Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 81/NQ-HĐND 2017 thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững Hòa Bình 2017 2025

Số hiệu: 81/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 08/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 117/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, với nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát: Phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực, phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi; tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân 6 - 7%/năm.

b) Ổn định tổng đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng và giá trị vật nuôi.

- Đến năm 2020: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, đàn bò 80 nghìn con, lợn 700 nghìn con, gia cầm 7 triệu con, dê 40 nghìn con;

- Đến năm 2025: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, bò 115 nghìn con, lợn 750 nghìn con, gia cầm 9 triệu con, dê 60 nghìn con.

c) Tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ; đảm bo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn.

3. Đối tượng, phạm vi

a) Tổ chức và cá nhân

- Các hộ nông dân có điều kiện và nguyện vọng phát triển chăn nuôi.

- Chủ trang trại, chủ cơ sở giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã đầu tư phát triển chăn nuôi; sản xuất thức ăn chăn nuôi; chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

b) Đối tượng vật nuôi: Lợn, trâu, bò, dê và gia cầm.

c) Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

4. Kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí thực hiện đề án là 215.357 triệu đồng. (Hai trăm mười lăm tỷ, ba trăm năm mươi by triệu đồng). Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 137.640 triệu đồng;

- Nguồn vốn địa phương: 77.717 triệu đồng.

b) Kinh phí giai đoạn 2018 - 2020: Tổng kinh phí thực hiện đề án là 176.641 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn trung ương: 137.640 triệu đồng;

- Nguồn vn địa phương: 39.001 triệu đồng.

c) Kinh phí giai đoạn 2021 - 2025: 38.716 triệu đồng, sử dụng 100% nguồn vốn địa phương.

(Chi tiết có Đề án kèm theo Nghị quyết).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định ca pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Thường trực T
nh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh (CT, các PCT);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam t
nh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh;
- Trung tâm tin học và công báo VP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VT, CTHĐND (06).

CHỦ TỊCH




Trần Đăng Ninh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết s81/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Kết luận số 26-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

2. Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

3. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

4. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

5. Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

6. Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020;

7. Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và Phát triển bền vững”;

8. Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

9. Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

10. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

11. Thông tư số 205/2015/TT-BTC quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

12. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi

Tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020; xác định rõ mục tiêu phát triển đối với từng loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; định hướng cho các địa phương khai thác được tiềm năng, thế mạnh để nâng cao hiệu qu trong chăn nuôi. Đến nay, cơ bản các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi đúng quy hoạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội chung và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh gắn với phát triển nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

2. Số lượng, cơ cấu và giống gia súc

2.1. Số lượng và giống trâu, bò

a) Đối với chăn nuôi trâu:

- Về số lượng: Năm 2011 tng đàn trâu trên địa bàn tỉnh đạt 110.435 con; năm 2015 giảm xuống còn 105.956 con (tỷ lệ giảm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 0,8%/năm); năm 2016 có 109.843 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.380 tấn1.

- Về giống trâu: Chủ yếu là giống trâu Gié, chiếm 80% tổng đàn; giống trâu Ngố chiếm 20% tổng đàn.

b) Đối với chăn nuôi bò:

- Bò thịt: Năm 2011 tổng đàn bò đạt 66.800 con; năm 2015 giảm xuống còn 57.283 con (tỷ lệ giảm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 2,8%/năm); năm 2016 có 63.179 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.652 tấn. Giống bò chủ yếu là bò vàng Thanh Hóa có tầm vóc nhỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng đàn; bò lai Sind và lai Zebu chiếm tỷ lệ 40% so với tổng đàn.

- Bò sữa: Năm 2011 có 162 con, sản lượng sữa tươi đạt 263 tấn; năm 2015 số lượng bò sữa tăng lên 248 con, sản lượng sữa tươi đạt 429 tấn (tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 10,6%/năm; sản lượng sữa tăng bình quân 12,6% /năm ). Giống chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF).

