Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 100/2008/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 15/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 100/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2, số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về việc quy định quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 36/2007/QĐ-BNN ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng, quản lý chất lượng, công bố Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Danh mục phân bón) và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón, trừ sản xuất phân bón vô cơ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động trong các lĩnh vực tại khoản 1 Điều này trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện Quy định này.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

Điều 3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón phải thực hiện:

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy áp dụng đối với những loại phân bón quy định tại Phụ lục số 1 của Quy định này.

3. Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thực hiện theo quy định của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 29/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy".

4. Phải đăng ký Bản công bố hợp quy phân bón tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Quy định này.

5. Các chỉ tiêu trong phân bón có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như: kim loại nặng, vi sinh vật gây hại, chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này.

Điều 4. Lấy mẫu và phân tích phân bón

1. Lấy mẫu phân bón để phân tích kiểm tra chất lượng

a) Phải thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ghi trong tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không ghi rõ phương pháp lấy mẫu thì việc lấy mẫu được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam, nếu chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì áp dụng theo tiêu chuẩn Ngành (TCN) hoặc tiêu chuẩn Quốc tế;

b) Phải do người được công nhận hoặc chỉ định là người lấy mẫu phân bón thực hiện.

2. Phân tích kiểm tra chất lượng mẫu phân bón

a) Phải thực hiện theo phương pháp phân tích ghi trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng phân bón. Trường hợp Công bố tiêu chuẩn áp dụng không ghi rõ phương pháp phân tích thì việc phân tích áp dụng theo TCVN, nếu không có TCVN thì áp dụng TCN hoặc tiêu chuẩn Quốc tế;

b) Phải do các Phòng kiểm nghiệm, Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định thực hiện.

Điều 5. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra, mức sai số định lượng cho phép, định lượng bắt buộc, đơn vị tính

1. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra đối với các yếu tố có trong tiêu chuẩn công bố áp dụng phân bón hoặc được quy định trong Danh mục phân bón:

a) Phân vô cơ bao gồm phân đơn, phân đa yếu tố:

- Hàm lượng N tổng số (sau đây viết tắt là Nts) đối với phân bón có chứa đạm;

- Hàm lượng P2O5 hữu hiệu (sau đây viết tắt là P2O5hh) đối với phân bón có chứa lân;

- Hàm lượng K2O hoà tan (sau đây viết tắt là K2Oht) đối với các loại phân bón có chứa kali;

- Hàm lượng Canxi, được tính bằng Ca hoặc CaO đối với phân bón có chứa Canxi;

- Hàm lượng Magiê, được tính bằng Mg hoặc MgO đối với phân bón có chứa Magiê;

- Hàm lượng Lưu huỳnh, được tính bằng S hữu hiệu đối với phân bón có chứa Lưu huỳnh;

- Hàm lượng Silic, được tính bằng SiO2 hữu hiệu đối với phân bón có chứa Silic;

- Hàm lượng các yếu tố vi lượng: Bo (B); Đồng (Cu); Sắt (Fe); Man gan (Mn); Molípđen (Mo); Kẽm (Zn) dạng hữu hiệu đối với phân bón có đăng ký các yếu tố trên;

- Hàm lượng bioret đối với phân urê;

- Hàm lượng a xít tự do đối với phân supe lân;

- Hàm lượng Cd đối với phân lân nhập khẩu.

b) Phân hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học:

- Độ ẩm (đối với phân bón dạng bột);

- Hàm lượng hữu cơ tổng số;

- Hàm lượng Nts, đối với các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học;

- Hàm lượng Nts, P2O5hh, K2Oht đối với phân hữu cơ khoáng;

- Hàm lượng axít Humíc, các chất sinh học đối với phân bón hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn than bùn;

- Độ hoai đối với phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học (đo diễn biến nhiệt độ khối phân trong một khoảng thời gian nhất định);

- pHH2O đối với phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học bón qua lá;

- Hàm lượng kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) đối với phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi;

- Mật độ vi sinh vật gây hại gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform, đối với phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

c) Phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật:

- Độ ẩm (đối với phân bón dạng bột);

