Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 16/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----

Số: 10/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3326/TTr-BNN-CN ngày 30 tháng 11 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương.

4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Chỉ tiêu cụ thể

a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.

b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%.

c) Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn; đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn.

d) Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa.

đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

1. Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.

Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.

2. Chăn nuôi gia cầm: đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.

a) Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%.

b) Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm.

3. Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.

4. Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%.

5. Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

6. Đàn dê cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. Phát triển chăn nuôi dê theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình thuận và một số địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp có thể mở rộng chăn nuôi cừu.

7. Ong mật: tăng bình quân 4,3% năm, đạt khoảng 1.230 ngàn đàn. Tổ chức lại ngành chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp.

8. Nuôi tằm: tăng bình quân 8,7% năm, sản lượng kén tằm đạt khoảng 34 ngàn tấn. Tổ chức chăn nuôi tằm theo hướng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

9. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

a) Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm. Nâng cao năng lực chế biến nguyên liệu trong nước và tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

b) Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7,8%/năm, đạt khoảng 19 triệu tấn.

10. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

11. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN CỤ THỂ

1. Phát triển chăn nuôi lợn.

2. Phát triển chăn nuôi bò thịt.

3. Phát triển chăn nuôi bò sữa.

4. Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm.

5. Phát triển chăn nuôi trâu và các loại gia súc ăn cỏ khác.

6. Phát triển chăn nuôi ong, tằm.

7. Phát triển thức ăn chăn nuôi.

8. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp.

9. Tăng cường năng lực ngành thú y.

V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Quy hoạch

a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt.

Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Chăn nuôi bò sữa tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng, Mộc Châu và các tỉnh có điều kiện đầu tư, kinh nghiệm chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư.

c) Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở sản xuất, chế biến và cung ứng thức ăn chăn nuôi, vùng sản xuất nguyên liệu, đồng cỏ, bến cảng, kho chuyên dùng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

d) Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý môi trường.

2. Về khoa học và công nghệ

a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất.

b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giống đến năm 2010 xây dựng chương trình giống thời kỳ tiếp theo, bảo đảm sau năm 2010 có trên 70% các giống trong sản xuất đã qua chọn lọc và đánh giá bình tuyển lại. Tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo.

Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh.

- Bình tuyển chọn lọc đàn trâu, đàn dê, cừu trong sản xuất tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống trong sản xuất, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng.

- Quản lý giống lợn, giống gia cầm theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm.

Chọn lọc, cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng các giống lợn, gia cầm địa phương có nguồn gen quí. Nhập nội các giống lợn, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu.

Xây dựng và sử dung các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất.

Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống lợn, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng giống ong, tằm và giống dâu: hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống ong, tằm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giống quốc gia với một số giống ong, tằm chủ yếu. Thực hiện quản lý chặt chẽ giống tằm theo 3 cấp từ Trung ương đến địa phương.

e) Nghiên cứu sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp cho gia súc ăn cỏ, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô.

d) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

đ) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây truyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn.

e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái.

g) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến.

h) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi.

i) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở.

k) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.

3. Về tài chính và tín dụng

a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch.

- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương và trồng cỏ.

- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi.

b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.

c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn.

d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.

4. Về đất đai

Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất.

5. Về thương mại

a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè...

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường.

6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi

a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

7. Phòng chống dịch bệnh

a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.

b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.

8. Đào tạo nguồn nhân lực

a) Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi nhỏ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình xã hội...

b) Xã hội hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hợp tác quốc tế... hỗ trợ, tham gia hoạt động đào tạo nghề, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, chế biến.

c) Quy hoạch đào tạo các nhà khoa học và cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm... tạo điều kiện cho cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy.

9. Tổ chức sản xuất

a) Tổ chức lại sản xuất ngành hàng theo các chuỗi liên kết theo vùng, nhóm sản phẩm tạo mối liên kết dọc gắn kết các khâu từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các mối liên kết ngang trong tổ chức sản xuất của từng khâu, từng yếu tố đầu vào để phát huy vai trò của các hiệp hội, hợp tác xã, hộ trang trại.

b) Phát triển nhanh doanh nghiệp vừa và lớn về chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp phù hợp với thị trường cho từng loại sản phẩm và phát triển các vệ tinh tổ chức sản xuất nguồn nguyên liệu trong vùng là các hợp tác xã, hộ chăn nuôi... sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp đối với từng loại nguyên liệu của sản phẩm.

e) Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành hàng phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của các hội, hiệp hội phải thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là dầu mối tạo diễn đàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sản xuất phát triển.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược.

b) Xây dựng các Chương trình và Đề án để triển khai, thực hiện mục tiêu và các nội dung của Chiến lược; tổ chức quy hoạch vùng chăn nuôi cho các loại vật nuôi chủ yếu trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn từ Ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác và hoàn thiện các chính sách về đầu tư, thuế để thực hiện có hiệu quả những nội dung của Chiến lược.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chính sách về đất đai cho các tổ chức cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

THE PRIME MINISTER

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 10/2008/QD-TTg

Hanoi, January 16, 2008

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON ANIMAL BREEDING DEVELOPMENT UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development in Document No. 3326/TTr-BNN-CN of November 30, 2007
,

DECIDES:

Article 1. To approve the Strategy on animal breeding development up to 2020 with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To develop animal breeding into a commodity production industry, step by step meeting domestic and export demands for foods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To concentrate on developing advantageous and competitive animal breeding products such as pig, poultry and cow; and simultaneously develop regional and local specialty products.

