BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1206/QĐ-BNN-TY
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 4 năm
2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA GIÁM SÁT BỆNH CÚM GIA CẦM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP
ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thú
y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình
quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- UBND các tỉnh, TP;
- Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục;
- Các Vụ: HTQT, PC, KH, TC, KHCN&MT;
- Sở NN&PTNT, CCTY/CCCN&TY các tỉnh, TP;
- Các cơ sở, doanh nghiệp và Hiệp hội có liên quan;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TY.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
CHƯƠNG TRÌNH
QUỐC
GIA GIÁM SÁT BỆNH CÚM GIA CẦM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07/4/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG
Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm
tra công tác giám sát Cúm gia cầm thường xuyên, hiệu quả trong phạm vi cả nước,
trong đó tập trung đối với các địa phương có chuỗi sản xuất
gia cầm xuất khẩu, bảo đảm an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với Cúm gia cầm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi
trong việc xuất khẩu thịt gà chế biến của Việt Nam đi các nước trên thế giới.
Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố nơi có chuỗi sản xuất gia cầm xuất
khẩu căn cứ các nội dung kỹ thuật trong Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm
gia cầm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện giám sát Cúm gia cầm theo chuỗi sản xuất gia cầm
xuất khẩu của địa phương.
Cơ sở sản xuất gia cầm xuất khẩu căn
cứ các nội dung kỹ thuật trong Chương trình quốc gia giám
sát bệnh Cúm gia cầm để xây dựng và bố trí kinh phí giám sát Cúm gia cầm tại cơ
sở.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giám sát phát hiện sớm ổ dịch và sự
lưu hành của vi rút cúm để cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nguy cơ mất
vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ vi rút cúm xâm nhập vào Việt Nam; từ đó hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm tại Việt Nam,
góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm cho người,
thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch
Cúm gia cầm
100% các ổ dịch trên đàn gia cầm nuôi
có dấu hiệu mắc bệnh Cúm được phát hiện và báo cáo cho cơ
quan thú y kịp thời.
b) Giám sát lưu hành của vi rút Cúm
gia cầm
- 100% đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh
Cúm gia cầm được lấy mẫu, xét nghiệm vi rút Cúm và tác nhân gây bệnh khác;
- 100% số tỉnh trọng điểm chăn nuôi
gia cầm thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại các chợ buôn bán gia cầm sống để xét
nghiệm vi rút;
- 100% số tỉnh có chuỗi sản xuất gia
cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm trên đàn gia cầm nuôi tại khu vực xung quanh trại nuôi gia cầm giống, gia cầm thịt của chuỗi sản xuất;
- 100% công ty có chuỗi sản xuất gia
cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát tại tất cả các công
đoạn của chuỗi sản xuất (gia cầm giống, ấp nở con giống, nuôi thịt, giết mổ, chế
biến);
- 100% trại nuôi gia cầm giống (do
Trung ương và địa phương quản lý) tại các tỉnh có chuỗi sản
xuất gia cầm xuất khẩu được giám sát định kỳ bệnh Cúm gia cầm theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT);
- 100% các cơ sở an toàn dịch bệnh đối
với bệnh Cúm gia cầm được giám sát định kỳ bệnh Cúm gia cầm
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT);
c) Giám sát phát hiện vi rút Cúm gia
cầm xâm nhập vào Việt Nam
- Tất cả các tỉnh biên giới được giám
sát vi rút Cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống, điểm tập trung gia cầm, đàn gia cầm nhập
lậu;
- Các lô hàng sản phẩm gia cầm nhập khẩu
được lấy mẫu, giám sát vi rút Cúm gia cầm theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
d) Giám sát huyết thanh học
Các tỉnh có chuỗi
sản xuất gia cầm xuất khẩu thực hiện giám sát huyết thanh học (đánh giá hiệu quả
sau tiêm phòng hoặc đánh giá lưu hành huyết thanh) như một biện pháp giám sát
thay thế giám sát lưu hành vi rút.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tăng cường năng lực cho hệ thống
giám sát
a) Về năng lực
chuyên môn
- Tất cả 07 Cơ quan Thú y vùng và 63
Chi cục Thú y/ Chăn nuôi và Thú y (sau đây gọi chung là Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh) có cán bộ dịch
tễ được tập huấn kiến thức chuyên môn về giám sát bệnh trên gia cầm, kỹ năng điều tra ổ dịch;
- Tất cả các phòng xét nghiệm thú y
có thực hiện phép thử xét nghiệm Cúm gia cầm được tập huấn, kiến thức về xét
nghiệm bệnh, gia cầm.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành, thú y
cấp tỉnh, tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn về chẩn đoán bệnh, lấy mẫu,
giám sát bệnh Cúm gia cầm cho hệ thống
thú y của địa phương.
- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn chuẩn
ở mức cơ bản (cho cán bộ cấp xã, cấp huyện) và mức chuyên sâu (cho cán bộ cấp tỉnh,
vùng, Trung ương).
- Cấp Trung ương và cấp tỉnh: Hằng
năm tổ chức lập huấn cho cán bộ chủ lực cấp trung ương hoặc cấp tỉnh (ToT) về bệnh
và chẩn đoán xét nghiệm bệnh; một số quy định pháp lý về phòng chống dịch bệnh,
giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh; phân tích số liệu dịch tễ, bao gồm cả số
liệu giám sát.
- Cấp huyện và xã: Hằng năm tổ chức tập
huấn các kỹ năng cơ bản về bệnh, chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp phòng chống;
một số quy định pháp lý về phòng chống dịch bệnh, giám sát, điều tra và xử lý dịch
bệnh cơ bản cho nhân viên thú y cấp huyện, cấp xã. Số lượng
lớp tập huấn do địa phương tự quyết định dựa trên nhu cầu thực tế.
