HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
22/2024/NQ-HĐND
|
Trà Vinh, ngày 09
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
03/2021/NQ-HĐND NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA X - KỲ HỌP 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Xét Tờ trình số 5914/TTr-UBND ngày 18 tháng 11
năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/202l/NQ-HĐND
ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh; báo cáo thẩm tra
của Ban kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19
tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như
sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural
Practices): Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
2. VietGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry
Practice): Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam.
3. GMP (Good Manufacturing Practice): Thực hành sản
xuất tốt.
4. SSOP (Standard Sanitation operating Procedure):
Quy phạm vệ sinh chuẩn hay Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.
5. HACCP (Hazard Analysis and Critical Control
Points): Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn.
6. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao
gồm: VietGAP, VietGAHP, các tiêu chuẩn GAP khác, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ,
tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), tiêu chuẩn GACP được áp dụng
và công nhận tại Việt Nam (sau đây gọi chung là VietGAP).
7. Thiết bị VMS (Vessel Monitoring Systems): Thiết
bị giám sát hành trình.
8. Chương trình OCOP (One Commune One Product):
Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
9. Nhà lưới (nhà lưới kín và nhà lưới hở): Là loại
nhà lưới có cửa ra - vào ngăn được côn trùng gây hại cho cây trồng.
10. Vật liệu làm nhà lưới: Theo định mức kinh tế -
kỹ thuật áp dụng cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
11. Nuôi tôm nước lợ thâm canh mật độ cao: Nuôi tôm
nước lợ thâm canh mật độ cao (nuôi tôm thâm canh mật độ cao) là nuôi trong ao đất
lót bạt hoặc trong hệ thống bể hoàn chỉnh, tuần hoàn hay không tuần hoàn nước,
thả giống sinh sản nhân tạo với mật độ cao từ 40 con/m2 trở lên,
năng suất 10 tấn/1,0 ha/vụ trở lên đối với tôm sú và mật độ từ 120 con/m2
trở lên, năng suất đạt 30 tấn/1,0 ha/vụ trở lên đối với tôm thẻ chân trắng, đòi
hỏi kỹ thuật cao, có khả năng kiểm soát môi trường và cho ăn tự động bằng thức
ăn viên chất lượng cao và ứng dụng công nghệ mới vào nuôi tôm, đảm bảo an toàn
thực phẩm đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày
14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
12. Cải tạo vườn cây ăn quả hoặc vườn cây dừa
hoặc vườn cây dược liệu thông thường, vườn cây dược liệu quý: Là diện tích vườn
cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn cây dược liệu thông thường, vườn cây dược liệu
quý đang có sẵn, nhưng có từ 30% đến bằng 70% diện tích phải được trồng lại. Nếu
diện tích có trên 70% phải được trồng lại thì xem như là trường hợp trồng mới.
13. Giồng tạp, vườn tạp: Gọi chung là vườn tạp.
14. Rau: Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
15. Cây ăn quả: Cam, bưởi năm roi, bưởi da
xanh, quýt đường, xoài, chuối, thanh long, măng cụt, mít, nhãn, chôm chôm.
16. Định mức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:
Theo định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho các loại cây trồng, vật nuôi trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
17. Đơn vị vật nuôi:
a) Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc,
gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi
đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.
b) Cách quy đổi từ đơn vị vật nuôi sang số con: Quy
định tại Phụ lục 5 kèm theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày
21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
18. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
Gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
19. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Gọi
tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã.
20. Cây dược liệu: Cây dược liệu thông thường
và cây dược liệu quý.
21. Cây dược liệu thông thường: Theo Phụ lục
II Danh mục các loài dược liệu tập trung phát triển ở quy mô lớn (Ban hành
kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ).
22. Cây dược liệu quý: Theo Phụ lục Danh mục
100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển (Ban
hành kèm theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Y tế); Phụ lục Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu
phải kiểm soát (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BYT ngày 30 tháng
12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
23. GACP: Gồm các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực
hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác
dược liệu tự nhiên” của Việt Nam (GACP Việt Nam) và các nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới (GACP-WHO) (sau đây gọi chung là Thực hành tốt dược liệu)”.