4. To encourage organizations and individuals to invest in developing animal breeding on a farm or industrial scale; at the same time support and facilitate traditional animal breeding households to gradually switch to farm and industrial production.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Overall objectives

a/ By 2020, the animal breeding industry will basically switch to farm and industrial production, largely meeting domestic and export demands for quality foods;

b/ Animal breeding will account for over 42% of agricultural production by 2020; the rates will be respectively 32% by 2010 and 38% by 2015;

c/ To ensure epidemic security and food hygiene and safety, and effectively control dangerous diseases in animal breeding.

d/ Animal breeding establishments, especially those operating on a farm or industrial scale, slaughter-houses, and cattle and poultry processing establishments must have waste treatment, and environmental pollution reduction and protection systems.

2. Specific targets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The meat output will reach around 3,200 thousand tons by 2010, of which pork will account for 68%; poultry, 27%; and beef, 3%; around 4.3 million tons by 2025, of which pork will account for 65%; poultry, 31%; and beef, 3%; and around 5.5 million tons by 2020, of which pork will account for 63%; poultry, 32%; and beef, 4%;

c/ The outputs of eggs and milk will reach around 7 billion eggs and 380,000 tons respectively by 2010; around 11 billion eggs and 700,000 tons by 2015; and around 14 billion eggs and over one million tons by 2020.

d/ The average product outputs per capita will reach 36 kg of meat, 82 eggs and 4.3 kg of milk by 2010; 46 kg of meat, 116 eggs and 7.5 kg of milk by 2015; and 56 kg of meat, over 140 eggs and over 10 kg of milk by 2020.

dd/ The ratio of industrially processed meat to the total meat output will reach around 15% by 2010; 25% by 2015; and over 40% by 2020.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS TO 2020

1. Pig raising: To quickly develop herds of foreign pigs towards farm and industrial production in areas which meet land, epidemic control and environmental conditions; to maintain to a certain extent breeding of cross-bred and specialty pigs suitable to breeding conditions of farmer households and some regions.

The total herd of pigs will grow at 2%/year on average, reaching around 35 million pigs, of which foreign pigs raised on farm and industrial scales will account for 37%.

2. Poultry rearing: To renew and develop poultry rearing towards farm and industrial production and grazing under control.

a/ The total flock of chicken will grow at over 5%/year on average, reaching over 300 million chicken, of which chicken raised on an industrial scale will account for around 33%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The herd of dairy cows will grow at over 11%/year on average, reaching 500,000 cows, all of which will be raised by the intensive or semi-intensive mode.

4. The herd of beef cows will grow at 4.8%/year on average, reaching 12.5 million cows, of which cross-bred cows will account for over 50%.

5. The herd of buffalos will stay at around 2.9 million, raised mostly in northern mountainous, northern central and central highlands provinces.

6. The herd of goats and sheep will grow at 7%/year on average, reaching around 3.9 million. To develop goat breeding towards farm production combined with keeping and semi-grazing in northern mountainous, northern central and southern coastal regions. Ninh Thuan and Binh Thuan provinces and a number of localities with suitable ecological conditions can expand sheep breeding.

7. Honeybees will grow at 4.3%/year on average, reaching around 1.23 million colonies. To reorganize the bee keeping industry towards market-driven production, associating bee keeping with increasing the production outputs of cultivation and forestry.

8. Silkworm raising will grow at 8.7%/year on average, with the output of silkworm cocoon reaching around 34,000 tons. To raise silkworm towards market-driven production and diversification of products to meet domestic and export demands.

9. Animal feeds: To develop the animal feed industry on the basis of expanding production scale, renewing technologies, improving product quality and lowering production costs.

a/ To shift part of the agricultural production land to intensive cultivation of high-yield and protein-rich grass and animal feed material plants. To raise the domestic material processing capacity and make full use of agricultural and industrial byproducts for animal feeds.

b/ The industrial animal feed output will grow at 7.8%/year on average, reaching around 19 million tons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. To consolidate and raise the epidemic control capacity of the animal health system from central to local levels, especially the grassroots level.