- Đối tượng tập huấn: Tất cả các đối
tượng được giao nhiệm vụ có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật từ trung ương đến địa phương.
b) Về hệ thống
xét nghiệm
- Tất cả các phòng xét nghiệm của cơ
quan thú y và các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất thịt gà
xuất khẩu được đầu tư trang thiết bị, nguyên vật liệu và
hóa chất, sẵn sàng phục vụ công tác xét nghiệm bệnh Cúm
gia cầm, Niu-cát-xơn, Tụ huyết trùng gia cầm, Gum-bô-rô,
Salmonellosis;
- Chuẩn hóa các phép thử sử dụng
trong xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Tụ huyết
trùng gia cầm, Gum-bô-rô, Salmonellosis;
- Đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm của nhà nước, các doanh nghiệp để được chỉ định theo quy
định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT hoặc đạt chuẩn ISO 17025.
- Đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các
phòng thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
hoặc đạt chuẩn ISO 17025.
- Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ
sung hoặc ban hành mới các quy trình chẩn đoán xét nghiệm
các bệnh nguy hiểm trên gia cầm (Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn,
Tụ huyết trùng gia cầm, Gum-bô-rô, Salmonellosis,..).
- Tổ chức đánh giá, hướng dẫn các địa
phương, phòng thử nghiệm thống nhất sử dụng các quy trình
chẩn đoán xét nghiệm các bệnh trên gia cầm (Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Tụ huyết trùng gia cầm, Gum-bô-rô, Salmonellosis,..).
- Tăng cường các hoạt động thử nghiệm
liên phòng (PT).
2. Giám sát Cúm gia cầm
a) Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch
Cúm gia cầm trên gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi và
chim hoang dã
Cơ quan chuyên ngành thú y của địa
phương phối hợp với chính quyền địa phương, người chăn
nuôi gia cầm xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giám sát, phát hiện, báo
cáo, lấy mẫu xét nghiệm đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi, chim hoang dã
nghi bị mắc bệnh Cúm gia cầm cũng như các bệnh nguy hiểm khác trên gia cầm.
b) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các chợ buôn bán gia cầm sống
Cục Thú y phối hợp với các địa phương
xây dựng, triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm tại các
chợ buôn bán gia cầm sống của một số tỉnh trọng điểm, tỉnh có chuỗi sản xuất
gia cầm để xuất khẩu.
c) Giám sát lưu hành vi rút Cúm trên
đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất
Cơ quan thú y địa phương xây dựng kế
hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút Cúm trên đàn gia cầm
nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất của các công ty có nhu cầu xuất khẩu sản
phẩm chăn nuôi.
d) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
cơ sở ấp nở gia cầm phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm
Chủ cơ sở ấp nở gia cầm phục vụ chuỗi
sản xuất gia cầm để xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động
giám sát lưu hành vi rút Cúm và giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu
của nước nhập khẩu) tại cơ sở ấp nở.
đ) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở sản xuất gia cầm giống phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm
- Chủ cơ sở sản xuất gia cầm giống
xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát định kỳ lưu hành vi rút
Cúm theo quy định của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
- Chủ cơ sở sản xuất gia cầm giống phục
vụ chuỗi sản xuất gia cầm để xuất khẩu thực hiện giám sát một số bệnh gia cầm
khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu).
e) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục
vụ chuỗi sản xuất gia cầm để xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt
động giám sát lưu hành vi rút Cúm;
- Thực hiện giám sát một số bệnh gia
cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu)
f) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm phục vụ chuỗi sản xuất gia
cầm
- Chủ cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm
phục vụ xuất khẩu xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt
động giám sát lưu hành vi rút Cúm;
- Thực hiện giám sát một số bệnh gia
cầm khác (theo yêu cầu của nước nhập khẩu).
g) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở ATDB
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm xây dựng
kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi
rút Cúm theo quy định của Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
- Chủ cơ sở ATDB phục vụ xuất khẩu thực
hiện giám sát một số bệnh gia cầm khác (theo yêu cầu của
nước nhập khẩu).
h) Giám sát huyết thanh học
- Cơ quan thú y địa phương xây dựng kế
hoạch và triển khai các hoạt động giám sát huyết thanh học đối với gia cầm nuôi
nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất của các công ty nhằm đánh giá hiệu quả sau
tiêm phòng (áp dụng đối với trường hợp tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm);
- Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm xây dựng
kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát huyết thanh học nhằm đánh giá tỷ
lệ lưu hành huyết thanh (áp dụng đối với trường hợp không tiêm phòng vắc xin và
không thực hiện giám sát vi rút).
i) Giám sát phát hiện vi rút Cúm gia cầm
xâm nhập vào Việt Nam
Cục Thú y phối hợp với cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, triển khai các hoạt động giám sát
phát hiện vi rút Cúm gia cầm xâm nhập vào trong nước. Địa bàn giám sát tại các
tỉnh biên giới phía Bắc trên đàn gia cầm nhập lậu hoặc điểm
thu gom gia cầm sống gần biên giới.
3. Giám sát bệnh Cúm gia cầm tại
cơ sở
- Các cơ sở theo dõi, ghi chép thông
tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất con giống, gia cầm nuôi thương phẩm (bao gồm tình hình sản xuất, dịch bệnh, sử
dụng thuốc thú y, hóa chất khử trùng,
sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh).
- Khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh phải
kịp thời báo cáo cho nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để thực hiện các biện pháp
phòng chống theo quy định.
4. Về
cơ chế, chính sách
- Đề xuất cơ chế, chính sách liên kết
chuỗi để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh và xuất khẩu.
- Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết
tiêu thụ sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, chăn nuôi gia cầm, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu.
- Kinh phí của Nhà nước sẽ được sử dụng
để thông tin tuyên truyền, hội thảo, tập huấn, đầu tư nâng cấp, duy trì hoạt động
của hệ thống thú y để thực hiện giám sát, tổ chức giám sát chủ động, công nhận
cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.
- Kinh phí Nhà nước đảm bảo hỗ trợ một
phần cho việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm nuôi
nhỏ lẻ cho mục đích xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp, trang trại nuôi
gia cầm chịu trách nhiệm về kinh phí thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một
số bệnh nguy hiểm trên gia cầm nuôi của trang trại.
- Các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản
xuất gia cầm phục vụ xuất khẩu chịu trách nhiệm về kinh phí thực hiện giám sát
bệnh Cúm gia cầm và một số bệnh nguy hiểm trên gia cầm theo yêu cầu của nước nhập
khẩu.
5. Truyền thông
- Tổ chức tuyên truyền về nội dung của
Chương trình, đặc biệt là mục tiêu của Chương trình và những lợi ích mà Chương
trình có thể mang lại;
- Tăng cường thông tin tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch bệnh
trên gia cầm cho mọi đối tượng chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển gia cầm,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, cơ sở nuôi gia cầm thương phẩm và
cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm.
- Người nuôi gia cầm nhỏ lẻ: Tăng cường nuôi an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học;
- Các trang trại nuôi gia cầm: Khuyến
khích tham gia thực hiện Chương trình hoặc xây dựng cơ sở
ATDB;
- Người buôn bán, vận chuyển gia cầm:
Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, thực hiện các biện pháp
an toàn sinh học để hạn chế làm phát sinh và lây lan dịch bệnh;
- Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất,
kinh doanh, ấp nở con giống, các cơ sở nuôi gia cầm thương
phẩm, các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tuân thủ các quy
định của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường.
6. Hợp tác quốc tế
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO, WB, USAID, USCDC,..), các nước hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam
trong việc kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của
gia cầm, các bệnh truyền lây giữa động vật và người;
- Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức
các hoạt động như: (1) Giám sát, xây dựng và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh,
phục vụ xuất khẩu; (2) Trao đổi và thống nhất với các cơ
quan thú y có thẩm quyền của các nước về các yêu cầu vệ
sinh thú y để hướng dẫn cơ sở của Việt Nam thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Cục Thú y
- Chủ trì tham mưu cho Bộ trực tiếp
ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế,
chính sách để thực hiện Chương trình.
- Chủ trì triển khai các hoạt động của
Chương trình và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện các quy định của
Chương trình.
- Tổ chức lưu trữ
các kết quả giám sát và thông tin dịch tễ có liên quan.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả
thực hiện Chương trình hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Chủ trì tổ chức các đoàn thanh tra,
kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương và
doanh nghiệp.
- Chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo
để đánh giá các hoạt động của Chương trình; tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện
Chương trình.
2. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
phân công, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng các văn bản hướng
dẫn, cơ chế, chính sách, nghiên cứu để thực hiện Chương
trình này.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Tổ chức xây dựng và trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh
nguy hiểm trên gia cầm tại địa phương.
- Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính
sách phù hợp với điều kiện của địa phương, với mục đích chương trình giám sát dịch
bệnh và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện
giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm.
- Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và các đơn vị khác có liên quan triển
khai kế hoạch giám sát được duyệt.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng cơ chế
chia sẻ thông tin kết quả giám sát để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
- Đề xuất, tham gia tổ chức thông
tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện
giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết,
báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên
gia cầm theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh.
- Căn cứ vào Chương trình này, chủ
trì xây dựng và báo cáo Sở NN&PTNT trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch
giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm tại địa phương; tổ chức, phối hợp với các đơn vị thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Tham gia xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với
mục đích giám sát dịch bệnh.
- Đề xuất các nội dung kỹ thuật để tổ
chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc
thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm.
- Định kỳ báo cáo cho cơ quan cấp
trên trực tiếp và báo cáo Cục Thú y để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá
kết quả triển khai thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy
hiểm trên gia cầm.
5. Các cơ sở chăn nuôi, ấp nở
gia cầm, buôn bán, vận chuyển,
giết mổ gia cầm
- Tham gia thực hiện giám sát bệnh
cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú
y có thẩm quyền để triển khai thực hiện giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch
bệnh nguy hiểm trên gia cầm.
- Bố trí nguồn lực và kinh phí triển
khai thực hiện giám sát bệnh cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia
cầm.
- Tuân thủ các quy định về kiểm dịch
vận chuyển động vật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
thú y.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Ngân sách Trung ương chi cho các nội
dung sau
- Thực hiện chương trình giám sát cúm
gia cầm cấp quốc gia, bao gồm:
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các chợ buôn bán gia cầm sống;
+ Giám sát phát hiện vi rút Cúm gia cầm
xâm nhập vào Việt Nam.
- Xây dựng bộ giáo trình chuẩn hóa về
giám sát, điều tra, ứng phó dịch bệnh động vật; các kỹ thuật về dịch tễ, quản lý
dịch bệnh; in giáo trình và cấp phát cho các tỉnh, thành phố tham gia tổ chức
thực hiện.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát, điều tra, ứng phó dịch bệnh, động vật;
các kỹ thuật về dịch tễ, quản lý dịch bệnh. ...
