ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 01/2011/QĐ-UBND
|
Pleiku, ngày 22 tháng 02 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn
cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ
công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận
chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tại Tờ trình số 40/TTr-KTAT
ngày 02/ 7 / 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều
2. Quyết định này thay thế Quyết định số
69/2005/QĐ-UB ngày 07/6/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định
quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều
3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc
Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Công Lự
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN
LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01
năm 2011 của UBND tỉnh Gia Lai
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy
định này quy định về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, an toàn trong hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động vật liệu nổ công nghiệp và quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Quy
định này không áp dụng đối với các hoạt động VLNCN phục vụ mục đích an ninh,
quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định
này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy
định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thuốc nổ” là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất
được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích
cơ, nhiệt, hoá hoặc điện
2. "Phụ
kiện nổ" là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật
phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc
các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
3. "VLNCN" là thuốc nổ và các phụ kiện
nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.
4. “VLNCN
mới” là các loại VLNCN lần đầu sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam
và chưa được đưa vào Danh mục VLNCN Việt Nam. VLNCN đã có trong Danh mục VLNCN
nhưng có sự thay đổi bất kỳ về thành phần được coi là VLNCN mới.
5. "Danh mục VLNCN Việt Nam”
là bản liệt kê các loại VLNCN được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam.
Nội dung bản danh mục bao gồm các thông tin về phân loại, quy cách bao gói, chỉ
tiêu chất lượng và nguồn gốc VLNCN.
6. "Sản
xuất VLNCN" là quá trình tạo ra thuốc nổ, phụ kiện nổ, bao gồm cả việc
chế tạo thuốc nổ ngay tại địa điểm sử dụng, quá trình tái chế, đóng gói dán
nhãn sản phẩm VLNCN nhưng không bao gồm việc chia nhỏ, bao gói nhằm tạo ra các
lượng nổ theo nhu cầu tại nơi nổ mìn.
7. “Bảo
quản VLNCN” là hoạt động cất giữ VLNCN trong kho, trong quá trình vận
chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng.
8. “Vận
chuyển VLNCN” là hoạt động vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Vận chuyển nội bộ là vận chuyển VLNCN bên trong ranh
giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản VLNCN trên các đường không
giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng.
9. "Sử
dụng VLNCN” là quá trình làm nổ VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác
định.
10.“Tiêu hủy
VLNCN” là quá trình phá bỏ hoặc làm mất khả năng tạo ra phản ứng nổ của
VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác định.
11. “Kinh
doanh VLNCN” là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động mua,
bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh VLNCN.
12. “Dịch vụ nổ mìn” là việc sử dụng VLNCN để thực
hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức được phép làm dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá
nhân có nhu cầu.
13. “Thử
nghiệm VLNCN” là thao tác kỹ thuật tại phòng thử nghiệm hoặc hiện trường,
địa điểm quy định để xác định đặc tính kỹ thuật và mức độ rủi ro trong điều
kiện sử dụng thực tế của VLNCN.
14. “Hoạt
động VLNCN” là việc thực hiện một trong số hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm,
sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu
hủy, giám sát ảnh hưởng nổ mìn.
15.
“Khoảng cách an toàn” là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng
tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa VLNCN đến các
đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công
cộng, phương tiện chứa VLNCN khác...), sao cho các đối tượng đó không bị ảnh
hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá văng theo quy định của
tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương
tiện, kho chứa VLNCN.
16.
“Chỉ huy nổ mìn” là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu
trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử
dụng VLNCN tại khu vực nổ mìn và thực hiện các biện pháp xử lý, ngăn
chặn cần thiết để đảm bảo quá trình nổ mìn an toàn, hiệu quả, không xảy ra thất
thoát VLNCN.
17.
“Giám sát ảnh hưởng nổ mìn” là việc
sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn
động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.
18.
"QCVN 02:2008/BCT" là tên viết tắt của Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia số 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy
VLNCN.
19.
"Bản sao hợp lệ" là bản sao Công chứng hoặc chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền.
Điều 4. Yêu cầu về hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn, công
tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy
1.
Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải thiết lập hệ thống tổ chức quản lý kỹ
thuật an toàn do lãnh đạo trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người đủ
trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại
mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ.
2.
Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải có phương án bảo vệ an ninh, trật tự và
phương án, biện pháp phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở sản xuất, hệ thống kho
tàng, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển VLNCN đang hoạt động, định kỳ tổ chức
diễn tập theo quy định. Các kho chứa VLNCN phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa
ứng phó sự cố khẩn cấp.
Điều 5. Yêu cầu về hồ sơ, tài liệu hoạt động VLNCN
Tổ
chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với
từng loại VLNCN mua bán, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu huỷ trong
thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày thực hiện mua bán, sử dụng, vận chuyển, bảo
quản, tồn kho, tiêu huỷ.
