Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1090/QĐ-TTg 2022 Chương trình phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững

Số hiệu: 1090/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 19/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1090/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sn ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG

1. Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị khai thác thủy sản; thu hút đầu tư phát triển khai thác thủy sản; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để cơ giới hóa, hiện đại hóa hoạt động khai thác, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả khai thác. Tăng cường xúc tiến hợp tác khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước.

2. Phát triển khai thác thủy sản bền vững trên cơ sở giảm dần về cường lực và tổng sản lượng khai thác phù hợp với tổng sản lượng cho phép khai thác tối đa và cường lực khai thác bền vững; cơ cấu lại đội tàu theo nghề khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản theo từng ngư trường; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý hoạt động của tàu cá trên biển; đảm bảo an toàn cao nhất và giảm thiểu thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; duy trì sự hiện diện thường xuyên của tàu cá và ngư dân trên các ngư trường khai thác, góp phần bảo đm quốc phòng, an ninh trên các các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; sản xuất an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai thác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương.

- 100% các tỉnh, thành phố ven biển xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

- 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.

- Các địa phương xây dựng được ít nhất 03 mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực; (ii) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; (iii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu.

- 100% tàu cá được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

- Hoàn thiện và cập nhật, khai thác và quản lý hiệu quả Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) trên toàn quốc; xây dựng và triển khai mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sn Việt Nam.

b) Đến năm 2030

- Có cơ cấu đội tàu, nghề khai thác và tổng sản lượng thủy sản khai thác phát triển phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050.

- Có tàu cá đi khai thác viễn dương và khai thác hợp pháp tại vùng biển của các quốc gia, vùng lãnh thổ theo thỏa thuận hợp tác nghề cá.

- Tàu cá sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%; tổn thất sau thu hoạch trung bình giảm xuống dưới 10%.

- Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 01 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản/mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

- Duy trì tốc độ tăng trưng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm, thu nhập trung bình của lao động khai thác thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020.

- Chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển.

- 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định kỳ các quy định trong nước và quốc tế về khai thác thủy sản; 60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển.

- Tai nạn tàu cá giảm xuống dưới 01 vụ/1.000 tàu/năm.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tổ chức lại khai thác thủy sản theo hướng phát triển bền vững

- Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với nguồn lợi thủy sản, sản lượng cho phép khai thác trên từng ngư trường; xác định nghề khai thác cần cắt giảm, lộ trình cắt giảm và chỉ tiêu cắt giảm cho từng địa phương thực hiện.

- Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch của ngành và của từng địa phương.

- Chuyển đổi các nghề khai thác hải sản xâm hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các các nghề ít xâm hại nguồn lợi và môi trường sinh thái, sử dụng ít nhiên liệu, ít nguồn lực hơn, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo của nguồn lợi thủy sản.

- Thúc đẩy đàm phán hợp tác khai thác thủy sản giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để tổ chức đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác thủy sản viễn dương và vùng đặc quyn kinh tế của các nước theo thỏa thuận hợp tác nghề cá.

2. Phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá trị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. Khuyến khích, vận động thành lập Hội, Hiệp hội thương lái, nậu vựa tại địa phương.

- Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương.

- Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc thù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thng, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy sản 2017.

- Tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sn nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); đánh bắt sai vùng, sai tuyến.

- Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá, nhất là các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới cải hoán tàu cá liên vùng.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định về cấm khai thác, tạm ngừng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác, cấm theo nghề tại một số vùng biển, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.

- Hoàn thiện, củng cố nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản. Tiếp tục nghiên cứu, thành lập lực lượng Kiểm ngư phù hợp với tình hình của mỗi địa phương.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu khai thác thủy sản trước khi đi biển, hoạt động trên ngư trường, về cảng lên cá và tiêu thụ. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác từ nhật ký khai thác thủy sản điện tử, hệ thống quản lý tổng hợp cảng cá, hệ thống theo dõi tàu cá ra vào cảng.

- Thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách, đổi mới toàn diện công tác quản lý cảng cá đảm bảo nâng cao năng lực dịch vụ sản xuất, quản lý nghề cá tại cảng cá, giám sát tàu cá và sản lượng khai thác bốc dỡ tại cảng, góp phn chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; hình thành đu mối giao thương sản phẩm thủy sản khai thác trong nước và quốc tế.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển và thông qua Hệ thống giám sát tàu cá (VMS).

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

- Tiếp tục triển khai điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển để cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản biển Việt Nam phục vụ quản lý.

- Tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả các bản tin dự báo ngư trường cung cấp cho ngư dân khai thác trên biển phục vụ khai thác hải sản hiệu quả

- Đẩy mạnh, đổi mới công tác khuyến ngư theo hướng xã hội hóa, tăng cường sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới đối với ngư cụ, kỹ thuật khai thác, hầm bảo quản, trang thiết bị bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

5. Nâng cao hiệu quả của các cơ sở hậu cần nghề cá

- Xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, tích hợp đa giá trị, tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần, neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Thúc đẩy tổ chức mô hình chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá sản phẩm hải sản để nâng cao giá trị.

6. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá

- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và xử lý tình huống tai nạn, sự cố tàu cá. Định kỳ tổ chức diễn tập các phương án ứng phó sự cố tàu cá trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu cá trên biển, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, an toàn giúp ngư dân an tâm sản xuất khai thác thủy sản.

- Tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro và ứng phó khẩn cấp tai nạn tàu cá; thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, báo cáo tình hình tai nạn tàu cá; tham gia điều tra, xác minh các nguyên nhân đối với các vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

- Xây dựng kế hoạch để đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ cho thuyền trưởng, thuyền viên, máy trưởng, thợ máy. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân về chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản; vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu cá.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

a) Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã đề ra.

b) Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, các bộ, ngành, địa phương ven biển trong tăng cường công tác lãnh đạo, quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các quy định mới của Luật Thủy sản 2017; Quy hoạch/Chiến lược phát triển ngành và các nhiệm vụ giải pháp của Chương trình này đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

c) Chỉ đạo các lực lượng Quân đội tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh một cách hiệu quả, trong đó chú trọng khâu xây dựng, tổ chức lực lượng, nắm tình hình, tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển được phân công, giúp ngư dân an tâm bám biển, nhất là những vùng biển xa, vùng giáp ranh, vùng ngư trường trọng điểm.

d) Kiên quyết xử lý các trường hợp tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép hải sản trên vùng biển của ta và ngư dân ta khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài. Xử lý nghiêm các vi phạm khác trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

2. Giải pháp về chính sách, cơ chế thực hiện

a) Về chính sách

- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp đồng thời với cơ chế thông thoáng, công khai, minh bạch để đảm bảo cá nhân, tổ chức tiếp cận nhanh hơn với các chính sách. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

- Khuyến khích phát triển và xã hội hóa các dịch vụ tư vấn, đăng kiểm, đào tạo nghề cho lao động khai thác thủy sản.

b) Về cơ chế thực hiện

- Cơ chế huy động nguồn lực

Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình. Nội dung hoạt động trong Chương trình sẽ được triển khai lồng ghép với các hoạt động của các Chương trình/Đề án khác khi có cùng tính chất và cùng đối tượng tác động, hoặc cùng một cơ quan triển khai.

- Cơ chế phối hợp

+ Tăng cường sự tham gia của ngư dân và các tổ chức đoàn thể có liên quan vào một số hoạt động của Chương trình; tăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

+ Tăng cường hiệp đồng, phối hợp của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đồng thời tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.

+ Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển với các nước trong khu vực, đặc biệt những quốc gia có biển liền kề, nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả những vi phạm pháp luật của ngư dân, tàu cá Việt Nam vi phạm vùng bin của quốc gia khác hoặc tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình trên biển, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân.

3. Giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến ngư

- Rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành các bộ TCVN, QCVN về ngư cụ, tàu cá, về điều kiện, môi trường làm việc nghngơi của người lao động.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, phương pháp tiên tiến để điều tra nguồn lợi và dự báo ngư trường.

- Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao về thiết kế, sản xuất ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì... từng bước thay thế hàng ngoại nhập.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Nghiên cứu, ứng dụng các mẫu tàu mới phù hợp với khai thác hải sản khơi, tiến tới thay thế tàu vỏ gỗ bằng vật liệu phù hợp và các trang thiết bị thông tin hàng hải, khai thác để từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu trong quá trình khai thác hải sản.

- Tổ chức đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác hải sản; các đơn vị, địa phương chủ động đặt hàng khuyến ngư; đẩy mạnh xây dựng các mô hình thí điểm để phổ biến, nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả cao.

4. Giải pháp về huy động vốn, kinh phí

Kinh phí thực hiện Chương trình được btrí từ các nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương; kinh phí lồng ghép triển khai từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Giáo dục nghề nghiệp, Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia Chương trình; tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

5. Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế

- Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước. Tăng cường đàm phán hợp tác khai thác hải sản với các nước để đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hi sản hợp pháp, phát triển nghề khai thác viễn dương. Nghiên cứu tổ chức đưa doanh nghiệp và ngư dân đi hợp tác khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nuôi trồng thủy sản với một số nước; phát triển nghề khai thác viễn dương các vùng bin quốc tế nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, thúc đẩy hội nhập và phát triển hợp tác quốc tế.

- Tích cực tham gia trở thành thành viên chính thức hoặc có hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trong và ngoài khu vực để thực hiện cam kết của Việt Nam với các tổ chức này trong việc tuân thủ các quy định quản lý nhằm mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.

- Chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước trong khu vực và các đối tác nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sớm tháo g“thẻ vàng”của EC liên quan đến IUU; tích cực hợp tác trao đổi thông tin với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về các nỗ lực của ta trong chống khai thác IUU cũng như xem xét, đánh giá tương đương các quy định có liên quan của Hoa Kỳ và Việt Nam từ đó giảm thiểu nguy cơ bị các đối tác tiến hành điều tra, áp thuế.

- Tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khai thác thủy sản.

- Tăng cường hợp tác nghề cá đa phương, tích cực tham gia các cuộc đàm phán trợ cấp nghề cá của WTO và phấn đấu có các chính sách phát triển nghề cá công bằng và hợp lý đối với nghề cá quy mô nhỏ của Việt Nam.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các Chính phủ, các tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế để hỗ trợ vốn, kỹ thuật nhằm thực hiện được mục tiêu về quản lý và phát triển bền vững khai thác thủy sản.