2.2. Số lượng và giống lợn

a) Về số lượng:

- Năm 2011 sản xuất được 504.347con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 25.236 tấn; năm 2015 đạt 576.250 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 30.224 tấn (tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 3%/năm, sản lượng tăng bình quân 4%/năm); năm 2016 đạt 629.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 32.080 tấn (tăng so với năm 2015 là 6,6%). Tng đàn lợn bản địa có khoảng 33.037 con chiếm khoảng 8,5% đàn lợn nuôi.

- Năm 2011 có 9 trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn hậu bị; từ năm 2015 đến năm 2016 đã có 34 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô khép kín quy mô từ 300 - 3.000 con (cung cấp khoảng 322.500 con lợn giống và 51.100 con lợn hậu bị/năm).

b) Về giống:

- Lợn ngoại và lợn lai: Landratce, Ducroc, Pi-Du, Yorshire...

- Lợn nội: Móng cái và lợn bản địa (lợn Mán) chủ yếu ở huyện Đà Bắc và một số xã cùng cao trên địa bàn tỉnh.

2.3. Số lượng và giống gia cầm

a) Về số lượng:

- Năm 2011 tổng đàn gia cầm 3.656.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3.981 tấn; năm 2015 tăng lên 5.200.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5.486 tấn (tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 8%/năm); đến năm 2016 sản xuất đạt 5.700.000 con, tốc độ tăng so với năm 2015 là 9%/năm.

- Số lượng trang trại gà chăn nuôi công nghiệp: Năm 2011 có 30 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm với tổng số 144.500 con/lứa, sản xuất được 720.000 con gà thương phẩm/năm; có 5 trang trại chăn nuôi gà giống và đẻ trứng thương phẩm với tổng số 96.000 con, sản xuất đạt trên 2,5 triệu con gà giống/năm và khoảng 5,7 triệu quả trứng/năm. Đến năm 2016 đã có 45 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm với tổng số 561.000 con/lứa, sản xuất đạt 2.805.000 con/năm; có 14 trang trại chăn nuôi gà giống, đẻ trứng và hậu bị với tổng số 356.000 con, sản xuất trên 7 triệu con gà giống/năm, đạt khoảng 16 triệu quả trứng.

- Chăn nuôi vịt: Năm 2016 có 416.000 con vịt, chủ yếu là chăn thả theo thời vụ và có 02 trang trại chăn nuôi vịt đẻ trứng.

b) Về giống gia cầm:

- Trong nông hộ và gia trại: Gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn, gà H'Mông, gà Ri, Ri lai Lương Phượng, gà Mía lai; Vịt Bầu Ben, Super, Vịt Khaki Campbell; Ngan Dé, Trâu, Sen và Ngan Pháp.

Trong trang trại: Gà thịt thương phẩm (Isa, AA, 707, Cob 500, Ross 308). Gà hướng trứng và sản xuất giống (Isa Brow, Isa-Color, Lương Phượng, Tam hoàng và Ai cập).

2.4. Số lượng và giống dê

a) Về số lượng: Tổng đàn dê, cừu năm 2011 có 29.271 con; năm 2015 đạt 31.339 con (tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 2,9%/ năm); năm 2016 đạt 33.500 con, tăng so với năm 2015 là 6,9%. Hiện tại có 14 gia trại chăn nuôi dê quy mô từ 60 - 200 con.

b) Về giống: Chủ yếu là dê cchiếm khoảng 70% tổng đàn, còn lại là dê lai.

3. Thức ăn chăn nuôi

3.1. Thức ăn công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh có 04 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng công suất khoảng 655 nghìn tấn/năm và 225 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

3.2. Thức ăn chăn nuôi truyền thống (nông hộ): Chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

4. Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

4.1. Giết mổ, chế biến: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một cơ sở giết mổ lợn tại thành phố Hòa Bình với công suất từ 150-200 lợn/ngày đêm; 487 hộ hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm (phần lớn giết mổ tại nhà và tiêu thụ thịt tại các chợ và các tụ điểm trong toàn tỉnh); có một số cơ sở làm giò, chả, nem chua..., chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn.