Điều 6. Yêu cầu về thực hiện công tác báo cáo hoạt động VLNCN
1.
Báo cáo trong các trường hợp bất thường
a.
Trong vòng 24 giờ, báo cáo cơ quan công an địa phương nơi tiến hành hoạt động
VLNCN và Sở Công Thương khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN hoặc
có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất thoát VLNCN.
b.
Trong vòng 24 giờ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công Thương về việc
chấm dứt hoạt động VLNCN hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động VLNCN.
Báo cáo bằng văn bản sau 48 giờ, kể từ khi chấm dứt hoạt động VLNCN hoặc xảy ra
tai nạn, sự cố.
2.
Báo cáo định kỳ hoạt động VLNCN
Tổ
chức hoạt động VLNCN có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương, Công an tỉnh trước
ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo
cáo năm về số lượng, chủng loại VLNCN bảo quản, vận chuyển, sử dụng và các vấn
đề có liên quan. Mẫu báo cáo định kỳ về VLNCN theo quy định tại Phụ lục 3 Quy định này.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG
NGHIỆP
Điều
7. Quy định về kinh doanh VLNCN
1.
Tổ chức kinh doanh VLNCN phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có đủ các điều
kiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm
2009 của Chính phủ về VLNCN.
2.
Tổ chức kinh doanh VLNCN phải căn cứ các nội dung quy định trong giấy phép sử
dụng VLNCN và nhu cầu của các tổ chức được cấp phép sử dụng VLNCN để có kế
hoạch cung cấp VLNCN đảm bảo về số lượng, chất lượng và chủng loại.
3.
Tổ chức kinh doanh VLNCN không được từ chối việc mua lại VLNCN sử dụng không
hết của các tổ chức đã mua của đơn vị mình mà không có lý do chính đáng như:
VLNCN đã mất phẩm chất, quá thời hạn sử dụng, không còn nằm trong danh mục
VLNCN Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4.
Tổ chức kinh doanh VLNCN không được bán các chủng loại VLNCN trái với quy định
tại Danh mục VLNCN Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 8. Quy định chung về bảo quản VLNCN
1.
Việc bảo quản VLNCN phải đảm bảo an toàn, chống mất cắp, giữ được chất lượng,
nhập vào, xuất ra nhanh chóng.
2.
VLNCN phải được bảo quản trong các kho, phương tiện chứa đựng đảm bảo an toàn
theo quy định.
3.
Việc bảo quản VLNCN trong cùng một kho chứa phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Trong một nhà kho hoặc trong một buồng chứa, được
phép bảo quản chung các nhóm VLNCN tương thích;
b) Cấm bảo quản chung kíp và thuốc
nổ trong một buồng hoặc hòm, thùng chứa.
4.
Công tác thống kê, xuất nhập VLNCN phải thực hiện theo đúng quy định tại phụ lục E của QCVN 02:2008/BCT.
5.
Khi đơn vị không còn nhu cầu sử dụng VLNCN
thì số VLNCN còn lại ở kho phải chuyển giao lại cho đơn vị được phép cung ứng
VLNCN. Việc chuyển giao này phải làm đúng các thủ tục hiện hành và thông báo
bằng văn bản đến Sở Công Thương và Công an tỉnh.
Trường hợp không chuyển giao được do VLNCN quá hạn hoặc
việc chuyển giao không đảm bảo các điều kiện an toàn, đơn vị được phép tiêu hủy
theo quy định tại Điều 24 của Quy định này.
6. Tổ chức có kho VLNCN phải xây dựng
phương án chữa cháy, phương án bảo vệ an ninh trật tự, biện pháp xử lý và phối
hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp có cháy, người xâm nhập
trái phép và các trường hợp khẩn cấp khác. Đăng ký danh sách người quản lý, thủ
kho, người phục vụ với cơ quan công an địa phương.
Điều 9. Quy định về kho chứa VLNCN
1.
Chỉ các tổ chức có giấy phép kinh doanh, sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn mới
được phép đầu tư xây dựng kho chứa VLNCN. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải
tạo kho chứa VLNCN phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng
công trình, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định pháp luật liên quan.
2. Kho chứa VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho VLNCN có
thể gồm một hoặc nhiều nhà kho chứa, một số công trình phụ trợ bố trí xung
quanh ranh giới kho. Kho, phương tiện chứa VLNCN chỉ được sử dụng sau khi
được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Khi sửa chữa nhà kho hoặc thiết bị trong nhà kho,
phải chuyển VLNCN sang chứa ở nhà kho khác hoặc xếp trên bãi trống tạm trong
khu vực kho. Khi bảo quản VLNCN trên bãi trống phải thủ các quy định an toàn về
bảo quản VLNCN trên bãi trống .
