ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1127/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ GIÁ
TRỊ KINH TẾ CAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012 - 2016”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng
ngày 24/3/2004;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg
ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Quyết định số
64/2008/QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý sản
xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm”;
Căn cứ Kế hoạch số 84/KH-UBND
ngày 30/6/2011 của UBND Thành phố về Phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011 -
2015);
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 180 TTr/SNN-TT ngày 24/11/2011 về việc phê duyệt “Đề án
phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai
đoạn 2012 - 2016” và Công văn số 16/SNN-TT ngày 10/02/2012 về việc báo cáo giải
trình kinh phí thực hiện Đề án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch
và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Quy hoạch Kiến trúc; Khoa học
và Công nghệ; Công thương, Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, quận, thị xã và
Thủ trưởng các Sở ngành, các đơn vị, các cấp liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- VPUB: các PVP, các phòng CV, TH;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 13/03/2012 của UBND TP.
Hà Nội)
MỞ ĐẦU
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính
trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trong những năm qua, nhu cầu về
các loại quả tươi, ngon, sạch ngày càng tăng. Hiện nay, sản xuất cây ăn quả mới
đáp ứng được 21,4% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Hà Nội, số lượng còn lại nhập
trong nước và nước ngoài.
Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển cây ăn quả nhiệt đới. Trong đó có cam Canh, bưởi Diễn, Nhãn
muộn… đã trở thành những loại quả đặc sản nổi tiếng. Phát triển cây ăn quả, đáp
ứng nhu cầu của người dân Thủ đô, đảm bảo môi trường xanh và thu nhập cao cho
nông dân, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa vùng đô thị và nông thôn. Nông
dân Hà Nội có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nhiều loại cây ăn quả, có vườn cây
thu nhập 200-300 triệu đồng/ha. Năm 2010, diện tích cây ăn quả của Hà Nội
13.935 ha, sản lượng 180.600 tấn.
Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả
tại Hà Nội còn một số tồn tại: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng
đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ thuật mới hạn chế; công tác quản lý
và sản xuất giống cây ăn quả còn nhiều bất cập; năng suất cây ăn quả chưa cao,
chất lượng chưa tốt, sản phẩm quả thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng “Đề án phát triển một số
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2016”
là việc cấp thiết, nhằm xây dựng những vùng cây ăn quả có năng suất, chất lượng
cao để nâng cao thu nhập cho nông dân.
CĂN CỨ PHÁP
LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Pháp lệnh giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004.
Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày
04/6/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày
06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày
23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh
giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm”.
Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày
30/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011
- 2015).
Phần 1.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT,
SƠ CHẾ, TIÊU THỤ QUẢ TẠI HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM VỀ
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI:
Hà Nội nằm phía Tây Bắc vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía
Nam giáp tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng
Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên 334
nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 153 nghìn ha. Đất nông
nghiệp có hàm lượng mùn biến động từ 0,82-2,13%, độ pH trung bình từ 5,0-7,5
phù hợp với các loại cây ăn quả. Lượng mưa trung bình/năm từ 2.000 - 2.400 mm,
nhiệt độ trung bình/năm từ 28 - 31oC. Điều kiện về cơ sở hạ tầng
giao thông khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông sản phẩm cây
ăn quả ra thị trường tiêu thụ.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, người nông dân đã tích lũy được kinh nghiệm trồng, canh tác các loại cây
ăn quả. Hiện nay, Hà Nội đã và đang hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung
như vùng bưởi Diễn tại các huyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức; vùng Nhãn tại
các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, vùng cam Canh tại các huyện
Thanh Oai, Hoài Đức.
II. HIỆN TRẠNG
SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ:
1. Về diện tích,
năng suất, sản lượng, giá trị:
Theo Niên giám Thống kê năm 2010,
diện tích cây ăn quả của Hà Nội là 13.935 ha (chiếm 79% tổng diện tích cây lâu
năm và gần 10% diện tích đất nông nghiệp). Phân bố cây ăn quả tập trung ở hai
vùng chính: đồi gò và bãi ven sông, chủ yếu ở các huyện Ba Vì 1.921 ha, Chương
Mỹ 965 ha, Sóc Sơn 946 ha, Sơn Tây 867 ha, Mê Linh 854 ha,… Diện tích năm 2010
so với năm 2005 (9.983 ha) tăng 3.952 ha (39%). Sản lượng năm 2010 đạt 180.600
tấn, so với năm 2005 (130.833 tấn) tăng 44.714 tấn (38%). Giá trị sản xuất năm
2010 đạt 68,2 triệu đồng/ha, cao hơn cây hàng năm 8,2 triệu đồng/ha; cao hơn
cây lâu năm khác 13 triệu đồng/ha.
1.1. Cây Bưởi:
- Diện tích: 2.442 ha, chủ yếu ở
huyện Đan Phượng 366 ha, Phúc Thọ 294 ha, Hoài Đức 225 ha, Từ Liêm 197 ha,
Chương Mỹ 210 ha,… Diện tích năm 2010 so với năm 2005 (1.171 ha) tăng 1.271 ha.
- Năng suất năm 2007: 154,7 tạ/ha;
năm 2008: 102,6 tạ/ha, năm 2009: 103,7 tạ/ha, 2010: 102,2 tạ/ha (năng suất giảm
do úng ngập, thời tiết). Các huyện có năng suất Bưởi đạt cao như: Thanh Oai,
Hoài Đức, Chương Mỹ.
- Sản lượng năm 2008 đạt 24.468
tấn, năm 2009 đạt 18.894 tấn. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 293,616 tỷ đồng.