- Tăng cường trao đổi đoàn công tác liên ngành tìm hiểu, học tập kinh nghiệm các nước và các quy định, hướng dẫn của quốc tế có liên quan.

6. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngư dân thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của họ trong việc tham gia thực hiện Chương trình.

- Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, huấn luyện nghiệp vụ về nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản gắn với đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản nhằm tác động từ thay đổi nhận thức đến ý thức và hành vi nhằm góp phần duy trì bền vững các kết quả của Chương trình.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật có liên quan cho thuyền trưng, chtàu của các đội tàu cá khai thác xa bờ nhằm nâng cao năng lực xử lý, khả năng vận dụng pháp luật khi có tranh chấp xảy ra trên biển

- Tổng kết, tuyên truyền các mô hình thí điểm tốt để nhân rộng ra toàn quốc.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Dự án dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản hiệu quả.

2. Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển tại các tỉnh như Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang.

3. Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực.

4. Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản Việt Nam.

5. Dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản sản phẩm.

6. Dự án xây dựng mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.

(Các Dự án ưu tiên thực hiện Chương trình tại Phụ lục kèm theo)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu qucác nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình.

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030.

3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác.

4. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan chủ trì Chương trình có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Chương trình.

b) Nghiên cứu, rà soát và cập nhật những nội dung phù hợp từ các quy định liên quan của các nước để đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiêm túc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định các biện pháp quốc gia có cảng, Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10 tháng 12 năm 1982 về Bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa.

c) Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình định kỳ từng giai đoạn, tổng kết Chương trình sau khi kết thúc.

2. Bộ Quốc phòng

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các đảo, quần đảo; chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trên biển phối hợp, hiệp đồng tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên biên theo Kế hoạch.

b) Chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trên biển như Hải quân, Cảnh sát Biển, Biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoạt động nghề cá trên biển, kịp thời tham gia hỗ trợ, bảo vệ an ninh, an toàn cho ngư dân trong quá trình hoạt động nghề cá trên biển; tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản trên các vùng biển và hải đảo.

3. Bộ Công an

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ về chng khai thác IUU thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Chỉ đạo lực lượng công an tại các địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân tố giác tội phạm trong đó có tội phạm tổ chức đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

b) Phối hợp nắm tình hình, biện pháp chống khai thác IUU của các quốc gia, vùng lãnh thổ để kịp thời tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu, vận dụng triển khai thực hiện; chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ quản lý lao động trên tàu cá.

4. Bộ Ngoại giao

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tiến hành các biện pháp bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương trong việc nghiên cứu, đề xuất triển khai công tác ký kết, gia nhập và thực hiện các thỏa thuận/điều ước quốc tế về hợp tác nghề cá, cung cấp thông tin liên quan đến việc ban hành các công ước, hiệp ước quốc tế vquản lý nghề cá trong khu vực và trên thế giới.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Phối hợp các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Dự án thí điểm thiết lập một số điểm du lịch cộng đồng nghề cá ven biển tại các tỉnh.

b) Nghiên cứu quy hoạch hoặc đưa du lịch cộng đồng nghề cá tại các tỉnh, thành phố ven biển vào quy hoạch phát triển hệ thống du lịch quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, công btiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực khai thác thủy sản, ưu tiên hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

b) Tăng cường định hướng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực khai thác thủy sản theo quan điểm, mục tiêu của Chương trình.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động truyền thông về chống khai thác IUU.

b) Chỉ đạo định kỳ quảng bá, giới thiệu về ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kthuật trong khai thác hải sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản; tăng cường thông tin trên hệ thống các đài truyền thanh cơ sở; xây dựng các chuyên đề, chuyên mục trên hệ thống báo in, báo điện tử và trên các diễn đàn mạng xã hội có uy tín.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển và hải đảo được phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2020 đảm bảo thống nhất đồng bộ, hiệu quả với Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Bộ Tài chính

Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành và địa phương có liên quan, ưu tiên tổng hợp bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đi, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan cân đối, btrí nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan đề xuất giải pháp và huy động các nguồn lực đầu tư để triển khai Chương trình.

11. Các bộ, ngành liên quan

Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình.

12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức thực hiện Chương trình thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn lãnh thổ và vùng biển thuộc địa phương quản lý và phù hợp với nội dung nhiệm vụ của các chương trình, điều kiện thực tế của địa phương.

b) Các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, phê duyệt và triển khai Dự án ưu tiên thuộc Chương trình và các mô hình thí điểm phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương.

c) Chủ động, ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

d) Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.

đ) Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

e) Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện Chương trình trên địa bàn định kỳ, đột xuất theo quy định.

13. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp

a) Hội Nghề cá Việt Nam nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành viên Hội đầu tư phát triển khai thác thủy sản gắn với bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường; đồng thời chủ động vận động, giáo dục các thành viên trong việc tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam.

b) Hội Chthập đỏ Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động cơ bản về phòng ngừa và ứng phó thảm họa, khắc phục thiên tai bão lũ khu vực ven biển, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.

c) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong việc xây chuỗi liên kết trong khai thác, bảo qun, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

14. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Hội
Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xut khẩu thủy sn Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Dự án

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

1

Dự án dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.