4.2. Tiêu thụ sản phẩm: Sn phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một phần xuất bán đi các tỉnh khác (lợn, gia cầm, bò, trứng) thông qua các hộ tư thương chuyên kinh doanh buôn bán; các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chủ yếu theo đường tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc.

5. Tình hình dịch bệnh

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số loại dịch bệnh như: Lở mồm long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm với số lượng gia súc, gia cầm mắc bệnh chết tương đối ln gây thiệt hại kinh tế.

6. Hình thức chăn nuôi

6.1. Chăn nuôi nông hộ: Trâu, bò chiếm tỷ lệ 97,7%; gia cầm chiếm tỷ lệ 95,2%; lợn chiếm tỷ lệ 88,7%; dê chiếm tỷ lệ 97,3%.

6.2. Chăn nuôi gia trại: Trâu, bò chiếm tỷ lệ 2,1%; gia cầm chiếm tỷ lệ 3,8%; lợn chiếm tlệ 8,4%; dê chiếm tỷ lệ 2,5%.

6.3. Chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp: Trâu, bò chiếm tỷ lệ 0,2%; gia cầm chiếm tỷ lệ 1%; lợn chiếm tỷ lệ 2,9%; dê chiếm tỷ lệ 0,2%.

7. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

Trong chăn nuôi tập trung công nghiệp các doanh nghiệp, trang trại đã đầu tư hệ thống quy trình sản xuất khép kín từ khâu chuồng trại, sản xuất thức ăn, chủ động nguồn con giống đến bao tiêu sản phẩm đầu ra tạo thành chuỗi; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, công nghệ chăn nuôi, công tác quản lý, quy trình chăn nuôi, phòng bệnh được thực hiện tốt. Chăn nuôi nông hộ bước đầu đã có sử dụng thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc.

8. Về môi trường trong chăn nuôi

Tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, hằng năm có hàng triệu tấn chất thải từ đàn gia súc, gia cầm thải ra, nhưng chỉ khoảng 10-15% (chủ yếu ở những cơ sở chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ có quy mô đàn từ vài chục con trở lên) được xử lý; số chất thải còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước...

9. Tổ chức quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y

Hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y gồm có:

9.1. Cấp tỉnh: Có 24 người, trong đó: 21 người hưởng lương ngân sách, 03 người tự trang trải thuộc 4 phòng chuyên môn và Trạm Chn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật.

9.2. Cấp huyện: Có 76 người, trong đó: 44 người hưởng lương ngân sách, 36 người tự trang trải thuộc 11 Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố.

9.3. Cấp xã: Có 202 nhân viên thú y (hưởng phụ cấp 1,0).

II. HẠN CHẾ

1. Chưa quy hoạch được vùng giống gia súc, gia cầm. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý ging trong chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lai tạo và cải tạo đàn vật nuôi (đặc biệt là trâu, bò).

2. Chưa có quy hoạch đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn gia súc; diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp. Chưa có nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp.

3. Tổ chức sản xuất trong chăn nuôi còn yếu (phương thức chăn nuôi chủ yếu còn nhỏ lẻ, phân tán); các gia trại chăn nuôi tập trung công nghiệp còn tự phát (đặc biệt đối với chăn nuôi lợn), tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào thị trường tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc. Liên kết sản xuất chăn nuôi còn lỏng lẻo, chưa xây dựng được các chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức chăn nuôi còn yếu; thợp tác, hợp tác xã chăn nuôi ít hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả; chưa hình thành được phương thức sản xuất chăn nuôi hàng hóa. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi chưa nhiều.

4. Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật của một bộ phận người chăn nuôi chưa cao (nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa). Dịch bệnh xảy ra phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi.

5. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn chậm, chất lượng sản phẩm chăn nuôi còn thấp, chưa có sản phẩm chăn nuôi hàng hóa và sản xuất theo chuỗi.

