Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ Người ký: Lê Văn Thơm
Ngày ban hành: 08/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2013/QĐ-UBND

Cần Giờ, ngày 08 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân nhân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội Khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;

Căn cứ Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;

Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi;

Căn cứ Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Kinh tế tại Tờ trình số 01/TTr-KT ngày 03 tháng 01 năm 2013 về ban hành Quy chế quản lý vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Kinh tế, Trạm trưởng Trạm Thủy sản An Nghĩa, Trạm trưởng Trạm Thú y, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông, Chủ tịch Hội Nghề cá, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Thơm

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này qui định về điều kiện cơ sở nuôi tôm thuộc vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ.

2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có cơ sở nuôi tôm tại những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở nuôi tôm: là nơi diễn ra hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm chủ.

2. Vùng nuôi tôm tập trung: là khu vực gồm một hay nhiều cơ sở nuôi tôm với diện tích đất nuôi tôm tối thiểu 30 hecta, không phân biệt địa giới hành chính, cùng sử dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống xử lý nước thải theo quy hoạch. Hoạt động nuôi tôm được thực hiện riêng theo từng cơ sở, nhưng chịu sự quản lý chung của Ban Quản lý vùng nuôi.

3. Quản lý vùng nuôi tôm tập trung: là biện pháp kiểm soát các hoạt động trong nuôi tôm, bao gồm từ khâu chọn địa điểm để xây dựng ao nuôi, cải tạo ao, xử lý nước, thả giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đến thu hoạch tôm thương phẩm.

4. Hệ thống xử lý nước: bao gồm ao lắng để chứa và làm sạch nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi; ao chứa nước thải để xử lý làm giảm thiểu ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh.

5. Chất thải: các chất thải từ hoạt động nuôi tôm, bao gồm chất bùn thải, thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm chết, dư lượng các loại thuốc, hoá chất phòng trị bệnh cho tôm, chế phẩm sinh học và các chất xử lý môi trường ao nuôi, nước thải từ ao nuôi.

6. Cơ sở an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm (ATVSTP): là cơ sở vùng nuôi đạt các tiêu chí sau:

- Ðảm bảo sản phẩm tôm nuôi không có dư lượng các chất bị cấm sử dụng;

- Ðảm bảo sản phẩm tôm nuôi không có hàm lượng các chất có thể gây hại như kim loại nặng, hoá chất tẩy trùng, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh... vượt quá giới hạn cho phép sử dụng làm thực phẩm cho người;

- Hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, rủi ro gây bệnh trên tôm và làm sản phẩm tôm nuôi bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng;

- Các mối nguy về an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở nuôi tôm phải được kiểm soát.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN NUÔI TÔM TRONG VÙNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG

Điều 3. Quy định chung

1. Cơ sở nuôi tôm nằm trong vùng nuôi tôm tập trung phải tuân thủ theo các quy định về nuôi tôm thẻ chân trắng của Nhà nước và các quy định của Ban Quản lý vùng nuôi.

2. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm phải đăng ký cơ sở nuôi theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp (cá nhân, hộ gia đình có mã số hộ nghèo được địa phương cấp) thì không phải thực hiện điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo khoản 2, Điều 49, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp.

3. Các dự án đầu tư nuôi tôm phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá tác động môi trường. Đối với các cơ sở nuôi tôm của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình triển khai xây dựng ao nuôi phải đảm bảo quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng tại Điều 4 của Quy chế này. Đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ trong đầu tư và vận hành sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng chung như kênh mương cấp và thoát nước, hệ thống ao xử lý nước cấp và thải,...

4. Đối với các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung nằm ngoài vùng Quy hoạch của Nhà nước nên thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để thuận tiện trong việc điều hành mọi hoạt động của vùng nuôi.

Điều 4. Quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng của các cơ sở nuôi tôm

Các cơ sở nuôi trong vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung phải đảm bảo về điều kiện cơ sở hạ tầng theo đúng quy định của Quy chế này. Cụ thể như sau:

1. Hệ thống ao nuôi

a) Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000 m2; độ sâu từ đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2,0m; bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ.

b) Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 8 - 100.

c) Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt, đảm bảo chắc chắn không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, địch hại và cỏ rác khi cấp nước vào ao.

2. Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải

a) Ao chứa (ao lắng): dùng để trữ nước và xử lý làm sạch nước trước khi cấp cho các ao nuôi; diện tích ao chứa tối thiểu từ 15 - 20% tổng diện tích mặt nước của cơ sở nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu.

b) Hệ thống xử lý nước thải: các cơ sở nuôi tôm cần có ao xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường.

c) Khu chứa bùn thải: cơ sở nuôi tôm phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi, khu chứa bùn thải tối thiểu từ 10% tổng diện tích, có bờ ngăn không để bùn và nước từ bùn thoát ra môi trường xung quanh.

3. Hệ thống kênh cấp và kênh thoát nước: cơ sở nuôi tôm phải có kênh cấp và kênh thoát nước riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu, đảm bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết.

4. Khu vực sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch: phải cách ly với khu vực nuôi tôm.

5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ: nhà ở, nơi làm việc, kho chứa thức ăn, kho chứa và bảo quản máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu và công trình phụ trợ khác tùy theo từng cơ sở, vùng nuôi. Các công trình phụ trợ phải tách biệt với hệ thống ao nuôi, đảm bảo các yêu cầu: chắc chắn, khô ráo, thông thoáng và có kệ để nguyên vật liệu cách sàn nhà tối thiểu 15cm; có ngăn bảo quản riêng biệt máy móc, ngư cụ, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, nhiên liệu.

Điều 5. Điều kiện về trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng

1. Cơ sở nuôi tôm phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng cho vận hành sản xuất theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này.

2. Cơ sở nuôi phải được trang bị hệ thống máy bơm và xây dựng hệ thống cấp, thoát nước.

3. Động cơ và thiết bị dùng trong nuôi tôm phải đảm bảo kỹ thuật, không được rò rỉ xăng dầu gây ô nhiễm môi trường.

Điều 6. Các quy định về quy trình công nghệ nuôi tôm

1. Mùa vụ thả nuôi: phải bảo đảm tuân theo lịch mùa vụ thả nuôi và hướng dẫn hàng năm của các cơ quan chuyên môn.

2. Chuẩn bị ao nuôi

a) Trước khi thả giống, cơ sở nuôi tôm phải cải tạo ao nuôi với các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu mầm bệnh và cải thiện chất lượng đáy ao, bảo đảm thời gian gián đoạn tối thiểu 01 tháng sau mỗi đợt nuôi.

b) Nước cấp vào ao nuôi tôm phải được xử lý nhằm loại bỏ mầm bệnh, địch hại. Nước cấp vào ao nuôi và nước trong ao suốt quá trình nuôi tôm phải đảm bảo chất lượng nước theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Tuyển chọn tôm giống và mật độ thả giống

a) Chất lượng tôm giống phải bảo đảm theo Tiêu chuẩn Việt Nam và những quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành.

b) Mật độ thả giống trung bình > 60 con/m2. Riêng đối với cơ sở nuôi tôm thuộc vùng Quy hoạch của thành phố, mật độ thả giống trung bình là 100 con/m2.

4. Thức ăn và chất bổ sung thức ăn

Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định. Trong trường hợp cơ sở tự sản xuất thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

5. Hóa chất, thuốc và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm

a) Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi phải nằm trong các danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định.

b) Hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phải tuân thủ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các chất xử lý, cải thiện môi trường trong quá trình nuôi.

6. Quản lý và chăm sóc

a) Mực nước ao nuôi: phải được duy trì thấp nhất là 1,4m.

b) Môi trường trong ao nuôi: chủ cơ sở nuôi tôm phải định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, bùn đáy ao nuôi theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.

c) Chế độ chăm sóc và cho ăn phải đúng quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

d) Nước thải và chất thải:

- Nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chế này.

- Chất thải rắn và bùn đáy ao phải được đưa vào khu chứa riêng biệt, không được xả thải ra môi trường xung quanh khi chưa xử lý.

e) Phòng bệnh cho tôm:

- Cơ sở nuôi tôm phải xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch giám sát sức khỏe tôm nuôi theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 của Quy chế này.

- Tôm bệnh, tôm chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom, xử lý như sau:

+ Cơ sở nuôi cần thiết phải tiến hành thu hoạch ngay (đối với tôm nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm mà bị bệnh) để trách thiệt hại. Trong quá trình thu hoạch không xả nước ao tôm có bệnh ra môi trường bên ngoài trong khi thu hoạch.