- Hàm lượng hữu cơ tổng số với phân hữu cơ vi sinh;

- Mật độ các chủng vi sinh vật có ích đăng ký trong phân bón;

- Mật độ vi sinh vật gây hại quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

- Hàm lượng kim loại nặng quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này đối với phân hữu cơ vi sinh.

d) Phân bón lá có hoặc không bổ sung chất điều hoà sinh trưởng; giá thể cây trồng; chất phụ gia; chất làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón; chất giữ ẩm; chất cải tạo đất:

- Kiểm tra các chỉ tiêu định lượng ghi trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc các chỉ tiêu quy định trong Danh mục phân bón của mỗi loại sản phẩm nêu trên;

- Hàm lượng kim loại nặng quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

- Mật độ vi sinh vật gây hại quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này đối với phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ và giá thể cây trồng.

2. Mức sai số định lượng cho phép và định lượng bắt buộc đối với các yếu tố trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này.

3. Đơn vị tính đối với các yếu tố có trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 4 của Quy định này.

Chương III

DANH MỤC PHÂN BÓN

Điều 6. Điều kiện phân bón được đưa vào Danh mục phân bón

1. Phân bón qua khảo nghiệm được Cục Trồng trọt công nhận là biện pháp kỹ thuật mới (phân bón mới).

2. Phân bón không qua khảo nghiệm nhưng đạt tiêu chuẩn sau đây:

a) Phân đa lượng dạng đơn hoặc đa yếu tố có tổng hàm lượng dinh dưỡng: Nts + P2O5hh + K2Oht ³ 18%;

b) Phân đa lượng đa yếu tố có tổng hàm lượng dinh dưỡng: Nts + P2O5hh + K2Oht ³ 18% có bổ sung một trong các yếu tố trung lượng, vi lượng, chất hữu cơ < 10% hoặc có bổ sung cả ba thành phần nêu trên;

c) Phân trung lượng bón rễ có chứa một yếu tố riêng lẻ có hàm lượng ³ 5% hoặc có chứa từ 2 - 4 yếu tố dinh dưỡng Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu có tổng hàm lượng ³ 10%;

d) Phân vi lượng bón rễ có chứa hàm lượng tối thiểu một trong các yếu tố dinh dưỡng sau:

B: 200 mg/kg (lít) Co: 50 mg/kg (lít) Cu: 500 mg/kg (lít)

Fe: 100 mg/kg (lít) Mn: 500 mg/kg (lít) Mo: 5 mg/kg (lít)

Zn: 500 mg/kg (lít).

3. Phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu tại Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước và được công nhận là phân bón mới. Hồ sơ đăng ký vào Danh mục phân bón được quy định tại Phụ lục số 5 của Quy định này.

Điều 7. Bổ sung, điều chỉnh Danh mục phân bón

1. Định kỳ từ 3 đến 6 tháng, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, sửa đổi Danh mục phân bón.

2. Nội dung chỉnh sửa, bổ sung vào Danh mục phân bón gồm:

a) Bổ sung các loại phân bón thuộc khoản 1 và khoản 3 Điều 6 của Quy định này vào Danh mục phân bón.

b) Thay đổi hoặc bổ sung tên phân bón, tên đơn vị chủ sở hữu, đơn vị nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón.

3. Đưa ra khỏi Danh mục phân bón những loại sau:

a) Phân bón không còn tồn tại trên thị trường;

b) Trong quá trình sử dụng phát hiện gây tác hại đến sản xuất, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón đã quá hạn hiệu lực quy định tại khoản 4 của Điều này nhưng không đăng ký lại với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Phân bón sau hai lần kiểm tra liên tục trong một năm có thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng không đạt so với Công bố tiêu chuẩn áp dụng.

4. Thời hạn có hiệu lực đăng ký trong Danh mục phân bón là năm năm. Ba tháng trước khi hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có phân bón làm thủ tục đăng ký lại nếu có nhu cầu.

Chương IV

SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Điều 8. Sản xuất, gia công phân bón

1. Điều kiện sản xuất phân bón:

 Tổ chức, cá nhân sản xuất các loại phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ, phân hữu cơ truyền thống) phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP.