4. Đơn vị có kho VLNCN phải làm thủ tục đăng ký kho với
Sở Công Thương và Công an tỉnh.
5. Tất cả các kho VLNCN (kho dự trữ, tiêu thụ) đều phải
được bảo vệ nghiêm ngặt, phải tổ chức canh gác suốt ngày đêm.
6. Các nhà kho kiểu nổi, nửa ngầm, kho ngầm có
lớp đất phủ dày dưới 10m đều phải được xây dựng hệ thống chống
sét. Hệ thống chống sét sau khi thi công xong phải được nghiệm thu theo
tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng.
7. Các kho VLNCN cố định hoặc lưu động, đều phải có lý
lịch kho lập theo mẫu quy định ở phụ
lục G của Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.
8. Tất cả các kho VLNCN phải có phương án phòng cháy
chữa cháy được cơ quan công an phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 10. Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn khi
chưa tiến hành nổ mìn
1. Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến
hành nổ, VLNCN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp mìn xong.
Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được hướng dẫn về công tác an
toàn trong bảo quản VLNCN.
2. Nếu khối lượng VLNCN cần bảo quản để sử dụng cho nhu
cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm theo quy định. Trường hợp
này, cho phép chứa VLNCN ở trong hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo, trong thùng xe
ô tô, xe thô sơ. Nơi chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư,
các công trình công nghiệp một khoảng cách theo quy định và phải được canh gác,
bảo vệ suốt ngày đêm.
Cho phép để VLNCN với khối lượng dùng cho một ca làm
việc ở trong giới hạn của vùng nguy hiểm, nhưng phải ở nơi khô ráo, canh gác
bảo vệ trong suốt ca làm việc và không được để kíp nổ hoặc bao mìn mồi ở đó.
Điều 11. Quy định về vận chuyển VLNCN
1. Chỉ những đơn vị được thành lập
theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc đơn
vị có Giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN; có phương tiện vận chuyển
đảm bảo các yêu cầu về an toàn và được Công an cảnh sát phòng cháy chữa cháy từ
cấp tỉnh trở lên thẩm tra, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN mới được phép vận
chuyển VLNCN trên đường giao thông công cộng.
Thủ
tục cấp Giấy phép vận chuyển VLNCN thực hiện theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA
ngày 11/10/2010 của Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp và hàng nguy hiểm.
2.
Cấm vận chuyển VLNCN cùng với các chất dễ cháy và/hoặc cùng với các hàng hoá
khác; chỉ được phép vận chuyển thuốc nổ cùng với phụ kiện nổ trên cùng một
phương tiện vận chuyển nếu thoả mãn các điều kiện quy định tại Khoản 3, điều 10
và phụ lục K của QCVN 02:2008/BCT.
3.
Lãnh đạo quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải, người phục vụ
liên quan đến vận chuyển VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có
trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn
luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt
động liên quan đến vận chuyển VLNCN;
4. Trong ranh giới vận chuyển nội bộ, cho phép sử dụng
xe cải tiến, gánh, mang vác VLNCN từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng. Việc vận
chuyển nội bộ VLNCN không phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm
quyền.
Khi vận chuyển VLNCN phải để trong hòm, trong các túi
kín, tránh rơi vãi. Chất nổ và phụ kiện nổ phải để trong các túi hoặc bao bì
riêng. Kíp nổ đốt phải để trong hộp gỗ được chèn lót chặt.
Cho phép dùng các thùng cứng để chở
thuốc nổ chứa nitrat amôn dạng bột.
Người thợ mìn vừa là người đưa vật liệu nổ đến nơi sử
dụng, vừa là người trông coi từ khi lĩnh vật liệu nổ ra khỏi kho VLNCN cho tới khi
nạp vào lỗ mìn.
Chương
III
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VLNCN
Điều 12. Những quy định chung về sử dụng VLNCN
1.
Tổ chức muốn sử dụng VLNCN vào mục đích hoạt động khoáng sản, thi công xây dựng
công trình, nghiên cứu, thử nghiệm phải có giấy phép sử dụng VLNCN của cơ quan
có thẩm quyền.
2.
Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng
VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn
tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an
toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử
dụng VLNCN.
3.
Chỉ được mua VLNCN đã có trong Danh mục VLNCN Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh
doanh VLNCN hợp pháp. VLNCN thừa, sử dụng không hết phải bán lại cho tổ chức kinh
doanh VLNCN hợp pháp.
4.
Thực hiện việc bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định của
tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong sử dụng VLNCN khi
tiến hành nổ mìn.
5.
Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên,
điều kiện xã hội nơi nổ mìn; quy định cụ thể trong thiết kế, phương án nổ mìn
các biện pháp an toàn, bảo vệ canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn;
thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ,
tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và các nội dung khác theo tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
6. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy
phép sử dụng VLNCN phê duyệt và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh,
khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an
ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo
vệ khác theo quy định pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn
đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ
mìn.
7. Khi nổ mìn ở những địa điểm giáp ranh khu dân cư,
công trình văn hoá lịch sử, công trình quan trọng quốc gia và các công trình
khác không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN, Tổ chức, cá
nhân sử dụng VLNCN phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu các
công trình đó.
Các tổ chức, cá nhân có công trình nằm trong vùng nguy
hiểm phải được thông báo bằng văn bản chậm nhất trước một ngày đêm về thời gian
và địa điểm nổ mìn.
8. Tổ chức sử dụng VLNCN không được khởi nổ đồng thời 2
hoặc nhiều bãi mìn cạnh nhau; mỗi lần khởi nổ một bãi cách nhau ít nhất 15
phút. Đối với khu vực có nhiều đơn vị cùng nổ mìn, các đơn vị phải có biên bản
thoả thuận, thống nhất về thời gian tiến hành khởi nổ và tổ chức canh gác gửi
Chính quyền địa phương nơi nổ mìn và Sở Công Thương theo dõi.
9.
Trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội, Sở Công Thưc
và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong
công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;
e)
Phương án nổ mìn theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 2
Quy định này;
Phương
tham mưu cho UBND tỉnh chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở các
khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội.
Điều 13. Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người liên
quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN
1.
Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng VLNCN ký quyết định bổ
nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)
Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây
dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng,
thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 01 (một)
năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung
cấp kỹ thuật;
b)
Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy
nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 02 (hai)
năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp
kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy
chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản hoặc thi công công trình xây dựng
tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN;
c)
Đối với các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật Hợp tác xã có hoạt động khai
thác theo phương pháp thủ công, trường hợp không có người Chỉ huy nổ mìn đáp ứng
các yêu cầu nêu trên, cho phép bổ nhiệm tạm thời người Chỉ huy nổ mìn là thợ
mìn đã được đào tạo, cấp chứng chỉ ở các trường dạy nghề ngành khai thác mỏ, có
thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 03 (ba) năm và được học
tập bổ sung kiến thức về quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản
hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN. Sau
02 (hai) năm, kể từ ngày ban hành Quy định này, người Chỉ huy nổ mìn phải đáp
ứng được các điều kiện quy định tại điểm a hoặc b của khoản này.
2.
Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải
được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm
thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C,
QCVN 02:2008/BCT, được huấn luyện về công tác an toàn - vệ sinh lao động.
3.
Sở Công Thương có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thẩm tra về kiến thức học tập bổ
sung của Chỉ huy nổ mìn quy định tại điểm b hoặc c khoản 1, Điều này trước khi
cấp Giấy phép sử dụng VLNCN.
Điều 14. Thủ tục cấp mới Giấy phép sử dụng VLNCN
1.
Hồ sơ pháp lý :
Tổ
chức có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng
VLNCN đến Sở Công Thương. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, thụ lý hồ sơ trình UBND tỉnh cấp
phép (nếu đủ điều kiện). Hồ sơ bao gồm 02 bộ:
a)
Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo ký. Mẫu đơn theo quy định
tại Phụ lục 1 Quy định này;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
c)
Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
d)
Bản sao hợp lệ Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp
hoạt động khoáng sản; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng
nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công
trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
đ)
Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử
dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai
thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương
án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ
thuật an toàn trong khai tháơng án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký
duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4, Điều 22 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép;
g)
Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT
(nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với
kho, phương tiện vận chuyển VLNCN;
h)
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho
VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT
đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;
Trường
hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương
tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng
nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương
tiện vận chuyển VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp
đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến
công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
i)
Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách
thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN, kèm theo văn bằng,
chứng chỉ huấn luyện, đào tạo liên quan đến VLNCN;
2.
Tổ chức được cấp Giấy phép sử dụng VLNCN phải nộp một khoản lệ phí theo quy
định của Bộ Tài chính.
3.
Trường hợp các đơn vị thỏa mãn điều kiện quy định tại các khoản b, d, đ, Khoản
1, điều này nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, các tổ chức có nhu cầu nổ mìn
được quyền ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có Giấy
phép dịch vụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của
tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định của pháp luật về sử dụng VLNCN.
Tổ
chức đã thuê dịch vụ nổ mìn không được phép thực hiện bất cứ hoạt động nào liên
quan trực tiếp đến việc sử dụng VLNCN.
Điều 15. Thủ tục cấp lại, điều chỉnh, thu hồi
Giấy phép sử dụng VLNCN
1.