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các Kế
hoạch thông tin, tuyên truyền để phát trên các phương tiện truyền thông ở Trung
ương; in và cấp phát cho các tỉnh các tài liệu, nguyên vật
liệu truyền thông nhằm bảo đảm sự thống nhất.
- Tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc tại thực địa để các địa phương thực hiện.
- Tiếp đón các đoàn thanh tra của các
nước sang Việt Nam kiểm tra chuỗi sản xuất thịt gà chế biến
để xuất khẩu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về
giám sát và dịch bệnh trên gia cầm; xây dựng bản đồ dịch tễ
phục vụ truy xuất nguồn gốc cho hàng xuất khẩu.
- Tổ chức lấy mẫu
đột xuất để đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình giám sát của địa phương.
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển
khoa học kỹ thuật liên quan.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về
phòng, chống dịch bệnh và giám sát dịch bệnh.
- Hợp tác quốc tế, triển khai các hoạt
động xúc tiến, thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Ngân sách địa phương cho các nội
dung sau
- Thực hiện chương trình giám sát cúm
gia cầm tại địa phương, bao gồm:
+ Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch
Cúm gia cầm trên gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi và chim hoang dã (bao gồm
giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu giám sát).
+ Giám sát lưu hành vi rút Cúm trên
đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất,
+ Giám sát huyết thanh học đối với gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh chuỗi sản xuất của các
công ty nhằm đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng (áp dụng đối với trường hợp tiêm
phòng vắc xin Cúm gia cầm);
- Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh Cúm
gia cầm và một số bệnh nguy hiểm của gia cầm trong tỉnh.
- Phối hợp đào tạo tập huấn.
- Đầu tư, nâng cấp, công nhận phòng
thử nghiệm đạt chuẩn, bao gồm mua trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ phục vụ
công tác giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh kinh phí hỗ trợ cơ sở sản xuất
theo quy định, kinh phí xử lý gia cầm nghi và mắc bệnh, bồi dưỡng lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, hội thảo,
họp sơ kết, tổng kết đánh giá.
- Thông tin, tuyên truyền để phát
trên các phương tiện truyền thông ở địa phương.
3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ
cơ sở tự đảm bảo
a) Giám sát tại các cơ sở giống gia cầm,
cơ sở an toàn dịch bệnh do các cơ quan thú y thực hiện theo quy định
của pháp luật (Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bao gồm:
- Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở sản xuất gia cầm giống;
- Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Giám sát tại các cơ sở có nhu cầu
phục vụ chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu, bao gồm:
- Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại cơ
sở ấp nở gia cầm để xuất khẩu;
- Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại
các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu;
- Giám sát lưu hành, vi rút Cúm tại
cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm để xuất khẩu;
- Giám sát huyết
thanh học nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh (áp dụng
đối với trường hợp không tiêm phòng vắc
xin và không thực hiện giám sát vi rút).
Các doanh nghiệp, trang trại chăn
nuôi chịu trách nhiệm về kinh phí cho thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y tại cơ sở; chủ động giám sát một số dịch bệnh
nguy hiểm; chủ động phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả,
đúng quy định.
PHỤ LỤC I
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT BỊ ĐỘNG CÚM GIA CẦM NUÔI VÀ CHIM
HOANG DÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% các ổ dịch
lâm sàng trên đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi, chim hoang dã nghi bị mắc bệnh Cúm phải được phát hiện hoặc báo cáo cho cơ quan thú y
kịp thời.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm
Thực hiện giám sát phát hiện bệnh tới
từng trại, hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn cả nước; giao trách nhiệm cụ thể
cho từng cá nhân, yêu cầu chủ trang trại, hộ chăn nuôi gia cầm cam kết báo cáo
khi nghi ngờ dịch Cúm gia cầm xảy ra, nhằm phát hiện sớm, khống chế kịp thời
khi dịch còn ở diện hẹp.
2. Thời gian: Thực hiện liên tục trong 12 tháng/năm.
3. Đối tượng giám sát
- Tất cả đàn gia cầm nuôi, chim hoang
dã gây nuôi có biểu hiện nghi ngờ Cúm gia cầm hoặc Niu-cát-xơn phải được lấy mẫu
và gửi bệnh phẩm tới phòng thí nghiệm chẩn đoán để xét nghiệm.
- Tất cả chim hoang, các động vật mẫn
cảm với bệnh Cúm gia cầm tại vườn thú, vườn quốc gia bị chết không rõ nguyên nhân phải được lấy mẫu và gửi bệnh
phẩm để xét nghiệm vi rút Cúm.
4. Loại mẫu: Mẫu dịch ngoáy hầu họng của
gia cầm sống, mẫu phủ tạng gia cầm chết hoặc xác nguyên con gia cầm chết
5. Số lượng mẫu: Ước tính số ổ dịch nghi ngờ Cúm gia cầm
được lấy mẫu xét nghiệm trong cả nước trong 01 năm là 200 ổ dịch. Thông thường
lấy mẫu bệnh phẩm của 03 cá thể nghi
mắc bệnh hoặc chết trong 01 ổ dịch để xét nghiệm bệnh.
6. Tổ chức
lấy mẫu: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng
cường công tác giám sát tại khu vực xung quanh trại, hộ chăn nuôi bị dịch nhằm
phát hiện sớm các ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch
lây lan và theo quy định tại Phụ lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh. Cúm gia cầm
và Phụ lục 16: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn ban
hành theo thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016. Các mẫu được gửi đến
phòng thử nghiệm đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số
16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý
phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Xét nghiệm mẫu:
Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm vi
rút cúm A, H5, N1, N6 và chẩn đoán phân biệt với bệnh
Niu-cát-xơn bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR.
8. Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
BIỂU
MẪU HƯỚNG DẪN BÁO CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN SỚM Ổ DỊCH
BIỂU MẪU 01: BÁO CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN
SỚM Ổ DỊCH
(Do chủ cơ sở hoặc nhân viên thú y tại cơ sở chăn nuôi tập
trung thực hiện)
CƠ SỞ CHĂN
NUÔI:……………….
……………………………….
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…(Địa
danh)……….., ngày ……. tháng ……. năm 20……..
|
BÁO
CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN SỚM Ổ DỊCH
I. Tình hình dịch bệnh
TT
|
Loài gia cầm mắc
bệnh
|
Ngày phát hiện nghi
bệnh (ngày/ tháng/ năm)
|
Ngày
có ca bệnh cuối cùng (ngày/
tháng/ năm)
|
Số
gia cầm ốm, chết và tiêu hủy phát sinh trong ngày báo cáo
|
Số
gia cầm ốm, chết và tiêu hủy phát sinh lũy kế đến ngày
báo cáo
|
Tổng
đàn nguy cơ (con)
|
Tiêm
phòng vắc-xin CGC
|
Thời
gian tiêm phòng (ngày)
|
Các
biện pháp phòng, chống đã can thiệp
|
Ghi
chú
|
|
Số
ốm
(con)
|
Số
chết, tiêu hủy
(con)
|
Số
ốm
(con)
|
Số
chết, tiêu hủy
(con)
|
Tiêm
phòng bao vây (liều vx)
|
Hóa
chất (lít)
|
Vôi bột
(kg)
|
|
Số lượng (con)
|
Loại
vắc xin
|
Từ
ngày
|
Đến
Ngày
|
|
|
Gà
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vịt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chim
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Nhận định tình hình dịch
Tại thời điểm báo cáo, dịch bệnh có
chiều hướng giảm hay tăng,...
III. Các biện pháp phòng,
chống và xử lý ổ dịch đã thực hiện
- Các biện pháp phòng, chống, xử lý ổ
dịch đã thực hiện; đánh giá hiệu quả thực hiện.
- Kết quả giám sát chủ động (nếu
có).
- Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập cần khắc phục; đề xuất giải pháp khắc phục.
Nơi nhận:
- CCTY/CCCNTY
(để b/c);
- UBND cấp huyện (để b/c);
- Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế (để b/c);
- …………………….;
- Lưu: ………………….
|
TRẠM TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
BIỂU MẪU 02: BÁO CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN SỚM Ổ DỊCH
(Do cán bộ thú y xã, huyện thực
hiện)
UBND
xã hoặc Trạm TY/CNTY: …………..
THÚ Y XÃ: ………..
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…(Địa
danh)……….., ngày ……. tháng ……. năm 20……..
|
BÁO
CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN SỚM Ổ DỊCH
I. Tình hình dịch bệnh
TT
|
Họ và tên chủ hộ chăn nuôi
|
Địa chỉ (thôn/xóm/ấp/số
nhà)
|
Loài gia cầm mắc bệnh
|
Ngày phát hiện nghi bệnh (ngày/ tháng/ năm)
|
Ngày có ca bệnh cuối cùng (ngày/ tháng/ năm)
|
Số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy phát sinh trong ngày
báo cáo
|
Số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy phát sinh lũy kế
đến ngày báo cáo
|
Tổng đàn nguy cơ (con)
|
Tiêm phòng vắc-xin CGC
|
Thời gian tiêm phòng (ngày)
|
Các biện pháp phòng, chống đã can
thiệp
|
Ghi chú
|
|
Số ốm
(con)
|
Số chết, tiêu hủy
(con)
|
Số ốm
(con)
|
Số chết, tiêu hủy
(con)
|
Tiêm phòng bao vây (liều vx)
|
Hóa chất (lít)
|
Vôi bột (kg)
|
|
Số lượng (con)
|
Loại vắc xin
|
Từ ngày
|
Đến Ngày
|
|
1
|
Nguyễn Văn A
|
|
Gà
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vịt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chim
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nguyễn Văn B
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Nhận định tình hình dịch
Tại thời điểm báo cáo, dịch bệnh có
chiều hướng giảm hay tăng,...
III. Các biện pháp phòng,
chống và xử lý ổ dịch đã thực hiện
- Các biện pháp phòng, chống, xử lý ổ
dịch đã thực hiện; đánh giá hiệu quả thực hiện.
- Kết quả giám sát chủ động (nếu
có).
- Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập cần khắc phục; đề xuất giải pháp khắc phục.
Nơi nhận:
- CCTY/CCCNTY
(để b/c);
- UBND cấp huyện (để b/c);
- Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế (để b/c);
- …………………….;
- Lưu: ………………….
|
Cán bộ lập báo
cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VI RÚT GIA CẦM TẠI CHỢ BUÔN BÁN GIA
CẦM SỐNG, ĐIỂM GIẾT MỔ GIA CẦM QUY MÔ LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mục tiêu: 100% số tỉnh trọng điểm chăn nuôi
gia cầm thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại các chợ gia cầm sống để xét nghiệm
vi rút.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm:
Hàng năm, Cục Thú y sẽ phối hợp với
các địa phương xác định khoảng 15 tỉnh thuộc vùng nguy cơ cao căn cứ vào tình
hình dịch tễ Cúm gia cầm trong toàn quốc. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố chủ động
xây dựng kế hoạch giám sát Cúm gia cầm của địa phương hàng năm.