Kịp thời hỗ trợ cho các tàu khai thác vùng khơi trong việc xác định ngư trường khai thác; giảm thiểu chi phí trong quá trình chạy tàu tìm đàn cá; tăng năng suất đánh bắt của các tàu và hiệu quả kinh tế trong khai thác

- Thu thập, cập nhật số liệu về các trường khí tượng - hải dương; nguồn lợi và nghề cá, sinh học, sinh thái nguồn lợi hải sản từ khảo sát, giám sát, nhật ký khai thác và viễn thám biển làm cơ sở xây dựng dự báo ngư trường khai thác.

- Triển khai xây dựng dự báo ngư trường khai thác thủy sản hạn năm, hạn tháng, hạn 07 - 10 ngày, hạn 01-03 ngày, dự báo tức thời cho đội tàu khai thác xa bờ (theo nghề và đối tượng).

- Nâng cấp hình thức phát báo thông tin, điều tra đánh giá hiệu quả bản tin dự báo ngư trường khai thác hi sản.

- Đầu tư, nâng cấp thiết bị phục vụ dự báo ngư trường khai thác thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

2022 - 2030

2

Dự án thí điểm thiết lập một số điểm du lịch cộng đồng nghề cá ven biển tại các tỉnh như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kiên Giang.

Thí điểm phát triển du lịch cộng đồng nghề cá ven biển góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, góp phn nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân đồng thời thay đổi nhận thức về sinh kế để giảm nghèo bền vững

- Xây dựng mô hình ít nhất 01 mô hình thí điểm du lịch cộng đồng tại các làng (xã) ven biển tại mỗi địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 và nhân rộng ra các tỉnh, thành phố ven biển có điều kiện phù hợp.

- Chuyển đổi một số tàu cá khai thác sang phục vụ phát triển du lịch.

- Hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch cộng đồng.

Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kiên Giang

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2022 - 2030

3

Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực.

Thí điểm xây dựng chợ đầu mối thủy sản, chợ đấu giá thủy sản tại một số địa phương nhằm góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm thủy sản khai thác

- Nghiên cứu, tham qua học tập mô hình tổ chức hoạt động Chợ đầu mối thủy sản tập trung, Chợ bán đấu giá sản phẩm hải sản khai thác tại một số nước.

- Xây dựng Đề án thí điểm tổ chức chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản tại một số cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực.

- Tổng kết, đánh giá nhân rộng mô hình thí điểm.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương

2022 - 2030

4

Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản Việt Nam

Xây dựng thương hiệu, giá trị của hải sản Việt Nam thông qua triển khai một số các hoạt động như: (i) Triển khai dự án cải thiện nghề khai thác (FIP) đối với một số sản phẩm để tiến tới được chứng nhận dán nhãn MSC đối với các sản phẩm đơn lẻ; (ii) Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn cung cấp có trách nhiệm toàn cầu (IFFO RS) đối với sản phẩm thứ cấp như dầu cá, bột cá

- Địa phương chọn sản phẩm đặc thù, phổ biến và có nhiều doanh nghiệp đang chế biến, xuất khẩu để xây dựng các dự án FIP.

- Đăng ký dán nhãn MSC đối với sản phẩm

- Thuê chuyên gia tư vấn đánh giá.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2022 - 2030

5

Dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng bảo quản sản phẩm.

Cải tiến ngư cụ, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa đối với các nghề khai thác ... nhằm giảm số lượng lao động trên tàu cá

Cải tiến hầm bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm

Đặt hàng đơn vị nghiên cứu, sản xuất theo Chương trình khoa học công nghệ thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất

2022 - 2030

6

Dự án xây dựng mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.

Xây dựng được mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam đồng bộ, tương thích với nền tảng công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của các bộ, ngành, địa phương có liên quan nhằm quản lý hoạt động khai thác thủy sản Việt Nam đồng bộ, khách quan, minh bạch, kịp thời phục vụ phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, truy xuất được và góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Châu Âu, thực hiện lộ trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực công nghệ thông tin ngành thủy sản tại 28 tỉnh, thành phố ven biển

- Xây dựng các chuẩn thông tin phục vụ quản lý

- Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý hoạt động khai thác thủy sản

- Nâng cấp, điều chỉnh phần mềm và cơ sở dữ liệu hiện có

- Phát triển cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng mới

- Đầu tư hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin

- Chuẩn hóa, số hóa và nhập dữ liệu và cơ sở dữ liệu

- Đào tạo, tập huấn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

2022 - 2025

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No. 1090/QD-TTg

Hanoi, September 19, 2022

 

DECISION

APPROVAL FOR NATIONAL DEVELOPMENT PROGRAM ON EFFICIENT AND SUSTAINABLE FISHING IN THE 2022-2025 PERIOD, WITH ORIENTATION TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on amendments to some articles of the Law on Government Organization of Vietnam and Law on Local Government Organization of Vietnam dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 339/QD-TTg dated March 01, 2021 on approval for the strategy for development of Vietnam’s fisheries by 2030 with vision towards 2045;

At the request of the Minister of the Ministry of Agriculture and Rural Development

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. ORIENTATION

1. Improve the effectiveness of fishing on the basic of formulation of the fishing value chain; attract investment in development of fishing; promote the linkage in production in the form of cooperative groups, cooperatives and cooperatives associations. Promote digital transformation, application of science, technology and technical advance in order to mechanize and modernize fishing, improve productivity, quality, value and effectiveness of fishing. Strengthen promotion of cooperation in deep sea fishing and organization of fishing in marine areas of some countries for fishermen.

