Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1238/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Nguyễn Văn Vĩnh
Ngày ban hành: 01/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1238/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 01 tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN, ĐỒ VẬT TRÔI DẠT VÀO BỜ BIỂN HOẶC ĐƯỢC NGƯ DÂN CỨU, VỚT ĐƯA VÀO BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý đối với người, phương tiện nước ngoài bị nạn, đồ vật trôi dạt vào bờ biển hoặc được ngư dân cứu, vớt đưa vào bờ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3839/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy chế phối hợp xử lý đối với việc người, phương tiện nước ngoài bị nạn, đồ vật trôi dạt vào bờ biển hoặc được ngư dân cứu, vớt đưa vào bờ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT, các PCT;
- VP.UBND: CVP, các PCVP, các phòng nghiên cứu
- Lưu: VT, NV (Phong).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vĩnh

QUY CHẾ

PHỐI HỢP XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN, ĐỒ VẬT TRÔI DẠT VÀO BỜ BIỂN HOẶC ĐƯỢC NGƯ DÂN CỨU, VỚT ĐƯA VÀO BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1238/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp xử lý đối với người, phương tiện nước ngoài bị nạn, đồ vật trôi dạt vào bờ biển hoặc được ngư dân cứu, vớt đưa vào bờ.

Quy chế này áp dụng đối với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động phối hợp.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

Phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành có liên quan dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đề cao tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

Điều 3. Hình thức phối hợp

1. Trao đổi và cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương bằng văn bản.

2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

3. Thông qua các hội nghị sơ kết và tổng kết hàng tháng, quý, năm.

4. Thông qua quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

5. Các hình thức phối hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

PHỐI HỢP XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN, ĐỒ VẬT TRÔI DẠT VÀO BỜ BIỂN HOẶC ĐƯỢC NGƯ DÂN CỨU, VỚT ĐƯA VÀO BỜ

Điều 4. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

1. Đối với người, phương tiện nước ngoài bị nạn trôi dạt

a) Công tác chuẩn bị:

- Khi tiếp nhận thông tin về việc có người, phương tiện nước ngoài bị nạn trôi dạt trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh báo cáo nhanh thông tin ban đầu về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để chỉ đạo xử lý, đồng thời thông báo đến Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho và các sở, ngành, địa phương có liên quan biết để chủ động trong việc phối hợp thực hiện các công việc như chuẩn bị địa điểm, phương tiện, cơ sở vật chất, y tế, phiên dịch để tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, đề xuất xử lý theo quy định.

- Thường xuyên liên lạc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để nam thông tin về người, phương tiện nước ngoài bị nạn trôi dạt trên biển và đề nghị sớm đưa người bị nạn vào bờ (đối với trường hợp ngư dân cứu, vớt được trên biển nhưng vì lý do khách quan chưa đưa vào bờ ngay được).

b) Tiếp nhận và điều tra ban đầu

- Khi người, phương tiện bị nạn được đưa vào bờ hoặc phát hiện trôi dạt vào bờ phải tổ chức kiểm tra sơ bộ và tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

- Bố trí nơi ăn, nghỉ và quản lý tạm thời đối với người bị nạn. Đối với phương tiện bị nạn, tạm giữ và bảo quản tại đơn vị trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hoặc cho đến khi bàn giao lại cho phía nước ngoài.

- Đối với người bị bệnh, yếu, bị thương phải tổ chức ngay việc chăm sóc y tế.

- Phối hợp ngành y tế kiểm tra người bị nạn phát hiện bệnh truyền nhiễm để có kế hoạch quản lý, điều trị phù hợp.

- Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý vụ việc, bao gồm:

+ Biên bản tiếp nhận người, phương tiện bị nạn (kể cả trường hợp phát hiện trôi dạt vào bờ) (Mẫu số 1);

+ Lập danh sách người nước ngoài bị nạn (Mẫu số 2);

+ Biên bản kiểm kê tài sản cá nhân, giấy tờ của người bị nạn (Mẫu số 3);

+ Biên bản kiểm tra phương tiện (Mẫu số 4);

+ Yêu cầu thuyền trưởng tàu phát hiện, cứu, vớt hoặc người phát hiện trôi dạt vào bờ và người bị nạn viết bản tường trình, làm rõ quá trình phát hiện, cứu vớt, khu vực phát hiện, nguyên nhân bị nạn... (đối với người bị nạn yêu cầu có nội dung đề đạt nguyện vọng với cơ quan thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện giúp đỡ về chăm sóc y tế, ăn nghỉ, sửa chữa phương tiện, trao trả về nước,...);

+ Biên bản ghi lời khai người bị nạn và thuyền trưởng (thuyền viên) trực tiếp phát hiện, tham gia cứu, vớt nạn nhân;

+ Báo cáo kết luận điều tra và hướng đề xuất xử lý về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Tổng hợp các chi phí liên quan (trừ phần cứu nạn và chăm sóc y tế).