2. Điều kiện gia công phân bón:

Tổ chức, cá nhân gia công phân bón (trừ gia công phân bón vô cơ, phân hữu cơ truyền thống) phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 4 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP.

3. Các loại phân bón được phép sản xuất gồm:

a) Có tên trong Danh mục phân bón;

b) Dùng để khảo nghiệm theo Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm và Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Quy định này;

c) Dùng để xuất khẩu theo hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Điều 9. Kinh doanh phân bón

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón có đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định 113/2003/NĐ-CP được quyền kinh doanh các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón.

2. Phân bón lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hoá phù hợp theo quy định về pháp luật ghi nhãn hàng hoá.

3. Các đại lý phân bón phải thực hiện các thủ tục về Đại lý quy định trong Luật Thương mại. Người bán hàng phân bón phải thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

4. Tổ chức, cá nhân muốn quảng cáo phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và phải được Cục Trồng trọt thẩm định, xác định tính xác thực của các thông tin về phân bón trước khi đăng quảng cáo.

Điều 10. Sử dụng phân bón

1. Các loại phân bón được phép sử dụng bao gồm:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón.

b) Các loại phân bón đang trong thời gian khảo nghiệm chỉ được sử dụng theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm.

c) Phân bón hữu cơ truyền thống qua xử lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

2. Sử dụng phân bón thực hiện theo quy trình sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo khuyến cáo của các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón.

3. Sử dụng phân bón phải đảm bảo đạt hiệu suất sử dụng cao, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều 11. Xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Các trường hợp nhập khẩu sau đây phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Trồng trọt:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm;

b) Nguyên liệu là phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón sau đây:

- Có tên trong Danh mục phân bón;

- Chỉ để xuất khẩu theo hợp đồng với các đối tác nước ngoài;

c) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

d) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty mà trong nước không có loại phân bón đó;

đ) Phân bón làm hàng mẫu, quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm.

e) Các loại phân bón đã qua khảo nghiệm, được Hội đồng khoa học công nghệ đề nghị công nhận là biện pháp kỹ thuật mới (phân bón mới), được Cục Trồng trọt công nhận là phân bón mới trong thời gian chờ đưa vào Danh mục phân bón.

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu phân bón gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Quy định này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9 của Quy định này;

c) Bản giới thiệu tóm tắt sơ đồ công nghệ, thành phần, công dụng phân bón (bản tiếng nước ngoài và bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc xác nhận của cơ sở dịch thuật có đăng ký).

Điều 12. Đổi tên đơn vị nhận chuyển giao công nghệ sản xuất và tên đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phân bón

1. Đăng ký đổi tên đơn vị nhận chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón;

b) Có Hợp đồng chuyển giao phù hợp theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản quy định chi tiết kèm theo.

2. Đăng ký đổi tên đơn vị nhận chuyển quyền sở hữu phân bón phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón;

b) Có Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu theo quy định của Luật Dân sự.

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi tên đơn vị nhận chuyển giao toàn phần, tên đơn vị nhận chuyển quyền sở hữu phân bón quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này gửi Hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 của Quy định này;

b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giữa các bên liên quan có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp phải xác nhận theo quy định của pháp luật);

4. Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục phân bón.

Chương V

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

1. Soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách về sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, sử dụng, quản lý chất lượng phân bón.

2. Là đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), sử dụng, quản lý chất lượng phân bón.

3. Cấp phép và thu hồi giấy phép nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy định này.

4. Cấp và thu hồi Giấy đăng ký sản xuất phân bón ở trong nước để khảo nghiệm.

5. Lập Danh mục phân bón và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

6. Tập hợp hồ sơ đăng ký các loại phân bón không phải qua khảo nghiệm nhưng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6 của Quy định này để bổ sung vào Danh mục phân bón.

7. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

8. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ), các vi phạm về chất lượng và sử dụng phân bón.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ).

10. Thẩm định và xác nhận tính xác thực các thông tin đăng ký quảng cáo về phân bón.

Điều 14. Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động có liên quan đến phân bón (trừ lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ).

2. Tổ chức soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón.

3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về phân bón (trừ lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ).