Một tháng trước ngày Giấy phép sử dụng VLNCN hết hạn, tổ chức có nhu cầu tiếp
tục hoạt động VLNCN phải làm đơn đề nghị đến Sở Công
Thương thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, cấp
lại Giấy phép.
Đối
với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN nhưng không thay đổi về
địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động, hồ sơ gồm: báo cáo hoạt động sử dụng
VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu
quy định tại Khoản 1, Điều 14 của quy định này nếu có sự thay đổi.
Thời
hạn hiệu lực của Giấy phép cấp lại không dài hơn thời hạn đã cấp mới lần đầu,
phí thẩm định cấp phép bằng một nửa phí thẩm định cấp phép mới Giấy phép.
2.
Trường hợp tổ chức hoạt động VLNCN có thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm,
quy mô hoặc điều kiện hoạt động, Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét, cấp
điều chỉnh Giấy phép sử dụng VLNCN. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh
thực hiện như thủ tục đề nghị cấp mới Giấy phép theo quy định tại Điều 14 của
Quy định này.
3.
Tổ chức bị thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN trong các trường hợp sau đây:
a)
Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp phép;
b)
Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định của Giấy
phép sử dụng VLNCN;
c)
Vi phạm quy định trong Giấy phép sử dụng VLNCN mà không khắc phục trong thời
hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d)
Cho thuê, mượn Giấy phép sử dụng VLNCN; tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép sử dụng
VLNCN;
đ)
Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009
của Chính phủ về VLNCN và quy định của tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
hiện hành trong hoạt động VLNCN;
e)
Chấm dứt hoạt động VLNCN;
g)
Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
Sở
Công Thương có trách nhiệm kiểm tra trình UBND tỉnh thu hồi Giấy phép sử dụng
VLNCN đã cấp. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN có trách nhiệm gửi Giấy
phép sử dụng VLNCN và toàn bộ bản sao Giấy phép sử dụng VLNCN hiện có đến Sở
Công Thương trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Điều 16. Đăng ký sử dụng VLNCN
1.
Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy
phép sử dụng VLNCN mà có nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai phải thực
hiện đăng ký tại Sở Công Thương chậm nhất 03 (ba) ngày trước khi thực hiện hoạt
động VLNCN. Hồ sơ đăng ký gồm:
a)
Bản sao Giấy phép sử dụng VLNCN.
b)
Danh sách Chỉ huy nổ mìn và người trực tiếp liên quan đến VLNCN.
c)
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn, thời gian, thời điểm tiến hành.
2. Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Gia
Lai, đã được cấp Giấy phép sử dụng VLNCN tại một địa điểm mà có nhu cầu
sử dụng VLNCN tại địa điểm khác địa điểm đã ghi trong Giấy phép phải thực hiện
đăng ký tại Sở Công Thương chậm nhất 03 (ba) ngày trước khi thực hiện hoạt động
VLNCN. Hồ sơ đăng ký gồm:
a)
Bản sao Giấy phép sử dụng VLNCN.
b) Danh sách Chỉ huy nổ mìn và người trực tiếp liên quan
(nếu có sự thay đổi)
c)
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn, thời gian, thời điểm tiến hành.
3.
Trường hợp một tổ chức cung ứng dịch vụ nổ mìn đã đăng ký lần đầu, đối với các
địa điểm sử dụng VLNCN tiếp theo trên địa bàn tỉnh, hồ sơ đăng ký chỉ gồm hợp
đồng dịch vụ, thiết kế hoặc phương án nổ mìn;
4.
Sở Công Thương phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc đảm bảo
các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, các
điều kiện an ninh, an toàn khác và cấp Giấy đăng ký cho tổ chức sử dụng VLNCN
trước khi nổ mìn;
5.
Tổ chức đề nghị đăng ký sử dụng VLNCN phải nộp một khoản lệ phí theo quy định
của Bộ Tài chính.
Điều 17. Quy định về hiệu lệnh nổ mìn
1. Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu ở địa điểm đã được
phép, đơn vị nổ mìn phải thông báo cho UBND xã, phường; công an xã, phường và cho
mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng
giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa
điểm, thời gian nổ mìn lần đầu, hàng ngày, giới hạn của vùng nguy hiểm; về các
tín hiệu, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn.
2. Trong một khu vực có nhiều đơn vị cùng sử dụng VLNCN
thì các quy định, hiệu lệnh nổ mìn phải được quy ước giống nhau.
3. Tín hiệu báo hiệu nổ mìn được thực hiện bằng còi,
hoặc bằng phát mìn tín hiệu; âm thanh của còi báo hiệu hoặc phát mìn tín hiệu
phải đảm bảo cho mọi người trong bán kính nguy hiểm nghe rõ.
4. Tổ chức được phép sử dụng VLNCN không được tự ý thay
đổi quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.
