ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10887/QĐ-UBND
|
Biên Hòa, ngày
25 tháng 12 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân;
Căn cứ Quyết định số
33/2003/QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng
thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết số
62/2006/NQ-HĐND ngày 03/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 5 năm
2006-2010;
Căn cứ Quyết định số
746/2005/QĐ-UBND ngày 04/02/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt
quy hoạch ngành công nghiệp Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số
3230/QĐ-UBT ngày 27/9/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương điều chỉnh
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến
năm 2010, có xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số
817/TTr-SKHĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm
2010, có xét đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Phát triển
mạnh ngành công nghiệp cơ khí Đồng Nai phải phù hợp với định hướng
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Đồng Nai đến 2010, có tính đến
năm 2015, định hướng chiến lược phát triển ngành cơ khí cả nước và
định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Cần kêu gọi
thu hút đầu tư, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư vào một
số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, quan trọng, phù hợp với sự chuyển hóa chung của
nền kinh tế.
- Trong quá
trình hiện đại hóa, với việc áp dụng các công nghệ cao cho ngành cơ khí, cần lựa
chọn phương án công nghệ nước ngoài một cách thích hợp và có hiệu quả, đồng thời
kết hợp và tận dụng các công nghệ truyền thống. Ngành công nghiệp cơ khí phải
được đầu tư theo hướng hiện đại hóa (cơ khí hóa cao độ, tự động hóa, kết hợp cơ
khí với điện tử-vi tính...) để tham gia hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế.
- Xác định
ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh là khâu quan trọng trong chiến lược phát triển
chung của ngành cơ khí cả nước. Giữa công nghiệp cơ khí Đồng Nai và công nghiệp
cơ khí các tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ cần được chuyên môn hóa, hợp tác
hóa, liên kết hỗ trợ, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương trong từng lĩnh vực
ngành nghề, tạo cho công nghiệp cơ khí toàn vùng có bước phát triển vững chắc
hơn.
- Phát triển
và chuyển dịch nhanh cơ cấu, để ngành công nghiệp cơ khí trở thành
một trong những ngành công nghiệp then chốt của Đồng Nai.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu
chung:
Tiếp tục
phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí, trên cơ sở phát huy năng lực sản xuất
các sản phẩm hiện có, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao khả
năng cạnh tranh của ngành hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao, hiện đại...
phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện thúc
đẩy ngành công nghiệp cơ khí phát triển thành một ngành công nghiệp then chốt
của địa phương.
2.2. Mục
tiêu cụ thể
2.2.1. Tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994)
* Về quy mô
Giá trị sản
xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt: 12.858 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt: 79.614 tỷ
đồng, trong đó:
- Quốc doanh
Trung ương: Năm 2010 đạt 920 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.987 tỷ đồng;
- Quốc
doanh địa phương: Năm 2010 đạt 30 tỷ đồng; năm 2020 đạt 54 tỷ đồng;
- Ngoài quốc
doanh: Năm 2010 đạt 2.298 tỷ đồng; năm 2020 đạt 12.545 tỷ đồng;
- Đầu tư nước
ngoài: Năm 2010 đạt 9.610 tỷ đồng, năm 2020 đạt 65.029 tỷ đồng.
Đến năm
2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí tăng gấp gần 3 lần
năm 2005; đến năm 2020 tăng gấp 6,2 lần năm 2010.
* Tốc độ
tăng trưởng bình quân
Tốc độ phát
triển giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010: 24%; (quy hoạch chưa
điều chỉnh tăng 18 - 20%/năm); giai đoạn 2011-2020: 20%, trong đó:
- Quốc
doanh Trung ương: Giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 10%/năm; giai đoạn 2011
- 2020 đạt 8%/năm;
- Quốc
doanh địa phương: Giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 8%/năm; giai đoạn 2011 -
2020 đạt 6%/năm;
- Ngoài quốc
doanh: Giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 26%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt
18,5%/năm;
- Đầu tư nước
ngoài: Giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 25,6%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt
21,1%/năm.