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trên phạm vi địa phương theo sự hướng dẫn thống nhất của Cục Trồng trọt.

2. Chủ trì giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, chất lượng phân bón, nhãn hàng hoá phân bón, các hình thức quảng cáo phân bón thông qua việc tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, các quy định về sử dụng phân bón và báo cáo kết quả về Cục Trồng trọt sau khi kiểm tra, thanh tra.

3. Phối hợp với các ngành chức năng khác của địa phương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.

4. Tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón theo Phụ lục số 11 của quy định này.

5. Báo cáo về Cục Trồng trọt tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào tháng 12 hàng năm.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón phải thực hiện các nội dung trong Nghị định 113/2003/NĐ-CP, Nghị định 191/2007/NĐ-CP, các nội dung của Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải công bố tiêu chuẩn áp dụng công khai trên nhãn hàng hoá hoặc các phương tiện khác theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá; phải đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá, chỉ được phép sai số theo mức quy định tại Phụ lục số 2 của Quy định này.

3. Định kỳ tháng 12 hàng năm phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón của đơn vị mình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính.

Điều 17. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh phân bón thì căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật sau đây để xử lý:

a) Nếu vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón, áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

b) Nếu vi phạm về khối lượng, chất lượng phân bón, áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của các văn bản sau:

- Điều 30; Điều 40; Điều 66 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm;

- Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối với các loại phân bón nhập khẩu không đáp ứng mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ đối với những loại có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc hại khác vượt mức quy định;

b) Buộc tái chế để đảm bảo theo Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chỉ sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón khác đối với những loại phân bón không thuộc điểm a khoản 2 Điều này. Cục Trồng trọt có văn bản đề xuất phương án xử lý và chỉ định đơn vị giám sát kiểm tra việc thực hiện phương án xử lý, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ trưởng quyết định xử lý.

4. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này và các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước về phân bón, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các loại phân bón mới sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng phải thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng bắt buộc quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này kể từ ngày văn bản có hiệu lực thi hành.

2. Các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng trước ngày văn bản này có hiệu lực có các chỉ tiêu chất lượng không phù hợp với các chỉ tiêu định lượng bắt buộc quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này được phép tiếp tục kinh doanh theo các tiêu chuẩn đã công bố, thời hạn có hiệu lực kinh doanh đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2009. Sau thời điểm này, việc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng phân bón phải đảm bảo các chỉ tiêu định lượng bắt buộc của Quy định này.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC PHÂN BÓN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

LOẠI PHÂN BÓN

CHỈ TIÊU PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY

1

Urê

- Hàm lượng Bioret

2

Supe lân

- Hàm lượng a xít tự do

3

Phân lân nhập khẩu

- Hàm lượng Cadimi (Cd)

4

Phân hữu cơ

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng Nts

- pH H2O (đối với phân bón lá)

5

Phân hữu cơ sinh học

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng Nts

- Độ hoai

- Hàm lượng axít Humíc, các chất sinh học (đối với phân bón sản xuất từ nguồn than bùn)

- pH H2O (đối với phân bón lá)

6

Phân hữu cơ khoáng

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ

- Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K2Oht; Nts+P2O5hh; Nts +K2Oht; P2O5hh +K2Oht

7

Phân hữu cơ vi sinh

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

8

Phân vi sinh vật

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

9

Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng

- Hàm lượng từng yếu tố điều hoà sinh trưởng

- Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng

10

Đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

- Hàm lượng kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg).

- Mật độ vi sinh vật gây hại gồm:

E. Coli, Salmonella, Coliform.

* Ghi chú: Mức quy chuẩn đối với từng chỉ tiêu được quy định tại Mục b, Phụ lục số 3 của Quy định này.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN

Số............

Tên tổ chức, cá nhân........ .............................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại: .....................................Fax:..........................................................

E-mail..............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Loại phân bón (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,….. )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

......................................................................................................................................