6. Nhận thức chung về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao; xử lý chất thải trong chăn nuôi còn hạn chế. Tại vùng cao, vùng sâu vẫn còn tập quán chăn nuôi dưới gầm sàn mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

7. Slượng công chức, viên chức tham gia quản lý về lĩnh vực chăn nuôi chưa đảm bảo so với nhiệm vụ được giao. Hệ thống nhân viên thú y điều chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nên việc phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật còn nhiều bất cập.

8. Một số chính sách phát triển chăn nuôi đã được ban hành nhưng thiếu nguồn lực nên chưa đi vào cuộc sống. Cơ chế chính sách về đất đai để phát triển chăn nuôi còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân khách quan

1.1. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa có quy hoạch cụ thể diện tích dành cho chăn nuôi.

1.2. Tác động trực tiếp nhất là giá vật tư đầu vào cho chăn nuôi, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất, giá liên tục tăng, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường; giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định.

1.3. Tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra, một số dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát.

2. Nguyên nhân chủ quan

2.1. Một số cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành (đất, vốn vay...) còn bất cập, khó áp dụng và vận dụng ở địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả. Các chính sách phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện.

2.2. Hệ thống tổ chức quản lý về chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh còn mỏng. Việc quản lý hệ thống nhân viên thú y xã không thống nhất nên công tác phòng chống dịch bệnh động vật chưa đạt hiệu qu.

2.3. Chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

2.4. Nhận thức của người chăn nuôi về công tác cải tạo và lai tạo giống còn hạn chế, tập quán chăn thả tự do (thả rông) trâu bò trên rừng hiện nay vẫn chưa được xóa bỏ. Do vậy dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết, không kiểm soát được chất lượng con giống.

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát

Phát huy lợi thế của địa phương để chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực, phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quchăn nuôi; tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thtrường, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân 6 - 7%/năm.

2.2. n định tổng đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng và giá trị vật nuôi:

a) Đến năm 2020: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, đàn bò 80 nghìn con, ln 700 nghìn con, gia cầm 7 triệu con, dê 40 nghìn con;

b) Đến năm 2025: Tổng đàn trâu 110 nghìn con, bò 115 nghìn con, lợn 750 nghìn con, gia cầm 9 triệu con, dê 60 nghìn con.

2.3. Tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ; đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn.

3. Đối tượng, phạm vi

3.1. Tổ chức và cá nhân

a) Các hộ nông dân có điều kiện và nguyện vọng phát triển chăn nuôi.

b) Chủ trang trại, chủ cơ sở giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

c) Doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã đầu tư - phát triển chăn nuôi; sản xuất thức ăn chăn nuôi; chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

3.2. Đối tượng vật nuôi: Lợn, trâu, bò, dê và gia cầm.

3.3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng có lợi thế của từng địa phương gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

1.2. Từng bước chuyển đi bền vững về phương thức sản xuất chăn nuôi, theo hướng tập trung, hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt có sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và phát triển bền vững.

1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giống vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và sử dụng con ging có năng suất, chất lượng cao để cho lai cải tạo đàn giống địa phương.

1.4. Ưu đãi thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi; quy hoạch bố trí đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn cho đại gia súc.

1.5. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y.

1.6. Phát triển chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi; đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ chăn nuôi - thú y từ tỉnh đến cơ sở.

1.8. Kêu gọi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sgiết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng tập trung hiện đại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

1.9. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo được các chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương.

1.10. Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh của Trung ương trên địa bàn tỉnh.

1.11. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về đề án; tuyên truyền áp dng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ liên xã, huyện, tỉnh trong vùng.

2. Các giải pháp

2.1. Rà soát, bổ sung quy hoạch

Tổ chức rà soát lại các quy hoạch trong nông nghiệp, xác định quy mô sản xuất và định hướng trong chăn nuôi, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi hàng hóa cho một số doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm giai đoạn 2017-2025, định hướng 2030 theo hướng hàng hóa, hiệu quả cao và bn vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên cơ sở phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng trong tỉnh nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân và tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu, cụ thể:

a) Vùng chăn nuôi lợn

- Đối với chăn nuôi lợn bản địa: Tăng số lượng đàn lợn bản địa tập trung tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại thành phố Hòa Bình, sau đó mở rộng sang một số xã vùng cao của huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và xây dựng thương hiệu có chỉ dẫn địa lý.