Cây Bưởi có hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt, các vùng trồng bưởi Diễn (năm
2009, 2010 giá từ 30.000 - 40.000đ/quả). Nhiều trang trại, vườn bưởi cho thu
nhập 200-300 triệu đồng/ha (xã Thượng Mỗ, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng; xã
Cao Viên, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai; thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ).
1.2. Cây Chuối:
- Diện tích đứng thứ hai sau cây
Bưởi, diện tích đạt 2.296 ha, chủ yếu tập trung tại các huyện: Ba Vì 440 ha, Mê
Linh 210 ha, Thường Tín 161 ha. Diện tích năm 2010 so với năm 2005 tăng 360 ha
(19%).
- Năng suất trung bình đạt: 273
tạ/ha, tăng 10% so với năm 2005 (248 tạ/ha). Một số huyện đạt năng suất cao
như: Đan Phượng, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thường Tín.
- Sản lượng, năm 2010 đạt 49.845
tấn tăng hơn 18% so với năm 2005 (42.250 tấn). Giá trị sản xuất năm 2010 đạt
99,69 tỷ đồng.
1.3. Cây Nhãn:
- Diện tích đứng thứ ba (2.014 ha)
sau cây Bưởi và Chuối. Tập trung ở các huyện: Sơn Tây 321 ha, Mỹ Đức 319 ha, Ba
Vì 274 ha. Diện tích năm 2010 tăng 14% so với năm 2005 (1.767 ha).
- Năng suất Nhãn năm 2010: 65 tạ/ha
tăng 5% so với năm 2005 (62 tạ/ha). Các huyện năng suất cao như: Gia Lâm, Phúc
Thọ, Thường Tín.
- Sản lượng năm 2010 đạt 12.667
tấn, tăng 33% so với năm 2005 (8.295 tấn). Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt
365 tỷ đồng, riêng các huyện có diện tích nhãn HTM-1, HTM-2 như: Quốc Oai, Hoài
Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ giá trị thu nhập đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng (năm 2010
Nhãn muộn có giá trị từ 35 - 40 nghìn đồng/kg, trang trại Lại Dụ, huyện Hoài
Đức bán giá 60.000 đồng/kg).
1.4. Cây Vải:
- Diện tích năm 2010 là 1.433 ha,
chiếm 2,3% so với diện tích cả nước (67.000 ha). Tập trung chủ yếu ở các huyện:
Ba Vì 461 ha, Sơn Tây 307 ha, Sóc Sơn 146 ha, Thạch Thất 134 ha. Diện tích năm
2010 giảm 134 ha so với năm 2005 (1.567 ha), so với năm 2009 (1.939 ha) giảm
26% (429 ha). Nguyên nhân do hiệu quả kinh tế thấp, chuyển đổi sang cây trồng
khác.
- Năng suất năm 2010 đạt 110 tạ/ha
tăng hơn 93% so với năm 2005 (57 tạ/ha).
- Sản lượng, năm 2010 đạt 14.658
tấn, tăng hơn 2 lần so với năm 2005 (6.485 tấn). Giá trị sản xuất năm 2010 ước
đạt 219 tỷ đồng.
1.5. Cây Cam quýt:
- Diện tích năm 2010 đạt 846,7 ha,
tập trung chủ yếu tại các huyện: Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ 62 ha, Thanh
Oai… Diện tích năm 2010 tăng 22% so với năm 2005 (692 ha).
- Năng suất năm 2010 đạt 97 tạ/ha
tăng 28% so với năm 2005 (76 tạ/ha), bằng 91% so với cả nước (106 tạ/ha). Các
huyện có năng suất đạt khá: Thanh Oai, Hoài Đức.
- Sản lượng năm 2010 đạt 5.638 tấn,
tăng 22% so với năm 2005 (4.615 tấn); Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 113 tỷ
đồng. Cây cam Canh cho giá trị thu nhập cao. Năm 2009, 2010 giá bán bình quân
tại vườn từ 70.000-80.000đ/kg, thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/ha (tại Đắc Sở, huyện
Hoài Đức).
1.6. Cây ăn quả khác:
- Cây Táo: diện tích 957 ha, năng
suất 174 tạ/ha, sản lượng 19.370 tấn.
- Cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh (cây đặc
sản của Hà Nội): diện tích 618 ha, năng suất 168 tạ/ha, sản lượng 8.267 tấn.
- Cây Xoài: diện tích 386 ha, tập trung
chủ yếu ở Ba Vì 240 ha, năng suất 112 tạ/ha, sản lượng 3.283 tấn.
- Cây Dứa: diện tích 322 ha, năng
suất 197 tạ/ha, sản lượng 6.002 tấn.
- Các cây ăn quả khác như ổi Đông
Dư (Gia Lâm, Long Biên). Thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi gò Thạch Thất,
Ba Vì. Đu đủ, Táo tại các quận, huyện.
2. Chất lượng
sản phẩm quả:
- Thực tế hiện nay diện tích trồng
cây ăn quả manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu theo hướng tự phát. Cây giống, độ tuổi,
chất lượng giống chưa bảo đảm nên sản phẩm quả không đồng đều về hình dạng, màu
sắc và kích thước. Người nông dân chưa được tập huấn kỹ thuật về thu hoạch, sơ
chế, bảo quản vì vậy chất lượng quả chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Về thực hiện an toàn vệ sinh thực
phẩm, người sản xuất không dành nhà kho riêng để lưu giữ phân bón, thuốc BVTV,
tỷ lệ chiếm tới 96,7%; không có sổ sách theo dõi chủng loại, lượng phân bón,
thuốc BVTV, ngày sử dụng. Hiện tượng chăn thả gia súc, gia cầm vẫn diễn ra
trong giai đoạn thu hoạch ở các vườn cây ăn quả, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm
vi sinh vật có hại trên vỏ quả.