Tại 15 tỉnh nguy cơ cao đã được chọn,
Cục Thú y phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ chọn 2 chợ
buôn bán gia cầm hoặc điểm giết mổ gia cầm lớn nhất trên địa bàn để lấy mẫu
giám sát.
2. Thời gian: Lấy mẫu hàng tháng ở cùng một
chợ/điểm giết mổ trong 12 tháng/năm
3. Đối tượng giám sát: Chợ buôn bán gia cầm sống hoặc điểm giết mổ gia cầm lớn nhất trên địa
bàn
4. Loại mẫu
Swab môi trường tại các chợ buôn bán
gia cầm sống hoặc điểm giết mổ gia cầm lớn nhất trên địa bàn
5. Số lượng mẫu
Mỗi chợ hoặc điểm
giết mổ gia cầm sẽ lấy 40 mẫu môi trường để xét nghiệm (gộp 5 mẫu swab đơn thành 01 mẫu xét nghiệm)
6. Tổ chức lấy mẫu
Hàng tháng, Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh thực hiện lấy mẫu và gửi mẫu xét nghiệm đến Phòng thử nghiệm
bệnh động vật thuộc Cơ quan Thú y vùng.
7. Xét nghiệm mẫu:
Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A,
H5, N1 và N6 bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR,
phân lập vi rút.
8. Biện pháp xử lý khi dương tính
với vi rút cúm H5N1, H5N6
Thông báo kết quả dương tính H5N1 và
H5N6 cho chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ để cảnh báo nguy cơ Cúm gia cầm đối với những người kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm. Tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại
chợ. Tăng cường giám sát phát hiện gia cầm bệnh để xử lý theo quy định.
9. Kinh phí thực hiện giám sát: Ngân sách Trung ương.
PHỤ LỤC III:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT GIA CẦM NUÔI XUNG QUANH CHUỖI SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% số tỉnh có
chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm trên đàn gia cầm
nuôi tại khu vực xung quanh trại nuôi gia cầm giống, gia cầm thịt của chuỗi sản
xuất.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Trên địa bàn các xã tại tỉnh có chuỗi sản xuất gia cầm xuất khẩu.
2. Thời gian: Định kỳ 6 tháng/ 1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối
tượng giám sát: Các đàn
gia cầm nuôi xung quanh chuỗi sản xuất.
4. Loại mẫu: Lấy mẫu swab hầu-họng của
gà, vịt đang nuôi tại các hộ chăn nuôi trong phạm vi vùng đệm (cách trung tâm
trại bán kính 3 km).
5. Số lượng mẫu
Mỗi hộ chăn nuôi gia cầm lấy 30 mẫu
swab hầu-họng của gà hoặc vịt sống. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp
thành một mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5,
N1, N6 bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải
trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá
trình giám sát
Khi phát hiện
gia cầm dương tính với vi-rút H5N1, H5N6 tại ô chuồng (trại)
thì Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiến hành, điều tra nguồn gốc
gia cầm, xác định nơi chăn nuôi gia cầm có xét nghiệm dương tính, xử lý ổ dịch;
đồng thời tiến hành các hoạt động giám sát lâm sàng, lấy mẫu
giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm các ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp
thời, không để dịch lây lan và theo quy định tại Phụ lục
09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Ngân sách địa phương.
PHỤ LỤC IV:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ ẤP NỞ GIA CẦM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% số tỉnh có chuỗi
sản xuất gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại cơ sở ấp nở gia cầm trên địa bàn.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Tất cả các cơ sở ấp nở gia cầm trên địa bàn tỉnh có chuỗi sản xuất gia
cầm xuất khẩu.
2. Thời gian: Định, kỳ 6 tháng/ 1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Đàn gia cầm bố mẹ tại cơ sở ấp nở
4. Loại mẫu: Mẫu swab hầu-họng của gia cầm bố mẹ tại cơ sở.
5. Số lượng mẫu
Mỗi cơ sở lấy 30 mẫu swab hầu-họng của
gia cầm bố mẹ. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng
loài trong cùng một đàn), gộp tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục
02 hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu:
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý
phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm:
phát hiện cúm A, H5, N1, N6 bằng phương pháp xét nghiệm
Realtime RT- PCR. Giải trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá trình giám sát
Khi phát hiện gia cầm dương tính với
vi rút H5N1, H5N6 tại cơ sở thì Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực
hiện xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng cường công tác giám sát tại
khu vực xung quanh cơ sở giống nhằm phát hiện sớm các ổ dịch
Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch lây
lan và theo quy định tại Phụ lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Chủ cơ sở ấp nở gia cầm chịu trách nhiệm chi trả.
Ngoài ra có thể thực hiện giám sát
các bệnh theo nhu cầu của chủ cơ sở và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
PHỤ LỤC V:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GIA CẦM GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% số tỉnh có chuỗi sản xuất
gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại cơ sở sản xuất gia cầm giống
trên địa bàn
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Tất cả các cơ sở sản xuất gia cầm giống trên địa bàn tỉnh có chuỗi sản
xuất gia cầm xuất khẩu.
2. Thời gian: Định kỳ 6 tháng/1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm tại cơ sở sản xuất gia cầm giống.
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm giống tại cơ sở.