- Tiến hành bàn giao người bị nạn cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (kèm theo hồ sơ) để chăm sóc, nuôi dưỡng trong quá trình chờ liên hệ phía nước ngoài tiếp nhận người.

- Đối với trường hợp xảy ra người chết

+ Trường hợp đã xác minh được nhân thân của người bị nạn, báo ngay Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam đối với việc xử lý thi hài.

+ Trường hợp khó xác minh nhân thân do không có giấy tờ tùy thân hoặc tình trạng thi thể bị phân hủy nặng, thông báo ngay Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh thông báo cơ quan đại diện nước ngoài phối hợp xác minh.

c) Xử lý

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành các công việc tiếp theo:

- Trường hợp kết luận người, phương tiện nước ngoài bị nạn thông thường:

Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam để sớm hoàn chỉnh các thủ tục trong việc đưa người bị nạn về nước (đường bộ, đường không hoặc đường biển) cũng như hoàn trả phương tiện cho chủ sở hữu; Đồng thời, phối hợp tổ chức bàn giao người, phương tiện theo quy định.

- Trường hợp kết luận nguyên nhân người, phương tiện nước ngoài bị nạn có nhiều nghi vấn cần phải điều tra làm rõ:

+ Sau khi có chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển giao người, phương tiện bị nạn, tài sản cá nhân, hồ sơ vụ việc cho Công an tỉnh tiếp tục quản lý, điều tra (Mẫu số 6);

+ Phối hợp với Công an tỉnh trong quá trình điều tra và thống nhất nội dung tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý, giải quyết.

- Đối với trường hợp xảy ra người chết

+ Đối với trường hợp người chết xác định được nhân thân (có giấy tờ tùy thân) tổ chức chuyển thi hài đến cơ sở y tế hoặc nhà tang lễ có thiết bị bảo quản để lưu giữ và phối hợp tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo trên cơ sở đề nghị từ phía cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.

+ Trường hợp người chết khó xác minh nhân thân do không có giấy tờ tùy thân hoặc tình trạng thi thể bị phân hủy nặng, trên cơ sở kết quả trao đổi thông tin giữa Văn phòng UBND tỉnh với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cơ quan liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tiến hành thu thập các mẫu vật liên quan có thể xác định danh tính nạn nhân thông qua phân tích ADN (tóc, móng tay,...), lập biên bản trước khi bàn giao thi thể cho chính quyền địa phương cấp huyện (nơi phát hiện và tiếp nhận thi thể ban đầu).

2. Đối với phương tiện nước ngoài và đồ vật vô chủ trôi dạt

a) Trường hợp phương tiện, đồ vật trôi dạt có giá trị lớn và chưa có dấu hiệu nghi vấn đến an ninh quốc gia:

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh báo cáo nhanh thông tin ban đầu về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để chỉ đạo xử lý và tổ chức tiếp nhận, lưu giữ phương tiện, đồ vật (Mẫu số 7);

b) Trường hợp phương tiện, đồ vật trôi dạt có giá trị nhỏ và chưa phát hiện có dấu hiệu nghi vấn đến an ninh quốc gia do ngư dân vớt và tự quản lý chờ xử lý:

Hướng dẫn ngư dân, người tìm thấy (người trực tiếp cứu, vớt phương tiện nước ngoài, đồ vật trôi dạt) thông báo cho Ủy ban nhân dân xã (hoặc đồn Biên phòng, Cảng vụ gần nhất) về các thông tin ban đầu như địa điểm phát hiện, cứu, vớt, đặc điểm nhận dạng ban đầu của phương tiện, đồ vật trôi dạt.

c) Xử lý

- Trường hợp phương tiện, đồ vật có giá trị lớn:

+ Tổ chức xác minh, điều tra làm rõ về chủ sở hữu phương tiện, đồ vật trôi dạt theo quy định;

+ Nếu xác định được chủ sở hữu thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) chỉ đạo giải quyết và trả phương tiện, đồ vật cho chủ sở hữu (theo Mẫu số 8);

+ Trường hợp không xác định được chủ sở hữu, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối, chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản. Nếu chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản chìm đắm trong thời hạn theo quy định thì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định.