* Cơ cấu
giá trị sản xuất công nghiệp
Đến năm
2010, công nghiệp cơ khí chiếm tỷ trọng 13%; đến năm 2020 chiếm tỷ
trọng 18,3% toàn ngành. Tỷ trọng các thành phần trong ngành cơ khí đến năm
2010 và năm 2020 dự kiến như sau:
- Quốc
doanh Trung ương: Năm 2010 chiếm 7,2%; năm 2020 chiếm 2,5%;
- Quốc
doanh địa phương: Năm 2010 chiếm 0,2%; năm 2020 chiếm 0,1%;
- Ngoài quốc
doanh: Năm 2010 chiếm 17,9%; năm 2020 chiếm 15,8%;
- Đầu tư nước
ngoài: Năm 2010 chiếm 74,7%; năm 2020 chiếm 81,7%.
2.2.2. Tăng
trưởng theo nhóm ngành
* Về quy mô
- Ngành cơ
khí xây dựng: Đến 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.672 tỷ đồng, gấp 2,7
lần năm 2005; năm 2020 đạt 20.909 tỷ đồng, gấp 5,7 lần năm 2010.
- Ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt 1.364 tỷ
đồng, gấp 2,5 lần năm 2005; năm 2020 đạt 6.015 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với năm
2010.
- Ngành
công nghiệp cơ khí tiêu dùng: Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt
1.603 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2005; đến năm 2020 đạt 5.941 tỷ đồng, gấp 3,7 lần
so năm 2010.
- Ngành
công nghiệp cơ khí ô tô – xe máy: Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt
6.220 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm 2005; đến năm 2020 đạt 46.749 tỷ đồng, gấp 7,5 lần
năm 2010.
* Tốc độ
tăng trưởng
- Ngành cơ
khí xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 22,5%/năm,
giai đoạn 2011 - 2020 đạt 19%/năm.
- Ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt
20%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 16%/năm.
- Ngành
công nghiệp cơ khí tiêu dùng: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -
2010 đạt 16%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14%/năm.
- Ngành
công nghiệp cơ khí ô tô - xe máy: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -
2010 đạt 29%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 22,3%/năm.
* Cơ cấu
nhóm ngành
- Ngành cơ
khí xây dựng: Đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 28,6%, năm 2020 chiếm 26,3% ngành
công nghiệp cơ khí.
- Ngành cơ
khí phục vụ nông nghiệp: Đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 10%, năm 2020 chiếm 7,6%
ngành công nghiệp cơ khí.
- Ngành
công nghiệp cơ khí tiêu dùng: Đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 15,5%, năm 2020 chiếm
7,5% ngành công nghiệp cơ khí.
- Ngành
công nghiệp cơ khí ô tô – xe máy: Đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 48,4%, năm 2020
chiếm 58,7% ngành công nghiệp cơ khí.
3. Định hướng phát triển
Trên cơ sở
mục tiêu phát triển, hiện trạng ngành công nghiệp cơ khí Đồng Nai, trong
giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung vào một số định hướng sau:
- Giai đoạn
2006 - 2010, cần lựa chọn cơ cấu sản phẩm ngành cơ khí một cách đúng đắn để
đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mặt khác sẽ
chủ động dự báo được các tác động khách quan từ bên ngoài và của quá trình
toàn cầu hóa đang đẩy nền kinh tế các nước đang phát triển vào thế bất lợi.
- Khuyến
khích phát triển mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của
ngành cơ khí (đặc biệt là cơ khí phụ trợ phục vụ công nghiệp ô tô,
xe gắn máy). Tiếp tục định hướng để phát triển một số lĩnh vực công
nghiệp cơ khí phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ yếu như dệt, may,
giày dép, hóa chất... Tạo điều kiện cho ngành cơ khí phát triển
nhanh.