- Tính đến năm 2010, Hà Nội chỉ có
một trang trại nhãn muộn tại Lại Dụ, huyện Hoài Đức được cấp chứng nhận
VietGAP, phần lớn còn lại chưa được chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Tình hình sản
xuất cây ăn quả:
3.1. Giống cây ăn quả:
- Giống Bưởi sử dụng hàng năm
khoảng 100 nghìn cây. Nguồn giống lấy từ cây đầu dòng chiếm khoảng 20%. Giống
Cam quýt sử dụng khoảng 25 nghìn cây để bổ sung cho nguồn cây cảnh. Nguồn giống
lấy từ cây đầu dòng rất thấp.
- Giống Nhãn, Vải sử dụng hàng năm
khoảng 5 nghìn cây, còn lại chủ yếu là mắt ghép, phục vụ ghép cải tạo vườn kém
hiệu quả. Nguồn giống được lấy từ cây đầu dòng chiếm khoảng 50%.
- Giống Chuối phần lớn là giống
Chuối địa phương. Giống được lấy từ nguồn tự nhân giống, tỷ lệ giống Chuối chất
lượng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô chiếm tỷ lệ rất thấp.
Hàng năm, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung
ương, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp tại Hà Nội, một
số trang trại: tổ chức sản xuất và kinh doanh trung bình 200 nghìn cây giống. Một
số Dự án sản xuất cây giống tại vùng Dự án do các đơn vị trên thực hiện, như Dự
án bưởi Diễn xã Trần Phú, xã Nam Phương Tiến, xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ).
Quản lý nhà nước về giống cây trồng
được tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh
giống cây ăn quả được quan tâm hơn. Tuy nhiên sản xuất giống cây ăn quả tính
đến thời điểm hiện nay vẫn chủ yếu theo hướng tự phát, chất lượng giống không
đồng đều, chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào có thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho
sản phẩm giống cây ăn quả.
Về quản lý cây đầu dòng, hàng năm
Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức bình tuyển, kiểm tra tình hình sử dụng, khai
thác cây đầu dòng. Đến nay, Hà Nội đã có 184 cây ăn quả đầu dòng (bưởi Diễn 66
cây, bưởi Quế Dương 13 cây, cam Canh 9 cây, Nhãn chín muộn 63 cây, Xoài GL6 24
cây, vải Bình Khê 9). Tuy nhiên, việc duy trì cây đầu dòng chưa được quan tâm
và Cây đầu dòng vừa khai thác giống lại vừa khai thác quả nên hiệu quả sản xuất
giống chưa cao.
3.2. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Nhiều vùng trồng cây ăn quả đã áp
dụng kỹ thuật canh tác mới như: trồng mật độ cao để tận dụng đất trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản, cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, tiện vỏ, bón phân hữu cơ,
bẫy bả pheromon. Sử dụng phân hữu cơ tại vùng trồng Bưởi, Cam quýt. Nhiều vườn
quả có năng suất cao: 200-300 quả/cây (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức; xã Thượng
Mỗ, huyện Đan Phượng).
- Tuy nhiên, mức độ đầu tư chưa
đồng đều, vẫn có vườn Bưởi 2-3 năm không ra quả. Qua điều tra cho thấy, có vườn
người dân chỉ đầu tư trồng cây nhưng không tập trung chăm sóc, bón phân, tỉa
cành. Thậm chí có hộ sử dụng 70% phân bón vô cơ, dẫn đến chai cứng đất làm cho
cây nhanh thoái hóa, còi cọc và có thể hỏng cả vườn cây.
- Việc cắt tỉa cành sâu bệnh có ý
nghĩa quan trọng nhằm hạn chế lây lan sâu bệnh cũng như kích thích cây ra hoa,
đậu quả. Tuy nhiên, có đến 90% người làm vườn chưa chú trọng đến cắt tỉa cho
cây ăn quả. Qua điều tra cho thấy, việc cắt tỉa cho Nhãn, Bưởi chưa được thực
hiện nhiều hoặc thực hiện đúng kỹ thuật.
- Công tác phòng trừ sâu bệnh đã
được triển khai, nhưng chưa được quan tâm như các cây trồng khác, chưa hướng
dẫn, chỉ đạo thường xuyên; còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, số lần phun
thuốc quá nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản
xuất và người tiêu dùng.
4. Hiệu quả sản
xuất:
- Cây Bưởi, năm 2009 sản lượng 18.894
tấn, giá trị sản xuất 293,616 tỷ đồng, thu nhập trung bình ước tính 120 triệu
đồng/ha. Hiệu quả sản xuất đạt 90 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với bình quân
chung các loại cây ăn quả khác (68,2 triệu/ha). Một số huyện có thổ nhưỡng phù
hợp với cây Bưởi, sản phẩm cho giá trị cao như: bưởi Diễn xã Thượng Mỗ, huyện
Đan Phượng, Bưởi xã Quế Dương, huyện Hoài Đức. Thu nhập trung bình 200 - 300
triệu đồng/ha, nơi cao 600 triệu đồng/ha.
- Đối với cây Nhãn chín muộn được
người tiêu dùng coi là đặc sản của Hà Nội. Với ưu điểm chín muộn hơn Nhãn đại
trà một tháng. Mặt khác, sản phẩm có hình thức đẹp quả to, đồng đều, chất lượng
ngon. Vì vậy những năm gần đây Nhãn chín muộn được người tiêu dùng ưa chuộng,
giá bán cao. Diện tích Nhãn chín muộn tập trung tại các huyện như: Quốc Oai,
Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ. Hiệu quả thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha.