- Trường hợp phương tiện, đồ vật có giá trị nhỏ:

+ Tham mưu cho chính quyền địa phương giao cho người vớt được hoặc cơ quan chức năng quản lý chờ xử lý (có lập biên bản);

+ Tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức xử lý tài sản theo quy định hoặc quyết định giao cho người vớt được hoặc cơ quan chức năng quản lý, sử dụng.

d) Trường hợp phương tiện, đồ vật vô chủ trôi dạt có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến an ninh, quốc phòng, di sản văn hóa tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo bàn giao cho cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.

3. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và quy trình xử lý vụ việc được quy định tại Khoản 1, 2, Điều 3 của Quy chế này.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tiếp nhận công dân nước ngoài bị nạn được cứu vớt (kèm theo thông tin về nhân thân, tình hình về sức khoẻ, có bị bệnh lây nhiễm hay không,...) và bố trí lưu trú tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, quản lý người bị nạn trong khi chờ các cơ quan hữu quan của tỉnh xác minh và liên hệ với phía nước ngoài để đưa công dân bị nạn của họ về nước. Trường hợp người bị nạn tiếp nhận có nhiều nghi vấn cần phải điều tra, làm rõ thì chuyển giao người, tài sản cá nhân cho Công an tỉnh để tiếp tục quản lý, điều tra.

2. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu (đồ ăn, thức uống, quần áo và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác) cho công dân nước ngoài bị nạn được cứu.

3. Cung cấp các chứng từ, hóa đơn về chi phí hỗ trợ công dân nước ngoài bị nạn được cứu vớt cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao phía nước ngoài (nếu có).

4. Chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh hoàn thành các thủ tục pháp lý trong việc bàn giao công dân nước ngoài cho đại diện cơ quan ngoại giao của phía nước ngoài mà đối tượng đó mang quốc tịch để tiếp nhận lại công dân của họ.

a) Biên bản bàn giao người (mẫu số 5);

b) Thông tin chi tiết về nhân thân người được cứu nạn (mẫu số 2);

c) Phiếu sức khoẻ hoặc xác nhận sức khoẻ trong giấy ra viện của người bị nạn do cơ quan y tế hoặc bệnh viện cấp trong quá trình điều trị (nếu có);

d) Chi phí thực tế cho việc chăm sóc người được cứu nạn để làm cơ sở thanh toán với phía nước ngoài. Trường hợp phía nước ngoài đề nghị hỗ trợ các chi phí liên quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

Điều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan xác minh thông tin về nhân thân của người bị nạn như: Họ, tên, năm sinh, quốc tịch, giới tính, số hộ chiếu, chứng minh thư, địa chỉ cư trú, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh bị nạn, ngày giờ, địa điểm, tọa độ bị nạn,...; theo dõi, quản lý người bị nạn trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh xác minh và liên hệ với phía nước ngoài để đưa công dân bị nạn về nước (khi có yêu cầu).

2. Phối hợp cùng với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức bàn giao công dân nước ngoài bị nạn cho phía nước ngoài sau khi phía nước ngoài hoàn tất các thủ tục, hồ sơ xuất cảnh liên quan và sau khi nhận được thông báo từ phía nước ngoài về việc đưa công dân của họ về nước.

- Tổ chức tiếp nhận lại người, phương tiện bị nạn, tài sản cá nhân, hồ sơ vụ việc do Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh bàn giao để tiếp tục quản lý, điều tra trong trường hợp kết luận của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh xác định nguyên nhân người, phương tiện nước ngoài bị nạn có nhiều nghi vấn cần phải điều tra làm rõ.

- Đối với trường hợp người chết khó xác minh nhân thân do không có giấy tờ tùy thân hoặc tình trạng thi thể bị phân hủy nặng, phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện các việc sau: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tiến hành thu thập các mẫu vật liên quan có thể xác định danh tính nạn nhân thông qua phân tích ADN (tóc, móng tay,...), lập biên bản trước khi bàn giao thi thể cho chính quyền địa phương cấp huyện (nơi phát hiện và tiếp nhận thi thể ban đầu)

Điều 7. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Là cơ quan đầu mối, tổng hợp thông tin từ các cơ quan, đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung liên quan đến vụ việc.

2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc phiên dịch, xác minh thông tin công dân nước ngoài, phương tiện nước ngoài bị nạn, đồ vật trôi dạt vào bờ biển,...