- Giai đoạn
2006 - 2010, tiếp tục nâng cao và ổn định chất lượng, cải tiến, đổi mới kiểu
dáng mẫu mã sản phẩm nhất là các loại sản phẩm xuất khẩu như máy móc, thiết bị
nông nghiệp, ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí…
- Đầu tư đẩy
mạnh phát triển các ngành cơ khí có tiềm năng như cơ khí sản xuất máy móc và cấu
kiện phục vụ xây dựng, cơ khí gia công chế tạo phụ tùng cho công nghiệp dệt
may. Triển khai sản xuất các thiết bị phục vụ xây lắp như cần cẩu 20 - 30 tấn,
thiết bị vận thăng, máy trộn bê tông loại cố định và loại di động (lắp trên xe
chuyên dùng), các loại giàn giáo thép cho xây nhà cao tầng… tăng cường sản xuất
phụ tùng thay thế cho thiết bị xây dựng. Nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm
cơ khí thế hệ mới có năng suất cao hơn, nhiều chức năng được thực hiện tự động,
nhiều tiện ích hơn, mẫu mã phong phú đa dạng hơn, nhằm giảm nhẹ thao tác và tạo
thoải mái cho người sử dụng.
- Giai đoạn
2006 - 2010, nâng tốc độ đổi mới công nghệ lên 15%/năm đối với các doanh nghiệp
cơ khí có sản phẩm chiến lược hoặc sản phẩm xuất khẩu, để trong vòng 8 - 10 năm
về cơ bản có thể thực hiện xong đổi mới một thế hệ trang thiết bị công nghệ.
- Việc liên
kết ngành, vùng, khu vực nhất là khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam cho chiến
lược phát triển ngành cơ khí của Đồng Nai theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác
sản xuất cơ khí giữa các tỉnh, thành và toàn khu vực, không những đảm bảo cho
công nghiệp cơ khí Đồng Nai mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phát triển
nhanh và ổn định lâu dài, đặc biệt là giữa các tỉnh, thành có ngành công nghiệp
cơ khí phát triển. Trong quá trình liên kết, hợp tác trong sản xuất cơ khí, tận
dụng các thế mạnh của địa phương này hỗ trợ, bổ sung cho các tỉnh, thành, địa
phương khác.
4. Quy hoạch một số nhóm ngành cơ khí đến năm 2010, có tính
đến năm 2020
4.1. Ngành
công nghiệp cơ khí gia công chế tạo và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông
nghiệp:
4.1.1. Phát
triển sản phẩm
Để bảo đảm
nhu cầu trang bị của thị trường Đồng Nai, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ,
miền Trung và Tây Nguyên đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu trong
giai đoạn 2006 - 2010, dự kiến sản lượng máy móc thiết bị do ngành cơ khí phục
vụ nông nghiệp trên địa bàn Đồng Nai sản xuất đến năm 2010 và 2020 theo biểu
sau:
TT
|
Danh mục động cơ
|
Năm 2010
|
Năm 2020
|
S. lượng
(cái)
|
So với cả nước (%)
|
S. lượng
(cái)
|
So với cả nước (%)
|
1
|
Diezel các loại
|
30.000
|
24,6
|
35.000
|
25
|
2
|
Xăng 4 -10 ML
|
6.000
|
20
|
6.000
|
15
|
3
|
Các thiết bị nông nghiệp khác
|
10.000
|
15
|
20.000
|
25
|
4
|
Phụ tùng động cơ (tấn)
|
1.000
|
25
|
1.200
|
23
|
4.1.2. Tăng trưởng giá trị sản xuất
công nghiệp
Tăng trưởng ngành công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa
trên tốc độ tăng bình quân đã đạt được trong thời gian vừa qua của ngành và các
dự báo về phát triển sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp giai đoạn 2006-2020, cụ
thể như sau:
Danh mục
|
GTSXCN (Tỷ đồng)
|
Tốc độ tăng
bình quân (%)
|
2005
|
2010
|
2020
|
2006-2010
|
2011-2020
|
Ngành Cơ khí
|
4.386,6
|
12.858
|
79.614
|
24
|
20
|
Cơ khí nông nghiệp
|
548
|
1.364
|
6.015
|
20
|