- Đối với chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp: Tập trung phát triển vùng chăn nuôi theo quy hoạch nằm trên trục đường Hồ Chí Minh: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy. Đối với các địa phương có điều kiện chăn nuôi tại huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc tập trung đầu tư Khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi làm tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi bền vững.

b) Vùng chăn nuôi gia cầm

- Gà thả vườn (đồi): Tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn; sau đó mở rộng sang các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Mai Châu. Đồng thời triển khai các dự án, đề tài bảo tồn nguồn gen một số giống gia cầm địa phương như gà Lạc Thủy, Lạc Sơn, gà H’Mông và vịt Bầu bến...

- Gà công nghiệp: Tăng quy mô đàn trong các trang trại, gia trại tại các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu.

c) Vùng chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao: Tập trung ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về đồng cỏ, phụ phm nông, công nghiệp như huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, thành phố Hòa Bình, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi. Sau năm 2020 thì tùy theo điều kiện từng địa phương mà có thể mở rộng huyện Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bc, Yên Thủy, Kỳ Sơn.

c) Chăn nuôi dê: Tập trung phát triển chăn nuôi dê sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện có địa hình lợi thế như Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy; Mai Châu, Đà Bắc...

2.2. Về phương thức sản xuất

a) Chăn nuôi gia trại và nông hộ: tập trung phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng.

b) Chăn nuôi trang trại công nghiệp: Ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín từ khâu con giống, thức ăn, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn, khu công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.

c) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển nhanh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các gia trại và từ gia trại thành các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao. Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại và chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và đảm bo an toàn thực phẩm.

2.3. ng dụng khoa học, công nghệ trong công tác giống vật nuôi

a) Giống trâu: Sử dụng một số giống trâu tốt đã được chọn lọc, bình tuyn để cải tạo nâng cao tầm vóc giống trâu địa phương bằng phương pháp phối giống trực tiếp, xây dựng các vùng giống trâu tốt trong sản xuất tại các địa phương.

b) Giống bò: Sử dụng các giống bò có năng suất, chất lượng cao để thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp. Tăng cường công tác TTNT thông qua việc đào tạo tập huấn.

c) Giống lợn:

- Lợn bn địa: Lưu giữ và nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý giống lợn bản địa, phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa có giá trị kinh tế cao là định hướng quan trọng cho chăn nuôi nông hộ cho cả hiện tại và tương lai.

- Lợn công nghiệp: sử dụng công thức lai: lợn nái 1/2 máu ngoại và sử dụng 1 trong các loại đực giống Yorshire, Landrace, Duroc, Pidu để tạo ra lợn thịt có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

d) Giống gia cầm:

- Lưu giữ, nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý giống gà Lạc Thủy, Lạc Sơn, gà H'Mong, vịt Bầu Bến...để làm nguyên liệu di truyền ban đầu cho công tác lai tạo nhằm nhân giống lai đưa vào sản xuất để phát huy lợi thế ưu thế lai từ giống thuần bản địa.

- Nhập các loại giống gia cầm có năng suất cao nuôi công nghiệp từ nước ngoài và các Công ty sản xuất giống có uy tín trong nước.

đ) Giống dê: Sử dụng giống dê Bách thảo cho lai với đàn dê cái địa phương để nâng cao năng suất chất lượng và thích nghi với điều kiện tự nhiên sẵn có.

2.4. Về thức ăn chăn nuôi

a) Ưu đãi thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi tại vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, để hạ giá thành sản xuất thức ăn, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ phát triển.

b) Quy hoạch và bố trí diện tích đất sản xuất cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn chăn nuôi từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

c) Hướng dẫn sử dụng các công thức dùng để phối trộn thức ăn cho từng đối tượng vật nuôi qua các giai đoạn sinh trưởng và quy trình bảo quản nguyên liệu chế biến thức ăn. Đối với nông hộ cần tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có ở đa phương để làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đối với chăn nuôi trang tri, gia tri khuyến khích thực hiện các hợp đồng cung ứng thức ăn chăn nuôi.