Điều
18. Quy định trong thi công khoan, nổ mìn:
1. Trong
quá trình thi công khoan nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải tuân thủ các thông
số kỹ thuật của phương án nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt hoặc chấp thuận.
Trường
hợp muốn điều chỉnh các thông số kỹ thuật của phương án hoặc thiết kế nổ mìn,
phải có văn bản đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.
2. Trong
quá trình sử dụng VLNCN như nạp thuốc, đấu nối hệ thống, canh gác, khởi nổ, xử
lý sự cố,... phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
và phòng chống cháy nổ.
3. Nghiêm
cấm tổ chức sử dụng VLNCN lưu giữ VLNCN dư thừa tại mỏ hoặc công trường qua đêm
sau khi đã kết thúc nổ mìn.
Điều 19. Quy định về sử dụng VLNCN trên địa bàn các phường của
thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa; thị trấn các huyện và xã Ia
Der, huyện Ia Grai ( khu vực giáp ranh thành phố Pleiku) .
1.
Phương pháp khởi nổ: Bằng kíp điện vi sai nhiều số hoặc kíp nổ phi điện để phá
đá nguyên khối.
2.
Công tác phá đá quá cỡ được sử dụng bằng búa đập, không sử dụng phương pháp nổ
mìn để phá đá quá cỡ.
3.
Thời gian nổ mìn hàng ngày : Buổi chiều từ 16h30' đến 18h00'
Điều 20. Quy định về nổ mìn tại các khu vực còn lại của các huyện,
thị xã, thành phố.
1.
Phương pháp khởi nổ: Bằng kíp điện, kíp điện vi sai nhiều số hoặc kíp nổ phi
điện để phá đá nguyên khối.
2.
Công tác phá đá quá cỡ được sử dụng bằng búa đập hoặc nổ mìn; trường hợp sử
dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ phải sử dụng kíp điện tức thời hoặc
kíp điện vi sai nhiều số, lượng thuốc nổ tối đa cho 1 lỗ khoan không quá 0,2
kg, khối lượng thuốc nổ tối đa cho 1 bãi mìn không quá 10 kg.
3.
Thời gian nổ mìn hàng ngày : Buổi trưa : từ 11h00' đến 12h30'
Buổi
chiều: từ 16h30' đến 18h00'.
Sở
Công Thương có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh để quyết định thời gian nổ
mìn trong ngày (1 buổi hoặc 2 buổi) đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 21. Quy định về thời gian không được phép nổ mìn
1.
Tết âm lịch: Trước tết 03 ngày, trong tết và sau tết 03 ngày.
2.
Những ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan: Trước ngày nghỉ lễ 01 ngày, trong ngày
nghỉ lễ và sau ngày nghỉ lễ 01 ngày.
3. Những trường hợp khác theo thông báo của Sở Công
Thương hoặc Công an tỉnh bằng văn bản.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, THỬ HUỶ VÀ GIÁM SÁT
CÁC ẢNH HƯỞNG NỔ MÌN
Điều 22. Kiểm tra và thử VLNCN
1. Khi nhập VLNCN vào kho dự trữ bảo
quản, phải định kỳ tiến hành kiểm tra và thử nổ nhằm xác định chất lượng của
VLNCN. Ở các kho tiêu thụ chỉ cần định kỳ xem xét bên ngoài và kiểm tra điện
trở của kíp điện.
VLNCN nhập trực tiếp từ nhà máy sản
xuất mà có đủ chứng chỉ chất lượng, bao bì còn nguyên và đang trong thời hạn
bảo hành thì không cần phải thử.
Việc thử VLNCN phải do thợ mìn, nhân
viên thí nghiệm thực hiện dưới sự chỉ huy của trưởng kho. Việc kiểm tra và thử
phải theo đúng quy định ở phụ
lục L của Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.
2. VLNCN đã quá thời hạn bảo hành mà
chưa được kiểm tra, thử nổ đánh giá lại chất lượng thì không được đưa sử dụng.
VLNCN nhập về kho tiêu thụ trong tình trạng bao bì không tốt thì phải xem xét
bên ngoài và thử sự truyền nổ của chất nổ.
3. Việc thử định kỳ VLNCN tiến hành
theo thời hạn sau.
a) Thuốc nổ có chứa nitro este lỏng
và chất nổ an toàn: vào cuối thời hạn bảo hành và 3 tháng 1 lần sau thời gian
bảo hành;
b) Các loại thuốc nổ khác: vào cuối
thời hạn bảo hành và 6 tháng một lần sau thời hạn bảo hành;
c) Các phương tiện nổ: vào cuối thời
hạn bảo hành;
d) Tất cả các loại VLNCN không phụ
thuộc vào thời hạn bảo hành, nếu khi xem xét bên ngoài thấy có nghi ngờ về chất
lượng (khô cứng, chảy nước, rách bao gói) hoặc khi nổ mìn cho kết quả không đặt
yêu cầu (mìn câm, nổ không hoàn toàn) thì
phải thử.