16
|
Cơ cấu (%)
|
12,5
|
10,6
|
7,5
|
|
|
4.2. Ngành công nghiệp ô tô và xe
gắn máy
4.2.1. Ngành công nghiệp ô tô
* Mục tiêu phát triển sản phẩm
Trên cơ sở mục tiêu định hướng phát
triển của cả nước, mục tiêu quy hoạch phát triển ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đến năm 2010 - 2020 như sau:
- Về sản lượng sản xuất:
Trên địa bàn hiện nay, các
doanh nghiệp sản xuất ô tô như Suzuki, VMEP, Đô Thành và dự kiến tới đây là
Khang Việt... Với tổng công suất theo các dự án lên tới trên 35.000 xe và năm
2015. Theo tổng công suất đầu tư của ngành công nghiệp ô tô Đồng Nai, đến 2010
công suất có thể đạt khoảng 18.000 - 20.000 xe/năm (các loại) và đến năm 2020
có thể đạt trên 45.000 xe/năm (hiện tại chỉ thực hiện khoảng trên 5.000
xe/năm). Với công suất này đáp ứng nhu cầu khoảng trên 10% tổng nhu cầu xe hàng
năm của cả nước vào năm 2010. Như vậy, mục tiêu sản xuất, lắp ráp ôtô các loại
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
+ Đến năm 2010: 18.000 xe. Tỷ lệ
sản xuất trong nước đạt 60%.
+ Đến năm 2020: 45.000 xe. Tỷ lệ
sản xuất trong nước đạt trên 90%.
- Về sản xuất linh kiện phụ
tùng (phát triển công nghiệp phụ trợ):
Đến năm 2005, tỷ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô và xe gắn máy
chiếm tỷ trọng trên 70% tổng GTSXCN của ngành ô tô và xe gắn máy. Nếu tính
riêng ngành ô tô thì tỷ trọng hiện nay chiếm khoảng 30% tổng GTSXCN ngành ô tô
xe máy (lĩnh vực xe máy chiếm tỷ trọng 70%).
Trong ngành công nghiệp ô tô Đồng
Nai, tỷ trọng công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp của ngành ô tô. Điều này cho thấy công nghiệp phụ trợ
cho ngành công nghiệp ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn chiếm một tỷ trọng
quá nhỏ, gần như mới được hình thành ở mức sơ khai, một số doanh nghiệp FDI sản
xuất chỉ để xuất khẩu.
Mục tiêu đến năm 2010, phấn đấu
phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ ngành ô tô để năm 2010 tỷ trọng công nghiệp
phụ tùng ô tô chiếm trên 60% tổng GTSXCN của ngành công nghiệp ô tô trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Về cơ cấu dự báo đến năm 2010,
tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành ô tô sẽ chiếm trên 60% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp ô tô - xe gắn máy (xe gắn máy chiếm
40%).
4.2.2. Ngành công nghiệp xe gắn
máy
Mục tiêu lâu dài của ngành công
nghiệp xe gắn máy Đồng Nai ngoài phần đáp ứng nhu cầu trong tỉnh sẽ phấn đấu
tham gia 20 - 25% thị trường xe gắn máy trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 90%, động
cơ đạt 80% cùng với ngành công nghiệp xe gắn máy cả nước hoàn toàn làm chủ vốn,
công nghệ và thị trường xe gắn máy trong nước… Giai đoạn 2006 - 2010, dự báo
bình quân ngành công nghiệp xe máy Đồng Nai sản xuất từ 350.000 - 400.000
xe/năm.
4.3. Ngành cơ khí gia công chế
tạo, sửa chữa máy móc thiết bị và cấu kiện trang thiết bị xây dựng
4.3.1. Mục tiêu sản phẩm
Từ nay đến năm 2010, ngành công
nghiệp cơ khí gia công, chế tạo, sửa chữa máy móc và trang thiết bị xây dựng cần
tập trung vào các lĩnh vực sau:
a) Công nghiệp cơ khí sản xuất,
sửa chữa các trang thiết bị máy móc, cấu kiện phục vụ thi công xây lắp, bao gồm:
- Máy móc thiết bị công tác bê
tông như trạm trộn bê tông thương phẩm, các loại đầm bê tông, bơm bê tông
tươi....