2. Develop sustainable fishing on the basis of gradual reduction in intensity and total catches in conformity with total allowable catches and sustainable extraction intensity; restructure the fleet in conformity with allowable fishing capacity of fishery resources according to each fishing grounds; apply information technology, digital transformation to management of operation of fishing vessels in the sea; ensure the highest safety and minimize damage to people and fishing vessels in fishing; maintain the regular presence of fishing vessels and fishermen on fishing grounds, contribute to assurance about national defense and security in marine areas and islands of Vietnam.

II. OBJECTIVES

1. General objectives:

Sustainably develop the fishing industry with structure of fishing vessels and occupations in conformity with allowable fishing capacity of fishery resources; ensure safe production, bring economic efficiency, improve the lives of fishermen, contribute to assurance about national defense and security, maintain the independence and sovereignty of marine areas and islands of Vietnam.

2. Specific objectives:

a) By 2025

- Reduce 10% quota for issuance of fishing permit in offshore area compared to 2020; determine the allowable catches according to species for the fishing for tuna.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- All fishing vessels that operate in the offshore areas will install equipment for supervision in accordance with regulations. The vessels will be provided bulletin to forecast fishing grounds that serve the effective fishing (hereinafter referred to as “bulletin”).

- The local authorities will build at least 03 models and pilot projects that fall into one of the following projects and models: (i) wholesale markets, seafood auction markets associated with fishing ports and fishery centers in the region or area; (ii) model of linkage in seafood fishing - purchase - preservation - consumption chain; (iii) model of linkage between fishing, fishery services and eco-tourism, community-based tourism, rural tourism in fishing ports, fishing villages and traditional craft villages in coastal areas.

- Monitor all catches and imported seafood materials.

- All fishing vessels that have been inspected will be issued with certificates of eligibility for food safety according to regulations.

- Complete, update, effectively extract and manage the National Fisheries Database (VNFishbase) in the whole of country; build and implement the model of digital management of fishing in Vietnam.

b) By 2030

- The structure of fleet and total catches will develop according to the planning for protection and extraction of fishery resources in the period of 2021 - 2030, with a vision to 2050.

- The fishing vessels will operate in deep sea and legally operate in marine areas of countries and territories according to the fisheries partnership agreements.

- The rate of fishing vessels that use advanced technology and techniques in fishing and preservation of products is expected to reach 50%. The average of post-harvest losses is expected to fall under 10%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Maintain the average growth rate of fishing value at 1.5%/year. The average income of fishermen is expected to increase by 2.5 times compared to 2020.

- Terminate the fishing industry that destroys resources and affects the marine ecological environment.

- All captains of fishing vessels in offshore areas will receive periodic training in domestic and international regulations on fishing. 60% of fishermen will receive guidance on fishing skills and technical process to ensure safety in the sea.

- The accidents will reduce to under 01 case/1.000 vessels/year.

III. MAIN TASKS

1. Reorganize the fishing towards sustainable development

- Adjust the structure of fishing in conformity with aquatic resources and allowable catches on each fishing ground; identify fishing subject to reduction, reduction roadmap and reduction targets for each province to implement.

- Organize and rearrange fishing vessels in open or inshore areas according to the planning of each sector and province.

- Change fishing that adversely affects resources and ecological environment and uses a lot of fuel into the fishing that reduces adverse effects on resources and ecological environment and uses a little fuel and resources, or other sectors other than fishing to gradually rebalance extraction intensity in conformity with the capacity for recovery of aquatic resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Develop cooperation and association in production, processing and consumption of products

- Organize and direct enterprises and establishments that purchase and consume aquatic products to actively participate, promote their roles, improve the social responsibility and share benefits with fishermen in the aquaculture production value chain to increase the value of fishery products. Encourage and mobilize establishment of Associations and Associations of traders and wholesalers in province.

- Build and develop models of association, joint venture, linkage of all stages in the process of production from extraction, preservation to processing and consumption of products in conformity with each industry and province.

- Continue to promote consumption, increase the value of fishery products in the domestic market and export market.

- Build models of change of jobs, development of rural tourism, tourism in coastal fishing community in conformity with local characteristics in order to contribute to preservation and promotion of traditional values, especially cultural identity of coastal areas, create alternative livelihoods for fishing that affects resources and environment, gradually create stable jobs, improve the living standards of the fishermen, contribute to protection of ecological environment in coastal areas associated with new rural construction.

3. Strengthen management of fishing

- Strengthen inspection, supervision and management of fishing vessels according to quota allowed in fishing permit in the sea according to the 2017 Law on Fisheries.

- Strengthen control and strict handling of fishing vessels which have “no registration, no fishing permit, no registration and inspection”. Strictly handle violations against regulations on fishing, especially fishing vessels that commit illegal, unreported and unregulated fishing (hereinafter referred to as “IUU fishing”); fishing in wrong areas, wrong routes.