 

 

.............., ngày.......tháng........năm..........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 3

MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP VÀ ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

A. MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP KHI PHÂN TÍCH KIỂM TRA

(so với mức đăng ký trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc mức ghi trong Danh mục phân bón)

STT

CHỈ TIÊU

SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP

1

Phân Urê, DAP, MAP, KNO3, SA

 

 

- Hàm lượng Nts

Trong khoảng ≤ 2%

2

Phân DAP, MAP, Supe phốt phát, Lân nung chảy

 

 

- Hàm lượng P2O5hh

Trong khoảng ≤ 2%

3

Phân KCl, K2SO4, KNO3,

 

 

- Hàm lượng K2Oht

Trong khoảng ≤ 2%

4

Phân SA, K2SO4

 

 

- Hàm lượng S hữu hiệu

Trong khoảng ≤ 2%

5

Phân trộn (NPK, NP, NK, PK)

 

 

- Một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Oht

Trong khoảng ≤ 3%

 

- Tổng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Oht

Trong khoảng ≤ 5%

6

Phân trung lượng (Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu) hoặc phân bón bổ sung yếu tố trung lượng

 

 

 - Một yếu tố

Trong khoảng ≤ 5%

 

 - Tổng hai hoặc cả bốn yếu tố trung lượng

Trong khoảng ≤ 10%

7

Phân vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mo, Mn) hoặc phân bổ sung yếu tố vi lượng

 

 

- Một yếu tố

Trong khoảng ≤ 5%

 

- Tổng các yếu tố vi lượng

Không được lớn hơn hoặc nhỏ hơn 15%

8

Phân bón có chứa chất hữu cơ

 

 

- Hàm lượng hữu cơ

Trong khoảng ≤ 15%

 

B. CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

STT

CHỈ TIÊU

ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

1

Phân hữu cơ khoáng

 

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 15%

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K2Oht;

Nts+P2O5hh; Nts +K2Oht; P2O5hh + K2Oht

≥ 8%

2

Phân hữu cơ

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 22%

 

- Hàm lượng Nts

≥ 2,5%

 

- pHH2O đối với phân hữu cơ bón qua lá

5-7

3

Phân hữu cơ sinh học

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 22%

 

- Hàm lượng Nts

≥ 2,5%

 

- Hàm lượng axit Humic, các chất sinh học (đối với phân HCSH chế biến từ than bùn)

≥ 2,5%

 

- Độ hoai (đo diễn biến nhiệt độ trong khối phân theo quy định)

Không tăng quá 0,50C

 

- pHH2O đối với phân hữu cơ sinh học bón qua lá

5-7

4

Phân hữu cơ vi sinh,

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 30%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 15%

 

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

≥ 1x 106 CFU/g (ml)

5

Phân vi sinh vật

 

 

Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

≥ 1x 108 CFU/g (ml)

6

Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng so với khối lượng sản phẩm đối với phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng

≤ 0,5%

7

Hàm lượng bioret đối với phân urê

≤ 1,5%

8

Hàm lượng a xít tự do đối với phân supe lân

≤ 4,0%

9

Đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, từ phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi; phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ.

 

- Hàm lượng Asen (As)

≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Cadimi (Cd), bao gồm cả phân lân nhập khẩu

≤ 2,5 mg/kg hoặc ppm

 

- Hàm lượng Chì (Pb)

≤ 250,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Thuỷ ngân (Hg)

≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Mật độ Vi khuẩn Coliform

Bằng không CFU/25g (ml)

 

- Mật độ Vi khuẩn E.Coli

Bằng không CFU/25g (ml)

 

- Mật độ Vi khuẩn Salmonella

Bằng không CFU/25g (ml)

 

PHỤ LỤC SỐ 4

QUY ĐỊNH ĐƠN VỊ TÍNH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CÓ TRONG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Đơn vị tính

 

I. Các yếu tố đa lượng

 

 

1

Đạm tổng số

Nts

% khối lượng chất khô

2

Lân hữu hiệu

P2O5hh

% khối lượng chất khô

3

Kali hoà tan

K2Oht

% khối lượng chất khô

 

II. Các yếu tố trung lượng

 

 

4

Canxi

Ca hoặc CaO

% khối lượng chất khô

5

Magiê

Mg hoặc MgO

% khối lượng chất khô

6

Lưu huỳnh

S

% khối lượng chất khô

7

Silic hữu hiệu

SiO2hh

% khối lượng chất khô

 