- Các loại cốp pha bê tông: Cốp
pha thông dụng, cốp pha trượt, cốp pha leo, cốp pha bản rộng, dàn giáo xây dựng...
- Các loại kết cấu kim loại và
thiết bị phi tiêu chuẩn: Khung nhà công nghiệp, các khung cột dầm, giá đỡ, sàn
thao tác... các thiết bị phi tiêu chuẩn của nhà máy xi măng lò quay công suất
nhỏ đến trung bình và cho các nhà máy công nghiệp khác.
- Sản phẩm ống gang cầu và các
loại đầu nối đường kính 100 - 600 mm.
- Sản xuất các loại đường ống
và trang thiết bị phụ trợ cho nhà máy sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh;
cửa nhôm, cửa sắt lắp kính; Sản xuất thanh nhôm định hình dùng trong xây dựng
dân dụng.
- Các loại VLXD như sắt,
thép kết cấu (thép định hình), tấm lợp...
b) Công nghiệp cơ khí sản xuất
và sửa chữa các thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp sản xuất VLXD như sau:
- Các loại thiết bị phụ tùng của
các nhà máy gạch, ngói, ximăng, khai thác đá như: Hàm nghiền, máy kẹp hàm, đầu
búa máy đập đá, khuôn dập cho máy ép gạch nén, gạch ốp lát...
- Các loại phụ tùng thiết bị
ngành xi măng: Galê lò quay, vành răng máy nghiền dùng cho các nhà máy xi măng
lò quay công suất vừa và nhỏ, đáp ứng được 20% nhu cầu của tỉnh, còn lại do các
ngành Trung ương sản xuất hoặc nhập ngoại.
4.3.2. Tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp
a) Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp
Dự báo tăng trưởng ngành công nghiệp cơ khí xây dựng dựa
trên tốc độ tăng bình quân đã đạt được trong thời gian qua của ngành và các dự
báo về phát triển sản phẩm cơ khí xây dựng giai đoạn 2006 - 2020, cụ thể như
sau:
Danh mục
|
GTSXCN (Tỷ đồng)
|
Tốc độ tăng bình
quân (%)
|
2005
|
2010
|
2020
|
2006-2010
|
2011-2020
|
Ngành Cơ khí
|
4.386,6
|
12.858
|
79.614
|
24
|
20
|
Cơ khí xây dựng
|
1.331
|
3.672
|
20.909
|
22,5
|
19
|
Cơ cấu (%)
|
30,3
|
28,5
|
26,3
|
|
|
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010
bình quân đạt 22,5%/năm, thấp hơn so bình quân chung của toàn ngành cơ
khí (do xu hướng ngành công nghiệp ô tô xe máy giai đoạn này tăng nhanh
hơn). Giai đoạn 2011 – 2020 tăng trưởng bình quân 19%/năm.
b) Cơ cấu
Về cơ cấu, đến năm 2010, tỷ trọng của ngành cơ khí
xây dựng chiếm khoảng 28,5% toàn ngành cơ khí và có xu hướng giảm
xuống còn 26,3% vào năm 2020, do tăng trưởng của ngành cơ khí ô tô, xe
máy nhanh hơn.
4.4 Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo
và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ tiêu dùng
4.4.1. Tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp
Dự báo tăng trưởng ngành công nghiệp cơ khí tiêu dùng dựa
trên tốc độ tăng bình quân đã đạt được trong thời gian vừa qua của ngành và các
dự báo về phát triển sản phẩm cơ khí tiêu dùng trong bối cảnh cạnh tranh trong
giai đoạn 2006 - 2020, cụ thể như sau:
Danh mục
|
GTSXCN (Tỷ đồng)
|
Tốc độ tăng
bình quân (%)
|
2005
|
2010
|
2020
|
2006-2010
|
2011-2020
|
Ngành Cơ khí
|
4.386,6
|
12.858
|
79.614
|
24
|
20
|
Cơ khí tiêu dùng
|
763
|
1.603
|
5.941
|
16
|
14
|
Cơ cấu (%)
|
17,4
|
12,5
|
7,5
|
|
|
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 bình
quân đạt 16%/năm, thấp hơn so với bình quân chung của toàn ngành cơ khí
(do xu hướng các ngành công nghiệp ô tô xe máy, cơ khí nông nghiệp, cơ khí
xây dựng giai đoạn này tăng nhanh hơn). Giai đoạn 2011 - 2020 tăng trưởng
bình quân 14%/năm, do nhu cầu về cơ khí tiêu dùng giai đoạn sau sẽ tập
trung sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, tính cạnh tranh cao hơn.