- Strengthen supervision and management of repair, construction and modification of fishing vessels, especially enterprises that repair, construct and modify inter-regional fishing vessels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve and increase the capacity for enforcement of the law on fisheries. Continue to research and establish the fisheries resources surveillance force in conformity with the situation of each local area.

- Strictly control the activities of fishing vessels before they go to the sea, operate on the fishing grounds, return to the port and consume aquatic  products. Apply the system of traceability of aquatic products derived from commercial fishing activities from e-logbooks of fishing, the integrated management system of fishing port, system of monitoring of fishing vessels that enter and leave the port.

- Strongly promote comprehensive reform and renovation of management of fishing ports in order to increase capacity for production and management of fisheries at fishing ports, monitoring of fishing vessels and volume of fish being unloaded at the ports, contribute to prevent illegal, unreported and unregulated fishing; form the focal point for domestic and international trade in fishery products.

- Strengthen patrol, inspection and supervision of operation of fishing vessels in the sea via the Vessel Monitoring Systems (VMS).

4. Promote application of science and technology

- Continue to conduct survey and assessment of aquatic resources in marine areas in order to provide information, data and scientific basis for sustainable use and management of aquatic resources, apply technology, promote digital transformation in the database om aquatic resources in Vietnam for management.

- Continue to deploy and improve effectiveness of bulletins that have been provided for fishermen

- Promote and innovate fishery extension towards private sector involvement, increase participation of scientific and technological organizations and enterprises in order to promote transfer and application of scientific and technological advances to fishing tools and techniques, storage tunnels, equipment for preservation of products on fishing vessels.

5. Improve effectiveness of fishing logistics facilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Promote organization of the model of wholesale markets of aquatic products and seafood product auction markets to improve the value.

6. Strengthen assurance about the safety for people and fishing vessels

- Improve capacity for prevention, response and handling of accidents and incidents of fishing vessels. Periodically organize drills of the plans to respond to incidents of fishing vessels in fishing ports, anchorages shelter from storms for fishing vessels and the plans for search and rescue of fishing vessels in the sea, create favorable and safe conditions and environment for fishermen to produce aquatic products and conduct fishing.

- Strengthen prevention of risks and emergency response to accidents of fishing vessels; strictly implement statistics and reports on accidents of fishing vessels; participate in investigation and verification of the causes for serious cases.

- Develop the plans to train and improve skills and qualifications for captains, crew, chief engineer officers and mechanic. Organize training courses and provide guidance for fishermen on transfer of science, techniques, new and modern technology for extraction and preservation of seafood products; operate and use modern machinery and equipment on fishing vessels.

IV. MAIN SOLUTIONS

1. Strengthen leadership, direction and administration

a) Continue to thoroughly grasp and concretize guidelines for Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 on "Strategy for sustainable development of marine economy of Vietnam to 2030, with a vision to 2045" that have been proposed.

b) Uphold the responsibilities of committees, ministries, central and local authorities in coastal areas for enhancement of the leadership, grasp and direction of compliance with regulations of the law and new regulations of the 2017 Law on Fisheries. Develop the planning/ strategy and solution tasks of this Program in order ensure sustainable development of fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Strictly handle cases that the foreign fishing vessels conduct illegal fishing in our marine areas and the fishermen of Vietnam conduct illegal extraction of seafood in marine areas of the foreign countries Strictly handle other violations in the fishing.

2. Solutions to policies and mechanisms for implementation

a) With regard to policies

- Research and develop proposals for competent authorities to issue the appropriate policies on incentive and support and the open, public and transparent mechanism in order to ensure that individuals and organizations can quickly access to the policies. Review, amend and complete the legal system of fishing.

- Encourage the development and private sector involvement in services including consulting, registration and inspection and vocational training for fishermen.

b) With regard to mechanism for implementation

- Resource mobilization mechanism

Encourage and create conditions for enterprises, organizations and individuals at home and abroad and countries to participate in support for resources of the Program. The activities of the Program will be integrated with the activities of other Programs/Schemes when they have the same nature and target audience or the implementation agency.

- Cooperation mechanism

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Strengthen synergism and cooperation among forces that enforce the law in the sea; at the same time, participate in search and rescue and ensure maritime security and safety.

+ Strengthen cooperation and international cooperation between forces that enforce the law in the sea and countries in the region, especially countries which are adjacent to seas in order to quickly and effectively handle violations against the law of fishermen and fishing vessels in marine waters of other countries or the foreign fishing vessels and fishermen in marine areas of Vietnam, ensure maintenance of peaceful environment in the sea and cooperation relationship between countries, and protect the property and lives of fishermen.

3. Solutions to science - technology and fishery extension

- Review, research, develop and issue Vietnam standards and national technical regulations on fishing gear, fishing vessels, conditions and environment for working and rest of fishermen.

- Research and apply advanced technologies and methods to investigate resources and forecast fishing grounds.

- Research, apply and transfer design, production of fishing gear, advanced and environmentally friendly fishing methods in order to improve the productivity, quality and value of products; encourage the development of supporting industries for the manufacture of ropes, nets, yarns, buoys, lead... to gradually replace the imported goods.

- Research and apply advanced technology to preservation of products and reduction in post-harvest losses.

