xây dựng các chuỗi rau, thịt, thủy sản an toàn, hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời và quyền lợi của các bên liên quan. Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng sản lượng rau quả các hợp tác xã, các tổ hợp tác vào các siêu thị Metro Cash and Carry, Co.op Mart… và tiếp tục mở rộng các sản phẩm khác; từng bước nâng tỉ lệ nông sản tiêu thụ qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị; giảm dần hình thức người nông dân phân phối trực tiếp cho hộ tiêu dùng. Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố, tham gia vào bình ổn giá cả.

5.2. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi… Tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản:

Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thị trường nông sản (phối hợp Sở Công Thương và tiếp tục dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các Trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp... để tiếp nhận thông tin, cung cấp lại thông tin các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã được xử lý.

Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố (ITPC) và Sở Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản của nông dân.

Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện chương trình hỗ trợ, xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản đặc trưng của thành phố như rau an toàn, giống heo hướng nạc, giống bò sữa năng suất cao...; tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm giống, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.

5.3. Nâng cao nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO:

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, nâng cao kỹ năng: tiếp thị, phân phối, nghiên cứu thị trường, quản lý chi tiêu, quản lý nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp; báo cáo chuyên đề về WTO, các cam kết và ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO, các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, các biện pháp tự vệ cần thiết, các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại trong WTO.

Cập nhật, biên tập và in ấn các tài liệu tóm tắt về WTO có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của thành phố để phổ biến đến các đơn vị trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ thành phố đến cơ sở, các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, các hiệp hội chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Duy trì hoạt động chuyên trang về nông thôn mới, nông nghiệp thành phố hội nhập WTO trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phổ biến và cập nhật thường xuyên các thông tin có liên quan đến các cam kết, tác động và chủ trương của thành phố cũng như của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tổ chức nghiên cứu, tham gia các hoạt động khảo sát thị trường và tìm đối tác tiêu thụ nông sản: tập trung vào các thị trường như: Trung Quốc, Mỹ, EU đối với các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của thành phố (cá sấu, hoa, cá cảnh, rau...). Thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của thành phố, của Ngành tại các hội chợ quốc tế và tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Tổ chức nghiên cứu về các tác động cụ thể đối với từng lĩnh vực chuyên ngành, sản phẩm trọng điểm của ngành nông nghiệp khi gia nhập WTO: hoa, cây kiểng, rau an toàn, cá sấu, cá cảnh, tôm sú, heo giống, bò sữa… để điều chỉnh kịp thời chiến lược phát triển các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của thành phố đến 2025 và xây dựng, triển khai chương trình phát triển giai đoạn 2011 - 2015.

Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra, các thông tin về sản phẩm nông nghiệp, về doanh nghiệp, các thông tin dự báo cho các nông hộ, các nhà sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cấp và duy trì hoạt động trang web thông tin nông nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

6. Các giải pháp về vốn - tín dụng - đầu tư:

6.1. Vốn ngân sách:

Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất thành phố để bổ sung và tăng kinh phí phân cấp đầu tư cho các quận, huyện theo chủ trương của Thành ủy (Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy) và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trước mắt là bổ sung vốn, đảm bảo tiến độ đầu tư 6 xã trong chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới và 22 xã bổ sung trong giai đoạn 2011 - 2015, các công trình đê bao phòng, chống triều cường, ngập lụt, kết hợp với giao thông nông thôn.

Tập trung và đầu tư đúng mức để hoàn thành chương trình, dự án cung cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, chương trình vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông; giống mới, giống gốc; đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, trại sản xuất giống…); các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ rừng; quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản…

Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng để thực hiện chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành phố bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; chính sách phát triển cơ giới hóa, điều chỉnh chính sách khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

6.2. Vốn tín dụng, vốn khác:

Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách của thành phố về quản lý, khuyến khích việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư (Dự án phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm đến năm 2010 tầm nhìn năm 2015); về tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng triển khai hình thức vay vốn có thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay; vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, cấp vốn đầu tư để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và thanh toán đúng kỳ hạn.

Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, quỹ của các Hội, đoàn thể; vốn đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn. Tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp bán trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015:

1. Chương trình:

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Chương trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã.

Chương trình quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 - 2015.

Chương trình phát triển bò sữa giai đoạn 2011 - 2015

Chương trình phát triển cá sấu giai đoạn 2011 - 2015.

Chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015.

Các chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2011 - 2015.

Các chương trình phát triển hoa cây kiểng giai đoạn 2011 - 2015.

Các chương trình phát triển cá cảnh giai đoạn 2011 - 2015.

Chương trình phát triển nuôi thủy sản giai đoạn 2011 - 2015.

Chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường.

Chương trình 5 triệu ha rừng: Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mảng cây xanh thành phố.

Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm động, thực vật, thủy sản.

Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc.

Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ sinh học.

Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, giống mới trong nông nghiệp.

Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Chương trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Các đề án:

Đề án hoàn chỉnh, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập nông dân.

Đề án nâng cao năng lực dự báo, phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Đề án ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đề án thiết lập, hoàn chỉnh hệ thống bản đồ phục vụ quản lý, cảnh báo thiên tai, lụt, bão.

Đề án nâng cao năng lực quản lý, kiểm định các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Đề án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

3. Các dự án:

3.1. Tiếp tục, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng:

Trung tâm Công nghệ Sinh học tại quận 12.

Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh - huyện Cần Giờ.

Trung tâm giao dịch, triển lãm nông sản thành phố tại huyện Củ Chi.

Các dự án thủy lợi đê bao ven sông Sài Gòn (Quận 12 - Hóc Môn - Củ Chi, Thủ Đức) Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên….

Dự án đầu tư trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (Israel tài trợ).

Dự án QSEAP - BPD, Lifsap…..

3.2. Triển khai các dự án đầu tư mới:

Dự án nâng cấp đê biển thành phố (theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Các dự án thủy lợi phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các dự án thực hiện quy hoạch thủy lợi, chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án nâng cấp, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp: đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Nông nghiệp (nâng cấp trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp).

Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ.

Các dự án mở rộng các khu nông nghiệp công nghệ cao.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2011 - 2015.

2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cấp thành phố:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố

- Các Phó Trưởng ban: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan…

- Các Ủy viên: lãnh đạo các đơn vị, quận, huyện có sản xuất nông nghiệp

3. Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cấp Huyện:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

- Các Phó Trưởng ban: lãnh đạo các Phòng, ban huyện

- Các Ủy viên: lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể liên quan

4. Cơ quan thường trực: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5. Cơ quan, đơn vị thực hiện:

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất nông nghiệp.

Các doanh nghiệp, hộ nông nghiệp, trang trại.

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Cơ quan phối hợp:

Các Sở, ngành liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Viện Nghiên cứu phát triển…

Các đoàn thể: Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố.

Các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

7. Một số nhiệm vụ cụ thể:

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện liên quan và các doanh nghiệp để triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 theo quyết định phê duyệt; phối hợp với các Sở, ngành, các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị thành phố giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Ủy ban nhân dân quận, huyện có sản xuất nông nghiệp: tổ chức quy hoạch các vùng nông nghiệp ổn định, quy hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, hoàn thành trong năm 2011. Xây dựng cụ thể để triển khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách thành phố cho ngân sách quận, huyện có sản xuất nông nghiệp; phân khai cho các quận, huyện kinh phí hỗ trợ lãi vay để thực hiện Chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cấp bù lãi vay cho các tổ chức, cá nhân vay vốn thực hiện Chương trình chuyển dịch; trình thành phố bố trí dự toán kinh phí sự nghiệp cho các đơn vị liên quan đảm bảo tiến độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn 2011 - 2015./.

 

BIỂU 1: CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả
2006 - 2010

Kế hoạch
 2011 - 2015

1

Tốc độ tăng trưởng bình quân

 

 

 

 

Giá trị gia tăng

%/năm

5

5

 

Giá trị sản xuất

%/năm

6

6

2

Cơ cấu giá trị sản xuất

%

100

100

 

Trồng trọt

 

26,2

26,0

 

Chăn nuôi

%

44,6

39,0

 

Lâm nghiệp

%

1,0

1,2

 

Thủy sản

%

19,1

19,0

 

Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp

%

9,1

14,8

 

-  Nông lâm nghiệp

%

6,8

11,0

 

-  Thủy sản

%

2,2

3,8

3

Giá trị sản xuất bình quân

Tr đồng/ha/năm

155

220

4

Diện tích trồng rau

Ha

3.000

5.630

5

Diện tích trồng hoa kiểng

Ha

1.910

2.100

6

Nuôi thủy sản

 

10.004

8.600

 

Diện tích nuôi nước ngọt

Ha

1.604

1.400

 

Diện tích nuôi nước lợ, mặn

Ha

8.400

7.200

 

Trong đó: nuôi tôm

Ha

5.400

5.400

 

              Cá cảnh

Tr con

60

200

 

              nuôi thủy sản khác

Ha

3.000

1.800

7

Chăn nuôi

 

 

 

 

Đàn bò sữa

Con

79.800

82.100

 

Đàn heo

Con

343.000

304.000

 

Cá sấu

Con

170.000

190.000

8

Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn ngoại thành

%

97

100

9

Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh

%

39,2

40

 

Tỉ lệ che phủ rừng (bao gồm cây lâm nghiệp)

%

18,6

19,1

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 13/2011/QĐ-UBND ngày 09/03/2011 phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.607

DMCA.com Protection Status
IP: 44.200.122.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!