+ Người, dụng cụ thu hoạch phải được vệ sinh, khử trùng sau khi thu hoạch.

+ Phương tiện dùng trong vận chuyển thủy sản phải kín, không rò rỉ nước hoặc rơi vãi tôm bệnh ra ngoài môi trường trong quá trình vận chuyển.

+ Đối với tôm nhỏ không thể sử dụng để làm thực phẩm thì phải dùng hóa chất tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y;

+ Nhân viên thú y chủ trì phối hợp nhân viên thú y xã, hoặc người phụ trách sản xuất của xã hướng dẫn, giám sát các hộ nuôi thực hiện tiêu độc khử trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, không cho bệnh lây lan ra ao lân cận.

+ Hóa chất phải nằm trong danh mục thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong xử lý môi trường nước nuôi thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

+ Nên phun, tưới hóa chất tiêu độc khử trùng theo bờ ao trước khi xử lý nước ao nuôi.

- Người lao động, dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với bùn, nước khi di chuyển từ ao này sang ao khác phải được vệ sinh để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.

7. Yêu cầu về thu hoạch sản phẩm: cơ sở nuôi tôm phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trước khi thu hoạch tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Điều 7. Bảo vệ môi trường vùng nuôi

1. Phải giữ vệ sinh chung trong và ngoài cơ sở nuôi tôm; rác thải, bùn hữu cơ trong quá trình cải tạo, làm vệ sinh sau khi thu hoạch tôm thương phẩm phải được đổ tại nơi quy định. Quá trình vận chuyển chất thải không để rơi vãi. Tuyệt đối không vứt các chất thải, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…) trong vùng nuôi và môi trường xung quanh.

2. Trong quá trình nuôi, phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết, chủ cơ sở nuôi phải báo ngay cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất; đồng thời báo ngay cho đơn vị trực tiếp quản lý vùng nuôi và các cơ sở nuôi tôm xung quanh biết để có biện pháp phòng, chống dịch.

3. Trường hợp tôm trong ao nuôi bị bệnh nhưng chủ cơ sở nuôi cố tình không báo, tự ý thải nước từ ao nuôi ra môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Điều 8. Điều kiện về lao động kỹ thuật

1. Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi nhỏ hơn 5 ha nên có ít nhất một người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc có người tham gia khoá tập huấn, đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.

2. Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi từ 5 đến 20 ha nên có ít nhất một cán bộ trung cấp nuôi trồng thủy sản.

3. Cơ sở nuôi tôm có diện tích nuôi lớn hơn 20 ha nên có ít nhất một cán bộ là kỹ sư nuôi trồng thủy sản.

Điều 9. Điều kiện về quản lý hồ sơ

Cơ sở nuôi tôm phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi tôm theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 của Quy chế này.

Điều 10. Thành lập Ban Quản lý vùng nuôi

1. Cơ quan thành lập: Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong trường hợp vùng nuôi tôm nằm trên địa bàn từ 02 xã trở lên thì xã nào có diện tích trong vùng nuôi tôm lớn hơn Ủy ban nhân dân xã đó ra quyết định thành lập Ban Quản lý vùng nuôi.

2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý do các thành viên của Ban Quản lý đề xuất và thống nhất tùy theo đặc thù của từng vùng nuôi nhằm hỗ trợ chính quyền trong việc điều hành mọi hoạt động của vùng nuôi và thực hiện các công tác quản lý chung của Nhà nước tại những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung.

3. Thành phần Ban Quản lý vùng nuôi: thành viên của Ban Quản lý do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quy định sao cho phù hợp với từng địa phương. Trong đó, phải có các thành viên là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; cán bộ phụ trách sản xuất của xã, thị trấn; nhân viên của Phòng Kinh tế huyện.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 11. Phòng Kinh tế huyện

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Chỉ đạo để điều hành các hoạt động, quản lý vùng Quy hoạch nuôi tôm tập trung tại huyện Cần Giờ.

2. Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, các đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, quán triệt và vận động người dân chấp hành nghiêm Quy chế này.

3. Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia nuôi tôm trong vùng nuôi tôm tập trung cùng nhau thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, hội nghề nghiệp…

4. Hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

5. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết vùng Quy hoạch sao cho phù hợp với quy hoạch chung của huyện và của thành phố; phối hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tập trung đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

6. Ban hành và hướng dẫn thực hiện khung lịch mùa vụ thả nuôi tôm thẻ chân trắng hàng năm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

7. Phối hợp Trạm Thủy sản An nghĩa, Trạm Thú y huyện, Trạm Khuyến nông huyện thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

a) Kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tập trung và thông báo định kỳ cho các cơ sở nuôi tôm được biết.

c) Thực hiện kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong vùng nuôi tôm tập trung để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Kiểm tra dịch bệnh, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nước nuôi thủy sản tại vùng nuôi tập trung theo qui định hiện hành. Đồng thời, xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh hàng năm.

e) Thực hiện các hoạt động khuyến ngư nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý của các cơ sở nuôi tôm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao, ổn định, bền vững về môi trường.

Điều 12. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

1. Thành lập Ban Quản lý tại các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung; đồng thời, xây dựng Quy chế hoạt động cho Ban Quản lý.

2. Trực tiếp kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Quy chế này.

3. Vận động, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nuôi tôm trong vùng nuôi tôm tập trung cùng nhau thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, hội nghề nghiệp… Đồng thời, hướng dẫn người dân các thủ tục thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, hội nghề nghiệp…

Điều 13. Trách nhiệm của Hội nghề cá, các Chi hội nghề cá cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản

1. Phổ biến Quy chế này đến từng chủ cơ sở nuôi tôm, tổ chức thực hiện nghiêm và đầy đủ nội dung của Quy chế này.

2. Xây dựng quy ước cụ thể về quản lý cơ sở nuôi tôm của hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản.

3. Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình nuôi, diễn biến môi trường, dấu hiệu bệnh của các ao nuôi thành viên khi có yêu cầu của cơ quan chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn có liên quan trong xử lý môi trường và dịch bệnh tôm.

4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong đầu tư và thực hiện nuôi tôm theo quy hoạch.

5. Báo cáo kịp thời cho cơ quan thẩm quyền địa phương các hành vi vi phạm Quy chế này.

Điều 14. Trách nhiệm của các chủ cơ sở nuôi tôm

1. Nắm vững và thực hiện đầy đủ nội dung của Quy chế này và quy định cụ thể của hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hội nghề nghiệp về quản lý cơ sở, vùng nuôi tôm trên địa bàn.

2. Cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về môi trường, dịch bệnh cho cán bộ kỹ thuật và các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

3. Kịp thời ngăn chặn và phản ánh với cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm.

4. Khi có dịch bệnh xảy ra, phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để tìm biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế thiệt hại.

Chương IV

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

Điều 15. Khen thưởng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, thực hiện Quy chế này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Giải quyết khiếu nại, tố cao

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với chính quyền địa phương đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan chuyên môn; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan phản ảnh về Phòng Kinh tế huyện để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU VỀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ CHO 01 HECTA AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

TT

Danh mục

Đơn vị

Quy cách

Số lượng

1

Chài 3 m2

Cái

Mắt lưới 2a = 15mm

1

2

Vợt vớt bẩn trong ao

Cái

Mắt lưới 2a = 10mm

4

3

Sàng kiểm tra thức ăn

Cái

Đường kính 0,8m

8

4

Máy quạt nước 6 - 8 cánh

Máy

Công suất 2,5 KW/h

8

5

Máy nén khí

Máy

Công suất 3,2 KW/h

1

6

Máy bơm nước

Máy

8 - 15 CV

1

7

Máy đo pH

Máy

Chỉ số 0 - 14

1

8

Máy đo Ôxy hoà tan

Máy

0 - 10mg/l

1

9

Máy đo độ mặn

Máy

Đo từ 0 - 100‰

1

10

Thước đo độ sâu

Cái

Vạch chia tới cm

1

11

Thước đo chiều dài tôm

Cái

Vạch chia tới mm

1

12

Đĩa Secchi

Cái

Đường kính 25cm

1

13

Nhiệt kế

Cái

Đo từ 0 – 50 0C

1

14

Cân kỹ thuật loại nhỏ

Cái

Cân tối đa 500g

1

15

Cân loại lớn

Cái

Cân tối đa 100kg

1

16

Thuyền

Cái

Trọng tải 0,5 tấn

1

17

Thau nhựa

Cái

Dung tích 5 - 10 lít

1

18

Xô nhựa

Cái

Dung tích 10 - 15 lít

1

 