- Research, apply new models of vessels in conformity with offshore fishing towards replacement for ships of wooden hull with suitable materials and maritime information equipment, extract to gradually mechanize and modernize the stages in the process of fishing.

- Organize the promotion of fishery extension in fishing. The units and local authorities actively commission fishery extension-related works. Promote construction of pilot models to popularize and expand the suitable and highly effective models.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The funding for the Program is allocated from the following capital sources:

- State budget (development investment capital, non-business capital) that has been allocated in the annual budget estimates of ministries, central and local authorities; integrated funding for implementation from the national target programs on construction of new rural areas in the period of 2021 - 2025, the program on development of rural tourism in construction of new rural areas in the period of 2021 - 2025, vocational education, employment and occupational safety in the period of 2021 - 2025 in accordance with the law on state budget.

- Funding of enterprises, organizations and individuals that participate in the Program; sponsorship from domestic and foreign organizations.

- Other legal sources of capital.

5. Solutions to international cooperation and integration

- Focus on direction of the effective implementation of the Project on development of deep sea fishing and organization of fishing in marine areas of some countries for fishermen. Strengthen negotiation on cooperation in fishing with other countries in order to send fishing vessels and fishermen to legally extract seafood and develop the deep sea fishing. Research and organize to send enterprises and fishermen to cooperate in extraction, purchase, processing, consumption of products and aquaculture with a number of countries; develop the deep sea fishing in international marine areas in order to develop the economy, create jobs for people, reduce and stop illegal fishing of fishing vessels of Vietnam in foreign marine areas, promote integration and develop international cooperation.

- Actively participate in activities in order to become an official member or cooperate with fishery management organizations inside and outside the region to fulfill Vietnam's commitment to these organizations in compliance with regulations on management in order to sustainably develop fisheries.

- Actively promote cooperation with countries in the region and seafood import partners of Vietnam in order to quickly remove the EC's "yellow card" related to IUU; actively cooperate and exchange information with the US Department of Commerce and the US Department of Agriculture about our efforts to prevent IUU fishing as well as correspondingly review and assess relevant regulations of the US and Vietnam, thereby minimize the risk of investigation and tax from partners.

- Organize trade promotion, investment promotion, attract capital sources that fall outside the state budget for fishing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Take advantage of funding sources from Governments, international development organizations and agencies to support capital and techniques in order to achieve objectives of management and sustainable development of fishing.

- Strengthen exchange of interdisciplinary delegations to research and learn experience of countries and relevant international regulations and guidelines.

6. Solutions to dissemination of information and education to raise awareness

- Promote dissemination of information for all levels, central and local authorities, enterprises, establishments, socio-political organizations, professional social organizations and fishermen in order to realize their importance and responsibilities for participation in the implementation of the Program.

- Strengthen and diversify communication and professional training in improvement of the quality and effectiveness of production in fishing in association with assurance about the safety for people and fishing vessels that are engaged in fishing activities in order to change awareness, consciousness and behavior to contribute to sustainable maintenance of the results of the Program.

- Promote dissemination of information about relevant policies and laws for captains and owners of the offshore fishing vessels in order to improve capacity for handling and application of the law in case of disputes in the sea.

- Summarize and disseminate information about the pilot models which are excellent to expand in the whole of country.

V. PRIORITY PROJECTS

1. Project on forecast about fishing grounds that serves the effective fishing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Pilot project on establishment of wholesale markets of aquatic products and seafood product auction markets associated with fishing ports and fishery centers of the region and area.

4. Project on improvement of the brand and value of Vietnamese seafood.

5. Project on research and transfer of technology for improvement of the effectiveness of extraction and preservation of products.

6. Project on construction of the model of digital governance of fishing activities in Vietnam.

(The priority projects for implementation of the Program fall into the attached Appendix)

VI. IMPLEMENTATION CAPITAL SOURCES

Diversify the mobilized capital sources and effectively use resources to implement the Program.

1. Annul state budget (expenditure on development investment, infrastructure investment, recurrent expenditure) according to decentralization of current state budget.

2. Funding that is integrated in public investment programs, schemes and projects in the period of 2021 - 2030.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Other financial sources according to regulations.

Article 2. Implementation

1. Ministry of Agriculture and Rural Development

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development is a governance body. It shall be responsible for guiding, monitoring, urging, summarizing situation and periodically organizing preliminary review and comprehensive assessment of implementation of the Program.

b) Research, review and update appropriate contents from relevant regulations of other countries to meet requirements of the import market; strictly implement international treaties that Vietnam has signed and is a member, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, the Agreement on Port State Measures, the Agreement on enforcement of regulations of the United Nations Convention on the Law of the Sea dated ​​December 10, 1982 on Conservation and management of long-migratory and amphibious fishes.

c) Annually, develop a plan to implement tasks of the Program according to the assigned functions and tasks, summarize the funding in the state budget estimate and send it to the Ministry of Finance for submission to competent authorities in accordance with regulations of the law on state budget.

d) Take charge and cooperate with ministries and central authorities in periodical and ad hoc inspection and supervision of the implementation of the Program of local authorities; summary and report to the Prime Minister on periodical implementation of the Program according to each period, summary of the Program after the end.