5. Số lượng mẫu
Mỗi cơ sở gia cầm giống lấy 30 mẫu
swab hầu-họng của gia cầm giống. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm
(chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành, thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng dẫn
giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông
tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 quy định về đánh
giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5, N1, N6 bằng
phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá
trình giám sát:
Khi phát hiện gia cầm dương tính với
vi rút H5N1, H5N6 tại cơ sở giống thì Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
thực hiện xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng cường công tác giám
sát tại khu vực xung quanh cơ sở giống nhằm phát hiện sớm
các ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và theo quy định, tại Phụ lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh
Cúm gia cầm ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày
31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Cơ sở sản xuất gia cầm giống chịu trách nhiệm chi trả.
Ngoài ra có thể thực hiện giám sát
các bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
PHỤ LỤC VI:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA CẦM THỊT
PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% số tỉnh có chuỗi sản xuất
gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại cơ sở sản xuất gia cầm thịt
phục vụ xuất khẩu
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu.
2. Thời gian: Định kỳ 6 tháng/ 1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm tại cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu.
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm tại cơ sở.
5. Số lượng mẫu: Mỗi cơ sở gia cầm thịt lấy 30 mẫu swab hầu-họng của gia cầm. Gộp 5 mẫu
swab đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp
tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5,
N1, N6 bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải
trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá
trình giám sát:
Khi phát hiện
gia cầm dương tính với vi rút H5N1, H5N6 tại cơ sở thì Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh thực hiện xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng cường
công tác giám sát tại khu vực xung quanh cơ sở nhằm phát hiện sớm các ổ dịch
Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và theo quy định
tại Phụ lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ban hành theo Thông tư
07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt phục vụ xuất khẩu chịu trách nhiệm chi trả.
Ngoài ra, có thể thực hiện giám sát
theo nhu cầu của chủ chăn nuôi hoặc giám sát một số bệnh
theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
PHỤ LỤC VII:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN GIA
CẦM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% số tỉnh có chuỗi sản xuất
gia cầm xuất khẩu thực hiện lấy mẫu giám sát Cúm tại cơ sở giết mổ, chế biến
gia cầm.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Tất cả cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm trên địa bàn tỉnh có chuỗi sản
xuất gia cầm xuất khẩu.
2. Thời gian: Định kỳ hàng tháng tất cả các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm thực hiện
lấy mẫu giám sát
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm trước khi giết mổ, chế biến tại cơ sở
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm
5. Số lượng mẫu
Mỗi cơ sở gia cầm lấy 30 mẫu swab hầu-họng
của gia cầm. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư
số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về
hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau
tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý
phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5, N1, N6 bằng
phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải trình tự
gien.
8. Biện
pháp can thiệp trong quá trình giám sát:
Khi phát hiện
gia cầm dương tính với vi rút H5N1, H5N6 tại cơ Sở thì Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh thực hiện xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc gia cầm dương
tính để xử lý theo quy định tại Phụ lục 09: Hướng dẫn
phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm chịu trách nhiệm chi trả.
PHỤ LỤC VIII:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ ATDB
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% các cơ sở an toàn dịch bệnh
đối với bệnh Cúm gia cầm được giám sát định kỳ bệnh Cúm gia cầm theo quy định của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật).
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Các cơ sở ATDB đối với Cúm gia cầm trong cả nước.
2. Thời gian: 12 tháng/1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm tại cơ sở
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm
5. Số lượng mẫu: Mỗi cơ sở gia cầm lấy 30 mẫu swab hầu-họng của gia
cầm. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp thành một
mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống
dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về hướng
dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau tiêm
phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện
cúm A, H5, N1, N6 bằng phương pháp
xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá
trình giám sát
Khi phát hiện gia cầm dương tính với
vi rút H5N1, H5N6 tại ô chuồng (trại) thì Cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y cấp tỉnh xử lý đàn gia cầm dương tính; cơ sở (Công ty) tiến
hành điều tra nguồn gốc gia cầm, xác định nơi chăn nuôi gia cầm có xét nghiệm
dương tính; đồng thời tiến hành các hoạt động giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám
sát chủ động nhằm phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm xung quanh cơ sở
để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và theo quy định tại Phục lục 09: Hướng
dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí: Cơ sở ATDB chịu trách nhiệm chi trả theo quy định
tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật.
PHỤ LỤC IX:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT HUYẾT THANH HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm
phòng (đối với gia cầm được tiêm phòng) hoặc đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết
thanh (đối với gia cầm không được tiêm phòng)
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm
- Địa bàn có đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ
- Cơ sở chăn nuôi gia cầm
2. Thời gian: Định kỳ 6 tháng/1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ, đàn gia cầm tại cơ sở
4. Loại mẫu: Huyết thanh
5. Số lượng mẫu:
- Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ: Lấy 60 mẫu
huyết thanh của gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh.
- Cơ sở chăn nuôi gia cầm: Mỗi cơ sở
gia cầm lấy 60 mẫu huyết thanh của gia cầm.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Cụ thể theo Phụ lục 09 về
hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau
tiêm phòng và giám sát bệnh động vật.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày
01/4/2011 quy định, về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A bằng
ELISA, H5 bằng phương pháp xét nghiệm HA, HI.
8. Kinh phí: Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm chi trả
- Giám sát sau tiêm phòng: Cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể lấy mẫu giám sát sau
tiêm phòng Cúm gia cầm trên địa bàn với tính toán cỡ mẫu đánh giá tỷ lệ bảo hộ
ít nhất 80% tổng đàn gia cầm quy định tại Mục B; Phụ lục IV
của Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT. Hoạt động này do Ngân
sách địa phương chịu trách nhiệm chi trả.