4.4.2. Cơ cấu
Về cơ cấu, đến năm 2010, tỷ trọng của ngành cơ khí tiêu
dùng chiếm khoảng 12,5% toàn ngành cơ khí và có xu hướng giảm xuống
còn 7,5% vào năm 2020, do tăng trưởng của ngành cơ khí ô tô, xe máy, xây
dựng nhanh hơn lĩnh vực tiêu dùng.
5. Về nhu cầu
vốn và khả năng huy động:
- Nhu cầu vốn đầu tư: Nhu cầu vốn
cho giai đoạn từ 2006 đến 2010 là 600 triệu USD, chủ yếu cho đầu tư mới và mở rộng
sản xuất.
- Khả
năng huy động vốn đầu tư: Huy động vốn từ các nguồn trong nước như vốn đầu tư
phát triển của các doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn từ nguồn phát hành và bán cổ
phiếu của doanh nghiệp, các nguồn vay khác trong xã hội vào ngành công nghiệp
cơ khí.
- Huy động vốn theo hình thức liên
doanh và kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài.
6. Giải pháp
thực hiện:
6.1 Giải pháp hỗ trợ về hạ tầng và
thị trường
- Nghiên cứu hình thành khu công
nghiệp chuyên ngành cho ngành công nghiệp cơ khí, đảm bảo về điều kiện hạ tầng
kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ để ưu tiên thu hút đầu tư.
- Hình thành các trung tâm kiểm định
được Nhà nước công nhận để kiểm soát hàng cơ khí lưu thông trên thị trường cũng
như hàng hóa nhập khẩu, kết quả kiểm định chất lượng của các trung tâm này sẽ
giúp các nhà sản xuất định ra các phương hướng, biện pháp cải tiến, đổi mới sản
phẩm của mình.
- Doanh nghiệp được cung cấp thông
tin miễn phí về thị trường trong nước thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước, bộ
phận xúc tiến thương mại của tỉnh.
- Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất
công nghiệp nông thôn thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản
phẩm ở trong nước được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số
36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính, về hướng
dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp đối với hoạt động khuyến công.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc
tìm kiếm và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nguồn ngân sách tỉnh theo chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh
và theo đúng những quy định của Chính phủ tại Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg
ngày 03/11/2005 về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương
trình xúc tiến thương mại Quốc gia giai đoạn 2006 - 2010.
6.2. Giải
pháp về công nghệ
- Hỗ trợ hoạt
động nghiên cứu phát triển, khuyến khích chuyển giao, đầu
tư công nghệ hiện đại, tiên tiến phục vụ chiến lược phát triển công nghiệp cơ
khí.
- Các doanh nghiệp cần thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất, hình thành phân xưởng chuyên môn hóa cho từng loại sản
phẩm đến năm 2010, khi nhu cầu thị trường tăng cao có thể thành lập xí nghiệp
chuyên môn hóa.
- Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công
nghệ và thiết bị theo hướng tự động hóa, kết hợp giữa cơ khí với điện tử - tin
học, trước mắt là ở các nguyên công, công đoạn có tính quyết định đến chất lượng
sản phẩm làm ra để sau năm 2010 hình thành các dây chuyền (hoặc công đoạn) tự động
gia công cơ khí, nhiệt luyện, sơn phủ, dây chuyền lắp ráp kiểm tra tổng thành
hoàn chỉnh. Mức độ tự động hóa phải từ 90 – 100%, đảm bảo thay thế tất cả các
thao tác phức tạp trên thiết bị cho người lao động.