2.5. Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm

a) Xây dựng và triển khai kế hoạch các biện pháp phòng chống dịch bnh cho đàn vật nuôi hàng năm. Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin phòng các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cm. Tăng cường công tác kiểm soát dịch từ gốc thông qua kim dịch vận chuyn, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh tng hợp.

b) Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người; kim dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; tăng cường quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng trong thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả.

c) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp và xây dựng một số vùng an toàn dịch bệnh trong nhân dân với quy mô cấp xã, liên xã và tiến tới vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện.

2.6. Về môi trường

a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi; quy trình qun lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến và an toàn dịch bệnh cho các vùng sản xuất.

b) Chăn nuôi trang trại, gia trại và chăn nuôi quy mô vừa áp dụng xử lý bằng BIOGAS, ủ Compart quy mô lớn cần kết hợp với phương pháp ủ sinh học và chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

c) Hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí xây dựng ban đầu, để người chăn nuôi xây dựng, cải tạo chuồng trại; xây dựng các công trình hệ thống xử lý môi trường phù hợp.

d) Xây dựng một số cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh trong nhân dân với quy mô cấp xã, liên xã và tiến tới vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.7. Quản lý về chăn nuôi, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực

a) Qun lý về chăn nuôi - Quản lý về giống vật nuôi:

+ Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống, cung cấp giống đóng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng giống có tiềm năng, năng suất và chất lượng cao hiện có ở trong nước; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trang trại nhập khẩu nguồn giống có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất; có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ngay từ đầu vào;

+ Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống. Chỉ đạo công bố các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật về giống vật nuôi hàng năm.

- Quản lý về thức ăn chăn nuôi:

+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người chăn nuôi;

+ Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn, nguyên liu dùng cho thức ăn hn hợp; định kỳ, đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý hệ thống đại lý, phân phối thức ăn đúng quy định của pháp luật.

+ Định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng, chất cấm sử dụng. Xử lý nghiêm vi phạm nếu phát hiện sử dụng chất cấm dùng trong chăn nuôi theo quy định của Pháp luật.

- Quản lý về môi trường:

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật;

+ Tuyên truyền, phổ biến nội dung thực thi pháp luật về bo vmôi trường cho chủ cơ sở sản xuất, trang trại và hộ chăn nuôi.

b) Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực

- Duy trì và bổ sung nguồn lực cho hệ thống chăn nuôi và thú y từ tỉnh đến cơ sở đđảm bảo trong công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

- Đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho hệ thống cán bộ chăn nuôi - thú y từ tỉnh đến cơ sở.

- Đào tạo kỹ năng quản lý trang trại cho các chủ trang trại theo đối tượng vật nuôi. Hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi.

2.8. Giết mổ, chế biến

a) Thực hiện theo hình thức tập trung giết mổ, áp dụng đối với từng vùng, từng địa phương để quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm.

b) Giết mổ theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp để phục vụ cho những vùng chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi trang trại công nghiệp.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp tạo chuỗi khép kín từ đầu tư sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và hộ, trang trại chăn nuôi; trọng tâm là chế biến các sản phẩm: sữa, bò, gà, lợn.

2.9. Liên kết sản xuất chăn nuôi, thị trường tiêu thụ

a) Đánh giá giữa nguồn cung và cầu đối với sản phẩm chăn nuôi để dự báo thị trường tiêu thụ; hướng dẫn các địa phương xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi phải gắn với thị trường tiêu thụ.

b) Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công cùng có li giữa các chủ trang trại với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi gắn với kinh doanh giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đối với hình thức chăn nuôi liên kết; duy trì thị trường tiêu thụ truyền thống (nội tiêu); xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm với siêu thị, các thành phố lớn.

d) Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trước hết ở các đô thị, siêu thị trong và ngoài tỉnh, giảm bớt áp lực các khâu trung gian trong quá trình lưu thông các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

đ) Củng cố phát triển và thành lập các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất chăn nuôi, đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương gồm lợn bản địa Đà Bắc, gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn và dê núi Hòa Bình. Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào: giống, thức ăn, nước uống, thuốc thú y, kiểm soát đầu ra của sản phẩm trước khi đưa vào chế biến, tiêu thụ.