PHỤ LỤC 2

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02 /2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Mức tối ưu

Giới hạn cho phép

1

BOD5

mg/l

< 20

< 30

2

NH3

mg/l

< 0,1

< 0,3

3

H2S

mg/l

< 0,03

< 0,05

4

NO2

mg/l

< 0,25

< 0,35

5

pH

 

7,5 ÷ 8,5

8,0 ÷ 8,3

7 ÷ 9, dao động trong ngày không quá 0,5

6

Nhiệt độ

0C

20 ÷ 30

18 ÷ 33

7

Độ muối

%o

10 ÷ 25

5 ÷ 35

8

Ôxy hoà tan (DO)

mg/l

> 4

≥ 3,5

9

Độ trong

cm

30 ÷ 35

20 ÷ 50

10

Kiềm

mg/l

80 ÷ 120

60 ÷ 180

 

PHỤ LỤC 3

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI TÔM SAU KHI XỬ LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giới hạn cho phép

1

BOD5

mg/l

< 30

2

NH3

mg/l

< 0,3

3

H2S

mg/l

< 0,05

4

NO2

mg/l

< 0,35

5

pH

 

6 ÷ 9

6

Nhiệt độ

0C

18 ÷ 33

7

Độ muối

%o

5 ÷ 35

8

Ôxy hoà tan (DO)

mg/l

≥ 3,0

9

Độ trong

cm

20 ÷ 50

10

Kiềm

mg/l

60 ÷ 180

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁM SÁT SỨC KHỎE TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

Cơ sở nuôi tôm phải xây dựng kế hoạch giám sát sức khoẻ tôm nuôi để chủ động theo dõi và đối phó với bệnh, dịch xảy ra đối với tôm nuôi.

Nội dung kế hoạch giám sát sức khoẻ tôm nuôi bao gồm:

1. Mô tả tóm tắt quy trình nuôi sẽ áp dụng;

2. Kế hoạch cải tạo ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi;

3. Lựa chọn nguồn cung cấp giống, kỹ thuật kiểm tra chất lượng con giống và lựa chọn thời điểm thả giống;

4. Kế hoạch sử dụng thức ăn, lựa chọn loại thức ăn, chế độ cho ăn, khả năng tiêu thụ thức ăn, chuẩn bị tài chính và nguồn cung cấp thức ăn;

5. Kế hoạch quản lý:

a) Xác định thời điểm quan sát ao và hoạt động của tôm nuôi.

b) Dự đoán các trường hợp rủi ro về sức khoẻ của tôm, xác định nguyên nhân và phương án đối phó với từng trường hợp cụ thể.

c) Xác định tần suất kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi.

d) Xác định tần suất kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và mầm bệnh.

6. Kế hoạch thu hoạch: xác định thời điểm thu hoạch và phương thức thu hoạch.

7. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ, nhật ký giám sát sức khoẻ tôm nuôi.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát sức khoẻ tôm nuôi, chủ cơ sở tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

 

PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG AO NUÔI VÀ GHI NHẬT KÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)

I. KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG AO NUÔI:

1. Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hoà tan (DO), nhiệt độ nước, pH, độ trong hay còn gọi màu nước (kiểm tra 2 lần/ngày).

2. Kiểm tra hàng tuần đối với các chỉ tiêu: BOD, COD, H2S, NH3 (kiểm tra 1 lần/tuần).

II. NỘI DUNG NHẬT KÝ:

1. Các thông tin về tôm giống: số lượng, chất lượng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống.

2. Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lượng môi trường nước và sức khoẻ tôm nuôi.

3. Các thông tin về thức ăn: lượng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi.

4. Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của tôm sau khi sử dụng.

5. Tốc độ sinh trưởng của tôm: kiểm tra tốc độ sinh trưởng (trọng lượng) của tôm 15 ngày/lần.

6. Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ tôm, năng suất, sản lượng, phương thức thu hoạch và giao sản phẩm.

7. Các thông tin cần thiết khác.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/2013/QĐ-UBND ngày 08/08/2013 về Quy chế quản lý vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.323

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.102.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!