- Các doanh nghiệp được hỗ
trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và bảo hộ
tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa, giải pháp hữu ích và sáng chế, xây dựng
thương mại điện tử theo mô hình B2C, xây dựng Website...) theo quy định tại
Chương trình số 8395/CTr-HTQT và số 8396/CTr-HTQT ngày 26/12/2005 của Ban
Hợp tác Kinh tế Quốc tế tỉnh.
6.3. Chính sách và giải pháp về
nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành, đủ sức chỉ đạo thực hiện các công trình
nghiên cứu thiết kế, chế tạo có tầm cỡ trong ngành công nghiệp cơ khí. Đây là yếu
tố rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển độc lập, vững chắc và ổn định của
công nghiệp cơ khí.
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác
nghiên cứu thiết kế - chế tạo sản phẩm mới, cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất,
liên kết hợp tác giữa các Viện, Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành với các cơ sở
sản xuất để có thể ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu thiết kế vào sản
xuất tiêu thụ.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có liên quan, giữa cơ quan quản lý
Nhà nước với doanh nghiệp sản xuất cơ khí trên địa bàn Đồng Nai, giữa Đồng Nai
với các tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các Bộ ngành Trung
ương trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện về các mặt: Đổi mới chương trình đào tạo,
máy móc trang thiết bị huấn luyện nghề, chia sẻ thông tin, việc làm,...
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật, nhân lực cho các trường công nhân kỹ thuật, trung tâm dạy nghề trên địa
bàn Đồng Nai đi đôi với việc đổi mới chương trình và nội dung đào tạo cho phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của ngành cơ khí, cần chú trọng các nghề điều khiển
học và gia công chính xác...
- Tăng số lượng học bổng và nâng số
kinh phí cho từng học bổng cho đào tạo công nhân kỹ thuật.
- Tăng cường cử cán bộ và công
nhân kỹ thuật ra nước ngoài học tập bồi dưỡng để mang kiến thức khoa học kỹ thuật
cao, tay nghề giỏi, phương pháp quản lý tiên tiến, có tác phong công nghiệp hiện
đại về phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH nước nhà và Đồng Nai.
6.4. Chính sách và giải pháp về
môi trường
- Xây dựng chiến lược lâu dài về bảo
vệ môi trường sản xuất công nghiệp trong đó quan tâm đến môi trường sản xuất cơ
khí trên địa bàn để có cơ sở thực hiện quản lý Nhà nước phù hợp với từng giai
đoạn phát triển công nghiệp trong đó có công nghiệp cơ khí.
- Quy hoạch khu công nghiệp tập
trung chuyên ngành cơ khí, từ đó xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với việc
xử lý ô nhiễm môi trường sản xuất cơ khí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý Nhà nước về môi trường đối với công nghiệp sản xuất cơ khí.
- Trong các dự án đầu tư sản xuất
cơ khí cần quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất nội bộ trước khi
thải vào khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp để xử lý đạt tiêu chuẩn
nước sinh hoạt, lắp đặt thiết bị, giảm thiểu nồng độ khí độc và tiếng ồn, thực
hiện thu gom, phân loại chất thải rắn để tái chế hoặc xử lý theo quy định.
- Lựa chọn đầu tư công nghệ và
trang thiết bị công nghệ sản xuất cơ khí hiện đại, tiên tiến theo hướng tự động
hóa nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe người lao động,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về môi trường đối với các dự án ngành công nghiệp cơ khí,
thực hiện tốt công tác thẩm định công nghệ, đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án công nghiệp cơ khí. Xử lý nghiêm minh các
dự án vi phạm, đảm bảo cho ngành cơ khí phát triển bền vững.
Điều 2. Sở Công nghiệp là cơ quan đầu mối, chịu trách
nhiệm tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Quy hoạch đến các
doanh nghiệp ngành cơ khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Định kỳ hàng năm có báo
cáo tổng kết tình hình triển khai khi thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Thái
|