- Đánh, giá lưu hành huyết thanh: Tùy
thuộc yêu cầu của công ty nhập khẩu gia cầm và năng lực xét nghiệm lưu hành huyết
thanh (ví dụ trên gia cầm chỉ báo), Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
xây dựng kế hoạch cụ thể lấy mẫu huyết thanh đánh giá
kháng thể kháng vi rút Cúm gia cầm trên địa bàn quản lý.
Kinh phí cho hoạt động này do doanh nghiệp, chủ cơ sở được lấy mẫu huyết thanh
giám sát chi trả.
PHỤ LỤC X:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TẠI CÁC CƠ SỞ GIỐNG TRUNG ƯƠNG,
ATDB DO TRUNG ƯƠNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: 100% các cơ sở giống do Trung
ương quản lý, các cơ sở ATDB do Trung ương cấp được giám sát định kỳ bệnh Cúm
gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thông tư số
07/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT).
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Chọn ngẫu nhiên trên 10 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước
2. Thời gian: Thực hiện trong 12 tháng liên tiếp
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm tại cơ sở
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm.
5. Số lượng mẫu: Mỗi cơ sở gia cầm lấy 30 mẫu swab hầu-họng của gia
cầm. Gộp 5 mẫu swab đơn gộp thành một
mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp
tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu: Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng phối hợp với Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT. Cụ thể
theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng
dẫn giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật. Đối
với cơ sở ATDB do Trung ương cấp thực hiện theo quy định tại
Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT
ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5,
N1, N6 bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải
trình tự gien.
8. Biện pháp can thiệp trong quá
trình giám sát: Khi phát hiện gia cầm dương tính với
vi rút H5N1, H5N6 tại ô chuồng (trại) thì cơ sở (Công ty), cơ quan chuyên ngành
thú y thông báo kết quả dương tính H5N1 và H5N6 cho chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm
và chính quyền địa phương để cảnh báo nguy cơ Cúm gia cầm và xử lý đàn gia cầm
dương tính theo quy định, tiến hành điều tra nguồn gốc gia cầm, xác định nơi
chăn nuôi gia cầm có xét nghiệm dương tính; đồng thời tiến hành các hoạt động
giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động các đàn gia cầm xung quanh cơ sở
nhằm phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để
dịch lây lan và theo quy định tại Phục lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm
gia cầm ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí thực hiện giám sát: Do các cơ sở chi trả.
PHỤ LỤC XI:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT GIA CẦM NHẬP LẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu:
- Tất cả các tỉnh biên giới được triển khai các hoạt động lấy mẫu giám sát tại các chợ buôn bán gia
cầm sống, điểm tập trung gia cầm, đàn gia cầm nhập lậu;
- Các lô hàng sản phẩm gia cầm nhập
khẩu được lấy mẫu, giám sát theo quy định của pháp luật Việt Nam.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Các tỉnh có phát hiện gia cầm nhập lậu.
2. Thời gian: Thực hiện trong 12 tháng liên tiếp
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm nhập lậu qua biên giới.
4. Loại mẫu
Mẫu bệnh phẩm (đối
với gia cầm ốm, chết) hoặc swab (đối với từng lô gia cầm sống) ở gia cầm nhập lậu qua biên giới trước khi đem đi tiêu hủy
5. Số lượng mẫu: 03 mẫu bệnh phẩm hoặc 30 mẫu swab hầu-họng của gia cầm sống/lô hàng
6. Tổ chức lấy mẫu:
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh, Chi cục Kiểm dịch vùng thực hiện lấy mẫu giám sát tại các lô hàng nhập lậu
bị cơ quan chức năng bắt giữ.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số
16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ định, và quản lý
phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ tiêu xét nghiệm:
phát hiện cúm A, H5, N1, N6 và một số subtype khác (do Cục
Thú y quyết định) bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT PCR, phân lập vi rút,
giải trình tự gien.
8. Kinh phí thực hiện giám sát: Ngân sách Trung ương
PHỤ LỤC XII:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VI RÚT H7N9
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Mục tiêu: Tất cả các tỉnh thuộc vùng nguy
cơ vi rút H7N9 xâm nhập (các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc) được giám sát vi
rút H7N9.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm: Tại mỗi tỉnh thuộc vùng nguy cơ (các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc), Cục
Thú y phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ chọn các chợ
buôn bán gia cầm hoặc điểm tập kết gia cầm trên địa bàn.
2. Thời gian: 12 tháng liên tục
3. Đối tượng giám sát: Gia cầm tại chợ buôn bán gia cầm hoặc điểm tập kết gia cầm trên địa
bàn
4. Loại mẫu: Swab hầu-họng của gia cầm
5. Số lượng mẫu:
Mỗi chợ buôn bán gia cầm hoặc điểm tập
kết gia cầm lấy 35 mẫu swab hầu-họng của gia cầm. Gộp 5 mẫu
swab đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm (chỉ gộp cùng loài trong cùng một đàn), gộp
tại thực địa.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cục Thú y phối hợp với Cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện lấy mẫu giám sát.
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm
đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 quy định về đánh giá, chỉ
định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chỉ
tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H7 và N9 bằng phương
pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR.
8. Biện pháp xử lý khi dương tính
với vi rút cúm H7N9:
Thông báo kết quả dương tính vi rút
H7N9 cho chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ để cảnh báo nguy cơ Cúm gia cầm
đối với những người kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm. Tăng cường công tác
vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại chợ. Thông báo với cơ quan y tế để phối hợp điều
tra xử lý. Thực hiện theo Quyết định 210 ban hành năm 2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
9. Kinh phí thực hiện giám sát: Ngân sách Trung ương.