(Trang trại Lại Dụ, huyện Hoài Đức năm 2009 đạt 500 triệu đồng/ha)
- Cây Cam quýt, chủng loại chủ yếu
cam Canh, sản phẩm nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Cam Canh có
vị ngọt đậm, màu sắc đẹp, mùi thơm, dễ bảo quản nên có giá trị cao. Năm 2009
tại Đắc Sở, huyện Hoài Đức giá bán tại vườn thời điểm Tết từ 70.000-80.000đ/kg,
thu nhập 1 tỷ đồng/ha.
- Cây Chuối, một số vùng cho thu nhập
cao từ 150 - 200 triệu đồng/ha (huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên). Hiện nay trồng
Chuối bằng cây giống được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô đang được ứng dụng
tại những vùng trồng Chuối lớn tập trung trong cả nước. Trồng bằng cây giống nuôi
cấy mô cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều,
thời gian từ trồng đến thu hoạch được rút ngắn. Tính đồng nhất của giống Chuối
nuôi cấy mô có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng
như gia tăng năng suất và chất lượng quả.
5. Tình hình đầu
tư phát triển cây ăn quả:
- Năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây ban
hành Quyết định 804/2006/QĐ-UBND về hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, việc hỗ trợ chủ yếu được thực hiện cho chuyển đổi trồng lúa sang mô hình
lúa - cá - chăn nuôi - cây ăn quả. Từ năm 2006 - 2008, tỉnh Hà Tây đã có 220 Dự
án, với diện tích 6.041,7 ha chuyển đổi và kinh phí tỉnh hỗ trợ 72,54 tỷ đồng.
Trong các Dự án chuyển đổi, loại hình chuyển đổi từ chân ruộng trồng lúa kém
hiệu quả sang trồng cây ăn quả cam Canh, bưởi Diễn, Nhãn muộn có quy mô đứng
thứ hai sau loại hình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, bao gồm 20 Dự án với diện
tích 756,06 ha, kinh phí hỗ trợ 6,8 tỷ đồng. Nhiều Dự án cho hiệu quả rất cao
so với trước khi chuyển đổi. Năm 2008, một số diện tích cam Canh, Nhãn muộn,
bưởi Diễn tại các huyện: Thanh Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ cho thu
nhập 300-500 triệu/ha. Tuy nhiên, cây ăn quả yêu cầu phải có thời gian kiến
thiết cơ bản, sau trồng 3-4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch nên người dân một số
nơi có tâm lý chán nản, không đầu tư hoặc đầu tư thấp so với các cây trồng khác.
- Từ năm 2006 - 2010, thông qua
hoạt động khuyến nông đã triển khai thực hiện 14 mô hình trồng mới và ghép cải
tạo vườn tạp cây ăn quả trên diện tích 171 ha. Tập huấn kỹ thuật cho 2.000 lượt
người, kinh phí hỗ trợ 2 tỷ đồng. Các mô hình đến nay đã cho thu hoạch năng
suất quả đạt từ 30 - 50 quả/cây, chất lượng quả tốt, với giá bán trung bình từ
15.000 - 30.000đ/quả (bưởi Diễn), giá từ 25.000đ - 40.000đ/kg (Nhãn), đạt hiệu
quả trên 120 triệu đồng/ha/năm.
- Năm 2007, mô hình trồng cây Thanh
long ruột đỏ được triển khai tại các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ
Đức. Hiện nay, mô hình Thanh long ruột đỏ (xã Kim Quan huyện Thạch Thất) cho
thu hoạch ổn định với năng suất 20 - 30 tấn quả/ha/năm, giá bán trung bình đạt
từ 15.000 - 25.000đ/kg, hiệu quả đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm. Năm 2010, mô
hình Thanh long ruột đỏ tập trung theo hướng ViêtGAP quy mô 20ha được triển
khai tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, hiện tại cây Thanh long được sinh trưởng
phát triển tốt, ít sâu bệnh.
- Tại các quận, huyện, chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả chủ yếu tập trung vào giống, ước đạt 3,5
tỷ đồng. Các huyện hỗ trợ giống cây ăn quả như: Đan Phượng (1,3 tỷ đồng),
Chương Mỹ (1,2 tỷ đồng), một số huyện khác vài trăm triệu đồng. Nhiều hộ nông
dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng giống mới năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng
kỹ thuật mới: xử lý đậu quả, tỉa cành tạo tán, sử dụng phân vi sinh, bón phân
cân đối, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Những vườn quả được đầu tư hàng năm
khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha cho năng suất đạt cao (200 - 300 quả/cây), giá trị
thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha (xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ). Tuy nhiên, mức
độ đầu tư không đồng đều, nên sản lượng quả thu được năm sau kém hơn năm trước,
gây tâm lý chán nản.
6. Tổ chức sản
xuất quả:
- Sản xuất quả tại Hà Nội chủ yếu
tự phát, nhỏ lẻ, chưa có liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau. Tiêu thụ hầu
hết không có hợp đồng giữa người sản xuất với người tiêu dùng; không liên
doanh, liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp.
- Hiện nay, chỉ có một HTX nhãn
chín muộn Đại Thành, huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, hoạt
động cầm chừng, không phát huy được vai trò liên kết của HTX.
III. TÌNH HÌNH
BẢO QUẢN, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ QUẢ:
1. Tình hình bảo
quản, sơ chế, chế biến:
- Tình hình bảo quản, sơ chế quả
tại Hà Nội vẫn dùng công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng biện pháp thủ công,
truyền thống. Chi phí cao, số lượng và chất lượng bảo quản chưa cao. Thời gian
bảo quản ngắn nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tổn thất trong quá trình
thu hoạch và sau thu hoạch còn cao.
- Các loại quả sản xuất trên địa
bàn Hà Nội chủ yếu bán tươi, ít sơ chế, chưa có cơ sở chế biến. Đa số nông dân
chưa được hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế nên chất lượng không
đồng đều.