24. Đất trồng lúa giảm năng suất lúa
a) Đất trồng lúa do hoạt động sử dụng hoặc tạo ra
hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật
lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
b) Đất trồng lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua
hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng
dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như
sau:
“Điều 5. Chính sách hỗ trợ quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
1. Danh mục sản phẩm được hỗ trợ
a) Sản phẩm trồng trọt: Rau, nấm ăn, cây ăn quả, dừa,
lúa, đậu phộng, cây dược liệu.
b) Sản phẩm chăn nuôi: Heo, bò, dê, gà, vịt.
c) Sản phẩm thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
tôm càng xanh, cá tra, của biển, nghêu.
d) Sản phẩm tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều
này phải nằm trong danh mục được phép trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Quy mô cơ sở được hỗ trợ (tính trên một cơ sở)
a) Trồng rau, cây dược liệu có thời gian từ trồng đến
thu hoạch dưới 12 tháng:
- Tổng diện tích trồng rau, cây dược liệu từ 0,2 ha
trở lên, nếu trồng nhiều loại rau hoặc nhiều loại cây dược liệu thì diện tích mỗi
loại ít nhất từ 0,1 ha trở lên.
- Diện tích trồng rau, cây dược liệu nhà lưới từ
0,1 ha trở lên.
- Diện tích trồng rau, cây dược liệu thủy canh từ
0,05 ha trở lên.
b) Trồng nấm ăn: Sản lượng đạt từ 04 tấn/năm trở
lên.
c) Trồng cây ăn quả, cây dừa, cây dược liệu có thời
gian từ trồng đến thu hoạch từ 12 tháng trở lên và đậu phộng: Tổng diện tích từ
1,0 ha trở lên, nêu trồng nhiều loại cây ăn quả hoặc nhiều loại cây dược liệu
thì diện tích mỗi loại ít nhất 0,5 ha trở lên.
d) Trồng lúa: Diện tích từ 50 ha trở lên.
đ) Chăn nuôi: Chăn nuôi thường xuyên từ 30 đơn vị vật
nuôi trở lên.
e) Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh:
- Tổng diện tích mặt nước các ao nuôi từ 0,5 ha trở
lên.
- Tổng diện tích mặt nước các ao nuôi tôm thâm canh
mật độ cao từ 0,3 ha trở lên.
g) Nuôi cá tra: Tổng diện tích mặt nước các ao nuôi
cá tra từ 2,0 ha trở lên.
h) Nuôi cua biển:
- Tổng diện tích mặt nước các ao nuôi cua biển quảng
canh từ 1,5 ha trở lên.
- Tổng diện tích mặt nước các ao nuôi cua biển thâm
canh từ 0,5 ha trở lên.
i) Nuôi nghêu: Diện tích vùng nuôi từ 40 ha trở
lên.
k) Sơ chế sản phẩm rau, cây dược liệu: Công suất từ
150 tấn/năm trở lên đối với rau; công suất từ 100 tấn/năm trở lên đối với cây
dược liệu.
l) Sơ chế sản phẩm từ các loại quả: Công suất từ
200 tấn/năm trở lên.
m) Sơ chế sản phẩm thủy sản: Công suất từ 250 tấn/năm
trở lên.
3. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ cho cơ sở một lần tại chu kỳ sản xuất đầu
tiên áp dụng VietGAP hoặc chu kỳ tái sản xuất đối với những cơ sở đã được chứng
nhận áp dụng VietGAP nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ.
a) Hỗ trợ 100% kinh phí xác định vùng, khu vực đủ
điều kiện sản xuất theo VietGAP: Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích
mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không
quá 20.000.000 đồng/cơ sở.
b) Hỗ trợ 100% kinh phí để thuê tư vấn kỹ thuật,
đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tại cơ sở sản
xuất áp dụng VietGAP, nhưng không quá 40.000.000 đồng/cơ sở.
c) Hỗ trợ 100% kinh phí để thuê tổ chức đánh giá,
chứng nhận VietGAP lần đầu hoặc cấp lại đối với các cơ sở chưa được hỗ trợ,
nhưng không quá 100.000.000 đồng/cơ sở. Những lần tiếp theo được hỗ trợ 50%
nhưng không quá 50.000.000 đồng/cơ sở.
d) Hỗ trợ kinh phí (đào tạo, tư vấn, đánh giá, chứng
nhận) để xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, SSOP,
HACCP hoặc hệ thống khác tương đương còn hiệu lực. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp được
hỗ trợ không quá 03 hệ thống. Mức hỗ trợ:
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: Hỗ trợ 60.000.000
đồng/hệ thống.