IV. SPECIFIC PROGRAMS AND SCHEMES

1. Development of pig raising.

2. Development of beef cow raising.

3. Development of dairy cow raising.

4. Renewal and development of poultry rearing.

5. Development of breeding of buffaloes and other grass-feeding cattle.

6. Development of bee keeping and silkworm raising.

7. Development of animal feeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Increase of veterinary capacity.

V. SOLUTIONS

1. Planning

a/ The animal breeding planning must take into account the characteristics and advantages of each ecological region in order to make the fullest use of the potential of each livestock in the region, ensuring sustainable development, biosafety and environmental protection.

b/ To review, adjust and adopt a planning on animal breeding products, firstly key products, namely pig, poultry, dairy cow and beef cow.

To develop the rearing of pigs and key poultry in areas meeting conditions on land, freshwater sources and environmental protection such as midland, northern and southern central coastal and central highlands regions and a number of regions in the Red River delta and the east-southern plain.

To concentrate dairy cow raising in Lam Dong and Moc Chau plateaux and provinces meeting investment conditions and experienced in animal breeding. To concentrate beef cow raising in northern central, southern central coastal, central highlands, eastern southern regions and those regions experienced in animal breeding and having investment capacity.

c/ To scrutinize and adjust the planning on animal feed production, processing and supply establishments, raw material production areas, pastures, ports and warehouses used for imported animal feed materials.

d/ To replan and reorganize the system of slaughter-houses, and poultry and cattle processing establishments towards industrial production attached to commodity breeding areas, veterinary hygiene, food hygiene and safety and environmental treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To renew scientific and technological research into animal breeding with a view to combining research with transfer and socialization of research investment, at the same time to prioritize investment in basic research, conservation and reasonable exploitation of genetic sources, original breeds of domestic livestock, and import of high-yield and quality breeds to be selected, adapted and quickly put into production.

b/ To effectively implement the livestock breed program and preserve and keep original breeds. To review and evaluate results of the livestock breed program up to 2010 and formulate a program for the ensuing period, ensuring that after 2010, over 70% of the breeds under production will have been selected and reevaluated. To well implement the following contents:

- To increase the size of cows towards Zebu breed on the basis of rapidly developing the artificial insemination network and multiplying selected well-bred bulls in places that fail to meet artificial insemination conditions.

To select in production breeds of Zebu cows and high-yield dairy cows and additionally import a number of cow breeds capable of adapting to local ecological conditions to create a herd of female cows to serve the cross-breeding of quality dairy cows and beef cows and supply bull calves for the breeding of beef cows. To additionally import sperms of high-yield beef cows, dairy cows and bulls for sperm production.

- To select in production herds of buffaloes, goats and sheep to create herds of females and well-bred males for supply to the renewal and improvement of quality of breeder herds in production, to well interchange breeder males between regions.

- To manage pig and poultry breeds under the pyramid model associated with each production region and product brand.

To select, improve and raise the productivity and quality of local pig and poultry breeds with precious genetic sources. To import high-yield pig and poultry breeds which are domestically unavailable or in shortage.

To formulate and apply cross-breeding formulas suitable to each production area and product group to supply uniform products for production.

To expand the artificial insemination network, standardize production establishments and the quality of male pig breeds and annually evaluate to select quality breeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To research into production of raw green tree feeds, process and preserve agricultural and industrial byproducts for grass-feeding cattle, ensuring sufficient supply of feeds in winter and dry season

d/ To research into increase of animal feed nutrition and digestion rate in order to reduce the ratio of feed consumption to a kilo of weight increase to lower production costs of animal breeding products.

dd/ To study and manufacture industrial animal feed production equipment lines with high capacity.

e/ To study and apply technical advances in breeding facilities, breeding process and veterinary hygiene to livestock raising on a farm or industrial scale; to develop and transfer advanced breeding models suitable to each ecological region.

g/ To complete the formulation of technical criteria and standards for each kind of raw material and product of the animal breeding industry in accordance with international practice. To apply GMP (Good Manufacturing Practice) and HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) standards to animal feed mills, and livestock breeding, slaughtering and processing establishments.

h/ To formulate an agricultural extension program for animal breeding (from production to preservation, processing and sale of animal feeds) which covers the creation of models, technology transfer, funding of efficient, sustainable and biologically safe animal breeding models on a farm scale. To provide financial support for advising and transferring technical processes, building different types of breeding facilities, formulating processes for management, veterinary, breeding, production management, and quality management, and vocational, technical and skill training for animal breeding managers, technicians and farmers.

i/ To renew and improve the system of testing, appraising, evaluating and recognizing the quality of breeds and animal feeds in order to quickly put new breeds and quality animal feeds into production. To raise the veterinary capacity, especially at the grassroots level.

k/ To socialize scientific and technological services in animal breeding and animal health by mobilizing all resources to meet the animal breeding development demand.