2. Tình hình
tiêu thụ:
- Nhu cầu tiêu thụ quả của Hà Nội
khoảng 960.000 tấn/năm. Sản xuất tại chỗ đạt 180.600 tấn, đáp ứng 21,4% nhu cầu
tiêu dùng. Nhu cầu còn lại phải nhập từ các tỉnh chiếm 60% và từ nước ngoài chiếm
20%. Sản xuất quả tại Hà Nội chủ yếu phục vụ nhu cầu quả tươi, bao gồm các loại
quả thu hoạch quanh năm: Chuối, Đu đủ và quả có tính thời vụ như: Nhãn, Bưởi,
Cam, Na, Ổi, Hồng xiêm, Mít.
- Thị trường Hà Nội có mặt hầu hết
các loại quả từ các vùng miền trong cả nước. Ngoài ra các loại quả nhập chủ yếu
từ Trung Quốc, Mỹ, Úc, Thái Lan. Các loại quả nhập khẩu thường có chất lượng
đồng đều, hình thức đẹp, tuy nhiên chưa có số liệu kiểm tra đánh giá về an toàn
vệ sinh thực phẩm.
- Các loại quả đặc sản như: cam
Canh, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, Nhãn chín muộn, ổi Đông Dư, hồng xiêm Xuân
Đỉnh vẫn được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết nguyên đán.
- Sản phẩm quả của Hà Nội thu hái
tươi, ít sơ chế, vận chuyển gần, chủ yếu tiêu thụ tại Hà Nội. Hiện tại, Hà Nội
có 2 chợ đầu mối lớn: Long Biên và Hà Đông. Ngoài ra, sản phẩm quả được tiêu
thụ tại các cửa hàng ở hầu hết các quận nội thành, các huyện, thị xã. Lượng quả
tiêu thụ trong siêu thị chiếm 5-10% so với lượng bán tại các chợ dân sinh.
IV. ĐÁNH GIÁ
CHUNG:
1. Kết quả đạt
được:
- So với năm 2005, hiện nay diện
tích cây ăn quả của thành phố Hà Nội tăng 39% (3.952 ha), năng suất các loại
quả tăng từ 10-28%, sản lượng tăng 37% (44.714 tấn), tạo bước tăng trưởng trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt các loại cây Bưởi, Chuối, Nhãn, Cam quýt.
- Đã hình thành một số vùng cây ăn
quả tập trung (bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, cam Canh, Nhãn muộn, Chuối) cho năng
suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu.
- Cây ăn quả đưa hiệu quả kinh tế
cao cho người sản xuất (Giá trị thu nhập trung bình 68,2 triệu đồng/ha, cao 200
- 300 triệu đồng/ha), tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh, sạch đẹp cho thủ
đô Hà Nội.
- Công tác quản lý nhà nước bước
đầu thu được kết quả: Hàng năm bình tuyển 60 - 100 cây đầu dòng; Công tác thanh
tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả được
tăng cường.
2. Tồn tại, hạn
chế:
- Diện tích sản xuất cây ăn quả
manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do tự phát.
Cây ăn quả phát triển “theo phong trào” tiềm ẩn yếu tố kém bền vững. Cây ăn quả
được trồng phổ biến trong vườn của nông hộ. Cây giống chưa được quan tâm nên độ
tuổi, chất lượng giống không đồng đều, hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm
chưa cao, hiệu quả hạn chế.
- Kỹ thuật canh tác còn nhiều bất
cập: bón nhiều phân vô cơ, phun nhiều thuốc hóa học, kỹ thuật bón phân, phun
thuốc chưa đúng. Do đó nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước tăng cao. Năng suất không
ổn định và chất lượng quả chưa cao.
- Sản xuất cây ăn quả theo quy
trình VietGAP ít được quan tâm thực hiện. Việc tiêu thụ tại Hà Nội chủ yếu các
loại quả tươi, không qua chế biến, không có thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản
phẩm quả.
Phần 2.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO, GIAI ĐOẠN 2012
- 2016
I. MỤC TIÊU:
1. Từ năm 2012, mỗi năm diện tích
cây ăn quả tăng thêm 300 ha, đến năm 2016 đạt 15.500 ha. Trong đó ưu tiên phát
triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao có lợi thế của Hà Nội, bao gồm
Bưởi, Cam, Nhãn, Chuối sử dụng giống nuôi cấy mô để tạo thành vùng sản xuất
hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao thu nhập và đời
sống nông dân.
2. Năng suất cây ăn quả tăng thêm
từ 7-10%, đến năm 2016 sản lượng quả sản xuất ra đạt 230.000 tấn.
3. Giá trị sản xuất cây ăn quả tăng
30%; trong đó cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đạt 250 - 300 triệu đồng/ha
(giá trị sản xuất trồng trọt 102 triệu đồng/ha).
II. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xác định vùng
phát triển các loại cây ăn quả:
- Vùng phát triển cây ăn quả tập
trung vào khu vực đồi gò, đất bãi ven sông, vùng trồng lúa khó khăn về nước
tưới cần chuyển đổi.
- Vùng phát triển cây Bưởi: Đối với
cây bưởi Diễn tập trung tại các huyện: Chương Mỹ, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Đan Phượng;
bưởi Quế Dương tại huyện Hoài Đức.
- Vùng phát triển cây Nhãn chất
lượng cao: tập trung tại các huyện: Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
- Vùng phát triển cây Chuối sử dụng
giống nuôi cấy mô: tại các huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Mê Linh, Đông
Anh, Ba Vì, Phúc Thọ.
- Vùng phát triển cây Cam: huyện
Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức.
- Các loại cây ăn quả khác: Ổi Đông
Dư (Gia Lâm, Long Biên); Mít (Đông Anh); Hồng Xiêm (Từ Liêm); Xoài (Ba Vì).