2.10. Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi

a) Thực hiện đồng bộ các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành. Kịp thời đề xuất, bổ sung, sửa đổi các chính sách đã ban hành; đề xuất ban hành các chính sách mới để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, như: Chính sách hỗ trợ bo tồn và phát triển các loại giống vật nuôi bản địa; sử dụng các loại giống có năng suất chất lượng cao để cải tạo, lai tạo; xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sn phẩm, đất đai, tín dụng, phòng chống dịch bệnh, cải tạo giống, hỗ trợ doanh nghiệp...

b) Lng ghép các chương trình dự án như: Chương trình gim nghèo bền vững; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Quỹ hỗ trợ nông dân; Dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các ging lợn bản địa và phát triển chăn nuôi bền vững đbảo vệ đa dạng sinh hc" các chương trình dự án khác trên địa bàn tỉnh...để có đủ nguồn lực thực hiện đề án.

c) Về tín dụng: Xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi được khoanh nợ, giãn nợ, được vay mới với lãi suất ưu đãi.

d) Về đất đai: Chuyển đổi đất nông nghiệp, chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp có hiệu quả thấp cho phát triển chăn nuôi (xây dựng trang trại, trồng cây thức ăn chăn nuôi).

2.11. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

a) Tuyên truyền thường xuyên trên Đài Phát thanh và truyền hình, Báo, về đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Tuyên truyền áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thông tin thị trường Phát triển nhiều kênh thông tin thtrường, liên kết tiêu thụ liên xã, huyện, tỉnh trong vùng.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ sản xuất chăn nuôi như giá vật tư đầu vào, giá sản phẩm đầu ra đối với thị trường trong nước, xuất khẩu, dbáo dịch bệnh, hệ thống mạng cung cấp thông tin.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí giai đoạn 2018 - 2025

Tổng kinh phí thực hiện đề án là: 215.357 triệu đồng.

(Hai trăm mười lăm t, ba trăm năm mươi bảy triệu đồng).Trong đó:

1.1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 137.640 triệu đồng;

1.2. Nguồn vốn địa phương: 77.717 triệu đồng.

2. Kinh phí giai đoạn 2018 - 2020

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 176.641 triệu đồng. Trong đó:

2.1. Nguồn vốn trung ương là 137.640 triệu đồng, cụ thể:

a) Hỗ trợ mua giống vật nuôi: 62.230 triệu đồng;

b) Xử lý môi trường trong chăn nuôi: 50.000 triệu đồng;

c) Hỗ trợ đào tạo và mua trang thiết bị vật tư phục vụ thụ tinh nhân tạo (Bình chứa Nitơ lỏng cho dẫn tinh viên): 2.200 triệu đồng;

d) Hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với lợn, trâu, bò: 23.210 triệu đồng.

2.2. Nguồn vốn địa phương: 39.001 triệu đồng, cụ thể:

a) Nguồn ngân sách tỉnh: 10.641 triệu đồng (kinh phí mua 50% vắc xin Lở mồm long móng cho 6 huyện nằm trong vùng đệm, kinh phí mua thuốc sát trùng);

b) Nguồn vốn đối ứng dự án: 2.359 triệu đồng (kinh phí đối ứng dự án Jica- Satreps);

c) Nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp: 5.690 triệu đồng (kinh phí mua vắc xin dịch tả lợn và vắc xin đậu dê, kinh phí mua thuốc sát trùng, kinh phí cho qun lý nhà nước về chăn nuôi và thú y);

d) Nguồn ngân sách huyện: 5.441 triệu đồng (kinh phí mua 50% vc xin Lở mồm long móng cho 6 huyện nằm trong vùng đệm);

đ) Nguồn của các chương trình, dự án, các doanh nghiệp, hợp tác xã: 13.700 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ mua dê ging, kinh phí xây dựng thương hiệu gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, xây dựng thương hiệu dê núi đá);

e) Nguồn vốn xã hội hóa: 1.170 triệu đồng (kinh phí mua vắc xin dịch tả lợn và vắc xin đậu dê).