- Đối với doanh nghiệp nhỏ: Hỗ trợ 80.000.000 đồng/hệ
thống.
- Đối với doanh nghiệp vừa: Hỗ trợ 100.000.000 đồng/hệ
thống.
- Đối với hợp tác xã: Hỗ trợ 80.000.000 đồng/hệ thống.
đ) Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy móc và trang thiết bị,...
để xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP hoặc
hệ thống khác tương dương còn hiệu lực. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá
300.000.000 đồng/cơ sở.
e) Sản phẩm trồng trọt, cây dược liệu
- Hỗ trợ kinh phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tính theo giá thời điểm sản xuất. Mức hỗ trợ: 50% năm đầu tiên và 30% năm thứ
hai đối với cây ăn quả, cây dừa và cây dược liệu có thời gian từ trồng đến thu
hoạch từ 12 tháng trở lên.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật tính theo giá thời điểm sản xuất cho một vụ trồng mới (cho một chu kỳ sản
xuất) đối với sản phẩm trồng trọt khác và cây dược liệu có thời gian từ trồng đến
thu hoạch dưới 12 tháng.
- Trường hợp sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà
kính theo phương pháp ngập khô xen kẽ và sử dụng phân bón thông minh, hỗ trợ
50% kinh phí mua phân bón thông minh nhưng không quá 5.000.000 đồng/1,0 ha.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới, xây dựng hệ thống
thủy canh đáp ứng theo yêu cầu VietGAP theo điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy định
này.
- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo quy định
tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 98/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019
của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy bơm tự động và thiết
bị cảm biến. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng/cơ sở.
g) Sản phẩm chăn nuôi
Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng hoặc cải tạo kho chứa
nguyên liệu và thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi, mua máy móc và trang thiết
bị phục vụ chăn nuôi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, dụng cụ
chứa thức ăn, nước uống. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200.000.000 đồng/cơ sở
nuôi heo, bò; không quá 100.000.000 đồng/cơ sở nuôi dê; không quá 50.000.000 đồng/cơ
sở nuôi gà, vịt hoặc nuôi chung heo, bò, dê, gà, vịt.
h) Sản phẩm thủy sản
- Hỗ trợ 30% kinh phí cải tạo ao nuôi, mua máy móc
và trang thiết bị phục vụ nuôi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải,
nhà vệ sinh tự hoại (sử dụng cho người). Tổng kinh phí hỗ trợ không quá
200.000.000 đồng/cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá tra;
không quá 120.000.000 đồng/cơ sở nuôi của biển, nuôi nghêu.
- Hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hệ thống quan trắc cảnh
báo môi trường trong ao nuôi, 30% kinh phí đầu tư hệ thống điều khiển máy cho
ăn tự động đối với nuôi tôm thâm canh mật độ cao. Tổng kinh phí hỗ trợ không
quá 100.000.000 đồng/cơ sở.
4. Điều kiện hỗ trợ
a) Nằm trong kế hoạch sản xuất của Ủy ban nhân dân
cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
b) Sản phẩm phải đăng ký áp dụng VietGAP theo mẫu
quy định.
c) Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản
phẩm.
d) Có Giấy chứng nhận VietGAP.”.
3. Sửa đổi Điều 6 như sau:
“Điều 6. Chính sách hỗ trợ các cơ sở tham gia
Chương trình OCOP
1. Hỗ trợ sản xuất sản phẩm OCOP
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ 100% kinh phí thiết kế bao bì, nhãn mác sản
phẩm và xây dựng câu chuyện sản phẩm nhưng không quá 10.000.000 đồng/sản phẩm.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Cơ sở được cấp thẩm quyền quyết định công nhận sản
phẩm đạt sản phẩm OCOP từ 03 sao trở lên.
2. Hỗ trợ cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng
kinh doanh sản phẩm OCOP với diện tích, mức hỗ trợ theo điểm a khoản 3 Điều 7 của
Quy định này.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Có cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Có bảng hiệu ghi “Cửa hàng kinh doanh sản phẩm
OCOP”.
- Có đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo
tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh đúng quy định.
- Sau khi cửa hàng đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt
động ổn định tối thiểu 01 tháng.
- Trường hợp cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP đồng
thời kinh doanh các sản phẩm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Quy định
này và ngược lại thì chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ.