Điều 23. Hủy vật liệu nổ công nghiệp
1. VLNCN sau khi kiểm tra và thử nếu xác định đã mất
phẩm chất mà không có khả năng hoặc điều kiện
tái chế thì phải tiến hành hủy. Đơn vị tổ chức huỷ phải có giấy phép sản xuất,
sử dụng VLNCN theo quy định
Người chỉ đạo và người tham gia trực
tiếp việc hủy VLNCN phải được huấn luyện về phương pháp hủy và biện pháp an
toàn, bảo vệ môi trường khi hủy. Việc huỷ VLNCN phải theo hướng dẫn của nhà sản
xuất (nếu có). Trường hợp không rõ về loại VLNCN cần huỷ hoặc không nắm được
phương pháp huỷ, đơn vị tổ chức huỷ VLNCN phải liên hệ với nhà cung ứng VLNCN
để được hướng dẫn hoặc hỗ trợ dịch vụ huỷ VLNCN.
2. Trình tự, thủ tục và các bước
tiến hành huỷ VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 16 QCVN 02:2008/BCT.
Điều 24. Quy định về
giám sát các ảnh hưởng do nổ mìn
1. Khi nổ mìn ở những địa điểm gần
khu dân cư, công trình văn hoá lịch sử, công trình quan trọng quốc gia và các
công trình khác không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN, tổ
chức sử dụng VLNCN phải thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng của chấn động và
sóng không khí đối với con người, công trình trong các trường hợp sau:
a) Có khiếu nại của chủ công trình
về các ảnh hưởng của chấn động và sóng không khí;
b) Hệ số tỷ lệ khoảng cách DS
không đạt yêu cầu quy định tại QCVN 02:2008/BCT.
c) Nổ thí nghiệm để lập hoặc hiệu
chỉnh hộ chiếu, thiết kế nổ mìn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý
nhà nước về VLNCN.
2. Người thực hiện giám sát phải
được tổ chức đủ điều kiện huấn luyện, cấp chứng chỉ đã qua đào tạo về phương
pháp đo, đánh giá kết quả ảnh hưởng nổ mìn và sử dụng thành thạo thiết bị,
phương tiện đo.
3. Phương pháp đo, đánh giá kết quả
trong hoạt động giám sát thực hiện theo TCVN 7197:2002 Rung động và chấn động
cơ học - Rung động đối với các công trình xây dựng - Hướng dẫn đo rung động và
đánh giá ảnh hưởng của chúng đến các công trình xây dựng, TCVN 5964 :1995 Âm học - Mô tả và đo tiếng ồn môi trường - Các
đại lượng và phương pháp đo chính.
4. Việc giám sát có thể thực hiện gián đoạn theo từng vụ
nổ hoặc liên tục trong một thời hạn theo yêu cầu giám sát.
5. Địa điểm, phương pháp đo, tính toán đánh giá mức độ ảnh
hưởng phải thể hiện trong hộ chiếu hoặc thiết kế nổ mìn.
Chương
V
TRÁCH
NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ CHÍNH QUYẾN ĐỊA PHƯƠNG VỀ VLNCN
Điều
25. Trách nhiệm của Sở Công Thương.
1. Sở
Công Thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn.
2. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện:
a) Xây
dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về hoạt động VLNCN tại
các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng
khu, cụm; xây dựng quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn, các đầu mối bảo quản,
tuyến đường vận chuyển VLNCN, định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN;
b)
Chủ trì cùng với các phòng chức năng của Công an tỉnh, Sở, ban, ngành có liên
quan thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp
luật trong hoạt động VLNCN trên địa bàn.
3.
Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, điều
chỉnh, thu hồi Giấy phép đối với hoạt động sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh cho
các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh theo quy định.
4.
Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có giấy phép sử dụng
VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ
trì kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng do nổ mìn của các tổ
chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
6. Tham
gia ý kiến về hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa VLNCN của các tổ chức
hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
7. Tổ
chức bồi dưỡng, tập huấn cho Chỉ huy nổ mìn và các đối tượng liên quan trực
tiếp đến sử dụng VLNCN; kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN
cho các đối tượng tham gia tập huấn của tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền
cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Xử lý
các vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý.
9. Lập
báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý, kinh doanh
và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công thương trước
ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với
báo cáo năm.
Điều 26. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1.
Tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; Giấy phép vận chuyển VLNCN cho các
tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.
Chủ trì kiểm tra về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, công tác
phòng cháy và chữa cháy của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
3.
Thẩm duyệt công tác phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế xây dựng kho
VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
4.