3. Finance and credit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For infrastructure construction, including roads, electricity, water and environmental treatment for breed producing and industrial-or farm-scale animal breeding establishments and industrial slaughtering, preserving and processing establishments in planned areas.

- To annually appraise, select, eliminate and replace herds of breeders in production. To provide breeders for animal breeding development in difficulty-hit, remote and deep-lying areas.

To develop the production of raw materials and animal feed crops, firstly irrigation systems and seeds for maize and soya development and grass plantation.

To invest in infrastructure for construction of key trading centers and markets; to support the organization of fairs, exhibitions, contests and auctioning of livestock breeds.

b/ State development investment credit loans for projects to develop livestock breeds, and construction and expansion of cattle and poultry breeding and slaughtering and processing establishments on an industrial scale.

c/ Commercial banks shall ensure loans for organizations and individuals, investing in material foundations, technology renewal, breeders for animal breeding development and industrial slaughtering, preservation and processing. Provincial/municipal Peoples Committees shall, based on specific local conditions, propose provincial/municipal Peoples Councils to adopt policies to support loan interests for investment projects on animal breeding development and industrial slaughtering, preservation and processing in their localities.

d/ Organizations and individuals building breeding facilities on a farm or industrial scale, or industrially slaughtering, preserving or processing cattle and poultry, are entitled to the highest tax incentives undercurrent regulations.

dd/ To elaborate policies on livestock insurance to cover natural disaster, epidemic and price risks on the principle that the state budget provides partial support, animal breeders make contributions and other contributions are mobilized from lawful sources.

4. Land

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Trade

a/ To reorganize the sale system, attaching it to slaughtering, preserving and processing establishments, ensuring veterinary hygiene and food safety in order to change consumption and shopping habits such as promoting the use of frozen foods and processed foods and reducing shopping in small and temporary markets or on sidewalks and roadways.

b/ To encourage organizations and individuals to invest in building markets for auctioning of livestock breeds and animal breeding products, and stalls for sale of animal breeding products.

c/ To effectively implement trade promotion programs and organize fairs and exhibitions, and expand markets.

6. Animal feeds and control of animal feed quality

a/ To elaborate animal feed programs with a view to ensuring that use of feeds, nutritives, additives and antibiotics in breeding portions must meet requirements on growth, development and production of livestock and veterinary safety and food hygiene and safety.

b/ To develop animal breeding using industrial and processed animal feeds. To control and ensure the quality of raw materials and animal feeds before feeding livestock. Industrial animal feeds must display their origin of production, suppliers, and quality labels and be packed by producers standards recognized by state management agencies.

7. Epidemic prevention and control

a/ To apply the biosafety breeding process; and veterinary hygiene management process for slaughtering, preservation and processing establishments, and epidemic security for production areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Human resource training

a/ To adopt and implement a strategy on training and raising capacity for animal breeding and veterinary workers at all levels, especially at the grassroots level. To attach importance to providing animal breeding and veterinary knowledge for small-scale animal raisers, especially those in remote and deep-lying areas through agricultural extension activities and social programs.

b/ To socialize training forms, encourage enterprises, non-governmental organizations and international cooperation programs to support and participate in training in animal breeding, animal breeding techniques, animal health and processing.

c/ To adopt a planning on training of scientists and trainers with high expertise in breed, nutrition, animal health, processing technology and food hygiene and safety, and facilitate foreign experts and young cadres to participate in research cooperation and training activities.

9. Production organization

a/ To reorganize the production of commodity lines according to regional chains and product groups to create a vertical connection between production and processing steps and product sale with a view to developing processing and trading enterprises. To form horizontal connections in production organization between each step and input element to bring into play the role of associations, cooperatives and household farms.

b/ To rapidly develop medium and large enterprises engaged in animal breeding and industrial slaughtering, preservation and processing that meet market demand for each kind of product, and develop satellite producers of local raw materials being animal breeding cooperatives and households which will produce raw materials according to technical criteria and standards required for each kind of material.

c/ To renew the organization and operation of commodity line societies and associations in conformity with the market economy, ensuring that these societies and associations must truly represent lawful rights and interests of their members and play the key role in creating a forum linking managers, scientists, entrepreneurs and animal breeders in order to find out effective solutions for production development.

Article 2. Organization of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, implementing the Strategy.

b/ Formulate programs and schemes to implement and realize the objectives and contents of the Strategy; elaborate a planning on major livestock breeding areas nationwide.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and allocating state budget funds and other funds and improving investment and tax polices for the effective implementation of the Strategy.

The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding land policies for organizations and individuals leasing land for animal breeding development, construction of industrial slaughtering, preserving and processing establishments and control of environmental pollution in animal breeding.

3. Provincial/municipal Peoples Committees shall adopt and implement animal breeding development strategies suitable to local conditions.

Article 3. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Hoang Trung Hai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.886

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.92.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!