Trong các vùng nêu trên, Thành phố
đầu tư hình thành 4 vùng cây ăn quả đặc sản tập trung với diện tích mỗi vùng
quy mô từ 50 - 100 ha trở lên. Cụ thể:
a) Vùng cây Bưởi Diễn: tại huyện
Chương Mỹ và Mỹ Đức.
b) Vùng cây Nhãn chín muộn: tại
huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
c) Vùng cây Chuối dùng giống nuôi
cấy mô: huyện Gia Lâm, Đông Anh.
d) Vùng cây Cam Canh: tại huyện
Thanh Oai và Thường Tín.
Sau khi xác định chọn vùng phát
triển, tiến hành công bố rộng rãi và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ
khuyến khích, áp dụng công nghệ cao, xây dựng hạ tầng sản xuất, thương hiệu,
quảng bá sản phẩm… để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
tích cực chuyển đổi và phát triển cây ăn quả. Yêu cầu phát triển cây ăn quả
phải nằm trong vùng phát triển nông nghiệp ổn định, lâu dài gắn chặt với quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cơ sở, kết hợp chặt chẽ với
phát triển dịch vụ, du lịch để tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
2. Tập trung đào
tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cho
hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn quả:
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn về cây ăn quả cho 5 cán bộ chuyên ngành trồng trọt ở Phòng trồng trọt,
Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc
Sở Nông nghiệp và PTNT. Thời gian từ 3 - 6 tháng tại các Trung tâm kỹ thuật về
cây ăn quả ở Thái Lan hoặc Đài Loan phục vụ cho công tác chỉ đạo phát triển cây
ăn quả.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn về cây ăn quả cho 5 cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và 19 cán bộ chuyên
môn ngành trồng trọt ở 19 quận, huyện, thị xã với thời gian 1 tháng tại các
Viện nghiên cứu cây ăn quả để làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng,
chăm sóc cây ăn quả cho các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung.
- Đào tạo nông dân điển hình là các
hộ có diện tích vườn cây ăn quả rộng, có khả năng tiếp thu, đầu tư ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cây ăn quả cho năng suất cao, có
khả năng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân khác trong vùng;
số lượng từ 35 - 40 người, thời gian 1 tháng tại các Trung tâm nghiên cứu và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên cây ăn quả, các trang trại cây ăn quả lớn
của các tỉnh trong nước.
- Tập huấn kỹ thuật chuyên sâu về
trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả cho các vùng trồng và thâm canh cây ăn
quả tập trung mỗi năm bình quân từ 3000-3500 lượt người, thời gian thực hành và
học tập là 3 ngày để đảm bảo cho các hộ nông dân tiếp thu được tương đối đầy đủ
về kỹ thuật, được thăm quan thực tế các cơ sở, vùng trồng cây ăn quả thâm canh,
năng suất cao; giáo viên hướng dẫn là cán bộ kỹ thuật được đào tạo ở nước
ngoài, các Viện nghiên cứu trong nước.
- Tổ chức mỗi năm 3 đoàn tham quan
học tập kinh nghiệm, tổ chức sản xuất cây ăn quả trong và ngoài nước. Thành
phần gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các Sở, ngành, quận, huyện và nông
dân điển hình; thời gian đi 10 ngày; địa điểm tại các nước Đông Nam Á và Miền
Nam.
Toàn bộ chi phí cho nội dung trên
do Ngân sách Thành phố bố trí hàng năm.
3. Tăng cường
công tác quản lý, tổ chức sản xuất và cung ứng đủ giống cây ăn quả đạt yêu cầu
về tiêu chuẩn và chất lượng cho các hộ nông dân:
- Tổ chức Đoàn kiểm tra, thống kê,
khảo sát toàn bộ các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả hiện nay; kiên quyết xử lý
các cơ sở vi phạm về chất lượng và quy cách sản phẩm. Chọn khoảng 5 - 6 cơ sở
sản xuất giống có đủ điều kiện để hỗ trợ các trang thiết bị, xây dựng nhãn
hiệu, quảng bá sản phẩm để sản xuất ra hàng năm từ 300.000 - 500.000 cây giống
chất lượng cao tạo điều kiện cho hộ nông dân mua được các giống cây ăn quả tốt
để trồng mới và thay thế cây thoái hóa.
- Duy trì và bảo tồn các cây ăn quả
đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã bình tuyển làm vật liệu nhân giống cho các cơ sở
sản xuất giống cây ăn quả. Hàng năm, hỗ trợ kinh phí bình tuyển bổ sung thêm số
lượng cây đầu dòng của Thành phố từ 30 - 50 cây ăn quả các loại. Hỗ trợ kinh
phí bình tuyển vườn cây đầu dòng, ưu tiên các loại cây có múi. Các tổ chức, cá
nhân có cây đầu dòng sẽ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí bình tuyển, phân bón,
thuốc BVTV, kinh phí kiểm tra các bệnh chính để duy trì và phát triển cây đầu
dòng.
4. Xây dựng các
vùng trồng và thâm canh cây ăn quả, các mô hình hộ, trang trại trồng cây ăn quả
đạt năng suất cao làm nơi trình diễn và tham quan học tập cho các hộ nông dân,
bao gồm:
- Hỗ trợ xây dựng vùng trồng và
thâm canh cây bưởi 480 ha. Trong đó, diện tích trồng mới: 140 ha, diện tích
thâm canh: 340 ha. Vùng bưởi Diễn tập trung tại các huyện: Chương Mỹ 180 ha (xã
Trần Phú, Nam Phương Tiến), huyện Sóc Sơn 60 ha (xã Phú Minh, Phú Cường); huyện
Mỹ Đức 60 ha (Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai); Huyện Đan Phượng 100 ha (Thượng
Mỗ, Hạ Mỗ); Bưởi Quế Dương tại huyện Hoài Đức 80 ha (Xã Cát Quế, Đông La);
- Hỗ trợ xây dựng vùng trồng, thâm
canh Nhãn chín muộn tập trung 200 ha. Trong đó, diện tích trồng mới: 75 ha,
diện tích thâm canh: 125 ha. Vùng Nhãn chín muộn trồng tại xã Đại Thành, huyện
Quốc Oai; xã An Thượng, huyện Hoài Đức; xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.