III. Các yếu tố vi lượng

 

 

8

Bo

B

mg/kg (lít) hoặc ppm

9

Đồng

Cu

mg/kg (lít) hoặc ppm

10

Sắt

Fe

mg/kg (lít) hoặc ppm

11

Man gan

Mn

mg/kg (lít) hoặc ppm

12

Molípđen

Mo

mg/kg (lít) hoặc ppm

13

Kẽm

Zn

mg/kg (lít) hoặc ppm

 

IV. Kim loại nặng

 

 

14

Asen

As

mg/kg (lít) hoặc ppm

15

Cadimi

Cd

mg/kg (lít) hoặc ppm

16

Chì

Pb

mg/kg (lít) hoặc ppm

17

Thuỷ ngân

Hg

mg/kg (lít) hoặc ppm

 

V. Các chỉ tiêu khác

 

 

18

Độ ẩm

 

% khối lượng chất khô

19

Hàm lượng hữu cơ tổng số

HC

% khối lượng chất khô

20

Mật độ các chủng vi sinh vật

 

CFU/g (ml)

21

Chất điều hoà sinh trưởng

 

mg/kg (lít) hoặc ppm hoặc % khối lượng chất khô

22

Axít Humíc

 

% khối lượng chất khô

 

PHỤ LỤC SỐ 5

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đối với phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước Hồ sơ đăng ký vào Danh mục phân bón gồm:

1. Đơn đăng ký vào Danh mục phân bón theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6;

2. Biên bản nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ có xác nhận của Bộ chủ quản;

3. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;

4. Quyết định kết quả nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ;

5. Tài liệu có liên quan về tính chất hoá học, lý học, sinh học; kết quả phân tích thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân bón; công dụng và hướng dẫn sử dụng;

6. Tờ khai kỹ thuật theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9.

 

PHỤ LỤC SỐ 6

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, phương pháp phân tích:

- Nguồn gốc, thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón:

- Xuất xứ:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 7

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM

Kính gửi: Cục Trồng trọt

- Tên tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng:

- Định mức bón (cho 1ha):

- Số lượng sản xuất:

- Thời gian sản xuất:

- Địa điểm sản xuất:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 8

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

- Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu:

- Tên phân bón hoặc tên nguyên liệu:

- Loại phân bón:

- Định mức bón kg/ha (đối với nhập khẩu để khảo nghiệm):

- Số lượng nhập khẩu:

- Nước sản xuất phân bón (nguyên liệu):

- Mục đích nhập khẩu:

- Thời gian nhập khẩu:

- Cửa khẩu nhập khẩu:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

Khi cần liên hệ theo địa chỉ, điện thoại, Fax, E-mail:

 

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

 

* Ghi chú: Biểu mẫu này dùng chung cho việc đăng ký nhập khẩu phân bón trong các trường hợp sau:

- Để khảo nghiệm

- Làm nguyên liệu sản xuất phân bón

- Phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài

- Chăm sóc sân thể thao

- Làm hàng mẫu, thử nghiệm, nghiên cứu khoa học...

 

PHỤ LỤC SỐ 9

MẪU TỜ KHAI KỸ THUẬT PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TỜ KHAI KỸ THUẬT

(Đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm, nhập khẩu)

I. Những thông tin chung về phân bón:

1. Tên phân bón: ................................................................................................................................

Tên thương mại: ...............................................................................................................................

Tên khác (nếu có): ...........................................................................................................................

2. Nguồn gốc:

Sản xuất trong nước □ Nhập khẩu □ Nước sản xuất ……………..…………

3. Loại phân bón

Phân bón lá □ Phân bón rễ □ Hữu cơ □ Hữu cơ khoáng □

Hữu cơ vi sinh □ Hữu cơ sinh học □ Phân vi sinh □

Vô cơ tự nhiên □ Vô cơ hoá học □ Có bổ sung chất ĐHST □

Loại khác (ghi rõ loại gì): ..........................................................................................................................