3. Trao đổi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam thông tin về nhân thân của nạn nhân như: Họ, tên, năm sinh, quốc tịch, giới tính, số hộ chiếu, chứng minh thư, địa chỉ cư trú, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh bị nạn, ngày giờ, địa điểm, tọa độ bị nạn,... để phía nước ngoài thu xếp tiếp nhận công dân của mình cũng như việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tiến hành thu thập các mẫu vật liên quan có thể xác định danh tính nạn nhân thông qua phân tích ADN (tóc, móng tay,...) trong trường hợp nạn nhân được cứu, vớt bị chết nhưng không không có giấy tờ tùy thân hoặc tình trạng thi thể bị phân hủy nặng.

4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan hoàn thành các thủ tục pháp lý trong việc bàn giao và phối hợp tiến hành bàn giao công dân nước ngoài bị nạn cho đại diện cơ quan ngoại giao của phía nước ngoài.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Y tế

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh) hỗ trợ chăm sóc y tế cần thiết cho công dân nước ngoài bị nạn được cứu, vớt khi có yêu cầu.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho người nước ngoài bị nạn được cứu vớt, khi có đề nghị hỗ trợ kinh phí của phía nước ngoài.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi với Bộ Giao thông vận tải xử lý các sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban ngành có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành tỉnh báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Mẫu số 1

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

TIẾP NHẬN NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN TRÔI DẠT VÀO VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Có sự chứng kiến của ông (bà): ……………………………………… Sinh năm: …………….

Số CMND: ………………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: ………………….

Nghề nghiệp: …………………… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………..

Tiến hành lập biên bản tiếp nhận người, phương tiện nước ngoài trôi dạt vào vùng biển Việt Nam (có danh sách kèm theo) được ………………………… phát hiện, cứu vớt đưa vào bờ như sau:

Tình trạng sức khỏe ban đầu của người bị nạn:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tình trạng phương tiện bị nạn (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tóm tắt quá trình phát hiện và tổ chức cứu vớt người, phương tiện bị nạn:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc lúc …… giờ …… cùng ngày, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành ……… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên giao

Bên nhận
(Tổ trưởng Tổ tiếp nhận)



Người chứ kiến

Đại diện người bị nạn



Mẫu số 2

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

DANH SÁCH

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN TRÔI DẠT VÀO VÙNG BIỂN VIỆT NAM

(kèm theo BB tiếp nhận người, phương tiện nước ngoài bị nạn số …… ngày …… tháng …… năm ………)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nam (nữ)

Quốc tịch

Chức vụ trên tàu

Trú quán

Số hộ chiếu (CMT)

Tổng cộng: ……… Nam, ……… Nữ

Danh sách được lập lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ……………………………

Tại: …………………………………………………………………………………………………….

Người lập danh sách

Đại diện người bị nạn



Phiên dịch

Mẫu số 3

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

KIỂM KÊ TÀI SẢN CÁ NHÂN, GIẤY TỜ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Có sự chứng kiến của ông (bà): ……………………………………… Sinh năm: …………….

Số CMND: ………………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: ………………….

Nghề nghiệp: …………………… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………..

Tiến hành lập biên bản kiểm kê tài sản cá nhân, giấy tờ của ………………………… quốc tịch ………………………… bị nạn trôi dạt vào vùng biển Việt Nam được ……………………………………… phát hiện, cứu vớt đưa vào bờ ngày …… tháng …… năm ……… như sau:

TT

Tên tài sản

Ký hiệu, mã số

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

Đã tiến hành kiểm kê xong lúc ... giờ .... phút, ngày ……/……/……… gồm ……… khoản.

Giao cho ………………………………………………………………………………… quản lý.

Biên bản kết thúc lúc ……………, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành bản có giá trị pháp lý như nhau.

Tổ trưởng Tổ tiếp nhận



Người bị nạn

Người chứng kiến



Phiên dịch

Mẫu số 4

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN TRÔI DẠT

(kèm theo BB tiếp nhận phương tiện số …… ngày …… tháng …… năm ……)

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Có sự chứng kiến của ông (bà): ……………………………………… Sinh năm: …………….

Số CMND: ………………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: ………………….

Nghề nghiệp: …………………… Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………..