2. Ministry of National Defense

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in construction of infrastructure in islands and archipelagoes; direct the forces that enforce the law in the sea to cooperate and synergize in patrol, inspection and control of fishing activities in the sea according to the Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Ministry of Public Security

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementation of tasks in prevention of IUU fishing under the responsibility of the Ministry of Public Security. Direct the police forces in the local areas to promote the People's movement to report crimes, including criminals who organize illegal fishing in marine areas of foreign countries.

b) Cooperate in comprehension of situation and measures for prevention of IUU fishing of countries and territories in order to promptly advise and report to the Prime Minister for consideration and provision of guidance for relevant ministries, central and local authorities on research and implementation; share the database on population in order to serve management of fishermen on fishing vessels.

4. Ministry of Foreign Affairs

a) Take charge and cooperate with relevant ministries, central and local authorities in implementation of measures for protection of the legal rights and interests of Vietnamese fishermen and enterprises.

b) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries, central and local authorities in research and proposal for signing, joining and implementation of international agreements/treaties on fishery cooperation, provision of information relevant to promulgation of international conventions and treaties on fishery management in the region and in the world.

5. Ministry of Culture; Sports and Tourism

a) Cooperate with local authorities and the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementation of the pilot project on establishment of some tourist destinations for coastal fishing communities in provinces.

b) Research planning or incorporate tourism in coastal fishing community in provinces into the planning for development of the national system of tourism and submit to competent authorities for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central authorities in formulation and declaration of national standards in fishing with priority given to harmonization with international and regional standards and appraisal of national technical regulations.

b) Strengthen orientation to investment in research, application of science and technology, support for the protection of intellectual property rights and application of traceability in fishing according to perspective and objectives of the Program.

7. Ministry of Information and Communications

a) Take charge and cooperate with local authorities and the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementation of communication activities on prevention of IUU fishing.

b) Direct periodic promotion and introduction of application of science, technology and technical advances in fishing in order to increase the value of aquatic products; strengthen information on the system of grassroots radio stations; develop topics and programs on the system of printed newspapers, electronic newspapers and social networking forums that are reputable.

8. Ministry of Natural Resources and Environment

Take charge and cooperate in implementation of the key Program for basic investigation into marine and island resources and environment approved in Decision No. 28/QD-TTg dated October 07, 2020 in order to ensure the uniformity and effectiveness with the Program for investigation and overall assessment of aquatic resources and habitats of aquatic species in the whole of country every 5 years to 2030 approved in Decision No. 523/QD-TTg dated 27 April 2022 of the Prime Minister.

9. Ministry of Finance

According to the ability to balance the central budget on the basic of the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries, central and local authorities, prioritize general allocation in annual estimate for recurrent expenditures of the central budget, submit to competent authorities for consideration and decision on the balance and allocation of the funding in accordance with regulations of the Law on State Budget and guiding documents for the implementation of the Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central authorities in balance and allocation of capital sources of investment in development of projects under the Program in accordance with regulations of the Law on Public Investment and other regulations of the law.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central authorities in proposal of measures and mobilization of resources of investment in order to implement the Program.

11. Relevant central authorities

The relevant ministries and central authorities shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in effective implementation of the contents and tasks of the Program according to their functions and tasks.

12. The People’s Committees of provinces

a) Organize implementation of the Program via formulation and implementation of planning and plans for the development of fisheries in the territories and marine areas under management of local authorities in conformity with the contents and tasks of the programs and actual conditions of local areas.

b) Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in formulation, approval and implementation of priority projects under the Program and pilot models in conformity with situations and conditions of local areas.

c) Proactively allocate and give priority to allocation of funding from the local budget in order to ensure implementation of the tasks under the Program; have specific mechanisms and policies in conformity with the situation of local areas in order to encourage economic components in participation in investment in effective and sustainable construction and development of fisheries.

d) Assign, distribute responsibilities of relevant levels and agencies for organization of the implementation of the Program on the principle of promotion of distribution and the responsibility spirit for the grassroots.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Monitor, evaluate and make periodic and ad hoc reports on the implementation of the Program in provinces according to regulations.

13. Professional associations

a) The Vietnam Fisheries Association shall research and propose mechanisms, policies and measures to encourage and assist members of the Association to invest in development of fisheries in association with assurance about effective production and environmental protection; at the same time, actively mobilize and educate members in enhancement of management of the quality in the process of production, ensure food safety for consumers and export, maintain the prestige and brand of aquatic products of Vietnam.

b) The Vietnam Red Cross Society shall take charge and cooperate in organization of basic activities on prevention and response to the disasters, recover from natural disasters, storms and floods in coastal areas and mobilize organizations and individuals to participate in the humanitarian activities organized by the Vietnam Red Cross Society.

c) The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers shall be responsible for cooperation with the Ministry of Agriculture and Rural Development and local authorities in creation of the chain of links in extraction, preservation, processing and consumption of products.

14. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, political and social organizations shall carry out social supervision and criticism throughout the implementation of the Program./.

Article 3. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 4. The Ministers, Heads of the ministerial-level agencies, Heads of agencies affiliated to the Government, the Presidents of the People's Committees of provinces and Heads of relevant agencies and units shall be responsible for the implementation of this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1090/QĐ-TTg ngày 19/09/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.350

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.143.45
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!