Định kỳ hàng năm phối hợp với Sở Công Thương hoặc chủ trì theo chương trình của
ngành kiểm tra tình hình phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại các tổ chức
có hoạt động VLNCN trên địa bàn.
5.
Xử lý các vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo đúng quy định.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
1.
Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với các tổ
chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2.
Tham gia thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của các tổ chức có
hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công Thương chủ trì.
3.
Xử lý các vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý.
Điều 28. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1.
Chỉ đạo các ngành chức năng ở địa phương và UBND cấp xã, phường, thị trấn theo
dõi, giám sát hoạt động VLNCN trên địa bàn quản lý.
2.
Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đối với hoạt động
VLNCN trên địa bàn.
3.
Thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều
29. Xử lý vi phạm
1.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này và các quy định khác của pháp
luật liên quan về hoạt động VLNCN, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5
năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý VLNCN hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.
Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ
chức, cá nhân hoạt động VLNCN; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động
VLNCN hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương
VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
30. Trách nhiệm thực hiện
Thủ
trưởng các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các
xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương mình tổ
chức thực hiện Quy định này.
Giao
cho Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức
phổ biến, triển khai thực hiện quy định này và những quy định hiện hành của
pháp luật liên quan đến hoạt động VLNCN.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, Ban, Ngành liên quan, các tổ
chức hoạt động VLNCN phản ánh bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo
cáo trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
PHỤ LỤC 1:
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤP PHÉP SỬ DỤNG VLNCN
(Kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của
UBND tỉnh Gia Lai)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Kính
gửi:
|
-
UBND tỉnh Gia Lai;
- Sở
Công Thương Gia Lai.
|
Tên doanh
nghiệp:
................................................................................……
………………………………………………………………………………
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ....................................................
Do……………………...............................cấp
ngày....................................
Nơi đặt trụ sở chính:
....................................................................................
Đăng ký kinh doanh số do .... cấp ngày tháng năm 20
Ngành nghề hoạt động có sử dụng VLNCN:
...............................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Họ và tên người đại
diện:….........................................................................
Ngày tháng năm sinh: ................................... Nam (Nữ).............................
Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp):
.................................................
Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):
...............................................................
Đề nghị
................................................……xem xét và cấp Giấy phép sử
dụng VLNCN cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23
tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về VLNCN và Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11
tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh
cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
|
……… ngày……tháng……năm…
Người làm đơn
(Ký
tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
:
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN
(Kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của
UBND tỉnh Gia Lai)
I. Căn cứ lập dự án.
- Trích dẫn các Quy định pháp luật, tiêu
chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác…làm căn cứ để lập phương án;
- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ
hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;
- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác;
thiết bị, nhân công;
- Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu
có).
II. Đặc điểm khu vực nổ mìn.
- Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ, giới hạn toạ
độ kèm theo bản đồ địa hình;
- Mô tả về đặc điểm dân cư, công trình, nhà
không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN trong phạm vi bán kính 1000m
kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);
- Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn (các đặc
tình cơ lý sn sk, f) hoặc
điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn…);
- Hướng, trình tự khai thác, thay đổi về điều
kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể có đến công
tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.
III. Tính toán, lựa chọn các
thông số khoan nổ mìn.
- Lựa chọn đường kính lỗ khoan, chiều cao
tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn - chiều dài một bước đào lò);
- Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;
- Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính toán;
- Lựa chọn phương pháp nổ mìn;
- Lựa chọn VLNCN;
- Xác định các thông số khoảng cách lỗ, góc
nghiêng lỗ khoan;
- Xác định lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan
tương ứng với chiều sâu lỗ khoan đảm bảo điều kiện an toàn về bua;
- Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ
khoan;
- Tính toán về an toàn (chấn động, sóng không
khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);
- Lựa chọn khoảng cách an toàn cho người,
thiết bị;
- Dự kiến số lượng VLNCN sử dụng hàng tháng.
IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn
khi nổ mìn.
- Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển
VLNCN;
- Biện pháp an toàn khi nạp mìn;
- Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng
(nếu có);
- Quy định về tín hiệu cảnh báo an toàn và
giờ giấc nổ mìn;
- Quy định về gác mìn;
- Biện pháp kiểm tra sau khi nổ và xử lý mìn
câm;
- Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý,
ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp …;
- Các hướng dẫn khác (nếu có).
V. Tổ chức thực hiện.
- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các
bước;
- Quy định về trách nhiệm của từng cá nhân,
từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;
- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự
kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép
về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);
- Các quy định về kỷ luật nội bộ khi có vi
phạm;
- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ
sung;
- Tên người lập phương án, người duyệt; cơ
quan duyệt (nếu có);
Ghi chú: Phương
án nổ mìn các dạng đặc biêt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ trong giếng
khoan…được lập với các phần như trên nhưng thay đổi về nội dung cho phù hợp).