- Hỗ trợ vùng trồng Chuối sử dụng
giống nuôi cấy mô 700 ha: huyện Gia Lâm 200 ha (xã Cổ Bi, Kim Sơn, Phú Thụy);
huyện Đông Anh 100 ha (xã Tàm Xá); huyện Mê Linh 110 ha (xã Văn Khê); huyện
Thường Tín 110 ha (xã Tự Nhiên, Chương Dương); huyện Phú Xuyên 90 ha (xã Khai
Thái, Quang Lãng, Hồng Thái); huyện Ba Vì 50 ha (xã Thuần Mỹ); Phúc Thọ 40 ha
(xã Tích Giang).
- Hỗ trợ xây dựng vùng trồng, thâm
canh cam Canh 110 ha: huyện Thanh Oai 110 ha (các xã Cao Viên, Thanh Mai, Kim
An); huyện Thường Tín (các xã Chương Dương, Quất Động).
- Hỗ trợ 2 điểm trồng thử nghiệm,
thâm canh cây Thanh long ruột đỏ 10ha/điểm trở lên: xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì;
xã Kim Quan, huyện Thạch Thất.
- Trong các vùng sản xuất cây ăn
quả tập trung và các hộ trang trại trồng và thâm canh cây ăn quả đặc sản, lựa
chọn từ 35 - 40 hộ điển hình xây dựng thành điểm có năng suất, chất lượng, giá
trị lợi nhuận cao trở thành nơi để tổ chức cho hộ nông dân đến thực hành, học
tập.
5. Đầu tư xúc
tiến thương mại, thông tin tuyên truyền, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm quả đặc
sản Hà Nội và xây dựng liên kết sản xuất, sơ chế và kinh doanh quả, thành lập
các HTX chuyên canh cây ăn quả:
- Hàng năm tổ chức khoảng 2 lần cho
các hộ, các trang trại, các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, festival về
cây ăn quả do Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc các tỉnh, thành trong nước; Mỗi năm 1
lần tổ chức hội chợ Chuyên đề về phát triển cây ăn quả, giới thiệu sản phẩm quả
của Thành phố. Các tổ chức, hộ sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm nông
sản, sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước được hỗ trợ các nội dung chi và mức
chi theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện chương
trình xúc tiến thương mại quốc gia.
- Hàng năm tổ chức 1 - 2 hội thi
tuyển chọn các loại quả, tôn vinh tổ chức, cá nhân đạt thành tích về sản xuất
các loại quả có năng suất, giá trị kinh tế cao.
- Mỗi năm tổ chức diễn đàn cho 01
loại quả đặc trưng nhằm liên kết các vùng cây ăn quả trên toàn miền Bắc, trao
đổi kinh nghiệm sản xuất, sơ chế và tiêu thụ các sản phẩm quả. Mỗi năm xây dựng
được từ 1-2 nhãn hiệu sản phẩm quả cho các vùng chuyên canh cây ăn quả của
thành phố. Các hộ, các HTX được hỗ trợ toàn bộ chi phí khi xây dựng nhãn hiệu
sản phẩm hàng hóa.
6. Tổ chức thực
hiện tốt các chính sách của thành phố về hỗ trợ, khuyến khích trồng, thâm canh
cây ăn quả và sơ chế, bảo quản, chế biến quả:
- Đối với diện tích phát triển cây
ăn quả trồng mới và cây ăn quả thâm canh trong vùng tập trung, được hỗ trợ 100%
về giống lần đầu; 30% vật tư (phân bón, thuốc BVTV, túi bao quả) trong thời
gian 36 tháng đối với diện tích trồng mới, 24 tháng đối với diện tích thâm canh.
- Đối với 04 vùng sản xuất cây ăn
quả đặc sản tập trung, Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí để nâng cấp, cải tạo
đường nội đồng trục chính (đường cấp phối); hệ thống tưới tiêu; 30% giá trị
thiết bị dây chuyền, máy móc sơ chế, bảo quản (kho lạnh), đóng gói quả. Với các
hộ là điểm trình diễn được hỗ trợ thêm các thiết bị tưới tiết kiệm, thu hoạch,
bảo quản quả, thiết bị giảng dạy và thực hành cho nông dân.
- Đối với sản xuất giống cây ăn
quả, Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí bình tuyển, chăm sóc cây đầu dòng, mắt ghép
được lấy từ cây đầu dòng; 50% kinh phí nhà màng, nhà lưới, phân bón, túi bầu
đựng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật để xây dựng vườn cây ăn quả đầu dòng,
vườn cây có múi So.
7. Tăng cường công
tác quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quả:
- Thường xuyên tổ chức các đoàn
kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống cây ăn quả, kinh doanh phân bón, thuốc
BVTV …để hạn chế các loại giống cây ăn quả, phân bón, thuốc BVTV chất lượng
kém, ngoài danh mục lưu thông trên thị trường làm thiệt hại cho người sản xuất.
