ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2011/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 25 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau,
quả và chè an toàn;
Căn cứ Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;
Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho chè búp tươi an toàn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
313/TTr-SNN ngày 24/12/2010,
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này Quy định sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các đơn vị, tổ
chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
QUY ĐỊNH
SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND
tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi áp
dụng: Quy định này quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (VietGAP) cho chè búp tươi an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp
dụng: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân đăng ký
chứng nhận VietGAP cho chè búp tươi an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ.
1. Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho chè búp tươi an toàn là những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch,
sơ chế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm (phụ lục 1).
2. Tổ chức
chứng nhận VietGAP cho chè búp tươi an toàn (gọi tắt là Tổ chức chứng nhận) là
tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
chỉ định.
Điều 3. Phí chứng nhận VietGAP.
Tổ chức, cá
nhân đề nghị chứng nhận VietGAP trả chi phí cho việc chứng nhận theo thoả thuận
với Tổ chức chứng nhận. Chi phí đánh giá chứng nhận, thử nghiệm phải được thông
báo công khai, minh bạch và bảo đảm không phân biệt đối xử.
Điều 4. Các thủ tục liên quan chứng nhận sản xuất chè búp tươi theo
tiêu chuẩn VietGAP.
1. Chỉ định tổ
chức chứng nhận.
a) Thành phần
hồ sơ:
- Giấy đăng ký
hoạt động chứng nhận VietGAP (phụ lục 2);
- Bản sao hợp
lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đầu tư của đơn vị;
- Các tài liệu
chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận, bao gồm:
+ Văn bản quy
định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức;
+ Quy định về
trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng
nhận VietGAP;
+ Quy định về
trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm;
+ Quy định về
thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến
chứng nhận VietGAP;
+ Bản sao công
chứng Hợp đồng và bằng cấp của nhân viên đánh giá có chuyên môn phù hợp (trồng
trọt, bảo vệ thực vật, sinh học) có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào
tạo về VietGAP hoặc GAP tương đương và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm
trở lên;
- Mẫu giấy
chứng nhận (phụ lục 3);
- Kết quả hoạt
động chứng nhận thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có);
b) Số lượng hồ
sơ: 03 bộ;
c) Nơi nhận hồ
sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.
2. Đăng ký
chứng nhận sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP:
a) Thành phần
hồ sơ:
- Giấy đăng ký
chứng nhận VietGAP (phụ lục 4). Trường hợp nhà sản
xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP có nhiều thành viên tham gia thì gửi
kèm theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
- Bản đồ giải
thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng
khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Kết quả kiểm
tra nội bộ hàng năm theo bảng kiểm tra đánh giá (thực hiện theo phụ lục của
Quyết định 84/2008/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành)
và phải ghi chép rõ các lỗi sai và hành động khắc phục (nếu có).
b) Số lượng hồ
sơ: 02 bộ;
c) Nơi nhận hồ
sơ: Tổ chức chứng nhận.
3. Công bố sản
phẩm được sản xuất theo VietGAP dựa trên kết quả của Tổ chức chứng nhận.
a) Thành phần
hồ sơ:
- Bản công bố
sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu (Phụ lục 5);
- Bản sao hợp
lệ Giấy chứng nhận VietGAP;
- Bản sao hợp
lệ Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập
của đơn vị;
- Kết quả phân
tích mẫu của các sản phẩm xin công bố.
b) Số lượng hồ
sơ: 03 bộ
c) Nơi nhận hồ
sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng
4. Công bố sản
phẩm được sản xuất theo VietGAP dựa trên kết quả đánh giá nội bộ.
a) Thành phần
hồ sơ:
- Bản công bố
sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu (Phụ lục
5);
- Bản sao hợp
lệ Giấy chứng nhận VietGAP;
- Bản sao hợp
lệ Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập
của đơn vị;
- Kết quả phân
tích mẫu của các sản phẩm xin công bố;
- Kế hoạch, chỉ
tiêu đánh giá và giám sát nội bộ;
- Báo cáo tự
đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến;
- Bản sao hợp
lệ Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp
đồng thuê;
- Bản sao hợp
lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu;
- Bản sao hợp
lệ Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.
b) Số lượng hồ
sơ: 03 bộ
c) Nơi nhận hồ
sơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.
Điều 5. Kiểm tra, xử lý vi phạm.
1. Đối với nhà
sản xuất:
Tổ chức chứng
nhận kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc duy trì thực hiện VietGAP của
nhà sản xuất;
Kết quả kiểm tra
giám sát là căn cứ để Tổ chức chứng nhận quyết định duy trì, cảnh cáo, đình chỉ
hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
2. Đối với Tổ
chức chứng nhận:
Định kỳ hàng
năm một lần hoặc đột xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện
kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận trong phạm vi tỉnh Lâm
Đồng. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện tại Tổ chức chứng nhận và tại ít
nhất 01 (một) nhà sản xuất được Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP;
Kết quả kiểm
tra, giám sát là căn cứ để cơ quan chỉ định quyết định duy trì, cảnh cáo, hoặc
thu hồi quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.
Điều 6. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu đề
xuất UBND tỉnh xây dựng quy hoạch sản xuất và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
vùng quy hoạch sản xuất chè an toàn tập trung;
b) Hướng dẫn
xây dựng tổ chức liên kết (tổ hợp tác, hợp tác xã,…) trong sản xuất chè theo
VietGAP;
c) Thực hiện
đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, cấp, thu hồi Quyết định chỉ
định Tổ chức chứng nhận; giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ
chức chứng nhận;
d) Tiếp nhận và
ra thông báo tiếp nhận Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;
đ) Định kỳ hàng
tháng báo cáo danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp,
cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP về Cục Trồng trọt;
e) Công bố trên
phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách nhà sản
xuất được cấp, bị cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. UBND các
huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo Phòng chức năng trực thuộc tổ chức
tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trang trại sản
xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn về điều kiện, thủ tục để
cấp Giấy chứng nhận VietGAP.
3. Tổ chức
chứng nhận:
a) Thực hiện
hoạt động chứng nhận VietGAP (kiểm tra, cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình
chỉ hoặc thu hồi chứng nhận VietGAP) cho sản phẩm chè búp tươi an toàn đúng quy
định, đảm bảo tính khách quan, công bằng;
b) Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;
c) Định kỳ hàng
tháng báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng trong việc
cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP và khi có thay đổi ảnh
hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAP.
4. Tổ chức, cá
nhân sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
a) Tuân thủ và
thực hiện các quy định của Nhà nước về sản xuất chè búp tươi theo VietGAP;
b) Chịu trách
nhiệm thực hiện đúng thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận VietGAP và Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) theo đúng phạm vi được chứng nhận;
c) Chịu trách
nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAP.
Điều 7. Điều khoản thi hành
Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt
và Bảo Lộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển
khai và kiểm tra việc thực hiện quy định này./.