Tiến hành lập biên bản kiểm tra phương tiện trôi dạt trên biển được ……………………………………… phát hiện, cứu vớt đưa vào bờ ngày tháng năm như sau:

1. Tên, biển số đăng ký phương tiện ……………………………………………………………

2. Kết quả kiểm tra:

TT

Thống kê trang thiết bị, tài sản trên phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Đặc điểm

Ký hiệu

Chất lượng

Ghi chú

Biên bản kiểm tra kết thúc lúc …… giờ, ……… ngày …… tháng …… năm ……… thống kê gồm ……… khoản, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành ……… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện Tổ kiểm tra



Đại diện phương tiện bị nạn

Người chứng kiến



Phiên dịch

Mẫu số 5

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

BÀN GIAO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN TRÔI DẠT VÀO VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên giao

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Bên nhận

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Hai bên thống nhất tiến hành lập Biên bản bàn giao người nước ngoài bị nạn trôi dạt vào vùng biển Việt Nam vào ngày …… tháng …… năm ……… như sau:

1. Về người

Tổng số: ……… người (Nam: ……… Nữ: ……… Trẻ em: ………)

Cùng toàn bộ tư trang cá nhân (có danh sách và bản kê TS cá nhân kèm theo).

2. Về hồ sơ

Gồm ……… bản ……… trang (bao gồm: ………………………………………………………..)

3. Tóm tắt diễn biến quá trình bị nạn và công tác cứu nạn của Việt Nam

…………………………………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên giao



Phiên dịch

Bên nhận

Mẫu số 6

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

BÀN GIAO NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NẠN

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên giao

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Bên nhận

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Tiến hành lập Biên bản giao, nhận người, phương tiện nước ngoài bị nạn trôi dạt vào vùng biển Việt Nam vào ngày …… tháng …… năm ……… như sau:

1. Về người

Tổng số: ……… người (Nam: ……… Nữ: ……… Trẻ em: ………)

Cùng toàn bộ tư trang cá nhân (có Biên bản kiểm kê tài sản và giấy tờ của người bị nạn kèm theo).

2. Về phương tiện (có phụ lục kèm theo).

3. Về hồ sơ

Gồm ……… bản ……… trang (bao gồm: ………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………)

Biên bản kết thúc lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ……… đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên giao



Bên nhận

Lưu ý: Biên bản này dùng để bàn giao người nước ngoài bị nạn cho cơ quan Công an địa phương.

Mẫu số 7

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ VẬT VÔ CHỦ TRÔI DẠT TRÊN BIỂN

Hôm nay vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên giao

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Bên nhận

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Có sự chứng kiến của ông (bà): ……………………………………… Sinh năm: …………….

Số CMND: ………………………… Nơi cấp: …………………… Ngày cấp: ………………….

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………..……………………………………..

Tiến hành lập biên bản tiếp nhận phương tiện, đồ vật vô chủ trôi dạt trên biển được ………………………… phát hiện, cứu vớt đưa vào bờ như sau:

TT

Tên phương tiện, đồ vật

Đặc điểm, tình trạng của phương tiện, đồ vật

Ghi chú

Tổng số …… phương tiện, đô vật, trong khi chờ cơ quan chức năng giải quyết, xử lý, giao cho ……………………………………… quản lý, trông coi, bảo quản.

Biên bản kết thúc lúc …… giờ …… cùng ngày, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản.

Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên giao



Người chứng kiến

Bên nhận

Mẫu số 8

…………………………
…………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB

…………, ngày …… tháng …… năm 20…

BIÊN BẢN

BÀN GIAO PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ VẬT VÔ CHỦ TRÔI DẠT TRÊN BIỂN

Hôm nay vào …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………

Tại ……………………………………………………………………………………………………

Đã tiến hành bàn giao phương tiện, đồ vật trôi dạt vào vùng biển Việt Nam ……………………… được phát hiện, cứu kéo đưa vào bờ ngày …… tháng …… năm ………

Bên giao

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

Bên nhận

1. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

2. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

3. ………………………… Cấp bậc ……………… Chức vụ …………… Đơn vị ……………..

NỘI DUNG BÀN GIAO NHƯ SAU

1. Về phương tiện, đồ vật vô chủ trôi dạt

- Tổng số …………… phương tiện, đồ vật vô chủ trôi dạt (có Biên bản kiểm tra phương tiện, đồ vật kèm theo).

- Đặc điểm, tình trạng của phương tiện, đồ vật:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Về hồ sơ

Gồm ……… bản ……… trang (bao gồm: ………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Bên giao đã giao đủ, bên nhận đã nhận đủ các nội dung được ghi trong biên bản.

Biên bản kết thúc lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm, đã đọc lại cho những người có mặt nghe và nhất trí với nội dung biên bản. Biên bản này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên giao



Bên nhận

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1238/QĐ-UBND ngày 01/06/2023 về Quy chế phối hợp xử lý đối với người, phương tiện nước ngoài bị nạn, đồ vật trôi dạt vào bờ biển hoặc được ngư dân cứu, vớt đưa vào bờ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


570

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.104.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!