2.3. Phân kỳ và các nguồn vn đầu tư, hỗ trợ thực hiện đề án, cụ thể:

TT

Nguồn vốn

Giai đoạn 2018-2020

Phân theo năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Tng cộng

176.641

61.478

59.575

55.588

1

Nguồn vốn trung ương

137.640

44.397

46.643

46.600

1.1

Hỗ trợ mua giống vật nuôi

62.230

16.618

22.848

22.764

1.2

Xử lý môi trường trong chăn nuôi

50.000

24.847

12.570

12.583

1.3

Hỗ trợ đào tạo và mua trang thiết bị vật tư phục vụ thụ tinh nhân tạo

2.200

1.034

583

583

1.4

Hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với lợn, trâu, bò

23.210

1.898

10.642

10.670

2

Nguồn vốn địa phương

39.001

17.081

12.932

8.988

2.1

Nguồn ngân sách tỉnh

10.641

4.414

4.414

1.813

2.2

Nguồn vốn đối ứng dự án Jica-Satreps

2.359

1.233

584

542

2.3

Nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp

5.690

1.030

1.030

3.630

2.4

Nguồn ngân sách huyện

5.441

1.814

1.814

1.813

2.5

Nguồn của các chương trình, dự án, các doanh nghiệp, hợp tác xã

13.700

8.200

4.700

800

2.6

Nguồn xã hội hóa

1.170

390

390

390

3. Kinh phí giai đoạn 2021 - 2025

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 38.716 triệu đồng, sử dụng 100% nguồn vốn địa phương, trong đó:

3.1. Nguồn ngân sách tỉnh: 31.136 triệu đồng (kinh phí mua vắc xin tiêm phòng Lở mm long móng cho 6 huyện nằm trong vùng đệm, kinh phí mua thuốc sát trùng).

3.2. Nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp: 5.630 triệu đồng (kinh phí mua vắc xin dịch tả lợn, vắc xin đậu dê, kinh phí cho quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y).

3.3. Nguồn của các chương trình, dự án, các doanh nghiệp, hợp tác xã: 1.950 triệu đồng (Kinh phí mua vắc xin dịch tả lợn và vắc xin đậu dê).

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế: Sau khi thực hiện Đề án đến năm 2025, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, phát triển những con vật nuôi có lợi thế của địa phương, có chỉ dẫn địa lý, tạo được thương hiệu một số sản phẩm chăn nuôi đặc trưng, nâng cao giá trsản xuất chăn nuôi, cụ thể:

1.1. Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi sau đầu tư giai đoạn 2017-2025 tính theo giá cố định đạt 19.050 tỷ đồng, giá trị sản xuất hiện hành đạt 32.239 tỷ đồng.

1.2. Tổng giá trị tăng thêm sau đầu tư tính theo giá cố định giai đoạn 2017-2025 đạt 1.260 tỷ đồng; giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành đạt 2.132 tỷ đồng.

2. Về xã hội: Thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, sử dụng lao động nông thôn, tận dụng các loại phụ phẩm trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Hình thành du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực và khai thác thế mạnh theo vùng tiểu khí hậu, đa dạng hóa sinh kế cho người dân góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

3. Về môi trường: Giảm thiểu tác động bất lợi gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn chất đốt./.

 



1 Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tnh Hòa Bình năm 2016 (s 53/BC-BCĐ ngày 07/6/2017 của Ban chỉ đạo): tổng đàn trâu 119.601 con, tng đàn bò 81.359 con, lợn 485.165 con, gia cầm 6.254.038 con.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 81/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.964

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!