3. Hỗ trợ cơ sở có sản phẩm OCOP được nâng sao
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Sản phẩm từ 03 sao (50 - 69 điểm) được nâng lên đạt
04 sao (70 - 89 điểm) hỗ trợ 5.000.000 đồng/sản phẩm.
- Sản phẩm từ 03 sao (50-69 điểm) hoặc 04 sao (70 -
89 điểm) được nâng lên đạt 05 sao (90 - 100 điểm) hỗ trợ 10.000.000 đồng/sản phẩm.
- Trường hợp sản phẩm đạt dưới 03 sao (50 - 69 điểm)
được nâng lên đạt 05 sao (90 - 100 điểm) hoặc đạt 05 sao (90 - 100 điểm) ngay từ
lần xét duyệt đầu tiên thì được hỗ trợ 20.000.000 đồng/sản phẩm.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Cơ sở được cấp thẩm quyền quyết định công nhận sản
phẩm đạt sản phẩm OCOP.
- Sản phẩm chỉ được hỗ trợ cho một lần nâng sao.
4. Hỗ trợ mua máy móc và trang thiết bị, dây chuyền
sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt OCOP
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ kinh phí mua máy móc và trang thiết bị, dây
chuyền sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt OCOP. Mức hỗ trợ
theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 của Quy định này.
b) Điều kiện hỗ trợ
Cơ sở được cấp thẩm quyền quyết định công nhận sản
phẩm đạt sản phẩm OCOP từ 03 sao trở lên.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như
sau:
“Điều 7. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ
rau an toàn, thực hành tốt dược liệu
1. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn, thực hành tốt dược
liệu có thời gian từ trồng đến thu hoạch dưới 12 tháng
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ một lần 30% kinh phí mua máy móc và trang
thiết bị sản xuất, đường ống nhựa phục vụ cho việc tưới tiêu; xây dựng nhà sơ
chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn, thực hành tốt dược liệu để phù hợp với yêu
cầu kỹ thuật sản xuất an toàn, thực hành tốt dược liệu. Tổng kinh phí hỗ trợ
không quá 300.000.000 đồng/cơ sở.
- Hỗ trợ một lần kinh phí thuê kiểm soát chất lượng
và dán tem: 17.000.000 đồng/1,0 ha. Nếu diện tích trồng rau, trồng cây dược liệu
cao hơn hoặc thấp hơn 1,0 ha thì hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng. Tổng mức hỗ trợ tối
đa không quá 50.000.000 đồng/cơ sở.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
- Quy mô theo quy định tại điểm a và điểm k khoản 2
Điều 5 của Quy định này.
- Có dự án đầu tư phát triển rau an toàn, thực hành
tốt dược liệu và cam kết tiến độ triển khai dự án được Ủy ban nhân dân cấp xã
xác nhận trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản
phẩm.
- Đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm hoặc
có Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo
Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 tháng 2018 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không
thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giấy chứng nhận
dược liệu đạt GACP theo Thông tư số 19/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các
nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên.
2. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn, trong nhà lưới, rau
thủy canh
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ một lần kinh phí đầu tư, xây dựng nhà lưới
hở và hệ thống tưới phục vụ sản xuất rau an toàn 50.000 đồng/m2,
nhưng không quá 50.000.000 đồng/cơ sở.
- Hỗ trợ một lần kinh phí đầu tư, xây dựng nhà lưới
kín và hệ thống tưới phục vụ sản xuất rau an toàn 100.000 đồng/m2,
nhưng không quá 100.000.000 đồng/cơ sở.
- Hỗ trợ một lần 30% kinh phí đầu tư, xây dựng hệ
thống trồng rau thủy canh phục vụ sản xuất rau an toàn, nhưng không quá
75.000.000 đồng/cơ sở.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
Để được hỗ trợ các cơ sở sản xuất rau an toàn trong
nhà lưới, rau thủy canh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Quy mô theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của
Quy định này.
- Các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản
4 Điều 5 của Quy định này.
- Có dự án đầu tư sản xuất rau an toàn trong nhà lưới,
rau thủy canh và cam kết tiến độ triển khai dự án được Ủy ban nhân dân cấp xã
xác nhận trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của
Chính phủ hoặc có Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 tháng 2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Hỗ trợ cửa hàng kinh doanh rau an toàn
a) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa
hàng kinh doanh rau an toàn với diện tích tối thiểu 20m2/cửa hàng. Mức
hỗ trợ: 50.000.000 đồng/cửa hàng.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
Để được hỗ trợ các cơ sở phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau:
- Có cửa hàng kinh doanh rau an toàn.