- Kiểm tra, giám sát các cơ sở chế
biến, bảo quản quả, không để tình trạng đưa các loại quả kém chất lượng, bảo
quản bao gói không đúng quy cách, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sử
dụng thuốc bảo quản ngoài danh mục, quá liều lượng lưu thông vào thị trường gây
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan quản lý của Thành phố và các tỉnh để quản lý chất lượng quả nhập khẩu,
từng bước giảm dần các loại quả không đảm bảo về chất lượng và ATVSTP nhập khẩu
và lưu thông trên địa bàn Hà Nội. Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán hoa quả chất
lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ.
- Mỗi năm phấn đấu xây dựng từ 5-6%
diện tích cây ăn quả trong Thành phố (khoảng 60 - 70ha) thực hiện theo tiêu
chuẩn VietGAP kết hợp với xây dựng thương hiệu sản phẩm quả chất lượng cao.
III. DỰ KIẾN
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực
hiện Đề án (dự kiến): 729 tỷ đồng.
Trong đó kinh phí từ nguồn Ngân sách
Nhà nước dự kiến khoảng 29% và được đầu tư hỗ trợ theo chính sách quy định của
Trung ương và Thành phố cho các nội dung:
- Đào tạo, tập huấn, tham quan và
tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
- Trồng mới cây ăn quả và thâm canh
cây ăn quả tập trung.
- Duy trì cây đầu dòng và xây dựng
mô hình thâm canh điểm.
- Chứng nhận VietGAP cho vùng sản
xuất cây ăn quả tập trung.
- Xây dựng hạ tầng vùng trồng cây
ăn quả tập trung.
- Xúc tiến thương mại và giới thiệu
sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến
và cơ sở sản xuất giống cây ăn quả.
IV. HIỆU QUẢ
ĐỀ ÁN:
1. Hiệu quả kinh tế:
- Đến năm 2016, diện tích cây ăn
quả đạt 15.500 ha, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng thêm từ 7-10%, sản
lượng quả sản xuất ra ước đạt 230-260.000 tấn.
- Giá trị sản xuất cây ăn quả đạt
130 - 150 triệu đồng/ha/năm; trong đó các hộ tham gia mô hình đạt giá trị từ
250 - 300 triệu đồng/ha/năm, tăng 30% so với 2010.
2. Hiệu quả xã hội, môi trường:
- Khi Đề án được thông qua, mỗi 1
ha cây ăn quả sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 40 - 45 người. Các mô hình điểm
trình diễn sẽ là hạt nhân mở rộng, là nơi để các hộ nông dân đến thăm quan học
tập, từng bước nâng cao chất lượng quả, từng bước đưa ngành sản xuất cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực trong
lĩnh vực trồng trọt.
- Phát triển các vùng cây ăn quả
góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo
vệ sức khỏe của nhân dân Thủ đô.
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan
chủ trì):
- Khảo sát, xác định vùng phát
triển cây ăn quả tập trung của Thành phố giai đoạn 2012-2016.
- Lập Kế hoạch thực hiện Đề án hàng
năm, trình UBND Thành phố duyệt.
- Đề xuất Kế hoạch điều chỉnh các
mục tiêu, các nội dung và cơ chế hỗ trợ đầu tư trong quá trình triển khai Đề án.
- Phối hợp thẩm định các Dự án phát
triển sản xuất cây ăn quả của các quận, huyện, thị xã và Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở ngành liên quan và UBND các quận,
huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án.
- Chủ trì triển khai các hoạt động
cụ thể của Đề án, gồm:
Nâng cao năng lực công tác quản lý
nhà nước chuyên ngành. Công tác đào tạo, tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, xúc tiến thương mại theo chương trình hàng năm từ ngân sách Thành
phố. Hỗ trợ để xây dựng các mô hình khuyến nông áp dụng kỹ thuật tiên tiến
trong sản xuất quả.
Triển khai thực hiện 4 dự án Xây
dựng vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao, bao gồm: vùng bưởi Diễn,
vùng Nhãn chín muộn, vùng Chuối sử dụng giống nuôi cấy mô và vùng cam Canh.
Hàng năm sơ kết, đánh giá kết quả đạt được, tổng hợp khó khăn vướng mắc báo cáo
UBND Thành phố giải quyết để thực hiện các mục tiêu của Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Thẩm định, trình UBND Thành phố phê
duyệt 04 Dự án: Xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao. Hướng
dẫn các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp thực hiện các Dự án phát triển
sản xuất cây ăn quả tại địa phương.
3. Sở Tài chính:
Bố trí nguồn vốn để thực hiện các
Dự án được phê duyệt từ nguồn vốn kinh phí sự nghiệp hàng năm.
4. Các Sở, ban, ngành:
Tổ chức triển khai và phối hợp với
Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nội dung của đề án theo chức năng, nhiệm
vụ.
5. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT để triển khai thực hiện có hiệu quả 04 Dự án Xây dựng vùng sản xuất cây ăn
quả giá trị kinh tế cao: bố trí mặt bằng; phối hợp thực hiện quy hoạch nội
vùng; thực hiện dồn điền đổi thửa; vận động nhân dân góp đất để xây dựng các
công trình công tác phục vụ sản xuất (không bố trí kinh phí hỗ trợ đền bù giải
phóng mặt bằng). Thực hiện tốt các mô hình khuyến nông, công tác đào tạo, tập
huấn.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp lập, triển khai các Dự án đầu tư phát triển sản xuất cây ăn quả
trên địa bàn.
- Căn cứ điều kiện cụ thể và các
nội dung của Đề án chủ động phối hợp với các sở ngành liên quan lập, triển khai
kế hoạch phát triển cây ăn quả của địa phương. Cân đối, bố trí ngân sách hàng
năm; chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả ngoài các vùng trọng điểm
của Thành phố đầu tư.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn,
vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển sản
xuất cây ăn quả với cơ quan thường trực và cơ quan chủ trì thực hiện đề án để
tổng hợp báo cáo UBND Thành phố./.