4. Dạng phân bón:

Dạng lỏng □ Dạng viên □ Dạng bột □ Dạng hạt □

Dạng khác (ghi rõ dạng gì): ......................................................................................................................

5. Mầu sắc, mùi phân bón: ...........................................................................................................................................

6. Bao bì: Ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích: ...............................................................

..............................................................................................................................................................................................................

7. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký

Tên phân bón

Đơn vị tính

Hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu

Phương pháp phân tích

Trên bao bì

Kết quả phân tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hàm lượng các độc tố trong phân bón:

Các yếu tố

Đơn vị

Hàm lượng

PP phân tích

Các yếu tố

Đơn vị

Hàm lượng

PP phân tích

Thuỷ ngân (Hg)

ppm

 

 

E. Coli

CFU/gam (ml)

 

 

Chì (Pb)

ppm

 

 

Salmonella

CFU/gam (ml)

 

 

Asen (As)

ppm

 

 

Coliform

CFU/gam (ml)

 

 

Cadimi (Cd)

ppm

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng Biuret trong phân Urê

%

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng axit tự do trong supe lân

%

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng chất kích thích sinh trưởng

%

 

 

 

 

 

 

 

9. Hướng dẫn sử dụng (ghi tóm tắt):

- Liều lượng sử dụng (ghi rõ cho từng loại cây trồng/đơn vị diện tích):.....................................

................................................................................................................................................

- Thời gian sử dụng: ..................................................................................................................................................

- Phương pháp sử dụng: ..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

10. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường: ......................................................

....................................................................................................................................................

11. Báo cáo khảo nghiệm sơ bộ (nếu có): Thời gian, địa điểm, loại đất, loại cây trồng, tác dụng của loại phân bón đã khảo nghiệm và những hạn chế trong quá trình sử dụng.

II. Thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng loại phân bón khảo nghiệm

1. Đối với phân bón nhập khẩu

- Tên Đơn vị (Công ty), quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón: .....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

- Tình hình sử dụng ở Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón:

Được sử dụng rộng rãi □ Được sử dụng hạn chế □

Sử dụng trên loại cây trồng: ......................... Sử dụng tại vùng đất: ...................................

Sử dụng vào các giai đoạn nào của cây: ......................................................................................

2. Đối với phân sản xuất trong nước:

- Tên cơ sở (Công ty) sản xuất (kèm theo địa chỉ): ........................................................................

.........................................................................................................................................................

- Địa điểm sản xuất: ..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

- Sơ đồ quy trình sản xuất (kèm theo) □

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký khai báo

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 10

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN ĐƠN VỊ NHẬN CHUYỂN GIAO PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN ĐƠN VỊ NHẬN CHUYỂN GIAO PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển giao phân bón :

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, phương pháp phân tích:

- Nguồn gốc và thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón:

- Xuất xứ:

- Tên tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

* Ghi chú: Biểu mẫu này dùng trong trường hợp đăng ký đổi tên phân bón hoặc đổi chủ sở hữu khi thực hiện chuyển giao toàn phần công nghệ hoặc khi chuyển nhượng quyền sở hữu loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón.

 

PHỤ LỤC SỐ 11

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


"Tên cơ quan chủ quản"

"Tên cơ quan tiếp nhận công bố »

Số:.............

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

THÔNG BÁO

TIẾP NHẬN CÔNG BỐ PHÂN BÓN PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT

...... (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) ....... xác nhận đã nhận Bản công bố hợp quy của:.......................... (tên doanh nghiệp) ..................................................

Địa chỉ của doanh nghiệp..........................................................................................

cho loại phân bón (mô tả đặc điểm phân bón) ..........................................................

...................................................................................................................................

phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu quy chuẩn kỹ thuật):.......................................

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho loại phân bón phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của phân bón do mình sản xuất, kinh doanh và sử dụng.

 

 

Nơi nhận:

- Doanh nghiệp;

- Cơ quan chủ quản (để báo cáo)

 

................, ngày ..... tháng ...... năm ...........

Đại diện có thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận công bố

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

Decision No. 100/2008/QD-BNN of October 15, 2008, promulgating the regulation on fertilizer production, trading and use.
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.373

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.249.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!