- Có bảng hiệu ghi “Cửa hàng kinh doanh sản phẩm an
toàn”.
- Có đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo
tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh đúng quy định.
- Sau khi cửa hàng đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt
động ổn định tối thiểu 01 tháng.
4. Trường hợp cửa hàng kinh doanh sản phẩm trồng trọt
sản xuất theo quy trình VietGAP thì định mức và điều kiện hỗ trợ áp dụng theo
khoản 3 Điều này cho sản phẩm trồng trọt sản xuất theo quy trình VietGAP.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như
sau:
“Điều 8. Chính sách hỗ trợ vườn cây ăn quả, vườn
cây dừa, vườn cây dược liệu, vườn tạp, đất trồng mía
1. Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả,
vườn cây dừa, vườn cây dược liệu
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần trồng mới vườn cây ăn quả, vườn cây
dừa, vườn cây dược liệu quý 20.000.000 đồng/1,0 ha năm đầu và 10.000.000 đồng/1,0
ha năm thứ hai. Trường hợp cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn cây dược
liệu quý thì định mức hỗ trợ được tính bằng 70% mức hỗ trợ trồng mới.
Trường hợp trồng mới hoặc cải tạo vườn cây dược liệu
thông thường thì định mức hỗ trợ được tính bằng 70% mức hỗ trợ vườn cây dược liệu
quý.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
Để được hỗ trợ các cơ sở thực hiện trồng mới hoặc cải
tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn cây dược liệu phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau:
- Trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây
dừa, vườn cây dược liệu phải theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy
định này.
- Quy mô diện tích trồng mới hoặc cải tạo từ 01 ha
trở lên, liền thửa hoặc không liền thừa (có thể nhiều khu vực với nhau trong
cùng một ấp, khóm hoặc liên ấp, khóm trong cùng một xã trong phạm vi 50 ha) và
theo điểm a khoản 4 của Điều 5 của Quy định này.
- Có dự án đầu tư trồng mới hoặc cải tạo vườn cây
ăn quả, vườn cây dừa, vườn cây dược liệu và cam kết tiến độ triển khai dự án được
Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Trường hợp trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả,
vườn cây dừa, vườn cây dược liệu trên đất trồng lúa thì phải phù hợp với Kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hàng năm của tỉnh.
- Vườn cây dược liệu có thời gian từ trồng đến thu
hoạch từ 12 tháng trở lên.
2. Hỗ trợ chuyển đổi vườn tạp, đất trồng mía
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Chuyển đổi từ vườn tạp, đất trồng mía sang các loại
cây trồng, trồng cây dược liệu, vật nuôi, nuôi thủy sản, được hỗ trợ một lần
(tính theo diện tích vườn tạp, diện tích trồng mía được chuyển đổi), như sau:
- Chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi,
nuôi thủy sản theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này:
+ Vườn tạp: Sang cây trồng, vật nuôi: 4.000.000 đồng/1,0
ha; sang nuôi thủy sản: 6.000.000 đồng/1,0 ha.
+ Đất trồng mía: Sang cây trồng, vật nuôi:
6.000.000 đồng/1,0 ha; sang nuôi thủy sản: 10.000.000 đồng/1,0 ha.
- Chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi,
nuôi thủy sản ngoài danh mục quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
+ Vườn tạp: Sang cây trồng, vật nuôi: 3.000.000 đồng/1,0
ha; sang nuôi thủy sản: 4.000.000 đồng/1,0 ha.
+ Đất trồng mía: Sang cây trồng, vật nuôi:
4.000.000 đồng/1,0 ha; sang nuôi thủy sản; 6.000.000 đồng/1,0 ha.
- Chuyển đổi sang trồng cây dược liệu:
+ Cây dược liệu thông thường: 6.000.000 đồng/1,0
ha.
+ Cây dược liệu quý: 8.000.000 đồng/1,0 ha.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
Cơ sở cần phải đáp ứng một trong những điều kiện
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 của Quy định này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như
sau:
“Điều 9. Chính sách hỗ trợ đất trồng lúa, giảm
năng suất lúa
1. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần kinh phí mua phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thức ăn, thuốc thú y cho hộ sản xuất trực tiếp chuyển đổi từ đất trồng
lúa, giảm năng suất lúa sang các loại cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp
nuôi thủy sản. Mức hỗ trợ tối đa:
a) Sản xuất bắp, đậu phộng: 10.000.000 đồng/1,0 ha.
b) Sản xuất rau: 8.000.000 đồng/1,0 ha.
c) Trồng có làm thức ăn chăn nuôi: 20.000.000 đồng/1,0
ha.
d) Trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản: 10.000.000 đồng/1,0
ha.
đ) Cây dược liệu thông thường: 20.000.000 đồng/1,0
ha.
e) Cây dược liệu quý: 30.000.000 đồng/1,0 ha.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
Để được hỗ trợ các hộ phải đáp ứng các điều kiện
sau:
a) Sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng
theo điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm a khoản 4 Điều 5 của Quy định này.
b) Phải có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng
bảo tiêu sản phẩm được Ủy ban nhân dân xã xác nhận, ngoại trừ trồng cỏ làm thức
ăn chăn nuôi.
c) Đất trồng lúa được đánh giá tính chất lý, hóa học;
xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa (do cơ quan chức
năng thực hiện) theo định kỳ 05 năm/lần theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định số
112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất
trồng lúa. Kết quả đánh giá xác nhận đất bị ô nhiễm hoặc thoái hóa theo khoản
2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của
Chính phủ.
d) Diện tích trồng có để được hỗ trợ tối thiểu từ 0,5
ha trở lên.
đ) Cùng một thửa đất chỉ được hỗ trợ một lần chuyển
đổi.
e) Trường hợp chuyển sang trồng cây ăn quả, cây dừa,
cây dược liệu áp dụng theo khoản 1 Điều 8 của Quy định này.”.
7. Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều
11 như sau:
“a) Nội dung và mức hỗ trợ
Gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm phải
tiêu hủy do dịch bệnh (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do các
lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy)
được hỗ trợ chi phí theo mức khoán (chi phí này bao gồm: Vật tư, chất đốt, hóa
chất, khử trùng, tiêu độc), như sau:
- Trâu, bò: 200.000 đồng/con.
- Heo thịt: 50.000 đồng/con.
- Heo hậu bị, heo nái, đực giống: 100.000 đồng/con.
- Gia cầm: 3.000 đồng/con.
- Sản phẩm gia súc, gia cầm: 3.000 đồng/kg.
Sản phẩm gia súc, gia cầm theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 3 của Luật Thú y.
Điều 2. Bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 của Quy định chính sách hỗ
trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 ban hành
kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh
“Điều 12a. Chính sách hỗ trợ các loại cây trồng
khác
1. Quy mô cơ sở được hỗ trợ (tính trên một cơ sở)
a) Cây trồng có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch
dưới 12 tháng áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Quy định
chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 -
2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của
Hội đồng nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết
này.
b) Cây trồng có thời gian từ trồng đến thu hoạch từ
12 tháng trở lên áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Quy định
chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 -
2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của
Hội đồng nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết
này.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ 70% mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm
b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 5 của Quy định chính sách hỗ
trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 ban hành
kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều này và điểm a khoản 1 Điều
7 của Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19
tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4
Điều 1 của Nghị quyết này.
3. Điều kiện hỗ trợ
a) Đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Quy
định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm
2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều này; điểm
b khoản 1 Điều 7 của Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND
ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết này.
b) Các loại cây trồng khác hỗ trợ quy định tại khoản
1 Điều 12a được bổ sung tại Điều này là các loại cây trồng theo kế hoạch phát
triển của cấp huyện.”.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và triển khai tổ
chức thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân,
các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát
việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà
Vinh khóa X - kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực
từ ngày 19 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- Các Bộ; TP, TC, KH và ĐT, CT, NN và PTNT;
- Vụ Pháp chế các Bộ: TC, KH và ĐT, CT, NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- TT. TU, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ngành: TP, KH và ĐT, TC, NN và PTNT, CT, KBNN, Cục Thuế, Cục Thống
kê tỉnh;
- TT.HĐND, UBND cấp huyện;
- Đài PT và TH, Báo Trà Vinh;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Trà Vinh;
- Văn phòng: Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Kim Ngọc Thái
|